Giáo trình Mô đun Cơ điện nông thôn - Bảo dưỡng sửa chữa máy biến áp cỡ nhỏ

1.1 Khái niệm chung5

Máy biến áp là thiết bị điện tĩnh làm việc dựa trên nguyên lý cảm ứng

điện từ, nó được sử dụng rất rộng rãi: trong sản suất và truyền tải điện

năng,trong công nghiệp, trong sinh hoạt và các lĩnh vực khác.

Hiện nay khoa học kỹ thuật rất phát triển. Người ta đã chế tạo ra được

nhiều thể loại, hình dạng, mẫu mã cũng đa dạng và phong phú. Do vậy người

công nhân hay quản lý kỹ thuật về lĩnh vực điện, không chỉ có kiến thức về

nguyên lý làm việc, kết cấu, vận hành máy biến áp mà còn tính toán các

thông số MBA ở các chế độ làm việc, lựa chọn, sửa chữa MBA.

Để truyền tải và phân phối điện năng đi xa được phù hợp và kinh tế thì phải

có những thiết bị để tăng và giảm áp ở đầu và cuối đường dây. Những thiết bị

này gọi là máy biến áp .

1.2 Công dụng của máy bíên áp

Hình 1.1. Hệ thống truyền tải và phân phối điện

Trong hệ thống điện, máy biến áp dùng để truyền tải và phân phối điện

năng. Các nhà máy điện lớn thường ở xa các trung tâm tiêu thụ điện vì vậy

phải xây dựng các đường dây truyền tải điện năng. Thông thường điện áp đầu

cực máy phát tối đa khoảng vài chục kV, để truyền tải được công suất lớn và

giảm tổn hao công suất trên đường dây bằng cách nâng cao điện áp. Vì vậy ở

đầu đường dây đặt máy biến áp tăng áp và vì phụ tải chỉ có điện áp từ 0,4-

6kV nên cuối đường dây đặt máy biến áp giảm áp.

1.3. Phân loại máy biến áp

Theo công dụng máy biến áp có thể gồm các loại sau đây:

- Máy biến áp điện lực: Dùng để truyền tải và phân phối điện.

- Máy biến áp chuyên dùng: Dùng cho các lò luyện kim, máy biến áp hàn, các

thiết bị chỉnh lưu,

- Máy biến áp tự ngẫu: Có thể thay đổi điện áp nên dùng để mở máy các động

cơ điện xoay chiều.

- Máy biến áp đo lường: Dùng để giảm các điện áp và dòng điện lớn để đưa

vào các đồng hồ đo.

- Máy biến áp thí nghiệm: Dùng trong các phòng thí nghiệm điện - điện tử.6

Có rất nhiều dạng máy biến áp nhưng tất cả nguyên lý đều giống nhau. Trong

bài giảng chúng ta chỉ tập trung xem xét máy biến áp một hoặc ba pha. Còn

các máy biến áp khác ta chỉ nghiên cứu sơ qua trong phần cuối chương, các

bạn tự tham khảo thêm.

Giáo trình Mô đun Cơ điện nông thôn - Bảo dưỡng sửa chữa máy biến áp cỡ nhỏ trang 1

Trang 1

Giáo trình Mô đun Cơ điện nông thôn - Bảo dưỡng sửa chữa máy biến áp cỡ nhỏ trang 2

Trang 2

Giáo trình Mô đun Cơ điện nông thôn - Bảo dưỡng sửa chữa máy biến áp cỡ nhỏ trang 3

Trang 3

Giáo trình Mô đun Cơ điện nông thôn - Bảo dưỡng sửa chữa máy biến áp cỡ nhỏ trang 4

Trang 4

Giáo trình Mô đun Cơ điện nông thôn - Bảo dưỡng sửa chữa máy biến áp cỡ nhỏ trang 5

Trang 5

Giáo trình Mô đun Cơ điện nông thôn - Bảo dưỡng sửa chữa máy biến áp cỡ nhỏ trang 6

Trang 6

Giáo trình Mô đun Cơ điện nông thôn - Bảo dưỡng sửa chữa máy biến áp cỡ nhỏ trang 7

Trang 7

Giáo trình Mô đun Cơ điện nông thôn - Bảo dưỡng sửa chữa máy biến áp cỡ nhỏ trang 8

Trang 8

Giáo trình Mô đun Cơ điện nông thôn - Bảo dưỡng sửa chữa máy biến áp cỡ nhỏ trang 9

