Giáo trình Thực hành máy điện

Cách sử dụng dụng cụ

1. Đồng hồ vạn năng

Đồng hồ vạn năng hay vạn năng kế là một dụng cụ đo lường điện có nhiều chức

năng. Các chức năng cơ bản là ampe kế, vôn kế, và ôm kế, ngoài ra có một số đồng hồ

còn có thể đo tần số dòng điện, điện dung tụ điện, kiểm tra bóng bán dẫn (transitor).

a. Đồng hồ vạn năng hiển thị số10

Hình 1.1. Đồng hồ vạn năng hiển thị số

Đồng hồ vạn năng điện tử, còn gọi là vạn năng kế điện tử là một đồng hồ vạn năng sử

dụng các linh kiện điện tử chủ động, và do đó cần có nguồn điện như pin. Đây là loại

thông dụng nhất hiện nay cho những người làm công tác kiểm tra điện và điện tử. Kết

quả của phép đo thường được hiển thị trên một màn tinh thể lỏng nên đồng hộ còn được

gọi là đồng hồ vạn năng điện tử hiện số.

Việc lựa chọn các đơn vị đo, thang đo hay vi chỉnh thường được tiến hành bằng các

nút bấm, hay một công tắc xoay, có nhiều nấc, và việc cắm dây nối kim đo vào đúng các

lỗ. Nhiều vạn năng kế hiện đại có thể tự động chọn thang đo.

Vạn năng kế điện tử còn có thể có thêm các chức năng sau:

+ Kiểm tra nối mạch: máy kêu "bíp" khi điện trở giữa 2 đầu đo (gần) bằng 0.

+ Hiển thị số thay cho kim chỉ trên thước.

+ Thêm các bộ khuếch đại điện để đo hiệu điện thế hay cường độ dòng điện nhỏ khi

điện trở lớn.

+ Đo độ tự cảm của cuộn cảm và điện dung của tụ điện, có ích khi kiểm tra và lắp đặt

mạch điện.

+ Kiểm tra diode và transistor, có ích cho sửa chữa mạch điện.

+ Hỗ trợ cho đo nhiệt độ bằng cặp nhiệt.

+ Đo tần số trung bình, khuếch đại âm thanh, để điều chỉnh mạch điện của radio. Nó

cho phép nghe tín hiệu thay cho nhìn thấy tín hiệu (như trong dao động kế).

+ Dao động kế cho tần số thấp, có ở các vạn năng kế có giao tiếp với máy tính.

+ Bộ kiểm tra điện thoại.

+ Bộ kiểm tra mạch điện ô-tô.

+ Lưu giữ số liệu đo đạc (ví dụ của hiệu điện thế).

Giáo trình Thực hành máy điện trang 1

Trang 1

Giáo trình Thực hành máy điện trang 2

Trang 2

Giáo trình Thực hành máy điện trang 3

Trang 3

Giáo trình Thực hành máy điện trang 4

Trang 4

Giáo trình Thực hành máy điện trang 5

Trang 5

Giáo trình Thực hành máy điện trang 6

Trang 6

Giáo trình Thực hành máy điện trang 7

Trang 7

Giáo trình Thực hành máy điện trang 8

Trang 8

Giáo trình Thực hành máy điện trang 9

Trang 9

Giáo trình Thực hành máy điện trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 84 trang baonam 18141
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thực hành máy điện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Thực hành máy điện

