Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồng phục hồi rạn san hô khu vực biển ven bờ huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Khu Bảo tồn biển (BTB) Lý Sơn có tổng diện tích 7.925 ha, trong đó diện tích mặt

nước là 7.113 ha bao gồm các phân vùng chức năng: (1)Vùng bảo vệ nghiêm ngặt có diện

tích 620 ha; (2)Vùng phục hồi sinh thái có diện tích 2.024 ha; (3)Vùng phát triển có diện

tích 4.469 ha. Những dẫn liệu khoa học cho thấy độ phủ của san hô cứng ở Lý Sơn rất thấp

với giá trị trung bình tại các điểm nghiên cứu chỉ ở mức 1,5 ± 0,3%, nhiều điểm rạn có độ

phủ cao nhất cũng chỉ đạt độ phủ 3,8%. Trước thực trạng suy giảm chất lượng hệ sinh thái

rạn san ở vùng biển ven bờ Lý Sơn thì phục hồi rạn san hô ở vùng biển Lý Sơn chính là giải

pháp nhằm giảm thiểu những tác động bất lợi đối với rạn san hô, cải tạo những vùng rạn làm

gia tăng độ phủ của san hô, gia tăng giá bám bền vững cho san hô tái phục hồi và tạo môi

trường ổn định cho sự phát triển của quần xã sinh vật rạn khác ngoài san hô.

II. MỤC TIÊU

Đánh giá khả năng phục hồi và quản lý rạn san hô vùng biển ven bờ đảo Lý Sơn trên

cơ sở phân tính hiện trạng rạn san hô, giải pháp phục hồi và tính khả thi trong thực thi quản

lý; Xây dựng mô hình trồng phục hồi rạn san hô ở Lý Sơn, với quy mô 2ha (trong phạm vi

dự án quy hoạch khu bảo tồn biển Lý Sơn) và quản lý hệ sinh thái rạn san hô nhằm tái tạo

nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường và phục vụ du lịch sinh thái biển.

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồng phục hồi rạn san hô khu vực biển ven bờ huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trang 1

Trang 1

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồng phục hồi rạn san hô khu vực biển ven bờ huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trang 2

Trang 2

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồng phục hồi rạn san hô khu vực biển ven bờ huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trang 3

Trang 3

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồng phục hồi rạn san hô khu vực biển ven bờ huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trang 4

Trang 4

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồng phục hồi rạn san hô khu vực biển ven bờ huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trang 5

