Giáo trình Vẽ thiết kế điện

 Các tiêu chuẩn của bản vẽ điện

Hiện nay có rất nhiều tiêu chuẩn vẽ điện khác nhau như: tiêu chuẩn Quốc tế, tiêu chuẩn

Châu Âu, tiêu chuẩn Nhật Bản, tiêu chuẩn Liên Xô (cũ), tiêu chuẩn Việt Nam. Ngoài ra

còn có các tiêu chuẩn riêng của từng hãng, từng nhà sản xuất, phân phối sản phẩm.

Nhìn chung các tiêu chuẩn này không khác nhau nhiều, các ký hiệu điện được sử dụng

gần giống nhau, chỉ khác nhau phần lớn ở ký tự đi kèm (tiếng Anh, Pháp, Nga, Việt.).

Trong nội dung tài liệu này sẽ giới thiệu trọng tâm là ký hiệu điện theo tiêu chuẩn Việt Nam

và có đối chiếu, so sánh với tiêu chuẩn Quốc tế ở một số dạng mạch.

Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN)

Các ký hiệu điện được áp dụng theo TCVN 1613 – 75 đến 1639 – 75, các ký hiệu mặt

bằng thể hiện theo TCVN 185 – 74. Theo TCVN bản vẽ thường được thể hiện ở dạng sơ đồ

theo hàng ngang và các ký tự đi kèm luôn là các ký tự viết tắt từ thuật ngữ tiếng Việt (Hình

1.1)

 

Giáo trình Vẽ thiết kế điện trang 1

Trang 1

Giáo trình Vẽ thiết kế điện trang 2

Trang 2

Giáo trình Vẽ thiết kế điện trang 3

Trang 3

Giáo trình Vẽ thiết kế điện trang 4

Trang 4

Giáo trình Vẽ thiết kế điện trang 5

Trang 5

Giáo trình Vẽ thiết kế điện trang 6

Trang 6

Giáo trình Vẽ thiết kế điện trang 7

Trang 7

Giáo trình Vẽ thiết kế điện trang 8

Trang 8

Giáo trình Vẽ thiết kế điện trang 9

Trang 9

Giáo trình Vẽ thiết kế điện trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 168 trang baonam 20884
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Vẽ thiết kế điện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Vẽ thiết kế điện

