Biến động một số chỉ tiêu hình thái của cá bống cát (Glossogobius aureus) phân bố từ cần thơ đến Cà Mau

Nghiên cứu này nhằm bổ sung thông tin về sự biến đổi một số chỉ tiêu hình thái của cá bống cát (Glossogobius

aureus), một loài cá có giá trị kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tổng số 742 cá thể (282 con đực và

360 con cái) đã được thu trong 12 tháng (1/2020-12/2020) tại bốn điểm nghiên cứu (Cái Răng, Cần Thơ; Long Phú,

Sóc Trăng; Hòa Bình, Bạc Liêu; và Đầm Dơi, Cà Mau) bằng lưới đáy. Kết quả phân tích thống kê cho thấy các chỉ

tiêu nghiên cứu hình thái của cá đều khác biệt không có ý nghĩa thống kê, ngoại trừ chiều dài tổng và khối lượng cơ

thể của cá thành thục và chưa thành thục. Sự khác nhau giữa các địa điểm nghiên cứu và mùa ảnh hưởng đến sự

thay đổi chiều dài và khối lượng cơ thể cá. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp những kiến thức cơ bản cho việc xác

định hình thái của cá bống cát và về sự thích nghi sinh thái ở các địa điểm nghiên cứu.

Từ khóa: Hình thái, Glossogobius aureus, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau

Biến động một số chỉ tiêu hình thái của cá bống cát (Glossogobius aureus) phân bố từ cần thơ đến Cà Mau trang 1

Trang 1

Biến động một số chỉ tiêu hình thái của cá bống cát (Glossogobius aureus) phân bố từ cần thơ đến Cà Mau trang 2

Trang 2

Biến động một số chỉ tiêu hình thái của cá bống cát (Glossogobius aureus) phân bố từ cần thơ đến Cà Mau trang 3

Trang 3

Biến động một số chỉ tiêu hình thái của cá bống cát (Glossogobius aureus) phân bố từ cần thơ đến Cà Mau trang 4

Trang 4

Biến động một số chỉ tiêu hình thái của cá bống cát (Glossogobius aureus) phân bố từ cần thơ đến Cà Mau trang 5

Trang 5

Biến động một số chỉ tiêu hình thái của cá bống cát (Glossogobius aureus) phân bố từ cần thơ đến Cà Mau trang 6

Trang 6

Biến động một số chỉ tiêu hình thái của cá bống cát (Glossogobius aureus) phân bố từ cần thơ đến Cà Mau trang 7

Trang 7

Biến động một số chỉ tiêu hình thái của cá bống cát (Glossogobius aureus) phân bố từ cần thơ đến Cà Mau trang 8

Trang 8

Biến động một số chỉ tiêu hình thái của cá bống cát (Glossogobius aureus) phân bố từ cần thơ đến Cà Mau trang 9

Trang 9

Biến động một số chỉ tiêu hình thái của cá bống cát (Glossogobius aureus) phân bố từ cần thơ đến Cà Mau trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang baonam 4740
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Biến động một số chỉ tiêu hình thái của cá bống cát (Glossogobius aureus) phân bố từ cần thơ đến Cà Mau", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Biến động một số chỉ tiêu hình thái của cá bống cát (Glossogobius aureus) phân bố từ cần thơ đến Cà Mau

