Giáo trình Sửa chữa điện thoại di động (Điện tử dân dụng)

Mục tiêu :

- Hiểu lịch sử phát triển của hệ thống thông tin.

- Biết tổ chức hệ thống mạng của mobile.

- Cẩn thận, chủ động và sáng tạo trong học tập. An toàn cho người và thiết bị

 

Giáo trình Sửa chữa điện thoại di động (Điện tử dân dụng) trang 1

Trang 1

Giáo trình Sửa chữa điện thoại di động (Điện tử dân dụng) trang 2

Trang 2

Giáo trình Sửa chữa điện thoại di động (Điện tử dân dụng) trang 3

Trang 3

Giáo trình Sửa chữa điện thoại di động (Điện tử dân dụng) trang 4

Trang 4

Giáo trình Sửa chữa điện thoại di động (Điện tử dân dụng) trang 5

Trang 5

Giáo trình Sửa chữa điện thoại di động (Điện tử dân dụng) trang 6

Trang 6

Giáo trình Sửa chữa điện thoại di động (Điện tử dân dụng) trang 7

Trang 7

Giáo trình Sửa chữa điện thoại di động (Điện tử dân dụng) trang 8

Trang 8

Giáo trình Sửa chữa điện thoại di động (Điện tử dân dụng) trang 9

Trang 9

Giáo trình Sửa chữa điện thoại di động (Điện tử dân dụng) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 251 trang Trúc Khang 10/01/2024 7220
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Sửa chữa điện thoại di động (Điện tử dân dụng)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Sửa chữa điện thoại di động (Điện tử dân dụng)