Giáo trình Thực hành máy điện
 1 
LỜI NÓI ĐẦU 
 Thực hành Máy điện là một trong những môn học chuyên ngành quan trọng đối với 
sinh viên ngành Điện công nghiệp, nói cách khác để có thể nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh 
vực máy điện thì sinh viên phải nắm vững những kiến thức của môn học này. 
 Tài liệu học tập Thực hành Máy điện trang bị cho sinh viên chuyên ngành củng cố lý 
thuyết và rèn luyện kỹ năng, tay nghề để giải quyết các bài toán liên quan đến kiến thức 
của môn học thực hành Máy điện trong chương trình đào tạo của Trường Đại học Kinh tế 
Kỹ thuật Công nghiệp. 
 Ngoài ra, môn học này còn giúp cho các cán bộ kỹ thuật trong các nhà máy chế tạo 
và sửa chữa Máy điện nắm vững các kiến thức cơ bản về máy điện quay và máy biến áp, 
cấu trúc dây quấn, nguyên lý tính toán và ứng dụng trong việc giải quyết các bài toán 
thực tế về lĩnh vực này trong công nghiệp và dân dụng. 
 Tài liệu học tập Thực hành Máy điện được biên soạn theo kế hoạch đào tạo và 
chương trình môn học Máy điện của khối các ngành kỹ thuật chuyên điện, Trường Đại 
học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp. Nội dung tài liệu gồm 4 phần: 
 Phần I.Quy trình tháo lắp và sửa chữa máy điện 
 Phần II. Tính toán và quấn lại máy biến áp 
 Phần III. Tính toán và quấn lại stator động cơ không đồng bộ 1 pha kiểu tụ điện 
 Phần IV. Tính toán, sửa chữa và quấn lại stator động cơ không đồng bộ 3 pha roto 
lồng sóc 
 Phần V. Tính toán và quấn lại stator động cơ KĐB 3 pha 2 cấp tốc độ 
 Nhóm tác giả chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật 
Cong nghiệp, Khoa Điện, Bộ môn Điện công nghiệp đã động viên và tạo mọi điều kiện 
thuận lợi để nhóm tác giả viết tài liệu học tập. Trong quá trình biên soạn không tránh 
khỏi sai sót, nhóm tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp và 
đọc giả để cuốn sách được hoàn thiện hơn. 
Địa chỉ: Khoa Điện, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp, 456 Minh Khai, 
Hai Bà Trưng, Hà Nội 
Website: khoadien.uneti.edu.vn 
Email: khoadien@uneti.edu.vn 
 Ngày 16 tháng 4 năm 2019 
 2 
MỤC LỤC 
PHẦN I. QUY TRÌNH THÁO LẮP VÀ SỬA CHỮA MÁY ĐIỆN .................. 9 
BÀI 1:SỬ DỤNG MỘT SỐ DỤNG VỤ VÀ THIẾT BỊ CHÍNH TRONG 
VIỆC SỬA CHỮA MÁY ĐIỆN ....................................................................................... 9 
1.1.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU ................................................................................. 9 
1.1.1. Mục đích ................................................................................................. 9 
1.1.2. Yêu cầu ................................................................................................... 9 
1.1.3. Dụng cụ và vật tư cho 1 nhóm (3 sinh viên) ........................................... 9 