Giáo trình Vẽ thiết kế điện
BỘ CÔNG THƯƠNG 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP 
Nguyễn Thùy Dung 
 Đinh Thị Hằng 
Trần Quốc Đạt 
 TÀI LIỆU HỌC TẬP 
VẼ THIẾT KẾ ĐIỆN 
(Lưu hành nội bộ) 
Hà Nội - 2019 
2 
LỜI NÓI ĐẦU 
Tài liệu học tập Vẽ thiết kế điện được biên soạn theo kế hoạch đào tạo và chương 
trình học phần Vẽ thiết kế điện - là học phần kiến thức cơ sở của ngành Công nghệ kỹ thuật 
Điện - Điện tử, trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp. Học phần được bố trí giảng 
dạy sau các học phần Kỹ thuật vật liệu - khí cụ điện và học phần Hệ thống cung cấp điện. 
Nội dung tài liệu gồm 4 chương chính: 
Chương 1: Khái niệm chung về vẽ thiết kế điện, cung cấp những kiến thức cơ bản về 
các tiêu chuẩn của bản vẽ điện, các quy ước và ký hiệu dùng trong bản vẽ điện từ đó sinh 
viên ứng dụng vẽ một số sơ đồ điện chiếu sáng cơ bản. 
Chương 2: Các phần mềm sử dụng trong vẽ thiết kế điện, cung cấp những kiến thức 
cơ bản về phần mềm AutoCAD, phần mềm CADe – SIMU và phầm mềm tính toán mô 
phỏng chiếu sáng DIALux. 
Chương 3: Ứng dụng vẽ thiết kế điện trong lĩnh vực dân dụng, trình bày tổng quan 
về bản vẽ điện dân dụng, hướng dẫn đọc hiểu bản vẽ và các bước triển khai thiết kế điện. 
Ứng dụng phần mềm AutoCAD để thiết kế điện cho công trình dân dụng 
Chương 4: Ứng dụng vẽ thiết kế điện trong lĩnh vực công nghiệp, trình bày tổng 
quan về bản vẽ điện trong công nghiệp, hiểu và biết cách đọc các sơ đồ mạch điện công 
nghiệp. Sử dụng phần mềm Cade_Simu mô phỏng một số mạch điện trong công nghiệp. 
Nhóm tác giả chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật 
công nghiêp, Khoa Điện, Bộ môn Điện công nghiệp đã động viên và tạo mọi điều kiện thuận 
lợi để nhóm tác giả viết tài liệu học tập. Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi còn 
nhiều sai sót, tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp và đọc giả 
để cuốn sách được hoàn thiện hơn. 
Địa chỉ: Khoa Điện P.705 HA10 Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp, 218 Lĩnh 
Nam, Hoàng Mai, Hà nội. 
Website: khoadien.uneti.edu.vn. 
Email: khoadien@uneti.edu.vn. 
 Ngày 15 tháng 4 năm 2019 
3 
MỤC LỤC 
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................. 2 
CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ VẼ THIẾT KẾ ĐIỆN .......................... 6 
1.1. Các tiêu chuẩn của bản vẽ điện ................................................................................... 6 
1.1.1. Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) ................................................................................ 6 
1.1.2. Tiêu chuẩn Quốc tế (IEC) ....................................................................................... 7 
1.1.3. Giới thiệu một số tiêu chuẩn thiết kế điện Việt Nam .............................................. 7 
1.2. Các quy ước chung về bản vẽ điện ............................................................................. 7 
1.2.1. Quy ước về vật liệu dụng cụ vẽ dùng trong bản vẽ điện ......................................... 7 
1.2.2. Quy ước về các loại khổ giấy và định dạng khung bản vẽ ...................................... 9 
1.2.3. Các quy ước về chữ viết trong bản vẽ điện ............................................................ 11 
1.2.4. Các quy ước về đường nét trong bản vẽ điện ........................................................ 12 
