Giáo trình Thực tập điện tử cơ bản

Chì hàn nhựa thông.

- Chì hàn dùng trong quá trình lắp ráp các mạch điện từ là loại chì hàn dễ nóng

chảy ( ta thường gọi là chì nhẹ lửa), nhiệt độ nóng chảy khoảng 600C đến 800C (chì

có pha 40% đến 60% thiếc). Loại chì hàn thường gặp trong thị trường VN ở dạng sợi

ruột đặc (cuộn trong lõi hình trụ). Đường kính sợi chì hàn khoảng 1mm. Sợi chì hàn

này đã bọc một lớp nhựa thông ở mặt ngoài (đối với một số chì hàn của nước ngoài,

nhựa thông được bọc ở mặt trong của sợ chì dùng làm chất tẩy ngay trong quá trình

nóng chảy chì tại thời điểm cần hàn.

- Đối với những loại chì hàn có bọc sẵn nhựa thông khi nhìn vào sợi chì ta cảm

nhận được độ sáng óng ánh của kim loại với các loại chì hàn khác (ví dụ chì hàn

choc ho các loại cọc bình Accu, chì hàn nối dây dẫn cáp điện truyền tải) là các loại

chì hàn nóng chảy ở nhiệt độ cao và thường không được pha trộn với nhựa thông khi

chế tạo. Các loại chì này thường màu sáng và không có độ sáng óng ánh của kim loại

khi quan sát bằng mắt.

- Nhựa thông (thường có tên gọi Chloro – phyll, là một loại diệp lục tố lấy từ

cây thông) thường ở dạng rắn, màu vàng nhạt (khi không chứa tạp chất), khi hàn nên

chứa nhựa thông vào hộp để tránh tình trạng vỡ vụn. Trong quá trình hàn ta dùng

thêm nhựa thông để tang cường chất tẩy khi lớp nhựa thông bọc trong chì hàn không

đủ sử dụng, các trường hợp phải dùng them nhựa thông bên ngoài thường gặp như xi

chì trên dây dẫn, xi chì lên đầu của các mỏ hàn hiện mới trước khi sử dụng. Ngoài ra

nhựa thông còn được pha với hỗn hợp xăng và dầu lửa để tạo thành dung dịch sơn

phủ bề mặt cho các lớp đồng của mạch in, tránh oxit hóa đồng và đồng thời dễ hàn

dính (sơn phủ để bảo vệ bề mặt trước khi hàn lắp ráp linh kiện lên mạch in).

- Nhựa thông có hai công dụng:

+ Rửa sạch (chất tẩy) nơi cần hàn để chì dễ bám chặt.

+ Sau khi hàn nhựa thông sẽ phủ bề mặt của mối hàn một lớp mỏng đều

để giúp mối hàn cách ly với môi trường xung quanh (nhiệt độ, oxy, độ

ẩm.v.v )

Giáo trình Thực tập điện tử cơ bản trang 1

Trang 1

Giáo trình Thực tập điện tử cơ bản trang 2

Trang 2

Giáo trình Thực tập điện tử cơ bản trang 3

Trang 3

Giáo trình Thực tập điện tử cơ bản trang 4

Trang 4

Giáo trình Thực tập điện tử cơ bản trang 5

Trang 5

Giáo trình Thực tập điện tử cơ bản trang 6

Trang 6

Giáo trình Thực tập điện tử cơ bản trang 7

Trang 7

Giáo trình Thực tập điện tử cơ bản trang 8

Trang 8

Giáo trình Thực tập điện tử cơ bản trang 9

Trang 9

Giáo trình Thực tập điện tử cơ bản trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 133 trang baonam 23701
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thực tập điện tử cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Thực tập điện tử cơ bản

