Giáo trình Thực tập máy điện (Phần 1)

Nội dung thực tập

1.3.1. Tua-vít

- Tua-vít là dụng cụ dùng để lắp và tháo các loại vít vặn có ren.

- Mỗi loại tua-vít đều cho phép người sử dụng tạo một chuyển động xoay

tròn để xiết chặt hoặc tháo rời đinh vít.

- Không được dùng tua-vít như một lưỡi đục nguội, một dụng cụ đục lỗ hay

một thanh cạy. Nếu phải gõ nhẹ vào tua-vít, hãy sử dụng loại tua-vít có thể

cho phép gõ nhẹ.

- Không dùng tua-vít để kiểm tra dòng điện

- Không được cầm vật đang thao tác trên tay khi sử dụng tua-vít vì tua-vít có

thể bị trượt và gây thương tích.

- Phải đảm bảo sao cho mũi của tua-vít phải đủ rộng để khít với rãnh trên

đầu của đinh vít. Và luôn giữ chuôi tua-vít thẳng đứng với đầu vít khi vặn.

1.3.2. Búa

- Búa là loại dụng cụ để tạo sức va chạm cho vật khác.

- Nên cầm búa gần về cuối cán để tăng sức mạnh đòn bẩy để đóng mạnh

hơn. Và luôn cố gắng đóng toàn bộ mặt búa vuông góc vào vật để hạn chế

hư hỏng đối với mặt búa và đối với vật được đóng.

- Không nên dùng búa bị lỏng đầu, dùng cán búa để cạy hoặc giã.

- Đeo dụng cụ bảo vệ mắt. Luôn đeo kính bảo hộ khi đóng lên các dụng cụ

được tôi cứng hoặc các bề mặt kim loại được làm cứng. Điều này sẽ bảo vệ

mắt tránh những mảnh vụng văn ra.

 

Giáo trình Thực tập máy điện (Phần 1) trang 1

Trang 1

Giáo trình Thực tập máy điện (Phần 1) trang 2

Trang 2

Giáo trình Thực tập máy điện (Phần 1) trang 3

Trang 3

Giáo trình Thực tập máy điện (Phần 1) trang 4

Trang 4

Giáo trình Thực tập máy điện (Phần 1) trang 5

Trang 5

Giáo trình Thực tập máy điện (Phần 1) trang 6

Trang 6

Giáo trình Thực tập máy điện (Phần 1) trang 7

Trang 7

Giáo trình Thực tập máy điện (Phần 1) trang 8

Trang 8

Giáo trình Thực tập máy điện (Phần 1) trang 9

Trang 9

Giáo trình Thực tập máy điện (Phần 1) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 66 trang baonam 18680
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thực tập máy điện (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Thực tập máy điện (Phần 1)