1.2. NỘI DUNG .................................................................................................... 9 
1.2.1. Chuẩn bị dụng cụ và thiết bị .................................................................. 9 
1.2.2. Cách sử dụng dụng cụ ............................................................................ 9 
1.3. HƯỚNG DẪN CHO ĐIỂM ......................................................................... 14 
1.4. BÀI TẬP VỀ NHÀ ...................................................................................... 14 
PHẦN II. TÍNH TOÁN VÀ QUẤN LẠI MÁY BIẾN ÁP ................................ 15 
BÀI 2: PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN VÀCHẾ TẠO KHUÔN QUẤNMÁY 
BIẾN ÁP ........................................................................................................................... 15 
2.1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU .............................................................................. 15 
2.1.1. Mục đích ............................................................................................... 15 
2.1.2. Yêu cầu ................................................................................................. 15 
2.1.3. Dụng cụ và vật tư cho 1 nhóm (3 sinh viên) ......................................... 15 
2.2. NỘI DUNG .................................................................................................. 15 
2.2.1.Nhiệm vụ ................................................................................................ 15 
2.2.2. Chuẩn bị dụng cụ ,nguyên vật liệu ....................................................... 15 
2.2.3. Cách làm khuôn: .................................................................................. 16 
2.3. HƯỚNG DẪN CHO ĐIỂM ......................................................................... 17 
2.4. BÀI TẬP VỀ NHÀ ...................................................................................... 17 
BÀI 3: TÍNH TOÁN VÀ QUẤN LẠI MÁY BIẾN ÁP CẢM ỨNG................ 18 
3.1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU .............................................................................. 18 
3.1.1.Mục đích ................................................................................................ 18 
3.1.2. Yêu cầu ..................................... ... a vào 
rãnh, miếng giấy lót ôm lấy phần lưng của rãnh. 
 - Bước 2: Quấn các bối dây cho một pha dây quấn 
 Trong quá trình quấn các bối dây của một pha dây quấn, chúng ta dùng khuôn quấn 
dây có dạng nửa hình trụ. Khoảng cách giữa hai tâm của khuôn quấn dây phải được chỉnh 
sao cho bằng chu vi khuôn theo tính toán. 
Hình 12.3. Xác định kích thước cho chu vi khuôn dây quấn stator 
 Các nhóm bối dây của một pha được quấn dính liền nhau, không cắt rời từng nhóm. 
 Khi quấn đủ số vòng của một bối dây, ta dùng dây cột hai cạnh của bối dây rồi mới 
