Giáo trình Khí cụ điện (Phần 1)

1.1. Khái niệm về khí cụ điện

1.1.1. Khái niệm về khí cụ điện

Khí cụ điện được chế tạo phải sử dụng lâu dài, để đáp ứng được yêu cầu này

khi sử dụng khí cụ điện cần chú ý các thông số kỹ thuật của khí cụ điện:

- Điện áp định mức của khí cụ điện phải lớn hơn điện áp của lưới điện

(Uđmkcđ>Uđmn)

- Dòng điện định mức của khí cụ điện phải lớn hơn dòng điện cung cấp cho

phụ tải hay thiết bị ( Idmkcđ > Ipt ).

- Khí cụ điện phải ổn định nhiệt, ổn định lực điện động. Vật liệu sử dụng để

chế tạo khí cụ điện có đặc tính cơ tốt, chịu nhiệt cao, khi có sự cố quá tải hay ngắn

mạch khí điện tác động mà không hư hỏng hay biến dạng

- Vật liệu cách điện tốt, khí cụ điện làm việc chính xác, an toàn, gọn nhẹ, dễ

gia công, rẽ tiền, dễ lắp đặt, kiểm tra, vận hành, sửa chữa

1.1.2. Sự phát nóng của khí cụ điện

1.1.2.1. Khái quát và đặc điểm

Dòng điện chạy trong vật dẫn (có điện trở) để làm khí cụ điện tác động làm

cho dây dẫn nóng lên, được tính theo định luật Jun (Pdt = RI2dt hoặc P = 3RI2dt).

Nếu nhiệt độ trên dây dẫn vượt quá nhiệt độ cho phép thì cách điện bị già hóa, độ

bền cách điện cơ khí của khí cụ điện giảm nhanh chóng và khí cụ điện dễ bị hư

hỏng.

 

Giáo trình Khí cụ điện (Phần 1) trang 1

Trang 1

Giáo trình Khí cụ điện (Phần 1) trang 2

Trang 2

Giáo trình Khí cụ điện (Phần 1) trang 3

Trang 3

Giáo trình Khí cụ điện (Phần 1) trang 4

Trang 4

Giáo trình Khí cụ điện (Phần 1) trang 5

Trang 5

Giáo trình Khí cụ điện (Phần 1) trang 6

Trang 6

Giáo trình Khí cụ điện (Phần 1) trang 7

Trang 7

Giáo trình Khí cụ điện (Phần 1) trang 8

Trang 8

Giáo trình Khí cụ điện (Phần 1) trang 9

Trang 9

Giáo trình Khí cụ điện (Phần 1) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 66 trang baonam 17065
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Khí cụ điện (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Khí cụ điện (Phần 1)

Giáo trình Khí cụ điện (Phần 1)
ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HỒ CHÍ MINH 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI 
KHOA KỸ THUẬT ĐIỆN – ĐIỆN TỬ 
 
