Giáo trình Sinh lý học

Sinh lý học người và động vật là khoa học nghiên cứu các biểu hiện của sự sống trên động vật và người trong mối liên hệ khăng khít với môi trường xung quanh. Nhiệm vụ của nó là phát hiện, mô tả những hiện tượng và tiến tới giải thích các quy luật về các chức năng của cơ thể, các cơ quan, các mô, các loại tế bào trong mối quan hệ giữa cơ thể với môi trường sống, bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Sinh lý hoc nghiên cứu về các quy luật của sự chuyển hoá vật chất, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết, hoạt động của cơ, thần kinh, nội tiết tố và các chức năng khác của cơ thể người và động vật. Tuỳ theo nội dung nghiên cứu mà sinh lý học được phân ra theo nhiều loại khác nhau.

+ Sinh lý học đại cương: nghiên cứu các quá trình lý- hoá- sinh phổ biến ở mọi cơ thể động vật và người, những hiện tượng chung chỉ ra sự khác biệt cơ bản giữa cơ thể “sống” và “không sống”. Chẳng hạn, các hiện tượng trao đổi chất và năng lượng để cơ thể sinh trưởng, phát dục và phát triển. Các hoạt động phản xạ để cơ thể thích nghi với môi trường sống ở các vùng sinh thái khác nhau

+ Sinh lý học chuyên khoa: cũng nghiên cứu sự sống động vật và người nhưng quan tâm đến từng khía cạnh riêng biệt, đi sâu vào từng chi tiết chuyên biệt thể hiện sự chuyên hoá của mỗi chức năng sống ở động vật và người. Chẳng hạn nghiên cứu các chức năng riêng biệt của tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, hệ thần kinh đó chính là sinh lý học từng phần. Nghiên cứu các quá trình hình thành và hoàn thiện các chức năng trong quá trình tiến hoá của giới động vật và những biến đổi thích nghi của chúng đó là sinh lý tiến hoá và sinh thái. Nghiên cứu sự phát triển cá thể, sự phát triển chủng loại, các chức năng ở các nhóm động vật khác nhau chỉ ra những điểm chung, giống nhau và những điểm riêng, khác biệt nhau đó chính là sinh lý so sánh. Nghiên cứu đi sâu vào một đối tượng cụ thể, gắn với một ngành sản xuất đó chính là sinh lý học chuyên ngành. Chẳng hạn trên đối tượng động vật nuôi thì đó là sinh lý gia súc, gia cầm; gắn với ngành thuỷ sản thì đó là sinh lý cá. Sinh lý người gắn với lĩnh vực hoạt động thể dục thể thao đó là sinh lý thể dục thể

thao

Giáo trình Sinh lý học trang 1

Trang 1

Giáo trình Sinh lý học trang 2

Trang 2

Giáo trình Sinh lý học trang 3

Trang 3

Giáo trình Sinh lý học trang 4

Trang 4

Giáo trình Sinh lý học trang 5

Trang 5

Giáo trình Sinh lý học trang 6

Trang 6

Giáo trình Sinh lý học trang 7

Trang 7

Giáo trình Sinh lý học trang 8

Trang 8

Giáo trình Sinh lý học trang 9

Trang 9

Giáo trình Sinh lý học trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 254 trang Trúc Khang 09/01/2024 3660
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Sinh lý học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Sinh lý học

