Đánh giá hiệu quả cải thiện trạng thái chức năng cơ thể của phi công quân sự bằng phương pháp luyện tập phản hồi sinh học

Lái máy bay quân sự là loại hình lao động đặc thù, đòi hỏi người phi công phải

có sức chịu đựng tốt về thể lực, thần kinh vững vàng và khả năng phản ứng nhanh

với mọi tình huống. Trong quá trình tham gia hoạt động bay, phi công phải chịu ảnh

hưởng của nhiều yếu tố bất lợi đối với sức khỏe như: tiếng ồn, tác động của gia tốc,

quá tải thể chất, bức xạ mặt trời, áp lực với các bài bay khó. gây ra sự căng thẳng

thần kinh và tâm lý, làm cơ thể mệt mỏi, suy giảm trạng thái chức năng cơ thể

(TTCNCT), từ đó có thể dẫn đến tai nạn bay. Điều này càng rõ rệt hơn với các bài

bay có độ phức tạp cao, trong điều kiện khí tượng khắc nghiệt, bay đêm hoặc thực

hiện các nhiệm vụ đặc biệt [1].

Hiện nay, việc đánh giá sự thay đổi TTCNCT cũng như đặc điểm tâm sinh lý

là nội dung không thể thiếu trong công tác giám định sức khỏe cho phi công quân sự

(PCQS) tại Việt Nam. Cùng với việc đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố tâm sinh lý

đến hoạt động bay thì việc tìm kiếm và áp dụng các phương pháp luyện tập giúp phi

công phục hồi được TTCNCT, giảm thiểu căng thẳng và cải thiện sức khỏe là vấn đề

đang được quan tâm.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã bước đầu áp dụng các bài luyện tập phục

hồi theo nguyên lý phản hồi sinh học trên PCQS lái máy bay Su-30. Việc xem xét sự

thay đổi các chỉ số TTCNCT của phi công trước và sau luyện tập là cơ sở đánh giá

mức độ cải thiện sức khỏe, từ đó khẳng định hiệu quả của phương pháp và đề xuất

các giải pháp nâng cao sức khỏe nghề nghiệp cho PCQS.

Đánh giá hiệu quả cải thiện trạng thái chức năng cơ thể của phi công quân sự bằng phương pháp luyện tập phản hồi sinh học trang 1

Trang 1

Đánh giá hiệu quả cải thiện trạng thái chức năng cơ thể của phi công quân sự bằng phương pháp luyện tập phản hồi sinh học trang 2

Trang 2

Đánh giá hiệu quả cải thiện trạng thái chức năng cơ thể của phi công quân sự bằng phương pháp luyện tập phản hồi sinh học trang 3

Trang 3

Đánh giá hiệu quả cải thiện trạng thái chức năng cơ thể của phi công quân sự bằng phương pháp luyện tập phản hồi sinh học trang 4

Trang 4

Đánh giá hiệu quả cải thiện trạng thái chức năng cơ thể của phi công quân sự bằng phương pháp luyện tập phản hồi sinh học trang 5

Trang 5

Đánh giá hiệu quả cải thiện trạng thái chức năng cơ thể của phi công quân sự bằng phương pháp luyện tập phản hồi sinh học trang 6

Trang 6

Đánh giá hiệu quả cải thiện trạng thái chức năng cơ thể của phi công quân sự bằng phương pháp luyện tập phản hồi sinh học trang 7

Trang 7

Đánh giá hiệu quả cải thiện trạng thái chức năng cơ thể của phi công quân sự bằng phương pháp luyện tập phản hồi sinh học trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 7780
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá hiệu quả cải thiện trạng thái chức năng cơ thể của phi công quân sự bằng phương pháp luyện tập phản hồi sinh học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá hiệu quả cải thiện trạng thái chức năng cơ thể của phi công quân sự bằng phương pháp luyện tập phản hồi sinh học

