Giáo trình Thực tập đo lường và cảm biến
ĐO ĐIỆN ÁP 1 CHIỀU
1/ Dụng cụ đo:
_ Là dụng cụ đo điện áp chuyên dùng đo điện áp 1 chiều.
_ Vôn kế thường được chế tạo theo hai kiểu cơ cấu chỉ thị kim kiểu từ điện và
điện từ.
_ Thang đo các Vôn kế thường không tuyến tính, vạch chia không đều. Chỉ số
được ghi trực tiếp trên thang đo hoặc có thể suy ra dựa theo chiều cao của vạch
chia và chỉ số tầm đo lớn nhất.
_ Ngỏ ra tiếp xúc đo gồm 2 cực tính có phân cực (+) và (-). Khi lắp dụng cụ đo
vào mạch cần lưu ý đúng cực tính, tránh hiện tượng kim quay ngược.
Hình 2.2 : Vôn kế đo điện áp một chiều
2/ Cách thức đo:
Hình 2.3 : Cách mắc vôn kế đo điện áp một chiều
? Để đo điện áp rơi trên tải : mắc song song vôn kế với tải cần đo điện áp đúng
theo chiều điện áp phân cực trên tải điện 1 chiều.
? Để đo điện áp nguồn điện : mắc 2 cực tính vôn kế vào 2 cực tính của nguồn điện
cần đo điện áp đúng theo dấu phân cực (+) và (-).
3/ Kỹ thuật an toàn :
_ Kiểm tra độ chính xác của mạch đo.
_ Xác định khả năng đo cực đại của dụng cụ đo.
_ Khi tiếp xúc điện tránh chạm vào vật đo, linh kiện, nguồn điện.
_ Tiếp xúc đo đúng chiều phân cực (+) và (-).
_ Sau khi tiếp xúc đúng vị trí giữ cố định rồi đọc kết quả.
_ Tránh tiếp xúc điện nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng, bị rung động gây cản
trở khó chạm khó tiếp xúc
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Thực tập đo lường và cảm biến
TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM KHOA KỸ THUẬT ĐIỆN – ĐIỆN TỬ ------------------0O0------------------ BÀI GIẢNG THỰC TẬP ĐO LƯỜNG VÀ CẢM BIẾN LƯU HÀNH NỘI BỘ, NĂM 2016 Trang 1 LỜI NÓI ĐẦU hững năm gần đây, với sự tiến bộ và ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của các ngành khoa học kỹ thuật đã tác động tích cực vào đời sống, sinh hoạt, lao động sản xuất và nói chung nó tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Yêu cầu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa trở thành mục tiêu phấn đấu để phát triển nền sản xuất công nghiệp của đất nước, đóng góp tích cực vào mục tiêu chung cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Giáo trình “ Thực TẬP Đo Lường & CẢM BIẾN” đáp ứng những yêu cầu cơ bản trong lĩnh vực đào tạo ngành nghề điện của Trường Cao Đẳng Giao Thông Vận Tải TPHCM. Giáo trình phục vụ giảng dạy cho đối tượng là sinh viên Cao Đẳng và là tài liệu nghiên cứu tham khảo cho sinh viên – học sinh trong các lĩnh vực ngành nghề có liên quan, với mong muốn góp phần đổi mới nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập cho Giảng viên và học sinh, sinh viên ngành Điện và các ngành khác có nhu cầu học tập, nghiên cứu, tham khảo Quá trình biên soạn không tránh khỏi những hạn chế, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp. Trân trọng cảm ơn. NGƯỜI BIÊN