GIÁO TRÌNH 
 KHÍ CỤ ĐIỆN 
 Biên soạn : ThS. PHẠM HỮU TẤN 
 KS. NGUYỄN VĂN KHÁNH 
TP.HCM, NĂM 2015 
(LƯU HÀNH NỘI BỘ) 
LỜI NÓI ĐẦU 
Nhằm mục đích phục vụ cho việc giảng dạy của giảng viên và làm tài liệu 
tham khảo cho sinh viên đang theo học chuyên ngành Điện trong Trường Cao Đẳng 
Giao Thơng Vận Tải TP.HCM. Cuốn sách này ra đời làm giáo trình để phục vụ cho 
mục đích trên. 
Nội dung cuốn giáo trình “Khí cụ điện” bày chi tiết các vấn đề dựa theo 
chương trình khung của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo và kết hợp với kiến thức nhằm 
nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng với sự phát triển công nghệ hiện đại. 
Giáo trình gồm: 
Chương 1: Khái niệm về khí cụ điện 
Chương 2: Khí cụ điện đóng cắt 
Chương 3: Khí cụ điện bảo vệ 
Chương 4: Khí cụ điện điều khiển 
 Trong quá trình biên soạn, giáo trình sẽ còn một số hạn chế và sai sót. Mong 
nhận được sự đóng góp ý kiến để hoàn thiện hơn. Mọi sự đóng góp xin gửi về: Khoa 
Kỹ Thuật Điện – Điện Tử, Trường Cao Đẳng Giao Thơng Vận Tải TP.HCM. 
 Tác giả 
 MỤC LỤC 
LỜI NÓI ĐẦU 
 Trang 
CHƢƠNG 1: KHÁI NIỆM VỀ KHÍ CỤ ĐIỆN 
1.1. Khái niệm về khí cụ điện......1 
1.1.1. Khái niệm về khí cụ điện.1 
1.1.2. Sự phát nĩng của khí cụ điện...1 
1.1.3. Tiếp xúc điện...6 
1.1.4. Hồ quang và các phương pháp dập tắt hồ quang...22 
1.1.5. Lực điện động....23 
1.2. Cơng dụng và phân loại khí cụ điện..27 
1.2.1. Cơng dụng của khí cụ điện27 
1.2.2. Phân loại khí cụ điện.27 
CHƢƠNG 2: KHÍ CỤ ĐIỆN ĐĨNG CẮT 
2.1. Cầu dao30 
2.1.1. Cấu tạo...32 
2.1.2. Nguyên lý hoạt động..33 
2.1.3. Tính chọn cầu dao..34 
2.1.4. Hư hỏng và các nguyên nhân gây hư hỏng34 
2.2. Các loại cơng tắc và nút nhấn.35 
2.2.1. Cơng tắc.35 
2.2.2. Cơng tắc hộp..37 
2.2.3. Cơng tắc vạn năng..39 
2.2.4. Cơng tắc hành trình41 
2.2.5. Nút nhấn..42 
2.3. Dao cách ly...45 
2.3.1. Cấu tạo...45 
2.3.2. Nguyên lý hoạt động..45 
2.3.3. Tính chọn dao cách ly.46 
2.3.4. Hư hỏng và các nguyên nhân gây hư hỏng46 
2.4. Máy cắt điện47 
2.4.1. Cơng dụng và phân loại 47 
2.4.2. Máy cắt điện dầu47 
2.4.3. Máy cắt điện khơng khí..50 
 2.5. Áp-tơ-mát (CB)52 
2.5.1. Cấu tạo...53 
2.5.2. Nguyên lý hoạt động..58 
2.5.3. Tính chọn áp-tơ-mát...59 
2.5.4. Hư hỏng và các nguyên nhân gây hư hỏng60 
CHƢƠNG 3: KHÍ CỤ ĐIỆN BẢO VỆ 
3.1. Nam châm điện62 
3.1.1. Cấu tạo62 
3.1.2. Nguyên lý hoạt động .63 
3.1.3. Ứng dụng nam châm điện.63 
3.1.4. Hư hỏng và các nguyên nhân gây hư hỏng64 
3.2. Rơle điện từ..64 
3.2.1. Cấu tạo...64 
3.2.2. Nguyên lý hoạt động..65 
3.2.3. Ứng dụng rơle điện từ.66 
3.2.4. Rơle dịng điện...........................................................................................67 
3.2.5. Rơle điện áp..............................................................................................69 
3.3. Rơle nhiệt.............................................................................................................71 