Giáo trình Thực tập máy điện (Phần 1)
ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THƠNG VẬN TẢI 
------ 
GIÁO TRÌNH 
THỰC TẬP MÁY ĐIỆN 
 Chủ biên: ThS.Phạm Hữu Tấn 
 Thành viên: KS.Nguyễn Thanh Sơn 
 ThS.Lê Hồi Trung 
 KS.Phạm Văn Quang 
Lưu hành nội bộ - Năm 2016 
LỜI NÓI ĐẦU 
Nhằm mục đích phục vụ cho việc giảng dạy và làm tài liệu tham 
khảo cho các môn chuyên ngành Điện – Điện tử trong Trường Cao Đẳng 
Giao Thơng Vận Tải . Giáo trình Thực tập máy điện ra đời làm giáo trình 
để giảng dạy cho sinh viên đang học hệ Cao đẳng chuyên ngành điện và 
các ngành liên quan. 
Nội dung cuốn sách “ Thực tập máy điện” trình bày chi tiết các vấn 
đề dựa theo chương trình khung của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo và kết hợp 
với kiến thức thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng với sự 
phát triển công nghệ hiện đại. 
 Trong quá trình biên soạn, giáo trình sẽ còn một số hạn chế và 
không tránh khỏi sai sót. Mong nhận được sự đóng góp ý kiến để hoàn 
thiện hơn. Mọi sự đóng góp xin gửi về: Khoa Kỹ Thuật Điện – Điện Tử, 
Trường Cao Đẳng Giao Thơng Vận Tải 
 Tác giả 
 MỤC LỤC 
Lời nĩi đầu 
Mục lục 
 Trang 
Bài 1: Hướng dẫn căn bản các loại dụng cụ trong xưởng ............................. 1 
1.1. Mục tiêu ....................................................................................................... 1 
1.2. Dụng cụ, thiết bị ........................................................................................... 1 
1.3. Nội dung thực tập ......................................................................................... 2 
1.3.1. Tua-vít .................................................................................................. 2 
1.3.2. Búa ....................................................................................................... 3 
1.3.3. Kìm ....................................................................................................... 4 
1.3.4. Chìa vặn đai ốc ..................................................................................... 5 
1.3.5. Giũa ...................................................................................................... 7 
1.3.6. Mâm cặp (ê-tô) .................................................................................... 7 
1.3.7. Cảo ....................................................................................................... 8 
1.3.8. Thước panme và thước cặp .................................................................. 9 
1.3.9. Đồng hồ vạn năng ............................................................................... 10 
1.3.10. Ampe kìm ......................................................................................... 11 
1.3.11. Đồng hồ đo tốc độ ............................................................................ 12 
1.3.12. Máy quấn dây ................................................................................... 13 
