Giáo trình Vật liệu điện. Điện tử (Phần 2)

Bản chất vật lý của sự phân cực điện môi

Phân tử của bất kỳ vật chất nào của điện môi cũng có cấu tạo từ những thành phần

riêng biệt (nguyên tử, ion), mỗi thành phần có điện tích xác định dương hoặc âm. Lực

liên kết giữa các điện tích xác định tính chất cơ học của vật chất. Tổng đại số của tất

cả các điện tích trong phân tử của bất kỳ vật chất nào đều bằng 0, nhưng vị trí không

gian điện tích trong phân tử của vật chất khác nhau sẽ khác nhau. Nếu

thay tất cả các điện tích dương và điện tích âm bằng một điện tích dương và một

điện tích âm tương đương và vị trí trọng tâm của từng điện tích dương riêng và âm

riêng thì trọng tâm của các điện tích dương và âm này có thể trùng nhau hoặc

không trùng nhau.(H3.2)

Phân tử, trong đó tâm của các điện tích dương và điện tích âm trùng nhau gọi là

không phân cực. Phân tử, trong đó tâm của các điện tích dương và âm không trùng

nhau mà cách nhau một khoảng cách l gọi là phân cực (hay lưỡng cực).

Ví dụ: CH4 là phân tử không phân cực; CH3Cl là phân tử phân cực.(H3.3)

Các phân tử lưỡng cực được đặc trưng bởi moment lưỡng cực

 

Giáo trình Vật liệu điện. Điện tử (Phần 2) trang 1

Trang 1

Giáo trình Vật liệu điện. Điện tử (Phần 2) trang 2

Trang 2

Giáo trình Vật liệu điện. Điện tử (Phần 2) trang 3

Trang 3

Giáo trình Vật liệu điện. Điện tử (Phần 2) trang 4

Trang 4

Giáo trình Vật liệu điện. Điện tử (Phần 2) trang 5

Trang 5

Giáo trình Vật liệu điện. Điện tử (Phần 2) trang 6

Trang 6

Giáo trình Vật liệu điện. Điện tử (Phần 2) trang 7

Trang 7

Giáo trình Vật liệu điện. Điện tử (Phần 2) trang 8

Trang 8

Giáo trình Vật liệu điện. Điện tử (Phần 2) trang 9

Trang 9

Giáo trình Vật liệu điện. Điện tử (Phần 2) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 76 trang baonam 16180
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Vật liệu điện. Điện tử (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Vật liệu điện. Điện tử (Phần 2)

