Giáo trình Mô đun Cơ điện nông thôn - Bảo dưỡng sửa chữa thiết bị điện gia dụng
1. Đèn sợi đốt
1.1. Cấu tạo
Đèn sợi đốt hay còn gọi là đèn dây tóc được dùng rộng rãi trong các lĩnh vực
do cấu tạo đơn giản, lắp đặt dễ dàng.
Dây tóc bóng đèn được làm từ kim loại Wolfram (Kim loại có điện trở nóng
chảy rất cao). Để giảm tổn thất nhiệt lượng dây tóc được quấn xoắn. đường kính
xoắn càng lớn thì tổn thất nhiệt lượng càng giảm. dây tóc được mắc gíc dắc trên
cực phụ và hai cực chính của bóng đèn.
Trong bóng có thể chứa khí trơ hoặc chân không. Thường bóng có công suất
nhỏ thì hút chân không, còn bóng có công suất lớn hơn 75W thì nạp khí trơ để bảo
vệ sợi đốt.
1.2. Nguyên lý làm việc
Khi cho dòng điện đi qua sợi đốt của bóng đèn, do sợi đốt của bóng đèn có
điện trở suất lớn là Wolfram nên sợi đốt được đốt nóng đến nhiệt độ phát ra ánh
sáng khoảng (2000 3000)oK.
1.3. Ưu nhược điểm và ứng dụng
- Ưu điểm:9
Nối trực tiếp với nguồn điện
Kích thước nhỏ
Rẻ tiền
Bật sáng ngay
Độ rọi cao
- Nhược điểm:
Tốn điện
Phát nhiệt
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Mô đun Cơ điện nông thôn - Bảo dưỡng sửa chữa thiết bị điện gia dụng
1 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI BÀI GIẢNG MÔ ĐUN: BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA THIẾT BỊ ĐIỆN GIA DỤNG NGHỀ: CƠ ĐIỆN NÔNG THÔN (áp dụng cho Trình độ Trung cấp) LƯU HÀNH NỘI BỘ Năm 2017 2 MỤC LỤC BÀI 1: LẮP ĐẶT, KIỂM TRA VÀ THAY THẾ CÁC LOẠI ĐÈN CHIẾU SÁNG THÔNG DỤNG ........................................................................................ 8 1. Đèn sợi đốt ...................................................................................................... 8 1.1. Cấu tạo ..................................................................................................... 8 1.2. Nguyên lý làm việc ................................................................................... 8 1.3. Ưu nhược điểm và ứng dụng ..................................................................... 8 2. Đèn huỳnh quang ............................................................................................ 9 2.1. Cấu tạo ..................................................................................................... 9 2.2. Nguyên lý làm việc ................................................................................. 10 2.3 Ưu nhược điểm và ứng dụng .................................................................... 11 3. Đèn thủy ngân cao áp .................................................................................... 11 3.1. Cấu tạo ................................................................................................... 11 3.2. Nguyên lý làm việc ................................................................................. 11 3.3. Ưu, nhược điểm và ứng dụng .................................................................. 12 4. Thực hành lắp đặt, kiểm tra và thay thế ......................................................... 13 4.1. Đèn sợi đốt ............................................................................................. 13 4.2. Đèn huỳnh quang .................................................................................... 17 4.3. Đèn thủy ngân cao áp.............................................................................. 18 BÀI 2: SỬA CHỮA BÀN LÀ............................................................................. 20 1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc ...................................................................... 