SOẠN N Trang 2 Bài thực tập 1 ĐO ĐIỆN ÁP A. MỤC TIÊU : Sau bài học này, người học có khả năng : - Trình bày và giải thích được nguyên tắc đo đại lượng điện áp. - Biết sử dụng dụng cụ đo, phương pháp đo, đo và đọc đúng trị số đo điện áp một chiều . - Biết sử dụng dụng cụ đo, phương pháp đo, đo và đọc đúng trị số đo điện áp xoay chiều . B. DỤNG CỤ, HỌC CỤ SỬ DỤNG : - Vôn kế đo điện áp một chiều. - Vôn kế đo điện áp xoay chiều. - Mô hình mạch đo điện áp phụ tải điện. C. CÁC YÊU CẦU KHI THỰC HÀNH : - Thực hiện đúng quy trình thao tác. - Đảm bảo an toàn điện, an toàn khi sử dụng thiết bị dụng cụ. - Đảm bảo an toàn cho linh kiện, thiết bị, sau khi thực hành các linh kiện vẫn có thể hoạt động tốt. D. NỘI DUNG : I. NGUYÊN TẮC ĐO ĐIỆN ÁP Hình 2.1 : Cách mắc vôn kế đo điện áp Để đo điện áp rơi trên tải : mắc song song vôn kế với tải cần đo điện áp. V Tải 1 Tải 2 Tải 3 Nguồn V Trang 3 Để đo điện áp nguồn điện : mắc 2 cực tính vôn kế vào 2 cực tính của nguồn điện cần đo điện áp. II. ĐO ĐIỆN ÁP 1 CHIỀU 1/ Dụng cụ đo: _ Là dụng cụ đo điện áp chuyên dùng đo điện áp 1 chiều. _ Vôn kế thường được chế tạo theo hai kiểu cơ cấu chỉ thị kim kiểu từ điện và điện từ. _ Thang đo các Vôn kế thường không tuyến tính, vạch chia không đều. Chỉ số được ghi trực tiếp trên thang đo hoặc có thể suy ra dựa theo chiều cao của vạch chia và chỉ số tầm đo lớn nhất. _ Ngỏ ra tiếp xúc đo gồm 2 cực tính có phân cực (+) và (-). Khi lắp dụng cụ đo vào mạch cần lưu ý đúng cực tính, tránh hiện tượng kim quay ngược. Hình 2.2 : Vôn kế đo điện áp một chiều 2/ Cách thức đo: Hình 2.3 : Cách mắc vôn kế đo điện áp một chiều Để đo điện áp rơi trên tải : mắc song song vôn kế với tải cần đo điện áp đúng theo chiều điện áp phân cực trên tải điện 1 chiều. Để đo điện áp nguồn điện : mắc 2 cực tính vôn kế vào 2 cực tính của nguồn điện cần đo điện áp đúng theo dấu phân cực (+) và (-). 3/ Kỹ thuật an toàn : _ Kiểm tra độ chính xác của mạch đo. _ Xác định khả năng đo cực đại của dụng cụ đo. _ Khi tiếp xúc điện tránh chạm vào vật đo, linh kiện, nguồn điện. _ Tiếp xúc đo đúng chiều phân cực (+) và (-). _ Sau khi tiếp xúc đúng vị trí giữ cố định rồi đọc kết quả. _ Tránh tiếp xúc điện nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng, bị rung động gây cản trở khó chạm khó tiếp xúc Trang 4 III. ĐO ĐIỆN ÁP XOAY CHIỀU 1/ Dụng cụ đo: _ Là dụng cụ đo điện áp chuyên dùng đo điện áp xoay chiều. _ Vôn kế thường được chế tạo theo hai kiểu cơ cấu chỉ thị kim kiểu từ điện và điện từ. _ Thang đo các Vôn kế thường không tuyến tính, vạch chia không đều. Chỉ số được ghi trực tiếp trên thang đo hoặc có thể suy ra dựa theo chiều cao của vạch chia và chỉ số tầm đo lớn nhất. _ Do đặc tính dòng điện xoay chiều nên ngỏ ra tiếp xúc đo gồm 2 cực tính của vôn kế không cần phân biệt, khi lắp dụng