Nghiên cứu giải pháp thu phát dữ liệu theo chuẩn truyền thông гост 26765.52-87 trong các hệ thống tác chiến điện tử do nga chế tạo

1. MỞ ĐẦU

Việc nghiên cứu, khai thác làm chủ các tổ hợp vũ khí trang bị kỹ thuật đặc biệt

là tổ hợp tác chiến điện tử (TCĐT) trên tàu Hải quân là một nhiệm vụ vô cùng

quan trọng. Các hệ thống, khí tài TCĐT thường thực hiện các nhiệm vụ: trinh sát

điện tử, chế áp điện tử và bảo vệ điện tử [1]. Tổ hợp tác chiến điện tử gồm nhiều

thiết bị được kết nối với nhau và nối với các hệ thống khác một cách hoàn chỉnh,

thông qua nhiều giao thức truyền thông như nối tiếp, song song, ethernet, cùng các

chuẩn như RS-485, RS-232, ГОСТ 26765.52-87 (ГОСТ- 87),.

Nội dung bài báo có ba phần chính: phần thứ nhất giới thiệu về chuẩn ГОСТ -

87, các ưu nhược điểm và tham số truyền thông. Phần thứ hai đề cập đến nguyên lý

truyền thông trên một mô đun truyền thông theo chuẩn ГОСТ-87 của LB Nga

(POY-400). Phần thứ ba đề xuất thiết kế một mô đun truyền thông theo chuẩn

ГОСТ-87 với các linh kiện thông dụng.

Nghiên cứu giải pháp thu phát dữ liệu theo chuẩn truyền thông гост 26765.52-87 trong các hệ thống tác chiến điện tử do nga chế tạo trang 1

Trang 1

Nghiên cứu giải pháp thu phát dữ liệu theo chuẩn truyền thông гост 26765.52-87 trong các hệ thống tác chiến điện tử do nga chế tạo trang 2

Trang 2

Nghiên cứu giải pháp thu phát dữ liệu theo chuẩn truyền thông гост 26765.52-87 trong các hệ thống tác chiến điện tử do nga chế tạo trang 3

Trang 3

Nghiên cứu giải pháp thu phát dữ liệu theo chuẩn truyền thông гост 26765.52-87 trong các hệ thống tác chiến điện tử do nga chế tạo trang 4

Trang 4

Nghiên cứu giải pháp thu phát dữ liệu theo chuẩn truyền thông гост 26765.52-87 trong các hệ thống tác chiến điện tử do nga chế tạo trang 5

Trang 5

Nghiên cứu giải pháp thu phát dữ liệu theo chuẩn truyền thông гост 26765.52-87 trong các hệ thống tác chiến điện tử do nga chế tạo trang 6

Trang 6

Nghiên cứu giải pháp thu phát dữ liệu theo chuẩn truyền thông гост 26765.52-87 trong các hệ thống tác chiến điện tử do nga chế tạo trang 7

Trang 7

Nghiên cứu giải pháp thu phát dữ liệu theo chuẩn truyền thông гост 26765.52-87 trong các hệ thống tác chiến điện tử do nga chế tạo trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 9620
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu giải pháp thu phát dữ liệu theo chuẩn truyền thông гост 26765.52-87 trong các hệ thống tác chiến điện tử do nga chế tạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu giải pháp thu phát dữ liệu theo chuẩn truyền thông гост 26765.52-87 trong các hệ thống tác chiến điện tử do nga chế tạo