1.3. Các ký hiệu dùng trong bản vẽ điện.......................................................................... 14 
1.3.1. Vẽ các ký hiệu sơ đồ mặt bằng xây dựng .............................................................. 14 
1.3.2. Vẽ các ký hiệu điện trong sơ đồ điện chiếu sáng ................................................... 16 
1.3.3. Vẽ các kí hiệu điện trong sơ đồ điện công nghiệp ................................................. 20 
1.3.4. Vẽ các kí hiệu điện trong sơ đồ cung cấp điện ...................................................... 24 
1.4. Ứng dụng vẽ một số sơ đồ điện chiếu sáng cơ bản ................................................... 27 
1.4.1. Mạch đèn đơn ......................................................................................................... 27 
1.4.2. Mạch đèn một đèn, một công tắc và một ổ cắm .................................................... 28 
1.4.3. Mạch một đèn hai công tắc điều khiển hai nơi ...................................................... 29 
1.4.4. Mạch một đèn điều khiển ba nơi (mạch đèn hành lang) ........................................ 31 
1.4.5. Mạch đèn sáng tắt luân phiên ................................................................................ 32 
CHƯƠNG 2. CÁC PHẦN MỀM SỬ DỤNG TRONG VẼ THIẾT KẾ ĐIỆN .. 35 
2.1. Phần mềm AutoCAD ................................................................................................ 35 
2.1.1. Giới thiệu chung về phần mềm Autocad ............................................................ 35 
2.1.2. Các lệnh thiết lập bản vẽ ............................................... ... o vậy cần có bộ 
chuyển đổi nguồn tự động liên kết giữa máy phát và máy biến thế đảm bảo tòa nhà luôn 
được cấp điện. 
Trên tủ phân phối trung tâm cần có hệ thống đồng hồ đo điện áp, dòng điện bap ha, đo 
cosφ côngtơmét. 
Do các dây cáp đi vào tủ trung tâm có cơ lớn nên tủ phải có kích thước đủ lớn để dễ thao 
tác khi dâu dây. Tủ đặt trên sàn bêtông, trên nóc mở các lỗ nối với hệ thống thang và khay 
cáp. Sau khi đấu dây cần bịt tất cả các lỗ hổng chung quanh đường cáp vào tránh chuột hoặc 
côn trùng chui vào cắn hỏng lớp cách điện dây dẫn gây sự cố nguy hiểm cho hệ thống. 
 Tủ phân phối chung gian 
Căn cứ vào bản vẽ đi dây cho các thiết bị, tính toán số nguồn đi ra từ tủ suy ra số lượng 
áptômát cần lắp đặt trong tủ. 
Các nguồn cấp cho ổ cắm và các thiết bị nhỏ trong phòng như bình đun nước, máy phôtô, 
máy tính cần có thiết bị phát hiện dòng rò và cắt nguồn.Tất cả các dây nối đất từ các phụ tải 
tập trung vào tủ trung gian trên một thanh đấu bằng đồng sau đó nối với tủ chính qua tuyến 
dây từ tủ trung tâm. 
Đối với tủ dùng áptômát chỉ cắt nguồn trên dây nóng thì các dây trung tính cũng được 
đấu tương tự như trên một thanh đồng khác. Trường hợp này cần hết sức chú ý tới sự cố mất 
trung tính có thể gây hư hại cho các thiết bị dùng điện áp một pha 220 V. 
Phần thiết kế dự phòng và mở rộng khoảng 25% so với thực tế và được gắn sẵn các áptômát 
dự phòng. 
 Tủ máy phát và khởi động động cơ 
154 
Đối với các hệ thống gồm nhiều máy phát và phải hòa đồng bộ chúng thì cần có hệ thống 
hòa tự động. Để đơn giản, người ta thương chia phụ tải cho các máy và cho chúng làm việc 
độc lập với nhau thông qua hệ thống chuyển mạch phân đoạn trên thanh cái tủ trung tâm 