cụ đo vào mạch không cần lưu ý đúng cực tính và hiện tượng kim quay ngược. Hình 2.4 : Vôn kế đo điện áp xoay chiều 2/ Cách thức đo: Hình 2.5 : Cách mắc vôn kế ... ồng hồ đo volt hoặc khối giao điện đo. _ Khi thí nghiệm cần lập bảng cho mỗi loại cảm biến. _ Khi tiếp xúc đo tránh chạm vào vật đo linh kiện đo nguồn điện đo. _ Tiếp xúc đúng chiều phân cực của que đo, cực tính nguồn đo. _ Sau khi tiếp xúc đúng vị trí đo giữ cố định rồi đọc kết quả đo. _ Tránh tiếp xúc điện nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng, bị rung động gây cản trở khó chạm khó tiếp xúc E. THỰC HÀNH : 1. Khảo sát đặc tính hoạt động cảm biến _ Cảm biến đo dùng cánh quạt : dựa trên số vòng quay của tua bin trong một đơn vị thời gian tỉ lệ với tốc độ dòng chảy. Hình 10.2 : Sơ đồ cấu tạo cảm biến đo lưu lượng Bước 1 : Chuẩn bị dụng cụ đo. _ Mô hình mạch đo. _ Lắp đặt thiết bị đo, cảm biến đo vào các vị trí đo. Bước 2 : Kiểm tra kỹ thuật an toàn. _ Kiểm tra độ chính xác của mạch . _ Xác định khả năng đo an toàn của dụng cụ đo. _ Quá trình đo không chạm tay vào vật đo, linh kiện, nguồn điện. _ Tiếp xúc đúng chiều phân cực và trị số áp nguồn cấp vào mạch thí nghiệm. _ Sau khi tiếp xúc đúng vị trí giữ cố định rồi quan sát kết quả. _ Tránh tiếp xúc điện nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng, bị rung động gây cản trở khó chạm khó tiếp xúc Bước 3 : Vận hành mạch đo. _ Cấp nguồn vào mạch đo. _ Đo đọc ghi nhận các kết quả: + Chỉ số điện áp thay đổi từ ngỏ ra cảm biến. + Chỉ số lượng nước theo thời gian. Trang 111 + Tính toán chỉ số lưu lượng nước theo thời gian. _ Ngắt nguồn cung cấp. Bước 4 : kết thúc . _ Ngắt nguồn cung cấp và cách ly an toàn mạch đo. _ Tổng hợp kết quả ghi nhận. _ Nhận xét và cho kết luận cụ thể về mạch đo. 2. Mạch đo lưu lượng nước cơ bản Trình tự thực hiện giống câu 1. Tuần tự thay các bơm nước và làm theo các bước của câu 1 để đo kiểm định lưu lượng bơm. Bước 1 : Chuẩn bị dụng cụ đo. _ Mô hình mạch đo. _ Lắp đặt bơm nước, thiết bị đo, cảm biến đo vào các vị trí đo. Bước 2 : Kiểm tra kỹ thuật an toàn. _ Kiểm tra độ chính xác của mạch . _ Xác định khả năng đo an toàn của dụng cụ đo. _ Quá trình đo không chạm tay vào vật đo, linh kiện, nguồn điện. _ Tiếp xúc đúng chiều phân cực và trị số áp nguồn cấp vào mạch thí nghiệm. _ Sau khi tiếp xúc đúng vị trí giữ cố định rồi quan sát kết quả. _ Tránh tiếp xúc điện nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng, bị rung động gây cản trở khó chạm khó tiếp xúc Bước 3 : Vận hành mạch đo. _ Cấp nguồn vào mạch đo. _ Đo đọc ghi nhận các kết quả: + Chỉ số điện áp thay đổi từ ngỏ ra cảm biến. + Chỉ số lượng nước theo thời gian. + Tính toán chỉ số lưu lượng nước theo thời gian. _ Ngắt nguồn cung cấp. Bước 4 : kết thúc . _ Ngắt nguồn cung cấp và cách ly an toàn mạch đo. _ Tổng hợp kết quả ghi nhận. _ Nhận xét và cho kết luận cụ thể về mạch đo. F. BÀI TẬP 1\ Hảy tự tìm hiểu và Liệt kê một số cảm biến đo lưu lượng sử dụng phổ biến trong thực tế ? 