Giáo trình Vật liệu điện. Điện tử (Phần 2)
Trƣờng CĐ GTVT TP. HCM Giáo trình Vật liệu điện-điện tử 
Khoa KT Điện- Điện tử Trang 84 
CHƢƠNG 4 
VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN 
4.1. Quá trình vật lý của chất cách điện 
4.1.1. Sự phân cực của điện môi 
Tính chất quan trọng bậc nhất của điện môi là khả năng phân cực của nó dưới tác 
dụng của điện trường ngoài. Hiện tượng phân cực là sự thay đổi vị trí trong không 
gian của những thành phần mang điện và hình thành moment điện. 
Trạng thái của điện môi dưới tác dụng của điện trường ngoài có thể biểu thị 
qua 
→ → 
véctơ phân cực (hay cường độ phân cực) P . Dưới tác dụng của P xảy ra sự thay 
đổi vị trí trật tự trong không gian của điện tích phân tử 
điện môi. E 
Xét thể tích điện môi trong tụ phẳng (H4.1), ta có cường _ + 
độ điện trường E = 
U 
(V/m) (4.1) h 
h 
→ 
- Ở điện môi tuyến tính thì P quan hệ tuyến tính với 
→ 
E 
Hình 4.1: Điện trường giữa 
2 bản cực
→ → 
2
P = K Eε 0 . E (C/m ). 
KE hệ số phân cực của điện môi 
→ →
-Ở điện môi đẳng hướng P song song với E 
→ →
-Ở điện môi dị hướng: quan hệ giữa P và E ở dạng tenxơ. 
-Ở điện môi không tuyến tính (như xec-nhet điện) không có tỉ lệ tuyến tính giữa 
→ → 
P và E . 
→ → 
→ 
Ngoài P và E 
→ 
còn có đại lượng vectơ khác, đó là vectơ cảm ứng điện D ( vectơ 
điện cảm D ): 
→ → → 
D = ε 0 . E + P (4.2) 
→ → 
Với P = K Eε0 . E 
Và gọi ε = 1 + K E ≥ 1 
→ 
là hệ số điện môi tương đối của vật liệu 
→ 
Ta có: D = ε .ε 0 E (4.3) 
→ 
Dòng vectơ điện cảm D qua bề mặt kép kín bao quanh một thể tích nào đó sẽ bằng 
tổng điện tích tự do có trong thể tích đó. 
∫ D . ds 
→ 
= ∑ q td (4.4) 
Trƣờng CĐ GTVT TP. HCM Giáo trình Vật liệu điện-điện tử 
Khoa KT Điện- Điện tử Trang 85 
 →
Giá trị D ở mọi điểm trong điện môi là như nhau ( D có cùng đơn vị với P là 
C/m
2
). Tham số xác định khả năng hình thành điện dung là hệ số điện môi ε , ε 
phản ánh tính chất của vật chất trong một khối lượng (thể tích) đủ lớn, nhưng không 
phản ánh tính chất của từng nguyên tử hay phân tử của vật chất. 
4.1.1.1. Bản chất vật lý của sự phân cực điện môi 
Phân tử của bất kỳ vật chất nào của điện môi cũng có cấu tạo từ những thành phần 
riêng biệt (nguyên tử, ion), mỗi thành phần có điện tích xác định dương hoặc âm. Lực 
liên kết giữa các điện tích xác định tính chất cơ học của vật chất. Tổng đại số của tất 
cả các điện tích trong phân tử của bất kỳ vật chất nào đều bằng 0, nhưng vị trí không 
gian điện tích trong phân tử của vật chất khác nhau sẽ khác nhau. Nếu 
thay tất cả các điện tích dương và điện tích âm bằng một điện tích dương và một 
điện tích âm tương đương và vị trí trọng tâm của từng điện tích dương riêng và âm 
riêng thì trọng tâm của các điện tích dương và âm này có thể trùng nhau hoặc 
không trùng nhau.(H3.2) 
Hình 4.2: Trọng tâm điện tích dƣơng và âm có thể trùng nhau 