Giáo trình Sinh lý học
Chương 1 
Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên 
cứu của Sinh lý học 
Sinh lý học người và động vật là một trong nhiều lĩnh vực của sinh học. Cũng như 
các khoa học sinh học khác, sinh lý học người và động vật có đối tượng, nôị dung và 
phương pháp nghiên cứu của nó. 
1.1. Đối tượng của sinh lý học người và động vật 
Sinh lý học người và động vật là khoa học nghiên cứu các biểu hiện của sự sống trên 
động vật và người trong mối liên hệ khăng khít với môi trường xung quanh. Nhiệm vụ 
của nó là phát hiện, mô tả những hiện tượng và tiến tới giải thích các quy luật về các chức 
năng của cơ thể, các cơ quan, các mô, các loại tế bào trong mối quan hệ giữa cơ thể với 
môi trường sống, bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Sinh lý hoc nghiên 
cứu về các quy luật của sự chuyển hoá vật chất, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết, hoạt động của 
cơ, thần kinh, nội tiết tố và các chức năng khác của cơ thể người và động vật. 
Tuỳ theo nội dung nghiên cứu mà sinh lý học được phân ra theo nhiều loại khác nhau. 
+ Sinh lý học đại cương: nghiên cứu các quá trình lý- hoá- sinh phổ biến ở mọi cơ thể 
động vật và người, những hiện tượng chung chỉ ra sự khác biệt cơ bản giữa cơ thể “sống” 
và “không sống”. Chẳng hạn, các hiện tượng trao đổi chất và năng lượng để cơ thể sinh 
trưởng, phát dục và phát triển. Các hoạt động phản xạ để cơ thể thích nghi với môi trường 
sống ở các vùng sinh thái khác nhau 
+ Sinh lý học chuyên khoa: cũng nghiên cứu sự sống động vật và người nhưng quan tâm 
đến từng khía cạnh riêng biệt, đi sâu vào từng chi tiết chuyên biệt thể hiện sự chuyên hoá 
của mỗi chức năng sống ở động vật và người. Chẳng hạn nghiên cứu các chức năng riêng 
biệt của tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, hệ thần kinh đó chính là sinh lý học từng phần. 
Nghiên cứu các quá trình hình thành và hoàn thiện các chức năng trong quá trình tiến hoá 
của giới động vật và những biến đổi thích nghi của chúng đó là sinh lý tiến hoá và sinh 
thái. Nghiên cứu sự phát triển cá thể, sự phát triển chủng loại, các chức năng ở các nhóm 
động vật khác nhau chỉ ra những điểm chung, giống nhau và những điểm riêng, khác biệt 
nhau đó chính là sinh lý so sánh. Nghiên cứu đi sâu vào một đối tượng cụ thể, gắn với 
một ngành sản xuất đó chính là sinh lý học chuyên ngành. Chẳng hạn trên đối tượng 
động vật nuôi thì đó là sinh lý gia súc, gia cầm; gắn với ngành thuỷ sản thì đó là sinh lý 
cá. Sinh lý người gắn với lĩnh vực hoạt động thể dục thể thao đó là sinh lý thể dục thể 
thao 
 Tóm lại, các quá trình hoạt động gắn với chức năng sống của động vật và người là 
đối tượng nghiên cứu của sinh lý học động vật và người ở mức độ đại cương. Tuỳ theo 
các lĩnh vực chuyên sâu và phạm vi nghiên cứu khác nhau mà có khoa học sinh lý chuyên 
ngành khác nhau. Trong giới hạn của giáo trình này chỉ đề cập đến các chức năng chung 
