Giáo trình Máy thu hình

1.1.1. Cách thu nhận hình ảnh động

Trong camera đen trắng:

- Hình ảnh động được ghi nhận lại dưới dạng một chuỗi ảnh tĩnh (= frame)

liên tiếp, gồm 25 ảnh tĩnh trong mỗi giây (theo tiêu chuẩn truyền hình D/K).

- Mỗi ảnh tĩnh được phân chia thành nhiều dòng, mỗi dòng được chia thành

nhiều điểm ảnh (= pixel) có diện tích rất nhỏ. Theo một trình tự nhất định (thí dụ

như theo trình tự từ trái sang phải trong từng dòng, từ dòng trên xuống dòng dưới

trong từng ảnh tĩnh), độ chói (độ sáng tối) của các điểm ảnh lần lượt được “đọc” và

biến đổi thành tín hiệu điện, tạo ra tín hiệu chói Y, hay còn gọi là tín hiệu video của

truyền hình đen trắng.

1.1.2. Cách tạo lại hình ảnh động

Trong đèn hình đen trắng:

- Dựa vào giá trị tức thời của tín hiệu video, tia điện tử trong đèn hình sẽ

"vẽ" lại độ chói của các điểm ảnh theo trình tự giống y như trình tự đã “đọc” các

điểm ảnh trong camera, để tạo lại ảnh tĩnh. Do khả năng phân giải kém của mắt

người, vì số điểm ảnh trên mỗi ảnh tĩnh đủ lớn (hay nói cách khác là diện tích điểm

ảnh đủ nhỏ), ta không thể phân biệt được các điểm ảnh liên tiếp trên mỗi dòng cũng

như không thể phân biệt được các dòng kế tiếp trên mỗi ảnh tĩnh mà chỉ nhìn thấy

ảnh tĩnh như là một tổng thể liên lạc, không bị chia cắt.

- Trong mỗi giây, 25 ảnh tĩnh liên tiếp sẽ được đèn hình "vẽ" lại, tạo lại cảm

giác về hình ảnh chuyển động trên màn hình, nhờ vào khả năng lưu ảnh trong mắt

người.

Giáo trình Máy thu hình trang 1

Trang 1

Giáo trình Máy thu hình trang 2

Trang 2

Giáo trình Máy thu hình trang 3

Trang 3

Giáo trình Máy thu hình trang 4

Trang 4

Giáo trình Máy thu hình trang 5

Trang 5

Giáo trình Máy thu hình trang 6

Trang 6

Giáo trình Máy thu hình trang 7

Trang 7

Giáo trình Máy thu hình trang 8

Trang 8

Giáo trình Máy thu hình trang 9

Trang 9

Giáo trình Máy thu hình trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 94 trang baonam 18540
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Máy thu hình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Máy thu hình

