Môi trường tiết kiệm cho nuôi cấy vi tảo Dunaliella Salina quy mô pilot ở Việt Nam

Dunaliella salina là vi tảo lục đơn bào có khả năng tích lũy hàm lượng lớn carotenoid đặc

biệt β-caroten trong các điều kiện nuôi cấy bất lợi. Bốn chủng D. salina N, O, J và CCAP 19/18 được

sử dụng để khảo sát môi trường nuôi cấy MD4, RM1 và RM2 dựa trên sự tăng trưởng, hàm lượng

sắc tố quang hợp diệp lục tố và carotenoid. Kết quả cho thấy, mật độ tế bào và tốc độ tăng trưởng

của các chủng D. salina đạt giá trị cao khi nuôi cấy trên môi trường sử dụng nước ruộng muối RM1

và RM2. Hàm lượng diệp lục tố và carotenoid của các chủng D. salina được tổng hợp với hàm lượng

cao nhất khi được nuôi cấy trong môi trường RM2. Như vậy, môi trường RM2 kết hợp giữa nước

ruộng muối và nước biển giúp tảo tăng trưởng nhanh, ổn định và tiết kiệm phù hợp nuôi cấy D.

salina quy mô pilot ở Việt Nam.

Môi trường tiết kiệm cho nuôi cấy vi tảo Dunaliella Salina quy mô pilot ở Việt Nam trang 1

Trang 1

Môi trường tiết kiệm cho nuôi cấy vi tảo Dunaliella Salina quy mô pilot ở Việt Nam trang 2

Trang 2

Môi trường tiết kiệm cho nuôi cấy vi tảo Dunaliella Salina quy mô pilot ở Việt Nam trang 3

Trang 3

Môi trường tiết kiệm cho nuôi cấy vi tảo Dunaliella Salina quy mô pilot ở Việt Nam trang 4

Trang 4

Môi trường tiết kiệm cho nuôi cấy vi tảo Dunaliella Salina quy mô pilot ở Việt Nam trang 5

Trang 5

Môi trường tiết kiệm cho nuôi cấy vi tảo Dunaliella Salina quy mô pilot ở Việt Nam trang 6

Trang 6

Môi trường tiết kiệm cho nuôi cấy vi tảo Dunaliella Salina quy mô pilot ở Việt Nam trang 7

Trang 7

Môi trường tiết kiệm cho nuôi cấy vi tảo Dunaliella Salina quy mô pilot ở Việt Nam trang 8

Trang 8

Môi trường tiết kiệm cho nuôi cấy vi tảo Dunaliella Salina quy mô pilot ở Việt Nam trang 9

Trang 9

Môi trường tiết kiệm cho nuôi cấy vi tảo Dunaliella Salina quy mô pilot ở Việt Nam trang 10

Trang 10

pdf 10 trang baonam 9280
Bạn đang xem tài liệu "Môi trường tiết kiệm cho nuôi cấy vi tảo Dunaliella Salina quy mô pilot ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Môi trường tiết kiệm cho nuôi cấy vi tảo Dunaliella Salina quy mô pilot ở Việt Nam