Biến động một số chỉ tiêu hình thái của cá bống cát (Glossogobius aureus) phân bố từ cần thơ đến Cà Mau
Vietnam J. Agri. Sci. 2021, Vol. 19, No. 7: 863-874 Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2021, 19(7): 863-874 
www.vnua.edu.vn 
863 
BIẾN ĐỘNG MỘT SỐ CHỈ TIÊU HÌNH THÁI CỦA CÁ BỐNG CÁT (Glossogobius aureus) 
PHÂN BỐ TỪ CẦN THƠ ĐẾN CÀ MAU 
Phan Hoàng Giẻo1,2, Đinh Minh Quang3*, Trương Trọng Ngôn2, Nguyễn Hữu Đức Tôn3 
1Viện Nghiên cứu & Phát triển Công nghệ sinh học, Trường Đại học Cần Thơ 
 2Khoa Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Kiên Giang 
3Bộ môn Sinh học, Khoa Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ 
*Tác giả liên hệ: dmquang@ctu.edu.vn 
Ngày nhận bài: 19.02.2021 Ngày chấp nhận đăng: 12.03.2021 
TÓM TẮT 
Nghiên cứu này nhằm bổ sung thông tin về sự biến đổi một số chỉ tiêu hình thái của cá bống cát (Glossogobius 
aureus), một loài cá có giá trị kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tổng số 742 cá thể (282 con đực và 
360 con cái) đã được thu trong 12 tháng (1/2020-12/2020) tại bốn điểm nghiên cứu (Cái Răng, Cần Thơ; Long Phú, 
Sóc Trăng; Hòa Bình, Bạc Liêu; và Đầm Dơi, Cà Mau) bằng lưới đáy. Kết quả phân tích thống kê cho thấy các chỉ 
tiêu nghiên cứu hình thái của cá đều khác biệt không có ý nghĩa thống kê, ngoại trừ chiều dài tổng và khối lượng cơ 
thể của cá thành thục và chưa thành thục. Sự khác nhau giữa các địa điểm nghiên cứu và mùa ảnh hưởng đến sự 
thay đổi chiều dài và khối lượng cơ thể cá. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp những kiến thức cơ bản cho việc xác 
định hình thái của cá bống cát và về sự thích nghi sinh thái ở các địa điểm nghiên cứu. 
Từ khóa: Hình thái, Glossogobius aureus, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau 
Variation in Morphometric Characteristics of Glossogobius aureus Distributed 
from Can Tho to Ca Mau 
ABSTRACT 
This study aimed to provide information on the morphometric variations of Glossogobius aureus, a commercial 
fish species in the Mekong Delta. A total of 742 individuals (282 males and 360 females) were collected during the 
dry and wet seasons (January 2020 to December 2020) at four studied sites (Cai Rang, Can Tho; Long Phu, Soc 
Trang; Hoa Binh, Bac Lieu; and Dam Doi, Ca Mau). The results showed that total length and body weight of this 
species varied along with seasons and studied sites, but not genders. There were no significant differences in all 
morphological characteristics were not significant difference except the body length and weight variations of the 
immature and mature fish. The studied site and season variables influenced the total length and body weight of this 
species. The results of the present study have provided useful information for this species identification and 
understanding of the ecological adaptation of the fish in the study locations. 