Giáo trình Máy thu hình
 - 0 - 
LỜI NÓI ĐẦU 
 Giáo trình Máy thu hình 1 được xây dựng và biên soạn trên cơ sở chương 
trình khung đào tạo nghề “Mô đun 20: Máy thu hình 1 ”, đã được Bộ Lao động – 
Thương binh và Xã hội phê duyệt. 
 Trên cơ sở phân tích nghề và phân tích công việc (theo phương pháp 
DACUM) Giáo viên biên soạn đề cương theo nội dung giáo án được soạn. 
 Trong quá trình biên soạn giáo viên đã nhận được sự tham gia góp ý tích 
cực của các đồng chí giáo viên chuyên môn nghề “Điện tử dân dụng”. 
Giáo trình “Máy thu hình 1” được biên soạn theo các nguyên tắc: tính định 
hướng thị trường lao động; tính hệ thống và khoa học; tính ổn định và linh hoạt; 
cập nhật theo cấu tạo các máy thu hình mới, phổ biến trên thị trường Việt Nam. 
 Song do điều kiện về thời gian, mặt khác đây là lần đầu biên soạn giáo trình 
dựa trên năng lực thực hiện, nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất 
mong nhận được những ý kiến đóng góp để giáo trình “Máy thu hình 1” được hoàn 
thiện hơn, đáp ứng được yêu cầu của thực tế học sinh học nghề. 
Giáo viên rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến góp ý của Hội đồng thẩm 
định nhà trường, các thầy giáo cô giáo trong khoa và tổ Điện tử để giáo trình được 
bổ sung, hoàn chỉnh hơn nữa. 
Xin chân trọng cảm ơn! 
 - 1 - 
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO MÁY THU HÌNH I 
Mã số mô đun : MĐ21 
Thời gian của mô đun : 198h; (Lý thuyết : 45h ; Thực hành: 153h) 
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN : 
- Vị trí của mô đun : Mô đun được bố trí sau khi học sinh học xong các mô-
đun/ môn học Kỹ thuật mạch điện tử I, II, Hệ thống âm thanh; Máy 
CASSETTE; Máy RADIO và Máy CD/VCD. 
- Tính chất của mô đun : Là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc 
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN : 
Học xong môn học này học viên có khả năng: 
- Phân tích được sơ đồ nguyên lý của các máy thu hình. 
- Trình bày được nguyên lý làm việc của máy thu hình. 
- Trình bày được nguyên lý làm việc của các mạch nguồn ổn áp xung, mạch vi 
xử lý, mạch điện khối quét ngang, khối quét dọc, mạch bảo vệ, khối chọn 
kênh, khối trung tần hình và khuếch đại, mạch giao tiếp TV/AV của máy thu 
hình 
- Chẩn đoán, sửa chữa được các hiện tượng hư hỏng của các mạch điện nêu 
trên trong máy thu hình. 
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN : 
1.Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: 
Số 
TT 
Tên các bài trong mô đun 
Thời gian 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra* 
1. Sơ đồ khối và nguyên lý làm việc của máy thu 
hình 
5 03 02 00 
2. Tiêu chuẩn của các hệ truyền hình & các hệ màu 4 03 01 00 
3. Mạch điện nguồn ổn áp xung 25 05 19 01 
4. Mạch điện khối vi xử lý 30 05 24 01 
5. Mạch điện khối quyét ngang 30 05 24 01 
6. Mạch điện khối quyét dọc 30 05 24 01 
7. Mạch bảo vệ 20 05 14 01 
8. Mạch điện khối chọn kênh 20 05 14 01 
9. Mạch điện khối trung tần hình và khuếch đại 
hình 
10 05 04 01 
10. Mạch giao tiếp TV/AV 24 04 20 00 
 Cộng: 198 45 146 7 
*Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào 
giờ thực hành. 
 - 2 - 
 - 3 - 
MỤC LỤC 
BÀI 1. SƠ ĐỒ KHỐI VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC .................................................... 6 
1. Nguyên lý hoạt động của máy thu hình ........................................................................................... 6 