Giáo trình Thực tập điện tử cơ bản
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI 
KHOA KỸ THUẬT ĐIỆN – ĐIỆN TỬ 
..o0o.. 
BÀI GIẢNG 
THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN 
 Giảng viên: Nguyễn Thị Thu Lan 
TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016 
MỤC LỤC 
BÀI 1: DỤNG CỤ ĐỒ NGHỀ CƠ BẢN ..................................................... Trang 1 
BÀI 2: LINH KIỆN ĐIỆN TỬ ..................................................................... Trang 19 
BÀI 3: KHẢO SÁT MẠCH ĐIỆN TỬ ........................................................ Trang 48 
BÀI 4: THIẾT KẾ THI CÔNG MẠCH IN .................................................. Trang 58 
BÀI 5: HÀN THÁO LẮP LINH KIỆN ........................................................ Trang 68 
BÀI 6: MẠCH NGUỒN, MẠCH ỔN ÁP .................................................... Trang 74 
BÀI 7: MẠCH DAO ĐỘNG ........................................................................ Trang 87 
BÀI 8: MẠCH KHUẾCH ĐẠI..................................................................... Trang 97 
BÀI 9: MẠCH CHỈ THỊ SỐ ......................................................................... Trang 108 
BÀI 10: BỘ CHUYỂN MẠCH VÀ GHÉP QUANG .................................... Trang 121 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ Trang 130 
LỜI MỞ ĐẦU 
Trước đây việc dạy và học các môn cơ sở đặc biệt môn học kỹ thuật điện 
tử cơ bản thuộc Ngành Kỹ Thuật Điện – Điện Tử, Điện Tử Công Nghiệp và Tự 
Động Hóa rất mang tính hàn lâm gây sự nhàm chán cho sinh viên. Những kiến 
thức lý luận thực tiễn giúp cho sinh viên cảm thấy hứng thú và phấn khởi, thích 
được học vả kiểm nghiệm tại phòng thực hành. Mặt khác tính ứng dụng của các 
loại linh kiện khi được kết hợp tạo ra nhiều hiệu ứng tích cực và sáng tạo gây 
hứng thú cho sinh viên trong quá trình học và đúc kết kinh nghiệm thực tế nhằm 
giúp cho các em có kiến thức sâu hơn về chuyên ngành đào tạo tại trường. Đây 
cũng là mục tiêu chính trong chương trình đào tạo được biên soạn của tập thể 
giảng viên khoa Điện – Điện Tử “Học phải đi đôi với thực tiễn” chính điều này sẽ 
tạo nên tay nghề vững chắc cho sinh viên khi tham gia học tập tại trường. 
Để đáp ứng được nhu cầu và tính cấp thiết của người học thì việc xây dựng 
một giáo trình giúp các em có khả năng tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên 
và tự nghiên cứu phù hợp với chuyên ngành là việc cấp bách hiện nay với tổng 
thời gian thực hành chuyên môn cao nhằm rèn luyện tay nghề và đúc kết kinh 
nghiệm thực tế cho các em trước khi ra trường. 
BÀI 1: DỤNG CỤ, ĐỒ NGHỀ CƠ BẢN 
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 1 
BÀI 1: DỤNG CỤ, ĐỒ NGHỀ CƠ BẢN 
Thời lượng: 3 giờ 
1.1. MỤC TIÊU 
- Thực hiện cách sử dụng an toàn, phạm vi ứng dụng và cách bảo quản một số 
dụng cụ đồ nghề cơ bản. 
- Trình bày được tính năng, cách sử dụng mỏ hàn, chì hàn và thực hiện được thao 