20 1.1. Dây may xo ............................................................................................ 20 1.2. Rơ le nhiệt ............................................................................................. 20 1.3. Nguyên lý làm việc ................................................................................. 20 2. Thực hành kiểm tra và sửa chữa những hư hỏng thường gặp của bàn là ........ 21 BÀI 3: SỬA CHỮA NỒI CƠM ĐIỆN .............................................................. 22 1. Cấu tạo .......................................................................................................... 22 1.1. Điện trở nấu ............................................................................................ 22 1.2. Điện trở ủ ................................................................................................ 22 1.3. Rơ le từ ................................................................................................... 22 1.4. Cầu chì nhiệt ........................................................................................... 22 3 2. Nguyên lý làm việc ....................................................................................... 23 3. Thực hành kiểm tra, sửa chữa những hư hỏng thường gặp của nồi cơm điện 23 BÀI 4: BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA BÌNH NƯỚC NÓNG .............................. 25 1. Cấu tạo .......................................................................................................... 25 1.1. Thanh đốt nóng (may xo) ........................................................................ 25 1.2. Rơ le nhiệt .............................................................................................. 26 1.3. Ap tô mat chống giật ............................................................................... 26 2. Nguyên lý làm việc ....................................................................................... 27 3. Thực hành kiểm tra và sửa chữa những hư hỏng thường gặp của bình nước nóng .................................................................................................................. 27 BÀI 5: SỬA CHỮA MẠCH ĐIỆN TỦ LẠNH LÀM LẠNH TRỰC TIẾP ..... 29 1. Sơ đồ mạch điện nguyên lý ........................................................................... 29 2. Cấu tạo .......................................................................................................... 30 2.1. Động cơ máy nén .................................................................................... 30 2.2. Rơ le cảm biến nh ... nh thường sử dụng động cơ điện một pha khởi động bằng cuộn dây hoặc khởi động bằng tụ khởi động nên phải sử dụng rơ le khởi động. Rơ le này tương tự như công tắc tự động đóng mạch khi khởi động và tự động ngắt mạch khi khởi động xong. b. Cấu tạo: * Rơ le dòng điện: * Rơ le bán dẫn L: Nguồn vào M: Ra chân chạy S: Ra chân đề L1, L2: Nguồn vào M: Ra chân chạy S: Ra chân đề L M S L S M Kiểu 1 vào 2 ra L2 S M L1 Kiểu 2 vào 2 ra 2 4 1 3 C S R 4 3 2 1 Tụ ngâm 39 2.4. Rơ le bảo vệ a. Công dụng: Rơ le bảo vệ có tác dụng ngắt mạch để bảo vệ động cơ khi bị quá tải do dòng điện cao hoặc nhiệt độ của động cơ quá cao. b. Cấu tạo: 2.5. Rơ le nhiệt âm (-70C) Ký hiệu và cấu tạo: Cảm biến nhiệt độ là công tắc tự động đóng ngắt mạch cho sấy phụ thuộc vào