Giáo trình Sửa chữa điện thoại di động (Điện tử dân dụng)
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
Chủ biên: LÊ TRÂNG CÔNG
GIÁO TRÌNH
SỬA CHỮA ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
NGHỀ: ĐIỆN TỬ DÂN DỤNG
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về giảng dạy đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI GIỚI THIỆU
	Giáo trình Sửa chữa điện thoại di động được biên soạn dành cho hệ cao đẳng nghề Điện tử dân dụng, với thời lượng là 120 giờ lên lớp (trong đó lý thuyết: 55 giờ; thực hành: 65 giờ). Đây là mô đun trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản nhất sửa chữa điện thọai di động. 
	Giáo trình mô đun được trình bày trong 8 bài học sau:
Bài 1. Tổng quan về hệ thống thông tin
Bài 2.Khái niệm về phần cứng và phần mềm trong điện thoại di động
Bài 3. Linh kiện, thuật ngữ và các từ viết tắt trong điện thoại di động
Bài 4. Dụng cụ và thiết bị sửa chữa điện thoại di động
Bài 5. Cách làm chân, hàn IC chân bụng và câu dây động trong điện thoại di động
Bài 6. Sửa chữa điện thoại Nokia đời DCT3
Bài 7. Sửa chữa điện thoại Nokia đời DCT4
Bài 8. Cài đặt phần mềm điện thoại đời DCT3 và DCT4
Bài 9. Sửa chữa điện thoại di động của một số hãng khác
Bài 10. Cài đặt phần mềm điện thoại Samsung
Giáo trình được biên soạn theo phương pháp tích hợp đáp ứng với yêu cầu dạy nghề. Mỗi bài được thiết kế theo dạng mô đun và được sắp xếp sao cho lượng kiến thức vừa với thời gian 1 buổi lên lớp. Để cụ thể hóa các ứng dụng tài liệu minh họa với một số điện thoại thông dụng nhất đang phổ biến trên thị trường hiện nay để người học và các cơ sở đào tạo dễ dàng tiếp cận. 
Giáo trình được biên soạn lần đầu, mặc dù đã cố gắng chuẩn bị rất kỹ lưỡng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp về mặt nội dung cũng như phương pháp trình bày để những lần tái bản sau có thể hoàn thiện hơn. 
	 Người biên soạn
	 KS. LÊ TRẦN CÔNG
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC	TRANG
BÀI 1 : TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN
MÃ BÀI: MH 
Mục tiêu :
Hiểu lịch sử phát triển của hệ thống thông tin. 
Biết tổ chức hệ thống mạng của mobile. 
- Cẩn thận, chủ động và sáng tạo trong học tập. An toàn cho người và thiết bị
Nội dung chính
 Giới thiệu về hệ thống thông tin mobile
Lịch sử phát triển của hệ thống thông tin mobile
Do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhu cầu thông tin đòi hỏi ngày càng cao. Từ chỗ thực hiện được các kết nối thông tin trên khoảng cách xa bằng hệ thống đường dây điện thoại, nhu cầu thông tin được đặt ra là kết nối ở mọi nơi, mọi lúc. Chính từ những yêu cầu này làm xuất hiện hình thức thông tin di động.
Một trong các hình thức xuất hiện đầu tiên của thông tin di động đó là các kỹ thuật máy bộ đàm, loại thông tin này được sử dụng trong quân đội. Đó là máy bộ đàm với kỹ thuật chủ yếu là FDMA, năm 1980.
Đối với các hệ thống bộ đàm khả năng phục vụ kết nối thông tin bị hạn chế về; khoảng cách ngắn, chất lượng thông tin kém và dung lượng nhỏ. Mà nhu cầu về thông tin ngày càng mở rộng và đòi hỏi nhiều hơn, nên các hệ thống thông tin hiện đại hơn đã lần lượt ra đời.
Vấn đề đặt ra là các hệ thống thông tin khi ra đời phải đảm bảo được khả năng kết nối toàn cầu, nên năm 1982 tại hội nghị bưu chính viễn thông châu Âu CEPT (Conference European for Post and Tele- communications) đã thành lập một tổ chức tiêu chuẩn hoá các hệ thống thông tin di động gọi tắt là GSM (Groupe Special Mobile) để tạo ra một hệ thống thông tin di động chung cho toàn Châu Âu.
1988 viện tiêu chuẩn thông tin châu âu đã đưa ra bản ghi chi tiết kỹ thuật của công nghệ GSM và thay đổi tên đầy đủ của GSM (Global System for Mobile Communication).
