Khảo sát đặc điểm một số chủng nấm sợi có kháng sinh chống sinh vật gây hại
Nấm sợi là đối tượng hấp dẫn cho các nghiên cứu cơ bản và đa dạng sinh học, là nhóm vi sinh vật (VSV) giàu tiềm năng sản sinh các chất có hoạt tính sinh học quí, trong đó có chất kháng sinh (CKS).
Từ lâu, các CKS có nguồn gốc từ nấm sợi đã được con người biết đến và ứng dụng có hiệu quả trong trị bệnh cho người, vật nuôi, cây trồng. Tuy nhiên, việc sử dụng các CKS không hợp lí cùng với sự xuất hiện các bệnh nan y mới khiến cho nhiều CKS không còn tác dụng chữa bệnh. Việc tìm kiếm các CKS mới trở thành một nhiệm vụ cấp thiết hiện nay.
Hơn nữa, để giảm thiểu các chất hoá học trong nông nghiệp, con người tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh học trong công tác phòng trừ dịch bệnh cho cây. Nấm sợi sinh CKS là đối tượng không thể thiếu trong các chế phẩm này. Ở Việt Nam các công trình nghiên cứu về nấm sợi rừng ngập mặn sinh CKS còn ít ỏi.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát đặc điểm một số chủng nấm sợi có kháng sinh chống sinh vật gây hại
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Trần Thị Minh Định, Trần Thanh Thuỷ 138 KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ CHỦNG NẤM SỢI CÓ KHÁNG SINH CHỐNG SINH VẬT GÂY HẠI Trần Thị Minh Định *, Trần Thanh Thủy † 1. Mở đầu Nấm sợi là đối tượng hấp dẫn cho các nghiên cứu cơ bản và đa dạng sinh học, là nhóm vi sinh vật (VSV) giàu tiềm năng sản sinh các chất có hoạt tính sinh học quí, trong đó có chất kháng sinh (CKS). Từ lâu, các CKS có nguồn gốc từ nấm sợi đã được con người biết đến và ứng dụng có hiệu quả trong trị bệnh cho người, vật nuôi, cây trồng. Tuy nhiên, việc sử dụng các CKS không hợp lí cùng với sự xuất hiện các bệnh nan y mới khiến cho nhiều CKS không còn tác dụng chữa bệnh. Việc tìm kiếm các CKS mới trở thành một nhiệm vụ cấp thiết hiện nay. Hơn nữa, để giảm thiểu các chất hoá học trong nông nghiệp, con người tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh học trong công tác phòng trừ dịch bệnh cho cây. Nấm sợi sinh CKS là đối tượng không thể thiếu trong các chế phẩm này. Ở Việt Nam các công trình nghiên cứu về nấm sợi rừng ngập mặn sinh CKS còn ít ỏi. 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1 Vật liệu Ba chủng nấm sợi phân lập từ rừng ngập mặn có hoạt tính kháng sinh (kí hiệu là M1, M2, M3) trong bộ sưu tập giống của PTN Vi sinh-Sinh hoá Trường ĐHSP Tp.HCM. Các VSV kiểm định gồm : * CN, Khoa Sinh học, Trường ĐHSP Tp.HCM † TS, Khoa Sinh học, Trường ĐHSP Tp.HCM. Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Số 12 năm 2007 139 + Bacillus subtilis, Salmonella, Aspergillus niger, Fusarium oxysporum nhận từ bộ sưu tập giống của PTN Vi sinh-Sinh hoá. + Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Candida albicans nhận từ Viện Pasteur. + E.coli kháng thuốc nhận từ Bệnh viện Bình Dân. + Môi trường nuôi cấy, giữ giống nấm sợi RNM là môi trường Yeast Extract Agar (YEA), môi trường phân loại nấm sợi là Malt Yeast Extact Agar (MEA), môi trường tách chiết CKS là YEA, môi trường xốp thu bào tử