Trang 9

Giáo trình Mô đun Cơ điện nông thôn - Bảo dưỡng sửa chữa máy biến áp cỡ nhỏ trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 38 trang baonam 17981
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Mô đun Cơ điện nông thôn - Bảo dưỡng sửa chữa máy biến áp cỡ nhỏ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Mô đun Cơ điện nông thôn - Bảo dưỡng sửa chữa máy biến áp cỡ nhỏ

Giáo trình Mô đun Cơ điện nông thôn - Bảo dưỡng sửa chữa máy biến áp cỡ nhỏ
0 
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ LÀO CAI 
GIÁO TRÌNH NỘI BỘ 
Mô đun: Bảo dưỡng sửa chữa máy biến áp 
cỡ nhỏ 
NGHỀ: CƠ ĐIỆN NÔNG THÔN 
(Áp dụng cho trình độ : Trung cấp) 
LƯU HÀNH NỘI BỘ NĂM 2017 
Lào cai năm 2017 
1 
LỜI GIỚI THIỆU 
Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp cỡ nhỏ là một trong những môđun 
được biên soạn dựa trên chương trình khung dành cho hệ Trung Cấp Nghề cơ 
Điện nông thôn. 
Bài giảng được biên soạn làm tài liệu học tập, giảng dạy nên bài giảng 
đã được xây dựng ở mức độ đơn giản và dễ hiểu nhất, trong mỗi bài đều có ví 
dụ và bài tập áp dụng để làm sáng tỏ lý thuyết. 
Khi biên soạn, tác giả đã dựa trên kinh nghiệm giảng dậy, tham khảo 
đồng nghiệp và tham khảo ở nhiều giáo trình hiện có để phù hợp với nội dung 
chương trình đào tạo và phù hợp với mục tiêu đào tạo, nội dung lý thuyết và 
thực hành được biên soạn gắn với nhu cầu thực tế. 
Nội dung của mô đun gồm có 5 bài: 
 Bài 1: Khái niệm chung về máy biến áp 
 Bài 2: Máy biến áp 1pha 
 Bài 3: Máy biến áp 3 pha 
 Bài 4: Các máy biến áp đặc biệt 
 Bài 5: Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp cỡ nhỏ 
Bài giảng cũng là tài liệu giảng dạy và tham khảo tốt cho các ngành 
thuộc lĩnh vực điện dân dụng, điện cộng nghiệp, điện tử, cơ khí và cán bộ vận 
hành sửa chữ máy điện. 
Trong quá trình sử dụng bài giảng, tuỳ theo yêu cầu cũng như khoa học 
và công nghệ phát triển có thể điều chỉnh thời gian và bổ sung những kiến 
thức mới cho phù hợp. Trong bài giảng, chúng tôi có đề ra nội dung thực tập 
của từng bài để người học củng cố và áp dụng kiến thức phù hợp với kỹ năng. 
Tuy nhiên, tùy theo điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị, các trường có 
thề sử dụng cho phù hợp. 
Mặc dù đã cố gắng tổ chức biên soạn để đáp ứng được mục tiêu đào tạo 
nhưng không tránh được những thiếu sót. Rất mong nhận được đóng góp ý 
kiến của các thầy, cô giáo, bạn đọc để tác giả sẽ hiệu chỉnh hoàn thiện hơn. 
 Biên soạn 
 Nguyễn Thị Dịu 
2 
MỤC LỤC 
Lời giới thiệu 
Mục lục 
Môdun: Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp cỡ nhỏ 
1 
2 
3 
Bài 1: Khái niệm chung về máy biến áp 3 
1. Cấu tạo và công dụng của máy biến áp 3 
 2.1.1 Cấu tạo của máy biến áp 3 
 2.1.2 Phân loại máy biến áp 4 
 2.1.3 Công dụng của máy bíên áp 5 
2. Các đại lượng định mức 6 
 2.2.1 Điện áp định mức ở cuộn dây sơ cấp và thứ cấp 6 
 2.2.2 Dòng điện định mức ở cuộn dây sơ cấp và thứ cấp 