3.3.1. Cấu tạo.......................................................................................................71 
3.3.2. Nguyên lý hoạt động .................................................................................73 
3.3.3. Tính chọn rơle nhiệt..................................................................................73 
3.4. Cầu chì.................................................................................................................75 
3.4.1. Cấu tạo.......................................................................................................75 
3.4.2. Nguyên lý hoạt động .................................................................................80 
3.4.3. Tính chọn cầu chì......................................................................................81 
3.4.4. Hư hỏng và các nguyên nhân gây hư hỏng................................................82 
3.5. Thiết bị chống rị.................................................................................................83 
3.5.1. Cấu tạo.......................................................................................................83 
3.5.2. Nguyên lý hoạt động .................................................................................84 
3.5.3. Tính chọn thiết bị chống rị........................................................................84 
3.6. Biến áp đo lƣờng..................................................................................................85 
3.6.1. Biến điện áp ..............................................................................................85 
3.6.2. Biến dịng điện ..........................................................................................87 
CHƢƠNG 4: KHÍ CỤ ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN 
4.1. Cơng-tắc-tơ..................................................... ... 
hạ hơn so với máy cắt nhiều dầu, và có thể chế tạo với điện áp 35, 110 KV. 
Khoa Kỹ Thuật Điện – Điện tử Giáo trình môn khí cụ điện 
 Trang 50 
Hình 2.17: Máy cắt điện ít dầu; a. Sơ đồ; b. Hình dáng chung 
1. Tiếp điểm tĩnh; 2. Tiếp điểm động; 3. Vỏ bình dầu; 4. Sứ ra; 5. Thanh truyền bằng 
sứ; 6. Bộ phận truyền động; 7. Lò xo cắt; 8. Giá; 9. Sứ đỡ; 10. Đầu nối dây mềm; 11. 
Nắp vỏ; 12. Ống chỉ mức dầu 
 2.4.3. Máy cắt điện không khí 
 a. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động 
 Nguyên tắc dập tắt hồ quang ở máy cắt không khí là dùng luồng khí áp suất 
tới 20 atmotphe để thổi tắt hồ quang. Luồn không khí có thể thổi dọc hay thổi ngang 
hồ quang. Hình 2.18, trình bày sơ đồ hoạt động của máy cắt không khí, ngăn trên 
của vỏ là buồng dập hồ quang 4, còn ngăn dưới buồng là truyền động 1. Khi đóng, 
không khí áp suất cao đẩy pitton 11 lên phía trên, tiếp điểm động 9 cấy vào tiếp 
điểm tĩnh 5, nối liền cực bắt dây 2 với thanh dẫn 6. Khi cắt, không khí đi vào buồng 
1 từ phía trên đẩy pitton 11 xuống. Khi tiếp điểm động vừa rời khỏi tiếp điểm tĩnh, 