tác hàn chì, xi chì cơ bản phục vụ cho chuyên môn của nghề nghiệp. 
- Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị thực tập. 
1.2. DỤNG VỤ, HỌC CỤ SỬ DỤNG 
- Mỏ hàn chì, chì hàn, nhựa thông, hút thiết chì. 
- Các loại kiềm, máy khoan mạch in, tuốt nơ vít, khóa lục giác. 
- Máy đo VOM, dao động ký, máy phát sóng tín hiệu OSC. 
1.3. NỘI DUNG 
1.3.1. DỤNG CỤ, ĐỒ NGHỀ 
- Trong quá trình thực tập (cũng như ngay trong những lúc lắp ráp hay sửa 
chữa), sinh viên cần có tối thiểu một số dung cụ, đồ nghề cá nhân để sử dụng thao 
tác. Dụng cụ chuyên dùng, càng tạo ra nhiều thuận lợi cho quá trình lắp ráp và sửa 
chữa đồng thời tránh được những tai nạn khi có sự cố xảy ra. Tuy nhiên trong phạm 
vi của tài liệu hướng dẫn thực tập, chúng tôi chỉ đề cập mộ số tối thiểu dụng cụ cho 
công việc thực hành của các bạn sinh viên, đồng thời cũng lưu ý đến chức năng và 
sức chịu đựng vật liệu của đồ nghề. 
- Các dụng cụ tối thiểu bao gồm: 
1.3.1.1. Mỏ hàn điện 
- Dùng mỏ hàn điện sử dụng điện trở đốt nóng, không dùng dạng mỏ hàn đốt 
nóng theo nguyên lý ngắn mạch thứ cấp biến áp. Công suất thông thường của mỏ 
hàn khoảng 40W – 60W, dùng mỏ hàn có công suất lớn hơn có thể gặp những trở 
ngại sau: 
+ Nhiệt lượng quá lớn phát ra từ mỏ hàn khi tiếp xúc vào linh kiện có thể 
gây hỏng linh kiện. 
+ Trong trường hợp dùng mỏ hàn có công suất lớn, nhiệt lượng phát ra nhiều 
dễ gây ra tình trạng Oxit hóa bề mặt các dây dẫn bằng đồng ngay lúc hàn, 
mối hàn lúc đó lại càng khó hàn hơn. Trường hợp dùng nhựa thông làm 
BÀI 1: DỤNG CỤ, ĐỒ NGHỀ CƠ BẢN 
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 2 
chất tẩy nhẹ các lớp oxit tại mối hàn, khi nhiệt lượng của mối hàn quá lớn 
có thể làm nhựa thông cháy và bám thành lớp đen tại mối hàn, làm giảm 
độ bóng và tính chất mỹ thuật của mối hàn. 
+ Mỏ hàn chỉ để tiếp xúc nơi cần hàn, truyền nhiệt sao cho nhanh và cho hết 
(nhiệt độ nơi cần hàn và đầu mỏ hàn bằng nhau). 
Hình 1.1: Các dạng mỏ hàn chì 
1.3.1.2. Chì hàn nhựa thông. 
- Chì hàn dùng trong quá trình lắp ráp các mạch điện từ là loại chì hàn dễ nóng 
chảy ( ta thường gọi là chì nhẹ lửa) ... i. 
 Bỏ trạng thái số 0 (khi giá trị BCD tại ngõ vào bằng 0 thì tất cả các đoạn của 
LED 7 đoạn đều tắt). Chân RBI ở mức thấp và chân BI/RBO phải bỏ trống 
(và nó đóng vai trò là ngõ ra). 
 Chân BI/RBO phải bỏ trống hoặc nối lên mức cao và chân LT phải nối xuống 
mức thấp. Tất cả các thanh của LED 7 đoạn đều sáng, bất chấp các ngõ vào 
BCD. Dùng để Kiểm tra các đoạn của LED 7 đoạn (còn sáng hay đã chết). 
b. Linh kiện IC 4511 
- IC 4511 có khả năng thúc, giải mã và chốt dữ liệu cùng 1 lúc. Các ngõ ra như đã 
thấy ở trên đều tác động mức cao nên 4511 dùng cho giải mã led 7 đoạn loại K 
chung. 
Hình 9.5: Sơ đồ chân IC giải mã LED 7 ĐOẠN loại Kathode chung 
BÀI 9: MẠCH CHỈ THỊ SỐ 
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 113 