 2.2.3 Công suất định mức của máy biến áp (P,Q,S) 
Bài 2: Máy biến áp một pha 
1. Cấu tạo máy biến áp 1 pha 
2. Nguyên lý làm việc của máy biến áp 
7 
7 
8 
3. Các chế độ làm việc của máy biến áp 14 
 3.1 Chế độ không tải 15 
 3.2. Chế độ có tải 16 
 3.3 Chế độ ngắn mạch 
Bài 3: Máy biến áp ba pha 
18 
29 
1. Cấu tạo về máy biến áp ba pha 
2. Vận hành máy biến áp 3 pha công suất nhỏ 
Bài 4: Các máy biến áp đặc biệt 
1. Máy biến áp tự ngẫu 
2. Máy biến áp đo lường 
3. Máy biến áp hàn 
30 
31 
32 
32 
33 
Bài 5: Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp cỡ nhỏ 34 
1. Bảo dưỡng máy biến áp cỡ nhỏ 
2. Sửa chữa những hư hỏng thông thường của máy biến áp một pha công suất nhỏ 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 36 
3 
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN 
Tên mô đun: Bảo dưỡng sửa chữa máy biến áp cỡ nhỏ 
Mã số mô đun: MĐ 22 
Thời gian mô đun: 60 giờ; (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành: 43 giờ; Kiểm 
tra: 2 giờ) 
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: 
- Vị trí: mô đun thực hiện sau khi học sinh học xong các môn học chung và 
các môn học/mô đun kỹ thuật cơ sở. 
- Tính chất: là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc. 
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: 
* Kiến thức: 
- Trình bày được những khái niệm cơ bản: cấu tạo, nguyên lý làm việc 
của máy biến áp một pha, ba pha và một số máy biến áp đặc biệt; 
- Phân tích được các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của máy biến áp 
một pha công suất nhỏ (S < 5KVA). 
* Kỹ năng: 
- Tính toán được các thông số kỹ thuật cần thiết để quấn hoàn chỉnh một 
máy biến áp một pha cỡ nhỏ (S < 5 KVA); 
- Bảo dưỡng, sửa chữa được máy biến áp một pha công suất nhỏ (S<5 
KVA); 
* Năng lực tự chủ và trách nhiệm: 
 - Tích cực, chủ động và nghiêm túc trong học tập, tác phong công nghiệp. 
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: 
Số 
TT 
Tên các bài trong mô đun 
Thời gian 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra 
1 Bài 1: Khái niệm chung về máy biến áp 2 2 
2 Bài 2: Máy biến áp một pha 22 5 16 1 
4 
 1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của 
máy biến áp một pha 
2. Các trạng thái làm việc 
3. Tính toán máy biến áp một pha công 
suất nhỏ 
4. Quấn máy biến áp một pha công suất 
nhỏ 
5. Vận hành máy biến áp một pha 
2 
2 
2 
15 
1 
2 
1 
1 
1 
1 
1 
13 
1 
1 
3 Bài 3: Máy biến áp ba pha 8 4 4 
 1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc, các 
đại lượng định mức. 
2. Vận hành máy biến áp ba pha công 
suất nhỏ (S<5kVA) 
4 
4 
2 
2 
2 
2 
4 Bài 4: Các máy biến áp đặc biệt 24 3 20 1 
 1. Máy biến áp tự ngẫu 
2. Máy biến áp đo lường 
3. Máy biến áp hàn 
20 
2 
2 
1 
1 
1 
18 
1 
1 
1 
 ... 5 (Cm) vào đầu dây, hãm dây trên 
khuôn. 
 Bước 4: Tiến hành quấn theo tuần tự các vòng dây sát nhau, hết một 
lớp tiến hành lót cách điện và quấn lớp khác. Khi đủ số vòng tiến hành ra dây 