Nghiên cứu giải pháp thu phát dữ liệu theo chuẩn truyền thông гост 26765.52-87 trong các hệ thống tác chiến điện tử do nga chế tạo
Kỹ thuật điện tử 
Đ. D. Điện, B. M. Tuấn, N. K. Hưng, “Nghiên cứu giải pháp thu phát  do Nga chế tạo.” 24 
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP THU PHÁT DỮ LIỆU THEO CHUẨN 
TRUYỀN THÔNG ГОСТ 26765.52-87 TRONG CÁC HỆ THỐNG 
 TÁC CHIẾN ĐIỆN TỬ DO NGA CHẾ TẠO 
Đỗ Doanh Điện*, Bùi Minh Tuấn, Nguyễn Kiều Hưng 
Tóm tắt: Bài báo giới thiệu về giải pháp thu phát dữ liệu theo chuẩn truyền 
thông ГОСТ 26765.52-87. Thông qua nghiên cứu mô đun POY-400 trong các hệ 
thống tác chiến điện tử, nhóm tác giả đã tìm hiểu nguyên lý hoạt động, xây dựng lại 
sơ đồ khối, sơ đồ nguyên lý của mô đun này. Mô đun POY-400 là một mô đun 
truyền thông theo chuẩn trên, sử dụng các linh kiện của Nga, qua thời gian sử dụng 
đã có những hư hỏng, việc tìm kiếm, sửa chữa gặp nhiều khó khăn. Trên cơ sở các 
kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất thiết kế một mô đun tương tự sử dụng các 
linh kiện dễ tìm kiếm, thay thế, lập trình. 
Từ khóa: ГОСТ 26765.52-87; POY-400; H1515XM1; Hệ thống con. 
1. MỞ ĐẦU 
Việc nghiên cứu, khai thác làm chủ các tổ hợp vũ khí trang bị kỹ thuật đặc biệt 
là tổ hợp tác chiến điện tử (TCĐT) trên tàu Hải quân là một nhiệm vụ vô cùng 
quan trọng. Các hệ thống, khí tài TCĐT thường thực hiện các nhiệm vụ: trinh sát 
điện tử, chế áp điện tử và bảo vệ điện tử [1]. Tổ hợp tác chiến điện tử gồm nhiều 
thiết bị được kết nối với nhau và nối với các hệ thống khác một cách hoàn chỉnh, 
thông qua nhiều giao thức truyền thông như nối tiếp, song song, ethernet, cùng các 
chuẩn như RS-485, RS-232, ГОСТ 26765.52-87 (ГОСТ- 87),... 
Nội dung bài báo có ba phần chính: phần thứ nhất giới thiệu về chuẩn ГОСТ -
87, các ưu nhược điểm và tham số truyền thông. Phần thứ hai đề cập đến nguyên lý 
truyền thông trên một mô đun truyền thông theo chuẩn ГОСТ-87 của LB Nga 
(POY-400). Phần thứ ba đề xuất thiết kế một mô đun truyền thông theo chuẩn 
ГОСТ-87 với các linh kiện thông dụng. 
2. CHUẨN ГОСТ 26765.52-87 
Chuẩn ГОСТ -87 được dùng nhiều trong các hệ thống truyền thông trên tàu, 
máy bay quân sự. Đây là là tiêu chuẩn quân sự của Nga, xác định đặc tính cơ học, 
điện và chức năng bus dữ liệu nối tiếp. Ban đầu nó được thiết kế để sử dụng với 
mục đích quân sự như hệ thống radar quân sự, hệ thống điều khiển máy bay, thông 
tin tác chiến trên tàu quân sự, sau đó được sử dụng trên cả mục đích dân sự như 
hàng hải, hàng không. 
2.1. Các đặc trưng truyền thông 
Bus của hệ thống sử dụng cặp dây duy nhất trở kháng 70-85 Ω tại tần số 1 
MHz. Dữ liệu trên bus được mã hóa Manchester hai trạng thái. Cặp thiết bị thu 
phát nhận tín hiệu qua biến áp cách ly. Nếu cự li ngắn, hai thiết bị sử dụng kết nối 
kiểu trực tiếp, khi cự li xa đến 6m thì sử dụng kiểu kết nối thông qua biến áp ghép 
nối. Kiểu truyền dẫn của trong hệ thống là bán song công. Số thiết bị đầu cuối tối 