- C4511 là IC giải mã 4 bit ra Led 7 đoạn, được sử dụng rất phổ biến... IC này 
không chỉ đơn thuần giả mã mà còn có chức năng chốt số liệu bên trong để lưu lại 
giá trị đang hiển thị thông qua chân LE (chân số 5) khi bị đặt ở mức Logic H thì giá 
trị được hiển thị trên Led không thay đổi và khi LE được đặt giá trị Logic L thì giá 
trị hiển thị sẽ thay đổi theo Dữ liệu BCD ở lối vào...Các chân BI, LT cũng có chức 
năng tương tự như bên 74LS47. Đặc biệt chân LE cho phép chốt dữ liệu lại khi nó ở 
cao. 
Bảng hoạt động của 4511 như dưới đây 
- Những ứng dụng chính của nó là mạch thúc hiển thị trong các bộ đếm, đồng hồ 
điện tử, lịch vạn niên. thúc hiển thị tính toán máy tính, thúc giải mã trong các bộ 
định thời, đồng hồ khác nhau... Vì cấu trúc có sẵn mạch thúc 8421 trong nó nên 4511 
còn có thể thức trực tiếp thúc hay thúc được tải lớn hơn như đèn khí nóng sáng, tinh 
thể lỏng, huỳnh quang chân không 
BÀI 9: MẠCH CHỈ THỊ SỐ 
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 114 
9.3.2 MẠCH ỨNG DỤNG CƠ BẢN 
9.3.2.1. MẠCH GIẢI MÃ LED SỐ DÙNG IC 7447 
a. Sơ đồ mạch 
Hình 9.5: Mạch giải mã BCD sang LED 7 ĐOẠN 
- Cấp tín hiệu mức logic số 4 bit vào ngỏ vào BCD input. Khi 4 bit số thay đổi 
trang thái, ngỏ ra của IC làm Led số hiển thị số thập phân tương ứng với mã BCD 
cấp vào. 
- Để thực hiện được các chức năng hiển thị, IC 7447 hoạt động tuân thủ theo bảng 
trạng thái Logic. 
- Theo Bảng trạng thái, IC 7447 có thể hoạt động ở chế độ bình thường thì các 
chân điều khiển là LT = 1, BI/RBO = 1. 
- Nếu chân LT = 0 và BI/RBO = 1 thì tất cả 7 thanh của đèn LED đều sáng bất 
chấp giá trị các Ngõ vào bằng bao nhiêu. 
- Nếu RBI = 0 và BI/RBO = 0 hoặc RBI = H và BI/RBO = 0 thì toàn bộ 7 thanh 
đèn LED đều tắt. 
BÀI 9: MẠCH CHỈ THỊ SỐ 
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 115 
9.3.2.2. MẠCH GIẢI MÃ LED SỐ DÙNG IC 4511 
a. Sơ đồ mạch 
- Cấp tín hiệu mức logic số 4 bit vào ngỏ vào BCD input (A,B,C,D) bằng cách điều 
khiển các công tắc (SW). Khi 4 bit số thay đổi trang thái, ngỏ ra của IC làm Led số 
hiển thị số thập phân tương ứng với mã BCD cấp vào. 
- Bằng cách đóng ngắt và tổ hợp lần lượt các Chuyển mạch SW0 đến SW3 thì Led 
7 đoạn sẽ hiển thị giá trị tương ứng. 
- Các Điện trở ngõ vào (sau các Chuyển mạch) của các cổng từ A đến D có thể 
chọn giá trị từ 680 Ohm đến 22k. Các Điện trở lắp ở đầu ra của IC để cung cấp cho 
Led thường được chọn từ 47 Ohm đến 470 Ohm tùy thuộc vào Led lớn hay nhỏ... 
- Để có thể thử nhanh IC 4511, có thể đấu chuyển mạch để đặt trạng thái cho chân 
LT (Lamp Test-chân số 3), nếu đặt ở mức 0V thì Led sẽ hiện số 8, nếu đặt chân 3 ở 
mức 5V thì Led hiển thị giá trị của các đầu vào. 
- Nếu đặt chân BI (Blank Input) ở mức 0V thì Led tắt hoàn toàn, nếu đặt ở mức 5V 
thì Led sẽ hiển thị tùy thuộc vào hai chân LT và LE... 
BÀI 9: MẠCH CHỈ THỊ SỐ 
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 116 