1.4. Nhiệm vụ .................................................................................................... 14 
Bài 2: Xác định cực tính cuộn dây máy điện................................................. 15 
2.1. Mục tiêu ..................................................................................................... 15 
2.2. Dụng cụ, thiết bị ......................................................................................... 15 
2.3. Nội dung thực tập ....................................................................................... 15 
 2.3.1. Xác định đầu cuối các cuộn dây máy biến áp ................................. 15 
2.3.2. Động cơ điện ba pha ......................................................................... 17 
2.4. Nhiệm vụ .................................................................................................... 20 
Bài 3: Lĩt cách điện ......................................................................................... 21 
3.1. Mục tiêu ..................................................................................................... 21 
3.2. Dụng cụ, thiết bị ......................................................................................... 21 
3.3. Nội dung thực tập ....................................................................................... 21 
3.4. Nhiệm vụ .................................................................................................... 25 
Bài 4: Xây dựng sơ đồ triển khai dây quấn................................................... 26 
4.1. Mục tiêu ..................................................................................................... 26 
4.2. Dụng cụ, thiết bị ......................................................................................... 26 
4.3. Nội dung thực tập ....................................................................................... 26 
4.3.1. Đại cương ... tập máy điện Trang 37 
 Phương pháp Siskind 
Qui tắc về tổng số bối dây cĩ thể chứa tối đa trong một nhĩm bối dây: 
-  : cĩ giá trị chẵn 
+ Dây quấn khơng mượn rãnh 
+ Dây quấn mượn rãnh 
Số bối dây lớn nhất trong một nhĩm 
/2 
/2 (ở giữa nhĩm cĩ một rãnh 
trống) 
-  : cĩ giá trị lẻ 
+ Dây quấn khơng mượn rãnh 
+ Dây quấn mượn rãnh 
(-1)/2 (ở giữa nhĩm cĩ một rãnh 
trống) 
(+1)/2 
Chú ý: + Khi  chẳn: kiểu dây quấn chính và dây quấn phụ giống nhau 
 + Khi  lẻ: kiểu dây quấn chính và dây quấn phụ khác nhau 
 + Từ số bối dây lớn nhất, ta cĩ thể tạo ra các biến dạng của dây quấn sin 
bằng cách bỏ dần các bối dây bên trong nhĩm cĩ bước bối dây nhỏ, nhưng phải 
đảm bảo khơng cĩ rãnh nào trống 
Các bước thực hiện: 
Bước 1:Tính , đ 
Bước 2: Dựa vào bảng để chọn dạng dây quấn cho pha chính và pha phụ. 
Thiết lập dạng nhĩm bối dây cho pha chính và pha phụ 
Bước 3: Vẽ các nhĩm bối dây quấn Sin cho pha chính và đấu nối các nhóm bối 
dây lại để hình thành dây quấn cho pha chính (ký hiệu: A – X) 
Chú ý: 
 Nếu số nhóm bối dây của 1 pha bằng p: đấu cực giả (“Cuối – Đầu”) 