đa trong một hệ thống đến 31 thiết bị. 
Kiến trúc một hệ thống dùng bus theo chuẩn ГОСТ- 87 như trên hình 1. Kiến 
trúc này bao gồm bộ điều khiển bus (BC) điều khiển nhiều thiết bị đầu cuối từ xa 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Điện tử, 9 - 2020 25 
(RT) được kết nối với nhau bằng một bus dữ liệu. Hệ thống cũng có thể có một 
hoặc nhiều thiết bị giám sát bus (BM) nhưng thiết bị này không được phép tham 
gia vào việc truyền dữ liệu, và chỉ được sử dụng để ghi lại dữ liệu phục vụ phân 
tích. Khi thiết lập thêm bus dự phòng, sẽ có nhiều hơn một bus dữ liệu, ví dụ bus 
dự phòng thứ hai, bus dự phòng thứ ba. 
Bộ điều khiển 
bus (BC)
Bộ điều khiển 
bus dự phòng 
(BBC)
Giám sát 
bus (BM)
Thiết bị đầu 
cuối từ xa
(RT)
Hệ thống 
con
Hệ thống con
được nhúng RT
Tối đa 30 RT
1 BC được hoạt động 
tại một thời điểm
Bus A ГОСТ.87
Bus B ГОСТ.87 Các bus dự 
phòng
Giao thức bất kỳ
Hình 1. Kiến trúc một hệ thống bus ГОСТ- 87. 
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
1 15 55
Số từ dữ liệu/
Mã chế độ
Địa chỉ con/Chế độĐịa chỉ Thiết bị 
đầu cuối
Đồng bộ
1 11 15
Địa chỉ Thiết bị 
đầu cuối
Đồng bộ
T/R P
B
ản
 t
in
 l
ỗ
i
Y
êu
 c
ầu
d
ịc
h
 v
ụ
1 3
Dự phòng
1 1 1 1
P
ar
it
y
C
ờ
 R
T
B
ận
C
ờ
 h
ệ 
th
ố
n
g
co
n
C
h
ấp
 n
h
ận
 đ
iề
u
k
h
iể
n
 b
u
s 
đ
ộ
n
g
116
Dữ liệuĐồng bộ P
P
h
át
 q
u
ản
g
b
á
T
h
iế
t 
b
ị 
đ
o
 k
iể
m
Bit
Từ lệnh
Từ dữ liệu
Từ trạng thái
Hình 2. Các từ được truyền trong hệ thống [3]. 
Tất cả truyền dẫn trên bus được điều khiển bởi bộ điều khiển bus. Một hệ thống 
con có thể kết nối với bus thông qua RT bằng giao thức bất kỳ hoặc hệ thống con 
này được thiết kế có thể giao tiếp trực tiếp với bus. Có ba loại từ là từ dữ liệu, từ 
lệnh và từ trạng thái như mô tả trên hình 2. Mỗi từ truyền sẽ dài 20 bit bao gồm 3 
bit cho đồng bộ, 16 bit cho dữ liệu và 1 bit để kiểm soát lẻ. Các từ được truyền nối 
tiếp và khoảng thời gian tối thiểu giữa các từ là 4μs. 
2.2. Phương thức truyền thông 
Truyền thông giữa thành phần trong hệ thống sẽ bao gồm các trường hợp xảy ra 
là: giữa BC và một RT xác định hoặc giữa BC và cặp RT. 
Truyền thông BC đến RT theo định dạng 1 như trong hình 3: BC gửi từ lệnh 16-
bit (trên thực tế là 20 -bit), theo sau là từ 1 đến 32 từ dữ liệu 16-bit. Thiết bị RT 
nào được chọn sẽ gửi từ phản hồi 16-bit về trạng thái. 
Truyền thông RT đến BC theo định dạng 2: BC gửi từ lệnh đến RT, RT gửi từ 
trạng thái, theo sau là từ 1-32 từ dữ liệu. 
Kỹ thuật điện tử 
Đ. D. Điện, B. M. Tuấn, N. K. Hưng, “Nghiên cứu giải pháp thu phát  do Nga chế tạo.” 26 
Truyền thông RT đến RT theo định dạng 3: Bộ điều khiển BC gửi từ lệnh nhận 
và từ lệnh chuyển. RT truyền sẽ gửi từ trạng thái, tiếp sau là 1-32 từ dữ liệu. RT 
nhận sẽ gửi từ trạng thái của nó. 
Truyền thông trong chế độ lệnh không có từ dữ liệu theo định dạng 4: BC gửi từ 
lệnh với địa chỉ con 0 hoặc 31 xác định lệnh mã chế độ. RT trả lời bằng từ trạng thái. 