nhiệt độ bề mặt dàn lạnh. Khi nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ ghi trên thân cảm biến(-7o , -12o, - 14o) thì cảm biến đóng mạch còn khi nhiệt độ cao thì cmả biến ngắt mạch. Nguồn vào Tiếp điểm Thanh lưỡng kim Sợi đốt Nguồn vào Nguồn ra Tiếp điểm Thanh lưỡng kim Sợi đốt 40 2.6. Rơ le nhiệt dương (+750C) Cầu chì nhiệt có nhiệm vụ ngắt mạch cho sấy để bảo vệ tủ. Khi nhiệt độ bề mặt dàn lạnh lớn hơn nhiệt độ ghi trên thân điện trở cầu chì ( 70o, 76o) do đó điện trở cầu chì còn được gọi là cầu chì nhiệt. 2.7. Rơ le thời gian a. Công dụng: Rơ le thời gian được sử dụng ở tủ lạnh quạt gió có tác dụng thực hiện quá trình xả tuyết tự động theo chu kỳ. Rơ le thực hiện đóng mạch cấp nguồn cho block và quạt làm việc từ 8 12 giờ để làm lạnh sau đó chuyển sang chế độ xả tuyết khoảng 30 phút. b. Cấu tạo - M: Cuộn dây động cơ có điện trở từ (10 0)K - 1,2,3,4 là các chân cắm điện 1: Nguồn từ sấy 3: Nguồn từ rõ le khống chế nhiệt độ 2,4: Nguồn cấp cho block và sấy M 3 1 2 4 Loại 1 ( Loại 1-3) 41 2.8. Quạt gió Là thiết bị vận chuyển điều hòa khí lạnh đi khắp tủ lạnh, nhiệm vụ chính của quạt gió tủ lạnh là đưa các nguồn khí lạnh từ dàn lạnh đi tới ngăn đá - ngăn mát tủ lạnh. Vì vậy quạt gió tủ lạnh thông thường được biết đến như là một nguyên nhân chính khi tủ lạnh không lạnh hoặc kém lạnh. Quạt gió tủ lạnh tùy theo loại sẽ có nhiều loại khác nhau, tùy theo mõi hãng mỗi dòng tủ lạnh mà quạt tủ lạnh sẽ có những loại riêng biệt. Quạt gió thông thường sẽ được nằm trên ngăn đá lạnh và được bảo vệ bởi một lớp màn nhựa. 3. Nguyên lý làm việc Khi được cấp nguồn, sẽ có dòng điện đi từ L qua rơ le khống chế nhiệt độ, qua chân 3-4 rơ le thời gian, qua rơ le bảo vệ, qua cuộn chạy của máy nén, qua cuộn dây của rơle khởi động và về nguồn N. Dòng qua cuộn dây của rơle khởi động lúc này là dòng khởi động nên tiếp điểm rơ le khở động đóng lại đưa cuộn khởi động của máy nén vào mạch điện giúp cho máy nén khởi động. Khi khởi động xong tiếp điểm của rơ le tự động mở ra kết thúc quá trình khởi động. Khi nhiệt độ của tủ đạt đến nhiệt độ đặt thì rơ le khống chế nhiệt độ ngắt điện cấp cho máy nén, khi nhiệt độ trong tủ tăng cao, rơ le lại đóng tiếp điểm để cấp nguồn cho máy nén hoạt động để tủ làm lạnh. Khi dàn lạnh tủ lạnh bị bám nhiều băng đá, nhiệt đọ giảm thấp nên cảm biến âm đóng mạch, nhờ chế độ xả đá của rơ le thời gian đóng từ 3-2 nên mạch xả đá làm việc làm tan lớp băng đá trên bề mặt dàn lạnh. Công tắc cửa tủ điều khiến cấp nguồn đèn chiếu sáng khi mở cửa và cắt nguồn khi đóng cửa 4. Kiểm tra và sửa chữa những hư hỏng của mạch điện tủ lạnh 4.1. Block hoạt động nhưng tủ không làm lạnh a. Nguyên nhân: - Hệ thống hết ga - Tắc ga hoàn toàn - Do block luồn hơi (tụt hơi) - Đối với tủ lạnh quạt gió có thể quạt gió không làm việc 42 b. Cách kiểm tra: - Đối với tủ lạnh quạt gió ta đặt tay ở cửa gió ra. Nếu không có gió thổi ra ta kiểm tra nguồn cấp cho quạt, kiểm tra quạt. Nếu có gió thổi ra hoặc đối với tủ lạnh trực tiếp ta kiểm tra hệ thống lạnh bằng cách cắt ống hút trước, sau đó cắt ống đẩy. Nếu ống hút và ống đẩy đều có ga xì ra, ta kiểm tra áp suất đẩy của block (cho block hoạt động bịt tay ống đẩy) Nếu ống hút và ống đẩy không có ga xì ra tức là hệ thống hết ga. Ta quan sát ống nạp, các mối hàn,....thử kín dàn nóng, dàn lạnh. Nếu ống hút không có ga xì ra nhưng ống đẩy có ga xì ra mạnh tức là hệ thống bị tắc. Ta vệ sinh hoặc tthay phin lọc. * Lưu ý: Khi phát hiện quạt gió bị cháy ta phải kiểm tra các bộ phận của hệ thống xả tuyết. 