nhất mà bất kỳ một người học nào trước khi muốn đi vào các lĩnh vực sinh lý chuyên 
ngành đều cần đến nó. Vì vậy mà giáo trình sinh lý học người và động vật là giáo trình 
dùng chung cho sinh viên ở nhiều ngành có liên quan đến sinh học ở bậc đại học. 
1.2. Nhiệm vụ của sinh lý học người và động vật 
 Nhiệm vụ của sinh lý học hiện nay là tiếp tục phát hiện những quy luật hoạt động 
của hệ thần kinh và các cơ quan khác trong cơ thể để đề xuất những phương pháp nhằm 
điều khiển các chức năng sống của cơ thể, trước hết là quá trình chuyển hoá vật chất và 
năng lượng, hoạt động thần kinh và tập tính. Nghiên cứu các đặc điểm lý hoá của sự 
sống, nhằm tham gia vào việc giải thích bản chất của các hiện tượng sống.Theo Trịnh 
Hữu Hằng (2001) sinh lý học có hai nhiệm vụ chính được tóm tắt đó là: 
 + Nghiên cứu các quy luật thực hiện các chức năng bình thường trong cơ thể sống gắn 
với điều kiện môi trường sống luôn biến động và phát triển. 
 + Nghiên cứu sự phát triển chức năng của cơ thể sống theo quá trình tiến hoá, theo sự 
phát triển cá thể và phát triển chủng loại và mối quan hệ giữa các chức năng. 
1.3. Phương pháp nghiên cứu của sinh lý học 
 1. 3.1. Các bước nghiên cứu của sinh lý học 
Bước đầu tiên trong nghiên cứu sinh lý học là quan sát, mô tả hiện tượng. Bước tiếp theo 
là đặt ra các giả thuyết, nhằm phỏng đoán bản chất và giải thích hiện tượng. Bước sau đó 
tiến hành bố trí các thực nghiệm để kiểm tra giả thuyết đã đưa ra và bước cuối cùng là rút 
ra kết luận và chỉ ra quy luật sinh lý xác định. Tiến đến mức cao hơn là vận dụng hiểu 
biết các quy luật sinh lý này trong việc đưa ra các giải pháp nhằm thuần dưỡng, huấn 
luyện hoặc cải biến, thúc đẩy quá trình sinh lý phục vụ mục tiêu do con người đặt ra. 
 Thí dụ: Pavlov quan sát thấy chó tiết dịch vị khi ăn. Ông đặt câu hỏi dịch vị tiết do đâu? 
và đưa ra giả thuyết: thức ăn chạm vào lưỡi - dây thần kinh lưỡi báo lên não- não truyền 
lệnh tiếp xuống dạ dày theo dây mê tẩu. Để kiểm tra giả thuyết đó, Pavlov làm thí nghiệm 
bữa ăn giả. 
 Thí nghiệm gồm 3 bước. 
 - Bước thứ nhất, Pavlov cắt ngang thực quản đưa hai đầu đã cắt ra ngoài  ... .7.1. Cấu tạo của mắt 
1). Cầu mắt 
Cầu mắt là cấu tạo chính của mắt được nằm lọt trong xương ổ mắt. Cầu mắt được 
cấu tạo gồm các phần sau: 
* Màng sợi là lớp ngoài cùng, gồm màng cứng (trắng đục) bao xung quanh và phía 
sau cầu mắt chiếm 4/5 diện tích cầu mắt, giác mạc phía trước, trong suốt chiếm 1/5 diện 
tích cầu mắt. 
* Màng mạch là lớp thứ hai, dưới màng sợi gồm có mạng mạch máu dày đặc và xen 
kẽ một số tế bào sắc tố. Thể mi là phần dày lên của màng mạch nằm ở ranh giới giữa 
màng cứng và giác mạc. Thể mi tiết thuỷ dịch. Lòng đen là phần trước của màng mạch 
hình đĩa tròn, ở chính giữa có lỗ thủng gọi là con ngươi (đồng tử). Lòng đen cấu tạo bởi 
mô đệm – liên kết, chứa nhiều sắc tố, chủ yếu tại mặt sau của nó. Trường hợp nếu mô 