Keywords: Morphometry; Glossogobius aureus, Can Tho, Soc Trang, Bac Lieu, Ca Mau. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Chỉ tiêu hình thái (morphometric 
parameters) và chỉ tiêu đo đếm (meristic 
parameters) của cá giữ vai trò quan trọng trong 
phân loại cá (Strauss & Bond, 1990). Những chỉ 
tiêu này được dùng để phân loại các loài cá, bao 
gồm cả các loài cá biển, cá nước lợ và cá nước 
ngọt (Nelson & cs., 2016). Tuy nhiên, đến nay, 
dẫn liệu về các chỉ số này của những loài cá 
bống ở vùng ĐBSCL chưa được biết đến nhiều, 
đặc biệt là cá bống cát tối Glossogobius aureus. 
Loài cá này được mô tả đầu tiên bởi Akihito & 
Meguro (1975) và là một trong ba loài cá bống 
cát được ghi nhận tại ĐBSCL, gồm Glossogobius 
giuris, Glossogobius sparsipapillus và 
Biến động một số chỉ tiêu hình thái của cá bống cát (Glossogobius aureus) phân bố từ Cần Thơ đến Cà Mau 
864 
Glossogobius aureus (Trần Đắc Định & cs., 
2013). Theo Nguyễn Văn Hảo (2005), 
Glossogobius aureus sống ở khu vực cửa sông và 
nước ngọt của các sông lớn, thịt cá thơm ngon và 
giá trị kinh tế cao. Cá bống có giá trị dinh dưỡng 
cao hơn nhiều loài cá khác ở biển, đặc biệt là 
hàm lượng mỡ trong thịt của cá bống lớn hơn các 
loài cá kinh tế khác ở vịnh Bắc Bộ từ 3 đến 12 
lần (Nguyễn Khắc Hường, 2001). 
Cho đến nay, một số nghiên cứu về loài cá 
bống này đã được thực hiện, tuy nhiên, các 
nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào việc mô 
tả hình thái phân loại, sự phân bố (Mai Đình 
Yên & cs., 1992; Đinh Minh Quang, 2009; Trần 
Đắc Định & cs., 2013) và quan hệ tương quan 
giữa chiều dài và khối lượng cá (Đinh Minh 
Quang, 2014). Mặt dù loài cá bống cát này là 
một trong những loài cá có giá trị kinh tế ở khu 
vực cửa sông ven biển ĐBSCL, nhưng lại có rất 
ít thông tin về đặc điểm hình thái cũng như tìm 
hiểu có hay không sự khác về hình thái của 
chúng ở các địa điểm phân bố khác nhau. Vì 
vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm cung 
cấp thông tin khoa học về đặc điểm hình thái 
của loài cá này ở các khu vực nghiên cứu. 
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 
Mẫu cá bống cát (Hình 1) được thu định kỳ 
mỗi tháng một lần từ tháng Một đến tháng Mười 
hai năm 2020 tại các khu vực thuộc Cái Răng, 
Cần Thơ; Long Phú, Sóc Trăng; Hòa Bình, Bạc 
Liêu và Đầm Dơi, Cà Mau  ... a về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5%. 
Hình 6. Sự thay đổi tổng khối lượng trung bình tại bốn địa điểm thu mẫu 
Biến động một số chỉ tiêu hình thái của cá bống cát (Glossogobius aureus) phân bố từ Cần Thơ đến Cà Mau 
868 
Về sự thay đổi khối lượng của cá theo giới 
tính, mùa và nhóm chiều dài cho kết quả tương 
tự với sự thay đổi chiều dài cá. Ở cá cái (13,31 ± 
0,53g) có khối lượng trung bình thường cao hơn 
so với cá đực (12,45 ± 0,50g), vì khối lượng noãn 
sào cao hơn tinh sào rất nhiều lần. Tuy nhiên, sự 
khác biệt này không lớn dẫn đến kết quả này 