1.1. Nguyên lý hoạt động của máy thu hình đen trắng ........................................................................... 6 
1.2. Nguyên lý hoạt động của máy thu hình màu. ................................................................................. 11 
2. Cấu tạo sơ đồ khối, chức năng nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của các khối. ....................... 17 
2.1. Sơ đồ khối và nguyên lý hoạt động của các khối trong máy thu hình đen trắng. ................... 17 
BÀI 2: TIÊU CHUẨN CỦA CÁC HỆ TRUYỀN HÌNH VÀ CÁC HỆ MÀU ............... 23 
1. Tiêu chuẩn các hệ truyền hình ....................................................................................................... 23 
1.1 Số dòng quét trong mỗi hình ........................................................................................................ 23 
1.2. Số hình quét trong một giây: ....................................................................................................... 23 
1.3. Các dòng được quét xen kẽ: ........................................................................................................ 23 
1.4. Tần số quét ngang (dòng): ........................................................................................................... 24 
1.5. Tần số quét dọc (mành): ............................................................................................................... 24 
1.6. Phương pháp điều chế tín hiệu hình: ......................................................................................... 24 
1.7. Tín hiệu âm thanh: ...................................................................................................................... 24 
1.8. Độ rộng băng tần chung của kênh truyền hình là: ... ... tín hiệu, màn ảnh có nhiễu không có 
hình. 
Hình 8.18 
Các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là: 
- Mất tín hiệu Anten như: đứt dây anten, đứt núm cắm anten. 
- Mất điện áp dò kênh VT 
- Mất điện áp BU, BH hoặc BL 
- Điện áp AGC bị sai. 
- Do hỏng kênh. 
Phương pháp kiểm tra và sửa chữa 
- Xác định đúng bộ kênh 
- Kiểm tra lại anten và núm anten, tháo núm anten ra để kiểm tra cuộn 
dây phối hợp trở kháng xem có bị đứt không 
- Kiểm tra các điện áp B+, BU, BH, BLcung cấp cho kênh. 
- Kiểm tra điện áp AGC thông thường phải có khoảng 6V. 
- Kiểm tra điện áp VT, đặt máy vào chế độ dò kênh và đo xem điện áp VT 
có thay đổi từ 0 đến 28V không? nếu mất điện áp này ta cần kiểm tra mạch cung 
cấp nguồn điện áp 33V. 
- Nếu các điện áp trên vẫn đầy đủ thì kết luận hỏng kênh, khi thay kênh 
bạn cần lưu ý phải thay đúng chủng loại hoặc phải trùng vị trí chân. 
Hình 8.17. 
 - 81 - 
Hiện tượng 2: Máy thu hình được tín hiệu nhưng các kênh đều bị nhiễu: 
- Do đứt anten, núm anten 
- Điện áp AGC bị sai. 
- Điện áp B+, BU, BH hoặc BL bị giảm <9V. 
- Do hỏng kênh. 
Phương pháp kiểm tra và sửa chữa: 
- Kiểm tra lại anten và núm anten, tháo núm anten ra để kiểm tra cuộn 
dây phối hợp trở kháng xem có bị đứt k? 
- Kiểm tra các điện áp B+, BU, BH, BL cung cấp cho kênh xem có đủ 
12V không? 
- Kiểm tra điện áp AGC thông thường phải có khoảng 6V. 
- Nếu các điện áp trên vẫn đầy đủ thì kết luận hỏng kênh, khi thay kênh 
bạn cần lưu ý phải thay đúng chủng loại hoặc phải trùng vị trí chân. 