đệm cũng chứa sắc tố thì lòng mắt có màu nâu đen hoặc thẩm hoặc hơi nhạt. Nếu mô 
đệm không có sắc tố thì lòng mắt có màu xanh da trời. Người bị bạch tạng hoàn toàn 
không có sắc tố trong lòng mắt thì có màu đỏ hồng (do mạch máu ánh lên). Ở lòng đen có 
cơ co và cơ giãn để thu hẹp hay mở rộng con ngươi mà điều chỉnh lượng ánh sáng vào 
mắt. 
* Võng mạc là lớp trong cùng tiếp xúc với thuỷ tinh dịch. Võng mạc gồm ba lớp: 
lớp sát thuỷ tinh dịch chứa sắc tố, lớp tiếp theo chứa các tế bào thụ cảm ánh sáng gồm tế 
bào nón (ở người là 6 – 7 triệu) và tế bào que (110 – 125 triệu). Trục quang học là đường 
nối con ngươi, thẳng góc với thuỷ tinh thể đến võng mạc. Chổ tiếp xúc của trục quang 
học với võng mạc gọi là điểm vàng, ở đó tập trung chủ yếu là tế bào nón có khả năng thu 
nhận ánh sáng chiếu thẳng với cường độ chiếu sáng mạnh để phân biệt màu, càng xa 
điểm vàng càng nhiều tế bào hình gậy tiếp nhận ánh sáng chiếu xiên và yếu. 
Dưới lớp tế bào cảm quang là các tế bào thần kinh gồm tế bào hạch, lưỡng cực nằm 
ngang. Sợi trục của các tế bào thần kinh tập trung thành dây số II. Tại nơi đi ra của dây 
thần kinh và dịch thể không có tế bào thụ cảm ánh sáng gọi là điểm mù. 
* Thuỷ tinh thể còn gọi là nhân mắt, giống một thấu kính lồi. Điểm lồi chính giữa 
tương ứng với con ngươi, trục nối hai điểm lồi khoảng 4 mm. Khi nhìn xa mặt lồi dẹp bớt 
lại, khi nhìn gần mặt lồi phồng lên, thuỷ tinh thể trong suốt có khả năng khúc xạ ánh 
sáng, và nó được cố định bởi dây chằng thể mi. 
* Thuỷ tinh dịch giống như chất thạch, tiếp xúc với võng mạc, có khả năng khúc xạ 
ánh sáng. Toàn bộ được bọc trong màng mỏng trong suốt là màng thuỷ tinh. 
* Thuỷ dịch do mạch máu trong lòng đen và thể mi tiết ra chứa trong các khoang 
trước mắt giữa giác mạc, lòng đen và thuỷ tinh thể. 
2). Các cấu tạo hỗ trợ 
* Mi mắt có mi trên và mi dưới, ở bờ có lông mi để bảo vệ mắt. 
* Tuyến lệ nằm trong hố lệ của xương trán, có hính các ống tiết để tiết nước mắt 
rửa cầu mắt. Túi lệ là nơi ống dẫn đổ nước mắt vào có thông với mũi lệ. 
* Các cơ vận động cơ mắt: gồm có 6 cơ, trong đó có 4 cơ thẳng ở 4 phía: trên, dưới, 
trong, ngoài của cầu mắt, 2 cơ chéo trên và dưới. 
Điều khiển vận động của mắt gồm 3 dây thần kinh: dây số III vận động cơ chéo; 
dây số IV vận động cơ thẳng; dây số VI vận động chung 
của mắt (hình 13.7). 
Hình 13.7. Cấu tạo mắt người (theo Trịnh Hữu Hằng) 
13.7.2. Hệ thống quang học của mắt 
13.7.2.1. Sự khúc xạ ánh sáng 
Ánh sáng trước khi đến võng mạc được khúc xạ qua ba môi trường, đó là giác mạc 
và thuỷ dịch, thuỷ tinh thể, thuỷ tinh dịch để tập trung vào điểm vàng, làm ảnh của vật 
thu nhỏ và có chiều ngược lại. Trị số khúc xạ được đo bằng đơn vị dioptrie (D). Một 
dioptrie là trị số khúc xạ của một thấu kính có tiêu cự 100cm. Hai giá trị này tỷ lệ nghịch 
với nhau. Ở mắt người tiêu cự là 15mm nên có trị số khúc xạ là 59D khi nhìn xa và 70,5D 