không có ý nghĩa về mặt thống kê (kiểm định ‘t’, 
t = -1,14; P = 0,76). Có thể vào mùa khô, môi 
trường thích hợp cho sự phát triển của cá nên có 
khối lượng trung bình cao hơn (13,77 ± 0,64 SE g) 
nhưng không khác biệt so với mùa mưa về mặt 
thống kê (12,37 ± 0,43 SE g; t = 1,85; P = 0,22). 
Sự khác biệt chỉ được tìm thấy giữa nhóm cá 
thành thục (12,72 ± 0,13 SE cm) và chưa thành 
thục (9,59 ± 0,07 SE cm; t = -21,16; P <0,01; 
Bảng 1). Kết quả này cho thấy giữa cá đực và cá 
cái có sự phát triển đồng đều về khối lượng và 
chiều dài cơ thể. Bên cạnh đó, yếu tố môi trường 
và thức ăn của ở hai mùa khác nhau cũng không 
có sự tác động đến sự phát triển của cá. Qua đó 
thấy được đây là loài thích nghi tốt với môi 
trường và có nguốn thức ăn phong phú. Điều này 
giống với một số loài cá khác ở ĐBSCL có sự phát 
triển chiều dài và khối lượng ở mùa khô cao hơn 
so với mùa khô: Periophthalmodon schlosseri 
(Dinh Minh Quang, 2016a), Trypauchen vagina 
(Dinh Minh Quang, 2016b), Boleophthalmus 
boddarti (Dinh, 2017a), Stigmatogobius 
pleurostigma (Dinh, 2017b), Periophthalmodon 
septemradiatus (Dinh Minh Quang & cs., 2018), 
Parapocryptes serperaster (Dinh Minh Quang & 
cs., 2016) và Glossogobius sparsipapillus 
(Nguyen Huu Duc Ton & cs., 2020). 
Khối lượng của cá bống cát có sự thay đổi 
qua các địa điểm nghiên cứu (Phân tích ANOVA 
một chiều, F = 25,66; P <0,01). Tại Cần Thơ giá 
trị này đạt cao nhất với 17,45 ± 0,81g. Trong khi 
đó tại Bạc Liêu giá trị này của cá chỉ đạt 
8,77 ± 0,38g (Hình 6). Bên cạnh khối lượng thì 
chiều dài cá cũng có sự thay đổi tương tự. 
Chiều dài của cá đạt cao nhất tại Cần Thơ 
(12,63 ± 0,19cm) và giảm dần theo vùng ven 
biển đến Bạc Liêu (9,86 ± 0,13cm) và tăng cao ở 
Cà Mau (11,12 ± 0,18cm; F = 40,53; P <0,01; 
Hình 7). Kết quả nghiên cứu cho thấy cá có sự 
thay đổi và chênh lệch lớn về chiều dài và khối 
lượng ở các địa điểm nghiên cứu. Có thể thấy ở 
Cần Thơ cá thích nghi tốt với điều kiện môi 
trường có nguồn nước ngọt ổn định. Trong khi 
đó tại Bạc Liêu có độ mặn cao nên cá phát triển 
chậm và khó đạt đến kích thước tối đa. Sự thay 
đổi chiều dài và khối lượng theo các địa điểm 
nghiên cứu có độ mặn khác nhau còn được tìm 
thấy ở loài Glossogobius sparsipapillus (Nguyen 
Huu Duc Ton & cs., 2020). 
Ghi chú: Giá trị được biểu thị dưới dạng trung bình và sai số chuẩn; Số trong mỗi cột là cỡ mẫu; các chữ cái a, b 
và c biểu thị cho sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5%. 
Hình 7. Sự thay đổi tổng chiều dài trung bình tại bốn địa điểm thu mẫu 
Phan Hoàng Giẻo, Đinh Minh Quang, Trương Trọng Ngôn, Nguyễn Hữu Đức Tôn 
869 
Ghi chú: CT: Cái Răng, Cần Thơ; ST: Long Phú, Sóc Trăng; BL: Hòa Bình, Bạc Liêu; CM: Đầm Dơi, Cà Mau; Giá 
trị được biểu thị dưới dạng trung bình và sai số chuẩn; Số trong mỗi cột là cỡ mẫu. 
Hình 8. Khối lượng trung bình của cá thay đổi theo địa điểm và mùa 