Đánh giá hiệu quả cải thiện trạng thái chức năng cơ thể của phi công quân sự bằng phương pháp luyện tập phản hồi sinh học
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 21, 12-2020 74
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CẢI THIỆN TRẠNG THÁI CHỨC NĂNG 
CƠ THỂ CỦA PHI CÔNG QUÂN SỰ BẰNG PHƯƠNG PHÁP 
LUYỆN TẬP PHẢN HỒI SINH HỌC 
NGUYỄN HỒNG QUANG (1), HOÀNG VĂN HUẤN (1), BÙI THỊ HƯƠNG (1), 
TRẦN THỊ NHÀI (1), LÊ VĂN CƯỜNG (1), TRẦN THU TRANG (1) 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Lái máy bay quân sự là loại hình lao động đặc thù, đòi hỏi người phi công phải 
có sức chịu đựng tốt về thể lực, thần kinh vững vàng và khả năng phản ứng nhanh 
với mọi tình huống. Trong quá trình tham gia hoạt động bay, phi công phải chịu ảnh 
hưởng của nhiều yếu tố bất lợi đối với sức khỏe như: tiếng ồn, tác động của gia tốc, 
quá tải thể chất, bức xạ mặt trời, áp lực với các bài bay khó... gây ra sự căng thẳng 
thần kinh và tâm lý, làm cơ thể mệt mỏi, suy giảm trạng thái chức năng cơ thể 
(TTCNCT), từ đó có thể dẫn đến tai nạn bay. Điều này càng rõ rệt hơn với các bài 
bay có độ phức tạp cao, trong điều kiện khí tượng khắc nghiệt, bay đêm hoặc thực 
hiện các nhiệm vụ đặc biệt [1]. 
Hiện nay, việc đánh giá sự thay đổi TTCNCT cũng như đặc điểm tâm sinh lý 
là nội dung không thể thiếu trong công tác giám định sức khỏe cho phi công quân sự 
(PCQS) tại Việt Nam. Cùng với việc đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố tâm sinh lý 
đến hoạt động bay thì việc tìm kiếm và áp dụng các phương pháp luyện tập giúp phi 
công phục hồi được TTCNCT, giảm thiểu căng thẳng và cải thiện sức khỏe là vấn đề 
đang được quan tâm. 
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã bước đầu áp dụng các bài luyện tập phục 
hồi theo nguyên lý phản hồi sinh học trên PCQS lái máy bay Su-30. Việc xem xét sự 
thay đổi các chỉ số TTCNCT của phi công trước và sau luyện tập là cơ sở đánh giá 
mức độ cải thiện sức khỏe, từ đó khẳng định hiệu quả của phương pháp và đề xuất 
các giải pháp nâng cao sức khỏe nghề nghiệp cho PCQS. 
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Đối tượng nghiên cứu 
30 PCQS lái máy bay Su-30 có tuổi đời từ 27 đến 43, đang công tác tại 2 trung 
đoàn X và Y thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân. 
2.2. Thiết bị nghiên cứu: Bộ phần mềm luyện tập phục hồi Reacor [2]; thiết 
bị đánh giá nhanh TTCNCT Ritm-MET [3]; thiết bị nghiên cứu tâm sinh lý cầm tay 
UPFT-1/30 của Liên bang Nga [4]. 
2.3. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, so sánh trước sau. 
2.4. Phương pháp thực hiện nghiên cứu 
Nguyên lý: Phương pháp luyện tập theo nguyên lý phản hồi sinh học cho phép 
đối tượng thực hiện có thể kiểm soát TTCNCT và hoạt động hệ thần kinh thông qua 
các chỉ số sinh lý được đo một cách trực quan khi tiến hành các nội dung luyện tập, 