quấn tiếp bối dây tiếp theo. 
 - Bước 3: Quy trình lồng dây vào rãnh stator 
 Khi bắt đầu lồng dây vào rãnh, chúng ta lồng lần lượt các nhóm bối dây thuộc pha A, 
pha B rồi đến pha C. Lồng xong nhóm bối dây thuộc mỗi pha, ta dùng băng dính giấy để 
kí hiệu các đầu dây. 
 Các thao tác chuẩn bị trước khi bắt đầu lồng dây gồm: xếp dây và sắp các cạnh dây 
song song. 
 + Đầu tiên, ta tháo các dây cột giữ các cạnh tác dụng của bối dây. Chỉ tháo dây cột ở 
một cạnh của bối dây: 
 66 
Hình 12.4. Tháo các bối dây 
 - Sau đó, ta xếp từng vòng dây của cạnh tác dụng rời ra sắp chúng song song và 
không làm rối các vòng dây: 
Hình 12.5. Các bối dây được quấn thành nhóm 
 + Sau khi hoàn thành công đoạn xếp dây, chúng ta bắt đầu lồng dây vào rãnh. Để 
không nhầm lẫn chiều quấn của các bối dây khi lồng dây, trước khi lồng dây vào rãnh, 
chúng ta đặt các đầu ra của các bối dây đối diện với stator (hình 12.7), sau đó xoay bối 
dây 1800 để bỏ vào rãnh. 
Hình 12.6. Cách sắp xếp bối dây 
 67 
 + Trong quá trình lồng dây, khi ta bỏ 1 cạnh của bối dây vào rãnh, 1 cạnh còn lại phải 
được lót cách điện để tránh xây xát với lõi thép. 
- 
Hình 12.7. Lót cách điện cạnh còn lại của bối dây 
 + Khi cho dây vào rãnh, ta căng cạnh tác dụng để giữ song song các vòng dây. 
Hình 12.8. Thao tác đưa bối dây vào stator 
 + Ta sử dụng dao tre để chải các bối dây nằm gọn trong rãnh 
Hình 12.9. Cách sử dụng dao tre 
 Sau khi đã lồng xong các bối dây vào rãnh, chúng ta cần lót giấy nêm miệng rãnh để 
giữ các vòng dây quấn đã lồng vào rãnh không thoát ra khỏi rãnh. Chúng ta sử dụng giấy 
mica để làm nêm, chiều dài của miếng nêm bằng chiều dài của rãnh. Khi nêm, chúng ta 
đưa giấy nêm từ một phía miệng rãnh vào, sau đó đẩy dọc theo rãnh. Trong thực tế, 
 68 
người ta dùng thêm nêm tre để giữ chặt hơn dây quấn trong rãnh. Nêm tre được đóng lên 
trên lớp giấy nêm rãnh. Khi nêm rãnh phải đóng cẩn thận để không làm rách giấy cách 
điện rãnh 
Hình 12.10.Thao tác nêm bối dây sau khi đã lồng dây 
Hình 12.11. Thực hiện lồng các bối dây kế tiếp tương tự 
 - Bước 4: Lót cách điện đầu nối, hàn dây ra và quấn đai giữ 
 Sau khi đã lồng toàn bộ dây quấn vào rãnh, chúng ta hàn nối các nhóm bối dây của 1 
pha 6 đầu dây ra của bộ dây 3 pha. Dây gel bọc phải dài để che phủ mối hàn và dây dẫn 
cho đến hốc ra dây trên vỏ động cơ 
 Sắp xếp các dây ra gọn gàng, lót cách điện giữa các bối dây và dùng băng đai vải để 
bó gọn các bối dây. Khi quấn đai giữ phải tạo được các nút có tính chất mỹ thuật, chắc 
chắn, không lỏng lẻo và thực hiện cho cả 2 đầu bối dây 
 69 
Hình 12.12. Sản phẩm hoàn thiện 
 - Bước 5: Lắp ráp và vận hành thử 
 Sau khi thực hiện xong bước 4, chúng ta lắp ráp hoàn chỉnh động cơ, tiến hành đo 
thông mạch dây quấn của các pha, đo chạm vỏ với các pha dây quấn và đo cách điện giữa 
các pha., 
 + Nếu cách điện đạt yêu cầu: chúng ta vận hành động cơ không tải và đo dòng 