Đối với các tủ khởi động, điều khiển động cơ thì tùy thuộc vào đặc tính làm việc của 
chúng mà thiết kế khởi động kiểu trực tiếp, biến thế hay biến tần. 
3.5.2. Triển khai bản vẽ thiết kế điện cho tòa nhà 
Xây dựng hệ thống điện cho một tòa nhà như sau đây là sơ đồ mặt bằng của một ngôi 
nhà hoàn chỉnh: gồm có mặt bằng sân vườn, tầng trệt, tầng lửng, tầng lầu, tầng áp mái 
Từ sơ đồ mặt bằng, chúng ta có thể thiết kế, bố trí thiết bị: chiếu sáng, ổ cắm, điều hòa của 
hệ thống điện cho công trình. 
Căn cứ vào chủng loại,vị trí thiết bị điện ta lập sơ đồ đơn tuyến cho hệ thống điện. Sơ 
đồ đơn tuyến đóng vai trò hết sức quan trọng trong thiết kế, thi công. Do đó việc thiết kế, 
đọc bản vẽ này là một bước không thể bỏ qua. 
Từ sơ đồ đơn tuyến, chúng ta có thể triển khai ra sơ đồ nối dây. Tuy nhiên chúng ta 
chỉ có thể triển khai sơ đồ nối dây trên sơ đồ tổng thể (trên mặt bằng) đối với những hệ 
thống đơn giản. Đối với hệ thống phức tạp, thông thường người ta tách sơ đồ nối dây của 
từng thiết bị ra. Công việc này đòi hỏi phải nắm rõ sơ đồ nguyên lý của mạch điện, hệ thống 
điện. 
* Vẽ thiết kế tủ điện phân phối: 
Khi thiết kế và lắp đặt tủ điện chúng ta phải xác định được công suất (P), cường độ 
dòng điện (Ampe) của các phần tử mang điện. Sau đó là chọn lựa thiết bị điện và bố trí sao 
cho hợp lí đảm bảo kỹ thuật và thẩm mỹ. 
Dựa vào số lượng các thiết bị sử dụng trong nhà máy và các khu vực sản xuất có tủ 
điều khiển riêng ta đi vẽ sơ đồ nguyên lý cho tủ phân phối 
Từ sơ đồ nguyên lý của tủ phân phối ta đi xây dựng bản vẽ chi tiết cho tủ điện gồm: 
Bố trí các thiết bị trong tủ điện, lắp đặt thanh cái và đi dây cho các thiết bị MCCB.Thiết bị đi 
cùng tủ là thiết bị đóng cắt, thiết bị điều khiển, vỏ tủ điện, thanh cái đồng. 
* Ngoài ra tùy vào quy mô công trình mà ta tiến hành thực hiện các công việc sau hay 
không: 
155 
• Thiết kế tủ hạ thế, tủ ATS, Tủ tụ bù 
• Thiết kế trạm biến áp, máy phát 
• Thiết kế điện nhẹ: internet, tel, báo cháy tự động, loa âm thanh 
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ỖN TẬP, THẢO LUẬN 
1. Hãy trình bày tổng quan về bản vẽ điện dân dụng 
2. Hãy trình bày bố cụ bản vẽ điện dân dụng 
3. Hãy trình bày các ký hiệu trên bản vẽ và các thông số kỹ thuật của thiết bị điện 
4. Hãy trình bày nguyên tắc lắp đặt điện và bố trí thiết bị trên mặt bằng 
BÀI TẬP ỨNG DỤNG 
1. Cho một căn hộ loại C1 có sơ đồ mặt bằng như Hình 3.5. Hãy tính chọn số lượng đèn, 
ổ cắm và công suất điều hòa cho căn hộ trên. 
Hình 3.5 Sơ đồ mặt bằng căn hộ loại C1 
2. Ứng dụng phần mềm AutoCAD bố trí các thiết bị điện cho căn hộ loại C1 
3. Cho một căn hộ loại B2 có sơ đồ mặt bằng như Hình 3.. Hãy tính chọn số lượng đèn, 
ổ cắm và công suất điều hòa cho căn hộ trên. 
156 
Hình 3.6 Sơ đồ mặt bằng căn hộ loại B2 
4. Ứng dụng phần mềm AutoCAD bố trí các thiết bị điện cho căn hộ loại B2 
157 
CHƯƠNG 4. ỨNG DỤNG VẼ THIẾT KẾ ĐIỆN TRONG LĨNH VỰC CÔNG 
NGHIỆP 
MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG 
 Trình bày tổng quan về bản vẽ điện trong công nghiệp, hiểu và biết cách đọc các sơ 
đồ mạch điện công nghiệp. Sử dụng phần mềm Cade_Simu mô phỏng một số mạch điện cơ 
bản trong công nghiệp. 
NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG 
4.1. Tổng quan về bản vẽ điện trong công nghiệp 