ở các vị trí đã đánh dấu. 
 * Lưu ý: 
 - Giấy lót cách điện giữa các lớp cắt rộng hơn so với khuôn 2 ÷ 3 
(mm), được gấp mí chứa dây bên trong để khóa dây. 
 - Kết thúc lớp chuyển sang lớp khác cần đặt khóa dây. 
 - Đảm bảo các vòng dây đều được quấn cùng chiều, đầu dây cuối 
được khóa chặt bằng dây cô tông. Trường hợp cần quấn cảm ứng phải đảm 
bảo cách điện và cần tính tới sụt áp khi mang tải. 
 - Các mép giấy cách điện, khóa khuôn, mối hàn nối dây ... đều 
nằm trên mặt a. Xiết chặt tay để không làm phồng bộ dây, đồng thời phải đảm 
bảo kích thước h của khuôn không bị sai lệch. 
4. Hoàn chỉnh các đầu dây ra: 
 Bước 1: Lấy bộ khuôn dây ra khỏi máy quấn, tháo lõi gỗ khỏi khuôn. 
Bước 2: Nạo sạch cách điện các đầu dây, kiểm tra thông mạch. 
 * Lưu ý: 
 - Các đầu dây ra đều được luồn ống gen, các đầu dây mặt sau dài 
hơn so với đầu dây mặt trước 5 ÷ 7 (Cm). 
 - Ống gen được định vị sao cho không bị tuột ra khỏi các đầu 
dây, ống gen phải đủ dài phủ kín các đầu dây. 
5. Lắp ghép các lá thép vào cuộn dây: 
 Bước 1: Luồn từng đôi một các lá thép chữ E theo 2 chiều xen kẽ nhau, 
đảm bảo số lượng và chặt. 
27 
 Bước 2: Luồn lá thép chữ I tương ứng vào các vị trí khuyết của lá thép 
chữ E 
 Bước 3: Bắt chặt bộ lõi bằng cùm lõi. 
 Bước 4: Kiểm tra chạm vỏ, đưa nguồn vào kiểm tra điều kiện làm việc 
của máy, điện áp ra, điện áp cảm ứng trên lõi thép. 
6. Đấu hoàn chỉnh các đầu dây vào các vị trí tương ứng theo sơ đồ 
 Bước 1: Định vị các linh kiện vào các vị trí tương ứng trên vỏ máy, 
kiểm tra điều kiện làm việc của các linh kiện. 
 Bước 2: Định vị bộ mạch từ, dây quấn vào vỏ máy. 
 Bước 3: Hàn nối dây vào các vị trí tương ứng theo sơ đồ. 
 Bước 4: Kiểm tra điện áp nguồn, tìm điểm hàn qua dò, điều chỉnh thử 
tác động của rơ le.Yêu cầu rơ le tác động linh hoạt trong giải điện áp thay đổi 
nhỏ. 
 * Chú ý: 
 - Nếu có nhiều cấp điện áp ra khác nhau cần ghi rõ cấp điện áp 
ra. 
 - Trường hợp đấu sử dụng lâu dài cần đấu dây lửa qua rơ le. 
7. Thử nghiệm: 
 Bước 1: Kiểm tra tổng thể việc đấu nối, điện trở cách điện, 
Bước 2: Đưa nguồn vào kiểm tra: 
- Đèn báo, đồng hồ hiển thị, điện áp cảm ứng vỏ, các cấp điện áp ra, 
- Thử điều chỉnh tăng giảm điện áp và tác động bảo vệ của rơ le. 
- Thử tải, đo kiểm tra kết luận về chất lượng sản phẩm. 
- Thử tải và kiểm tra điều kiện làm việc: Tiếng kêu rè, rung, nóng  
* Các pan hư hỏng và biện pháp khắc phục : 
TT 
Hư 
hỏng 
Nguyên nhân Cách khắc phục 
1 Không 
có 
- Tiếp điểm rơ le đang 
mở. 
- Nhấn phục hồi rơ le. 
28 
điện 
nguồn 
vào 
- Tiếp điểm rơ le không 
tiếp xúc. 
- Điều chỉnh vị trí tiếp xúc tiếp 
điểm. 
- Bẻ lại khung tiếp điểm. 
- Bộ chỉnh tinh đang ở 
vị trí 0. 
- Chỉnh bộ chỉnh tinh đang ở vị 
trí 1. 
- Bộ chỉnh tinh hoặc thô 
không tiếp xúc. 
- Chỉnh tiếp xúc bộ chỉnh tinh ở 
vị trí 1 và bộ chỉnh thô ở vị trí 
220. 
- Đứt dây. - Hàn nối hoặc quấn lại. 
- Không tiếp xúc các 