hoặc không trùng nhau 
Phân tử, trong đó tâm của các điện tích dương và điện tích âm trùng nhau gọi là 
không phân cực. Phân tử, trong đó tâm của các điện tích dương và âm không trùng 
nhau mà cách nhau một khoảng cách l gọi là phân cực (hay lưỡng cực). 
Ví dụ: CH4 là phân tử không phân cực; CH3Cl là phân tử phân cực.(H3.3) 
Các phân tử lưỡng cực được đặc trưng bởi moment lưỡng cực 
→ → 
p = Q. l 
→ 
Hình 4.3: Phân tử lƣỡng cực và momen lƣỡng cực p 
Trƣờng CĐ GTVT TP. HCM Giáo trình Vật liệu điện-điện tử 
Khoa KT Điện- Điện tử Trang 86 
Tính có cực có thể đánh giá theo cấu tạo hóa học của phân tử. Ngược lại bằng thực 
nghiệm có thể xác định được p, từ đó đưa ra kết luận về cấu trúc của phân tử. 
Những phân tử gồm một nguyên tử He, Ne, Ar hoặc 2 nguyên tử giống nhau (H2, 
N2, Cl2) là không phân cực. Còn liên kết ion gồm 2 hay nhiều loại như KCl, HCl là loại 
có cực tính mạnh. 
Vậy: phân cực là sự sắp xếp có trật tự trong không gian của các điện tích. Dưới tác 
dụng của điện trường ngoài các điện tích chuyển động có giới hạn trong điện môi và 
hình thành momen điện ở tất cả thể tích điện môi. 
4.1.1.2. Phân loại điện môi 
Điện môi có thể chia làm 3 loại: 
+Loại điện môi có cực (lưỡng cực): là điện môi gồm các phân tử lưỡng cực. 
+Loại điện môi không cực (trung hòa): là điện môi gồm các phân tử không 
phân cực. 
+Loại xec-nhet điện (chất sắt điện): Là điện môi có tính phân cực tự phát. Nó có 
cấu trúc miền (đômen): gồm những miền lớn có phân cực tự phát, xuất hiện do ảnh 
hưởng của các quá trình trong điện môi. Hướng của các momen điện của các miền 
khác nhau và tổng phân cực trong điện môi bằng 0. 
4.1.1.3. Sự phân cực chuyển dịch và phân cực định hƣớng trong 
4.1.1.3.1. Chất khí 
*Phân cực chuyển dịch 
Là sự phân cực trong đó có sự chuyển dịch các điện tử so với hạt nhân của nguyên tử 
dưới tác động của điện trường ngoài (còn gọi là phân cực điện tử). Sự chuyển dịch 
này có tính chất đàn hồi, có sự biến dạng các lớp vỏ điện tử của nguyên tử và ion. Thời 
gian xác lập các phân cực điện tử không đáng kể 10-15s, nên được coi là tức thời. 
Khả năng phân cực của các điện tử không phụ thuộc vào nhiệt độ, nhưng lại giả ... 0,005 0,005 3300 21000 6,4 
Sắt điện phân nóng 
chảy trong chân 
không 
0,01 - - 61000 7,2 
Sắt tinh chế trong 
hyđrô 
0,005 0,003 6000 200000 3,2 
Sắt tinh chế cao trong 
hyđrô 
- - 20000 340000 2,4 
Tinh chế đơn của sắt 
tinh khiết nhất được 
ủ ram trong hyđrô 
- - - 1430000 0,8 
Bảng 5.2: Tính chất của sắt 
5.6.2. Thép lá kỹ thuật điện 
5.6.2.1. Tính chất 
Từ những lá thép cacbon thấp có thành phần C < 0,04% và các tạp chất khác 
<0,6%) có trị số từ thẩm tƣơng đối từ 3500 4500, cƣờng độ từ trƣờng khử từ 
(6496)A/m. 
Người ta đưa thêm silic vào thành phần của những lá thép này. Hàm lượng silic 
này dùng để hạn chế tổn hao do từ trễ và tăng điện trở của thép để giảm tổn hao do 