Môi trường tiết kiệm cho nuôi cấy vi tảo Dunaliella Salina quy mô pilot ở Việt Nam
 TẠP CHÍ KHOA HỌC 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH 
Tập 18, Số 6 (2021): 1006-1015 
HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION 
JOURNAL OF SCIENCE 
Vol. 18, No. 6 (2021): 1006-1015 
ISSN: 
2734-9918 Website:  
1006 
 Bài báo nghiên cứu* 
MÔI TRƯỜNG TIẾT KIỆM CHO NUÔI CẤY VI TẢO 
DUNALIELLA SALINA QUY MÔ PILOT Ở VIỆT NAM 
Võ Hồng Trung*, Nguyễn Lương Anh Tuấn, Nguyễn Thị Hồng Phúc 
Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Việt Nam 
*Tác giả liên hệ: Võ Hồng Trung – Email: vohongtrung2503@gmail.com 
Ngày nhận bài: 14-01-2021; ngày nhận bài sửa: 24-5-2021; ngày duyệt đăng: 10-6-2021 
TÓM TẮT 
Dunaliella salina là vi tảo lục đơn bào có khả năng tích lũy hàm lượng lớn carotenoid đặc 
biệt β-caroten trong các điều kiện nuôi cấy bất lợi. Bốn chủng D. salina N, O, J và CCAP 19/18 được 
sử dụng để khảo sát môi trường nuôi cấy MD4, RM1 và RM2 dựa trên sự tăng trưởng, hàm lượng 
sắc tố quang hợp diệp lục tố và carotenoid. Kết quả cho thấy, mật độ tế bào và tốc độ tăng trưởng 
của các chủng D. salina đạt giá trị cao khi nuôi cấy trên môi trường sử dụng nước ruộng muối RM1 
và RM2. Hàm lượng diệp lục tố và carotenoid của các chủng D. salina được tổng hợp với hàm lượng 
cao nhất khi được nuôi cấy trong môi trường RM2. Như vậy, môi trường RM2 kết hợp giữa nước 
ruộng muối và nước biển giúp tảo tăng trưởng nhanh, ổn định và tiết kiệm phù hợp nuôi cấy D. 
salina quy mô pilot ở Việt Nam. 
Từ khóa: Carotenoid; diệp lục tố; Dunaliella salina; nuôi cấy pilot 
1. Giới thiệu 
Dunaliella salina là một loại tảo lục đơn bào thuộc họ Chlorophyceae, được biết với 
khả năng tích lũy hàm lượng lớn carotenoid trong các điều kiện nuôi cấy ức chế. Tảo này có 
thể mang lại ba sản phẩm có giá trị lớn là glycerol, β-carotene và protein cao (Murthy et al., 
2005). Carotenoid là nhóm sắc tố có khả năng chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn 
các bệnh mãn tính như ung thư, lão hóa, xơ cứng động mạch, đục thủy tinh thể. Trên thế 
giới, mô hình làm giàu β-caroten trong sinh khối của D. salina đã được nghiên cứu trên quy 
mô phòng thí nghiệm và sản xuất thương mại (Ben-Amotz, 1987). 
Trong nuôi cấy D. salina, độ mặn tối ưu cho sự phát triển nằm trong khoảng 18-22% 
NaCl, trong khi độ mặn tối ưu để sản xuất carotenoid là > 27% NaCl (Borowitzka, Moulton, 
& Borowitzka, 1984). Một số chủng Dunaliella có thể tích lũy β-carotene và glycerol, những 
đặc tính có lợi ích về kinh tế đã dẫn đến việc nuôi quy mô lớn loại tảo này ở một số quốc gia 
như Úc, Trung Quốc, Israel và Ấn Độ với các dự án quy mô thử nghiệm ở các nước khác 
(Chile, Tây Ban Nha, Iran) (Sathasivam, & Juntawong, 2013). Hầu hết các nghiên cứu 
Cite this article as: Vo Hong Trung, Nguyen Luong Anh Tuan, & Nguyen Thi Hong Phuc (2021). Saving media 
