Giáo trình Hóa sinh

VAI TRÒ CỦA HOÁ SINH

Những nghiên cứu sinh học ngày nay là nghiên cứu ở mức độ phân tử, hóa sinh là

khoa học nghiên cứu sự sống ở mức độ phân tử, nên có thể nói các chuyên ngành nào

của sinh học như động vật học, thực vật học, vi khuẩn học, sinh lý học, tế bào học, mô

phôi học . đều cần phải trang bị kiến thức và kỹ thuật hoá sinh.

Trong miễn dịch học, xác định cấu trúc và chức năng của các kháng thể có bản

chất là protein nhờ vào các kỹ thuật hóa sinh.

Trong dược lý học, hóa sinh là cơ sở khoa học giúp con người hiểu sâu về cơ chế

tác dụng của thuốc ở mức độ dưới tế bào thông qua các tác dụng của thuốc (kích thích4

hay kìm hãm một hay nhiều quá trình chuyển hóa) trên cơ thể sống. Từ đó có khả năng

hiểu chính xác hơn cơ chế tác dụng của thuốc.

Qua các nghiên cứu hóa sinh nội tiết, hóa sinh thần kinh, nhiều cơ chế tác dụng

của thuốc đã được biết và làm rõ, từ đó giúp cho việc nghiên cứu các loại thuốc mới có

tác dụng hiệu quả hơn trong điều trị. Bên cạnh đó, giúp con người hiểu rỡ hơn cơ chế

tác dụng của các thuốc chống virus, ung thư, kháng chuyển hóa, kháng hormon,.

Đối với y dược học, vấn đề chủ chốt nghiên cứu bệnh nguyên, bệnh lý, chẩn đoán

và điều trị bệnh cũng đều liên quan chặt chẽ đến hoá sinh, tức liên quan đến sự thay đổi

các phân tử bệnh lý xảy ra trong cơ thể và tìm những chất hoạt tính sinh học có tác dụng

phòng chống hoặc chữa khỏi bệnh. Hóa sinh đã đóng góp phần lớn trong việc bảo về và

không ngừng nâng cao sức khỏe con người trong việc phòng chống bệnh tật. Cung cấp

kiến thức giúp con người hiểu biết sâu xa nguyên nhân bệnh tật, giúp công tác chẩn

đoán, theo dõi bệnh tật chính xác, điều chỉnh liều lượng thuốc kịp thời nhờ sử dụng tốt

công cụ hóa sinh lâm sàng.

Giáo trình Hóa sinh trang 1

Trang 1

Giáo trình Hóa sinh trang 2

Trang 2

Giáo trình Hóa sinh trang 3

Trang 3

Giáo trình Hóa sinh trang 4

Trang 4

Giáo trình Hóa sinh trang 5

Trang 5

Giáo trình Hóa sinh trang 6

Trang 6

Giáo trình Hóa sinh trang 7

Trang 7

Giáo trình Hóa sinh trang 8

Trang 8

Giáo trình Hóa sinh trang 9

Trang 9

Giáo trình Hóa sinh trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 117 trang baonam 8080
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Hóa sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Hóa sinh