1991 công nghệ viễn thông GSM chính thức được thương mại hoá.
Tiêu chuẩn GSM được thiết kế để có thể kết hợp với ISDN (Integrated Services Digital Network) và tương thích với môi trường di động.
Hệ thống truyền thông di động toàn cầu GSM là hệ thống điện thoại mạng lưới hoàn toàn sử dụng kỹ thuật số, khác với hệ thống mạng điện thoại đầu tiên của Mỹ được xây dựng vào năm 1983, mạng này được dùng kiểu analog và sử dụng công nghệ FDMA (Frequency Division Multiple Access) để tạo các kênh liên lạc, còn GSM ngoài sử dụng FDMA còn sử dụng TDMA ( Time Division multiple Access) đây là kỹ thuật khe thời gian trên mỗi mobile trên mạng được được cấp phát một khe thời gian riêng biệt để di chuyển dữ liệu đi. Hiện nay kỹ thuật CDMA (Code Division multiple Access) - kỹ thuật trải phổ rộng trong đó dữ liệu trong một cuộc đàm thoại khác, mã này giúp mỗi (máy) người nhận truy cập đến đúng các bit dành cho họ - đang được rộng rãi trên thế giới.
Ngoài tính lưu động quốc tế , tiêu chuẩn GSM còn cung cấp một số tính năng như thông tin tốc độ cao ,fax, data và dịch vụ thông báo tin nhắn SMS.
Đến ngày nay dần trở thành thiết bị cá nhân không thể thiếu được nó trong sinh hoạt hàng ngày, nó cung cấp cho chúng ta các dịch vụ ngày càng tiện ích hơn, như: nhắn tin đa phương  ... ung tần .
Mạch trộn tần trộn tín hiệu cao tần với tần số dao động nội tạo ra từ bộ dao động VCO => tạo thành tín hiệu trung tần IF => đưa qua mạch khuếch đại trung tần khuếch đại lên biên độ đủ lớn cung cấp cho mạch tách sóng điều pha.
Mạch tách sóng lấy ra 2 dữ liệu thu RXI và RXQ
>> Tín hiệu RXI và RXQ được đưa sang IC mã âm tần để xử lý và tách làm hai tín hiệu :
Tín hiệu thoại được đưa đến bộ đổi D - A lấy ra tín hiệu âm tần => khuếch đại và đưa ra loa .
Các tín hiệu khác được đưa xuống IC vi xử lý theo hai đường IDAT và QDAT để lấy ra các tin hiệu báo rung, chuông, tin nhắn ...
Kênh phát
Tín hiệu thoại thu từ Micro được đưa vào IC mã âm tần.
Các dữ liệu khác ( thông qua giao tiếp bàn phím ) đưa vào CPU xử lý và đưa lên IC mã âm tần theo hai đường IDAT và QDAT
IC mã âm tần thực hiện mã hoá , chuyển đổi A - D và xử lý cho ra 4 tín hiệu TXIP, TXIN, TXQP, TXQN đưa lên IC cao trung tần .
IC cao trung tần sẽ tổng hợp các tín hiệu lại sau đó điều chế lên sóng cao tần phát .
Dao động nội VCO cung cấp dao động cao tần cho mạch điều chế
Mạch điều chế theo nguyên lý điều chế pha => tạo ra tín hiệu cao tần trong khoảng tần số từ 890MHz đến 915MHz => tín hiệu cao tần được đưa qua mạch ghép hỗ cảm => đưa qua mạch lọc phát => khuếch đại qua tầng tiền khuếch đại => đưa đến IC khuếch đại công suất khuếch đại rồi đưa qua bộ cảm ứng phát => qua chuyển mạch Anten => đi ra Anten phát sóng về trạm BTS .
IC công suất phát được điều khiển thay đổi công suất phát thông qua lệnh APC ra từ IC cao trung tần .
Một phần tín hiệu phát được lấy ra trên bộ cảm ứng phát => hồi tiếp về IC cao trung tần qua đường DET để giúp mạch APC tự động điều chỉnh công suất phát . APC ( Auto Power Control )
Sửa chữa các pan phần cứng
Khối điều khiển	
Kiểm tra khối điều khiển
Dùng hộp chạy phần mềm để  "Check" xem vi xử lý có hoạt động không ?
Đấu điện thoại vào hộp UFS-6 (hoặc hộp nào đó khác)
Đấu hộp vào máy tính
Kết quả Check sau cùng nếu báo là   "1 st Boot OK" là CPU đang chạy
Chạy lại phần mềm cho máy:
Nếu như CPU đã hoạt động (khi Check báo "1 st Boot OK") thì chúng ta hãy chạy lại phần mềm cho máy, chạy xong là máy sẽ lên nguồn (cách chạy phần mềm sẽ đề cập trong Giáo trình phần mềm)
 "Check" thấy báo "1 st Boot Err" cho biết CPU không hoạt động