khi nhìn gần. 
13.7.2.2. Sự điều chỉnh tầm nhìn của mắt 
Mắt người bình thường có thể nhìn rõ vật ở xa 65m mà không cần điều chỉnh nào 
gọi khoảng cách đó là “điểm xa hay viễn điểm”. Khi vật thể càng tiến lại gần buộc thuỷ 
tinh thể phải tăng độ cong để giảm tiêu cự tăng trị số khúc xạ, cho đến khi không còn 
cong được nữa mà vẫn nhìn thấy vật thì gọi khoảng cách đó là “điểm gần hay cận điểm”. 
Một số động vật như rắn lưỡng cư, cá điều chỉnh bằng cách đẩy thuỷ tinh thể ra phía 
trước. 
 Ở người 50 tuổi trở đi do cơ mi yếu và thuỷ tinh thể cứng lại dần, khả năng điều 
chỉnh kém nên điểm cận tiến tới gần điểm viễn và cả hai điểm đều xa dần gọi là chứng 
viễn thị nên phải hỗ trợ thêm một kính lồi “hội tụ” nữa. Ở người còn trẻ bị chứng viễn thị 
là do thuỷ tinh thể không cong - dẹt tốt, hoặc cầu mặt bị dẹp trước sau làm đường kính 
mắt ngắn, ảnh của vật hiện lên phía sau võng mạc nên cũng dùng kính lồi. Ngược lại 
chứng cận thị là do thuỷ tinh thể quá lồi (quá cong) hoặc cầu mắt bị dẹp trên dưới làm 
đường kính mắt quá dài, hình ảnh hiện phía trước võng mạc, nên phải đeo kính phân kỳ 
(lõm hai mặt). 
13.7.3. Cảm giác thị giác 
13.7.3.1. Thụ quan thị giác 
Các tế bào thụ cảm ánh sáng tập trung ở lớp võng mạc. Lớp thứ nhất của võng mạc 
tiếp xúc với thuỷ tinh dịch là các tế bào sắc tố đen để hấp thu ánh sáng. Ở một số động 
vật ăn đêm sau lớp tế bào sắc tố này còn có thêm các tinh thể hình kim để phản chiếu lại 
ánh sáng lên vật. Tiếp đến là lớp tế bào thụ cảm ánh sáng bao gồm tế bào gậy và tế bào 
nón. Dưới tế bào gậy và nón có các tế bào thần kinh bao gồm các tế bào dạng hạch, lưỡng 
cực và các tế bào nằm ngang. Sợi trục thần kinh tập trung lại thành dây thị giác số II. Số 
lượng tế bào thần kinh ít hơn nhiều so với tế bào thụ cảm thị giác nên một tế bào thần 
kinh thường liên hệ với nhiều tế bào cảm quang. Mỗi dây thần kinh thị giác có khoảng 
500.000 sợi thần kinh và tạo thành hai bó: bó trong và bó ngoài chạy đến chéo thị giác. 
Bó trong của mỗi dây bắt chéo, còn bó ngoài thì chạy thẳng. Bó ngoài của mỗi dây cùng 
với bó trong của mắt phía đối diện chạy lên thể gối bên của đồi thị cùng bên. Một số sợi 
của mỗi dây chạy về hai củ trước của củ não sinh tư. Một số sợi khác rẽ về các trung khu 
thực vật để co – giãn đồng tử. Một số sợi khác rẽ về các nhân của dây thần kinh số III, số 
IV, số VI để vận nhỡn (hình 13.8). 
Lúc hoàng hôn tia sáng xuống dưới 0,01Lux thì tế bào nón không cảm nhận được, 
mà chỉ có tế bào gậy hưng phấn. Chiếu chùm tia sáng vào đúng điểm vàng ta nhận được 
cảm giác màu, khi tia sáng xa dần điểm vàng cảm giác màu giảm dần. Tế bào gậy chỉ 
nhận được cảm giác sáng - tối. Thiếu vi tamin A, chức năng tế bào gậy giảm rõ rệt, gây 
bệnh quáng gà. Còn trường hợp tế bào nón bị mất chức năng sẽ gây bệnh mù màu. 
13.7.3.2. Các quá trình quang hoá 
Quang hoá là các phản ứng biến đổi sắc tố cảm quang rodopsin ở tế bào gậy và 