Giáo trình Hóa sinh
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ 
GIÁO TRÌNH 
HÓA SINH 
(Dùng cho sinh viên Cao đẳng Dược) 
Chủ biên: ThS. Huỳnh Ngọc Trung Dung 
DS. Nguyễn Thanh Huy 
Năm 2016 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ 
GIÁO TRÌNH 
HÓA SINH 
(Dùng cho sinh viên Cao đẳng Dược) 
Chủ biên: ThS. Huỳnh Ngọc Trung Dung 
DS. Nguyễn Thanh Huy 
Năm 2016 
LỜI MỞ ĐẦU 
Hóa sinh học là khoa học nghiên cứu thành phần hóa học, cấu trúc và tính chất 
các hợp phần của tế bào, nghiên cứu quá trình trao đổi chất và năng lượng trong cơ thể 
sinh vật, hay nói khác là khoa học nghiên cứu cơ sở hóa học của sự sống. 
 Với mục tiêu cung cấp cho sinh viên kiến thức ở mức độ cơ chế phân tử của các 
quá trình sống: cấu tạo hóa học và tính chất của các sinh chất cùng các con đường 
chuyển hóa các chất này trong cơ thể sống như: cơ chế xúc tác của enzym; sự hô hấp 
mô bào; các nguồn cung cấp và dự trữ, các con đường chuyển hóa năng lượng; các giai 
đoạn trung gian trong sự thoái hóa và tổng hợp các chất glucid, lipid, protein và acid 
nucleic; sự bảo tồn và truyền đạt thông tin di truyền... 
Với các kiến thức trên sinh viên dễ dàng tiếp thu và hiểu sâu hơn các môn học 
cơ sở khác và các môn chuyên ngành có liên quan. Bên cạnh ý nghĩa thực tiễn đó, hóa 
sinh cũng giúp tạo nên ở người học một thế giới quan khoa học duy vật biện chứng. 
Vì lần đầu biên soạn, mặc dù đã rất cố gáng nhưng chắc chắn còn nhiều thiếu 
sót, kinh mong quý thầy cô, bạn đồng nghiệp đóng góp, xây dựng ý kiến để giáo trình 
được hoàn thiện hơn. 
Xin trân trọng cám ơn! 
1 
MỤC LỤC 
MỤC LỤC ........................................................................................................................ i 
Chương 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA SINH HỌC ............................................................. 1 
1. ĐỊNH NGHĨA ..................................................................................................... 1 
2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................. 1 
3. LỊCH SỬ .............................................................................................................. 2 
4. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CƠ THỂ SỐNG ...................................... 3 
5. VAI TRÒ CỦA HOÁ SINH ................................................................................ 3 
Chương 2. CÁC CHẤT XÚC TÁC SINH HỌC ............................................................. 5 
1. ĐẠI CƯƠNG ....................................................................................................... 5 
1.1. Phản ứng hóa sinh ....................................................................................... 5 
1.2. Chất xúc tác sinh học ................................................................................... 6 
2. VITAMIN ............................................................................................................ 7 
2.1. Vitamin tan trong nước................................................................................ 7 
2.2. Vitamin tan trong dầu .................................................................................. 9 
3. HORMON ......................................................................................................... 10 