4.2. Block hoạt động liên tục không ngừng. a. Nguyên nhân: - Do núm điều chỉnh của rơ le khống chế nhiệt chỉ số lớn - Do tủ lạnh làm lạnh kém - Do hỏng rơ le khống chế nhiệt - Có thể do đầu cảm nhiệt đặt không đúng vị trí (sau khi sửa chữa hoặc thay thế) b. Cách kiểm tra Trước hết ta kiểm tra núm điều chỉnh nhiệt độ đầu cảm nhiệt. Sau đó kiểm tra tủ, nếu tủ làm lạnh tốt ta xuay núm điều chỉnh về số nhỏ nhất, một lúc sau nếu rơ le không ngắt ta phải thay thế. Nếu tủ lạnh làm lạnh kém ta phải kiểm tra khắc phục nguyên nhân dẫn đến tủ làm lạnh kém. 4.3. Tủ lạnh 2 buồng nhưng chỉ có một buồng lạnh a. Nguyên nhân: - Đối với tủ lạnh trực tiếp có thể do thiếu ga. Còn đối với tủ lạnh quạt gió có thể do kênh dàn gió lạn một phần bị tắc. - Có thể do hệ thống lạnh bị tắc một phần b. Cách kiểm tra - Đối với tủ lạnh quạt gió đặt tay ở cửa gió ra để kiểm tra. Còn đối với tủ lạnh trực tiếp ta kiểm tra tuyết bám ở dàn lạnh. Nếu ở phin lọc, ống mao có đổ mồ hôi tức là hệ thống bị tắc một phần. 43 BÀI 7: SỬA CHỮA LÒ VI SÓNG Mục tiêu: - Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của lò vi sóng; - Kiểm tra và sửa chữa được những hư hỏng thường gặp của lò vi sóng; - Rèn luyện tác phong công nghiệp. Nội dung 1. Quá trình tạo ra vi sóng và tính chất của vi sóng 1.1. Quá trình tạo ra vi sóng Lò nướng vi sóng ngày càng trở nên quen thuộc trong các gia đình, nó rất linh hoạt, là loại bếp tiết kiệm thời gian nhờ cử dụng bức xạ vi sóng đốt nóng thức ăn. Thức ăn được nấu chín trong lò vi sóng giữ nguyên dinh dưỡng, giữ được nhiều vitamin, các chất vi lượng, bổ dưỡng hơn các phương pháp nấu thông thường. Magnetron gồm một hình trụ rỗng bằng kim loại, bên ngoài là cực dương anốt), phía trong người ta đặt những khoang cộng hưởng (cavity resonance) như ở hình vẽ. Để làm tăng tần số từ 50 Hz đến 2450 Hz, người ta dùng một bộ dao động (oscilateur) mà bộ phận thiết yếu là mạch cộng hưởng song song. Mỗi khoang cộng hưởng (cavity resonance) tương đương như một mạch cộng hưởng song song Ở giữa trụ rỗng là âm cực (catốt) trong đó có một dây để đốt nóng (filament). 44 1.2. Tính chất của vi sóng Năng lượng (sóng vi sóng) từ máy phát (magnetron) được truyền theo ống dẫn sóng đến quạt phát tán (phía trên nóc lò) để đưa sóng ra mọi phía (hình 1-20). Ở giữa lò các sóng phân tán đều đặn nhờ sự phản chiếu của sóng lên thành lò. Thức ăn được đốt nóng bởi các phân tử nước. Sự đốt nóng chia ra làm hai giai đoạn: - Nước chứa trong thức ăn được hâm nóng bằng các sóng cực ngắn. - Nước nóng sẽ truyền nhiệt cho các phần khác của thức ăn. Vậy làm thế nào để nước được đốt nóng? Như đã biết, sóng điện từ có tần số 1 Hz sẽ tạo ra một điện từ trường (nơi mà nó đi qua) thay đổi chiều một lần trong một giây. Các sóng cực ngắn 2450 MHz sẽ đổi chiều 2,45 tỉ lần mỗi giây. Phân tử nước được cấu tạo bởi một nguyên tử oxy (O) và hai nguyên tử hydro (H), chúng không mang điện. Tuy nhiên những điện tử (electron) có khuynh hướng kéo về nguyên tử oxy (vì oxy có tầng ngoài cùng chứa 6 điện tử nên có khuynh hướng thu thêm 2 điện tử để bão hoà, bền hơn), do đó nguyên tử oxy mang điện tích âm, còn nguyên tử hydro bị mất bớt điện tử nên có khuynh hướng mang điện tích dương. Như vậy trong phân tử nước có hai đầu dương của hydro và một đầu âm của oxy, sự mất thăng bằng này tạo nên một điện trường nhỏ trong mỗi phân tử nước, điều này gây cho phân tử nước trở nên rất nhạy cảm đối với sóng điện từ, đặc biệt