for pilot – scale cultivation of Dunaliella salina microalga in Viet Nam. Ho Chi Minh City University of 
Education Journal of Science, 18(6), 1006-1015. 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Võ Hồng Trung và tgk 
1007 
D. salina được thực hiện trên các môi trường nước biển nhân tạo hoặc môi trường nước biển 
bổ sung dinh dưỡng. 
Trong nuôi cấy D. salina với quy mô pilot để thu nhận sinh khối có hàm lượng 
β-carotene cao thì môi trường nuôi cấy hiệu quả và giá thành thấp là yếu tố rất quan trọng. 
Việt Nam là nước nhiệt đới có tiềm năng biển rất lớn với bờ biển dài hơn 3200 km và các 
vùng ruộng muối nổi tiếng như Sa Huỳnh, Đề Gi, Ninh Diêm, Cam Ranh, Long Điền, Cần 
Giờ. Việc tận dụng nguồn nước biển và ruộng muối phục vụ cho nuôi cấy D. salina vô cùng 
hữu ích. Môi trường MD4 1,5M NaCl do Tran và cộng sự (2013) xây dựng phải sử dụng 
nguồn muối (NaCl) (Tran et al., 2013) nên ảnh hưởng đến chi phí và hiệu quả khi thực hiện 
nuôi cấy D. salina ở quy mô pilot. Vì vậy, nghiên cứu này nhằm xây dựng môi trường sử 
dụng nguồn nước ruộng muối và nước biển để đạt hiệu quả sinh khối và tiết kiệm chi phí 
trong nuôi cấy D. salina ở Việt Nam. 
2. Vật liệu và phương pháp 
2.1. Chủng Dunaliella salina 
Thí nghiệm thực hiện trên 3 chủng D. salina: 
Dunaliella salina CCAP 19/18 được cung cấp bởi Juergen E. W. Polle – Phòng Sinh 
học, Trường Đại học Brooklyn, New York, Hoa Kì. Dunaliella salina J, N phân lập ở Khánh 
Hòa, Việt Nam. Dunaliella salina O phân lập ở Vĩnh Hảo, Bình Thuận, Việt Nam 
2.2. Thiết kế thí nghiệm 
Các chủng D. salina được nuôi cấy trong môi trường MD4 1,5 M NaCl, sục khí liên 
tục và chiếu sáng ở cường độ 100 µmol photon/m2/s, chu kì sáng: tối = 12:12h. Sau 10 ngày 
nuôi cấy, tảo đạt pha tăng trưởng được sử dụng để bố trí thí nghiệm. 
Nước ruộng muối sử dụng cho thí nghiệm được thu tại vùng ruộng muối Cần Thạnh, 
Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh vào thời điểm khoảng từ tháng 12 đến tháng 2, độ muối 
cao khoảng 380‰. Nước biển được thu tại vùng biển Lagi, Bình Thuận tháng 12 hàng năm. 
Các chủng D. salina được nuôi cấy trên 3 môi trường: 
Môi trường MD4 1,5M NaCl theo Tran và cộng sự (2013) (Tran et al., 2013). 
Môi trường RM1: nước ruộng muối pha loãng với nước cất để  ... m 1 và 2 
2.5. Xác định hàm lượng sắc tố 
Lấy 1 mL dịch nuôi cấy, li tâm ở 13.000 vòng trong 5 phút, phần tảo bên dưới được li 
trích với 3 mL ethanol: hexane (2:1 v/v), trộn đều. Thêm vào 4 mL hexane, trộn đều. Hỗn 
hợp li trích này được li tâm 3.000 vòng trong 5 phút. Lớp sắc tố có hexane bên trên được đo 
ở các bước sóng 450 nm, 662 nm và 645 nm. Hàm lượng carotenoid tổng được xác định theo 
công thức: Carotenoid (µg/mL) = A450 x 25,2 (Prieto, Canavate, & García-González, 2011). 
Hàm lượng diệp lục tố a và diệp lục tố tổng được xác định theo (Lichtenthaler & 