dòng điện xoáy. Nếu thành phần silic nhiều (trên 5%) thì làm tăng độ dòn, giảm độ 
dẻo nên vật liệu rất khó gia công. 
Tùy theo thành phần silic có trong thép nhiều hay ít mà tính chất từ thay đổi 
khác nhau. Thép có hàm lượng silic cao chủ yếu làm mạch từ cho máy biến áp. Thép 
có hàm lượng silic rất nhỏ được dùng làm mạch từ trong trường hợp từ thông không 
đổi. 
5.6.2.2. Phân loại 
- Theo thành phần ta có: sắt kỹ thuật; thép silic. 
- Theo công nghệ chế tạo ta có 2 loại: thép cán nóng và thép cán nguội. Trong 
Trƣờng CĐ GTVT TP. HCM Giáo trình Vật liệu điện-điện tử 
Khoa KT Điện- Điện tử Trang 151 
thép cán nóng và thép cán nguội ta có: 
+ Thép đẳng hướng: có tính năng từ tính tốt hơn thường dùng làm lõi thép máy 
biến áp. 
+ Thép vô hướng: thường dùng trong máy điện quay 
5.6.2.3. Giải thích ký hiệu 
Nếu lá thép kỹ thuật điện có hàm lượng C< 0,4% và tạp chất < 0,6% ta gọi là sắt kỹ 
thuật. 
+ 21, 22. 
+ 31, 32. 
+ 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48. 
+ 31O, 320, 330, 330A, 340, 370, 380. 
+ 110O, 1200, 1300, 3100, 3200. 
Trong đó: 
Con số thứ nhất chỉ hàm lượng gần đúng của silíc theo phần trăm; khi tăng hàm lượng 
silíc, khối lượng riêng giảm và điện trở suất của nó tăng lên. 
Con số thứ hai đặc trưng cho tính chất điện và từ của thép. 
+ Các con số 1, 2, 3 đảm bảo suất tổn hao xác định khi từ hoá lại ở tần số 
Pécmaloi50Hz) và cảm ứng từ trong từ trường mạnh. 
+ Chữ A ký hiệu suất tổn hao rất thấp 
+ Số 4 cho biết thép được định mức tổn hao khi từ hóa ở tần số 400Hz và cảm 
ứng từ trong từ trường trung bình. 
+ Thép có ký hiệu số 5, 6 dùng trong từ trường yếu từ (0,002 0,008)A/cm và 
trị số bđ của chúng được đảm bảo. 
+ Con số 7, 8 chỉ đặc điểm chủ yếu của độ từ thẩm trong cường độ từ trường 
trung bình từ (0,0310)A/cm. 
+ Con số 0 thứ 3 chỉ thép được cán nguội (thép có thớ). 
+ Có hai số 0 liên tiếp là thép được cán nguội và ít thớ. 
Con số thứ 
nhất 
Nhãn hiệu thép 
Mức hợp kim hóa 
silíc của thép 
Hàm lượng 
Si, % 
Khối lượng 
3 
riêng, g/cm 
Điện trở 
suất 
2 
.mm /m 
1 Hợp kim hóa yếu 0,8 - 1,8 7,80 0,25 
2 Hợp kim hóa trung bình 1,8 - 2,8 7,75 0,40 
3 Hợp kim hóa tăng cao 2,8 - 3,8 7,65 0,50 
4 Hợp kim hóa cao 3,8 - 4,8 7,55 0,60 
Bảng 5.3: Sự phụ thuộc của khối lƣợng riệng và điện trở suất thép lá kỹ thuật 
điện vào hàm lƣợng Silic 
Trƣờng CĐ GTVT TP. HCM Giáo trình Vật liệu điện-điện tử 
Khoa KT Điện- Điện tử Trang 152 
5.6.2.4. Công dụng 
- Thép với hàm lượng silic cao chủ yếu dùng để làm lỏi thép máy biến áp mà 
thường gọi là tôn silic. 
- Thép có thớ đẳng hướng: có tính năng từ tính tốt hơn thường dùng làm lõi 
thép máy biến áp. Sử dụng các thép này làm máy biến áp điện lực giảm được trọng 
lượng và kích thước. 
- Thép có thớ vô hướng: thường dùng trong máy điện quay. 
Các kích thước thường dùng nhất của thép kỹ thuật điện được cho trong bảng 