không khí từ buồng 4 phụt qua ruột tiếp điểm tĩnh 5 thoát ra ngoài lỗ 7, làm tắt hồ 
quang sinh ra giữa tiếp điểm 5 và 9. Thao tác đóng và cắt máy cắt không khí là các 
thao tác đóng, mở van dẫn khí, có thể thực hiện bằng tay (tại chỗ) hoặc từ xa. Cấu 
tạo tiếp điểm của máy cắt có bốn kiểu như hình. 
Khoa Kỹ Thuật Điện – Điện tử Giáo trình môn khí cụ điện 
 Trang 51 
 b. Hình dáng 
Hình 2.18: Sơ đồ hoạt động của máy cắt 
không khí 
1. Buồng không khí truyền động; 2. Cục 
bắt dây; 3. Vòng kim loại; 4. Buồng dập 
hồ quang; 5. Tiếp điểm tĩnh; 6. Thanh 
dẫn; 7. Lỗ thoát khí; 8. Nắp; 9. Tiếp 
điểm động; 10 và 12 ống dẫn khí; 11. 
pítton. 
Hình 2.18: Buồng dập hồ quang của máy cắt không khí 110 KV; a. Hình dạng chung; 
b. Sơ đồ đo lực ép tiếp điểm; A và B là các khoảng cách đo; 1. Tiếp điểm tĩnh; 2. Chỗ 
tháo; 3. Tiếp điểm động; 4. Vòng tiếp xúc lấy điện; 5. Tiếp điểm tĩnh; 6. Vòng chèn 
kín 
Khoa Kỹ Thuật Điện – Điện tử Giáo trình môn khí cụ điện 
 Trang 52 
Hình 2.19: Tiếp điểm của máy cắt điện 
a. Tiếp điểm mặt; b. Tiếp điểm cắm; c. Tiếp điểm bàn chải; d. Tiếp điểm chốt 
1. Tiếp điểm động; 2. Tiếp điểm tĩnh; 3. Giá tiếp điểm; 4. Lò xo 
2.5. Aùp-tô-mát (CB) 
Aùptômát hay còn gọi CB (Circuit Breaker) là thiết bị khí cụ điện dùng để 
đóng cắt mạch điện : Tự động cắt mạch điện khi có sự cố quá tải, ngắn mạch, sụt 
ápCB có khả năng đóng cắt 40 lần /1 giờ. 
Phân loại: 
- Theo hình dạng, kết cấu có các loại CB: loại một cực, hai cực, ba cực và bốn 
cực. 
- Theo nguyên lý bảo vệ có loại bảo vệ ngắn mạch, bảo vệ quá tải, bảo vệ sụt 
áp. 
- Theo thời gian tác động: có loại kiểu tác động nhanh, loại tác động chậm. 
Yêu cầu: 
- Chế độ làm việc định mức của CB phải là chế độ làm việc dài hạn, nghĩa là 
dòng điện định mức chạy qua CB trong thời gian bao lâu cũng được. Mặt khác CB 
phải chịu được dòng lớn (dòng điện quá tải hay ngắn mạch) lúc các tiếp điểm của 
nó đã đóng hay mở. 
Khoa Kỹ Thuật Điện – Điện tử Giáo trình môn khí cụ điện 
 Trang 53 
- CB phải ngắt được trị số dòng điện ngắn mạch lớn có thể đến vài chục Kilô 
ampere. Sau khi ngắt dòng điện ngắn mạch CB phải đãm bảo vẫn làm việc được ở 
dòng điện định mức. 
- Nâng cao tính ổn định nhiệt và điện động của các thiết bị điện, hạn chế sự 
phá hại do dòng điện ngắn mạch gây ra. CB phải có thời gian cắt bé. Để đáp ứng 
yêu cầu trên trong kết cấu phải kết hợp lực thao tác cơ học với thiết bị dập hồ quang 
bên trong CB. Để thực hiện yêu cầu thao tác bảo vệ có chọn lọc, CB cần phải có 
khả năng điều chỉnh trị số dòng điện tác động và thời gian tác động. 
Hình 2.20: Hình dạng áp-tô-mát 
 2.5.1. Cấu tạo 
 a. Lõi thép 
Khoa Kỹ Thuật Điện – Điện tử Giáo trình môn khí cụ điện 
 Trang 54 
Hình 2.21a: CB dòng điện cực đại 
Hình 2.21b: CB điện áp thấp 
Lõi thép tĩnh (Hình 2.21a là 2) gồm nhiều lá thép kỹ thuật điện ghép lại có bề 
dày từng lá thép từ 0,35  0,5 mm, tạo thành một khối hình trụ rỗng. Trên lõi thép 
tĩnh có quấn cuộn dòng hoặc cuộn áp. Lõi thép động (Hình 2.21b là 6) là một miếng 