Chúng ta hãy thao tác theo các hướng dẫn ở giáo trình tương tác sau đây, quá trình hoạt động diễn ra như thực tế 100%
Kết quả Check sau cùng nếu báo là   "1 st Boot Err" là CPU không hoạt động.
CPU không hoạt động là do các nguyên nhân:
Mất điện áp VCOREA do hỏng mạch ổn áp nguồn VCOREA  
Mất điện áp khởi động VR3 hoặc VIO( do bong chân IC nguồn) 
Mất xung Clock do hỏng bộ dao động OSC
Bong chân hoặc hỏng SRAM
Bong chân hoặc hỏng CPU
Kiểm tra 3 điện áp khởi động.
Khi CPU không hoạt động thì chúng ta cần kiểm tra 3 điện áp khởi động xem các điện áp này có đủ không ?
-Hàn lại chân hoặc thay thế SRAM
- Hàn lại chân hoặc thay thế CPU.
Chạy lại phần mềm cho máy.
 - Sau khi "Xử lý" SRAM hoặc SRAM và CPU xong mà CPU đã chạy thì thường là máy sẽ lên nguồn.
 - Nếu máy không lên nguồn thì chúng ta chạy lại phần mềm cho máy xong là OK 
Hình 9. 15: Khối CPU may Samsung
Hệ thống bàn phím	
Vệ sinh board tiếp xúc bàn phím
Kiểm tra đường mạch in
Kiểm tra và thay thế HEA300
Hàn lại CPU
Hình 9. 16: IC phím
Đàm thoại không nghe người đối thoại	
Dùng Vom kiểm tra Loa
Vệ sinh và nâng cao tiếp xúc Loa
Kiểm tra và thay thế cáp tín hiệu
Kiểm tra đường mạch in của U500
Hàn lại và thay thế IC nguồn
Hình 9. 17: IC nguồn
 Đàm thoại nói người đối thoại không nghe	
Dùng Vom kiểm tra mic
Vệ sinh mic
Kiểm tra đường mạch in từ mic đến tụ C548,C548 như hình lại và thay thế IC nguồn
Hình 9. 18: Mạch ngõ vào của Mic
Màn hình không hiển thị	
Vệ sinh và nâng cao tiếp xúc màn hình
Hàn laị chấu tiếp xúc
Thay thử màn hình
Thay cáp tín hiệu
Nối tắt đường đèn như hình 
Kiểm tra socket HDC600 như hình
Chạy lại chương trình
Hàn lại và thay thế CPU
Hình 9. 19: Hàn và thay thế CPU
Hình 9. 20: Socket cắm dây cáp nguồn
 Máy không sạc được bin	
Vệ sinh chấu sạc
Kiểm tra đường mạch in từ chân sạc IFC500 đến F500 như 
Chạy lại chương trình
Hàn lại và thay thế IC nguồn
Hình 9. 21: Mạch lọc
Máy bị mất nguồn	
Kiểm tra điện áp viên pin
Vệ sinh tiếp xúc pin và nâng cao tiếp xúc
Thay cáp tín hiệu
Kiểm tra nút nguồ
Kiểm tra điện áp ngõ vào và ra của IC nguồn U403 như hình 
Thay IC nguồn
Kiểm tra dao động 26MHZ
Chạy lại chương trình
Hàn lại và thay thế Flash
Hàn lại và thay thế CPU
Hình 9. 22: IC CPU
Máy bị mất sóng:	
Vệ sinh và nâng cao tiếp xúc anten
Kiểm tra các điện áp
Kiểm tra và thay thế IC nguồn
Kiểm tra và thay thế trung tần
Hình 9. 23: Mạch vào Anten
Kiểm tra và thay thế PA U102
Hàn lại và thay thế CPU
Hình 9. 24: IC CPU
BÀI 10 : CÀI ĐẶT PHẦN MỀM CHO ĐIỆN THỌAI SAMSUNG
MÃ BÀI: MH 
Mục tiêu :
Kiến thức:
Kĩ năng:
Thái độ:
Nội dung chính
Các bước cài đặt cho hộp UFS-6
Giới thiệu hộp UFS-6	
Bên trong hộp UFS-6 có hai vỉ máy:
Hộp UFS-6 chạy cho các máy  Nokia, Samsung, Sony
Sau khi cài đặt giao diện, chúng ta sẽ nhận được hai giao diện để chạy cho các loại máy trên
Chúng ta cần phải cài trình điều khiển cho cả phần UFS-6 và UFS-6_MTK
 Cài đặt giao diện và trình điều khiển
Các bước cài đặt hộp UFS-6
Bước 1:
Tìm đĩa có nhãn là: UFS-6_En trong thư mục tải về hay từ CD kèm theo khi mua UFS_6
Tìm thư mục tương ứng
Hình 10. 1: chọn UFS_6
Bước 2 :
Kích vào File UFS-6_En như hình dứơi để mở file nén cài đặt giao diện
Hình 10. 2: thư mục nén UFS_6_En
- Kích vào File UFS-6_En như hình bên để cài đặt giao diện
Hình 10. 3: Quá trình giải nén
- Quá trình cài đặt mất vài phút
- Cài đặt xong chúng ta thấy xuất hiện hai biểu tượng như hình bên trên màn hình Desktop
Hình 10.4:Giao diện sau khi cài
- Chúng ta sẽ thấy trong ổ C có hai thư mục: UFS-6 và UFS-6_MTK
Hình 10.5:UFS_6 và UFS_6_MTK trong C:/
Bước 3:
Cài đặt Drive cho hộp UFS-6
Kết nối hộp vào máy tính bằng cáp USB để cài Drive cho hộp
Màn hình máy tính sẽ hiện ra cửa sổ như hình bên
Hình 10.6:Cửa sổ khi cắm hộp