từ đó cơ thể sẽ tạo ra phản xạ để hình thành khả năng tự điều hòa và đạt đến trạng 
thái tâm sinh lý tối ưu [2]. 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 21, 12-2020 75
Kỹ thuật tiến hành: 
- PCQS được thực hiện 7 bài luyện tập trên phần mềm Reacor bao gồm: điều 
hòa nhiệt độ cơ thể; điều hòa chức năng phổi và hô hấp; điện cơ đồ; điều hòa tần số 
nhịp tim và mạch đập; điều hòa các chỉ số tuần hoàn máu; phản ứng điện da; điều 
hòa huyết áp. Bộ phần mềm Reacor được cài đặt trên hệ thống thiết bị Egoscop với 
các điện cực chuyên dụng cho phép đo và hiển thị sự thay đổi các chỉ số sinh lý của 
phi công theo các nội dung luyện tập. Mỗi phi công sẽ quan sát và luyện tập tự điều 
hòa các chỉ số để đưa cơ thể đến trạng thái hồi phục. 
- Mỗi bài luyện tập được thực hiện 1 lần/ngày trong phòng kín. TTCNCT của 
PCQS ở thời điểm trước luyện tập cần ổn định. Thời gian mỗi bài luyện tập khoảng 
30-45 phút. Toàn bộ quá trình luyện tập được thực hiện trong 7 ngày. 
- Đo các chỉ số nghiên cứu trước và sau luyện tập bằng thiết bị Ritm-MET. 
Hiệu quả cải thiện TTCNCT sau luyện tập được đánh giá thông qua sự thay đổi các 
chỉ số chức năng tim mạch và kết quả thực hiện các bài test tâm sinh lý cảm giác vận 
động trên thiết bị. Dựa trên số liệu đo, chương trình Ritm-MET tự động tổng hợp và 
phân tích kết quả đánh giá để đưa ra kết luận về TTCNCT của đối tượng khảo sát 
với 3 mức độ [3]: 
+ Mức 1: Đạt và phù hợp với mọi công việc; 
+ Mức 2: Đạt có điều kiện, phù hợp với công việc trong điều kiện bình 
thường, nhưng trong trường hợp đặc biệt cần có sự giám sát của quản lý; 
+ Mức 3: Không đạt, chưa phù hợp để thực hiện công việc, khuyến cáo nên 
kiểm tra sức khỏe tâm sinh lý kỹ hơn. 
- Ngoài ra, trước và sau mỗi bài luyện tập, phi công được sử dụng thiết bị 
UPFT-1/30 để đo điểm đánh giá TTCNCT. Theo quy định của thiết bị, điểm đánh 
giá TTCNCT nằm trong khoảng từ 0,001 đến 1 [4]. Căn cứ vào số điểm đo được, 
thiết bị tự động xếp loại TTCNCT của phi công theo các mức [4]: 
+ Mức báo động: Điểm đánh giá TTCNCT = 0,001; 
+ Mức tiêu cực: Điểm TTCNCT từ trên 0,001 đến 0,1; 
+ Mức gần ổn định: Điểm TTCNCT từ trên 0,1 đến 0,37; 
+ Mức ổn định: Điểm TTCNCT từ trên 0,37 đến 0,64; 
+ Mức gần tối ưu: Điểm TTCNCT từ trên 0,64 đến 0,8; 
+ Mức tối ưu: Điểm TTCNCT từ trên 0,8 đến 1. 
Sự cải ...  khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 21, 12-2020 76
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu 
Nghiên cứu được sự chấp thuận của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh 
học Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, mã số: 09/2019/VREC và sự đồng ý của Quân 
chủng Phòng không - Không quân. Trong quá trình nghiên cứu, thông tin của các 
đối tượng tham gia được mã hóa và bảo mật tuyệt đối. 
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 