Wellburn, 1983). 
Diệp lục tố a (µg/mL) = 11,75 (A662) – 2,35 (A645) 
Diệp lục tố b (µg/mL) = 18,61 (A645) – 3,96 (A662) 
Diệp lục tố tổng (µg/mL) = diệp lục tố a + diệp lục tố b 
trong đó: A645: độ hấp thụ ở bước sóng 645 nm 
A662: độ hấp thu ở bước sóng 662 nm 
2.6. Xử lí số liệu 
 Các thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Số liệu được xử lí bằng Microsoft office Excel 2019 
và phân tích one-way ANOVAbằng phần mềm SPSS 20.0 với sai số ý nghĩa p≤0,05. 
3. Kết quả và thảo luận 
3.1. Sự tăng trưởng của D. salina 
Hình 1 thể hiện sự tăng trưởng của các chủng D. salina nuôi cấy trong 3 môi trường 
MD4, RM1 và RM2. Mật độ tế bào của 4 chủng D. salina đạt cực đại sau 12 ngày nuôi cấy 
ở cả 3 môi trường. Ba chủng D. salina N, O, J mật độ tế bào và tốc độ tăng trưởng đạt giá 
trị cao hơn khi nuôi cấy ở môi trường RM1 và RM2 so với môi trường MD4 (p≤0,05). Trong 
khi đó, mật độ tế bào và tốc độ tăng trưởng của D. salina CCAP 19/18 nuôi cấy trong môi 
trường MD4 và RM2 cao hơn môi trường RM1 (p≤0,05) (Hình 2). Nước ruộng muối có các 
thành phần dinh dưỡng quan trọng giúp bổ sung vào môi trường nuôi cấy. Ngoài ra, độ muối 
cao có vai trò điều hoà áp suất thẩm thấu và ion trong tế bào, duy trì sự sống ổn định cho tế 
vi tảo D. salina. Bên cạnh đó, nước biển là môi trường thích hợp nhất để nuôi cấy vi tảo vì 
có sẵn một nguồn dinh dưỡng vô cơ dồi dào, đa phần là các hợp chất của nitrate, phosphor 
và các nguyên tố vi lượng có vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của các tế bào (Atkinson, 
1997). Sự kết hợp giữa nước ruộng muối và nước biển giúp duy trình nguồn dinh dưỡng, 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Võ Hồng Trung và tgk 
1009 
khoáng chất và ổn định độ muối của môi trường kích thích cho tế bào D. salina tăng trưởng 
ổn định trên các môi trường RM1 và RM2. Hệ thống nuôi cấy vi tảo phụ thuộc vào các thông 
số tối ưu thu được từ điều kiện phòng thí nghiệm để tạo ra những hợp chất có giá trị cao và 
giá thành thấp. Sau 15 ngày nuôi cấy D. salina BMAK 116 cho kết quả mật độ tế bào cao 
nhất 229 ± 5,29 x 104 tế bào/mL trên muôi trường Conway (Colusse et al., 2020). Trong khi 
đó môi trường RM1 và RM2 của chủng D. salina J đạt mật độ tế bào 403 ± 0,882 x 104 và 
434 ± 2,603 x 104 tế bào/mL sau 18 ngày nuôi cấy. Ngoài ra trong điều kiện nuôi cấy tối ưu 
D. salina ở môi trường F/2 đạt mật độ tế bào cực đại trong khoảng 200-300 x 104 tế bào/mL 
(Abu-Rezq, Al-Hooti, & Jacob, 2010). 
Hình 1. Mật độ tế bào của các chủng D. salina N (a), D. salina O (b), D. salina J (c), D. 
salina CCAP 19/18 (d) trong 3 môi trường nuôi cấy MD4, RM1 và RM2 
0
20
40
60
80
100
120
0 3 6 9 12 15 18 21
M
ậ
t 
đ
ộ
 t
ế 
b
à
o
(x
1
0
4
tb
/m
L
)
Thời gian (Ngày)
D. salina N-
MD4
D. salina N-
RM1
D. salina N-
RM2
(a)
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