- Chúng ta đánh dấu chọn dòng thứ 2, bỏ chọn dòng trên (như hình bên) rồi kích vàoBrowse
Hình 10.7:Chọn đường dẫn để cài driver cho hộp

- Chúng ta kích vào ổ C/kích tiếp vào UFS-6/rồi chọn thư mục
UFS_USB_Drive sau đó bấm OK
Hình 10.8: Chọn UFS_USB_driver trong Program Files
- Kích Next để bắt đầu cài đặt Drive
Hình 10.9: Chọn next để cài

- Kích vào Continue Anyway để tiếp tục cài đặt và đợi cho đến khi hiện ra chữ  Finish và kích vào đó là xong
Hình 10.10:Chọn Continue để cài đặt
 

Bước 4:
Cài Drive cho hộp UFS-6_MTK như sau:
- Vào ổ C / vào thư mục UFS-6_MTK / Drive / PL-2303HX_new / 
- Chạy file 2303Installer để cài đặt. đợi đến khi Finnish là xong
Hình 10.11:Cài UFS-6_MTK

- Kiểm tra Drive mới cài đặt đã OK chưa?
- Kích phải chuột vàoMy Computer / chọn Manage
Hình 10.12: Kiểm tra Driver

- Kích vào dòng Device Manager
- Mở dấu cộng ở dòng + Port(COM&LPT)
- Và mở dấu cộng ở dòng + Universal Serial....
Nếu chúng ta thấy có hai dòng như hình bên là Drive của hộp đã OK
Hình 10.13:Driver đã được cài đặt