thép mỏng liên kết với cánh tay đòn bảo vệ 1, 5 hoặc 2, 5. 
 b. Cuộn dây 
Cuộn dây thường làm bằng dây đồng hay dây nhôm bên ngoài có phủ lớp cách 
điện mỏng có thể là êmail (gọi là dây êmail). Cuộn áp (Hình 2.22b) có tiết diện 
nhỏ, số vòng nhiều, mắc song song với nguồn để bảo vệ thấp áp. Cuộn dòng (Hình 
2.22a) có tiết diện lớn, số vòng dây ít, mắc nối tiếp với tải. 
 c. Hệ thống tiếp điểm 
- CB thường chế tạo hai cấp tiếp điểm (tiếp điểm chính và tiếp điểm hồ 
quang), hoặc ba cấp tiếp điểm (chính, phụ, hồ quang). Khi đóng mạch tiếp điểm hồ 
quang 5 đóng trước, tiếp theo là tiếp điểm phụ 4 sau cùng là tiếp điểm chính 2,3. 
- Khi cắt mạch thì ngược lại, tiếp điểm chính mở trước, đến tiếp điểm phụ, sau 
cùng là tiếp điểm hồ quang. 
- Như vậy hồ quang chỉ cháy trên tiếp điểm hồ quang, do đó bảo vệ được tiếp 
điểm chính để đóng điện. Dùng thêm tiếp điểm phụ để tránh hồ quang cháy lan vào 
làm hư tiếp điểm chính. 
- Tiếp điểm của CB thường làm bằng hợp kim gốm dẫn điện tốt, ít bị ôxy hoá, 
chịu được nhiệt độ cao như Ag – W, Cu -W , Cu – Ni 
Khoa Kỹ Thuật Điện – Điện tử Giáo trình môn khí cụ điện 
 Trang 55 
Hình 2.22: Kết cấu tiếp điểm và buồng dập hồ quang của CB 
 d. Buồng dập hồ quang 
- Để CB dập được hồ quang trong tất cả các chế độ làm việc của lưới điện, 
thường sử dụng hai kiểu dập hồ quang: kiểu nửa kín và kiểu nửa hở. 
- Kiểu nửa kín được đặt trong vỏ kín của CB và có lỗ thoát khí. Kiểu này có 
dòng điện giới hạn cắt nhỏ hơn 50 KA. Kiểu hở được dùng khi giới hạn dòng cắt lớn 
hơn 50 KA hoặc điện áp lớn hơn 1000 V (cao áp). 
- Trong buồng dập hồ quang thông dụng, dùng những lá thép mạ đồng đặt song 
song với nhau và có khe hở giữa các lá thép (những tấm thép xếp thành lưới ngăn), 
để ngăn chia hồ quang thành nhiều đoạn ngắn thuận lợi cho việc dập tắt hồ quang, 
vị trí của buồng dập hồ quang đặt tại tiếp điểm hồ quang, trên Hình 2.23, 6 là buồng 
dập hồ quang. 
- Cùng một thiết bị dập tắt hồ quang, khi làm việc ở mạch điện xoay chiều 
điện áp đến 500 V, có thể dập được hồ quang của dòng điện đến 40 KA; nhưng khi 
làm việc ở mạch điện một chiều điện áp đến 440 V, chỉ có thể cắt được dòng điện 
20 KA. 
Khoa Kỹ Thuật Điện – Điện tử Giáo trình môn khí cụ điện 
 Trang 56 
 e. Cơ cấu truyền động cắt CB 
- Truyền động cắt CB hai cách: bằng tay và bằng cơ điện (điện từ, động cơ 
điện). Điều khiển bằng tay được thực hiện với các CB có dòng điện định mức không 
lớn hơn 600 A. Điều khiển bằng điện từ (nam châm điện) được ứng dụng ở các CB 
có dòng điện lớn hơn 1000 A. Để tăng lực điều khiển bằng tay người ta dùng một 
tay dài phụ theo nguyên lý đòn bẩy. Ngoài ra còn có cách điều khiển bằng động cơ 
điện hoặc khí nén. Trình bày cơ cấu điều khiển các CB bằng nam châm điện có nhả 
khớp tự do, khi đóng bình thường (không có sự cố), các tay đòn 2 và 3 được nối cứng 
vì tâm xoay O nằm dưới hai điểm O1 và O2 . Giá đỡ 5 làm cho hai đòn này không tự 
gập lại được, điểm O ở vị trí chết. Khi có sự cố, phần ứng 6 của nam châm điện 7 bị 