điện trên cả 3 pha để xác định tính đối xứng của 3 pha dây quấn. 
 + Nếu cách điện không đạt yêu cầu: chúng ta cần kiểm tra, tìm nguyên nhân và 
sửa chữa. Tuyệt đối, không được vận hành. 
 12.2.3 Bài tập áp dụng 
 Tính toán vẽ sơ đồ trải bộ dây của động cơ KĐB 3 pha rô to lồng sóc có: Z=24; 2p = 
4; m =3. 
Giải 
 Tính toán : 
2
Z
q
mp
= = 
24
2
4.3
= rãnh(q là số chẵn). 
2
Z
p
 = =
24
6
2.2
= K\C. y = 3q = 6 rãnh 
.360p
Z
 = = 0
2.360
30
24
= 
A- B- C = 2q +1 = 2.2+1 = 5 rãnh 
 70 
Hình 12.13 Sơ đồ trải đồng khuôn 
Hình12.14. Sản phẩm hoàn thiện động cơ 3 pha kiểu đồng khuôn 
12.3. HƯỚNG DẪN CHO ĐIỂM 
Điểm 
chuyên cần 
Điểm vệ sinh 
công nghiệp 
Điểm 
an toàn 
Điểm kết 
hợp 
Điểm nội 
dung thực tập 
Tổng điểm 
1 1 1 1 6 10 
12.4. BÀI TẬP VỀ NHÀ 
 1. Tính toán vẽ sơ đồ trải bộ dây động cơ KĐB 3 pha rô to lồng sóc có : Z = 36; 2p = 
4 m =3 ; Z = 36; 2p = 6; Z = 48; 2p = 4; Z = 12; 2p = 2; Z = 24; 2p =2, m = 3. 
 2. Tìm hiểu phương pháp tính toán và quấn lại stator động cơ không đồng bộ 3 pha 
kieur đồng khuôn? 
 71 
BÀI 13:TÍNH TOÁN VÀ QUẤN LẠI STATOR ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 
XOAY CHIỀU 3PHA KIỂU XẾP KÉP 2 LỚP 
13.1. NỘI DUNG, YÊU CẦU 
 13.1.1.Mục đích 
 - Nắm vững được đặc điểm của bộ dây xếp kép để từ đó tính toán vẽ sơ đồ trải của 
động cơ 
 13.1.2.Yêu cầu 
 - Tính toán chính xác các thông số để vẽ sơ đồ trải của stator 
 13.1.3.Dụng cụ và vật tư cho 1 nhóm (3 sinh viên) 
STT Dụng cụ Đơn vị Số lượng Ghi chú 
1 Clê Cái 1 
2 Tuốc nô vít Cái 1 
3 Kìm điện Cái 1 
4 Vam Bộ 1 
5 Búa Cái 1 
6 Bút điện Cái 1 
7 Mỏ hàn xung Cái 1 
8 Bàn quấn Cái 1 
9 Khuôn quấn Cái 1 
10 Mỏ lết Cái 1 
11 Pam me Cái 1 
STT Vật tư Đơn vị Số lượng Ghi chú 
1 Dây đồng Φ = 0,45; 
0,5;0,6 
Kg 1 
2 Giấy cách điện mét 0,3 
3 Sơn tẩm Lít 0,1 
4 Động cơ 3 pha Cái 1 
5 Khuôn quấn dây Bàn 1 
6 Đồng hồ vạn năng Cái 1 
7 Dao tre và nêm tre Bó 1 
 72 
8 Xăng Lít 1 
9 Dây thépΦ = 0,3 Kg 10 
13.2. NỘI DUNG 
 13.2.1. Đặc điểm của cuộn dây 
 - Cuộn dây xép kép gồm các bin dây mà mỗi cạnh tác dụng của nó có 2 bin dây nằm 
cùng 1 rãnh cùng pha hoặc khác pha , mà mỗi cạnh tác dụng cua nó nằm ở lớp trên của 
rãnh, cạnh kia nằm ở lớp dưới của rãnh khác cách nhau 1 bước quấn lá y. 
 - Dây quấn xếp kép có các bin dây giống nhau về hình dáng kích thước do vậy khi 
chế tạo khuôn ta chỉ cần chế tạo 1 cỡ. 
 - Bước dây quấn là 1 số lẻ. 
 - Bước quấn dây nhỏ hơn hoặc bằng bước cực. 
 - Có số cuộn dây bằng số rãnh. 
 - Có số nhóm cuộn dây trong 1 pha bằng số cực. 
 - Động cơ 2 cực luôn phải rút ngắn bước quấn 
 - Với bộ dây xếp kép có thể chọn bộ dây thích hợp y = τ bước đủ y < τ bước ngắn. 
y = 0,8τ 
 - Với bộ dây xép kép có thể vẽ cho q chẵn hoặc q lẻ. 
q là số nguyên 1,2,3, 
q có thể là phân số 
1
2 ;
5
3
3
4
. 
 Nhược điểmcủa bộ dây xếp kép 
 - Khi thực hiện quấn kiểu này thì phải để nhiều cạnh chờ y – 1. 