Ghi chú: CT: Cái Răng, Cần Thơ; ST: Long Phú, Sóc Trăng; BL: Hòa Bình, Bạc Liêu; CM: Đầm Dơi, Cà Mau; Giá 
trị được biểu thị dưới dạng trung bình và sai số chuẩn; Số trong mỗi cột là cỡ mẫu. 
Hình 9. Khối lượng trung bình của cá thay đổi theo địa điểm và giới tính 
Ghi chú: Giá trị được biểu thị dưới dạng trung bình và sai số chuẩn; Số trong mỗi cột là cỡ mẫu 
Hình 10. Khối lượng trung bình của cá thay đổi theo giới tính và mùa 
Biến động một số chỉ tiêu hình thái của cá bống cát (Glossogobius aureus) phân bố từ Cần Thơ đến Cà Mau 
870 
Ghi chú: Giá trị được biểu thị dưới dạng trung bình và sai số chuẩn; Số trong mỗi cột là cỡ mẫu. 
Hình 11. Chiều dài trung bình của cá thay đổi theo địa điểm và mùa 
Ghi chú: Giá trị được biểu thị dưới dạng trung bình và sai số chuẩn; Số trong mỗi cột là cỡ mẫu. 
Hình 12. Chiều dài trung bình của cá thay đổi theo địa điểm và giới tính 
Ghi chú: Giá trị được biểu thị dưới dạng trung bình và sai số chuẩn; Số trong mỗi cột là cỡ mẫu. 
Hình 13. Chiều dài trung bình của cá thay đổi theo giới tính và mùa 
Phan Hoàng Giẻo, Đinh Minh Quang, Trương Trọng Ngôn, Nguyễn Hữu Đức Tôn 
871 
Bảng 2. Sự thay đổi các chỉ số hình thái của cá Glossogobius aureus theo giới tính 
Các chỉ số hình thái Giới tính Số lượng Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn P t 
O Cái 360 0,40 0,12 0,01 0,44 -1,31 
Đực 382 0,41 0,12 0,01 
OO Cái 360 0,31 0,16 0,01 0,10 -1,55 
Đực 382 0,33 0,15 0,01 
H Cái 360 1,38 0,41 0,02 0,23 -0,27 
Đực 382 1,39 0,40 0,02 
T Cái 360 2,67 0,72 0,04 0,53 -0,71 
Đực 382 2,71 0,71 0,04 
MD Cái 360 1,16 0,32 0,02 0,64 -2,58 
Đực 382 1,22 0,32 0,02 
T/TL Cái 360 0,24 0,02 0,00 0,30 3,06 
Đực 382 0,24 0,02 0,00 
H/TL Cái 360 0,13 0,02 0,00 0,04 2,43 
Đực 382 0,12 0,02 0,00 
O/T Cái 360 0,15 0,03 0,00 0,30 -1,40 
Đực 382 0,15 0,03 0,00 
OO/T Cái 360 0,11 0,04 0,00 0,25 -2,24 
Đực 382 0,12 0,04 0,00 
Bảng 3. Sự thay đổi các chỉ số hình thái của cá Glossogobius aureus theo mùa 
Các chỉ số hình thái Mùa Số lượng Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn P t 
O Mùa khô 278 0,43 0,11 0,01 0,36 3,43 
Mùa mưa 464 0,39 0,12 0,01 
OO Mùa khô 278 0,35 0,15 0,01 0,84 4,89 
Mùa mưa 464 0,30 0,15 0,01 
H Mùa khô 278 1,44 0,43 0,03 0,10 2,62 
Mùa mưa 464 1,36 0,38 0,02 
T Mùa khô 278 2,78 0,77 0,05 0,17 2,76 
Mùa mưa 464 2,63 0,67 0,03 
MD Mùa khô 278 1,24 0,33 0,02 0,34 3,37 
Mùa mưa 464 1,16 0,30 0,01 
T/TL Mùa khô 278 0,24 0,02 0,00 0,42 1,32 
Mùa mưa 464 0,24 0,02 0,00 
H/TL Mùa khô 278 0,13 0,02 0,00 0,15 1,15 
Mùa mưa 464 0,12 0,02 0,00 
O/T Mùa khô 278 0,16 0,03 0,00 0,46 2,32 
Mùa mưa 464 0,15 0,03 0,00 
OO/T Mùa khô 278 0,13 0,04 0,00 0,93 4,96 
Mùa mưa 464 0,11 0,04 0,00 
Biến động một số chỉ tiêu hình thái của cá bống cát (Glossogobius aureus) phân bố từ Cần Thơ đến Cà Mau 
872 
Bảng 4. Sự thay đổi các chỉ số hình thái của cá Glossogobius aureus theo địa điểm 
Các chỉ số hình thái Mùa Số lượng Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn F P 