Trang 5

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồng phục hồi rạn san hô khu vực biển ven bờ huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 6520
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồng phục hồi rạn san hô khu vực biển ven bờ huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồng phục hồi rạn san hô khu vực biển ven bờ huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồng phục hồi rạn san hô khu vực biển ven bờ huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNGLĨNH VỰC TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG 253
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Khu Bảo tồn biển (BTB) Lý Sơn có tổng diện tích 7.925 ha, trong đó diện tích mặt 
nước là 7.113 ha bao gồm các phân vùng chức năng: (1)Vùng bảo vệ nghiêm ngặt có diện 
tích 620 ha; (2)Vùng phục hồi sinh thái có diện tích 2.024 ha; (3)Vùng phát triển có diện 
tích 4.469 ha. Những dẫn liệu khoa học cho thấy độ phủ của san hô cứng ở Lý Sơn rất thấp 
với giá trị trung bình tại các điểm nghiên cứu chỉ ở mức 1,5 ± 0,3%, nhiều điểm rạn có độ 
phủ cao nhất cũng chỉ đạt độ phủ 3,8%. Trước thực trạng suy giảm chất lượng hệ sinh thái 
rạn san ở vùng biển ven bờ Lý Sơn thì phục hồi rạn san hô ở vùng biển Lý Sơn chính là giải 
pháp nhằm giảm thiểu những tác động bất lợi đối với rạn san hô, cải tạo những vùng rạn làm 
gia tăng độ phủ của san hô, gia tăng giá bám bền vững cho san hô tái phục hồi và tạo môi 
trường ổn định cho sự phát triển của quần xã sinh vật rạn khác ngoài san hô. 
II. MỤC TIÊU
 Đánh giá khả năng phục hồi và quản lý rạn san hô vùng biển ven bờ đảo Lý Sơn trên 
cơ sở phân tính hiện trạng rạn san hô, giải pháp phục hồi và tính khả thi trong thực thi quản 
lý; Xây dựng mô hình trồng phục hồi rạn san hô ở Lý Sơn, với quy mô 2ha (trong phạm vi 
dự án quy hoạch khu bảo tồn biển Lý Sơn) và quản lý hệ sinh thái rạn san hô nhằm tái tạo 
nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường và phục vụ du lịch sinh thái biển. 
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 
1. Đặc điểm địa chất, địa hình đáy biển và phân bố rạn san hô
1.1. Đặc điểm địa hình đáy đảo Lý Sơn
Từ những kết quả đo đạc và tham khảo các nguồn tư liệu khác, đã xây dựng được bản 
đồ địa hình đáy biển khu vực đảo Lý Sơn, từ đó cho thấy rằng khu vực nghiên cứu có hình 
thái địa hình đáy tương đối phức tạp, bề mặt đáy địa hình có tính chất phân bậc rất cao như 
ở phần phía Đông Nam của đảo Lý Sơn có các bậc 0-20m, 20- 40m, 40-60m.
1.2. Đặc điểm phân bố rạn Rạn san hô trong khu bảo tồn biển Lý Sơn phát triển trên 
nền đáy san hô chết với cấu trúc dạng rạn riềm điển hình. Đây là kiểu cấu trúc được coi là 
đơn giản nhất với sự phát triển đi lên của nền đá vôi từ sườn dốc thoải ven đảo. San hô phát 
triển rải rác từ độ sâu 2m đến hết chân rạn. Kết hợp số liệu đo địa hình đáy biển và số liệu 
đánh giá nhanh rạn san hô cho thấy san hô phát triển rải rác trên nền bãi triều san hô chết 
xen lẫn cỏ biển đến độ sâu 16-20m. Rạn phân bố rộng nhất ở khu vực phía Đông Nam, Tây 
đảo Lý Sơn thuộc địa phận hành chính của xã An Hải và An Vĩnh. Tại khu vực đảo bé (An 
Bình), san hô chủ yếu phát triển trên nền đá tảng và đá vôi xung quanh đảo và lệch nhiều về 
ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT TRỒNG PHỤC HỒI RẠN 