- Chân LE (chân số 5) là chân chốt Dư liệu: Nếu chân này được đặt ở mức 0V thì 
mạch hoạt động bình thường. Nếu được đặt ở mức 5V thì nó sẽ khóa đầu vào và chỉ 
hiển thị kết quả đã được nhập vào trước đó cho đến khi chân này được đặt xuống 
mức 0V thì dữ liệu đầu vào mới được nhập vào và Led sẽ hiển thị kết quả mới được 
nhập vào... 
9.3.3 CÁC MẠCH ỨNG DỤNG 
9.3.3.1. MẠCH ĐẾM 1 LED SỐ DÙNG IC 7490 - 7447 
- Sơ đồ mạch 
9.3.3.2. MẠCH ĐẾM 2 LED SỐ DÙNG IC 7490 - 7447 
- Sơ đồ mạch 
BÀI 9: MẠCH CHỈ THỊ SỐ 
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 117 
9.3.3.3. MẠCH ĐẾM SỐ TỪ 0 9 
- Sơ đồ mạch 
9.3.3.4. MẠCH ĐẾM SỐ TỪ 0 4 
- Sơ đồ mạch 
BÀI 9: MẠCH CHỈ THỊ SỐ 
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 118 
9.3.3.5. MẠCH ĐẾM SỐ TỪ 00 99 
- Sơ đồ mạch 
9.3.3.6. MẠCH ĐẾM 1 LED SỐ DÙNG IC 4518 - 4511 
- Sơ đồ mạch 
BÀI 9: MẠCH CHỈ THỊ SỐ 
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 119 
9.3.3.7. MẠCH ĐẾM 2 LED SỐ DÙNG IC 4518 - 4511 
- Sơ đồ mạch 
9.3.3.8. MẠCH ĐỒNG HỒ ĐIỆN TỬ 
- Sơ đồ mạch 
BÀI 9: MẠCH CHỈ THỊ SỐ 
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 120 
9.3.4 KỸ THUẬT AN TOÀN 
- Kiểm tra độ chính xác của bo lắp mạch thực hành. 
- Khi tiếp xúc điện tránh chạm vào vật đo, linh kiện, nguồn điện. 
- Tiếp xúc đúng chiều phân cực và trị số áp nguồn vào mạch điện. 
- Sau khi tiếp xúc đúng vị trí giữ cố định rồi hãy quan sát hoạt động. 
- Tránh tiếp xúc điện nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng, bị rung động gây cản trở khó 
chạm khó tiếp xúc  
9.3.5 BÀI TẬP THỰC HÀNH 
1. Lắp ráp và vận hành mạch giải mã led số dùng IC 7447. 
2. Lắp ráp và vận hành mạch giải mã led số dùng IC 4511. 
3. Lắp ráp và vận hành mạch đếm 1 led số dùng IC 7490-7447. 
4. Lắp ráp và vận hành mạch đếm 2 led số dùng IC7490-7447. 
5. Lắp ráp và vận hành mạch đếm số từ 0 9. 
6. Lắp ráp và vận hành mạch đếm số từ 0 4. 
7. Lắp ráp và vận hành mạch đếm số từ 00 99. 
8. Lắp ráp và vận hành mạch đếm 1 led số dùng IC 4518-4511. 
9. Lắp ráp và vận hành mạch đếm 2 led số dùng IC 4518-4511. 
10. Lắp ráp và vận hành mạch đồng hồ điện tử. 
BÀI 10: BỘ CHUYỂN MẠCH VÀ GHÉP QUANG 
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 121 
BÀI 10: BỘ CHUYỂN MẠCH VÀ GHÉP QUANG 
Thời lượng: 12 giờ 
10.1. MỤC TIÊU 
- Nhận biết được khái niệm cơ bản, các ứng dụng cơ bản của bộ chuyển mạch và 
bộ ghép quang. Thiết kế được các bộ chuyển mạch, bộ ghép quang gọn, đẹp, 
thẩm mỹ. 
- Lắp ráp, cân chỉnh được các mạch đúng qui trình và hoạt động tốt. 
- Đảm bảo an toàn điện, an toàn khi sử dụng thiết bị dụng cụ. 
- Đảm bảo an toàn lao động trong xưởng thực hành. 
10.2. DỤNG VỤ, HỌC CỤ SỬ DỤNG 
- Giấy, thước, viết chì, viết lông dầu, mũi nhọn lấy dấu bằng kim loại. 
- Board mạch in, linh kiện điện tử, mỏ hàn chì, hút chì, chì hàn, nhựa thông, máy 
khoan mạch in, kềm nhọn, kềm cắt, giấy nhám mịn. 