O Cần Thơ 166 0,49 0,12 0,01 56,06 0,00 
Sóc Trăng 165 0,42 0,10 0,01 
Bạc Liêu 194 0,36 0,10 0,01 
Cà Mau 217 0,37 0,11 0,01 
OO Cần Thơ 166 0,41 0,12 0,01 78,82 0,00 
Sóc Trăng 165 0,39 0,16 0,01 
Bạc Liêu 194 0,23 0,10 0,01 
Cà Mau 217 0,28 0,15 0,01 
H Cần Thơ 166 15,68 0,35 0,03 27,19 0,00 
Sóc Trăng 165 14,55 0,44 0,03 
Bạc Liêu 194 12,20 0,34 0,02 
Cà Mau 217 13,41 0,40 0,03 
T Cần Thơ 166 31,30 0,69 0,05 46,37 0,00 
Sóc Trăng 165 27,86 0,74 0,06 
Bạc Liêu 194 23,35 0,49 0,04 
Cà Mau 217 25,95 0,69 0,05 
MD Cần Thơ 166 13,32 0,25 0,02 35,49 0,00 
Sóc Trăng 165 12,93 0,30 0,02 
Bạc Liêu 194 10,66 0,25 0,02 
Cà Mau 217 11,12 0,36 0,02 
T/TL Cần Thơ 166 0,25 0,01 0,00 25,33 0,00 
Sóc Trăng 165 0,25 0,02 0,00 
Bạc Liêu 194 0,24 0,02 0,00 
Cà Mau 217 0,23 0,03 0,00 
H/TL Cần Thơ 166 0,12 0,01 0,00 6,45 0,00 
Sóc Trăng 165 0,13 0,02 0,00 
Bạc Liêu 194 0,12 0,03 0,00 
Cà Mau 217 0,12 0,02 0,00 
O/T Cần Thơ 166 0,16 0,03 0,00 10,91 0,00 
Sóc Trăng 165 0,15 0,02 0,00 
Bạc Liêu 194 0,15 0,02 0,00 
Cà Mau 217 0,14 0,03 0,00 
OO/T Cần Thơ 166 0,13 0,03 0,00 61,56 0,00 
Sóc Trăng 165 0,14 0,04 0,00 
Bạc Liêu 194 0,09 0,03 0,00 
Cà Mau 217 0,11 0,04 0,00 
Bên cạnh các yếu tố như giới tính, mùa, 
chiều dài thành thục, địa điểm thì kích thước của 
cá con chịu sự tác động cùng lúc của địa điểm 
giới tính (two-way ANOVA, F = 4,24; P <0,05). 
Tuy nhiên sự thay đổi khối lượng cá không chịu 
sự ảnh hưởng cùng lúc của địa điểm mùa 
(F = 1,89; P = 0,13), giới tính mùa (F = 0,56; 
P = 0,45). Sự thay đổi chiều dài cá cũng chịu sự 
Phan Hoàng Giẻo, Đinh Minh Quang, Trương Trọng Ngôn, Nguyễn Hữu Đức Tôn 
873 
tác động của địa điểm mùa (F = 2,84; P <0,05). 
Trong khi đó, chỉ số này không chịu sự tác động 
cùng lúc của địa điểm giới tính (F = 2,37; 
P = 0,07), giới tính mùa (F = 1,49; P = 0,22). 
Ngoài sự thay đổi chiều dài và khối lượng, 
loài này còn có sự thay đổi các chỉ số hình thái 
cơ thể như đường kính mắt, khoảng cách mắt, 
chiều cao thân, chiều dài đầu, độ rộng miệng 
theo giới tính và mùa. Kết quả cho thấy các chỉ 
số hình thái này đều không có sự khác biệt giữa 
cá đực và cá cái, giữa mùa khô và mùa mưa và 
giữa các địa điểm nghiên cứu (kiểm định ‘t’, 
P >0,05 cho tất cả các trường hợp) (Bảng 2, 3, 4). 
Kết quả này tương tự với loài Glossogobius 
sparsipapillus (Nguyen Huu Duc Ton & cs., 
2020). Bên cạnh đó, các tỉ lệ đặc trưng cho sự 
thay đổi hình thái ở cá (T/TL, H/TL, O/T và 
OO/T), không có sự khác biệt quá lớn giữa đực 
và cái, mùa khô và mùa mưa, giữa bốn địa điểm 
nghiên cứu (P >0,05 cho tất cả các trường hợp). 
Ngoại trừ tỉ lệ H/TL, ở con cái lớn hơn so với con 
đực (t = 2,43, P = 0,04; Bảng 2). 
Kết quả phân tích cho thấy sự thay đổi của 
O, OO, T không chịu sự tác động cùng lúc của 
giới tính địa điểm, mùa địa điểm, giới tính 
địa điểm. Trong khi đó sự thay đổi T và chiều 
MD của cá Glossogobius aureus chịu sự tác 