2\ Trình bày nguyên lý hoạt động đo lưu lượng chất lỏng dùng cảm biến đo lưu lượng kiểu cảm ứng từ ? 3\ Trình bày nguyên lý, cách thức đo mức tiêu thụ sử dụng nước sinh hoạt trong hộ gia đình thông qua đồng hồ nước (công tơ nước) ? 4\ Thực hiện thao tác, cách thức đo đọc kết quả đo lưu lượng dòng chảy chất lỏng (nước) thông qua cảm biến lưu lượng kiểu cảm ứng từ ? Trang 112 Bài thực tập 10 CẢM BIẾN QUANG VÀ TIỆM CẬM A. MỤC TIÊU : Sau bài học này, người học có khả năng : - Trình bày được khái niệm cơ bản về chuyển đổi đo đại lượng không điện đo lưu lượng, dùng cảm biến quang và tiệm cận. - Biết cách đo, phương pháp đo, đo và xác định được trị số đo đại lượng không điện dùng cảm biến quang và tiệm cận cơ bản. B. DỤNG CỤ, HỌC CỤ SỬ DỤNG : - Cảm biến quang và tiệm cận. - Mô hình mạch đo dùng cảm biến quang và tiệm cận. C. CÁC YÊU CẦU KHI THỰC HÀNH : - Thực hiện đúng quy trình thao tác. - Đảm bảo an toàn điện, an toàn khi sử dụng thiết bị dụng cụ. - Đảm bảo an toàn cho linh kiện, thiết bị, sau khi thực hành các linh kiện vẫn có thể hoạt động tốt. D. NỘI DUNG : I. MỘT SỐ CẢM BIẾN QUANG CƠ BẢN Cảm biến quang là các linh kiện quang điện cĩ thể thay đổi trạng thái điện khi cĩ ánh sáng thích hợp chiếu vào bề mặt của nĩ. Cảm biến quang thường được sử dụng giống như một cơng tắt đĩng, ngắt mạch điện nhờ vào sự chiếu sáng hay khơng chiếu sáng đến linh kiện cảm nhận quang khi cĩ mặt hay khơng cĩ mặt của đối tượng cần phát hiện 1. Loại thu phát riêng Hình : Cấu tạo cảm biến quang thu phát riêng Cảm biến gồm phần phát và phần thu riêng biệt: Trang 113 + Phần phát gồm một Led phát hồng ngoại hoặc Led phát Laser cĩ vai trị như một nguồn phát sáng được đặt ngay tại tiêu điểm của thấu kính hội tụ phát nhằm mục đích tạo ra chùm tia sáng hẹp để chiếu đến phần thu. + Phần thu gồm một transistor quang đặt ngay tại tiêu điểm của thấu kính hội tụ thu mhằm mục đích tập trung ánh sáng rọivào trasistor. Transistor quang thu được nối vào mạch ra để tạo mức logic ở ngõ ra. Hình : Cảm biến quang thu phát riêng Dùng để phát hiện sự vật thể tại một vị trí định trước như: dùng làm cảm biến phát hiện sản phẩm trong các hệ thống đếm sản phẩm và đĩng thùng sản phẩm, phát hiện cĩ vật cản ngay cửa của các thang máy, phát hiện chấm đen ở đầu bao bì trong các hệ thống đĩng gĩi sản phẩm, dùng đo tốc độ động cơ Dưới đây trình bày một số ví dụ ứng dụng của cảm biến quang. 