hút dập vào hệ thống cánh tay đòn 2, 3 làm cho điểm O thoát khỏi vị trí chết. Điểm 
O sẽ cao hơn đường nối O1, O2 , lúc này tay đòn 2, 3 không được nối cứng nữa, các 
tiếp điểm sẽ nhanh chóng mở ra dưới tác dụng của lò xo kéo tiếp điểm. Muốn đóng 
lại phải kéo tay cầm xuống phía dưới sau đó mới đóng lại được. 
Hình 2.23: Cơ cấu truyền động cắt CB 
 f. Móc bảo vệ 
- CB tự động cắt nhờ phần tử bảo vệ gọi là móc bảo vệ.Móc bảo vệ quá tải 
(còn gọi là quá dòng điện), để bảo vệ thiết bị điện khỏi bị quá tải, đường thời gian 
dòng điện của móc bảo vệ phải nằm dưới đường đặc tính của đối tượng cần bảo vệ, 
sử dụng hệ thống điện từ và rơle nhiệt làm móc bảo vệ đặt bên trong CB. 
Khoa Kỹ Thuật Điện – Điện tử Giáo trình môn khí cụ điện 
 Trang 57 
- Móc kiểu điện từ có cuộn dây mắc nối tiếp với mạch điện chính. Khi dòng 
điện vượt quá trị số cho phép thì phần ứng bị hút và móc sẽ dập vào khớp rơi tự do, 
làm CB mở ra. Điều chỉnh vít để thay đổi lực căng của lò xo, có thể điều chỉnh trị số 
dòng tác động. Để giữ thời gian trong bảo vệ quá tải kiểu điện từ người ta thêm một 
cơ cấu giữ thời gian. 
- Móc kiểu rơle nhiệt đơn giản hơn cả, có kết cấu tương tự như rơle nhiệt có 
phần tử đốt nóng đấu nối tiếp với mạch điện chính, tấm kim loại kép giản nở làm 
nhả khớp rơi tự do để mở tiếp điểm của CB khi có quá tải, kiểu này có thiếu sót là 
quán tính nhiệt lớn nên không ngắt mạch nhanh được dòng điện tăng vọt khi có 
ngắn mạch, do đó chỉ bảo vệ được dòng điện quá tải, sử dụng móc kiểu điện từ và 
móc kiểu rơle nhiệt. Móc bảo vệ sụt áp cũng thường dùng kiểu điện từ. 
- Các bộ phận khác như cơ cấu tác động cánh tay đòn liên kết với móc bảo vệ 
5, 6 bộ phận lò xo phản, vỏ bên ngoài. 
- Trên thực tế CB có cấu tạo 3 cuộn dòng hay 3 rơ le nhiệt hoặc kết hợp giữa 
cuộn dòng và rơ le nhiệt. 
Khoa Kỹ Thuật Điện – Điện tử Giáo trình môn khí cụ điện 
 Trang 58 
Hình 2.24: Hình dạng thực tế của CB 
 2.5.2. Nguyên lý hoạt động 
- Khi đóng CB tiếp điểm động tiếp xúc với tiếp điểm tĩnh, nhờ móc gài 1, 5 
và 2,5 dính vào nhau có điện chạy qua cuộn áp và cuộn dòng cung cấp điện cho 
phụ tải. 
- Ở trạng thái dòng điện chạy qua cuộn dòng là Iđm thì lực điện từ trong lõi 
thép 2 không thắng lực lò xo 3, móc 1, 5 vẫn dính; điện áp nguồn đặt vào cuộn 
cuộn áp 1 là định mức thì từ trường trong lõi thép 1 thắng lực lò xo 3, lá thép 6 
bị hút dính vào lõi thép 1, móc 2, 5 vẫn dính. 
 - Khi có sự cố ngắn mạch hay quá tải trên đường dây hay thiết bị điện, dòng 
điện chạy qua cuộn dây 2 tăng cao so với dòng điện định mức và từ truờng do cuộn 
dây 2 tạo ra thắng lực phản lò xo 3 khi đó lõi thép động 4 di chuyển xuống lõi thép 
tĩnh 2, móc bảo vệ 1, 5 mở ra, lò xo 6 kéo tiếp điểm cắt mạch điện. 
- Khi có sự cố sụt áp thì điện áp đặt trên cuộn dây 1 nhỏ hơn lực phản lò xo 
3 do đó lõi thép động 6 rời khỏi lõi thép tĩnh 1, móc 2, 5 mở ra, lò xo 4 kéo tiếp tiếp 
điểm cắt mạch điện. 