động cùng lúc của giới tính địa điểm 
(FT = 3,19; FMD = 3,54; P <0,05), mùa địa điểm 
(FT = 3,99; FMD = 3,58; P <0,05). Tuy nhiên hai 
chỉ số này không chịu tác động của giới tính 
địa điểm (FT = 1,19; FMD = 0,60; P <0,05). 
Các tỉ lệ về các chỉ số hình thái của loài này 
không chịu tác động của giới tính mùa 
(FT/TL = 1,74; FH/TL = 0,06; FO/T = 0,94; 
FOO/T = 2,58), mùa địa điểm (FT/TL = 0,80; FH/TL = 
0,82; FO/T = 0,14; FOO/T = 0,98), giới tính địa 
điểm (FT/TL = 0,78; FH/TL = 2,18; FO/T = 0,20; 
FOO/T = 2,31; P >0,05 cho tất cả các trường hợp). 
 Ở bốn địa điểm nghiên cứu đều tìm thấy sự 
khác biệt ở tất cả các chỉ số hình thái của loài 
này (P >0,05 cho tất cả các trường hợp). Cụ thể 
các chỉ số hình thái và các tỉ lệ ở loài này đều 
đạt giá trị cao nhất ở CT và giảm dần đến BL và 
tăng nhẹ ở CM. Qua đó có thể thấy loài này có 
thể phân bố ở nhiều vùng sinh thái khác nhau, 
từ vùng nước ngọt như CT đến vùng có độ mặn 
thay đổi như ST và cả các vùng có độ mặn cao 
như BL và CM. Sự thích nghi của cá bống cát 
giống với loài Glossogobius sparsipapillus 
(Nguyen Huu Duc Ton & cs., 2020), một loài cá 
bống cùng họ Gobiidae sống ở ĐBSCL. Ngoài ra 
sự thay đổi hình thái này còn tìm thấy một số 
loài cá bống phân bố khu vực này như 
Stigmatogobius pleurostigma (Dinh Minh 
Quang, 2017b) và Periophthalmodon 
septemradiatus (Dinh Minh Quang & cs., 2018). 
4. KẾT LUẬN 
Các chỉ tiêu nghiên cứu đều khác biệt 
không có ý nghĩa thống kê, ngoại trừ tổng chiều 
dài và khối lượng cơ thể cá thành thục và chưa 
thành thục. Sự tương quan giữa địa điểm và 
mùa ảnh hưởng đến sự thay đổi của chiều dài và 
khối lượng cá. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp 
những kiến thức cơ bản cho việc xác định hình 
thái của cá bống cát và sự thích nghi sinh thái 
của chúng ở các vùng nghiên cứu. 
LỜI CẢM ƠN 
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Bộ Giáo 
dục và Đào tạo đã hỗ trợ về kinh phí cho đề tài 
này (B2020-TCT-13); Ngư dân địa phương đã 
hỗ trợ thu mẫu; sinh viên Nguyễn Thị Thúy 
Hiền và Trần Chí Cảnh đã hỗ trợ thu và phân 
tích mẫu. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Akihito P. & Meguro K. (1975). Description of a new 
gobiid fish, Glossogobius aureus, with notes on 
related species of the genus. Japanese Journal of 
Ichthyology. 22(3): 127-142. 
Đinh Minh Quang (2009). Dẫn liệu bước đầu về thành 
phần loài cá trên sông hậu thuộc địa phận An Phú - 
An Giang. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần 
Thơ. 10: 213-220. 
Đinh Minh Quang (2014). Kết quả nghiên cứu tương 
quan chiều dài trọng lượng cá bống cát tối, 
Glossogobius aureus, ở Sóc Trăng. Hội nghị khoa 
học toàn quốc về Sinh học biển và phát triển bền 
vững. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công 
nghệ. tr. 467-472. 
Dinh Minh Quang (2016a). Growth and body condition 
variation of the giant mudskipper 