isodopsin ở tế bào nón. 
Sự tổng hợp rodopsin cần có vitamin A, và xảy ra trong tối. Rodopsin là do sắc tố 
retinen (được hình thành từ vitamin A) kết hợp với protein opsin. Khi chiếu sáng retinen 
bị tách khỏi opsin, sau đó nhờ enzyme khử retinen để trở thành vitamin A. Mỗi lần chiếu 
sáng chỉ có một ít phân tử rodopsin bị phân huỷ chứ không phải tất cả. 
Isodopsin ở tế bào nón cũng gần giống rodopsin, chỉ khá là opsin của nón khác của 
gậy. 
Hình 13.8. Đường dẫn truyền xung cảm giác thị giác (theo Trịnh Hữu Hằng) 
13.7.3.3. Cảm giác màu sắc 
Ánh sáng trắng là tổng hợp của các ánh sáng màu, mà mỗi loại có bước sóng khác 
nhau. Mắt người chỉ nhìn được từ màu đỏ (có bước sóng 760 – 620nm) đến màu tím 
(430 – 390nm). Các tia hồng ngoại có bước sóng lớn hơn 760nm, và tia tử ngoại (tia cực 
tím) có bước sóng nhỏ hơn 390nm không nhìn được. 
Lomonosov (1763), Young (1807) và Hemholz (1863) đã đưa ra thuyết 3 màu cơ 
bản. Theo họ có 3 loại tế bào nón có các chất cảm quang khác nhau để thu nhận các tia 
sáng của 3 màu cơ bản là đỏ, lục (xanh lá cây) và lam (xanh da trời). Các loại ánh sáng 
tác động lên ba loại tế bào nón gây hưng phấn, tuy nhiên tỷ lệ hưng phấn của ba loại tế 
bào không giống nhau, và nhờ đó tạo ra cảm giác màu sắc khác nhau. Sự hoà hợp ba 
màu cơ bản nói trên theo những tỷ lệ khác nhau sẽ tạo ra các màu khác nhau (hình 13.9). 
13.7.3.4. Cảm giác không gian 
* Thị lực là khả năng nhìn và phân biệt được khoảng cách bé nhất của một vật ở 
cách xa 5m trong môi trường chiếu sáng bình thường. Điều đó có nghĩa là với góc nhìn 
bé nhất (là góc từ đồng tử đến hai điểm) mà mắt phân biệt được hai điểm khác nhau trên 
một vật. 
* Thị trường là khoảng không gian được xác định bằng cách nối các điểm nhìn 
được trong mặt phẳng có tâm điểm là con ngươi (xoay một vòng 360o quanh con ngươi) 
ta được một hình gọi là thị trường. Hai mắt thường có một thị trường giống nhau nhưng 
ngược chiều nhau. 
Hình 13.9. Sự pha trộn ba 
màu cơ bản: xanh da trời; đỏ; xanh 
lá cây (theo Trịnh Hữu Hằng) 
* Cảm giác về khoảng cách là khi nhìn một vật, hình ảnh của nó trên hai võng mạc 
là tương ứng nhau. Tuy nhiên với những vật ở gần mỗi mắt có góc nhìn khác nhau nên 
hình ảnh không hoàn toàn khớp nhau. Sự khác nhau này làm cho quá trình phân tích ở vỏ 
não đã cho ta cảm giác nổi để xác định chiều sâu của vật. Nguyên tắc này được ứng dụng 
trong kỹ thuật điện ảnh để chiếu phim nổi (ví dụ hai máy quay đặt sát nhau nhưng ống 
kính cùng hướng về một vật). 
LỜI NÓI ĐẦU 
 Trong những thập niên vừa qua, sự phát triển nhanh chóng của sinh học phân tử 
và công nghệ sinh học đã kéo theo những tiến bộ đáng kể của các ngành khoa học liên 
quan đến sinh học phân tử, công nghệ sinh học, trong đó phải kể đến các ngành nông 
lâm- sinh- y dược. 
Trong chương trình đào tạo đại học của các ngành liên quan đến sinh học, Học 