Hiện tượng 3: Máy thu được dải UHF nhưng không thu được trên dải 
VHF hoặc ngược lại. 
- Do mất điện áp cung cấp cho dải VHF(nếu mất dải VHF) hoặc mất điện 
áp cung cấp cho dải UHF(nếu mất dải UHF). 
- Điện áp VT bị giảm. 
- Do hỏng kênh. 
Phương pháp kiểm tra và sửa chữa: 
- Đặt máy vào chế độ dò kênh và đo xem điện áp VT có thay đổi từ 0 đến 
28V không? nếu điện áp này không đủ 28V thì ta cần kiểm tra mạch cung cấp 
nguồn điện áp 33V. Nếu điện áp này giảm <33V ta cần kiểm tra các tụ giấy song 
song với Diode Zener 33V và bản thân Diode Zener 33V. 
- Kiểm tra các điện áp BU, BH, BL xem có đủ 12V không? 
- Nếu các điện áp trên bình thưởng thì thay bộ kênh. 
Hiện tượng 4: Máy đang xem thì di kênh mất hình: 
Các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là: 
- Điện áp VT bị thay đổi, bình thường do các mtụ giấy trên đường điện áp 
VT bị dò hoặc tụ hoá bị khô. 
Hình 8.18. 
 - 82 - 
- Điện áp 33V bị sụt áp do Diode Zener bị dò hoặc tụ giấy song song bị 
chập. 
- Do hỏng các Diode Varicap trong bộ kênh. 
Phương pháp kiểm tra sửa chữa: 
- Đo kiểm tra điện áp 33V xem có đủ không? 
- Đo theo dõi điện áp VT xem có bị thay đổi không? 
- Nếu bình thường thì thay kênh. 
5. Sửa chữa khối chọn kênh 
Yêu cầu về học tập cá nhân: 
- Ôn tập các kiến thức đã học về: 
+ Diode, tụ điện. 
+ Kỹ thuật mạch. 
+ Vẽ sơ đồ khối của khối chọn kênh, nêu nhiệm vụ của các khối. 
Thảo luận về nhóm: 
- Cách nhận dạng các khối chức năng của kỹ thuật mạch điện tử. Ghi kết 
quả thảo luận của nhóm để GV đánh giá. 
Thực hành theo nhóm 
- Thực hành cách nhận dạng khối chọn kênh của máy thu hình màu. 
- Chuẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa các hỏng hóc của các mạch điện khối 
chọn kênh. 
Câu hỏi và bài tập: 
Câu1: Vẽ sơ đồ khối của khối chọn kênh, nêu nhiệm vụ của các khối? 
Câu2: Tại sao khi dò đài ta cần thay đổi điện áp VT? 
Câu3: Nêu các phương pháp tạo ra các điện áp BL, BH, BU, BT, VT? 
 - 83 - 
BÀI 9. MẠCH ĐIỆN KHỐI TRUNG TẦN HÌNH VÀ KHUẾCH ĐẠI HÌNH 
Mục tiêu của bài: 
- Trình bày đúng sơ đồ khối khối của mạch điện trung tần hình và khuếch 
đại hình trong máy thu hình màu; 
- Phân tích đúng nguyên lý hoạt động của mạch điện trung tần hình và 
khuếch đại hình; 
- Chuẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa được những hư hỏng của mạch điện 
trung tần hình và khuếch đại hình trong máy thu hình màu. 
1. Nhiệm vụ và sơ đồ khối của mạch khuếch đại trung tần hình và tách 
sóng hình. 
1.1. Nhiệm vụ 
- Khuếch đại trung tần hình, tạo ra đặc tuyến của tín hiệu trung tần hình, 
chọn lọc dải trung tần của kênh sóng cần thu triệt nhiễu lân cận. 
- Khuếch đại tín hiệu trung tần lên đủ lớn cấp cho mạch tách sóng. 
- Mạch tách sóng hình: 
+ Tách sóng biên độ: Tách ra tín hiệu thị tần tín hiệu màu và xung đồng độ. 
+ Tách sóng phách: tạo ra 
1.2. Sơ đồ khối 
1.3. Nhiệm vụ của khối 
- VIF filter: mạch lọc tần số trung tần 
- VIF AM: khuếch đại trung tần 
- VIDEO DET: tách sóng hình 
- APT: tự động dò đài 
- AGC: Tự động điểu khiển hệ số khuếch đại 
- Noise inverter: triệt nhiễu 
Hình 9.1. 
 - 84 - 
- Sound trap: bẫy âm thanh 
- Buffer : đệm 
- Tín hiệu trung tần được đưa qua mạch chọn lọc..bẫy thông trung tần có 
biên độ 
đồng đều đưa tới mạch khuếch đại trung tần và đưa tới mạch tách sóng hình 
và tách sóng AFT. 
- Tín hiệu hình sau tách sóng qua mạch lọc nhiễu mạch bẫy tiếng cho 
đường hình đệm. 