Biến động một số chỉ tiêu hình thái của cá bống cát (Glossogobius aureus) phân bố từ Cần Thơ đến Cà Mau 
874 
Periophthalmodon schlosseri in dry and wet 
seasons. Tạp chí Sinh học. 38(3): 352-358. 
Dinh Minh Quang (2016b). Growth pattern and body 
condition of Trypauchen vagina in the Mekong 
Delta, Vietnam. The Journal of Animal and Plant 
Sciences. 26(2): 523-531. 
Dinh Minh Quang, Qin J. G., Dittmann S. & Tran Dac 
Dinh (2016). Morphometric variation of 
Parapocryptes serperaster (Gobiidae) in dry and 
wet seasons in the Mekong Delta, Vietnam. 
Ichthyological Research. 63(2): 267-274. 
Dinh Minh Quang (2017a). Morphometric, growth and 
condition factor variations of Boleophthalmus 
boddarti in the Mekong delta, Vietnam. Iranian 
Journal of Fisheries Sciences. 16(2): 822-831. 
Dinh Minh Quang (2017b). Morphometrics and 
condition factor dynamics of the goby 
Stigmatogobius pleurostigma (Bleeker 1849) 
during dry and wet seasons in the Mekong Delta, 
Vietnam. Asian Fisheries Sciences. 30(1): 17-25. 
Dinh Minh Quang, Tran Thanh Lam & Nguyen Thi Nha 
Y (2018). The flexibility of morphometric and 
meristic measurements of Periophthalmodon 
septemradiatus (Hamilton, 1822) in Hau river. 
Journal of Science and Technology. 187(11): 81-90. 
Mai Đình Yên, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn 
Thiện, Lê Hoàng Yến & Hứa Bạch Loan (1992). 
Định loại cá nước ngọt Nam bộ. Nhà xuất bản 
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 351tr. 
Nelson J., Grande T. & Wilson M. (2016). Fishes of the 
world. John Wiley & Sons, New York, United 
States. 707p. 
Nguyễn Khắc Hường (2001). Động vật chí Việt Nam. 
Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà 
Nội. 324tr. 
Nguyễn Minh Tuấn, Huỳnh Thị Ngọc Lành, Nguyễn 
Thanh Phương & Trần Đắc Định (2014). Một số 
đặc điểm sinh học sinh sản của cá bống cát 
(Glossogobius aureus Akihito & Meguro, 1975) 
phân bố ở vùng ven biển tỉnh Bến Tre. Tạp chí 
Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ. 2: 169-176. 
Nguyen Huu Duc Ton, Nguyen Thi Thuy Hine, Tran 
Tri Canh, Nguyen Thi Nha Y & Dinh Minh Quang 
(2020). Morphometric and meristic variations of 
Glossogobius sparsipapillus along the coastline in 
the Mekong Delta, Vietnam. International Journal 
of Zoology and Animal Biology. 3(1): 1-9. 
Nguyễn Văn Hảo (2005). Cá nước ngọt Việt Nam. Nhà 
xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 759tr. 
Strauss R.E. & Bond C.E. (1990). Taxonomic methods: 
Morphology. In: C.B. Schreck, P.B. Moyle (eds) 
Methods for fish biology. American Fisheries 
Society, Maryland. pp. 109-140. 
Trần Đắc Định, Koichi S., Nguyễn Thanh Phương, Hà 
Phước Hùng, Trần Xuân Lợi, Mai Văn Hiếu & 
Kenzo U. (2013). Mô tả định loại cá Đồng bằng 
sông Cửu Long, Việt Nam. Nhà xuất bản Đại học 
Cần Thơ, Cần Thơ. 174tr. 

File đính kèm:

  • pdfbien_dong_mot_so_chi_tieu_hinh_thai_cua_ca_bong_cat_glossogo.pdf