 - Thực hiện dấu nối khó khăn. 
 13.2.2. Thông số tính toán 
 - Phương pháp tính toán. 
2
Z
q
mp
= 
2
Z
y
p
= = 
 Khoảng cách đầu vào A – B – C = 
2
3
 ( K\C) 
Zđấu = 3q + 1( rãnh). 
 13.2.3. Bài tập áp dụng 
 Bài 1:Tính toán vẽ sơ đồ trải bộ dây động cơ KĐB 3 pha xếp kép bước đủ có : Z= 24; 
2p = 4; m = 3. 
Giải 
 73 
 2
Z
q
mp
= =
24
2
4.3
= 
 2
Z
y
p
= = =
24
6
4
= khoảng cách = 7 rãnh 
 A – B – C = 
2
3
 ( K\C) = 4 (k\c) = 5 rãnh 
 Zđấu = 3q + 1( rãnh) = 3.2 +1 = 7 rãnh. 
Hình 13.1. Sơ đồ trải có Z= 24; 2p = 4; m = 3. 
 Bài 2: Tính toán vẽ sơ đồ trải bộ dây xếp kép bước ngắn có : Z = 24; 2p = 4; m=3 (y 
<τ ). 
Giải 
 2
Z
q
mp
= =
24
2
4.3
= 
 Y = 0,8τ = 0,8.
2
Z
p
= 4,8(k\c) = 6 rãnh. 
 A – B – C = 5 
 Z = τ = 7 rãnh 
 74 
Hình 13.2. Sơ đồ trải có Z = 24; 2p = 4; m=3 (y <τ ) 
 75 
Hình 13.3. Sản phẩm hoàn thiện động cơ 3 pha xếp 2 lớp 
13.3. HƯỚNG DẪN CHO ĐIỂM 
Điểm 
chuyên cần 
Điểm vệ sinh 
công nghiệp 
Điểm 
an toàn 
Điểm kết 
hợp 
Điểm nội 
dung thực tập 
Tổng điểm 
1 1 1 1 6 10 
13.4. BÀI TẬP VỀ NHÀ 
 1. Tính toán vẽ sơ đồ trải bộ dây xếp kép có Z = 36; 2p = 4; m = 3. 
 2. Tính toán vẽ sơ đồ trải bộ dây xếp kép có Z = 48; 2p = 4; m = 3 
 3. Tìm hiểu phương pháp tính toán và quấn lại stator động cơ không đồng bộ xoay chiều 
3 pha 2 cấp tốc độ (Y/YY) 
 76 
PHẦN V. TÍNH TOÁN VÀ QUẤN LẠI STATOR ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 
PHA 2 CẤP TỐC ĐỘ 
BÀI 14:TÍNH TOÁN VÀ QUẤN LẠI STATOR ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG 
BỘXOAY CHIỀU 3 PHA 2 CẤP TỐC ĐỘ (Y/YY) 
14.1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 
 14.1.1. Mục đích 
 - Hiểu và nắm vững nguyên lý hoạt động của động cơ 3 pha xoay chiều 2 cấp tốc độ. 
 - Quấn được động cơ 2 cấp tốc độ 3 pha theo tính toán . 
 14.1.2. Yêu cầu 
 - Biết vận dụng thực tế quấn động cơ 2 cấp tốc độ theo đúng yêu cầu sử dụng. 
 - Quấn được động cơ 3 pha 2 cấp tốc độ theo đúng yêu câu kỹ thuật mỹ thuật an toàn. 
 14.1.3.Dụng cụ và vật tư cho 1 nhóm (3 sinh viên) 
STT Dụng cụ Đơn vị Số lượng Ghi chú 
1 Clê Cái 1 
2 Tuốc nô vít Cái 1 
3 Kìm điện Cái 1 
4 Vam Bộ 1 
5 Búa Cái 1 
6 Bút điện Cái 1 
7 Mỏ hàn xung Cái 1 
8 Bàn quấn Cái 1 
9 Khuôn quấn Cái 1 
10 Mỏ lết Cái 1 
11 Pam me Cái 1 
STT Vật tư Đơn vị Số lượng Ghi chú 
1 
Dây đồng Φ = 0,45; 
0,55;0,65; 
Kg 1 
2 Giấy cách điện Mét 0,3 
 77 
3 Sơn tẩm Lít 0,1 
4 Động cơ 3 pha P = 0,75kw Cái 1 
5 Khuôn quấn dây Bàn 1 
6 Đồng hồ vạn năng Cái 1 
7 Dao tre và nêm tre Bó 1 
8 Xăng Lít 0,1 
9 Dây thépΦ = 0,3 Kg 1 
14.2. NỘI DUNG 
 14.2.1. Đặc điểm bộ dây động cơ 2 cấp tốc độ 
 Để thực hiện hệ thống truyền động cho các máy cắt gọt kim loại và máy dùng chung khi 
cần thiết phải thực hiện yêu cầu thay đổi tốc độ động cơ sản suất 
 Do vậy thực hiện thay đổi tốc độ = phương pháp thay đổi số đôi cực 
 Theo phạm vị điều khiển tốc độ ½.., 2p = 2/4; 4/8. 