3.1. Các chỉ số chức năng tim mạch của PCQS trước và sau luyện tập 
Chỉ số chức năng tim mạch của PCQS trước và sau luyện tập được xác định 
bằng phép đo quang thể tích trên thiết bị Ritm-MET trình bày trong bảng 1. 
Bảng 1. Chỉ số chức năng tim mạch của PCQS trước và sau luyện tập 
Chỉ số đánh giá 
Tiêu 
chuẩn 
thiết bị [3] 
Kết quả đo của PCQS 
(X ± SD) 
p Trước 
luyện tập 
(n = 30) 
Sau 
luyện tập 
(n = 30) 
Nhịp tim (nhịp/phút) 57 ÷75 73,7 ± 6,1 70,5 ± 3,1 <0,05 
Huyết áp tâm thu (mmHg) 105 ÷ 120 113,6 ± 4,8 110,3 ± 2,3 <0,05 
Huyết áp tâm trương (mmHg) 66 ÷ 83 72,6 ± 4,5 70,0 ± 2,1 <0,05 
Huyết áp trung bình (mmHg) 80 ÷ 92 86,2 ± 4,6 83,6 ± 2,5 <0,05 
Nhịp thở (nhịp/phút) 15 ÷ 18 17,1 ± 1,8 16,2 ± 1,4 <0,05 
Chỉ số tim mạch HI (lit/phút/m2) 2,1 ÷ 2,35 2,3 ± 0,1 2,2 ± 0,1 >0,05 
Hệ số Hildebrandt đánh giá mức độ 
đồng bộ trong hoạt động của hệ hô 
hấp và tuần hoàn (đơn vị quy ước) 
3,5 ÷ 4,5 4,6 ± 0,8 4,2 ± 0,6 <0,05 
Hệ số biến thiên nhịp tim (%) 6 ÷ 7,5 6,7 ± 1,5 5,8 ±1,3 <0,05 
Cường độ nhịp tim (đơn vị quy ước) 7 ÷ 7,5 7,6 ± 2,8 7,2 ± 1,2 <0,05 
Chỉ số căng thẳng điều hòa TI (đơn 
vị quy ước) 35 ÷ 80 78,4 ± 2,5 75,3 ± 1,2 <0,05 
Kết quả bảng 1 cho thấy, hầu hết các chỉ số chức năng tim mạch của PCQS 
trước luyện tập đều nằm trong ngưỡng ổn định. Tuy nhiên hệ số Hildebrandt thu 
được trước luyện tập là 4,6±0,8 cao hơn tiêu chuẩn của thiết bị và phản ánh sự thiếu 
đồng bộ trong hoạt động của hệ hô hấp và hệ tuần hoàn [5]. Chỉ số này sau luyện tập 
giảm còn 4,2±0,6 có ý nghĩa thống kê (p<0,05) và nằm trong giới hạn tiêu chuẩn. 
Điều này cho thấy sau luyện tập, hoạt động đồng bộ của hệ hô hấp và tuần hoàn đã 
được cải thiện theo xu hướng tốt hơn. Tương tự, chỉ số căng thẳng của hệ điều hòa 
TI sau luyện tập cũng giảm từ 78,4±2,5 xuống còn 75,3±1,2 (sự khác biệt có ý nghĩa 
thống kê với p<0,05). Đây là chỉ số phản ánh tác động tổng hợp của các cơ chế điều 
hòa hệ tim mạch [5]. Sự giảm chỉ số TI sau luyện tập cho thấy biểu hiện hoạt động 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 21, 12-2020 77
chức năng của hệ thần kinh trung ương với các hoạt động tim mạch đã được cân 
bằng hơn. Ngoài 2 chỉ số trên, các chỉ số về nhịp tim, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm 
trương và nhịp thở sau luyện tập đều có xu hướng thay đổi tốt hơn so với trước luyện 
tập, thể hiện hoạt động chức năng của hệ tuần hoàn và hô hấp đã được cải thiện. Điều 
này cũng phản ánh sự cân bằng và bớt căng thẳng hơn của PCQS. 
3.2. Kết quả kiểm tra các bài test tâm sinh lý trên thiết bị Ritm-MET 
Các PCQS được thực hiện 3 bài test trên thiết bị Ritm-MET bao gồm: phản xạ 
thị giác vận động đơn giản; phản xạ với mục tiêu di động và typping test (Gà mổ 
thóc) [3]. Đây là những test tâm sinh lý được sử dụng rộng rãi để đánh giá khả năng 
thích nghi của người lao động trong lĩnh vực đặc thù, trong đó có PCQS [6]. So sánh 