SAN HÔ KHU VỰC BIỂN VEN BỜ HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN, 
TỈNH QUẢNG NGÃI
Chủ nhiệm dự án: TS. Hoàng Xuân Bền
Cơ quan chủ trì: Viện Hải dương học
Năm nghiệm thu: 2018
LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNGLĨNH VỰC TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG254
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
phía đông Nam và Nam đảo.
1.3. Các thông số môi trường cơ bản: Kết quả đo đặc các thông số môi trường tại 12 
trạm khảo sát rạn san hô cho thấy độ mặn vùng biển Lý Sơn duy dao động trong khoảng 
33.72-34.63 0/00, nhiệt độ dao động trong khoảng 27,1-28,270C, pH giữa các trạm duy trì 
ở ngưỡng 8, tại hầu hết 11 các trạm khảo sát đều có độ trong cao. Thông qua các kết quả đo 
đạc các yếu tố môi trường đều phù hợp cho sự phát triển của san hô. 
2. Rạn san hô vùng biển ven bờ Lý Sơn
 2.1. Hiện trạng và phân bố:
Thành phần độ phủ san hô sống được xem là chỉ tiêu quan trọng đánh giá tình trạng 
và chất lượng của hệ sinh thái. Trong tổng số 74 tow khảo sát trong tháng 9/2015 thì san hô 
sống xuất hiện ở 72 tow (chiếm 97%), trong đó san hô cứng xuất hiện ở 72 tow và san hô 
mềm xuất hiện ở 53 tow. Độ phủ trung bình của san hô sống (gồm san hô cứng và san hô 
mềm) trong toàn khu vực là 11,82±8.97%, trong đó san hô cứng có độ phủ 5,47±3,12% và 
san hô mềm là 6,35±8,16%. Thông qua số liệu đánh giá độ phủ của san hô cứng và san hô 
mềm cho thấy độ phủ Thành phần cỏ biển và rong biển 12 không nhiều với độ phủ dao động 
trong khoảng 1,01±2,02% đối với cỏ biển (chiếm 15/74 tow) và 2,03±2,47% đối với rong 
biển (chiếm 30/74 tow) 
Độ phủ san hô sống tại Lý Sơn chỉ ở mức rất thấp đến trung bình (dao động từ bậc 1 
- 3). Trong đó hầu hết ở mức rất thấp (bậc 1) chiếm 59/74 tow đối với san hô sống. San hô 
sống phân bố quanh các đảo và trên các rạn gò núi lửa, độ phủ bậc 3 từ 31-50% chỉ xuất hiện 
tại phía Nam đảo Bé (An Bình), chùa Hang và rạn gò phía Nam và Đông Nam của đảo Lớn. 
San hô sống đạt độ phủ bậc 2 (11-30%) quanh đảo Bé và phía Tây và Tây Nam của đảo Lớn, 
các khu vực khác độ phủ chỉ ở mức rất thấp 1-10%.
2.2. Đa dạng thành phần loài và cấu trúc quần xã sinh vật rạn 
San hô: Kết quả khảo sát đã xác định được 115 loài san hô 6 ngăn thuộc 45 giống 
và 12 họ. Trong đó, họ Merulinidae có số lượng loài cao nhất với 42 loài, tiếp đến là họ 
Acroporidae 28 loài, Poritidae 12 loài và họ Pocilloporidae 8 loài. Đối với san hô 8 ngăn, 
kết quả khảo sát cũng ghi nhận được 3 loài thuộc họ Thủy tức san hô, 1 loài san hô Xanh, 1 
loài san hô ống và 3 giống san hô mềm. Về phân bố, khu vực Bãi Xếp có số lượng loài san 
hô cao nhất với 55 loài, tiếp đến là An Hải 40 loài, Bến Đình 1 có 37 loài, hai điểm Bến Đình 
2 và Bến Lăng cùng có 36 loài. Trong khi đó, kém đa dạng nhất thuộc về Bắc An Bình và 
Nam An Bình (nằm ở Đảo Bé) có lần lượt là 14 và 7 loài. 
Cá rạn san hô: Đã ghi nhận 163 loài thuộc 80 giống và 34 họ cá rạn, trong đó họ cá 
Bàng chài (Labridae) ghi nhận có thành phần loài cao nhất là 40 loài, tiếp đến là họ cá Thia 
(Pomacentridae) 27 loài, học cá Bướm (Chaetodontidae) 14 loài, họ các Mó (Scaridae) 13 
loài. Thành phần loài cá rạn san hô đa dạng nhất ở khu BTB Lý Sơn được xác định ở Nam 
Núi Lửa (76 loài), tiếp đến là Chùa Hang (74 loài), Bến Lăng (73 loài) và An Vĩnh (70 loài). 
Tương tự với đa dạng thành phần loài san hô cứng, Bắc An Bình và Nam An Bình (Đảo Bé) 