- Dụng cụ chứa dung dịch, dung dịch tẩy rữa mạch 
- Dụng cụ đo. Nguồn điện xoay chiều, một chiều 
10.3. NỘI DUNG 
10.3.1 CHUYỂN MẠCH TƯƠNG TỤ 
10.3.1.1. GIỚI THIỆU LINH KIỆN 
- Sơ đồ cấu trúc IC 4066 
10.3.1.2. ĐẶC TÍNH HOẠT ĐỘNG IC 4066 
- IC 4066 là IC chuyển mạch analog, gồm 4 công tắc chuyển mạch đơn. 
- Với mỗi một chuyển mạch đơn yêu cầu ở đầu vào một tín hiệu đơn. 
- Các tín hiệu vào CON là tín hiệu điều khiển (CONTROL). 
- Các ngõ vào/ra (input/output) có thể hoán đổi chiều chức năng. 
BÀI 10: BỘ CHUYỂN MẠCH VÀ GHÉP QUANG 
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 122 
- Tầm điện áp làm việc trong khoảng 5 15VDC. 
10.3.2 MẠCH ỨNG DỤNG CƠ BẢN 
10.3.2.1. MẠCH THỬ LINH KIỆN 
- Dùng bo thử mạch, lắp linh kiện lên bo thử. 
- Các ngõ vào input nối nguồn VD: +5V. 
- Các ngõ ra output nối Led có điện trở hạn dòng xuống mass. 
- Các ngõ điều khiển control được kéo lên nguồn qua điện trở và nút nhấn. 
- Cấp đường nguồn nuôi vào linh kiện. 
- Vận hành mạch hoạt động bằng cách nhấn các nút nhấn. 
10.3.2.2. MẠCH CHỌN 2 KÊNH 
- Dùng 2 linh kiện IC4066, lắp mạch theo sơ đồ. 
- Các ngõ vào input nối nguồn VD: +5V. 
- Các ngõ ra output nối Led có điện trở hạn dòng xuống mass. 
- Các ngõ điều khiển control được kéo lên nguồn qua điện trở và công tắc. 
- Cấp đường nguồn nuôi vào linh kiện. 
- Vận hành mạch hoạt động bằng cách bật, tắt công tắc chọn kênh. 
BÀI 10: BỘ CHUYỂN MẠCH VÀ GHÉP QUANG 
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 123 
10.3.2.3. MẠCH ĐO BÁO HIỆU MỨC NƢỚC 
- Mạch sử dụng IC CMOS CD4066 để đóng cắt và đưa tín hiệu mức nước ra các 
LED. 
- Khi mức nước trong thùng không có nước thì điện trở 180K được nối với 
mức thấp (GND) nên không có đèn LED nào sáng. 
- Khi có mức nước vào thì đầu tiên nó kết giữa S1 với nguồn dương thông qua 
các ion trong nước khi đó đóng khóa S1 tạo cho đèn LED 1 sáng. Cứ như vậy thì các 
mức 2, 3, 4 cũng như vậy mức nước đến đâu thì đèn sẽ sáng đến đó. 
- Riêng khi mức nước đã đầy có thêm 1 chuông cảnh báo là nước trong thùng đã 
đầy. Cảnh báo cho người sử dụng là nước đã đầy thùng. 
10.3.3 CHUYỂN MẠCH SỐ 
10.3.3.1. GIỚI THIỆU LINH KIỆN 
- Sơ đồ cấu trúc IC 4051 
BÀI 10: BỘ CHUYỂN MẠCH VÀ GHÉP QUANG 
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 124 
- Đặc tính hoạt động IC 4051 
- Chân 16 (Vdd):điện áp cung cấp thông thường từ 5-15 VDC 
- Điện áp ngõ vào (Vin) từ 0V –VDD 
- Vi mạch chuyển mạch CD4051BC là một bộ dồn kênh/phân kênh 1-8 kênh 
tương tự, với 3 ngõ vào điều khiển C, B, A và 1 ngõ vào cho phép INHT trong 8 
kênh bất kỳ có thể được chọn bằng cách cung cấp 3 tín hiêu nhị phân cho 3 ngõ vào 
điều khiển C, B, A và chân cho phép INH ở mức logic thấp. 
- Khi dồn kênh dữ liệu vào chân COM OUT/IN, ra ở 8 kênh CHANNEL I/O từ 0 
đến 7. 
- Ngược lại, khi tách kênh thì dữ liệu song song vào các chân CHANNEL I/O 0 
đến 7 và ra ở chân COM OUT/IN; 3 ngõ chọn là A, B, C. 