kết quả thực hiện test trước và sau luyện tập cho phép đánh giá mức độ suy giảm 
hoặc cải thiện trạng thái chức năng của hệ cơ quan cảm giác vận động dưới sự điều 
khiển của hệ thần kinh trung ương. 
3.2.1. Kết quả test “Phản xạ thị giác vận động đơn giản” trước và sau luyện 
tập 
Bài test “Phản xạ thị giác vận động đơn giản” trên thiết bị Ritm-MET được sử 
dụng để kiểm tra khả năng phản xạ với các kích thích ánh sáng, qua đó đánh giá mức 
độ tập trung chú ý của hệ thần kinh trung ương [3]. Các chỉ số đánh giá bao gồm 
thời gian phản xạ và tỷ lệ phản xạ sai. Kết quả bài test được trình bày tại bảng 2. 
Bảng 2. Kết quả thực hiện test “Phản xạ thị giác vận động đơn giản” 
Chỉ số đánh giá 
Tiêu 
chuẩn 
thiết bị 
[3] 
Kết quả đo của PCQS 
(X ± SD) 
p Trước 
luyện tập 
(n = 30) 
Sau 
luyện tập 
(n = 30) 
Thời gian phản xạ trung bình (ms) < 240 297,5 ± 10,5 285,3 ± 8,6 <0,05 
Thời gian phản xạ tối thiểu tmin 
(ms) 
180 ÷ 200 217,0 ± 15,4 196,9 ±11,7 <0,05 
Thời gian phản xạ tối đa tmax (ms) 250 ÷ 350 462,4 ± 22,0 414,5 ±17,1 <0,05 
Tỷ lệ phản xạ sai (%) 0 ÷ 5 1,41 ± 0,3 1,3 ± 0,3 <0,05 
Kết quả bảng 2 cho thấy, sau luyện tập chỉ số thời gian phản xạ trung bình và 
tỷ lệ phản xạ sai đều giảm lần lượt từ 297,5±10,5 xuống 285,3±8,6 ms và 1,41±0,3 
xuống 1,3±0,3% (có ý nghĩa thống kê với p<0,05). Xu hướng tương tự cũng nhận 
được với sự giảm đi có ý nghĩa thống kê của các chỉ số thời gian phản xạ tối thiểu và 
thời gian phản xạ tối đa từ 217,0±15,4 xuống 196,9±11,7 ms và 462,4±22,0 xuống 
414,5±17,1 ms. Đây là các chỉ số phản ánh mức độ phản xạ và bền vững của các quá 
trình thần kinh [7]. Sự giảm đi của các chỉ số cho thấy hoạt động của hệ thần kinh đã 
có sự cải thiện. PCQS đã phản xạ nhanh và có độ chính xác cao hơn với kích thích 
thị giác trong bài test sau khi được tham gia luyện tập. 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 21, 12-2020 78
3.2.2. Kết quả test “Phản xạ với mục tiêu di động” trước và sau luyện tập 
Bài test “Phản xạ với mục tiêu di động” trên thiết bị Ritm-MET được sử dụng 
để đánh giá khả năng tư duy về thời gian và không gian cũng như khả năng tập trung 
chú ý và phản xạ nhanh nhạy, chính xác của hệ thần kinh [3]. Chỉ số được sử dụng 
để đánh giá bao gồm tỷ lệ chính xác trúng mục tiêu và các chỉ số đặc điểm phản xạ. 
Kết quả bài test được trình bày tại bảng 3. 
Bảng 3. Kết quả thực hiện test “Phản xạ với mục tiêu di động” 
Chỉ số đánh giá 
Tiêu 
chuẩn 
thiết 
bị [3] 
Kết quả đo của PCQS 
(X ± SD) 
p Trước 
luyện tập 
(n = 30) 
Sau 
luyện tập 
(n = 30) 
Tỷ lệ trúng mục tiêu (%) >25 24,8 ± 5,5 31,4 ± 4,6 < 0,05 
Độ lệch trung bình tất cả phản xạ (%) <7 8,1 ± 2,2 6,5 ± 1,8 < 0,05 
Phân tán của tất cả các phản xạ (%) <16 16,8 ± 2,8 16,07 ±2,1 < 0,05 
Kết quả bảng 3 cho thấy, trước luyện tập tỷ lệ trúng mục tiêu đạt 24,8±5,5%, 
thấp hơn so với tiêu chuẩn thiết bị đưa ra (>25%). Sau luyện tập, chỉ số này đã được 