Cách cài đặt lại chương trình cho máy.
Đặc điểm khi chạy phần mềm cho các máy Samsung
-  Bộ cài phần mền thường để trong các file winra, ta giải nén chứ không cài đặt
- Khi chạy phần mềm thì hãng SAMSUNG được chia ra làm 5 dòng máy, các máy trong cùng dòng thì chạy giống nhau
- Khi chạy Flash, máy Samsung thường sử dụng chung cáp, chỉ có khoảng 4 đến 5 sợi cáp cho tất cả các máy Samsung, chỉ cần chuẩn chân cắm giống nhau là dùng chung cáp được.
- Để chạy tiếng việt cho các máy Samsung thì chúng ta cần tìm gói file có tiếng việt trước khi giải nén chứ không phải chọn file có đuôi hỗ trợ tiếng việt như máy Nokia  
Giao diện cài đặt phần mềm trên hộp UFS-6 
Mở giao diện
Kích vào biểu tượng chạy cho Samsung
Hình 10.14: Biểu tượng trương trình cahỵ cho máy Samsung
Màn hình hiển thị giao diện sau : 
Hình 10.15: Giao diện khi click giao diện UFS-SAMs
-Chúng ta kích vào biểu tượng trên màn hình Desktop
Hình 10.16: Biểu tượng trên destop
Mở dấu cộng
 +Samsung Series
 +Samsung chọn 1 dòng
Sau đó kích vào chữ RUN ở trên
Hình 10.17: Giao diện chính khi chạy chương trình Samsung
Giao diện chạy phần mềm cho các máy Samsung sẽ hiển thị,chúng ta kích vào Connect để kết nối hộp 
Chú thích các nút trên giao diện
Chú thích các nút trên giao diện chạy máy SAMSUNG:
Hình 10.18:Chú thích thanh công cụ
Hình 10.19:Chú thích thanh công cụ(TT)
Hình 10.20:Chú thích thanh công cụ(TT)
Hình 10.21: Chú thích thanh công cụ(TT)
Hình 10.22: Chú thích thanh công cụ(TT)
Hình 10.23: Chú thích thanh công cụ(TT)
- Connect : Kết nối giao diện với hộp UFS 
- Deconnect : Ngắt kết nối 
- Read Flash : Đọc thông tin từ EEPRom của máy điện thoại 
- Write Flash : Chạy Flash cho máy 
- Mobile Info : Hiển thị thông tin về máy điện thoại ra màn hình giao diện như phiên bản phần mềm , số IMEI ... 
- Unlock : mở khoá mạng , mở khoá 
- Restart : Khởi động lại máy . 
Hình 10.24:
Rebuild IMEI : sửa lại số IMEI 
Hình 10.25: Giao diện sửa số IMEI
Máy Samsung được chia thành các dòng máy 
- One-C 
- Trident 
- M46 
- OM/Swift 
- SkyWorks
Dòng One-C gồm các Model như sau : 
Hình 10.26: Writer Flash – Reset MMI
Dòng Trident gồm các máy như sau :
Hình 10.27: Mở dòng máy Trident
Dòng M46 gồm các máy như sau :
Hình 10.28: Mở dòng máy M46
Dòng OM/Swift gồm các máy như sau :
Hình 10.29: Mở dòng máy OM/Swift
Dòng SkyWorks gồm các máy như sau :
Hình 10.30: Mở dòng máy SkyWord
Cách chọn file cài đặt cho các máy Samsung
Chúng ta không cần bận tâm nhiều về việc phải chọn file có đuôi gì để chạy cho các máy Samsung, bởi vì giao diện đã tự chọn cho chúng ta.
Ví dụ - Khi chọn file MCU cho máy Samsung E700 ta phải chọn file có đuôi  .bin , nhưng trong thực tế khi chọn file MCU nó cũng chỉ hiện ra duy nhất một file này, vì giao diện nó đã tự chọn cho chúng ta rồi nên nó đã lọc các file không đúng đuôi không cho hiển thị ra.
- Trường hợp các máy chọn nhiều file có cùng kiểu đuôi, ví dụ máy P510 thì các file thường có thứ tự 1, 2, 3.. và chúng ta chọn cho các mục MCU_1, MCU_2 và MCU_3 tương ứng. 
Cài phần mềm cho máy Samsung – P510
Giải nén file cần cài đặt ra máy tính 	
Giải nén file chạy ra máy tính (bước này không cần thực hiện nếu trên máy đã có sẵn file Flash)
- Tìm kiếm phần mềm Flash cho máy  Samsung P510, phần mềm này có trên các đĩa kèm theo hộp UFS-6 hoặc chúng ta có thể tải về từ các trang
     hoặc      
Chúng ta hãy tìm kiếm file Flash cho các máy  Samsung  bằng cách gõ tên máy vào mục tìm kiếm trên các  website này, bởi vì các máy Samssung có file Flash mang tên model của máy
- Ví dụ ở máy  Samsung P510 này, chúng ta gõ P510 hoặc  Samsung P510  là chúng ta sẽ tìm thấy phần mềm Flash cho máy  Samsung P510
* Sau khi có file winra  chứa file Flash, chúng ta hãy giải nén chúng vào thư mục mang tên model của máy theo đường dẫn sau:
Ví dụ - Chúng ta đã có file winrar chứa phần mềm Flash cho máy SAMSUNG-P510, chúng ta hãy giải nén. Sau đó chúng ta chọn ổ C / chọn các thư mục UFS-6 / net2000 / UFS_SAMs / chọn P510 rồi  chọn OK để giải nén.
Thực hiện cài đặt Flash	