0 3 6 9 12 15 18 21
M
ậ
t 
đ
ộ
 t
ế 
b
à
o
(x
1
0
4
tb
/m
L
)
Thời gian (Ngày)
D. salina O-
MD4
D. salina O-
RM1
D. salina O-
RM2
(b)
0
50
100
150
200
250
300
350
400
450
500
0 3 6 9 12 15 18 21
M
ậ
t 
đ
ộ
 t
ế 
b
à
o
(x
1
0
4
tb
/m
L
)
Thời gian (Ngày)
D. salina J-
MD4
D. salina J-
RM1
D. salina J-
RM2
(c)
0
10
20
30
40
50
60
70
0 3 6 9 12 15 18 21
M
ậ
t 
đ
ộ
 t
ế 
b
à
o
(x
1
0
4
tb
/m
L
)
Thời gian (Ngày)
D. salina
CCAP
19/18-MD4
D. salina
CCAP
19/18-RM1
D. salina
CCAP
19/18-RM2
(d)
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 18, Số 6 (2021): 1006-1015 
1010 
Hình 2. Tốc độ tăng trưởng đặc hiệu của các chủng D. salina 
trong 3 môi trường nuôi cấy MD4, RM1 và RM2 
3.2. Hàm lượng diệp lục tố 
Diệp lục tố là sắc tố quang hợp hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời giúp cho sự tăng 
trưởng của vi tảo D. salina. Hàm lượng diệp lục tố a và diệp lục tố tổng của 4 chủng D. 
salina được xác định trong quá trình nuôi cấy ở 3 môi trường MD4, RM1 và RM2. Kết quả 
cho thấy, 4 chủng D. salina có hàm lượng diệp lục tố a và diệp lục tố tổng tăng trong qua 
trình nuôi cấy và đạt giá trị cao nhất khi được nuôi cấy ở môi trường RM2 (p≤0,05) 
(Hình 3, 4). 
Môi trường RM2 là sự kết hợp giữa nước ruộng muối và nước biển nên đảm bảo sự 
ổn định và đầy đủ nguồn dinh dưỡng đa lượng đặc biệt nitơ và phosphor, và các khoáng chất 
giúp tế bào các chủng D. salina tổng hợp diệp lục tố cao hơn so với các môi trường MD4 và 
RM1. Hàm lượng diệp lục tố thấp khi vi tảo nuôi cấy ở môi trường cạn kiệt nitơ và phosphor. 
Acid 5-aminolevulinic là một tiền chất của diệp lục tố được tổng hợp từ sự kết hợp giữa 
succinate và glycin hoặc trực tiếp từ glutamate. Việc cung cấp hạn chế nitơ vào các tế bào 
có thể ảnh hưởng lên khả năng tổng hợp acid amin như glycin và glutamate của tế bào, làm 
hạn chế tổng hợp acid 5-aminolevulinic và dẫn đến hàm lượng diệp lục tố thấp trong tế bào 
(Andersen, 2005). Môi trường Conway D. salina BMAK 116 cho hàm lượng diệp lục tố a 
cao nhất 3,92 ± 0,43 µg/L ở ngày thứ 7 của quá trình nuôi cấy (Colusse et al., 2020). Trong 
đó hàm lượng diệp lục tố a của các chủng D. salina N, O, J cao gấp khoảng 10 lần cụ thể 
hàm lượng diệp lục tố a của D. salina J 50,8 ± 0,04 µg/L ở ngày nuôi cấy thứ 9 trên môi 
trường RM2. 
0.107
0.133
0.142
0.091
0.123
0.163
0.143
0.206
0.177
0.128
0.081
0.118
0.00
0.05
0.10
0.15
0.20
0.25
D. salina N-
MD4
D. salina N-
RM1
D. salina N-
RM2
D. salina O-
MD4
D. salina O-
RM1
D. salina O-
RM2
D. salina J-
MD4
D. salina J-
RM1
D. salina J-
RM2
D. salina
CCAP
19/18-MD4
D. salina
CCAP
19/18-RM1
D. salina
CCAP
19/18-RM2
T
ố
c 
đ
ộ
 t
ăn
g
 t
rư
ở
n
g
 đ
ặc
 h
iệ
u
(T
ế 
b
ào
/m
l/
n
g
ày
)
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Võ Hồng Trung và tgk 
1011 
Hình 3. Hàm lượng diệp lục tố a của các chủng D. salina N (a), D. salina O (b), D. salina 