 Vẽ sơ đồ điện là một bước quan trọng trong thiết kế. Nó là cơ sở để dự trù vật tư, thi 
công, cũng như bảo trì hệ thống điện. 
 Vẽ sơ đồ điện là quá trình thể hiện hệ thống điện trên sơ đồ. Dựa vào quá trình thể 
hiện đó sẽ giúp ta thiết kế, thi công, bảo trì hệ thống điện đáp ứng yêu cầu đặt ra cho hệ 
thống. Trong một nhà máy để xây dựng bản vẽ về hệ thống điện thì ta phải thực hiện các bản 
vẽ như sau: 
4.1.1. Vẽ thiết kế trạm biến áp cho nhà máy 
- Tùy thuộc theo yêu cầu của từng nhà máy mà lựa chon những trạm biến áp khác nhau 
cho từng phân xưởng. 
- Xây dựng bản vẽ cho trạm biến áp nhà máy 
158 
- 
Hình 4.1 Trạm biến áp nhà máy 
4.1.2. Vẽ thiết kế hệ thống điện chiếu sáng. 
Hình 4.2 Hệ thống điện chiếu sáng 
159 
4.1.3. Vẽ thiết kế tủ điện phân phối 
Hình 4.3 Tủ điện phân phối 
4.1.4. Vẽ thiết kế hệ thống điện động lực: 
Sơ đồ mạch điện gồm 2 phần mạch: 
- Mạch điều khiển: nét liền mảnh, gồm các tiếp điểm đóng cắt, các cuộn dây Rơ le và cuộn 
dây Công tắc tơ. 
 - Mạch lực: nét liền đậm, gồm các thiết bị bảo vệ, động cơ truyền động 
4.2. Vẽ thiết kế một số sơ đồ mạch điện cơ bản trong công nghiệp 
4.2.1. Vẽ sơ đồ mạch đổi nối sao tam giác động cơ không đồng bộ ba pha 
- Khởi động – sao tam giác là một trong các biện pháp khởi động của động cơ không 
đồng bộ có công suất trung bình. 
- Chỉ áp dụng được với động cơ hoạt động với sơ đồ tam giác. 
160 
- Khởi động sao tam giác chỉ thỏa mãn khi điện áp làm việc của động cơ phù hợp với 
lưới điện. 
Hình 4.4 Sơ đồ mạch khởi động bằng phương pháp đổi nối sao tam giác. 
Các thiết bị trên sơ đồ: 
- MCB: Aptomat 3 pha 
- FU: Cầu chì bảo vệ ngắn mạch cho mạch điều khiển. 
- D: Các nút ấn dừng, 
- MT, MN mở thuận và mở ngựơc. 
- T và N: Công tắc tơ khống chế quay thuận và quay ngược. 
- RT: Rơle thời gian khống chế quá trình khởi động. 
- O: công tắc tơ nối cuộn dây stato hình sao. 
161 
- Y: CTT nối cuộn dây stato hình tam giác. 
- Đ: Động cơ KĐB ba pha rôto lồng sóc. 
- RN: Rơle nhiệt bảo vệ quá tải cho động cơ 
Nguyên lý hoạt động: 
- Đóng MCB cấp điện cho mạch lực. Muốn động cơ quay theo chiều thuận ấn MT(13-
14), công tắc tơ T có điện, các tiếp điểm T (13-14) đóng lại để tự duy trì và cấp điện 
cho cuộn dây công tắc tơ T, RT và Y. 
- Mở tiếp điểm T (11-12) ngăn không cho cuộn dây công tắc tơ N có điện. 
- Các tiếp điểm T và Y ở mạch động lực đóng lại, động cơ khởi động theo chiều thuận 
với cuộn dây stato được nối hình sao. 
- Sau thời gian chỉnh định của RT, tiếp điểm thường đóng mở chậm RT (55-56) mở ra, 
Y mất điện mở các tiếp điểm Y ở mạch động lực ra. 
- Đồng thời tiếp điểm thường mở đóng chậm RT (67-68) đóng lại cấp điện cho công 
tắc tơ O. 
- Cuộn dây công tắc tơ O có điện đóng tiếp điểm O (13-14) lại để tự duy trì. 
- Mở tiếp điểm O (11-12) cắt điện RT và Y. 
- Đồng thời các tiếp điểm O ở mạch động lực đóng lại, động cơ tiếp tục khởi động và 
làm việc với cuộn dây stato được đấu hình tam giác. 
- Muốn động cơ quay theo chiều ngược, ấn MN, N có điện động cơ được nối vào lưới 
với thứ tự đảo 2 pha. 
- Quá trình khởi động tương tự như khi ta cho quay theo chiều thuận. 
- Muốn dừng động cơ ấn D, T (hoặc N), O mất điện, động cơ được cắt ra khỏi lưới và 
dừng tự do. 
Các bước thực hiện: 
- Bước 1: Khởi động phần mềm Cade_Simu 
162 
Hình 4.5 Phần mềm Cade_Simu 
- Bước 2: Vào thư viện nguồn: chọn nguồn 3 pha 4 dây 
Hình 4.6 Thư viện nguồn 