2. Loại thu phát chung dùng gƣơng Hình: Cấu tạo cảm biến quang thu phát chung dùng gương Cảm biến gồm phần phát và phần thu riêng biệt nhưng gắn chung trên cùng một vỏ hộp. Phía ngồi khoảng cách khơng gian tác dụng cần bố trí gương phản xạ: Trang 114 + Phần phát gồm một Led phát hồng ngoại hoặc Led phát Laser cĩ vai trị như một nguồn phát sáng được đặt ngay tại tiêu điểm của thấu kính hội tụ phát nhằm mục đích tạo ra chùm tia sáng hẹp để chiếu đến phần thu. + Phần thu gồm một transistor quang đặt ngay tại tiêu điểm của thấu kính hội tụ thu mhằm mục đích tập trung ánh sáng rọivào trasistor. Transistor quang thu được nối vào mạch ra để tạo mức logic ở ngõ ra. Tín hiệu thu được do phản xạ ngược lại nhờ vào gương đặt bên ngồi. Hình: Cảm biến quang thu phát chung dùng gương Hình : Ứng dụng cảm biến quang để đếm chai 3. Loại thu phát chung khơng dùng gƣơng Trang 115 Hình: Cấu tạo cảm biến quang thu phát chung khơng dùng gương Cảm biến gồm phần phát và phần thu riêng biệt nhưng gắn chung trên cùng một vỏ hộp : + Phần phát gồm một Led phát hồng ngoại hoặc Led phát Laser cĩ vai trị như một nguồn phát sáng được đặt ngay tại tiêu điểm của thấu kính hội tụ phát nhằm mục đích tạo ra chùm tia sáng hẹp. + Phần thu gồm một transistor quang đặt ngay tại tiêu điểm của thấu kính hội tụ thu mhằm mục đích tập trung ánh sáng rọivào trasistor. Transistor quang thu được nối vào mạch ra để tạo mức logic ở ngõ ra. Tín hiệu thu được do phản xạ ngược lại nhờ vào tín hiệu phát phản xạ từ các vật tác động dội về. Hình: Cảm biến quang thu phát chung khơng dùng gương Hình : Cảm biến phát hiện ống hút cĩ trong hộp sữa II. MỘT SỐ CẢM BIẾN TIỆM CẬN CƠ BẢN 1. Cảm biến điện cảm Cấu tạo: Cảm biến tiệm cận dạng điện cảm cĩ cấu tạo gồm 4 bộ phận chính Trang 116 Hình: Cấu tạo cảm biến tiệm cận điện cảm Đầu phát hiện gồm 1 cuộn dây quấn trên lõi sắt từ cĩ nhiệm vụ tạo ra từ trường biến thiên trong khơng gian phía trước. Cấu tạo và cách bố trí cuộn dây và lõi sắt của đầu phát hiện như hình Hình: Cấu tạo đầu phát hiện - Mạch dao động cĩ nhiệm vụ tạo dao động điện từ tần số radio. - Mạch phát hiện mức dùng để so sánh biên độ tín hiệu của mạch dao động. - Mạch ngõ ra dùng để tạo mức logic cho tín hiệu ngõ ra của cảm biến. Nguyên lý hoạt động của cảm biến tiệm cận điện cảm: Khi cĩ mục tiêu cần phát hiện (đối tượng) bằng kim loại tới gần cảm biến (vào vùng từ trường biến thiên của cảm biến), từ trường biến thiên do mạch dao động gây ra tập trung ở lõi sắt sẽ gây nên một dịng điện xốy trên bề mặt của đối tượng. Dịng điện xốy sinh ra trên bề mặt đối tượng tạo nên một tải làm giảm biên độ tín hiệu của mạch dao động. Khi biên độ của tín hiệu dao động nhỏ hơn một ngưỡng định trước, mạch phát hiện mức sẽ tác động mạch ngõ ra để đặt trạng thái ngõ ra lên ON. Khi đối tượng rời khỏi vùng từ trường của cảm biến, biên độ tín hiệu ở mạch dao động tăng lên, khi tín hiệu ở mạch dao động cĩ biên độ lớn hơn ngưỡng, mạch phát hiệm mức sẽ tác động mạch ngõ ra tạo trạng thái ngõ ra là OFF. Trang 