J (c), D. salina CCAP 19/18 (d) trong 3 môi trường nuôi cấy MD4, RM1 và RM2 
0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
0.7
0.8
0.9
1
9 12 15 18 21
H
à
m
 l
ư
ợ
n
g
 d
iệ
p
 l
ụ
c 
tố
 a
(µ
g
/m
l)
Thời gian (Ngày)
D. salina N-
MD4
D. salina N-
RM1
D. salina N-
RM2
(a)
0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
0.7
0.8
0.9
1
9 12 15 18 21
H
à
m
 l
ư
ợ
n
g
 d
iệ
p
 l
ụ
c 
tố
 a
(µ
g
/m
l)
Thời gian (Ngày)
D. salina O-
MD4
D. salina O-
RM1
D. salina O-
RM2
(b)
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
1.4
1.6
1.8
2
9 12 15 18 21
H
à
m
 l
ư
ợ
n
g
 d
iệ
p
 l
ụ
c 
tố
 a
(µ
g
/m
l)
Thời gian (Ngày)
D. salina J-
MD4
D. salina J-
RM1
D. salina J-
RM2
(c)
0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
0.7
9 12 15 18 21
H
à
m
 l
ư
ợ
n
g
 d
iệ
p
 l
ụ
c 
tố
 a
(µ
g
/m
l)
Thời gian (Ngày)
D. salina CCAP
19/18-MD4
D. salina CCAP
19/18-RM1
D. salina CCAP
19/18-RM2
(d)
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 18, Số 6 (2021): 1006-1015 
1012 
Hình 4. Hàm lượng diệp lục tố a của các chủng D. salina N (a), D. salina O (b), D. salina 
J (c), D. salina CCAP 19/18 (d) trong 3 môi trường nuôi cấy MD4, RM1 và RM2 
3.3. Hàm lượng carotenoid 
Tương tự như sắc tố diệp lục tố, hàm lượng carotenoid của 4 chủng D. salina tăng 
trong qua trình nuôi cấy trên các môi trường. Hai chủng D. salina N và D. salina CCAP 
19/18 hàm lượng carotenoid đạt giá trị cao khi nuôi cấy trên môi trường RM1 và RM2. Trong 
khi đó, hai chủng D. salina O và D. salina J đạt hàm lượng carotenoid cao nhất khi nuôi cấy 
trên môi trường RM2 (Hình 5). Tương tự như hàm lượng diệp lục tố, hàm lượng carotenoid 
tổng của các chủng D. salina nuôi cấy trên các môi trường RM1 và RM2 đạt giá trị cao hơn 
so với các môi trường F/2, Conway và Johnson (Colusse et al., 2020). Như vậy, môi trường 
RM1 và RM2 sử dụng nước ruộng muối giúp cho các chủng vi tảo D. salina tổng hợp các 
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
1.4
1.6
1.8
2
2.2
2.4
9 12 15 18 21
H
à
m
 l
ư
ợ
n
g
 d
iệ
p
 l
ụ
c 
tố
 t
ổ
n
g
(µ
g
/m
l)
Thời gian (Ngày)
D. salina N-
MD4
D. salina N-
RM1
D. salina N-
RM2
(a)
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
1.4
1.6
1.8
2
2.2
2.4
9 12 15 18 21
H
à
m
 l
ư
ợ
n
g
 d
iệ
p
 l
ụ
c 
tố
 t
ổ
n
g
(µ
g
/m
l)
Thời gian (Ngày)
D. salina O-
MD4
D. salina O-
RM1
D. salina O-
RM2
(b)
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
1.4
1.6
1.8
2
2.2
2.4
9 12 15 18 21
H
à
m
 l
ư
ợ
n
g
 d
iệ
p
 l
ụ
c 
tố
 t
ổ
n
g
(µ
g
/m
l)
Thời gian (Ngày)
D. salina J-
MD4
D. salina J-
RM1
D. salina J-
RM2
(c)
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
1.4
1.6
1.8
2
2.2
2.4
9 12 15 18 21
H
à
m
 l
ư
ợ
n
g
 d
iệ
p
 l
ụ
c 
tố
 t
ổ
n
g
(µ
g
/m
l)
Thời gian (Ngày)
D. salina
CCAP 19/18-
MD4
D. salina
CCAP 19/18-
RM1
D. salina
CCAP 19/18-
RM2
(d)