cải thiện tăng lên 31,4±4,6% với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,05. Chỉ số độ 
lệch trung bình và mức độ phân tán của tất cả các phản xạ ở thời điểm trước luyện 
tập có giá trị lần lượt là 8,1±2,2 và 16,8±2,8% đều cao hơn giới hạn tiêu chuẩn (<7 
và <16%). Sau luyện tập, các chỉ số này giảm còn 6,5±1,8 và 16,07±2,1% và nằm 
trong ngưỡng tiêu chuẩn. Như vậy việc thực hiện các bài luyện tập phục hồi đã giúp 
phi công cải thiện các chỉ số theo hướng tốt lên, tăng tỷ lệ chính xác trúng mục tiêu 
cũng như giảm độ lệch và sự phân tán của phản xạ. Các phản xạ chính xác có xu 
hướng tập trung, liên tục và thường xuyên hơn, giảm các phản xạ sai. Điều này cho 
thấy có sự cải thiện về khả năng tư duy nhận thức thời gian và không gian, mức độ 
cân bằng quá trình hưng phấn và ức chế cũng như khả năng tập trung chú ý, phản xạ 
chính xác với những thay đổi vật thể trong không gian của PCQS [8]. 
3.2.3. Kết quả test “Gà mổ thóc” trước và sau luyện tập 
Test “Gà mổ thóc” là nghiệm pháp dùng để đánh giá hoạt lực của các quá 
trình thần kinh bằng cách đo động lực học tốc độ di chuyển của ngón tay ở các đối 
tượng nghiên cứu [3]. Những đối tượng có hệ thần kinh mạnh có thể chịu được các 
tải trọng công việc nặng nề và duy trì kéo dài hơn so với những người có hệ thần 
kinh yếu do mệt mỏi thể chất hoặc tinh thần [9]. Các chỉ số đánh giá bài test bao 
gồm thời gian giữa các chuyển động và chỉ số mệt mỏi. Kết quả bài test được trình 
bày tại bảng 4. 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 21, 12-2020 79
Bảng 4. Kết quả thực hiện test “Gà mổ thóc” 
Chỉ số đánh giá 
Tiêu 
chuẩn 
thiết bị 
[3] 
Kết quả đo của PCQS 
(X ± SD) 
p 
Trước luyện 
tập (n=30) 
Sau luyện 
tập (n=30) 
Thời gian trung bình giữa các 
chuyển động (5 giây đầu) (ms) 
<140 133,8 ± 11,7 131,4 ±11,9 <0,05 
Thời gian trung bình giữa tất cả 
các chuyển động (ms) 
<155 146,1 ± 8,9 141,6 ± 8,3 <0,05 
Chỉ số mệt mỏi (đơn vị quy ước) <85 82,7 ± 4,5 79,8 ± 6,1 <0,05 
Kết quả bảng 4 cho thấy, chỉ số thời gian trung bình giữa các chuyển động 
trong 5s đầu và tất cả các chuyển động sau luyện tập của phi công đều giảm so với 
trước luyện tập với giá trị lần lượt là 133,8±11,7 xuống 131,4±11,9 ms và 146,1±8,9 
xuống 141,6±8,3 ms. Chỉ số mệt mỏi sau luyện tập đạt 79,8±6,1 cũng giảm so với 
trước luyện tập (82,7±4,5). Điều này cho thấy mức độ mệt mỏi của PCQS đã được 
cải thiện sau luyện tập, biểu thị bằng tốc độ di chuyển của các ngón tay khi thực hiện 
động tác gõ đã tăng lên, thời gian trung bình giữa các chuyển động giảm đi và do 
vậy hoạt lực của hệ thần kinh cũng có sự gia tăng. 
3.3. Kết quả đánh giá nhanh TTCNCT của PCQS trước và sau luyện tập 
Kết quả đánh giá nhanh mức độ đáp ứng yêu cầu về sức khỏe nghề nghiệp của 
PCQS trước và sau luyện tập trên thiết bị Ritm-MET được trình bày tại bảng 5. 