КС СД СД СД ОС КС....
t1 t2
bản tin tiếp theo
Định dạng 1
КС КС....
t2
bản tin tiếp theo
ОС СД СД СДĐịnh dạng 2
КС КС
t1
t1
....ОС СД СД СД ОС КС
t1 t2
bản tin tiếp theo
Định dạng 3
КС ОС КС
t1 t2
bản tin tiếp theo
КС ОС КС
t1 t2
bản tin tiếp theo
СД
КС КС
t2
СД ОС
t1
bản tin tiếp theo
Định dạng 4
Định dạng 5
Định dạng 6
Hình 3. Một số định dạng truyền thông theo ГОСТ- 87 [4]. 
Truyền thông trong chế độ lệnh với từ dữ liệu (truyền tin) theo định dạng 5: BC 
gửi lệnh với địa chỉ con 0 hoặc 31 xác định mã chế độ. RT trả lời bằng từ trạng 
thái, tiếp theo là từ dữ liệu duy nhất. 
Truyền thông trong chế độ lệnh với từ dữ liệu (nhận tin) theo định dạng 6: BC 
gửi lệnh với địa chỉ con 0 hoặc 31 xác định mã chế độ tiếp theo là từ dữ liệu duy 
nhất. RT phản hồi với từ trạng thái. 
Hình 3 là các bản tin theo giao thức truyền thông chuẩn ГОСТ- 87. Trong đó, 
КС là từ lệnh, СД là từ dữ liệu và ОС là từ phản hồi, t1là khoảng thời gian chờ tin 
phản hồi, t2 là các khoảng thời gian giữa các bản tin. 
Thông qua việc phân quyền ưu tiên, hệ thống truyền thông theo chuẩn ГОСТ- 
87, không bị xung đột bản tin. Tất cả các bản tin được đi trước bởi một từ lệnh và 
chỉ được kích hoạt bởi bộ điều khiển bus. 
3. MÔ ĐUN TRUYỀN THÔNG TRONG HỆ THỐNG TÁC CHIẾN ĐIỆN TỬ 
Mô đun РОУ-400 được sản xuất bởi công ty cổ phần điện tử ELCUS thuộc Đại 
học Kỹ thuật điện Quốc gia SAINT-PETERSBURG (LEEI). Mô đun này được sử 
dụng trong các hệ thống tác chiến điện tử trên các lớp tàu hải quân với mục đích 
thu nhận, điều khiển và kiểm soát dữ liệu [5]. 
Mô đun РОУ-400 thực hiện chức năng là mô đun truyền thông theo chuẩn 
ГОСТ- 87, khả năng dự phòng cao có nhiệm vụ: thực hiện gửi các tín hiệu kiểm 
tra tới nó và kiểm tra các thông tin thu nhận. 
Mô đun sử dụng hai mô đun thu phát BA996A dùng để thu phát dữ liệu từ máy 
tính đưa đến. Sau đó, tín hiệu được đưa đến hai bộ mã hóa và giải mã 588BГ7, tại 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Điện tử, 9 - 2020 27 
đây, dữ liệu nối tiếp được chuyển thành dữ liệu 16 bít song song D15-D0 đưa đến 
các hệ thống con, đồng thời cũng đưa đến IC điều khiển bus H1515XM1. Biến áp 
ТИЛ-3В dùng để cách ly, dữ liệu truyền nối tiếp theo mã Manchester-2 qua được 
biến áp này. 
IC mã hóa/giải mã
588ВГ7
Bộ thu/phát
BA-996 
ТИЛ-3В
Bộ dao động 
12Mhz
Mạch lựa 
chọn kênh
Mạch chia 
tần số
IC mã hóa/giải mã
588ВГ7
Bộ thu/phát
BA-996 
ТИЛ-3В
Bộ điều khiển OY 
H1515XM1
Bus dữ liệu D15-D0
Tín hiệu điều khiển
Địa chỉ A10-A0
Kênh 1
Kênh 2
Hình 4. Sơ đồ khối mô đun РОУ- 400. 
Trên cơ sở khai thác tài liệu, đo đạc nhóm nghiên cứu đã xây dựng lại sơ đồ 
nguyên lý của mô đun. 
Hình 5. BC dùng H1515XM1 và IC mã hóa/giải mã địa chỉ 588BГ7. 
Mạch thu phát dữ liệu nối tiếp sử dụng mô đun BA996A như hình 11. 
Hình 6. Mạch thu phát dữ liệu sử dụng IC BA996A và biến áp cách ly. 
Kỹ thuật điện tử 
Đ. D. Điện, B. M. Tuấn, N. K. Hưng, “Nghiên cứu giải pháp thu phát  do Nga chế tạo.” 28 