- Tín hiệu VD tổng hợp qua mạch AFT tạo thành điện áp một chiều đưa tới 
khối vi xử lý. 
2. Mạch lọc trung tần hình và khuếch đại trung tần hình 
Mạch lọc trung tần hình và khuếch đại hình có nhiệm vụ lấy ra băng thông 
trung tần có biên độ đồng đều tuỳ theo hệ truyền hình của mỗi quốc gia sử dụng. 
2.1. Đặc tuyến tần số 
Hình 9.2:Các thành phần trong tín hiệu Video tổng hợp 
- Do dải thông tần của tín hiệu hình lớn 4,5MC, 6,5MC để tín hiệu trung 
tần tiếng không ảnh hưởng trung tần hình tạo điều kiện tạo sóng .phải nén biên 
độ của trung tần tiếng xuống. 
FTta= 10% biên độ cực đại 
- Để triệt nhiễu kênh lân cận biên độ của trung tần hình 
FTTV = 50% biên độ cực đại 
2.2. Tạo đặc tuyến tần số trung tần dùng bộ lọc tập trung 
2.3. Tạo đặc tuyến tần số trung tần hình dùng bộ lọc sau 
Hình 9.3. 
 - 85 - 
- Cấu tạo 
Mạch lọc saw gồm 4 chân, 1 chân nhận tín hiệu vào một chân nối mass, hai 
chân giao tiếp với IC trung tần. Người ta dựa vào hiệu ứng sóng âm bề mặt để 
biến đổi tín hiệu. Phần tử biến đổi được chế tạo bằng cách phủ 1 lớp nhôm mỏng 
lên bề mặt phiến tinh thể áp điện theo phương pháp bốc hơi. 
3. Mạch AFT 
Trong quá trình dò kênh, khi thu được tín hiệu nét nhất thì quá trình dò 
kênh tự động dừng lại hoặc tự động nhớ, như vậy phải có 1 mạch phát hiện điểm 
tín hiệu nét nhất đó chính là mạch AFT trên IC trung tần. 
- Mạch AFT tách một phần tín hiệu Video ở đầu ra trung tần để tạo điện áp 
AFT, khi không có tín hiệu, chân AFT có điện áp thấp, khi có tín hiệu điện áp 
AFT tăng lên, trong quá trình dò kênh khi thu được tín hiệu điện áp AFT tăng dần, 
đến điểm nét nhất thì điện áp AFT không tăng và bắt đầu giảm=>đó chính là điểm 
có tín hiệu tốt nhất. 
- Điện áp AFT được đưa về chân AFC của vi xử lý để thực hiện quá trình 
dừng dò kênh và nhớ kênh tự động. 
- Ở quá trình dò tay (Menu Search) khi thu được tín hiệu điện áp AFT tăng 
báo về vi xử lý để dừng quá trình dò kênh tại điểm nét nhất, nếu ta nhớ thì điện áp 
VT tại điểm đó sẽ được nhớ vào IC Memory. 
- Nếu ta đặt chế độ dò kênh tự động (Auto Search) thì mỗi khi điện áp AFT 
tăng đến đỉnh => IC xử lý tự động nhớ lại điểm điện áp VT đó vào IC nhớ 
Memory. 
- Sau khi dò kênh song, nếu ta bấm vào số kênh đã nhớ thì giá trị điện áp 
VT lại được xuất ra từ IC nhớ. 
 4. Mạch tách sóng 
4.1. Mạch tách sóng thị tần 
Tín hiệu thị tần được điều chế AM mạch tách sóng giống trong Radio 
4.2. M¹ch t¸ch sóng ph¸ch 
Trongdải tín hiệu trung tần gồm TTv và TTa 
Khi chọn 2 tín hiệu này có biên độ phù hợp chúng sẽ phách với nhau tạo 
thành trung tần tiếng 2 ftt tiếng 2 = fttV - ftta 
5. Mạch khuếch đại trung tần hình 
Hình 9.3 
 - 86 - 
IC Khuếch đại trung tần bao gồm các mạch. 
- IF AMPLY là mạch khuếch đại tín hiệu trung tần từ bộ kênh đưa sang, sau 
đó cung cấp tín hiệu cho mạch tách sóng. 
- Detector Là mạch tách sóng, tách tín hiệu Video tổng hợp ra khỏi sóng 
mang của đài phát, biến áp T2 cộng hưởng cho mạch tách sóng. 
- Video Amply Là mạch khuếch đại tín hiệu Video trước khi đưa ra ngoài 
6. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của mạch trung tần hình và 
khuếch đại hình: 
Hiện tượng 1: Màn hình sáng mịn, không có hình, không có tiếng, xem đầu 
VCD theo đường AV vẫn bình thường. 
 Nguyên nhân: 
 - Đấu tắt từ đầu ra của trung tần đến đầu vào của mạch xử lý tín hiệu chói 
(để loại trừ hư hỏng do khối chuyển mạch AV) => Nếu vẫn có màn sang mịn thì 
