Xác định liều chiếu trong của P-32 cho nhân viên bức xạ bằng phân tích nước tiểu và đo nhấp nháy lỏng

Mẫu nước tiểu của đối tượng bị nhiễm xạ P-32 được thu góp, xử lý hóa học rồi đo hoạt độ beta trên hệ nhấp nháy lỏng ALOKA-LSC-6100. Sau đó, dùng chương trình chuyên dụng MONDAl 3.0 sẽ tính được liều hiệu dụng. Kết quả nghiên cứu được áp dụng xác định liều cho nhân viên bức xạ ở Viện Nghiên cứu hạt nhân. Ngoài ra phương pháp này cũng được so sánh với phương pháp đo bằng ống đếm GM và kết quả cho thấy nó cho độ nhạy và độ chính xác cao hơn khi đối tượng bị nhiễm xạ P-32 ở mức hoạt độ thấp.

Xác định liều chiếu trong của P-32 cho nhân viên bức xạ bằng phân tích nước tiểu và đo nhấp nháy lỏng trang 1

Trang 1

Xác định liều chiếu trong của P-32 cho nhân viên bức xạ bằng phân tích nước tiểu và đo nhấp nháy lỏng trang 2

Trang 2

Xác định liều chiếu trong của P-32 cho nhân viên bức xạ bằng phân tích nước tiểu và đo nhấp nháy lỏng trang 3

Trang 3

Xác định liều chiếu trong của P-32 cho nhân viên bức xạ bằng phân tích nước tiểu và đo nhấp nháy lỏng trang 4

Trang 4

Xác định liều chiếu trong của P-32 cho nhân viên bức xạ bằng phân tích nước tiểu và đo nhấp nháy lỏng trang 5

Trang 5

Xác định liều chiếu trong của P-32 cho nhân viên bức xạ bằng phân tích nước tiểu và đo nhấp nháy lỏng trang 6

Trang 6

Xác định liều chiếu trong của P-32 cho nhân viên bức xạ bằng phân tích nước tiểu và đo nhấp nháy lỏng trang 7

Trang 7

Xác định liều chiếu trong của P-32 cho nhân viên bức xạ bằng phân tích nước tiểu và đo nhấp nháy lỏng trang 8

Trang 8

Xác định liều chiếu trong của P-32 cho nhân viên bức xạ bằng phân tích nước tiểu và đo nhấp nháy lỏng trang 9

Trang 9

pdf 9 trang Trúc Khang 11/01/2024 5360
Bạn đang xem tài liệu "Xác định liều chiếu trong của P-32 cho nhân viên bức xạ bằng phân tích nước tiểu và đo nhấp nháy lỏng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xác định liều chiếu trong của P-32 cho nhân viên bức xạ bằng phân tích nước tiểu và đo nhấp nháy lỏng