- Chân INH (inhibit) cho phép dữ liệu được phép truyền ra. 
BÀI 10: BỘ CHUYỂN MẠCH VÀ GHÉP QUANG 
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 125 
10.3.3.2. MẠCH ỨNG DỤNG CƠ BẢN 
- Mạch thử dồn kênh 
- Dùng bo thử mạch, lắp linh kiện lên bo thử. 
- Các ngõ I/O nối nguồn VD: +5V. 
- Ngõ Com out/in nối Led có điện trở hạn dòng xuống mass. 
- Ngõ điều khiển cho phép INH được kéo xuống mức 0. 
- Các ngõ chọn A,B,C được kéo lên nguồn qua điện trở và công tắc, có thể bật tắt 
công tắc để tạo 3 bit số đưa vào A,B,C chọn kênh vào. 
- Cấp đường nguồn nuôi vào linh kiện. 
- Vận hành mạch hoạt động bằng cách tạo 3 bit số đưa vào A,B,C. 
- Mạch thử tách kênh 
BÀI 10: BỘ CHUYỂN MẠCH VÀ GHÉP QUANG 
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 126 
- Dùng bo thử mạch, lắp linh kiện lên bo thử. 
- Ngõ Com out/in nối nguồn VD: +5V. 
- Các ngõ I/O nối Led có điện trở hạn dòng xuống mass. 
- Ngõ điều khiển cho phép INH được kéo xuống mức 0. 
- Các ngõ chọn A, B, C được kéo lên nguồn qua điện trở và công tắc, có thể bật tắt 
công tắc để tạo 3 bit số đưa vào A,B,C chọn kênh ra. 
- Cấp đường nguồn nuôi vào linh kiện. 
- Vận hành mạch hoạt động bằng cách tạo 3 bit số đưa vào A, B, C. 
10.3.4 MẠCH GHÉP QUANG 
10.3.4.1. TỔNG QUÁT CHUNG 
- Trong điện - điện tử, opto còn gọi là bộ cách ly quang (Opto-Isolator), là một linh 
kiện dùng để truyền tín hiệu điện bằng cách chuyển tín hiệu sang ánh sáng và sau đó 
mới truyền đi. Mục đích là để tạo ra sự cách ly về điện giữa đầu vào và đầu ra. Cấu 
tạo của opto gồm một LED phát và một LED thu là photo diode hay photo transitor, 
cả hai được tích hợp nằm bên trong một vỏ bọc kín. 
- Opto rất hay được sử dụng trong các hệ thống Điện - Điện Tử Công Suất lớn, 
dùng để ngăn các xung điện áp cao hay các phần mạch điện công suất lớn có thể làm 
hư hỏng các ngõ điều khiển công suất nhỏ trên một bo mạch (như các các ngõ ra của 
Vi Xử Lý). 
Sơ đồ nguyên lý của một opto nhƣ sau 
 Cách bố trí LED phát và LED thu bên trong của opto-coupler 
BÀI 10: BỘ CHUYỂN MẠCH VÀ GHÉP QUANG 
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 127 
- Nguyên lý hoạt động: Khi có dòng nhỏ đi qua 2 đầu của led có trong opto làm 
cho LED phát sáng. Khi LED phát sáng làm thông hai cực của photo diode, mở cho 
dòng điện chạy qua. 
10.3.4.2. GIỚI THIỆU LINH KIỆN 
a. Opto PC817 
Sơ đồ chân PC817 
o Chân 1: Anode 
o Chân 2: Cathode 
o Chân 3: Emitter-Phát 
o Chân 4: Collector -Thu 
- Opto PC817 là cách ly quang (hay còn gọi là OPTO) là một linh kiện bán dẫn 
cấu tạo gồm 1 bộ phát quang và một cảm biến quang tích hợp trong 1 khối bán dẫn 
bộ phát quang là 1 diode phát quang dùng để phát ra ánh sáng kích cho các cảm biến 
quang dẫn, còn cảm biến quang là photo transistor. 
BÀI 10: BỘ CHUYỂN MẠCH VÀ GHÉP QUANG 
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 128 
- Opto PC817 được dùng để cách ly giữa các khối chênh lệch nhau về điện hay 