do hỏng mạch KĐTT. Nếu có nhiễu xuất hiện trên màn hình thì do hư hỏng ở 
mạch chuyển mạch AV. 
Hình 9.4. 
Hình 9.5. 
 - 87 - 
 Phương pháp kiểm tra sửa chữa: 
- Kiểm tra điện áp cung cấp cho mạch KĐTT xem có 12V không? 
- Hàn lại IC KĐTT. 
- Thay IC KĐTT. 
Hiện tượng2: 
- Hình bị uốn, âm thanh bị rè. 
- Máy không tự động dò đài. 
- Màn hình xuất hiện tia quét ngược. 
- Mất tín hiệu chói.Hình bị tối. 
Yêu cầu về học tập cá nhân: 
- Ôn tập các kiến thức đã học: 
+ Diode, tụ địên. 
+ Kỹ thuật mạch. sơ đồ khối của mạch TT hình và TS hình trong máy thu 
hình màu, nêu nhiệm vụ của các khối. 
Hình 9.6. 
 - 88 - 
BÀI 10. MẠCH GIAO TIẾP AV/TV 
Mục tiêu của bài: 
- Trình bày đúng kết cấu của mạch giao tiếp TV/AV trong máy thu hình màu; 
- Phân tích đúng nguyên lý hoạt động của mạch giao tiếp TV/AV; 
- Kiểm tra và sửa chữa được những hư hỏng của các loại mạch giao tiếp AV. 
1. Sơ đồ mạch điện và nguyên lý làm việc của mạch giao tiếp TV/AV 
trong máy thu hình màu: 
 Sơ đồ khối chuyển mạch AV. 
Hình 10.1. Tín hiệu Video của đường tivi sau tách sóng được đưa qua mạch chặn tiếng sau 
đó đi đến IC chuyển mạch AV. 
- Tín hiệu thu từ VCD được khuếch đại đệm sau đó đưa đến một đầu vào 
thứ hai của IC chuyển mạch AV . 
- Lệnh AV từ vi sử lý đi vào IC chuyển mạch để điều khiển chọn lấy một 
trong hai tần số trên. 
- Tín hiệu ra của IC chuyển mạch là tín hiệu tổng hợp của ba tín hiệu. 
+ Tín hiệu chói Y. 
+ Tín hiệu sóng mang màu C. 
+ Sung đồng bộ dòng H.Syn và xung đồng bộ mành V.Syn. 
- Tín hiệu trên được khuếch đại đệm cho m ạ n h lên rồi được chia làm 
ba đường cung cấp tín hiệu cho các mạch: Xử lý tín hiệu chói, giải mã màu 
và tách xung đồng bộ. 
* Sơ đồ mạch điện và nguyên lý làm việc của mạch giao tiếp TV/AV 
trong máy thu hình màu 
1.1. Sơ đồ mạch điện nguyên lý (H.10.2) 
Trung 
tÇn 
ChÆn 
tiÕng 
Xö lý chãi 
ChuyÓn 
m¹ch AV 
KhuÕch 
®¹i ®Öm 
Gi¶i m· 
§ång bé 
Video in 
KhuÕch 
®¹i ®Öm 
 - 89 - 
Hình 10.2. 
1.2. Nguyên lý hoạt động 
- Tín hiệu Video đường tivi ra khỏi IC trung tần ở chân số 1 đi qua 
mạch chặn tiếng L1,X1 và được khuếch đại qua đèn Q1 đi tiếp qua tụ nối tầng 
C2 đến chân 1IC chuyển mạch. 
- Tín hiệu đường video đi vào qua rắc cắm được khuếch đại qua đường 
Q3 rồi được ghép qua IC so quang là IC4 tiếp tục đi qua tụ nối tầng C3 và 
chân 2 IC chuyển mạch. 
- Mạch màu vàng trên sơ đồ là mạch AV cách li nhằm cách ly rắc cắm 
đầu VCD với mass máy, mạch AV cách ly có nguồn nuôi riêng được lấy từ một 
biến áp nhỏ có sơ cấp đấu với chân AFC của cao áp . 
- Với các máy có bộ nguồn cách ly thì không có mạch AV cách ly như 
trên mà tín hiệu video đi thẳng vào chân tụ C3 để đi vào IC chuyển mạch. 
- Lệnh AV/TV đi từ chân 2 IC vi sử lý vào chân 4 của IC chuyển mạch. 
- Tín hiệu ra chân 3 đi qua tụ C4 sau đó được khuếch đại đệm qua đèn Q2 
rồi được chia làm ba đường. 
- Tín hiệu Y đi đến mạch sử lý tín hiệu chói, tín hiệu C đi đến mạch giải 
mã màu, tín hiệu H.SIN và V.SIN đi đến mạch tách xung đồng bộ. 
2. Sơ đồ mạch giao tiếp TV/AV dùng công tắc đổi chiều. 
2.1. Dùng chuyển mạch điện tử 
2.2. Cách ly chống giật trong TV/AV 
Do các đường tín hiệu Audio, Video dùng chung Mass các thiết bị 
như VCD.VCR. Nên nếu ta không cách ly Mass ngõ vào Av sẽ sinh ra hiện 
tượng bịđiện giật khi sờ tay vào vỏ máy 
a. Dùng nguồn có Mass không giật 
5 13
2
9
10 11
1
3
8
4
6 12
VI XÖÛ LYÙ
VI XÖÛ LYÙ
AUDIO-OUT
VIDEO-OUT