là hai khu vực có thành phần loài cá rạn thấp nhất, lần lượt là 55 và 51 loài. Đề tài đã tổng 
hợp và thống kê các kết quả từ trước đến nay ghi nhận được 232 loài thuộc 104 giống và 40 
họ cá rạn san hô ở khu BTB Lý Sơn. 
LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNGLĨNH VỰC TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG 255
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
Động vật đáy kích thước lớn: Kết quả nghiên cứu đã xác định được 89 loài thuộc 34 họ 
sinh vật đáy. Trong số đó, Thân mềm có thành phần loài nhiều nhất với 75 loài thuộc 24 họ. 
Họ có số loài nhiều nhất là họ ốc gai (Muricidae) có 14 loài, kế đến là họ ốc cối (Conidae) 7 
loài. Các họ còn lại có số loài dao dộng từ 1 – 2 loài. Thành phần loài Da gai xác định được 
14 loài thuộc 9 họ, họ Cầu gai đen (Diadematidae) và Sao biển (Ophidiasteridae) có thành 
phần loài đa dạng nhất. Xét theo điểm khảo sát, thành phần sinh vật đáy dao động từ 15 đến 
28 loài. Điểm Trố Hòn có thành phần loài nhiều nhất, 28 loài trong đó da gai có 7 loài và 
thân mềm có 21 loài, 10 điểm có số loài sinh vật đáy trên 20 loài và 2 điểm còn lại là Nam 
An Bình và Nam Núi Lửa có số loài lần lượt là 15 và 16 loài.
 2.3. Độ phủ các hợp phần đáy và mật độ sinh vật rạn
 Độ phủ của san hô sống (bao gồm san hô cứng và san hô mềm) ở khu BTB Lý Sơn dao 
động từ 2.8 – 20.8% (±0.9 – 10.7 SD), độ phủ trung bình đạt 11.7% (±4.6 SD). 5 điểm khảo 
sát có giá trị độ phủ thấp hơn mức trung bình (dưới 11.7%) là An Hải, An Vĩnh, Bến Lăng, 
Bến Đình 1 &2 và Bắc Núi Lửa. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, một số giống san hô như 
Pachyseris, Merrulia, Echinoppora, Pocillopora, Seriatopora, Turbinaria, Porites, Sinularia, 
Sarcophyton chiếm ưu thế về độ phủ tại khu BTB Lý Sơn
Mật độ cá rạn san hô trung bình ở khu BTB Lý Sơn đạt 121 ± 74.4SD cá thể/100m2 , 
cao nhất Chùa Hang 314 cá thể/100m2 , tiếp đến là Nam Núi Lửa 176 cá thể/100m2 và thấp 
nhất tại Trố Hòn 54 cá thể/100m2.
Mật độ của các nhóm động vật không xương sống (ĐVKXS) kích thước lớn trên rạn 
san hô ở khu BTB Lý Sơn khá thấp, trung bình chỉ 45 cá thể/100m2. Mật độ cao nhất ghi 
nhận ở Trố Hòn (103 cá thể/100m2) và Bến Lăng (58 cá thể/100m2), thấp nhất ở An Vĩnh và 
Chùa Hang (cùng có 23 cá thể/100m2). 
3. Phục hồi san hô tại khu BTB Lý Sơn 
3.1. Địa điểm phục hồi
Địa điểm phục hồi là vùng rạn trước Dinh Tam Tòa, độ sâu của khu vực phục hồi từ 
4 – 8m. Kết quả khảo sát cho thấy ở khu vực này vùng ven bờ là nền san hô chết và phơi 
bãi khi triều cạn. San hô bắt đầu phân bố ở độ sâu từ 3m và kết thúc ở độ sâu 10m. Nền đáy 
chủ yếu nền san hô chết, xen kẽ là các rãnh cát chạy vuông góc với đường. Độ phủ san hô 
sống đáp ứng được yêu cầu tối thiểu phục hồi. Phạm vi khu vực phục hồi giới hạn trong 2ha 
với các mốc khoanh vùng gồm: M1: 109° 7'33.05"E - 15°22'6.56"N; M2: 109° 7'38.93"E 
- 15°22'9.73"N; M3: 109° 7'34.44"E - 15°22'3.40"N; M4: 109° 7'40.33"E - 15°22'6.70"N.
3.2. Lựa chọn loài san hô phục hồi
Dựa trên kết quả nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, phân bố và đặc điểm sinh thái, 8 loài 
san hô thuộc 6 giống và 4 họ được lựa chọn có thể phục hồi ở vùng biển Lý Sơn. Theo đó, 03 
loài san hô thuộc giống Acropora là Acropora nobilis, Acropora yongei và Acropora nasuta 