Bảng 5. Kết quả phân loại PCQS trên thiết bị Ritm-MET 
Mức TTCNCT theo thiết bị 
Ritm-MET 
Trước luyện tập 
(n = 30) 
Sau luyện tập 
(n = 30) 
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 
Mức độ 1 (Đạt) 11 36,7 22 73,3 
Mức độ 2 (Đạt có điều kiện) 19 63,3 8 26,7 
Mức độ 3 (Không đạt) 0 0 0 0 
Bảng 5 cho thấy, sau khi luyện tập hồi phục, tỷ lệ phi công xếp loại làm việc 
mức độ 1 tăng từ 36,7% lên 73,3% và tỷ lệ xếp loại làm việc mức độ 2 giảm từ 
63,3% xuống 26,7%, không có trường hợp nào nằm ở mức 3 cả trước và sau luyện 
tập. Dựa trên tiêu chí đánh giá của thiết bị Ritm-MET, có thể thấy sau luyện tập, 
TTCNCT của PCQS đã tốt hơn và khả năng thực hiện nhiệm vụ được cải thiện. 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 21, 12-2020 80
Để đánh giá rõ hơn về mức độ cải thiện TTCNCT của nhóm PCQS được khảo 
sát, nhóm nghiên cứu đã tiến hành đo đạc điểm đánh giá TTCNCT của phi công 
bằng thiết bị UPFT-1/30. Kết quả thu được cho thấy, điểm đánh giá TTCNCT sau 
luyện tập của phi công đã tăng từ 0,48±0,03 lên 0,69±0,15 với sự khác biệt có ý 
nghĩa thống kê p<0,05. Căn cứ theo tiêu chuẩn xếp loại mức TTCNCT trên thiết bị 
UPFT-1/30 được đề cập tại mục 2.4, nhóm phi công quân sự được khảo sát đã cải 
thiện TTCNCT từ mức “Ổn định” lên mức “Gần tối ưu” sau khi được luyện tập. 
4. KẾT LUẬN 
- TTCNCT của PCQS bước đầu đã có sự cải thiện sau khi thực hiện các bài 
luyện tập hồi phục bằng phương pháp phản hồi sinh học. Các chỉ số chức năng tim 
mạch đều thay đổi theo xu hướng tốt lên. Hệ số Hildebrandt đánh giá mức độ đồng 
bộ trong hoạt động của hệ hô hấp và tuần hoàn và chỉ số căng thẳng của hệ điều hòa 
TI đều cải thiện sau luyện tập. 
- Trạng thái chức năng của các hệ cơ quan cảm giác vận động dưới sự điều 
khiển của hệ thần kinh trung ương được nâng cao sau quá trình luyện tập thể hiện 
qua sự giảm hệ số mệt mỏi, thời gian phản ứng, độ lệch và mức độ phân tán của các 
phản xạ thị giác và vận động, trong khi tỷ lệ phản xạ chính xác tăng lên. Sau luyện 
tập, TTCNCT của PCQS đã được nâng từ mức “Ổn định” lên mức “Gần tối ưu” 
với tỷ lệ xếp loại làm việc mức độ 1 (Đạt) tăng từ 36,7% lên 73,3%; tỷ lệ xếp loại 
làm việc mức độ 2 (Đạt có điều kiện) giảm từ 63,3% xuống 26,7% và không có 
trường hợp nào nằm ở mức 3 (Không đạt). 
- Để nâng cao hiệu quả cải thiện TTCNCT cho PCQS, cần tiếp tục triển khai 
các nội dung luyện tập bằng phương pháp phản hồi sinh học với các liệu trình dài và 
tối ưu hơn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Пантюхов А.П., Соколов Ю.А., Авиационная медицина: учеб.пособие, 
Минск : БГМУ, 2013, 355 с. 
2. Научно-производственно-конструкторская фирма “Медиком МТД”, 
Функциональное биоуправление с биологической обратной связью 
“Реакор”, Руководство пользователя, Часть 1, 2012, 191 c. 
3. ИНМЭТ РИТМ-МЭТ ПК, Автоматизированный комплекс 