Vào thư viện đóng cắt: chọn máy cắt 3 pha, đặt tên cho máy cắt 
163 
Hình 4.7 Thư viện máy cắt 
Vào thư viện tiếp điểm, lấy tiếp điểm thường mở 3 pha, đặt tên tiếp điểm tương ứng tên 
cuộn dây công tắc tơ 
Hình 4.8 Thư viện tiếp điểm của cuộn dây 
164 
Vào thư viện phần tử bảo vệ, lấy phần tử đốt nóng của role nhiệt 3 pha, đặt tên cho Rơle 
nhiệt. 
Hình 4.9 Thư viện phần tử bảo vệ 
Vào thư viện động cơ, chọn động cơ 3 pha 4 dây, đặt tên cho động cơ 
Hình 4.10 Thư viện động cơ điện 
Vào thư viện dây nối, chọn dây 3 pha nối các phần tử lại đực mạch lực 
165 
Hình 4.11 Thư viện dây nối 
- Bước 3: Làm tương tự cho mạch điều khiển 
Hoàn thành mạch đổi nối sao tam giác động cơ không đồng bộ ba pha. 
Hình 4.12 Sơ đồ mạch khởi động bằng phương pháp đổi nối sao tam giác. 
166 
4.2.2. Vẽ sơ đồ mạch đảo chiều quay cho động cơ không đồng bộ 3 pha. 
Hình 4.13 Sơ đồ mạch đảo chiều quay cho động cơ không đồng bộ 3 pha 
Các thiết bị trên sơ đồ: 
- CD: Cầu dao đóng ngắt mạch điện. 
- FU: Các cầu chì bảo vệ ngắn mạch động lực và mạch điều khiển 
- D, MT, MN: Các nút dừng, mở thuận và mở ngược. 
- T, N Các công tắc tơ khống chế chiều quay động cơ. 
- FN: Rơ re nhiệt bảo vệ quá tải cho động cơ. 
Nguyên lý hoạt động: 
- Đóng Q cấp điện cho mạch. Muốn động cơ quay theo chiều thuận ấn MT, công tắc tơ 
T có điện, đóng tiếp điểm T(13-14) tự duy trì. 
- Mở tiếp điểm T(11-12) tránh sự tác động đồng thời của công tắc tơ N. 
167 
- Đồng thời các tiếp điểm T ở mạch động lực đóng lại cấp điện cho động cơ Đ quay 
theo chiều thuận. 
- Muốn động cơ quay theo chiều ngược ấn MN, công tắc tơ N có điện đóng tiếp điểm 
N(13-14) tự duy trì, mở tiếp điểm N(11-12) tránh sự tác động đồng thời của công tắc 
tơ T. 
- Đồng thời các tiếp điểm N ở mạch động lực đóng lại cấp điện cho động cơ Đ quay 
theo chiều ngược lại. 
- Muốn dừng động cơ, ấn nút D, công tắc tơ T (hoặc N) mất điện, động cơ được cắt ra 
khỏi nguồn và dừng tự do. 
4.2.3. Vẽ sơ đồ mạch điều khiển động cơ không đồng bộ 3 pha có hãm động năng. 
Các thiết bị trên sơ đồ: 
- F: Aptomat 3 pha 
- MT, MN: Nút ấn mở máy thuận, mở máy ngược. 
- D: Nút ấn dừng hãm. 
- T và N: Công tắc tơ khống chế quay thuận và quay ngược. 
- H và TH: Công tắc tơ và rơle thời gian khống chế quá trình hãm. 
- BA và CL: Máy biến áp và bộ chỉnh lưu cấp nguồn một chiều cho quá trình hãm 
động năng. 
- Đ: Động cơ KĐB ba pha rôto lồng sóc. 
- FN: Rơle nhiệt bảo vệ quá tải cho động cơ. 
168 
Hình 4.14 Sơ đồ mạch điều khiển động cơ không đồng bộ 3 pha có hãm động năng 
Nguyên lý hoạt động: 
- Cấp điện cho mạch, nhấn nút MT (hoặc MN), công tắc tơ T (hoặc N) có điện, động 
cơ được nối nguồn 3 pha và làm việc theo chiều thuận (hoặc ngược). 
- Muốn dừng, nhấn nút D, công tắc tơ T( hoặc N) mất điện, động cơ được cắt ra khỏi 
nguồn 3 pha. 
- Đồng thời công tắc tơ H và rơle TH có điện, đóng tiếp điểm H(13-14) tự duy trì, các 
tiếp điểm H ở mạch động lực đóng lại cấp nguồn một chiều vào động cơ, động cơ 
thực hiện quá trình hãm động năng. 
- Quá trình hãm động năng kết thúc khi tiếp điểm TH ( 55-56 ) thường đóng mở chậm 
mở ra, công tắc tơ H và rơle TH mất điện, động cơ được cắt ra khỏi nguồn một chiều. 
169 
4.2.4. Vẽ sơ đồ mạch khởi động động cơ không đồng bộ 3 pha qua các cấp điện trở phụ 
theo nguyên tắc thời gian 
Hình 4.15 Sơ đồ mạch khởi động động cơ không đồng bộ 3 pha qua các cấp điện trở phụ 