sau: 
Kích thước Đơn vị đo Trị số thường dùng nhất 
Dày mm 0,1; 0,2; 0,35; 0,5, 1 
Rộng m 0,24; 0,6; 0,7; 0,75; 0,86; 1 
Dài m 0,72; 1,2; 1,34; 1,5; 1,75; 2 
Bảng 5.4: Kích thƣớc thƣờng dùng của thép kỹ thuật điện 
Các tiêu chuẩn quy định tính chất điện và từ đối với các nhãn hiệu thép kỹ 
thuật điện là: 
- Cảm ứng từ (ký hiệu bằng chữ B với con số chỉ cường độ từ trường tương 
ứng tính theo A/cm); 
- Tổng suất tổn hao công suất dòng điện xoay chiều tính bằng W trên 1kg thép 
đặt trong từ trường xoay chiều, được ký hiệu bằng chữ P với con số ở dạng phân số; 
tử số giá trị biên độ cảm ứng từ tính theo kilôgam, mẫu số là tần số tính bằng héc. 
5.6.3. Pécmalôi 
3. Pécmalôi là hợp kim sắt với niken có trị số độ tự thẩm ban đầu rất lớn trong vùng 
từ trường yếu, bởi vì chúng không có hiện tượng dị hướng và từ giảo (khi từ hoá chất 
sắt từ đơn tinh thể thì kích thước của chúng có thay đổi, gọi là hiện tượng từ giảo). 
Pécmalôi có nhiều niken (độ từ thẩm cao và điện trở suất cao) dùng làm lõi cuộn 
cảm có kích thước nhỏ, máy biến áp âm tần nhỏ, các biến áp xung và trong các 
khuếch đại từ. 
Pécmalôi ít niken (độ từ thẩm được nâng cao, từ cảm bảo hoà, điện trở suất 
được nâng cao) dùng làm lõi thép máy biến áp điện lực, cuộn cảm và các dụng cụ đo 
cần có mật độ từ thông cao. 
Các pécmalôi với vòng từ trễ hình chữ nhật có thể dùng làm lõi khuếch đại từ, 
cơ cấu chuyển mạch, thiết bị chỉnh lưu và các phần tử của máy tính. 
Pécmalôi rất nhạy cảm với tác dụng cơ học. 
Trƣờng CĐ GTVT TP. HCM Giáo trình Vật liệu điện-điện tử 
Khoa KT Điện- Điện tử Trang 153 
5.6.4. Alusife 
Alusife là hợp kim của sắt với silic và nhôm. Thành phần tốt nhất là Alusife: 
9,5%Si; 5,6%Al; còn lại là Fe. Hợp kim này có đặc tính cứng và giòn và có độ tự 
thẩm cao, điện trở suất cao nhưng cũng có thể chế tạo ở dạng đúc định hình. 
Ứng dụng: màn từ, thân các dụng cụđược chế tạo bằng phương pháp đúc với 
thành của chi tiết không mỏng hơn 2 –3 mm vì hợp kim này giòn. Do đó mà người ta 
ít sử dụng Alusife. 
Do có tính giòn nên người ta cũng có thể nghiền nhỏ Alusife thành bột như 
cácbonyl sắt để sản xuất lõi thép cao tần. 
5.6.5. Ferít từ mềm 
Loại ferít từ mềm có từ cảm lớn nhất (hơn 3000gauss) và lực kháng từ nhỏ 
khoảng 0,2 ơcstet. Ferít với trị số lớn có trị số tổn hao lớn và tăng nhanh khi tần số 
tăng. Ferít có hằng số điện môi tương đối lớn, trị số này phụ thuộc vào tần số và thành 
phần ferít. Khi tần số tăng hằng số điện môi giảm. Tang góc tổn hao của ferít từ 0,005 
đến 0,1. Ferít có hiện tượng từ giảo và ở các ferít khác nhau hiệu ứng này cũng khác 
nhau. 
5.6.6. Các vật liệu từ mềm có công dụng đặc biệt 
 Các hợp kim có đặc tính độ từ thẩm thay đổi rất ít khi cường độ từ 
trường thay đổi: có tên gọi là pecminva, là hợp kim có thành phần là 25% Fe, 45% Ni 