là sóng vi sóng. Trong một điện từ trường mạnh, phân tử nước hướng theo chiều các đường sức. Ở lò vi sóng có những tấm bảng cũng mang điện tích sẽ hút hay đẩy các phân tử nước, đặc biệt những tấm bảng này luân phiên nhau thay đổi thay đổi thường xuyên điện tích (điện dương đổi thành điện âm và ngược lại). Các tấm bảng bày sẽ hút hay đẩy những phân tử nước, kết quả là các phân tử nước hoạt động rất nhanh 45 nên va chạm vào nhau. Dưới tác dụng của điện từ trường, các nguyên tử hydro và oxy thay đổi cực 2,45 tỉ lần trong một giây. Sự cọ sát giữa các phân tử nước với nhau tạo ra nhiệt. Nước trong thức ăn được đốt nóng nhanh chóng và truyền năng lượng cho các thành phần khác của thức ăn, do đó toàn bộ thức ăn được đốt nóng. Không khí, chén đĩa bằng thuỷ tinh hay sành sứ được xem như trong suốt nên sóng vi sóng đi qua, còn các mặt phẳng kim loại thì giống như những tấm gương nên sóng bị phản chiếu trở lại. 1.3. Ảnh hưởng của vi sóng đối với sức khỏe con người “Lò vi sóng làm giảm hàm lượng dinh dưỡng trong tất cả các thực phẩm. Các enzyme sẽ bị biến tính do quá trình bức xạ, nghĩa là bạn chỉ nhận được một phần của các chất dinh dưỡng mà đáng lẽ bạn sẽ nhận được”. Các sóng bức xạ được sử dụng trong lò vi sóng thực sự được thiết kế để đun nóng nước. Cơ thể chúng ta đa phần là nước nên chúng ta sẽ hấp thụ bức xạ vi sóng một cách tự nhiên. Đục thủy tinh thể là nguyên nhân phổ biến nhất của thị lực kém ở người trên 40 tuổi. “Đứng trước lò vi sóng để xem thức ăn đang quay ra sao là một cách rõ ràng gây đục thủy tinh thể” Có các tác nhân gây ung thư trong nhiều yếu tố của một bữa ăn từ lò vi sóng. Thứ nhất, nhiều dụng cụ đựng bằng nhựa thôi nhiễm chất gây ung thư vào thức ăn khi chúng được hâm nóng. Thứ hai, thức ăn từ lò vi sóng có chứa những chất đặc hiệu hỗ trợ quá trình này, chẳng hạn như BPA, polyethylene terpthalate (PET), benzen, toluen và xylen – tất cả đều có liên quan với ung thư. 2. Cấu tạo của lò vi sóng 2.1. Bộ định thời gian 46 Bộ định thời gian của lò vi sóng có nhiệm vụ định thời gian đốt nóng của lò ứng với từng chức năng sửa dụng riêng. Tùy vào từng chế độ sử dụng mà thời gian có thể được đặt từ 1phút, 2 phút đến 30 phút 2.2. Rơ le nhiệt 2.3. Biến áp cao áp Biến áp cao áp của lò vi sóng là một thiết bị bao gồm lõi từ, khung, một cuộn dây chính và hai lõi thứ cấp. Nguồn cấp dữ liệu sau -mạch magnetron: dây tóc và dây anode. Việc đầu tiên được làm bằng dây dày, và điện áp ở đầu ra của nó là một vài volt (khoảng ba). Thứ hai (anode) thứ cấp quanh co tạo ra một điện áp xen kẽ lên đến 4 kV ở đầu ra. 220 V được cung cấp cho cuộn dây chính từ mạng. 2.4. Bộ tạo vi sóng Bộ tạo vi sóng là nguồn phát sóng hay máy phát sóng cao tần là bộ phận quan trọng nhất của thiết bị. Công dụng của bộ phận này là nguồn phát ra các tia vi sóng 47 thực hiện hâm nóng hoặc nấu chín thức ăn. Nguồn phát ra các tia sóng thường là các loại đèn khác nhau. Từ nguồn phát sóng, các tia sóng chuyển động thành dòng bên trong ống dẫn sóng đi đến quạt phát tán. Bộ phận này sẽ phát tán các tia sóng khắp mọi phía. Các tia vi sóng sẽ phản xạ liên tục qua lại bên trong lò vi sóng 3. Nguyên lý làm việc Lò vi sóng sẽ thực hiện đun nóng thức ăn lên từ bên trong. Các tia vi sóng sẽ tương tác với những phân tử nước bên trong thức ăn. Khi các tia sóng đảo chiều từ cách vách ngăn và đập vào thức ăn với tần số ~ 2.45 tỷ lần/giây, các phân tử nước đó sẽ quay liên tục và dần dần nóng lên. Lượng nhiệt của các phân tử nước đó giúp