117 Hình: Hoạt động của cảm biến Hình: Cảm biến của OMRON dạng trịn Hình: Cảm biến của OMRON dạng vuơng Cảm biến tiệm cận điện cảm được dùng để phát hiện sự xuất hiện của một vật thể kim loại tại một vị trí xác định trước (vị trí đặt cảm biến) như: Phát hiện Cabin thang máy tại các tầng, phát hiện chai nước ngọt cĩ nắp hay khơng (Nắp của chai nước ngọt làm bằng kim loại), xác định vị trí hai đầu mút của mũi khoan, phát hiện trạng thái đĩng hay mở van, đo tốc độ quay của động cơ, phát hiện trạng thái đĩng- mở của các xi lanh Hình: Ứng dụng trong hệ thống đo tốc độ động cơ 2. Cảm biến điện dung Cấu tạo: Cảm biến tiệm cận dạng điện dung cĩ cấu tạo gầm 4 phần tử như cảm biến lân cận điện cảm nhưng đầu phát hiện trong cảm biến tiệm cận điện dung là một bản cực của tụ điện Trang 118 Hình: Cấu tạo của cảm biến tiệm cận điện dung Nguyên lý hoạt động của cảm biến tiệm cận điện dung: Khi mục tiêu cần phát hiện di chuyển đến gần đầu phát hiện của cảm biến sẽ làm điện dung của tụ điện (được tạo bởi một bản cực là bề mặt của đầu thu và bản cực cịn lại chính là đối tượng) C bị thay đổi. Khi điện dung của tụ điện bị thay đổithì mạch dao động sẽ tạo ra tín hiệu dao động. Khi tín hiệu dao động cĩ biên độ lớn hơn một ngưỡng đặt trước mạch phát hiện mức sẽ điều khiển mạch ra ở trạng thái ON. Khi đối tượng ở xa cảm biến, biên độ tín hiệu ở mạch dao động sẽ nhỏ, mạch phat hiện mức sẽ điều khiển mạch ra ở trạng thái OFF. Một số dạng của cảm biến tiệm cận điện dung: Dưới đây giới thiệu một số dạng cảm biến tiệm cận điện dung: Hình: Cảm biến tiệm cận điện dung hãng OMRON Hình: Sơ đồ mạch đầu ra dạng NPN cực thu để hở Hình: Sơ đồ mạch đầu ra dạng PNP cực thu để hở Trang 119 Ứng dụng: Cảm biến tiệm cận điện dung được dùng để phát hiện sự xuất hiện của một vật thể kim loại hoặc phi kim loại tại một vị trí xác định trước (vị trí đặt cảm biến) như: Phát hiện thủy tinh, nhựa, chất lỏng Hình: Ứng dụng trong hệ thống phát hiện mức chất lỏng Hình: Ứng dụng trong hệ thống hộp sữa khơng đầy Hình: Phát hiện nắp nhơm trên chai nước III. KỸ THUẬT AN TOÀN _ Khi cắm dây phải tắt nguồn. _ Cắm đúng ngõ vào áp dương hay âm (cắm sai sẽ gây hư hỏng). _ Để đo ngõ ra các cảm biến có thể sử dụng đồng hồ đo volt hoặc khối giao điện đo. _ Khi thí nghiệm cần lập bảng cho mỗi loại cảm biến. _ Khi tiếp xúc đo tránh chạm vào vật đo linh kiện đo nguồn điện đo. _ Tiếp xúc đúng chiều phân cực của que đo, cực tính nguồn đo. _ Sau khi tiếp xúc đúng vị trí đo giữ cố định rồi đọc kết quả đo. _ Tránh tiếp xúc điện nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng, bị rung động gây cản trở khó chạm khó tiếp xúc Trang 120 E. THỰC HÀNH : 1. Khảo sát đặc tính hoạt động cảm biến quang a. Cảm biến quang thu phát riêng: Cấp nguồn 24VDC module cảm biến từ module chính. Nối