theo nguyên tắc thời gian 
 Các thiết bị trên sơ đồ: 
- AT: Áp to mát đóng cắt mạch điện và bảo vệ ngắn mạch cho mạch động lực 
- RT1, RT2: Rơ le thời gian khống chế quá trình khởi động. 
- KD: Công tắc tơ cấp nguồn cho mach lực 
- KF1: Công tắc tơ đưa và loại điện trở RF1 ra khỏi mạch roto 
- KF2: Công tắc tơ đưa và loại điện trở RF2 ra khỏi mạch roto 
170 
- RN:Rơ le nhiệt bảo vệ quá tải cho động cơ. 
Nguyên lý hoạt động: 
Cấp nguồn cho mạch động lực và mạch điều khiển. 
- Ấn M cấp nguồn cho cuộn dây công tắc tơ KD 
 + Đóng tiếp điểm KD(1-2) mạch điều khiển để duy trì và cấp nguồn cho Rơ le thời gian 
RT1 
 + Đóng tiếp điểm KD mạch lực cấp nguồn 3 pha cho động cơ 
Động cơ Đ lúc này khởi động với tốc độ chậm do toàn bộ điện trở phụ được mắc vào mạch 
roto. 
Tiếp điểm RT1(67-68) thường mở đóng chậm sau một thời gian đặt sẽ đóng lại cấp nguồn 
cho cuộn dây công tắc tơ KF1 
 + Đóng tiếp điểm KF1 (43-44) bên mạch điều khiển cấp nguồn cho rơ le thời gian RT2 
 + Đóng tiếp điểm KF1 bên mạch lực loại điện trở RF1 ra khỏi roto của động cơ 
Động cơ được tăng tốc nhanh hơn trước 
Rơ le thời gian RT2 có điện, tiếp điểm RT2 (67068) thường mở đóng chậm sau một thời 
gian đặt sẽ đóng lại cấp nguồn cho cuộn dây công tắc tơ KF2 
 + Đóng tiếp điểm KF2 (53-54) bên mạch điều khiển để duy trì cho cuộn dây KF2 
 + Đóng tiếp điểm KF2 bên mạch lực loại điện trở RF2 ra khỏi roto của động cơ 
Động cơ được tăng tốc với tốc độ làm việc định mức. 
NỘI DUNG THẢO LUẬN 
1. Nội dung phần thảo luận 1: Đọc được các sơ đồ điện cơ bản trong công nghiệp. 
2. Nội dung phần thảo luận 2: Sử dụng phần mềm Cade_Simu mô phỏng các sơ đồ mạch 
điện cơ bản trong công nghiệp. 
TÓM TẮT NỘI DUNG CỐT LÕI 
171 
Đọc đươc cấu tạo, nguyên lý hoạt động của một số sơ đồ mạch điện trong công 
nghiệp. Hướng dẫn sử dụng phần mềm Cade_Simu thiết kế mô phỏng một số mạch điển 
hình. 
CÂU HỎI, BÀI TẬP HƯỚNG DẪN ỖN TẬP, THẢO LUẬN 
1. Thiết kế mạch Khởi động động cơ KĐB xoay chiều 3 pha theo kiểu Y/∆ trên bản vẽ A4 
có định dạng khung bản vẽ. 
2. Sử dụng phần mềm Cade_Simu mô phỏng mạch Khởi động động cơ KĐB xoay chiều 3 
pha theo kiểu Y/∆. 
3. Thiết kế mạch Khởi động động cơ KĐB xoay chiều 3 pha qua 2 cấp điện trở phụ theo 
nguyên tắc thời gian trên bản vẽ A4 có định dạng khung bản vẽ. 
4. Sử dụng phần mềm Cade_Simu mô phỏng mạch Khởi động động cơ KĐB xoay chiều 3 
pha qua 2 cấp điện trở phụ theo nguyên tắc thời gian. 
5. Thiết kế mạch đảo chiều quay động cơ KĐB xoay chiều 3 pha trên bản vẽ A4 có định 
dạng khung bản vẽ. 
6. Sử dụng phần mềm Cade_Simu mô phỏng mạch đảo chiều quay động cơ KĐB xoay chiều 
3 pha. 
7. Thiết kế mạch hãm động năng động cơ KĐB xoay chiều 3 pha trên bản vẽ A4 có định 
dạng khung bản vẽ. 
8. Sử dụng phần mềm Cade_Simu mô phỏng mạch hãm động năng động cơ KĐB xoay chiều 
3 pha. 
172 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Hữu Lộc, Sử dụng AutoCAD 2008, NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh, 2007 
2. Nguyễn Công Hiền, Nguyễn Mạnh Hoạch; Hệ thống cung cấp điện của xí nghiệp 
công nghiệp, đô thị và nhà cao tầng; NXB KH và KT, 2005. 
3. Quyền Huy Ánh, Giáo trình CAD trong kỹ thuật điện; NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ 
Chí Minh, 2011. 
4. Phan Đăng Khải, Kỹ thuật lắp đặt điện, NXB Giáo dục, năm 2003. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ve_thiet_ke_dien.pdf