Khoa Kỹ Thuật Điện – Điện tử Giáo trình môn khí cụ điện 
 Trang 59 
 2.5.3.Tính chọn áp-tơ-mát 
Việc lựa chọn CB chủ yếu dựa vào dòng điện tính toán đi trong mạch, dòng 
điện quá tải, tính thao tác có chọn lọc. Ngoài ra lựa chọn CB còn phải căn cứ vào 
đặc tính làm việc của phụ tải là áptômát không được phép cắt khi có quá tải ngắn 
hạn thường xảy ra trong điều kiện làm việc bình thường như dòng điện khởi động, 
dòng điện đỉnh trong phụ tải công nghệ. 
- Chọn hệ thống bố trí cắt mạch điện 
+ Hệ thống này gồm có liên động cơ khí với các cực cắt dòng điện và sẽ bố trí 
theo chức năng sau: 
+ Số lượng các cực, số lượng các dây dẫn để cắt, điện áp định mức (điện áp sử 
dụng), loại dòng điện (xoay chiều hay một chiều). 
+ Dòng điện Ib là dòng điện sử dụng của mạch điện, chính dòng điện này cho 
phép ta xác định dòng điện định mức (mà thường gọi là cỡ CB). 
+ Dòng điện ngắn mạch Icc, đó là dòng điện ngắn mạch mà khí cụ điện (CB) có 
thể chấp nhận được để tiến hành cắt bảo vệ ngay lập tức các thiết bị điện ở phía sau 
CB, phải chọn CB có khả năng cắt ở giá trị cao hơn dòng Icc đã tính toán ở phía sau 
CB. 
- Chọn hệ thống mở (hay dò tìm sự cố để thực hiện tác động mở) 
+ Sự bố trí điện từ, nhiệt, điện tử, thực hiện điều khiển các cực cắt, được chọn 
theo chức năng: 
+ Dòng điện Ib dòng điện cực đại mà nó đi qua mạch điện khi làm việc bình 
thường. 
 + Dòng điện đột ngột xuất hiện khi đặt dưới điện áp (dòng điện mở máy). 
Tuỳ theo giá trị quá dòng điện này, người ta xác định loại đường cong sử dụng 
(B, C, D) của hệ thống mở trong CB. 
Khoa Kỹ Thuật Điện – Điện tử Giáo trình môn khí cụ điện 
 Trang 60 
- Khi chọn CB để lắp trên mạng điện hay cho một thiết bị điện cần chú ý đế 
IđmCB: 
+ Nếu một thiết bị điện và phụ tải ổn định thì chọn 
 IđmCB > Ipt 
+ Nếu một thiết bị hay phụ tải không ổn định thì chọn 
 IđmCB > (1,25  1,5) Ipt (2.2) 
+ Nếu nhiều thiết bị : 
 IđmCB > (1,25  1,5)Kđt Ipt (2.3) 
Điện áp định mức của CB phải lớn hơn điện áp của nguồn điện. 
 2.5.4. Hư hỏng và các nguyên nhân gây hư hỏng 
- Tiếp điểm bị mòn, cháy do hồ quang điện (quá tải, ngắn mạch.) 
- Đóng mở dập dờ, tiếp điểm bị dơ, làm sạch tiếp điểm (tiếp xúc hờ ..) 
- CB hỏng do dòng khởi động của hệ thống lớn hơn dòng của CB 
Khoa Kỹ Thuật Điện – Điện tử Giáo trình môn khí cụ điện 
 Trang 61 
 CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Nêu định nghĩa và phân loại cầu dao? 
2. Trình bày cách tính chọn cầu dao? 
3. Nêu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cầu dao? 
4. Trình bày khái niệm và công dụng của công tắc? 
5. Hãy liệt kê các dạng công tắc? 
6. Nêu cách tính chọn công tắc? 
7. Nút nhấn là gì? Nêu công dụng và phân loại nút nhấn? 
8. Nêu cấu tạo và nguyên lý làm việc của dao cách ly? 
9. Nêu công dụng và phân loại máy cắt điện? 
10. Định nghĩa và phân loại áp-tô-mát(CB)? 
11. Trình báy nguyên lý làm việc của CB? 
12. Nêu cách tính lựa chọn CB? 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_khi_cu_dien_phan_1.pdf