Bài 4: Xây dựng sơ đồ khai triển dây quấn 
Thực tập máy điện Trang 38 
 Nếu số nhóm bối dây của 1 pha bằng 2p: đấu cực thật (“Cuối – 
Cuối”, “Đầu – Đầu”) 
Xác định trục của nhĩm bối dây pha chính và dựa vào αđ để xác định 
trục và đầu vào của nhĩm bối dây pha phụ. Thực hiện tương tự để hình thành dây 
quấn cho pha phụ (ký hiệu: B – Y) 
Chú ý: Trục của nhĩm bối dây pha chính và trục của nhĩm bối dây pha phụ lệch 
nhau 90
0
 điện 
A B X Y
 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 1 2 3 4
4.4. Nhiệm vụ 
- Đạt được mục tiêu của bài học 
- Tuân thủ đúng quy trình 
- Vẽ và hiểu được các dạng sơ đồ khai triển 
- Thao tác chính xác 
- Vệ sinh công nghiệp 
 Hình 4.7: Dây quấn Sin, Z = 24, 2p=4 
Bài 5: Tẩm sấy bộ dây quấn 
Thực tập máy điện Trang 39 
BÀI 5: TẨM SẤY BỘ DÂY QUẤN 
5.1. Mục tiêu 
Học xong bài này sinh viên đạt được: 
- Biết cách tẩm vecni lên bộ dây quấn máy điện 
- Sử dụng tủ sấy, lò sấy đúng quy cách 
- Sấy khô chất cách điện bộ dây quấn máy điện 
5.2. Dụng cụ, thiết bị 
- Cọ sơn 
- Bộ dây quấn Stator động cơ không đồng bộ 
- Vecni cách điện 
- Tủ sấy, lò sấy 
- Các dụng cụ khác 
5.3. Nội dung thực tập 
5.3.1. Mục đích 
- Trong công nghiệp sản xuất máy điện, việc sấy và tẩm chất cách điện cho dây 
quấn động cơ rất quan trọng. 
- Việc tẩm sấy cách điện cho dây quấn động cơ nhằm mục đích: 
+ Tránh bộ dây quấn bị ẩm 
+ Nâng cao độ chịu nhiệt 
+ Tăng độ bền cách điện 
+ Tăng độ bền cơ học 
+ Chống sự xâm thực của hoá chất 
Bài 5: Tẩm sấy bộ dây quấn 
Thực tập máy điện Trang 40 
5.3.2. Các bước tẩm sấy 
Bước 1: Sấy khô trước khi tẩm 
 Nhiệt độ được điều chỉnh bởi một bộ biến trở nối với một lưỡng kim nhiệt. Một 
relay dùng điều chỉnh nhiệt độ. Dòng điện sấy được cung cấp bởi một máy biến 
áp giảm áp 
Bước 2: Tẩm vecni cách điện lên bộ dây quấn 
- Quét hoặc phun một lớp vec ni sau mỗi lớp quấn (xem Hình 5.2). Cuộn dây sau 
khi quét được nung trong lò sấy ở nhiệt độ 130 
0
C 
Cánh điều khiển gió 
Relay điều khiển 
Lưỡng kim nhiệt 
Điện vào 
Hình 5.1: Lò sấy bằng điện trở 
Bài 5: Tẩm sấy bộ dây quấn 
Thực tập máy điện Trang 41 
Hình 5.2: Dùng cọ quét vecni lên cuộn dây 
Bước 3: Sấy khô chất cách điện 
 Phương pháp tẩm sấy bằng tia hồng ngoại 
- Cách sấy này khác với cách sấy nhiệt bằng điện trở. Chủ yếu nhờ vào khả 
năng hấp thụ năng lượng bức xạ dao tia hồng ngoại để biến thành nhiệt năng và 
bề mặt của mặt được sấy. Như thế chất các điện được làm khô dần từ lớp bên 
trong ra phía ngòai. 
 Hình 5.3: Cấu tạo tủ sấy đơn giản 
Bóng đèn tim 
Bề mặt tủ sấy 
Bài 5: Tẩm sấy bộ dây quấn 
Thực tập máy điện Trang 42 
- Tia hồng ngọai được sản xuất ra bởi bóng đèn tim, khi được tắc sáng đỏ. Vì vậy 
nguồn điện cung cấp cho đèn sấy nên giản thắp từ 20 % đến 30 % điện áp định 
mức của đèn. 
- Để tăng cường sự phản xạ nhiệt và phân phối đều nhiệt lượng nên lót kim loại 
sáng bóng bên trong tủ sấy. 
 Phương pháp sấy bằng dòng điện 
- Phương pháp này cho dòng điện vào cuộn dây quấn và dùng dây quấn tỏa nhiệt 