có số lượng khá ít nên có thể nhân giống bằng cách tạo vườn ươm san hô trước khi phục 
hồi. Năm loài còn lại là Pocillopora verrucosa, Montipora verrucosa Echinopora lamellosa, 
Merulina ampliata và 20 Pachyseris speciosa có số lượng nhiều nên có thể lấy giống trước 
tiếp để di dời trồng phục hồi.
3.3. Tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của các loài san hô phục hồi
LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNGLĨNH VỰC TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG256
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
Sau ba năm thực hiện dự án, đã có hơn 3.791 tập đoàn san hô thuộc năm loài san hô 
cứng phục hồi trên hai kiểu giá thể là nền san hô chết và giá thể bê tông nhân tạo. Trong đó, 
loài Pachyseris speciosa có số lượng tập đoàn phục hồi nhiều nhất 2.446 tập đoàn, Merulina 
scabriculata 694 tập đoàn, Montipora verucosa 259 tập đoàn, Echinopora lamellosa 231 và 
Pocillopora verrucosa có 161 tập đoàn. Tỉ lệ sống của các loài san hô phục hồi ở khu BTB 
Lý Sơn khá cao, đối với giá thể là bê tông tỉ lệ sống dao động từ 90,0 – 98,3%, trung bình 
đạt 95,5%. Đối với giá thể là nền đáy tự nhiên tỉ lệ sống dao động từ 96,0 – 100%, trung 
bình đạt 97,8%. Kết quả cũng cho thấy giá thể phục hồi trên nền đáy tự nhiên cao hơn so với 
giá thể bê tông, hai loài san hô phục hồi trên nền đáy tự nhiên là Echinopora lamellosa và 
Montipora verucosa có tỉ lệ sống đạt 100% 
Đối với ba loài thuộc giống Acropora được ương trong vườn ươm là Acropora nobilis, 
Acropora yongei và Acropora nasuta. Tổng số có 283 tập đoàn được trồng trong vườn ươm, 
trong đó Acropora nasuta có 178 tập đoàn, A. nobilis 78 tập đoàn và A. yongei 27 tập đoàn. 
Kết quả cho thấy tỉ lệ sống của chúng dao động từ 86,7 – 100% trung bình đạt 95,0%. Tỉ 
lệ sống thấp nhất là Acropora yongei (86,7%) và cao nhất thuộc về A. nobilis đạt tỉ lệ sống 
100%. Tỉ lệ tăng trưởng trung bình (mm/tháng) của hai loài Acropora nobilis và A. yongei 
tương đương nhau khoảng 2,6 mm/tháng, trong khi đó loài A.nasuta có tốc tộ tăng trưởng 
chậm hơn (trung bình 2 mm/tháng)
Tốc độ tăng trưởng của ba loài san hô phục hồi là Echinopora lamellosa, Merulina 
scabriculata và Montipora verucosa khá giống nhau với tốc độ tăng trưởng trung bình dao 
động từ 1,5 – 2,1 mm/tháng. Trong khi đó loài Pachyseris speciosa có tốc độ tăng trưởng 
chậm hơn, dao động từ 0,9 – 1,5 mm/tháng. Xét theo từng kiểu giá thể, cả ba loài Echinopora 
lamellosa, Merulina scabriculata và Montipora verucosa không có sự khác biệt về tốc độ 
trăng trưởng giữa giá thể là bê tông và nền đáy tự nhiên so với các loài san hô đối chứng tại 
khu vực phục hồi (P > 0,05). Ngược lại, loài Pachyseris speciosa phục hồi trên giá thể bê 
tông và nền đáy tự nhiên có tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với san hô đối chứng (sai khác 
có ý nghĩa với P < 0,05). Dùng Turkey test đánh giá cho thấy, giữa hai kiểu giá thể là bê tông 
và nền đáy tự nhiên không có sự sai khác (P > 0,05), nhưng tốc độ tăng trưởng của hai kiểu 
giá thể này chậm hơn so với đối chứng là có ý nghĩa (P < 0,05)
Nhằm kiểm tra tốc độ tăng trưởng của bốn loài san hô tại thời điểm bắt đầu phục hồi 
so với tốc độ tăng trưởng trung bình chung theo thời gian, chúng tôi so sánh về tốc độ tăng 
trưởng của chúng sau khi phục hồi 2 – 3 tháng và tốc độ tăng trưởng trung bình chung 