3.1. Đại cương .................................................................................................. 10 
3.2. Các hormon quan trọng ............................................................................. 10 
4. ENZYM ............................................................................................................ 12 
4.1. Đại cương .................................................................................................. 12 
4.2. Cách gọi tên và phân loại enzym ............................................................... 12 
4.3. Bản chất hóa học của enzym ..................................................................... 14 
4.4. Sự phân bố enzym ..................................................................................... 15 
4.5. Liên quan enzym và một số bệnh lý .......................................................... 15 
4.6. Ứng dụng enzym trong y học .................................................................... 16 
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ ............................................................................................... 17 
Chương 3: CHUYỂN HÓA CHUNG CỦA CÁC CHẤT ............................................. 19 
1. CHUYỂN HÓA CÁC CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA TRUNG GIAN ................. 19 
1.1. Khái niệm ............................................................................................... 19 
1.2. Đặc điểm của quá trình trao đổi chất ......................................................... 19 
1.3. Ý nghĩa ...................................................................................................... 20 
2. CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG ........................................................... ... nước tiểu, cùng với H+ đào thải dưới dạng NH4+. 
- Đào thải các acid không bay hơi như acid lactic, thể cetonic, acid sulfuric (sản 
phẩm chuyển hóa của protid), acid phosphoric (sản phẩm chuyển hóa các phospholipid). 
Các acid này kết hợp với các cation mà chủ yếu là Na+. Các cation này sẽ tái hấp thu ở 
tế bào ống thận thế chỗ cho H+ đào thải ra ngoài. 
2.4. Chức năng nội tiết của thận 
2.4.1. Hệ thống Renin – angiotensin – aldosterone 
Hệ thống bên cạnh cầu thận tổng hợp bài tiết ra một emzym thủy phân protein là 
renin. Renin có phân tử lượng 40.000 Da. Renin được đổ vào tĩnh mạch thận. Trong 
máu, renin có tác dụng đặc hiệu trên protein là angiotensinogen được tổng hợp từ gan. 
Cơ chế tác dụng của renin: renin thủy phân chặt liên kết petid giữa acid amin 10 
và 11 giải phóng angiotensin I không có tác dụng sinh học. Một enzym khác trong máu 
(enzym chuyển) cắt hai acid amin ở đầu C tận của angiotensin I tạo thành angiotensin 
II có tác dụng sinh học rất mạnh. Angiotensin II có tác dụng: co mạch, tăng huyết áp, co 
cơ trơn, tăng bài tiết aldosterone của vỏ thượng thận. 
2.4.2. Sự bài tiết yếu tố tạo hồng cầu 
Lượng hemoglobin lưu thông phụ thuộc chủ yếu vào sự cung cấp oxy ở tế bào, sự 
thiếu oxy ở tổ chức kích thích tạo hồng cầu. Năm 1950, xác định được mối liên quan 
trực tiếp giữa tình trạng thiếu oxy và nồng độ một hormon mới trong huyết tương, chất 
tạo hồng cầu (erythropoietin – Ep) 
2.4.3. Prostaglandin 
Ba dạng prostaglandin được tìm thấy ở thận là PGE2, PGI2, TXA2, PGE2, PGI2 có 
tác dụng giống như angiotensin II, làm đào thải natri và lợi tiểu nhẹ. PGE2 còn có tác 