phần Sinh lý học người và động vật, được xem là học phần cơ sở của nhiều ngành đào 
tạo như: Chăn nuôi, Thú y, Động vật học, Sinh học, Sư phạm kỹ thuật Nông lâm, Cử 
nhân điều dưỡng, Bác sỹ đa khoa, Chế biến và bảo quản nông sản, Kinh tế nông nghiệp, 
Quản tri kinh doanh nông nghiệp, Công nghệ sinh học, Sinh thái học, Tâm lý học 
v.vKiến thức về sinh lý học người và động vật được xem là cầu nối trước khi đi vào các 
lĩnh vực chuyên môn về cơ thể người và động vật nuôi. Vì vậy, việc biên soạn Giáo trình 
Sinh lý học người và động vật, để cập nhật các kiến thức khoa học chung về sinh lý, có 
hệ thống và đáp ứng yêu cầu của khung chương trình đào tạo đại học vừa được Bộ Giáo 
dục và Đào tạo ban hành là việc làm cần thiết. Trong quá trình biên soạn giáo trình này, 
tập thể tác giả: PGS.TS Nguyễn Đức Hưng, TS Đàm Văn Tiện (Trường đại học Nông 
Lâm); TS Hoàng khánh Hằng (Trường đại học Y Khoa); ThS Nguyễn Đức Quang, ThS 
Nguyễn Thị Hải Yến (Trường đại học Khoa học); TS Phan Thị Sang (Trường đại học Sư 
phạm) thuộc Đại học Huế, dưới sự chủ trì của PGS.TS Nguyễn Đức Hưng đã bám sát 
khung chương trình đào tạo mới, cập nhật các kiến thức từ nhiều nguồn tài liệu trong và 
ngoài nước nhằm thể hiện được kiến thức cơ bản, hiện đại và thực tiễn. Ý kiến đóng góp 
của các chuyên gia tư vấn GS.TSKH Lê Doãn Diên, GS.TS Đỗ Ngọc Liên, PGS.TS Lê 
Đức Ngọc đã giúp chúng tôi đạt được những yêu cầu nêu trên. Đây là giáo trình chính 
thức, dùng chung cho nhiều ngành đào tạo tại Đại học Huế và là tài liệu tham khảo cho 
sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, các ngành nông lâm ngư - sinh học -Y dược, 
cũng như cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực liên quan. 
 Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn giáo trình không tránh khỏi những 
thiếu sót, chúng tôi hy vọng nhận được những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, các đọc 
giả để lần tái bản sau giáo trình được hoàn thiện hơn. 
 THAY MẶT NHÓM TÁC GIẢ 
 Chủ biên 
 PGS.TS NGUYỄN ĐỨC HƯNG 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Atlas Sinh lý học (2003). NXB Y Học, Hà Nội. 
2. Phùng Xuân Bình (2001). Sinh lý học. NXB Y Học, Hà Nội. 
3. Bộ môn Sinh lý học, Trường Ðại học Y Hà (1998). Sinh lý học tập I,Tập II; 
Nhà xuất bản Y học. 
4. Bộ môn Sinh lý học, Học viện Quân Y (1998). Sinh lý học tập I, Nhà xuất bản 
Quân đội Nhân dân. 
5. Bộ môn Sinh lý học, Học viện Quân Y (2002), Sinh lý học tập II, NXB Quân 
đội Nhân dân. 
 6. Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh (1996), Sinh 
Lý học tập II. 
7. Trần Cừ (1975). Sinh lý học gia súc. NXB Nông Thôn, Hà Nội. 
8. Trịnh Hữu Hằng, Trần Công Yên (1998). Sinh học cơ thể động vật. NXB Đại 
học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội. 
9. Trịnh Hữu Hằng, Đỗ Công Huỳnh (2001). Sinh lý học người và động vật. NXB 
Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 