TIVI-AUDIO
TIVI-VIDEO
AUDIO-VCR
VIDEO-VCR
 - 90 - 
Hình 10.3 
b. Dïng biến ¸p c¸ch ly 
Hình 10.4. 
3. Hiện tượng, nguyên nhân và phương pháp sửa chữa các hư hỏng 
của mạch giao tiếp TV/AV. 
Hiện tượng 1. Có màn sáng mịn không có hình, không có nhiễu. 
Hình 10.5. 
Hỏng mạch xử lý tín hiệu chói. 
- Hỏng mạch chuyển mạch AV. 
- Hỏng mạch trung tâm. 
Phương pháp kiểm tra và sửa chữa: 
- Trước khi kiểm tra mạch AV ta cần kiểm tra và sửa chữa khối mạch xử 
lý tín hiệu chói trước ( xem phần xử lý tín hiệu chói) 
- Chắc chắn rằng khối xử lý tín hiệu chói tốt, dùng tụ điện khoảng 1uF đấu 
 - 91 - 
tắt từ đầu ra mạch trung tần đến đầu vào mạch xử lý tín hiệu chói. Nếu có nhiễu 
hay có hình thì chứng tỏ hỏng tại khu vực chuyển mạch. Nếu màn hình 
không thay đổi thì có thể mất tín hiệu từ khối trung tần thì cần kiểm tra tại 
mạch trung tần. Đấu tắt từ đầu ra trung tần đến đầu vào khối xử lý tín hiệu chói 
hình ảnh xuất hiện chứng tỏ hỏng mạch AV. 
- Sau khi đã xác định đúng do hỏng mạch KĐTT ta kiểm tra IC chuyển 
mạch, kỉêm tra Vcc = 12V cho IC, kiểm tra lệnh AV từ VXL-lệnh AV đo tại 
IC chuyển mạch phải thay đổi trạng thái 0V/5V khi ta bấm nút AV. 
Hiện tượng 2: Máy xem được chương trình TV không xem được chương 
trình từ đầu VCD: 
Nguyên nhân: 
- Do mất lệnh chuyển AV từ VXL đi tới IC chuyển mạch. 
- Do hỏng mạch AV cách ly (nếu có) 
- Do hỏng IC chuyển mạch. 
Phương pháp kiểm tra và sửa chữa: 
- Thử đấu tắt từ đầu vào IC chuyển mạch ( đường video) đến đầu ra IC 
nếu có tín hiệu =>do mất lệnh AV hoặc hỏng IC chuyển mạch. 
- Nếu vẫn không có tín hiệu thì ta cần kiểm tra mạch AV cách ly, kiểm tra 
điện áp Vcc cho bo này , điện áp này là 12 V đựoc lấy từ một biến áp nhỏ để cách 
ly với máy. 
- Nếu máy không có mạch AV cách ly thì ta có thể đấu tắt thẳng tín hiệu 
video từ đầu VCD vào bất kể điểm nào trên đường đi của tín hiệu (tính từ đầu 
vào tín hiệu video đến đầu ra IC chuyển mạch) để thử. 
Yêu cầu về học tập cá nhân 
- Ôn tập các kiến thức đã học 
- Diode các linh kiện thụ động, transitor,IC. 
- Kĩ thuật mạch. 
- Vẽ sơ đồ khối mạch giao tiếp AV. Phân tích nguyên lý hoạt động của 
khối mạch giao tiếp AV. 
Thảo luận nhóm về cách nhận dạng khối chuyển mạch AV. Ghi kết quả 
thảo luận của nhóm để giáo viên đánh giá. 
Thực hành tại xưởng. 
- Chuẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa các hỏng hóc của các mạch giao tiếp 
AV theo bài học. 
Câu hỏi và bài tập: 
Câu 1: Vẽ sơ đồ khối mạch giao tiếp AV, phân tích nguyên lý hoạt động. 
Câu 2: Trình bày phương pháp tạo mạch điện AV có cách ly. 
 - 92 - 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Phan Văn Hồng Phương pháp tìm Pan TV màu (1994), NXB khoa học kỳ 
thuật. 
2. Nguyễn Tiên Các hệ truyền hình màu NTSC, PAL, SECAM, Đại học 
BK Hà Nội, (1993) – NXB Khoa học kỹ thuật 
3. Đỗ Hoàng Tiến 
4. Vũ Đức Lý 
Giáo trình truyền hình (1999) Nhà XB khoa học và kĩ 
thuật, 1999. 
5. Phan Tuấn Uẩn Giáo trình truyền hình TV đen trắng (1996) Sở GD TP. 
Hồ Chí Minh. 
 - 93 - 
 TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐẮK LẮK 
KHOA ĐIỆN TỬ TIN HỌC 
---------------oOo--------------- 
GIÁO TRÌNH 
MÁY THU HÌNH I 
NGHỀ: ĐIỆN TỬ DÂN DỤNG 
 TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP NGHỀ 
 Người biên soạn: 
Chủ biên: Nguyễn Anh Duy 
Lưu hành nội bộ - 2014 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_may_thu_hinh.pdf