4. ĐỀ XUẤT THIẾT KẾ MÔ ĐUN TƯƠNG TỰ THEO CHUẨN ГОСТ- 87 
Qua nghiên cứu, khảo sát, đo đạc, phân tích nhóm nghiên cứu nhận thấy mô đun 
POY-400 là khâu trung gian để hệ thống kết nối với các thiết bị, có khả năng kết 
nối các chuẩn dữ liệu khác nhau [2]. Mô đun sử dụng các linh kiện của Nga, việc 
tìm kiếm, sửa chữa, thay thế khó khăn đặc biệt là trong đó có linh kiện là chip lõi 
là bộ điều khiển bus có lập trình. Vì vậy, nhóm nghiên cứu đề xuất xây dựng mô 
đun truyền thông theo chuẩn ГОСТ- 87 có các linh kiện dễ tìm kiếm thay thế cũng 
như lập trình. 
4.1. Sơ đồ khối phần cứng mô đun RT đề xuất 
DSP
(Host 
processor) 
Line 
Transceiver
Bus Transceiver Biến áp
BUS
Nguồn cấp
+15V, -15V5V, 3.3V
+15V, -15V
Các 
hệ thống con
Hình 7. Sơ đồ khối mô đun đề xuất. 
Sơ đồ khối bao gồm một bộ xử lý, một bộ thu phát bus, một bộ thu phát đường 
dây kết nối giữa bộ thu phát bus với bộ vi xử lý, các biến áp phối hợp. 
TMS320C6713 DSP của hãng Texas Instruments được sử dụng là bộ xử lý 
(Host processor). Nó có một bộ xử lý dấu phẩy động 32 bit chuyên cho hoạt động 
xử lý tín hiệu số. Tốc độ xung nhịp tới 167 MHz, tốc độ thực hiện lệnh là 1336 
MIPS, 192K byte RAM tĩnh bên trong (IRAM), bộ nhớ ngoài 16 bit. IC có bộ điều 
khiển truy cập bộ nhớ trực tiếp nâng cao (EDMA); hai cổng nối tiếp đệm đa kênh 
(McBSP); hai bộ định thời đa năng 32 bit; bộ tạo xung nhịp linh hoạt dựa trên 
vòng khóa pha (PLL). 
DS90LV019 của hãng National Semiconductor thực hiện chức năng của bộ thu 
phát đường truyền kết nối giữa DSP và bộ thu phát bus. DS90LV019 được thiết kế 
đặc biệt cho các ứng dụng kết nối điểm-điểm tốc độ cao, năng lượng tiêu thụ thấp. 
IC hoạt động ở điện áp 3.3V hoặc 5.0V; có một điều khiển vi sai và một bộ thu 
nhận. Bộ điều khiển chuyển đổi các mức CMOS/TTL thành các mức tín hiệu 
chênh lệch điện áp thấp. 
Trong sơ đồ thiết kế của mô đun, IC điều khiển bus là HI-1553 của hãng Holt 
Integrated Circuits Inc. Đây là chip thu phát bus kép sử dụng điện áp 3,3V. Phần 
phát lấy dữ liệu CMOS/TTL và chuyển đổi nó thành các mức điện áp chênh lệch 
phù hợp với biến áp cách ly. Phần thu chuyển đổi dữ liệu bus thành tín hiệu mức 
CMOS/TTL. 
Giao tiếp giữa các cổng McBSP của DSP với HI-1553 thông qua bộ thu phát 
đường truyền. Chân dữ liệu phát của cổng McBSP được nối với chân đầu vào của IC 
thu phát đường truyền, và tại đây, nó được bù mức tín hiệu thành 3.3V tại các chân 
Data Out+ và Data Out-. Các chân đầu ra này được nối với các chân đầu vào dữ liệu 
số không đảo và đảo của IC điều khiển bus tương ứng. Tương tự các chân đầu ra dữ 
liệu đảo và không đảo của IC điều khiển bus được nối với các chân đầu vào Data In+ 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Điện tử, 9 - 2020 29 
và Data In- của IC thu phát đường truyền. Tại đây, dữ liệu được bù mức thành 3.3V 
đưa đến DSP qua các chân DR (dữ liệu thu) và FSR (dữ liệu đồng bộ khung). Chân 