các chủng nấm sợi gồm 60% cám, 30% bột đậu nành, 10% bột ngô. + Ấu trùng tằm tuổi ba nhận từ Công ti Dâu tằm tơ, Lâm Đồng. + Sâu tơ hại rau cải nhận từ Công ti Vipesco, Tp.HCM. 2.2 Phương pháp nghiên cứu Khảo sát khả năng sinh kháng sinh bằng phương pháp khối thạch (Egorov N.X, 1983), phương pháp đục lỗ và khoanh giấy lọc (Nguyễn Lân Dũng và cộng sự, 1978). Tách chiết CKS bằng dung môi và dịch lên men. Xác định một số tính chất lí hoá của dịch KS thô (Egorov N.X., 1983). Nghiên cứu các đặc điểm sinh học và phân loại nấm sợi (Bùi Xuân Đồng 1986, 2000; R. Samson và cộng sự, 2004). Khảo sát khả năng sinh enzyme ngoại bào bằng cách đo kích thước vòng phân giải (Stephen, 2000). Khảo sát khả năng diệt côn trùng của nấm sợi (T.K.Chỉnh, 1996). Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Trần Thị Minh Định, Trần Thanh Thuỷ 140 3. Kết quả và biện luận 3.1 Khảo sát đặc điểm sinh kháng sinh của ba chủng nấm sợi 3.1.1. Hoạt tính kháng sinh của ba chủng nấm sợi Chúng tôi tiến hành khảo sát khả năng sinh CKS của ba chủng nấm sợi với các VSV kiểm định như đã trình bày ở phần 2.1. Kết quả được trình bày trong Bảng 3.1 và Bảng 3.2. Bảng 3.1. Khả năng kháng nấm gây bệnh của ba chủng nấm sợi Các chủng nấm kiểm định Khả năng gây bệnh Hoạt tính kháng sinh (D-d, cm) M1 M2 M3 Aspergillus niger Bệnh thối cổ rễ ở các cây họ đậu – +++ – Fusarium oxysporum Bệnh héo vàng ở nhiều cây trồng cạn + +++ ++ Ghi chú : - : không kháng, + : kháng yếu, ++ : kháng khá mạnh, +++ : kháng mạnh. Bảng 3.2. Khả năng kháng VSV gây bệnh của 3 chủng nấm sợi Các chủng VSV kiểm định Khả năng gây bệnh Hoạt tính kháng sinh (D-d, cm) M1 M2 M3 Escherichia coli Tiêu chảy 0 1,6 2,4 E.coli kháng thuốc nt 0 0,7 1,8 Bacillus subtilis Vi khuẩn cơ hội gây bệnh ở đường ruột 1,7 1 2,5 Salmonella Thương hàn và ngộ độc thực phẩm 1,3 1,3 2,5 Pseudomonas aeruginosa Viêm phế quản, viêm tai giữa,.. 0 0 0 Candida albicans Các bệnh đường sinh dục 0 1,2 0 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Số 12 năm 2007 141 Hình 3.1. Hoạt tính kháng khuẩn của chủng M3 3.1.2. Tách chiết CKS Nhằm lựa chọn phương pháp thu CKS tối ưu, chúng tôi tiến hành tách chiết CKS từ khối thạch bằng các dung môi khác nhau và dịch lên men, kết quả được trình bày trong bảng 3.3. Bảng 3.3. Hoạt tính CKS 3 chủng nấm sợi khi tách chiết bằng các phương pháp khác nhau Dung môi Hoạt tính kháng sinh (D-d, cm) M1 M2 M3 Acetone 1,3 1 2,4 Butanol 0,35 1 1,3 Cồn tuyệt đối 0,8 2,2 1,7 Ethyl acetat 1 0,3 1,9 Nước 800C 0 0,1 0 Dịch lên men 1,6 3,2 2,3 Như vậy, phương pháp thu nhận CKS tốt nhất là thu nhận từ dịch lên men. 3.1.3. Xác định thời gian sinh tổng hợp CKS nhiều nhất Nhằm xác định thời gian thu nhiều CKS nhất, chúng tôi tiến hành xác định thời gian sinh tổng hợp CKS nhiều nhất của ba chủng nấm sợi, kết quả được thể hiện ở Biểu đồ 3.1. B.sutilis E.coli Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Trần Thị Minh Định, Trần Thanh Thuỷ 142 Biểu đồ 3.1. Thời gian sinh CKS của 3 chủng nấm sợi 0.6 0.8
File đính kèm:
- khao_sat_dac_diem_mot_so_chung_nam_soi_co_khang_sinh_chong_s.pdf