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Võ Hồng Trung và tgk 
1013 
sắc tố quang hợp diệp lục tố và carotenoid cao kích thích tế bào tăng trưởng nhanh hơn môi 
trường MD4. Vì vậy hai môi trường nuôi cấy RM1 và RM2 sử dụng nước ruộng muối rất 
thích hợp, hiệu quả và tiết kiệm trong nuôi cấy D. salina với quy mô pilot ở Việt Nam. 
Hình 5. Hàm lượng carotenoid của các chủng D. salina N (a), D. salina O (b), D. salina J 
(c), D. salina CCAP 19/18 (d) trong 3 môi trường nuôi cấy MD4, RM1 và RM2 
4. Kết luận 
Các chủng D. salina nuôi cấy trên môi trường RM1 và RM2 đạt mật độ tế bào và tốc 
độ tăng trưởng, hàm lượng sắc tố diệp lục tố và carotenoid cao. Đặc biệt, môi trường RM2 
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
6 9 12 15 18 21
H
à
m
 l
ư
ợ
n
g
 c
a
ro
te
n
o
id
(µ
g
/m
l)
Thời gian (Ngày)
D. salina N-
MD4
D. salina N-
RM1
D. salina N-
RM2
(a)
0
2
4
6
8
10
12
14
16
6 9 12 15 18 21
H
à
m
 l
ư
ợ
n
g
 c
a
ro
te
n
o
id
(µ
g
/m
l)
Thời gian (Ngày)
D. salina O-
MD4
D. salina O-
RM1
D. salina O-
RM2
(b)
0
2
4
6
8
10
12
14
16
6 9 12 15 18 21
H
à
m
 l
ư
ợ
n
g
 c
a
ro
te
n
o
id
(µ
g
/m
l)
Thời gian (Ngày)
D. salina J-
MD4
D. salina J-
RM1
D. salina J-
RM2
(c)
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
6 9 12 15 18 21
H
à
m
 l
ư
ợ
n
g
 c
a
ro
te
n
o
id
(µ
g
/m
l)
Thời gian (Ngày)
D. salina
CCAP 19/18-
MD4
D. salina
CCAP 19/18-
RM1
D. salina
CCAP 19/18-
RM2
(d)
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 18, Số 6 (2021): 1006-1015 
1014 
sử dụng nước ruộng muối và nước biển có độ muối và nguồn dinh dưỡng phù hợp và ổn định 
giúp tế bào D. salina đạt các chỉ số tăng trưởng cao và ổn định, kích thích sinh tổng hợp sắc 
tố quang hợp diệp lục tố và carotenoid, hơn so với môi trường MD4 và RM1. Vì vậy, môi 
trường RM2 phù hợp, hiệu quả và tiết kiệm cho nuôi cấy vi tảo D. salina trên quy mô pilot 
ở Việt Nam. 
❖ Tuyên bố về quyền lợi: Các tác giả xác nhận hoàn toàn không có xung đột về quyền lợi. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Abu-Rezq, T. S., Al-Hooti, S., & Jacob, D. A. (2010). Optimum culture conditions required for the 
locally isolated Dunaliella salina. J. Algal Biomass Utln, 1(2), 12-19. 
Andersen, R. A. (2005). Algal Culturing Techniques: Academic Press. 
Atkinson, M. J., and C. Bingman. (1997). Elemental composition of commercial seasalts. Journal of 
Aquariculture and Aquatic Sciences, 8(2), 39-43. 
Ben-Amotz, A. (1987). Effect of irradiance and nutrient deficiency on the chemical composition of 
Dunaliella bardawil Ben-Amotz and Avron (Volvocales, Chlorophyta). Journal of plant 
physiology, 131(5), 479-487. 
Borowitzka, L., Moulton, T., & Borowitzka, M. (1984). The mass culture of Dunaliella salina for 
fine chemicals: from laboratory to pilot plant. Paper presented at the Eleventh International 
Seaweed Symposium. 