Thực hiện chạy Flash cho máy SAMSUNG- P510
Hình 10.31: Đấu điện thoại vào hộp UFS-6 thông qua chân cắm xạc
Sử dụng chung cáp, loại cáp A300
Các bước cài đặt như sau:
 Kết nối giao diện với hộp UFS-6	 
- Mở giao diện chạy cho máy Samsung
Hình 10.32: Biểu tượng của giao diện UFS-6
 Chọn Connect để kết nối giao diện 
Kết nối giao diện với hộp UFS-6 / kích vào Connect để kết nối giữa phần mềm và máy
Hình 10.33: Giao diện chạy cho máy Samsung
Tìm và đánh dấu model máy P-510	
Tìm và đánh dấu vào model - P510 
- Sau đó kích vào các mục MCU_1, MCU_2, MCU_3  để chọn file
Hình 10.34: Các phần cần chọn
Nhấn chọn MCU_1, MCU_2 và MCU_3	Thời gian:2h
Chọn 3 file chạy tương ứng  như sau:
Hình 10.34: 3 file cần được chọn
Tiến hành Write Flash.
Sau khi chọn file, chúng ta chọn lại tốc độ chạy rồi kích vào Write Flash để chạy phần mềm cho máy
Hình 10.35: Các bước thực hiện
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ-ĐUN: 
Vật liệu:
Bo mạch điện thoại di động
Giá đỡ vỉ bo điện thoại
Bo điện thoại
Vỉ làm chân IC các loại
Chì bột
Nhựa thông hũ
Thuốc rã keo IC
 Nhíp gắp IC
Tăm bông, khăn tay nhúng nước ẩm, dao lấy chì và xăng
Dụng cụ và trang thiết bị:
Hộp dụng cụ mở điện thoại di động
Máy khò hơi 
Mỏ hàn
Máy đếm tần số
Osillocope 
VOM
DMM
Học liệu:
Tài liệu hướng dẫn Mô-đun sửa nchua74 điện thoại di động
Sơ đồ khối 
Nguồn lực khác: 
Phòng học, xưởng thực hành có đủ ánh sáng, hệ thống thông gió đúng tiêu chuẩn
Video mô phỏng lắp ráp máy tính 
projector
PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
Kiểm tra đánh giá trước khi thực hiện mô-đun : Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận, thực hành đạt các yêu cầu của môn học 
Kiểm tra đánh giá trong khi thực hiện mô-đun: Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận, thực hành trong quá trình thực hiện các bài học có trong mô-đun về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Yêu cầu phải đạt được các mục tiêu của từng bài học có trong mô-đun.
Kiểm tra sau khi kết thúc mô-đun: 
 Về kiến thức: Được đánh giá qua bài kiểm tra vấn đáp trực tiếp hoặc cài Pan để sửa. đạt các yêu cầu sau:
Nắm được nguyên nhân hư hỏng và cách sửa chữa
Hiểu được nguyên lý hoạt động của điện thoại di động .
 Về kỹ năng: Được đánh giá bằng kiểm tra trực tiếp, qua quá trình thực hành, đạt các yêu cầu sau:
Nhận dạng các IC, và thay thế chúng. 
Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa được các hư hỏng củađiện thoại di động. 
 Về thái độ: Được đánh giá trong quá trình học tập, đạt các yêu cầu: 
Tuân thủ theo quy trình hướng dẫn
Nghiêm túc, cẩn thận, kiên trì thực hiện công việc một cách có khoa học
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 
1.Phạm vi áp dụng chương trình:
Chương trình môđun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp nghề và trình độ cao đẳng nghề.
2.Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun:
Đây là môdun khó đặc biệt các Main điện thoại mỏng manh và dễ hư. Vì vậy trong quá trình thực hành cần giám sát chặt và hướng dẫn kỹ cho học viên. Tốt nhất là làm mẫu nhiều lần cho từng bài tập.
Hoạt động học tập và đánh giá nên theo từng khối để phát triển kỹ năng.
3.Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
Làm chân, đóng IC chân bụng
Khò, hàn IC chân rìa
Thay thế linh kiện nhỏ
Câu đồng
4.Tài liệu cần tham khảo:
Nguyên lý và phương pháp sữa chữa ĐTDĐ, KS. Phạm Đình Bảo.
Nhà xuất bản khoa học và kĩ thuật 2007, tập I, II, III, 
Phân tích mạch và hướng dẫn sữa chữa sam sung D820/T809. KS. Phạm Đình Bảo.
Nhà xuất bản tổng hợp hợp TP.HCM 2008
Điện tử căn bản dành cho ĐTDĐ KS. Phạm Đình Bảo NXB khoa học và kỹ thuật
 Phân tích mạch và hướng dẫn sửa chữa ĐT Nokia dòng BB5, N70 NXB tổng hợp TP. HCM – PĐB
ĐT Mp4, Trung Quốc KS. PĐ Bảo. Nhà xuất bản tộng hợp TP HCM 2007
WWW.daynghedienthoai.com
Kỹ thuật thâm nhập và sử dụng sữa chữa và cài đặt các đời đt NXB Hồng Đức. THS Nguyễn Nam Thuận 2010.

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_sua_chua_dien_thoai_di_dong_dien_tu_dan_dung.doc