dụng lên sự tổng hợp REF thông qua hoạt hóa adenylat cyclase (AC) để tạo AMPv. 
TXA2 là yếu tố co mạch. 
2.4.4. Vitamin D 
Vitamin D3, (cholecalciferol) là tiền hormon phụ thuộc vào tia tử ngoại, được tạo 
thành ở da đến huyết tương nhờ sự vận chuyển của D3-binding protein, được oxy hóa 
thành 25-OH-D3 ở gan và 1, 25-(OH)2-D3 hay calcitriol ở thận. Calcitriol có tác dụng 
tăng cường hấp thu calci ở ruột và tái hấp thu calci ở thận. 
 104 
3. TÍNH CHẤT CHUNG CỦA NƯỚC TIỂU 
3.1. Thể tích nước tiểu 
Thể tích nước tiểu trung bình của người lớn trong 24 h là khoảng 1000 - 1400 ml, 
tương đương với thể tích từ 18 - 20 ml/kg trọng lượng cơ thể. Thể tích nước tiểu thay 
đổi theo điều kiện sinh lý và bệnh lý. 
3.2. Màu sắc nước tiểu 
Nước tiểu bình thường có màu từ vàng nhạc tới màu hổ phách tùy vào lượng nước 
tiểu bài xuất và đậm độ nước tiểu. 
3.3. Độ trong suốt 
Nước tiểu bình thường, lấy trong điều kiện đúng quy cách, thường trong suốt. Nước 
tiểu sau một thời gian ngắn để lắng sẽ tạo thành một đám mây vẩn đục lơ lửng ở giữa 
hay ở ống đựng nước tiểu tùy thuộc vào tỷ trọng của nước tiểu. Những vẩn đục trên là 
những tế bào bình thường của nội mô đường tiết niệu và các chất nhày urosomucoid. 
Nước tiểu bình thường để trong lọ để chỗ mát hay lạnh vẫn có thể có tủa lắng xuống, đó 
có thể là cặn acid uric, muối urat natri hoặc phosphate. 
3.4. Độ sánh 
Nước tiểu bình thường có độ sánh cao hơn nước một chút. Trong một số trường 
hợp bệnh lý, tính chất của nước tiểu thay đổi do sự có mặt của một số chất như mủ máu, 
protein, mucoprotein, dưỡng chất v.v sánh hơn và có nhiều bọt. 
3.5. Mùi 
Nước tiểu bình thường có mùi đặc biệt. Để ngoài không khí có mùi khai do sự biến 
đổi urê thành ammoniac. Trong một số trường hợp bệnh lý nước tiểu có mùi aceton, mùi 
hôi (sốt cao, ung thư thận, ung thư bang quang). 
3.6. Sức căng bề mặt 
Nước tiểu bình thường có sức căng bề mặt 64- 69 dynes/cm2 (thấp hơn nước nước, 
72). Một số thuốc có acol, ether, chloroform làm giảm sức căng bề mặt nước tiểu. Trong 
trường hợp bệnh lý như viêm gan tắc mật trong nước tiểu có muối mật thì thì sức căng 
bề mặt của nước tiểu giảm. 
3.7. Tỷ trọng 
Tỷ trọng nước tiểu thay đổi trong ngày. Nước tiểu 24h ở người lớn bình thường, 
chế độ ăn hỗn hợp, do điều kiện nhiệt độ 15oC, có tỷ trọng trung bình khoảng là 1,018 
± 0,22. Trong một số trường hợp bệnh lý, đái tháo đường do tụy, tỷ trọng nước tiểu có 
khi tới 1,030 – 1,040. Trong trường hợp đái nhạt tỷ trọng nước tiểu lại thấp. 
3.8. pH của nước tiểu 
Nước tiểu 24h ở người bình thường có pH hơi acid, khoảng 5-6 ttrung bình khoảng 
5,8. Độ acid của nước tiểu là do sự có mặt trong nước tiểu của những acid tự do. pH 
nước tiểu thay đổi theo chế độ ăn. Trong trường hợp bệnh lý như: viêm bể thận, viêm 
bàng quang, pH nước tiểu thường rất kiềm do phản ứng lên men ammoniac; bệnh đái 
tháo đường nặng thể cetonic niệu, pH nước tiểu acid. 
 105 
4. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA NƯỚC TIỂU 
4.1. Các chất vô cơ 
Clo: sự bài xuất clo phụ thuộc vào chế độ ăn. Trong một số bệnh lý như viêm thận, 
bệnh nhiễm trùng như viêm phổi thì clo trong nước tiểu giảm. 
Phosphat: phần lớn phosphat trong nước tiểu là phosphat mono kim loại. Phosphat 
nước tiểu có hai nguồn gốc: thức ăn và do dự thoái hóa các hợp chất có photsphat tăng 