hàng tháng. Kết quả cho thấy, sau 2 – 3 tháng phục hồi, tốc độ tăng trưởng chỉ dao động từ 
0,5 – 0,7 mm/tháng trong khi tốc độ trung bình chung dao động từ 0,9 – 2,8 mm/tháng và 
sự sai khác về tốc độ tăng trưởng này là có ý nghĩa (P > 0,05). Trong đó, loài Echinopora 
lamellosa và Montipora verucosa có tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 2,7 mm/tháng, 
loài Merulina scabriculata 1,9 mm/tháng và loài Pachyseris speciosa là 0,9 mm/tháng. Từ 
sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng của các loài san hô sau khi phục hồi 2 – 3 tháng và tốc độ 
tăng trưởng trung bình chung có thể nhận định rằng: Sau khi bị bị cắt rời khỏi tập đoàn bố 
mẹ thì chúng ít nhiều bị ảnh hưởng đến ‘sức khỏe’ vì vậy tốc độ tăng trưởng bị chậm lại ở 
thời gian đầu, sau một thời gian hồi phục vết cắt, ổn định ‘sức khỏe’ tốc độ tăng trưởng sẽ 
đạt trạng thái tốt nhất. 
4. Đánh giá hiện trạng trước và sau phục hồi
LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNGLĨNH VỰC TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG 257
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
 Kết quả đánh giá hiện trạng chi tiết nền đáy khu vực phục hồi san hô trước và sau khi 
phục hồi cho thấy, thành phần chính trên rạn là đá san hô, rong, san hô cứng và san hô mềm. 
Trong đó các thành phân hữu sinh như san hô cứng, san hô mềm, rong và hải miên chiếm 
20-35% tổng độ phủ trên nền đáy. 65-81% còn lại là các thành phần vô sinh như đá, cát và 
san hô vỡ vụn. Kết quả so sánh độ phủ của từng hợp phần đáy giữa hai thời điểm trước khi 
phục hồi (3/2016) và sau khi phục hồi (4/2018) đã thể hiện được sự hiệu quả của công tác 
quản lý và phục hồi san hô nơi đây. Chất lượng rạn san hô đã được cải thiện rõ rệt thông qua 
các số liệu độ phủ của san hô cứng và mềm. Hai chỉ tiêu đánh giá này đều đều tăng khoảng 
4% sau 2 năm phục hồi. Độ phủ của san hô cứng tăng từ 6.56% lên 10%. San hô mềm tăng 
từ 5,31% lên 9,69%. Các chỉ tiêu san hô vỡ vụn và san hô mới chết đều giảm và không còn 
ghi nhận trong năm 2018 
Trong đợt đánh giá lại năm 2018, mật độ trung bình cá rạn san hô tại khu vực mô 
hình phục hồi san hô tại Lý Sơn đạt giá trị 71,88 ± 35.30 cá thể/100m2. Trong đó, nhóm cá 
có kích thước nhỏ (1 – 10 cm) có mật độ cao nhất với 60,13 ± 25,34 cá thể/100m2 (chiếm 
tỉ lệ 83,7%), nhóm cá kích thước 11 – 20 cm có mật độ tương đối thấp với 11,5 ± 11,7 cá 
thể/100m2 (chiếm tỉ lệ 16,0%) và nhóm kích thước 21-30 cm chiếm tỉ lệ rất thấp chỉ 0,25 ± 
0,46 cá thể/100m2, riêng nhóm cá kích thước lớn > 30 cm gần như vắng mặt. So với trước 
khi phục hồi năm 2016 có thể thấy, mật độ trung bình cá rạn san hô tại khu vực mô hình sau 
khi phục hồi năm 2018 tăng khá cao, từ 15,75 lên 71,88 cá thể/100m2 (tăng 4,56 lần). Trong 
đó, tăng nhiều nhất ở nhóm cá kích thước từ 1-10 cm từ 11,63 lên 60,13 cá thể/100m2 (tăng 
4,11 lần), nhóm kích thước 11-20 cm cũng tăng khá mạnh từ 1,13 lên 11,5 cá thể/100m2 
(tăng 10,22 lần). Nhóm cá kích thước >30 cm vẫn không thấy bắt gặp ở cả trước và sau khi 
phục hồi, tuy nhiên đến năm 2018 đã ghi nhận nhóm cá kích thước 21-30 cm với mật độ rất 
thấp mặc dù trước đó năm 2016 không được ghi nhận
Kết quả đánh giá mật độ động vật đáy kích thước lớn trên rạn san hô khu vực lựa chọn 
phục hồi năm 2016 và 2018 cho thấy, mật độ động vật đáy tương đối thấp, các thành phần 