FSR phát hiện xung đồng bộ đến và chân DR để thu nhận dữ liệu. 
Hình 8. IC HI-1553 và IC DS90LV019. 
4.2. Thiết kế phần mềm cho DSP 
Mọi RT thực hiện truyền thông trên kênh đều thông qua BC. Đầu tiên, BC gửi 
một lệnh xuống RT mà nó yêu cầu. RT thu được bản tin đúng với nó thì nó sẽ thực 
thi các yêu cầu mà BC đưa đến như: cung cấp trạng thái RT, yêu cầu RT cấp dữ 
liệu cho BC hay yêu cầu RT cấp dữ liệu cho RT khác trong hệ thống. Lưu đồ thuật 
toán cho một RT được đưa ra như hình dưới đây. 
Bắt đầu
Khởi tạo PLL
Khởi tạo các kênh EDMA
Khởi tạo các thanh ghi McBSP
Cho phép ngắt thu McBSP
Chương trình 
con phát dữ liệu 
(nếu yêu cầu)
Mã hóa 
Manchester-II
Thêm các xung 
đồng bộ
Thêm dữ liệu 
McBSP
Cho phép ngắt 
phát McBSP
Sao chép dữ liệu 
bộ đệm phát đến 
McBSP_Tx
Sao chép dữ liệu từ 
McBSP_Rx sang bộ 
đệm thu
Lọc dữ liệu McBSP
Chuyển đổi sang logic
Phát hiện xung đồng bộ
Giải mã 
Manchester-II
Phát hiện lỗi
Tách 16 bít 
dữ liệu
Có lệnh yêu 
cầu từ BC?
Xử lý giao thức 
ГОСТ- 87 theo 
LUT, lưu trữ dữ 
liệu
OK
NOT
Kiểm tra 
trạng thái 
kênh?
Chương 
trình con thu 
dữ liệu
NO
OK Thêm bít Parity
Đưa ra 16 bít phát
Chương trình 
con phát dữ liệu
Chương trình 
con thu dữ liệu
Chương 
trình chính
Hình 9. Lưu đồ thuật toán xử lý thu và phát một từ trên mô đun RT. 
Phần đầu tiên của phần mềm bao gồm khởi tạo phần cứng như thiết lập PLL 
thông qua các thanh ghi, xung nhịp cho các thiết bị ngoại vi, cấu hình các tham số 
EDMA và thiết lập các thanh ghi McBSP. Phần thứ hai là trình phục vụ ngắt khi 
EDMA truyền dữ liệu từ McBSP sang IRAM và ngược lại từ IRAM sang McBSP. 
Khi có dữ liệu từ BC đến, RT kiểm tra xem có phải là dữ liệu yêu cầu của mình 
Kỹ thuật điện tử 
Đ. D. Điện, B. M. Tuấn, N. K. Hưng, “Nghiên cứu giải pháp thu phát  do Nga chế tạo.” 30 
không. Tiếp theo nếu đúng, RT kiểm tra đó là yêu cầu gì, còn không RT bỏ qua 
tiếp tục chờ đợi lệnh tiếp theo của BC. Thông qua phản hồi của các McBSP, DSP 
biết rằng kênh truyền đang thực hiện là phát hay thu. Đối với việc thu một từ dữ 
liệu, dữ liệu nhận được từ McBSP sau đó là sao chép nó sang bộ đệm thu, chuyển 
đổi mức sang dữ liệu số logic. Dữ liệu này được tách xung đồng bộ qua thuật toán 
phát hiện xung đồng bộ, qua giải mã Manchester-II, kiểm tra bít parity và tách lấy 
16 bít dữ liệu cần thiết đưa về lưu trữ và xử lý theo yêu cầu của từng mục đích. Đối 
với việc phát một từ lên bus, dữ liệu 16 bít được thêm bít kiểm tra, sau đó mã hóa 
Manchester-II, thêm các xung đồng bộ cho đủ 20 bít và đưa ra bộ đệm phát. Các 
tham số của EDMA được thiết lập theo yêu cầu truyền 8 bít giữa McBSP và 
IRAM. Ngắt INT_8 trong bảng véc tơ ngắt trong DSP được sử dụng cho việc 
truyền này. Mỗi McBSP chiếm mất ½ pha của một bít mã Manchester-II như một 
từ 8 bit. Vì vậy, đối với bản tin của ГОСТ- 87 có 20 bít thì cần 40 khung McBSP. 
Dữ liệu được sao chép đến IRAM trong quá trình nhận được nén lại 1/8 lần so với 