trong một số bệnh về xương, ưu năng tuyến cận giáp và giảm trong thiểu năng tuyến cận 
giáp. 
4.2. Các chất hữu cơ 
Urê: Urê là thành phần có nhiều nhất trong nước tiểu. Sự bài xuất urê phụ thuộc 
vào chế độ ăn, tỷ lệ thuận với chế độ ăn giàu đạm. Sự bài xuất urê tăng trong các trường 
hợp sốt cao, đái tháo đường, ưu năng tuyến thượng thận, nhiễm độc v.v Sự bài xuất 
urê giảm trong viêm thận cấp, viêm thận do nhiễm độc chì, thủy ngân. 
Creatinin: bài xuất creatin trung bình ở người trưởng thành nam giới khoảng 20-
25mg/kg thân trọng, nữ giới là 15-20mg/kg thể trọng. Lượng creatinin trong nước tiểu 
tăng trong các trường hợp bệnh teo cơ kèm thoái hóa cơ, ưu năng tuyến cận giáp. 
Acid uric: Lượng acid uric bài xuất trong nước tiểu thay đổi theo chế độ ăn, tăng 
ở chế độ ăn có nhiều đạm, trường hợp bệnh lý về thận như viêm thận, bệnh lý về chuyển 
hóa nucleoprotein ở tế bào. 
Acid amin: Nước tiểu có chứa tất cả các acid amin có trong protein. Ở một số bệnh 
lý lượng acid amin cao hơn trong nước tiểu. 
Các hormon, vitamin và enzym: Trong nước tiểu còn có chứa enzym như amylase, 
các vitamin như B1, PP, C và các dạng dẫn xuất của chúng; các hormon sinh dục nam, 
sinh dục nữ, vỏ thượng thận dưới dạng dẫn xuất glucuronic liên hợp. 
5. CÁC CHẤT BẤT THƯỜNG TRONG NƯỚC TIỂU 
Các chất được gọi là bất thường là những chất chỉ xuất hiện trong nước tiểu ở các 
trường hợp bệnh lý. 
5.1. Glucid 
 Nước tiểu bình thường bao giờ cũng có chưa một lượng nhỏ các ose như glucose, 
fructose, arabinose, galactose, ribose. Ose bất thường xuất hiện trong nước tiểu là 
glucose, được gọi là glucose niệu. Glucose niệu thường gặp trong bệnh đái tháo đường 
tụy do thiếu insulin. Ở một số trường hợp bệnh lý, trong nước tiểu xuất hiện một số ose 
khác như fructose, galactose do rối loạn enzym bẩm sinh. 
5.2. Protein 
Trong nước tiểu ở người bình thường có khoảng 50 – 150mg protein/24h. Với nồng 
độ này bằng các xét nghiệm thông thường không phát hiện ra được vì vậy, người ta coi 
như không có protein trong nước tiểu. 
 106 
Lượng protein đào thải hằng ngày phụ thuộc vào tuổi, giới, tư thế đứng lâu, phụ 
thuộc vào hoạt động của cơ. Trong trường hợp lao động nặng, phụ nữ có thai lượng 
protein trong nước tiểu cũng tăng hơn bình thường là albumin. 
Bằng xét nghiệm thông thường phát hiện có protein trong nước tiểu thì đó là niệu 
bệnh lý. Protein niệu bệnh lý xuất hiện trong các trường hợp: sốt cao, đái đường, bệnh 
tim mạch (suy tim, huyết áp cao), bệnh thận. 
5.3. Các chất Ketonic 
Nước tiểu bình thường chứa khoảng vài mg acetic/1 lít và vài trăm mg acid beta 
hydroxybutyric. Các chất cetonic trong nước tiểu tăng trong các rối loạn chuyển hóa 
glucid, bệnh đái đường, đói lâu ngày, tăng chuyển hóa glucid, sau một trường hợp dùng 
thuốc gây mê. 
5.4. Sắc tố mật, muối mật 
 Trong một số trường hợp tổn thương gan và đường mật, nhất là vàng da do viêm 
gan, vàng da do tắc mật, bilirubin liên hợp có trong nước tiểu ( gọi là sắc tố mật). 
5.5. Hồng cầu và hemoglobin 
Nước tiểu có hồng cầu trong viêm thận cấp, lao thận, ung thư thận. Nước tiểu có 
hemoglobin trong trường hợp sốt rét ác tính, vàng da do tiêu huyết, bỏng nặng. 
5.6. Porphyrin 
Người bình thường bài xuất khoảng 50-200mg porphyrin/24h. Có hai loại 
porphyrin niệu: 
- Porphyrin niệu vô căn di truyền do thiếu một enzym của quá trình tổng hợp 
hem ở tủy xương và gan. 