ритмографический для предсменного медико-психофизиологического 
кнтроля функционального состояния оперативного персонала, 
Руководство пользователя. М., 2016, 64 c. 
4. Научно-производственно-конструкторская фирма “Медиком МТД”, 
Устройство психофизиологического тестирования УПФТ - 1/30- 
“Психофизиолог”, Методический справочник, 2017, 124 с. 
5. Ковалева А.В., Панова Е.Н., Горбачева А.К., Анализ вариабельности 
ритма сердца и возможности его применения, Современная зарубежная 
психология, 2013, 1:35-50. 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 21, 12-2020 81
6. Бодров В.А., Психология профессиональной пригодности, Учебное 
пособие для вузов - М.ПЕР СЭ, 2001, 511 с. 
7. Суворов Н.Б., Информационная надежность человека в системах 
управления, Психологические аспекты, информация и космос, 2009, 3:98-
102. 
8. Смирнова Т.М., Быстрицкая А.Ф., Крутько В.Н., Морозов В.С., Система 
оценки психической работоспособности как важного показателя 
здоровья, Труды ИСА РАН, 2005, 13:170-194. 
9. Научно-производственно-конструкторская фирма “Медиком МТД”, 
Модуль психомоторных тестов, Методический справочник, 2017, 61 c. 
SUMMARY 
EVALUATING EFFICIENCY OF IMPROVING THE BODY FUNCTION 
STATUS OF MILITARY PILOTS BY BIOFEEDBACK TRAINING 
The effectiveness of restoring the body function status of 30 Vietnamese 
military pilots flying Su-30 aircraft has been evaluated by biofeedback training 
method. The pilots were trained by 7 exercises on the system Reacor. The 
recoverable ability of the pilot's body function status was assessed through changes 
of cardiac function index and the results of psychophysical tests using Ritm-Met and 
UPFT-1/30 systems. The results showed that the body function status of the military 
pilots after training was improved with the enhancing of cardiac function index and 
reducing of stress index: Hildebrandt index decreased from 4.6±0.8 to 4.2±0.6 and 
Tension index of the regulatory systems (TI) decreased from 78.4±2.5 to 75.3±1.2. 
In addition, the functional state of the sensory organ systems under the control of the 
central nervous system of the pilots after training was also improved, expressed by 
the reduction of the percentage of false reflexes in the test "Simple visual reflex" 
(from 1.41±0.3 to 1.3±0.3%), increasing the percentage of target hits in the "Reflex 
with moving target" test (from 24.8±5.5 to 31.4±4.6%) and reduced the fatigue 
index when performing typping tests (from 82.7±4.5 to 79.8±6.1). 
 Keywords: Military pilots, biofeedback training, body function status, 
cardiac function index, psychophysical tests. 
Nhận bài ngày 24 tháng 4 năm 2020 
Phản biện xong ngày 31 tháng 5 năm 2020 
Hoàn thiện ngày 01 tháng 6 năm 2020 
 (1) Viện Y sinh Nhiệt đới, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_hieu_qua_cai_thien_trang_thai_chuc_nang_co_the_cua.pdf