và 30%Ni. Hợp kim ủ ở nhiệt độ 10000C, sau đó giữ nhiệt độ 400-500
0C rồi làm 
nguội chậm. Pecminva có lực kháng nhỏ, ổn định từ kém, nhạy cảm với nhiệt độ. Hợp 
kim có độ từ thẩm ổn định hơn (ít biến đổi trong từ trường) gọi là izôpécmơ, trong 
thành phần của nó có sắt, niken và nhôm hay đồng. 
 Các hợp kim có độ từ thẩm phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ: đay là hợp 
kim nhiệt gồm Ni – Cu, Fe – Ni – Cr. Các hợp kim này dùng để bù sai số nhiệt độ 
trong các thiết bị, sai số này gây nên bởi sự biến đổi từ cảm của nam châm vĩnh cửu 
hay điện trở của dây dẫntrong các dụng cụ điện khi nhiệt độ môi trường khác với 
nhiệt độ lúc khắc độ (nhiệt độ chuẩn của thiết bị). 
Trƣờng CĐ GTVT TP. HCM Giáo trình Vật liệu điện-điện tử 
Khoa KT Điện- Điện tử Trang 154 
 Các hợp kim có độ từ giảo cao: gồm hợp kim Fe – Cr, Fe – Co và Fe – 
Al. Các hợp kim này dùng để làm máy phát dao động âm ở tần số âm thanh và siêu 
âm. 
 Các hợp kim có độ từ giảo bảo hoà rất cao: gồm có hợp kim sắt – coban 
có từ cảm bảo hoà rất cao, đến 24000gaus. Điện trở của hợp kim này không lớn, hợp 
kim này có tên gọi là pecmenduyra với hàm lượng Co từ 50% đến 70%. Pecmenduyra 
có giá thành cao nên chỉ dùng ở các thiết bị đặc biệt, trong các bộ phận của loa điện 
động, màng ống điện thoại, dao động . 
CÂU HỎI ÔN TẬP 
Câu 5.1. Trình bày khái niệm vật liệu từ? Nêu các đặc tính chủa vật liệu dẫn từ? 
Câu 5.2. Thế nào là đường cong từ hóa? Trình bày đường cong từ hóa của một số vật 
liệu từ điển hình? 
Câu 5.3. Trình bày khái niệm về mạch từ? Nêu các cách tính toán một số mạch từ đơn 
giản? 
Câu 5.4. Nêu các định luật cơ bản về mạch từ? 
Câu 5.5. Từ một mạch từ hãy vẽ ra sơ đồ thay thế và nêu các đại lượng có trong sơ 
đồ? 
Câu 5.6. Cho biết các hư hỏng thường xẩy ra của mạch từ? 
Câu 5.7. Thế nào là vật liệu từ mềm, từ cứng và vật liệu từ có công dụng từ đặc biệt? 
Câu 5.8. Nêu tính chất của thép lá kỹ thuật điện? Cách phân loại và giải thích các ký 
hiệu của thép lá kỹ thuật điện? 
Câu 5.9. Nêu tính chất và công dụng của các loại vật liệu từ đã học? 
Câu 5.10. Mạch có các kích thước S = S = 9 cm2, = 0,050 cm, LC = 30cm và N = 
500 vòng. Giả sử như đối với sắtr = 70000. 
a. Hãy xác định từ trở RC và R. Giả sử mạch từ làm việc tại BC = 0,1T. 
b. Hãy xác định từ thông và dòng điện I. 
Trƣờng CĐ GTVT TP. HCM Giáo trình Vật liệu điện-điện tử 
Khoa KT Điện- Điện tử Trang 155 
Câu hỏi trắc nghiệm lựa chọn 
Đọc kỹ các câu hỏi, chọn ý trả lời đúng nhất và tô đen vào ô thích hợp ở cột bên 
TT Nội dung câu hỏi a b c d 
5.11. Đường cong từ hoá là: 
a. Đường biểu diễn cường độ từ trường. 
 b. Đường biểu diễn quan hệ B(H). 
c. Đường biểu diễn cường độ từ cảm. 
 d. Cả a,b và c đều đúng. 
□? □? □? □? 
5.12. Pécmaloi (permallois) là hợp kim của sắt với: 
a. Nikel. 
b. Mangan. 
c. Côban. 
d. Nhôm. 
□? □? □? □? 