ngõ ra out với khối relay 24V trên module chính. Dùng tay che cảm biến từ gần ra xa. Cho nhận xét về độ nhạy của cảm biến. Lắp mạch theo sơ đồ sau : b. Cảm biến quang thu phát chung dùng gương: Cấp nguồn 24VDC module cảm biến từ module chính. Nối ngõ ra out với khối relay 24V trên module chính. Dùng tay che cảm biến từ gần ra xa. Cho nhận xét về độ nhạy của cảm biến. Lắp mạch theo sơ đồ sau : Trang 121 c. Cảm biến quang thu phát chung không dùng gương: Cấp nguồn 24VDC module cảm biến từ module chính. Nối ngõ ra out với khối relay 24V trên module chính. Dùng tay che cảm biến từ gần ra xa. Cho nhận xét về độ nhạy của cảm biến. Lắp mạch theo sơ đồ sau : 2. Khảo sát đặc tính hoạt động cảm biến tiệm cận a. Cảm biến tiện cận điện dung: Cấp nguồn 24VDC module cảm biến từ module chính. Nối ngõ ra out với khối relay 24V trên module chính. Dùng tay che cảm biến từ gần ra xa. Cho nhận xét về độ nhạy của cảm biến. Lắp mạch theo sơ đồ sau : Trang 122 b. Cảm biến tiện cận điện cảm: Cấp nguồn 24VDC module cảm biến từ module chính. Nối ngõ ra out với khối relay 24V trên module chính. Dùng vật kim loại đặt gần kim loại. Cho nhận xét về độ nhạy của cảm biến. 3. Thiết kế ứng dụng dùng cảm biến quang - Mạch đĩng mở cửa tự động dùng cảm biến quang thu phát chung khơng dùng gương. 4. Thiết kế ứng dụng dùng cảm biến tiệm cận - Mạch đo tốc độ động cơ dùng cảm biến tiệm cận điện cảm. F. BÀI TẬP 1) Trình bày đặc tính hoạt động của cảm biến tiệm cận điện cảm ? 2) Trình bày đặc tính hoạt động của cảm biến tiệm cận điện dung ? 3) Trình bày ứng dụng cơ bản của cảm biến tiệm cận ? 4) Trình bày nguyên lý đo xác định vị trí, khoảng cách dịch chuyển ? Trang 123 TÀI LIỆU THAM KHẢO STT TÊN TÀI LIỆU TÁC GIẢ NHÀ XUẤT BẢN 1 Đo lường các đại lượng điện và không điện Nguyễn Văn Hoà NXB Giáo dục - 2002- 2 Giáo trình cảm biến Phan Quốc Phơ NXB KH & KT – 2006 3 Giáo trình đo lƣờng và cảm biến đo lƣờng Bùi Đăng Thành NXB GD – 2006 4 Giáo trình đo lƣờng và cảm biến đo lƣờng Nguyễn Văn Hồ NXB GD – 2006 5 Điện tử cơng nghiệp và cảm biến Nguyễn Tấn Phƣớc T.I - NXB Trẻ - 2007 6 Tài liệu hƣớng dẫn thí nghiệm Trung tâm phát triển cơng nghệ cơng nghiệp và tự động hĩa (CITA) TPHCM – 2013 Trang 124 MỤC LỤC TRANG LỜI NÓI ĐẦU BÀI THỰC TẬP 1 : ĐO ĐIỆN ÁP BÀI THỰC TẬP 2 : ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN BÀI THỰC TẬP 3 : ĐO ĐIỆN TRỞ, ĐIỆN DUNG, ĐIỆN CẢM BÀI THỰC TẬP 4 : MÁY ĐO ĐIỆN VOM BÀI THỰC TẬP 5 : ĐO CÔNG SUẤT VÀ ĐIỆN NĂNG BÀI THỰC TẬP 6 : DAO ĐỘNG KÝ BÀI THỰC TẬP 7 : ĐO NHIỆT ĐỘ BÀI THỰC TẬP 8 : ĐO VẬN TỐC VÒNG QUAY VÀ GÓC QUAY BÀI THỰC TẬP 9 : ĐO LƯU LƯỢNG BÀI THỰC TẬP 10 : CẢM BIẾN QUANG VÀ TIỆM CẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 2 13 24 40 64 76 85 97 107 112 123
File đính kèm:
- giao_trinh_thuc_tap_do_luong_va_cam_bien.pdf