công suất như khối có công suất nhỏ với khối điện áp lớn. Hoặc có thể dùng để 
chống nhiễu cho các mạch cầu H, ngõ ra PLC, chống nhiểu cho các thiết bị đo lường. 
- Về nguyên lý hoạt động: Khi có dòng nhỏ di qua 2 đầu của led có trong opto 
làm cho led phát sáng. Khi led phát sáng làm thông 2 cực của photo diode (hoặc 
photo transitor), mở cho dòng điện chạy qua. 
b. Opto MOC3020 
- MOC3020 là cách ly quang (hay còn gọi là OPTO) là một linh kiện bán dẫn cấu 
tạo gồm 1 bộ phát quang và một cảm biến quang tích hợp trong 1 khối bán dẫn. bộ 
phát quang là 1 doide phát quang dùng để phát ra ánh sáng kích cho các cảm biến 
quang dẫn, còn cảm biến quang là triac. 
- MOC3020 được dùng để cách ly giữa các khối chênh lệch nhau về điện hay công 
suất như khối có công suất nhỏ với khối điện áp lớn. Hoặc có thể dùng để chống 
nhiễu cho các mạch cầu H, ngõ ra PLC, chống nhiểu cho các thiết bị đo lường. 
- Về nguyên lí hoạt động: Khi có dòng nhỏ di qua 2 đầu của led có trong opto làm 
cho led phát sáng. Khi led phát sáng làm thông 2 cực của triac, mở cho dòng điện 
chạy qua. 
BÀI 10: BỘ CHUYỂN MẠCH VÀ GHÉP QUANG 
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 129 
10.3.4.3. MẠCH ỨNG DỤNG CƠ BẢN 
a. Mạch ghép quang dùng Opto PC817 
b. Mạch ghép quang dùng Opto MOC3020 
10.3.5 KỸ THUẬT AN TOÀN 
- Kiểm tra độ chính xác của bo lắp mạch thực hành. 
- Khi tiếp xúc điện tránh chạm vào vật đo, linh kiện, nguồn điện. 
- Tiếp xúc đúng chiều phân cực và trị số áp nguồn vào mạch điện. 
- Sau khi tiếp xúc đúng vị trí giữ cố định rồi hãy quan sát hoạt động. 
- Tránh tiếp xúc điện nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng, bị rung động gây cản trở khó 
chạm khó tiếp xúc  
10.3.6 BÀI TẬP THỰC HÀNH 
1. Lắp ráp và vận hành mạch thử linh kiện dùng IC4066. 
2. Lắp ráp và vận hành mạch chọn 2 kênh dùng IC4066. 
3. Lắp ráp và vận hành mạch đo báo hiệu mực nước dùng IC4066. 
4. Lắp ráp và vận hành mạch thử dồn kênh dùng IC4051. 
5. Lắp ráp và vận hành mạch thử tách kênh dùng IC4051. 
6. Lắp ráp và vận hành mạch ghép quang điều khiển động cơ dùng linh kiện. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CƠ BẢN Trang 122 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Nguyễn Tấn Phước “Giáo Trình Điện Tử Kỹ Thuật Linh Kiện Điện Tử” 
NXB TPHCM năm 2002 
[2]. Nguyễn Văn Hòa “Đo Lường Các Đại Lượng Điện Và Không Điện” NXB 
Giáo Dục năm 2002 
[3]. Nguyễn Viết Nguyên “Linh Kiện Điện Tử Và Ứng Dụng” NXB Giáo Dục 
Năm 2002 
[4]. Trần Trọng Minh “Điện Tử Công Suất” NXB Giáo Dục năm 2002 
[5]. Nguyễn Thanh Trà,Thái Vĩnh Hiển ”Điện Tử Dân Dụng”NXB Giáo Dục 
năm 2002 
[6]. Đặng Văn Chuyết “Kỹ Thuật Mạch Điện Tử” NXB Giáo Dục năm 2002. 
[7]. NGUYỄN ĐỨC LỢI “GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ” – KHOA 
KỸ THUẬT ĐIỆN ĐIỆN TỬ LƯU HÀNH NỘI BỘ NĂM 2018 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thuc_tap_dien_tu_co_ban.pdf