để tự sấy khô chất cách điện đã tẩm. Như thế, nhiệt tỏa ra từ bên trong làm bay 
hơi dung môi, khô nhanh chất cách điện. 
- Khi sấy động cơ, điện áp đưa vào bộ dây quấn khoảng 15 – 20% điện áp định 
mức của bộ dây quấn , các cuộn pha được mắc nối tiếp với nhau thành tam giác 
hở, dòng điện qua bộ dây quấn có thể bằng dòng điện định mức, cần trang bị 1 
rờle bảo vệ để tránh dòng điện sấy vượt quá định mức và thời gian sấy ít nhất 10 
giờ. 
Máy biến áp tự ngẫu 
Rơ le bảo vệ 
Hình 5.4: Sấy bằng dòng điện 
Bài 5: Tẩm sấy bộ dây quấn 
Thực tập máy điện Trang 43 
5.4. Nhiệm vụ 
- Đạt được mục tiêu của bài học 
- Thao tác đúng quy trình 
- Sử dụng dụng cụ đúng quy cách 
- Đảm bảo an toàn điện 
- Đảm bảo an toàn lao động 
- Vệ sinh công nghiệp 
Bài 6: Tháo lắp máy biến áp 
Thực tập máy điện Trang 44 
BÀI 6: THÁO LẮP MÁY BIẾN ÁP 
6.1. Mục tiêu 
Học xong bài này sinh viên đạt được: 
- Nhận dạng được máy biến áp 
- Nhận biết được các chi tiết máy biến áp 
- Tháo lắp các chi tiết 
- Tháo lắp xong, máy biến áp phải hoạt động bình thường 
6.2. Dụng cụ, thiết bị 
- Búa 
- Bộ tua-vít các loại 
- Bộ cờ-lê 
- Kìm nhọn và kìm bằng 
- Máy biến áp lõi thép E,I 
- Các dụng cụ khác 
6.3. Nội dung thực tập 
Bước 1: Tháo các lá thép chữ E,I 
- Sữ dụng khóa và vít mở bốn bu-lông ở bốn góc và lấy các má thép (áo) hai bên 
ra (xem Hình 6.1). 
Bài 6: Tháo lắp máy biến áp 
Thực tập máy điện Trang 45 
 Hình 6.1: Tháo bu-lông ở bốn góc 
- Sữ dụng vít dẹp và búa: đục các lá thép chữ I ra khỏi các khe nằm giữa các lá 
thép chữ E, đến khi nào không còn lá thép chữ I nằm bên trong (xem Hình 6.2 và 
Hình 6.3). 
 Hình 6.2: Đục các thanh chữ I 
Bài 6: Tháo lắp máy biến áp 
Thực tập máy điện Trang 46 
 Hình 6.3: Tháo thanh I ra khỏi lõi thép 
- Sử dụng vít dẹp và búa: đục lá thép chữ E ngoài cùng. 
- Khi lá thép ngoài cùng đã được lấy ra, ta có thể sử dụng kìm nhọn lấy từng lá 
thép chữ E ra khỏi khuôn nhựa (xem Hình 6.4 và Hình 6.5). 
Bài 6: Tháo lắp máy biến áp 
Thực tập máy điện Trang 47 
 Hình 6.4: Đục các lá thép chữ E 
 Hình 6.5: Tháo các lá thép chữ E 
Bài 6: Tháo lắp máy biến áp 
Thực tập máy điện Trang 48 
- Trong khi đục các lá thép tánh trường hợp làm hỏng khuôn nhựa. 
- Nếu lá thép nào bị biến dạng ta có thể sữ dụng búa gõ lại để lá thép trở lại 
hình dạng ban đầu. 
Bước 2: Tháo dây quấn ra khỏi khuôn nhựa 
- Xả chì hàn các đầu dây ra. 
- Xả dây đồng từ khuôn nhựa sang ống nhựa để có thể sử dụng lại. 
- Giữ giấy lót cách điện còn sữ dụng được. 
- Nếu dây đồng bị chảy dính có thể dùng đục sắt để đục bỏ. 
 Hình 6.6: Tháo dây đồng ra khỏi khuôn nhựa 
Bước 3: Lắp ghép các lá thép vào khuôn nhựa. 
Khi thực hiện thao tác lắp ghép các lá thép, chúng ta cần chú ý: 
- Ghép hết toàn bộ các lá thép chữ E vào cuộn dây, sau đó mới ghép các lá thép 
chữ I. 
Bài 6: Tháo lắp máy biến áp 
Thực tập máy điện Trang 49 
 Hình 6.7: Chèn các lá thép chữ E vào khuôn dây quấn 
- Mỗi lần ghép chỉ nên cho vào từng lá một từ hai bên xen kẽ nhau. 
- Sau khi ghép lá thép chữ E xong chúng ta chèn vào các vị trống các lá thép I, số 