Colusse, G. A., Mendes, C. R. B., Duarte, M. E. R., de Carvalho, J. C., & Noseda, M. D. (2020). 
Effects of different culture media on physiological features and laboratory scale production 
cost of Dunaliella salina. Biotechnology Reports, 27, e00508. 
Levasseur, M., Peter A. Thompson, and Paul J. Harrison. (1993). Physiological acclimation of marine 
phytoplankton to different nitrogen sources 1. Journal of Phycology, 29(5), 587-595. 
Lichtenthaler, H. K., & Wellburn, A. R. (1983). Determinations of total carotenoids and chlorophylls 
a and b of leaf extracts in different solvents. In: Portland Press Ltd. 
Murthy, K. C., Vanitha, A., Rajesha, J., Swamy, M. M., Sowmya, P., & Ravishankar, G. A. (2005). 
In vivo antioxidant activity of carotenoids from Dunaliella salina—a green microalga. Life 
sciences, 76(12), 1381-1390. 
Prieto, A., Canavate, J. P., & García-González, M. (2011). Assessment of carotenoid production by 
Dunaliella salina in different culture systems and operation regimes. Journal of biotechnology, 
151(2), 180-185. 
Robert, A. a. (2005). Algal culturing techniques: Elsevier. 
Sathasivam, R., & Juntawong, N. (2013). Modified medium for enhanced growth of Dunaliella 
strains. Int J Curr Sci, 5, 67-73. 
Tran, D. N., Doan, N. N. T., Ho, K. Q. M., Nguyen, T. M. L., Sixto, P., Hoang, T., & Duong, D. T. 
(2013). A potential low cost medium for cultivation of Dunaliella salina DCCBC15 in 
Vietnam. Journal of Biology, 35(3), 328-332. 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Võ Hồng Trung và tgk 
1015 
SAVING MEDIA FOR PILOT – SCALE CULTIVATION 
OF DUNALIELLA SALINA MICROALGA IN VIET NAM 
Vo Hong Trung*, Nguyen Luong Anh Tuan, Nguyen Thi Hong Phuc 
Nguyen Tat Thanh Univesity, Vietnam 
*Corresponding author: Vo Hong Trung – Email: vohongtrung2503@gmail.com 
Received: January 14, 2021; Revised: May 24, 2021; Accepted: June 10, 2021 
ABSTRACT 
Dunaliella salina is a unicellular green microalgae capable of accumulating large carotenoid 
contents, in particular β-carotene under adverse culturing conditions. Four strains of D. salina N, 
O, J and CCAP 19/18 were used to investigate MD4, RM1, and RM2 media based on the cell density, 
growth rate, photosynthesis pigments chlorophyll, and carotenoid. The results showed that the cell 
density and growth rate of D. salina strains were high when cultured in RM1 and RM2 media using 
salt field water. The chlorophyll and carotenoid of D. salina strains were synthesized with the highest 
contents when cultured in an RM2 medium. Thus, the RM2 medium combining with salt field water 
and seawater stimulated D. salina cells to grow rapidly, stably, and economically, suitable for D. 
salina pilot-scale culture in Viet Nam. 
Keywords: carotenoid; chlorophyll; Dunaliella salina; pilot-scale 

File đính kèm:

  • pdfmoi_truong_tiet_kiem_cho_nuoi_cay_vi_tao_dunaliella_salina_q.pdf