làm thức ăn dần ấm và nóng lên. Các tia sóng có thể xuyên qua chất liệu thủy tinh và nhựa, vậy nên 2 loại chất liệu này được ưa chuộng sử dụng bên trong lò vi sóng. Đặc biệt các loại thức ăn khô không thể thực hiện hâm nóng hay nấu chín với lò vi sóng được. Từng bộ phận bên trong lò vi sóng đóng vai trò riêng trong quá trình hâm nóng, nấu chín thức ăn. 4. Thực hành kiểm tra và sửa chữa những hư hỏng của lò vi sóng 4.1. Lò vi ba không làm việc Điều đầu tiên các mẹ nên làm khi lò vi sóng không hoạt động là kiểm tra cầu chì của nó. Thay mới cầu chì, giá thành khoảng 100.000 đồng. Công tắc cửa bị lỗi cũng làm cho lò không làm việc. Coi xét công tắc cửa lò và nếu nó bị hỏng hóc, chúng ta cần thay chúng. 4.2. Phím bấm lò vi sóng không ăn Có khả năng chúng ta đã nhấn mạnh quá khiến mạch than phía dưới bị rời ra và gãy làm cho bảng điều khiển bị hư và không nhận tín hiệu của người dùng hoặc nhận khá ít. Ngoài ra lò vi ba là môi trường ấm áp thích hợp cho các loại côn trùng 48 nhỏ ẩn cư đặc biệt là gián. Các con côn trùng này sẽ gặm nhấm và phá hư bàn phím làm chúng bị liệt. 4.3. Đĩa lò không xoay Điểm này liên quan đến trục xoay và vòng xoay nên cần kiểm tra khớp nối nhựa phía dưới khay; kiểm tra vòng và con lăn xem có bị kẹt hoặc lệch bởi bám bẩn hay không; xem xét xem đĩa có để chuẩn trên trục xoay hay không. Trường hợp như động cơ trục xoay bị hỏng, không còn giải pháp nào khác là gọi thợ về sửa chữa. 4.4. Lò vi sóng phát ra tia lửa điện Lý do của việc lò vi sóng phát tia lửa điện là vì thiết bị bỏ trong lò có chất kim loại hoặc nhôm. Muốn khắc phục tình hình này, các bạn phải ngưng sử dụng lò vi ba ngay lập tức do nó có khả năng khiến lò vi sóng nhanh hư hỏng, hạn chế khả năng nấu chín. Các mẹ cần dùng bát đĩa trắng hoặc thuỷ tinh lúc nấu với lò. 4.5. Nhận thấy tia lửa lóe sáng trong buồng lò vi ba Lượng dư thức ăn hoặc vỏ bọc đồ ăn, hoặc dụng cụ nấu có hoa văn tráng kim loại hoặc thậm chí những đốm bong men tráng trong khoang buồng lò đều có khả năng gây tia lửa điện. Vì vậy cần lau chùi vệ sinh khoang lò đều đặn và thay mới vỏ bọc thức ăn. 4.6. Lò vi sóng vẫn vận hành tuy thế thức ăn không nóng Nếu các mẹ nghe thấy tiếng ù ù bất thường, thì bộ phận phát ra vi sóng hay những module điện tử khác có thể đã bị hỏng hóc. Lỗi này không dễ khắc phục, các mẹ phải liên hệ với các nơi sửa chữa lò vi sóng đáng tin cậy. Chi phí sửa chữa lỗi này phụ thuộc vào độ hỏng hóc của lò, nhưng giá cả từ 300 nghìn đồng trở lên. 4.7. Bảng điều khiển không hoạt động hoặc hoạt động không đúng Bảng điều khiển không vận hành hay vận hành không chuẩn xác có thể vì bảng điều khiển bị ẩm ướt, cần phải để một vài ngày cho khô ráo. Để ý không xịt nước rửa gần chỗ bảng điều khiển. Nếu bảng điều khiển không bị ẩm, hãy kiểm tra xem có bị côn trùng làm hư hại không. 49 4.8. Lò vi ba bị cháy ở trong buồng nướng Bị cháy tấm chắn sóng làm cục nóng phát ra những tia lửa điện và các tia lửa này khi va vô thành buồng nướng sẽ tạo ra những vết cháy xém trong lò. Đồ ăn khi nướng làm rớt các mẩu vụn nhỏ và sau một khoảng thời gian sử dụng các miếng vụn này sẽ bị cháy xém và gây nên mùi khét. Cách khắc phục trong tình trạng này là thường niên xem xét và vệ sinh buồng nướng. Ngoài ra, lớp men lò bị hư hại là hư hại nặng nhất làm có các vết cháy xém bên trong thành lò. Đối với hư hỏng này các mẹ không thể giải quyết và bắt buộc phải mua lò mới.
File đính kèm:
- giao_trinh_mo_dun_co_dien_nong_thon_bao_duong_sua_chua_thiet.pdf