Xác định liều chiếu trong của P-32 cho nhân viên bức xạ bằng phân tích nước tiểu và đo nhấp nháy lỏng
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP HCM Số 30 năm 2011 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
XÁC ĐỊNH LIỀU CHIẾU TRONG CỦA P-32 
CHO NHÂN VIÊN BỨC XẠ BẰNG PHÂN TÍCH NƯỚC TIỂU 
VÀ ĐO NHẤP NHÁY LỎNG 
NGUYỄN VĂN HÙNG*, PHẠM HÙNG THÁI**
TÓM TẮT 
Mẫu nước tiểu của đối tượng bị nhiễm xạ P-32 được thu góp, xử lý hóa học rồi đo 
hoạt độ beta trên hệ nhấp nháy lỏng ALOKA-LSC-6100. Sau đó, dùng chương trình 
chuyên dụng MONDAl 3.0 sẽ tính được liều hiệu dụng. Kết quả nghiên cứu được áp dụng 
xác định liều cho nhân viên bức xạ ở Viện Nghiên cứu hạt nhân. Ngoài ra phương pháp 
này cũng được so sánh với phương pháp đo bằng ống đếm GM và kết quả cho thấy nó cho 
độ nhạy và độ chính xác cao hơn khi đối tượng bị nhiễm xạ P-32 ở mức hoạt độ thấp. 
Từ khóa: xác định liều chiếu trong, đo nhấp nháy lỏng, liều hiệu dụng (liều toàn thân). 
ABSTRACT 
Determining internal dosimetry of P-32 for radiation workers by analysis 
of the human urine and liquid scintillation counting 
Urine samples from the subjects internally contaminated with P-32 are collected, 
chemically processed, and measured beta activity by the liquid scintillation counting 
system of ALOKA-LSC-6100. Then, effective doses are calculated by using the specialized 
software of MONDAL3.0. The results are applied in dosimetry for the radiation workers in 
the Nuclear Research Institute. Besides, this method is also compared with that of using 
GM counter, and the result is shown it gives sensitivity and accuracy better in the case of 
subjects contaminated at low activity level. 
Keywords: internal radiation dosimetry, liquid scintillation counting, effective dose 
(dose for whole-body). 
1. Mở đầu 
Định liều chiếu trong đối với các đồng vị phóng xạ phát beta bằng phương pháp 
đo nhấp nháy lỏng đã được nghiên cứu và áp dụng phổ biến tại nhiều phòng thí nghiệm 
trên thế giới [4, 5]. Tại Việt Nam, phương pháp này tuy còn khá mới mẻ nhưng đã 
được áp dụng ở một số cơ sở nghiên cứu trong lĩnh vực môi trường, thủy văn đồng vị 
do có một số tính chất ưu việt của phương pháp này như độ nhạy xác định tốt, độ chính 
xác của phương pháp cao Vì vậy, nếu sử dụng phương pháp này để xác định P-32 
trong nước tiểu người phục vụ cho việc xác định liều chiếu trong sẽ có ý nghĩa thiết 
thực hơn vì mở rộng được khả năng xác định liều chiếu trong ở mức hoạt độ thấp [3, 
* TS, Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt 
** ThS, Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt 
68 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Văn Hùng và tgk 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
8]. Xác định liều chiếu trong đối với P-32 cho nhân viên bức xạ dựa trên phép phân 
tích nước tiểu người và đo trên hệ nhấp nháy lỏng được nghiên cứu áp dụng lần đầu 
tiên tại Viện Nghiên cứu hạt nhân (Đà Lạt). 
Để loại trừ những ảnh hưởng bởi I-131 hay những đống vị phóng xạ khác hiện 
diện trong nước tiểu dẫn đến sai số khi xác định P-32, vì vậy cần thiết phải tách P-32 ra 
khỏi các đồng vị gây nhiễu như I-131 (ở Viện, trong các đợt Lò phản ứng hạt nhân hoạt 
động thì thường sản xuất đồng thời P-32 và I-131 để cung cấp cho các bệnh viện trong 
nước). Bên cạnh đó, việc tách và làm giàu P-32 trong nước tiểu còn góp phần làm tăng 
độ nhạy và độ chính xác của phương pháp đối với P-32. Phương pháp này có tính đến 
tách hóa học và làm giàu đồng vị cho kết quả tốt hơn (mẫu nước tiểu được trộn trong 
dung dịch chất nhấp nháy nên làm tăng hiệu suất phát quang khi tín hiệu tới detector 
nhấp nháy. Do đó hiệu suất ghi cao, đạt đến 98%) so với phương pháp sử dụng hệ đo 
hoạt độ beta tổng cộng dùng ống đếm GM đang áp dụng tại Viện (phương pháp này 
cũng phải tách hóa học P-32 trong mẫu nước tiểu, sau đó đo hoạt độ trên hệ đo beta 
tổng cộng dùng ống đếm chứa khí GM nhưng hiệu suất ghi nhỏ, chỉ đạt 20%). Hơn 
nữa, nhân phóng xạ P-32 được làm giàu lên 10 lần, tức là khả năng phát hiện P-32 tốt 
hơn 10 lần so với lúc chưa tách hóa học. 
2. Thực nghiệm 
2.1. Thu góp và chuẩn bị mẫu nước tiểu 
Mẫu nước tiểu của các đối tượng không bị nhiễm xạ trong (P-32, I-131, ... hay 
các đồng vị phóng xạ khác từ quá trình sản xuất chất phóng xạ hay xạ trị bằng đồng vị 
phóng xạ, ...) được thu góp vào các bình nhựa sạch loại 0,5 lít. Sau đó cho thêm vào 5 
ml Focmandehit (Formol) để bảo quản tránh bị bốc mùi hôi sau một thời gian lưu mẫu. 
Đo kiểm tra trên hệ phổ kế gamma phông thấp để xác định hiện trạng “phóng xạ” của 
mẫu. Sau đó mẫu được cho thêm một lượng đồng vị phóng xạ P-32 và I-131 biết trước 
hoạt độ. Đo hoạt độ trên phổ trên phổ kế gamma phông thấp HPGe Canberra [2] để xác 
định số đếm tại đỉnh năng lượng 364,5 keV của I-131 và kết quả được trình bày trên 
hình 1. 
Hình 1. Phổ gamma của mẫu nước tiểu có chứa P-32 và I-131 
trước khi tách hóa P-32 
69
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP HCM Số 30 năm 2011 
________________________________________________________________________

File đính kèm:

  • pdfxac_dinh_lieu_chieu_trong_cua_p_32_cho_nhan_vien_buc_xa_bang.pdf