- Rối loạn porphyrin niệu thứ phát do nhiễm độc, chất độc ức chế tổng hợp hem. 
5.7. Dưỡng chấp 
Nước tiểu có dưỡng chấp trong các trường hợp bệnh giun chỉ có tổn thương hệ 
bạch huyết tại chổ liên quan tới đường bài xuất nước tiểu. 
6. THĂM DÒ CHỨC NĂNG THẬN 
6.1. Protein niệu 
Protein niệu là một trong những xét nghiệm hàng loạt trong việc kiểm tra sức khỏe 
thường kỳ. Bằng các xét nghiệm thông thường không phát hiện được protein niệu ở 
người bình thường. 
- Protein niệu trên 150mg /24h được coi là khởi đầu bệnh lý. 
- Protein niệu vừa: khi lượng protein trong nước tiểu < 0,2g/l, thường gặp trong 
viêm thận cấp, viêm bể thận cấp hoặc mạn. 
- Protein niệu nặng: khi lượng protein trong nước tiểu > 0,25g/l, thường gặp trong 
hội chứng thận nhiễm mỡ. 
 107 
Việc định tính protein nước tiểu bằng phương pháp điện di có thể giúp ta đánh giá 
được mức độ tổn thương của thận đồng thời có thể xác định được tổn thương ở cầu thận 
hay ở ống thận. 
6.2. Urê 
Định lượng urê trong máu là một trong những xét nghiệm cơ bản. Ở người bình 
thường nồng độ urê trong máu từ 1,7-8,3 mmol/l. Nồng độ urê trong nước tiểu khoảng 
333 – 583mmol/24h. Nồng độ urê trong máu được coi là bệnh lý khi > 8,3mmol/l. Nồng 
độ urê máu giảm rất hiếm khi gặp. Thường gặp urê máu cao thể hiện sự thiểu năng thận. 
6.3. Creatinin 
Khi bị tổn thương, nồng độ creatinin trong máu tăng sớm hơn so với urê. Ở người 
bình thường, nồng độ creatinin trong huyết thanh là 53-97mmol/l (nam giới) và 44-80 
mmol/l (nữ giới). 
Các xét nghiệm nước tiểu và máu sơ bộ có thể đánh giá chức năng của thận. Các 
xét nghiệm protein niệu, soi cặn để xác định hồng cầu và trụ hạt là hai xét nghiệm đơn 
giản để nghĩ đến thận có bệnh lý hay không. Sự tăng nồng độ urê hay creatinin máu là 
một dấu hiệu hóa sinh để nghi vấn chức năng lọc của thân. Theo dõi biến đổi urê hay 
creatinin máu có thể tiên lượng sự tiến triển của bệnh đặc biệt là viêm thận mạn tính. 
Tuy nhiên, các xét nghiệm trên không hoàn toàn đặc hiệu cho thận, mà chúng còn 
phụ thuộc vào chế độ ăn, dùng thuốc và một số bệnh khác. Để dánh giá chức năng của 
thận một cách chính xác và cụ thể cần phải tiến hành các nghiệm pháp thăm dò chức 
năng như độ thanh thải, nghiệm pháp Zimnisky (nghiệm pháp 8 cốc), nghiệm pháp PSP 
(phenol sulphophtalein). Ngoài ra, ở các cơ sở chuyên khoa có thể thăm dò phức tạp hơn 
như thăm dò cân bằng acid – base của thận, định lượng hoạt độ renin trong huyết tương. 
Ngoài những xét nghiệm trên, để đánh giá mức độ suy thận, người ta làm thêm các 
xét nghiệm như nồng độ kali trong huyết thanh, nếu kali trong huyết thanh cao phải cho 
chạy thận nhân tạo. Cần xét nghiệm ion đồ huyết thanh và nước tiểu, các thông số về 
pH, pO2, pCO2 v.v 
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 
1. Các phân tử được lọc qua cầu thận dễ dàng: 
A. Protein có trọng lượng phân tử 70000 
B. Các phân tử mang điện dương 
C. Các phân tử có kích thước nhỏ 
D. Câu B, C đúng 
2. Chất được lọc qua cầu thận và được tái hấp thu hoàn toàn: 
A. Na và Cl B. Acid Uric và Creatinin 
C. Glucose D. Tất cả các chất trên 
3. Nước được tái hấp thu ở thận: 
A. 10 % B. 20 % C. 50 % D. 99 % 
 108 
4. Thận điều hoà thăng bằng acid base: 
A. Bài tiết Na+ và giữ lại H+ B. Bài tiết Na+ và bài tiết H+ 
C. Giữ lại Na+ và bài tiết H+ D. Giữ lại Na+ và giữ lại H+ 
5. Bicarbonat được tái hấp thu trở lại máu cùng với: 