5.13. Các vật liệu thường có tổn hao do từ trễ lớn, cường độ từ 
trường khử từ cao, độ từ thẩm nhỏ đó là loại: 
a. Thép hợp kim hóa được tôi đến trạng thái mactenxít. 
b. Ferít có vòng từ trễ chữ nhật. 
c. Vật liệu sắt từ mềm. 
d. Vật liệu sắt từ cứng. 
□? □? □? □? 
5.14. Hợp kim của Fe - Co có từ cảm bảo hòa từ rất cao đến 
24000 gauss. Điện trở của hợp kim không lớn và có hàm 
lượng côban từ 50 đên 70%, có tên gọi là: 
a. Ferít từ mềm. 
b. Ferít từ cao tần. 
c. Pecmenđuyara. 
d. Ferít có vòng từ trễ chữ nhật. 
□? □? □? □? 
Trƣờng CĐ GTVT TP. HCM Giáo trình Vật liệu điện-điện tử 
Khoa KT Điện- Điện tử Trang 156 
5.15. Đặc điểm của vật liệu sắt từ cứng là: 
a. Có độ dẫn từ thấp, có từ dư lớn. 
b. Độ dẫn từ lớn, tổn hao bé. 
c. Cả a và b đều đúng. 
d. Cả a và b đều sai. 
□? □? □? □? 
5.16. Đường cong khép kín đặc trưng cho tình trạng từ hoá của 
vật liệu còn được gọi là: 
a. Đường cong từ hoá cuả vật liệụ. 
b. Đường biểu diễn cường độ từ trường. 
c. Chu trình từ trễ của vật liệụ . 
d. Cả a, b và c đều saị 
□? □? □? □? 
5.17. Hệ số từ thẩm của chất sắt từ là: 
a. Thay đổi. 
b. Không thay đổi 
c. Phụ thuộc vào cảm ứng từ B. 
d. Phụ thuộc vào cường độ từ trường. 
□? □? □? □? 
5.18. Vật liệu sắt từ được phân làm các loại sau: 
a. Vật liệu: sắt và các hợp kim của sắt. 
b. Vật liệu: sắt các hợp kim của sắt, ni ken và coban. 
c. Vật liệu: sắt từ cứng, sắt từ mềm và có công dụng từ 
đặc biệt. 
d. Câu a và b đúng 
□? □? □? □? 
5.19. 
1Vật liệu dẫn từ được dùng để chế tạo: 
a. Bộ dây quấn máy điện. 
b. Mạch từ của các thiết bị, đồ dùng điện. 
c. Mạch từ của các cuộn dây trong các thiết bị điện tử, máy 
khuếch đại từ. 
d. Câu b và c đúng 
□? □? □? □? 
5.20. Đặc điểm của vật liệu sắt từ mềm là: 
a. Có độ dẫn từ thấp, có từ dư lớn. 
b. Độ dẫn từ lớn, tổn hao bé. 
c. Cả a và b đều đúng. 
d. Cả a và b đều saị 
□? □? □? □? 
5.21. Để truyền tải được năng lượng từ trường ta phải dùng vật 
liệu; 
a. Vật liệu cách điện. 
b. Vật liệu dẫn điện. 
c. Vật liệu dẫn từ. 
d. Cả a,b và c đều sai 
□? □? □? □? 
Trƣờng CĐ GTVT TP. HCM Giáo trình Vật liệu điện-điện tử 
Khoa KT Điện- Điện tử Trang 157 
5.22. Trong hình (1 ) đường cong từ hoá số 2 là đường cong từ 
hoá của: 
a. Sắt đặc biệt tinh khiết. 
b. Sắt kỹ thuật tinh khiết (99,92%Fe). 
c. Sắt tinh khiết (99,98%Fe). 
d. Hợp kim sắt – Niken (26%). 
□? □? □? □? 
5.23. Trong hình 5.1, đường cong từ hoá số 3 là đường cong từ 
hoá của: 
a. Sắt đặc biệt tinh khiết. 
b. Sắt kỹ thuật tinh khiết (99,92%Fe) 
c. Sắt tinh khiết (99,98%Fe) 
d. Hợp kim sắt – Niken (26%) 
□? □? □? □? 
5.24. Hợp kim có độ từ thẩm cao gồm các loại: 
a. Pécmaloi, Alusifẹ 
b. Pécmaloi, Alusife, Alunico 
 c. Pécmaloi, Alusife, Alunisi 
d. Pécmaloi, Alusife, Alunị 
□? □? □? □? 
5.25. Các vật liệu sắt từ mềm bao gồm: 
a. Pécmaloi, Alusife, sắt kỹ thuật, thép silíc. 
b. Alusife, sắt kỹ thuật, thép silíc 