dữ liệu nhận được bởi McBSP. Mỗi khung McBSP trong DSP có thể cấu hình 
khung phát hoặc thu 8, 12, 16, 20, 24 và 32 bít. Mặc dù khung 20 bít là lý tưởng 
cho việc truyền bản tin ГОСТ- 87, nhưng nó lại không thể tạo nửa bít cao và nửa 
bít thấp cho xung đồng bộ. Vì vậy, cấu hình khung cho McBSP là 8 bit truyền. 
Xung nhịp cho DSP được chọn là 16MHz cho việc truyền bản tin McBSP. Đối 
với bản tin của ГОСТ- 87 là 20 bít tương ứng với 40 khung 8 bít của McBSP, nên 
thời gian của ½ pha bít mã Manchester-II là 0,5us. Giản đồ thời gian tạo gói bản 
tin được thể hiện như hình dưới đây. 
Hình 10. Giản đồ thời gian tạo gói tin theo ГОСТ- 87. 
5. KẾT LUẬN 
Bài báo đã trình bày tổng quan về chuẩn ГОСТ- 87 để kết nối các thiết bị trong 
một hệ thống truyền thông, các tham số đặc trưng cấu hình hệ thống cơ bản. Nhóm 
tác giả đã phân tích các ưu nhược điểm. Nhóm đã khai thác tìm hiểu xây dựng sơ 
đồ chức năng mô đun POY-400, phân tích nguyên lý hoạt động, chức năng của các 
linh kiện, dựng lại sơ đồ nguyên lý mô đun POY. Trên cơ sở các kết quả nghiên 
cứu nhóm tác giả đề xuất thiết kế một mô đun truyền thông theo chuẩn ГОСТ- 87 
có các linh kiện dễ tìm kiếm thay thế cũng như lập trình. 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Điện tử, 9 - 2020 31 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Hướng dẫn sử dụng thiết bị vô tuyến điện tử MП-405-AП, “Hướng dẫn khai 
thác sử dụng và bảo dưỡng kỹ thuật tàu 12418(377, 378)”, Tổng cục công 
nghiệp quốc phòng (2015). 
[2]. “Nghiên cứu khai thác làm chủ và chế tạo một số mô đun chức năng của tổ 
hợp tác chiến điện tử МП-405-1Э trên tàu 1241.8”, Thuyết minh đầu vào đề 
tài cấp Bộ Quốc Phòng, mã số KC-KT.08/19 (2019). 
[3]. https://en.wikipedia.org/wiki/MIL-STD-1553. 
[4]. https://meganorm.ru/Data2/1/4294827/4294827714.pdf. 
[5].  
ABSTRACT 
A DATA TRANSMISSION SOLUTION 
BASED ON COMMUNICATION STANDARD ГОСТ 26765.52-87 
IN ELECTRONIC WARFARE SYSTEM 
In the article, a data transmission solution based on communication 
standard ГОСТ 26765.52-87 is introduced. Through the study of POY-400 
module in electronic warfare systems, the authors explored the operating 
principle, rebuilt the block diagram, the principle diagram of this module. 
The POY-400 module is a communication module based on the above 
standard, using Russian components, after many years of use, it has been 
damaged, difficult to find and repair. Based on the research results, the 
authors propose to design a similar module using easy-to-find, replacement, 
and programming components. 
 Keywords: GОSТ 26765.52-87; ROU-400; H1515XM1; Subsystem. 
Nhận bài ngày 11 tháng 02 năm 2020 
Hoàn thiện ngày 30 tháng 7 năm 2020 
Chấp nhận đăng ngày 28 tháng 8 năm 2020 
Địa chỉ: Viện Điện tử/Viện KH-CN quân sự. 
*
Email: evn.vdt@gmail.com. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_giai_phap_thu_phat_du_lieu_theo_chuan_truyen_thon.pdf