mối hàn. 
- Kiểm tra hàn lại. 
2 
Rơ le 
không 
tác 
động 
khi 
quá áp 
- Cháy cuộn dây rơ le. - Quấn lại. 
- Kẹt tiếp điểm. - Tìm vị trí kẹt khắc phục. 
- Stacte không tác động. - Thay Stacte. 
- Đứt mạch, không tiếp 
xúc mạch 
- Tìm vị trí không tiếp xúc khắc 
phục. 
- Hàn sai vị trí que dò 
tác động. 
- Dò lại vị trí tác động rơ le hàn 
lại. 
3 
Điện 
áp ra 
U2 sai 
- Điện áp nguồn vào U1 
sai. 
- Chỉ KT lại khi điện áp U1 
đúng. 
- Quấn sai vòng dây. - Quấn lại. 
- Hàn sai vị trí các đầu 
dây. 
- Kiểm tra tìm vị trí sai hàn lại. 
- Bộ điều chỉnh sai vị trí. 
- Chỉnh bộ chỉnh tinh ở vị trí 1 
và bộ chỉnh thô ở vị trí 220. 
4 
Máy 
kêu, 
rung 
và 
nóng 
- Bộ điều chỉnh ở vị trí 
không phù hợp với điện 
áp vào. 
- Chỉnh bộ chỉnh tinh và thô về 
vị trí phù hợp. 
- Bộ mạch từ ghép thiếu, 
lỏng. 
- Cùm lại bộ mạch từ. 
- Ghép lại mạch từ. 
29 
- Làm lại khuôn, quấn lại. 
- Chập hoặc thiếu vòng 
dây 
- Khắc phục chạm chập. 
- Quấn lại 
- Hàn sai vị trí các đầu 
dây. 
- Kiểm tra tìm vị trí sai hàn lại. 
5    
 Bài 3: Máy biến áp ba pha 
Mục tiêu: 
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy biến áp một pha; 
- Giải thích được các thông số ghi trên nhã máy biến áp. 
- Vận hành được máy biến áp ba pha công suất nhỏ (S<5kVA); 
- Rèn luyện tác phong công nghiệp. 
1. Khái niệm về máy biến áp ba pha 
 MBA 3 pha dùng biến đổi nguồn điện AC 3 pha từ cấp điện áp này 
sang cấp điện áp khác và giữ nguyên tần số. Cơ bản về mặt cấu tạo MBA 3 
pha cũng bao gồm các cuộn dây sơ cấp, thứ cấp quấn trên lõi thép. Tùy vào 
kết cấu của lõi thép mà người ta chia ra các loại MBA 3 pha như sau: 
2.Cấu tạo máy biến áp 3 pha 
 MBA 3 pha tổ hợp: Còn gọi là MBA 3 pha có mạch từ riêng, bao gồm 
3 lõi thép giống nhau, trên đó có quấn các cuộn sơ cấp, thứ cấp. Thông số của 
các cuộn dây cũng giống nhau hoàn toàn. Nói cách khác: đây chính là sự tổ 
hợp 3 MBA 1 pha giồng nhau hoàn toàn. 
30 
Hình 3.1 Sơ đồ MBA ba pha 
MBA 3 pha 1 vỏ: Loại này chỉ dùng 1 mạch từ. Mạch từ thường có 3 trụ, mỗi 
trụ được bố trí dây quấn của 1 pha. Các thông số của bộ dây cũng được thiết 
kế giống nhau hoàn toàn. Sơ đồ cấu tạo và sơ đồ nguyên lý như hình vẽ 2.17. 
3.Các đại lượng định mức 
3.1.Điện áp định mức ở cuộn dây sơ cấp và thứ cấp 
Điện áp sơ cấp định mức U1đm (V, kV): Là điện áp qui định cho dây quấn sơ 
cấp. 
Điện áp thứ cấp định mức U2đm (V, kV): Là điện áp của dây quấn thứ cấp khi 
máy biến áp không tải và điện áp đặt vào dây quấn sơ cấp bằng định mức. 
Chú ý với máy biến áp một pha điện áp định mức là điện áp pha, còn máy 
biến áp ba pha điện áp là điện áp dây. 
3.2 Dòng điện định mức ở cuộn dây sơ cấp và thứ cấp 
Dòng điện định mức(A): Là dòng điện qui định cho mỗi cuộn dây máy biến áp 
ứng với công suất định mức và điện áp định mức 
Với máy biến áp một pha: 
;
1
1
dm
dm
dm U
S
I 
;
2
2
dm
dm
dm U
S
I 
Với máy biến áp ba pha: 
;
3 1
1
dm
dm
dm U
SI 
;
3 2
2
dm
dm
dm U
SI 