 Cho tốc độ thấp nT , cao nC theo yêu cầu nC = 2nT . 
 Để thực hiên thay đổi tổ nối dây động cơ theo phương pháp Δ/YY và Y/YY vì vây các 
cuộn dây trong dây của động cơ 3 pha đều chia làm 2 phần tưng ứng với các đầu dây AA1X, 
CC1X, BB1X căn cứ vào yêu cầu truyền động cho máy sản xuất mà ta chọn nT , nC bằng cách 
thay đổi tổ nối dây động cơ ba pha. 
Tổ nôi dây của động cơ 3 pha đấu Y/YY. 
Hình 14.1. Cách đấu Y/YY 
 14.2.2. Tính toán thông số dây quấn 
 1. Thông số cơ bản. 
 Để tính toán đượcthông số quấn dây bao giờ chúng ta cũng quan tâm đến thông số cơ 
bản của bộ dây đó là Z, 2p1/2p2, m, a. 
 Trong đó 
 78 
 + Z là rãnh stato. Đơn vị la rãnh. 
 + 2p là số cực của động cơ với 2p1<2p2 đơn vị là cực 
 + m là số pha. 
 + a số mạch nhánh mắc song song( nhánh). 
 2. Công thức tính toán. 
12
Z
p
 = . 
 12
Z
q
p m
= Đối với kiểu quấn dây đồng khuôn 2 lớp 
 22
Z
q
p m
= .Đối với kiểu quấn dây đồng khuôn1 lớp 
 22
Z
y
p
= Với ε: dùng để làm tròn số bước quấn 
1.360p
Z
 = . 
0120
2KC Pha
= 
 Chú ý: 
 Khi chạy ở tốc độ thấp là chế độ Y thì động cơ thì ta đưa điện áp vào A-B-C và A1B1C1 
để hở mạch . 
Khi chạy ở tốc độ cao hay làm việc ở chế độ YY thì lúc này ta đưa điện áp vào A1B1C1 còn 
ABC được đấu chụm. 
 3. Bài tập ứng dụng: 
 Tính quấn lại động cơ xoay chiều 3 pha cấp tố độ đấu Y/YY vẽ sơ đồ trải bộ dây có Z = 
24, 2p = 4\8 kiểu xếp đơn. Với động cơ P = 0,75kw. 
Giải 
 Sơ đồ trải bộ dây động cơ 2 cấp tốc độ kiểu quấn xếp đơn Z = 24; 2p = 4/8 
 79 
Hình 14.2. Sơ đồ trải động cơ quấn Y/YY 
14.3. HƯỚNG DẪN CHO ĐIỂM 
Điểm 
chuyên cần 
Điểm vệ sinh 
công nghiệp 
Điểm 
an toàn 
Điểm kết 
hợp 
Điểm nội 
dung thực tập 
Tổng điểm 
1 1 1 1 6 10 
14.4. BÀI TẬP VỀ NHÀ 
 1. Tính quấn lại động cơ xoay chiều 3 pha cấp tố độ đấu Y/YY vẽ sơ đồ trải bộ dây có Z 
= 38, 2p = 4\8 kiểu xếp kép. Với động cơ P = 7kw. Chọn d = 0,28mm; W1b = 250 vòng. 
 2. Tìm hiểu phương pháp tính toán và quấn lại stator động cơ không đồng bộ xoay chiều 
3 pha 2 cấp tốc độ ( /YY) 
 80 
BÀI 15:TÍNH TOÁN VÀ QUẤN LẠI STATOR ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 
XOAY CHIỀU 3 PHA 2 CẤP TỐC ĐỘ ( /YY) 
15.1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 
 165.1.1. Mục đích 
 - Hiểu và nắm vững nguyên lý hoạt động của động cơ 3 pha xoay chiều 2 cấp tốc độ. 
 - Quấn được động cơ 2 cấp tốc độ 3 pha theo tính toán . 
 15.1.2. Yêu cầu 
 - Biết vận dụng thực tế quấn động cơ 2 cấp tốc độ theo đúng yêu cầu sử dụng. 
 - Quấn được động cơ 3 pha 2 cấp tốc độ theo đúng yêu câu kỹ thuật mỹ thuật an toàn. 
 15.1.3. Dụng cụ và vật tư cho 1 nhóm (3 sinh viên) 
STT Dụng cụ Đơn vị Số lượng Ghi chú 
1 Clê Cái 1 
2 Tuốc nô vít Cái 1 
3 Kìm điện Cái 1 
4 Vam Bộ 1 
5 Búa Cái 1 
6 Bút điện Cái 1 
7 Mỏ hàn xung Cái 1 
8 Bàn quấn Cái 1 
9 Khuôn quấn Cái 1 
10 Mỏ lết Cái 1 
11 Pan me Cái 1 
STT Vật tư Đơn vị Số lượng Ghi chú 
1 
Dây đồng Φ = 0,45; 
0,55;0,65; 
Kg 1 