A. Ion H+ B. Ion Na+ 
C. Muối amon NH4+ D. Muối phosphat dinatri 
6. Renin: 
A. Là một enzyme thuỷ phân protein 
B. Trong máu renin tác dụng lên Angiotensinogen được tổng hợp từ gan 
C. Renin có trọng lượng phân tử 40000 
D. Tất cả các câu đều đúng 
7. Angiotensin II: 
A. Có hoạt tính sinh học mạnh 
B. Có đời sống ngắn 
C. Tác dụng co mạch, tăng huyết áp, co cơ trơn, tăng tiết Aldosteron 
D. Câu A, C đúng 
8. Sự bài tiết Renin tăng khi: 
A. Huyết áp hạ B. Huyết áp tăng 
C. Tăng nồng độ Natri máu D. Giảm nồng độ Kali máu 
9. Sự tổng hợp Aldosteron tăng khi: 
A. Tăng Kali máu B. Hạ Natri máu 
C. Huyết áp hạ D. Tất cả các câu đều đúng 
10. Erythropoietin: 
A. Là chất tạo hồng cầu B. Được tổng hợp từ 1 globulin 
C. Được tổng hợp từ thận D. Câu A, C đúng 
11. Tiền REF chuyển thành REF hoạt động dưới tác động trực tiếp của: 
A. Prostaglandin B. Proteinkinase (+) C. AMP vòng 
D. Adenylcyclase E. Tất cả các câu đều sai 
12. Prostaglandin E2: 
A. Được tìm thấy ở một tổ chức cạnh cầu thận cùng với PGI2 và TXA2 
B. Tham gia vào sự tổng hợp REF 
C. Có tác dụng co mạch 
D. Biến đổi tiền Erythropoietin thành Erythropoietin 
13. Thể tích nước tiểu phụ thuộc vào: 
A. Tuổi B. Chế độ ăn 
C. Chế độ làm việc D. Tất cả các câu đều đúng 
14. pH nước tiểu bình thường: 
A. Hơi acid, khoảng 5 – 6 B. Có tính kiềm mạnh 
C. Không phụ thuộc chế độ ăn D. Không phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý 
15. Các chất có mặt trong nước tiểu bình thường: 
A. Ure, Creatinin, Glucose B. Acid uric, Ure, Creatinin 
C. Ure, Cetonic D. Tất cả các câu đều đúng 
 109 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Tài liệu tiếng việt 
1. Trần Thị Ân, Đái Duy Ban, Nguyễn Hữu Chấn, Đỗ Đình Hồ, Lê Đức 
Trình, 
Hoá sinh học, NXB Y học, Hà Nội, 1980. 
2. Phạm Thị Trân Châu, Trần Thị Áng, Hóa sinh học, NXB Giáo dục, HN, 2004. 
3. Hồ Huỳnh Thuỳ Dương, Sinh học phân tử, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998. 
4. Đỗ Quý Hai, Giáo trình Hóa sinh đại cương, Tài liệu lưu hành nội bộ Trường 
ĐHKH Huế, 2004. 
5. Bộ môn Hóa sinh, Đại học Y – Dược TPHCM, Hóa sinh y học, NXB Y học 
TPHCM, 2003. 
6. Đỗ Đình Hồ, Đông Thị Hoài An, Nguyễn Thị Hảo, Đỗ Đình Hồ, Phạm Thị 
Mai, Trần Thanh Lan Phương, Đỗ Thị Thanh Thủy, Lê Xuân Trường, Hóa sinh 
y học, NXB Y học, tp. Hồ Chí Minh, 2005. 
7. Nguyễn Tiến Thắng, Nguyễn Đình Huyên, Giáo trình sinh hóa hiện đại, NXB 
Giáo dục, Hà Nội, 1998. 
8. Nguyễn Xuân Thắng, Đào Kim Chi, Phạm Quang Tùng, Nguyễn Văn Đồng, 
Hóa sinh học, NXB Y học, Hà Nội, 2004. 
9. Nguyễn Xuân Thắng, Đào Kim Chi, Phạm Quang Tùng, Nguyễn Văn Đồng, 
Hóa sinh học, NXB Y học, Hà Nội, 2004. 
10. Phạm Thị Minh Thư, Lê Thị Thủy, Hóa sinh, NXB Giáo dục VN, Bộ Y tế, 
2010. 
Tài liệu tiếng nước ngoài 
1. F. Percheron, R. Perlès, M. J. Foglietti, Biochimie structurale et 
métabolique, 
Tom 1 et 2, Masson, 1992. 
2. Peter N. Campbell, Antony D. Smith, Biochemistry Illustrated, 4th edition, Harwal 
publishing, 2001. 
3. Lehninger A. L., Principle of Biochemistry, 4th edition, W.H Freeman, 2004. 
4. Nelson D. L., Cox M. M., Lehninger Principles of Biochemistry, 4th edition, 
Freeman and Company, New York, USA, 2005. 
5. R. K. Murray, D.K. Granner, V.W. Rodwell, Harper’s Illustrated 
Biochemistry, 27th edition – Lange Medical Books/Mcgraw – Hill, 2006. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_hoa_sinh.pdf