 (2.1) 
Hiệu suất MBA: 
Hình 3.2. Nguyên lý MBA 3 pha 1 vỏ 
a. Sơ đồ cấu tạo 
A B C 
a b c 
b. Sơ đồ nguyên lý 
A 
B 
C 
a 
b 
c 
31 
  = 
1
2
S
S = 
11
22
.
.
IU
IU = (75 - >90)% (2.2) 
Nếu  = 1 S1 = S2 U2đm. I2đm = U1đm. I1đm 
Ngoài ra trên máy biến áp còn ghi các thông số khác như: Tần số định mức 
fđm, số pha m, sơ đồ và tổ nối dây quấn, điện áp ngắn mạch Un%, chế độ làm 
việc, phương pháp làm mát, 
3.3. Công suất định mức của máy biến áp (S) 
Công suất định mức Sđm (VA, kVA): Là công suất biểu kiến đưa ra ở dây quấn 
thứ cấp của máy biến áp. 
 4.Vận hành máy biến áp ba pha công suất nhỏ (S<5kVA) 
Bài 4: Các máy biến áp đặc biệt 
Mục tiêu : 
- Trình bày được nguyên lý cấu tạo của các máy biến áp đặc biệt: máy 
biến áp tự ngẫu; máy biến áp đo lường; máy biến áp hàn; 
- Nhận dạng được các loại máy biến áp đặc biệt trên; 
- Tính toán để sửa chữa được máy biến áp tự ngẫu một pha công suất nhỏ; 
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong công việc 
4.1. MBA đo lường. 
Là các loại MBA được sử dụng để phục vụ cho công tác đo lường trong 
hệ thống điện, thường sử dụng các loại sau: 
a. Máy biến điện áp (BU, TU) 
Được sử dụng rộng rãi trong hệ thống điện, nó thường biến đổi điện áp 
cần đo ở lưới trung, cao thế xuống giá trị phù hợp với dụng cụ đo. Loại này 
gọi là BU giảm điện áp. 
Hình 2.21. Máy biến điện áp 
b. Ký hiệu a. Sơ đồ cấu tạo 
U2; N2 
U1; N1 
V 
Hz 
U2; N2 
U1; N1 
V 
Hz 
32 
 Còn loại BU tăng điện áp thường được sử dụng trong phòng thí nghiệm 
để tăng kết quả thí nghiệm cho phù hợp với dụng cụ đo. 
Cấu tạo của BU tương tự hoàn toàn như MBA thông thường, nhưng vật 
liệu được dùng chế tạo BU là loại vật liệu tiêu chuẩn nhằm hạn chế sai số và 
tránh các tổn hao. 
Khi sử dụng BU được nối song song trong mạch. Do phía thứ cấp của 
máy được nối với volt kế hoặc tần số kế (có điện trở nội rất lớn) nên có thể 
xem như thứ cấp hở mạch. Nói cách khác, BU chỉ làm việc ở trạng thái không 
tải. Do vậy, nếu nối thứ cấp BU với một phụ tải bất kỳ sẽ gây hư hỏng BU. 
Tương tự như MBA, ta gọi: 
KU = 
2
1
U
U = 
2
1
N
N : Là tỉ số biến điện áp. (2.43) 
Với một máy biến điện áp cụ thể sẽ xác định được KU, đọc số chỉ trên dụng cụ 
đo là giá trị U2. Như vậy điện áp U1 cần đo được tính: U1 = U2. KU 
Máy biến dòng (BI; TI) 
Cấu tạo tương tự như máy biến điện áp, nó dùng để biến đổi dòng điện 
cần đo có giá trị lớn thành dòng điện có giá trị bé hơn (trong công nghiệp) 
hoặc biến đổi dòng điện bé thành dòng điện lớn hơn trong phòng thí nghiệm. 
Khi sử dụng BI: phía sơ cấp được lắp nối tiếp với đường dây cần đo, 
phía thứ cấp nối với ampe kế. Do vậy, BI xem như luôn là việc ở chế độ ngắn 
mạch (vì điện trở nội của ampe kế là rất bé). 
4.2. MBA tự ngẫu 
Hình 2.22. Máy biến dòng 
b. Ký hiệu a. Sơ đồ cấu tạo 
 n2 
n1 
A 
I1 
I2 
I2 
n1 
A 
I1 
n2 
KI = 
2
1
I
I = 
1
2
n
n : Tỉ số biến dòng 
I1 = I2. KI (2.44) 
33 