2 Giấy cách điện Mét 0,3 
3 Sơn tẩm Lít 0,1 
4 Động cơ 3 pha P = Cái 1 
 81 
0,75kw 
5 Khuôn quấn dây Bàn 1 
6 Đồng hồ vạn năng Cái 1 
7 Dao tre và nêm tre Bó 1 
8 Xăng Lít 0,1 
9 Dây thépΦ = 0,3 Kg 1 
15.2. NỘI DUNG 
 15.2.1. Đặc điểm bộ dây động cơ 2 cấp tốc độ 
 Để thực hiện hệ thống truyền động cho các máy cắt gọt kim loại và máy dùng chung khi 
cần thiết phải thực hiện yêu cầu thay đổi tốc độ động cơ sản suất 
 Do vậy thực hiện thay đổi tốc độ = phương pháp thay đổi số đôi cực 
 Theo phạm vị điều khiển tốc độ ½, 2p = 2/4; 4/8. 
 Cho tốc độ thấp nT , cao nC theo yêu cầu nC = 2nT . 
 Để thực hiên thay đổi tổ nối dây động cơ theo phương pháp Δ/YY và Y/YY vì vây các 
cuộn dây trong dây của động cơ 3 pha đều chia làm 2 phần tưng ứng với các đầu dây AA1X, 
CC1X, BB1X căn cứ vào yêu cầu truyền động cho máy sản xuất mà ta chọn nT , nC bằng 
cách thay đổi tổ nối dây động cơ ba pha. 
Tổ nôi dây của động cơ 3 pha đấu YY. 
Hình 15.1. Sơ đồ dấu dây /YY 
 15.2.2. Tính toán thông số dây quấn 
 1. Thông số cơ bản. 
 82 
 Để tính toán đượcthông số quấn dây bao giờ chúng ta cũng quan tâm đến thông số cơ 
bản của bộ dây đó là Z, 2p1/2p2, m, a. 
 Trong đó 
 + Z là rãnh stato. Đơn vị la rãnh. 
 + 2p là số cực của động cơ với 2p1< 2p2 đơn vị là cực 
 + m là số pha. 
 + a số mạch nhánh mắc song song( nhánh). 
 2. Công thức tính toán 
12
Z
p
 = . 
 12
Z
q
p m
= Đối với kiểu quấn dây đồng khuôn 2 lớp 
 22
Z
q
p m
= .Đối với kiểu quấn dây đồng khuôn1 lớp 
 22
Z
y
p
= Với ε: dùng để làm tròn số bước quấn 
1.360p
Z
 = . 
0120
2KC Pha
= 
 Chú ý: 
 Khi chạy ở tốc độ thấp là chế độ Y thì động cơ thì ta đưa điện áp vào A-B-C và A1B1C1 
để hở mạch . 
 Khi chạy ở tốc độ cao hay làm việc ở chế độ YY thì lúc này ta đưa điện áp vào A1B1C1 
còn ABC được đấu chụm. 
 3. Bài tập ứng dụng 
 Tính quấn lại động cơ xoay chiều 3 pha cấp tố độ đấu Y/YY vẽ sơ đồ trải bộ dây có Z = 
24, 2p = 4\8 kiểu xếp đơn. Với động cơ P = 0,75kw. 
Giải 
 Sơ đồ trải bộ dây động cơ 2 cấp tốc độ kiểu quấn xếp đơn Z = 24; 2p = 4/8 
 83 
Hình 15.2. Sơ đồ trải dây quấn /YY 
15.3. HƯỚNG DẪN CHO ĐIỂM 
Điểm 
chuyên cần 
Điểm vệ sinh 
công nghiệp 
Điểm 
an toàn 
Điểm kết 
hợp 
Điểm nội 
dung thực tập 
Tổng điểm 
1 1 1 1 6 10 
15.4. BÀI TẬP VỀ NHÀ 
 1. Tính quấn lại động cơ xoay chiều 3 pha cấp tố độ đấu Y/YY vẽ sơ đồ trải bộ dây có Z 
= 38, 2p = 4\8 kiểu xếp kép. Với động cơ P = 7kw. Chọn d = 0,28mm; W1b = 250 vòng. 
 84 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 [2]. Vũ Gia Hanh, Trần Khánh Hà, Phan Tử Thụ, Nguyễn Văn Sáu; Máy điện 1, 2;NXB 
KHKT, Hà Nội, 2006. 
 [3]. Nguyễn Văn Tuệ, Kỹ thuật quấn dây máy điện, NXB ĐH Quốc gia TP Hồ Chí 
Minh, 2009. 
 [4]. Nguyễn Trọng Thắng, Lý thuyết và bài tập tính toán sửa chữa máy điện;NXB ĐH 
Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2009. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thuc_hanh_may_dien.pdf