lượng lá thép chữ I chèn vào mỗi vị trí phải bằng số thép E đang có tại vị trí đó. 
- Sau khi đã ghép các lá thép chư õ E và I vào cuộn dây, chúng ta dùng búa 
đóng sát các lá thép E và I gần lại với nhau, làm giảm thấp khe hở không khí. 
Khi tác động lực để dồn sát các lá thép E, I, chúng ta nên đặt toàn bộ biến áp 
lên một tấm gỗ phẳng, sau đó dùng búa tác động lực lên mặt trên lỏi thép. Nên 
tác động lực lên lỏi thép thông qua lớp gỗ trung gian, không nên tác động lực 
trực tiếp lên lỏi thép. 
6.4. Nhiệm vụ 
- Đạt được mục tiêu của bài học 
- Tuân thủ đúng quy trình 
- Sử dụng dụng cụ hợp lý 
Bài 6: Tháo lắp máy biến áp 
Thực tập máy điện Trang 50 
- Bảo quản thiết bị 
- Đảm bảo an toàn điện 
- Đảm bảo an toàn lao động 
- Vệ sinh công nghiệp 
Bài 7: Quấn dây máy biến áp 
Thực tập máy điện Trang 51 
BÀI 7: QUẤN DÂY MÁY BIẾN ÁP 
7.1. Mục tiêu 
Học xong bài này sinh viên đạt được: 
- Biết lắp khuơn quấn lên máy quấn dây 
- Quấn dây theo đúng các số liệu 
- Thực hiện lót cách điện, hàn các đầu dây ra cho bộ dây sơ và thứ cấp 
- Đo và kiểm tra 
- Vận hành máy biến áp 
7.2. Dụng cụ, thiết bị 
- Kìm 
- Bộ cờ-lê 
- Tua-vít 
- Dao nhỏ 
- Kéo 
- Máy quấn dây 
- Dây điện từ 
- Ống gen 
- Băng vải 
- Chì hàn, mỏ hàn 
- Búa 
- Lõi thép dạng E, I 
- Khuôn quấn 
- Các dụng cụ khác 
Bài 7: Quấn dây máy biến áp 
Thực tập máy điện Trang 52 
7.3. Nội dung thực tập 
Bước 1: Lắp ráp khuôn quấn dây vào bàn quấn . 
Hình 7.1: Khuôn quấn dây được lắp ghép hoàn chỉnh trên trục của tay 
quấn dây 
- Khuôn quấn được lắp cố định trên bàn quấn để chuẩn bị công việc quấn dây 
(xem Hình 7.1) 
- Vị trí bắt đầu quấn dây được định vị sao cho: 
+ Cần của tay quay bàn quấn nằm ở vị trí thấp nhất . 
+ Các mép của khuôn quấn dây tại phía ra dây phải được định vị nằm 
phía trên cùng 
Bu-lông giữ má 
Khuôn quấn Bu-lông giữ 
má trong 
Tay quấn dây 
Hai má giữ 
khuôn quấn 
Bài 7: Quấn dây máy biến áp 
Thực tập máy điện Trang 53 
Hình 7.2: Vị trí bắt đầu quấn dây sau khi lắp khuôn quấn dây lên bàn quấn. 
Bước 2: Quấn dây cuộn sơ cấp 
- Thông thường để thuận lợi cho việc xếp dây quấn, chúng ta thường chọn bộ 
dây có đường kính nhỏ bố trí bên trong, bộ dây có đường kính lớn hơn được bố trí 
bên ngoài. Thực hiện theo phương pháp này chúng ta tránh gặp hiện tượng làm 
căng mặt ngoài lớp men cách điện khi dây quấn đi qua các giao tuyến của các 
mặt phẳng xếp dây, tránh được sự cố làm bong vỡ lớp men cách điện tại các vị 
trí chuyển hướng trong quá trình chuyển mặt xếp dây quấn. 
Mép ra dây của khuôn ở 
vị trí trên cùng 
Cần tay quay ở vị trí 
thấp nhất 
Bài 7: Quấn dây máy biến áp 
Thực tập máy điện Trang 54 
- Dùng miếng băng vải gấp lại để giữ đầu dây ra (xem Hình 7.3) 
 Hình 7.3: Cố định đầu dây ra 
- Sau khi thực hiện đủ số vòng dây quấn một lớp, trước khi quấn tiếp lớp thứ hai, 
chúng ta cần lót giấy cách điện lớp (xem Hình 7.4) . 
- Công dụng của lớp giấy lót cách điện lớp: 
+ Tạo lớp đế phẳng để quấn lớp dây kế tiếp, tránh các hiện tượng đùa 