Là loại máy biến áp mà cuộn dây thứ cấp là 1phần của cuộn sơ cấp hoặc 
ngược lại. Nguyên lý của loại máy biến áp này hoàn toàn tương tự như MBA 
2 dây quấn. 
 Đặc điểm: 
 Tiết kiệm, kinh tế hơn MBA cách ly. 
 Cùng một tiết diện lõi thép MBA tự ngẫu cho công suất lớn hơn. 
Kém an toàn, không dùng trong những trường hợp cần có độ an toàn 
cao 
4.3. Máy biến áp hàn 
Các máy biến áp hàn hồ quang được chế tạo sao cho có đặc tính ngoài 
 U2 = f(I2) rất dốc để hạn chế đựơc dòng điện ngắn mạch và đảm bảo hồ 
quang được ổn định. 
Cuộn dây sơ cấp nối với nguồn điện, cuộn thứ cấp 1 đầu nối với cuộn 
điện kháng và que hàn, đầu còn lại nối với KL hàn. 
a. MBA tự ngẫu loại giảm 
U2 
U1 U2 
U1 
b. MBA tự ngẫu loại tăng 
 Hình 4.2. MBA Tự ngẫu 
34 
Khi đưa que hàn vào tấm KL, có dòng điện lớn chạy qua làm nóng chỗ 
tiếp xúc. Khi nhấc que hàn cách tấm KL 1 khoảng nhỏ, vì cường độ 
điện trường lớn làm ion hóa chất khí, sinh hồ quang và tỏa nhiệt lớn 
làm nóng chảy chỗ hàn. 
Muốn điều chỉnh dòng điện hàn cần phải có thêm một cuộn cảm phụ có 
điện kháng thay đổi được bằng cách thay đổi khe hở  của lõi thép của 
cuộn cảm. 
Mba hàn hồ quang thường có điện áp không tải bằng 60  75 V và điện 
áp ở tải định mức bằng 30 V. Công suất của mba hàn vào khoảng 20 
kVA và nếu dùng cho hàn tự động thì có thể lên tới hàng 100 kVA. 
Bài 5: Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp cỡ nhỏ 
Mục tiêu : 
- Trình bày được nội dung công việc bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp cỡ 
nhỏ; 
- Bảo dưỡng, sửa chữa được những hư hỏng thông thường xảy ra trong 
máy biến áp một pha công suất nhỏ; 
- Rèn luyện tác phong công nghiệp. 
5.1.Bảo dưỡng và sửa chữa các máy biến áp 
5.1.1.Các hư hỏng thường gặp 
a. Hở mạch. 
 Hiện tượng: Cấp nguồn, MBA không hoạt động. 
 Kiểm tra: Dùng Ohm kế, đèn thử, Volt kế kiểm tra tiếp xúc điện hoặc 
đo điện áp ra của máy. Những điểm nhiều khả năng gây hở mach là: tại các 
ngỏ vào ra; bộ phận chuyển mạch, đổi nối, bộ phận cấp nguồn ... 
 Sửa chữa: hàn nối, cách điện tốt sau khi sửa chữa. 
b. Ngắn mạch. 
 Hiện tượng: Cấp nguồn các thiết bị đóng cắt, bảo vệ tác động ngay, 
có hiện tượng nổ cầu chì hoặc cháy dây nguồn. 
 Nguyên nhân: Do chạm chập tại các đầu nối, đầu ra dây hoặc ráp sai 
mạch... 
 Kiểm tra: Dùng Ohm kế kiểm tra, quan sát bằng mắt. Sửa chữa cách 
ly các đầu dây, xử lý cách điện. 
c. Chập vòng. 
35 
 Hiện tượng: Điện áp tăng cao, máy nóng nhiều, rung có tiếng kêu 
lạ... 
 Nguyên nhân: Do chạm chập tại các đầu nối, đầu ra dây hoặc ráp sai 
mạch, hư hỏng ở gallett... 
 Kiểm tra: Đo điện áp vào/ ra, đối chiếu với tính toán; Sửa chữa cách 
ly các đầu dây, xử lý cách điện. 
d. Chạm vỏ. 
 Hiện tượng: chạm võ máy bị điện giật. 
 Nguyên nhân: Lõi thép chạm cuộn dây và chạm ra võ; Do các đầu 
nối chạm võ hoặc gallett bị chạm... 
 Kiểm tra: Kiểm tra cách điện bằng mêga Ohm kế hoặc Volt kế 
(không dùng bút thử điện do dòng điện cảm ứng) sau đó xử lý cách điện. 
 