c. Pécmaloi, sắt kỹ thuật, thép silíc . 
d. Sắt kỹ thuật, thép silíc 
□? □? □? □? 
5.26. Các vật liệu sắt từ cứng bao gồm: 
a. Thép hợp kim hoá, Các nam châm dạng bột 
b. Các hợp kim từ cứng, Alunico, Alusife 
c. Thép hợp kim hoá, Các nam châm dạng bột, Các 
hợp kim từ cứng. 
d. Thép hợp kim hoá, các nam châm dạng bột, 
pécmaloi. 
□? □? □? □? 
5.27. Trong hình 5.1, đường cong từ hoá số 6 là đường cong từ 
hoá của: 
a. Sắt đặc biệt tinh khiết. 
b. Sắt kỹ thuật tinh khiết (99,92%Fe) 
c. Sắt tinh khiết (99,98%Fe) 
d. Hợp kim sắt – Niken (26%) 
□? □? □? □? 
5.28. Trong ký hiệu thép ỹ thuật điện được ký hiệu bằng chữ và 
các con số, con số thứ nhất chỉ: 
a. Đặc trưng cho tính chất điện và từ của thép. 
b. Chỉ thép được cán nguội. 
c. Thép được cán nguội và ít thớ. 
d. Chỉ hàm lượng gần đúng của silíc theo phần trăm. 
□? □? □? □? 
Trƣờng CĐ GTVT TP. HCM Giáo trình Vật liệu điện-điện tử 
Khoa KT Điện- Điện tử Trang 158 
5.29. Thép kỹ thuật điện được ký hiệu bằng chữ và các con số, 
con số thứ hai chỉ: 
a. Đặc trưng cho tính chất điện và từ của thép. 
b. Chỉ thép được cán nguội. 
c. Thép được cán nguội và ít thớ. 
d. Chỉ hàm lượng gần đúng của silíc theo phần trăm. 
□? □? □? □? 
5.30. Vật liệu sắt từ có các loại sau: 
a. Vật liệu sắt từ mềm, vật liệu sắt từ cứng, 
b. Vật liệu sắt từ mềm, vật liệu sắt từ cứng và vật liệu 
có công dụng từ đặc biệt 
c. Vật liệu sắt từ mềm, vật liệu có công dụng từ đặc 
biệt 
d. Vật liệu sắt từ cứng, vật liệu có công dụng từ đặc 
biệt, Vật liệu sắt từ mềm 
□? □? □? □? 
5.31. Theo công nghệ chế tạo thép lá kỹ thuật điện có các loại: 
a. Sắt kỹ thuật, thép silíc 
b. Thép đẳng hướng. 
c. Thép cán nóng và thép cán nguội. 
d. Thép vô hướng 
□? □? □? □? 
5.32. Một hợp kim có hàm lượng (40-50)% Nikel số phần trăm 
còn lại là sắt và các tạp chất có tên gọi là: 
a. Pécmaloi 
b. Alusife. 
c. Pécmaloi loại nhiều niken. 
d. Pécmaloi loại ít niken. 
□? □? □? □? 
5.33. Các hợp kim có độ từ thẩm phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ 
được gọi là: 
a. Vật liệu sắt từ mềm. 
b. Pécmaloi loại nhiều niken. 
c. Vật liệu có công dụng từ đặc biệt. 
d. Sắt kỹ thuật tinh khiết (99,92%Fe). 
□? □? □? □? 
5.34. Để truyền tải được năng lượng từ trường ta phải dùng vật 
liệu: 
a. Vật liệu cách điện. 
b. Vật liệu dẫn điện. 
c. Vật liệu dẫn từ. 
d. Cả a,b và c đều sai. 
□? □? □? □? 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 [1] Dương Vũ Văn, Vật liệu Điện –Điện tử, NXB ĐH QG TP.HCM-2005 
 [2] Nguyễn Đình Thắng, Vật liệu Điện, NXB GD -2006 
 [3] Nguyễn Xuân Phú , Vật liệu Kỹ thuật Điện, NXB KHKT-2000 
 [4] Lê Công Dưỡng, Vật liệu học, NXB KHKT Hà Nội-1997 
. 
 [5] V.V. PaSưnKov, V.S. SoroKin , Vật liệu Kỹ thuật Điện (tiếng Nga), 
NXB VưcSaya, Xkola-1986 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_vat_lieu_dien_dien_tu_phan_2.pdf