dây quấn do lực căng của lớp thứ hai tác động lên các vòng dây quấn của lớp 
đầu tiên 
+ Với phương pháp lót cách điện lớp có gấp mí biên, vòng dây đầu của 
lớp thứ nhì được định vị cố định và chống hiện tượng chạy dây quấn. 
Bài 7: Quấn dây máy biến áp 
Thực tập máy điện Trang 55 
- Tuy nhiên, nhược điểm của công nghệ này làm tăng bề dầy cuộn dây ở hai phía 
mép bìa. Muốn khắc phục tình trạng này, chúng ta phải: 
+ Dùng độ dầy của giấy cách điện lớp vừa đủ. 
+ Độ dầy gấp mí không quá dư. 
+ Đồng thời trong quá trình quấn dây chúng ta phải dùng búa 
nhựa để đánh sát các vòng dây phía lớp giấy gấp mí. 
 Hình 7.4: Phương pháp lót cách điện lớp 
- Khi thực hiện quấn còn khoảng mười vòng dây thì đúng giá trị yêu cầu, chúng 
ta dừng lại và bố trí băng vải để giữ đầu ra dây. 
- Sau đó, chúng ta tiếp tục quấn tiếp số vòng còn lại, các vòng dây quấn 
cuối này được quấn đè lên băng vải giữ đầu dây. Khi đến vòng dây cuối 
cùng, chúng ta ướm đủ độ dài ra dây, dùng kềm cắt đứt sợi dây và luồn qua đầu 
Bộ dây quấn khi 
hoàn tất một lớp 
dây quấn 
Lớp gấp mí của 
cách điện lớp 
Bài 7: Quấn dây máy biến áp 
Thực tập máy điện Trang 56 
còn dư của phần băng vải, kế tiếp rút sát băng vải để giữ sát và chặt đầu ra 
dây (xem Hình 7.5). 
 Hình 7.5: Phương pháp dùng băng vải rút giữ đầu ra dây 
Bước 3: Quấn dây cuộn thứ cấp 
- Sau khi hoàn thành công việc quấn cuộn sơ cấp, ta phải quấn 1 lớp giấy cách 
điện để cách điện giữa cuộn dây sơ cấp và thứ cấp 
- Thao tác thực hiện quấn cuộn thứ cấp tương tự như quấn cuộn sơ cấp 
- Chú ý: cuộn dây sơ cấp và thứ cấp phải quấn cùng chiều 
Bước 4: Hoàn chỉnh các đầu ra dây trước khi ghép lõi thép vào bộ dây quấn. 
- Sau khi quấn xong các bộ dây, chúng ta cần hàn các dây mềm nối các đầu dây 
ra trước khi lắp ghép các lá thép vào bộ dây 
Băng vải hay băng giấy 
giữ đầu ra dây 
Bài 7: Quấn dây máy biến áp 
Thực tập máy điện Trang 57 
Bước 5: Lắp ghép các lá thép vào cuộn dây quấn và vận hành 
Vị trí đầu nối cần cạo sạch men, 
xi chì trước khi hàn nối 
Hình 7.6: Làm sạch các đầu dây ra của bộ dây quấn 
Bài 7: Quấn dây máy biến áp 
Thực tập máy điện Trang 58 
- Ghép hoàn chỉnh lõi thép vào cuộn dây, dùng đồng hồ VOM kiểm tra lại cách 
điện giữa cuộn dây với lõi thép, cách điện giữa các bộ dây với nhau và kiểm tra 
tính liên lạc giữa các vòng dây trong từng bộ dây quấn. 
- Đo và kiểm tra các thơng số chính của máy biến áp: 
ĐIỆN TRỞ 
DÂY QUẤN 
(Ω) 
DỊNG 
ĐIỆN 
KHƠNG 
TẢI 
(A) 
ĐIỆN 
ÁP SƠ 
CẤP 
(V) 
ĐIỆN 
ÁP THỨ 
CẤP 
 (V) 
SỐ 
VỊNG 
SƠ CẤP 
(N1) 
SỐ 
VỊNG 
THỨ CẤP 
(N2) 
ĐƯỜNG 
KÍNH DÂY 
SƠ CẤP, 
THỨ CẤP 
(mm) 
R1 R2 I0 
U1 U2 
Hình 7.7: Máy biến áp một pha hoàn chỉnh 
Bài 7: Quấn dây máy biến áp 
Thực tập máy điện Trang 59 
7.4. Nhiệm vụ 
- Đạt được mục tiêu của bài học 
- Tuân thủ đúng quy trình 
- Sử dụng dụng cụ hợp lý 
- Thao tác chính xác 
- Đảm bảo an toàn điện 
- Đảm bảo an toàn lao động 
- Vệ sinh công nghiệp 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thuc_tap_may_dien_phan_1.pdf