5.1.2.Một số hư hỏng cụ thể đối với MBA gia dụng 
TT HIỆN 
TƯỢNG 
NGUYÊN NHÂN CÁCH KHẮC PHỤC 
1 Máy biến áp 
không hoạt 
động khi có 
điện vào. 
- Hở đường dây cấp 
nguồn. 
- Không tiếp xúc ở cọc 
nối dây hoặc galleet 
không tiếp xúc. 
- Đứt mạch cuộn dây. 
 Kiểm tra đường dây cấp 
nguồn. 
 Làm vệ sinh cọc nối hoặc 
galleet. 
 Đo, kiểm bằng VOM. 
2 Máy biến áp 
nóng và có 
tiếng kêu lớn. 
- Lõi thép không được 
ép chặt. 
- Cuộn dây quấn không 
chặt. 
- Quá áp do quấn thiếu 
số vòng hoặc chọn B 
quá cao hoặc dây quấn 
bị chạm chập. 
 Dùng xà ép gông hoặc gỗ, 
giấy nêm chổ hở. 
 Gia cố bằng cách tẩm véc 
ni. 
 Kiểm tra số liệu tính toán, 
kiểm tra bộ dây và quấn 
lại. 
3 Chạm vào vỏ 
máy bị điện 
giật. 
- Các đầu dây chạm vỏ. 
- Lõi thép chạm cuộn 
dây và chạm ra vỏ. 
 Xử lý cách điện. 
 Tháo lõi thép, xử lý chổ 
chạm sau đó ráp lại. 
4 Cấp nguồn cho 
MBA cầu chì 
nổ ngay. 
- Ngắn mạch tại công 
tắc, galleet hoặc các 
đầu dây ra. 
- Đặt sai vị trí của 
galleet G1 hoặc G2. 
 Kiểm tra, xử lý chổ ngắn 
mạch. 
 Kiểm tra chỉnh lại vị trí 
của các galleet cho phù 
36 
hợp. 
5 Điện áp ra 
không ổn định 
lúc có, lúc 
không. 
- Đường dây nguồn tiếp 
xúc chập chờn. 
- Galleet hoặc cọc nối 
tiếp xúc không tốt. 
 Làm vệ sinh, tăng cường 
tiếp xúc đường dây. 
 Làm vệ sinh, tăng cường 
tiếp xúc ở galleet, cọc nối. 
6 Điện áp tăng 
quá định mức 
chuông không 
báo. 
- Chỉnh sai chuông báo. 
- Đứt mạch chuông 
hoặc starter không làm 
việc. 
 Dời đường dây chuông 
đến vị trí phù hợp. 
 Kiểm tra bằng VOM, xử 
lý chổ đứt hoặc thay mới 
starter. 
7 Điện áp bình 
thường nhưng 
đồng hồ báo 
sai. 
- Chỉnh sai đồng hồ. 
- Đồng hồ giảm độ 
chính xác do quá tuổi 
thọ. 
 Chỉnh lại cho đúng. 
 Thay đồng hồ mới. 
8 Đèn báo không 
sáng. 
- Hở mạch đèn báo. 
- Đứt hoặc hở mạch ở 
cuộn cảm ứng. 
 Kiểm tra bằng VOM, nối 
lại mạch. 
 Kiểm tra bằng VOM, nối 
lại chổ đứt hoặc quấn lại 
cuộn cảm ứng. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Đề cương môđun/môn học nghề Sửa chữa thiết bị điện tử công 
nghiệp”, Dự án Giáo dục kỹ thuật và Dạy nghề (VTEP), Tổng cục Dạy 
Nghề, Hà Nội, 2003 
[2] Công nghệ chế tạo máy điện và máy biến áp - Nguyễn Đức Sĩ, NXB 
giáo dục Hà Nội 1995 
[3] Máy điện 1, Vũ Gia Hanh - Trần Khánh Hà - Phan Tử Thụ - 
Nguyễn Văn Sáu, NXB khoa học và kỹ thuật Hà Nội 
[4] Hướng dẫn sử dụng và sửa chữa máy biến áp, động cơ điện, máy 
phát điện công suất nhỏ - Châu Ngọc Thạch, nxb giáo dục Hà Nội 1994 
37 
XÁC NHẬN KHOA 
Bài giảng mô đun Bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp cỡ nhỏ đã bám sát 
các nội dung trong chương trình môn học.Đáp ứng đầy đủ các nội dung 
về kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ trong chương trình môn học/môđun. 
Đồng ý đưa vào làm bài giảng cho môn học/ mô đun Bảo dưỡng, sửa chữa 
máy biến áp cỡ nhỏ làm giáo trình nội bộ. 
NGƯỜI BIÊN SOẠN LÃNH ĐẠO KHOA 
Nguyễn Thị Dịu 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_co_dien_nong_thon_bao_duong_sua_chua_may_b.pdf