nguồn lợi như ốc Đụn (Tectus pyramis) và ốc Mặt trăng (Turbo 25 chrysostomus) rất thấp 
tại thời điểm trước khi phục hồi, các loại ốc nguồn lợi khác như ốc bàn tay và trai tai tượng 
không còn bắt gặp trên rạn san hô. Kết quả so sánh mật độ động vật đáy kích thước lớn trên 
rạn san hô giữa thời điểm trước và sau khi tiến hành phục hồi cho thấy mật độ của động 
vật đáy tăng từ 5,5 cá thể/100m2 lên 6,38 cá thể/100m2. Một số sinh vật địch hai của san hô 
bắt đầu xuất hiện trại vùng rạn như sao biển Gai (Acanthaster planci) và ốc Gai ăn san hô 
(Drupella sp) với mất độ từ 1-3 cá thể/100m2. Mật độ của cầu gai đen Diadema setosum tăng 
cao sau hai năm vì độ phủ của rong tại khu vực này tăng hơn so với năm 2016 
5. Quy trình phục hồi rạn san hô Lý Sơn 
Quy trình phục hồi san hô Lý Sơn gồm các bước như sau (Hình 1):
IV. KẾT LUẬN 
Khu BTB Lý Sơn có 224 loài san hô cứng, 232 loài cá rạn san hô và 88 loài ĐVKXS. 
Độ phủ san hô sống trung bình đạt 11,7%. Mật độ cá rạn trung bình 121 cá thể/100m2 . Tuy 
nhiên, mật độ cá rạn chủ yếu là nhóm có kích thước <10cm chiếm khoảng 69,6%. ĐVKXS 
có mật độ trung bình 45 cá thể/100m2 và mật độ này phụ thuộc vào nhóm Da gai chiếm trên 
85%. Tám loài Pachyseris speciosa, Merulina scabriculata, Montipora verucosa, Echinopora 
LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNGLĨNH VỰC TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG258
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
lamellosa, Acropora nobilis, Acropora yongei và Acropora nasuta được chọn là những loài 
chủ đạo phục hồi san hô tại Lý Sơn. Đã phục hồi hơn 3.791 tập đoàn san hô trên hai kiểu giá 
thể là nền san hô chết và giá thể bê tông nhân tạo. Tỉ lệ sống của san hô phục hồi khá cao, 
đối với giá thể là bê tông trung bình đạt 95,5% và 97,8% đối với giá thể là nền đáy tự nhiên. 
Tốc độ tăng trưởng của các loài san hô từ 0,9 – 2,1 mm/tháng tùy thuộc vào loài. Ba loài san 
hô dạng cành thuộc giống Acropora thích hợp với việc tạo vườn ươm, tỉ lệ sống trung bình 
đạt 95% và tốc độ tăng trưởng 2,4 mm/tháng. Chất lượng rạn san hô khu vực mô hình được 
cải thiện rõ rệt với sự gia tăng độ phủ của san hô cứng trên rạn, mật độ cá rạn và động vật 
đáy tăng đáng kể sau hai năm phục hồi. Cố định các tập đoàn san hô trên giá thể bê tông và 
nền đáy tự nhiên được xác định là kỹ thuật phù hợp và có hiệu quả cao trong việc phục hồi 
san hô ở khu BTB Lý Sơn. Việc phục hồi rạn san hô ở khu BTB Lý Sơn là khả thi và có tính 
hiệu quả cao. Kết quả đã gia tăng độ phủ san hô và mật độ sinh vật rạn ở vùng phục hồi, tạo 
sinh cảnh cho các nguồn lợi sinh vật rạn, góp phần tái tạo nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi 
trường và phục vụ du lịch sinh thái biển tại đảo Lý Sơn 
BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU ĐỂ LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP 
TIẾN HÀNH PHỤC HỒI
BƯỚC 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TRƯỚC KHI PHỤC HỒI
BƯỚC 3: LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM
BƯỚC 4: LỰA CHỌN LOÀI PHỤC HỒI
BƯỚC 5: KỸ THUẬT PHỤC HỒI
BƯỚC 6: THEO DÕI ĐÁNH GIÁ TỈ LỆ SỐNG VÀ TỐC ĐỘ 
TĂNG TRƯỞNG
BƯỚC7: ĐÁNH GIÁ SAU PHỤC HỒI
Hình 1. Quy trình phục hồi san hô Lý Sơn.

File đính kèm:

  • pdfung_dung_tien_bo_ky_thuat_trong_phuc_hoi_ran_san_ho_khu_vuc.pdf