10. Lê Quang Long (1992). Sinh học dân số.Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội, Hà 
Nội. 
11. Lê Quang Long (1986). Sinh lý động vật và người. NXB Giáo Dục, Hà Nội. 
12. Nguyễn Quang Mai, Cù xuân Dần (1998). Sinh lý học vật nuôi. NXB Giáo 
Dục, Hà Nội. 
13. Phillips W D, Chilton T J (2000). Sinh học. NXB Giáo Dục, Hà Nội 
14. Lê Văn Thọ, Đàm Văn Tiện (1992). Sinh lý học gia súc. NXB Nông Nghiệp, 
Hà Nội. 
15. Phạm Thị Xuân Vân (1982). Giáo trình giải phẫu gia súc. NXB Nông Nghiệp 
16. Villi C, Đêthiơ V. (1980). Các nguyên lý và quá trình sinh học. NXB Khoa 
Học Và Kỹ Thuật, Hà Nội. 
17. Nguyễn Văn Yên (2001).Giải phẫu người. NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Hà 
Nội. 
18. Arthur C. Guyton (1992). Human physiology and mechanisms of disease. W.B. 
Saunders company, fifth edition. 
19. Ganong W.F(1993). Review of Medical physiology. Appleton & Lange, 
sixteenth edition. 
20. Hervé Guénard (1990).Physiologie humaine. Pradel (2e édition), Paris. 
21. Lamb J.F, C.R.Ingram, I.A. Johnston, R.M.Pitman (1990). 
 Manuel de Physiologie. Masson. 
22. Michel Rieutort (1999). Physiologie animale (Tom 2). Masson, Paris. 
23. Rhoad and Pflanzer (1989). Human physiology. Saunders College Publishing. 
24. S. Silbernagl, A. Despopoulos (1998). Atlas de poche de Physiologie. 
Flammarion. Medecine-Sciences. 
25. Tortora G. J., Grabowski S. R. (1996), Principles of Anatomy and Physiology, 
8th Ed., Addison Wesley Longman, Inc. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 
1. Đặng Vũ Bình, Di truyền số lượng và chọn giống vật nuôi,2002, Nhà xuất bản Nông 
nghiệp. 
2. Đinh Văn Cái, Nguyễn Quốc Bạc, Bùi Thế Đức, Nguyễn Hoài Phương, Lê Hà Châu, 
Nguyễn Văn Liên, 1997. Nuôi bò sửa. Nhà xuất bản Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh 
3. Võ Trọng Hốt, Trần Đình Miên, Võ Văn Sự, Võ Đình Tôn, Nguyễn Khắc Tích, Đinh 
Thị Nông, 2000, Giáo trình chăn nuôi lợn, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. 
4. Hội đồng Khoa học Công nghệ, Ban động vật và thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển 
nông thôn, (1997-1999-2001,2003) Báo cáo Khoa học Viện Chăn nuôi 
5. Ðặng Hữu Lanh, Trần Ðình Miên, Trần Ðình Trọng. Cơ sở di truyền chọn giống vật 
nuôi. Nhà xuất bản giáo dục, 1999. 
6. Trần Ðình Miên, Nguyễn Hải Quân, Vũ Kính Trực, 1975. Chọn giống và nhân giống 
gia súc. Nhà xuất bản nông thôn. 
7. Viện Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2004, At lát các giống gia 
súc gia cầm Việt Nam. 
8. Cunningham E.P,1969 Animal Breeding theory. Institute of Animal Breeding, Oslo, . 
9. Hammond K. Graser H.U, Mc Donald.C.A, 1992. Animal Breeding. The Modern 
Approach. University of Sydney, 
10. Kinghorn B, 1994. Quantitative Genetics Manual. University of New England. 
11. Richard, M.Bourdon, 1996, Understanding Animal Breesing. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_sinh_ly_hoc.pdf