Giáo trình Hình họa. Vẽ kỹ thuật

I. VẬT LIỆU VẼ

1. Giấy vẽ : Giấy dùng để vẽ các bản vẽ kỹ thuật gọi là giấy vẽ (giấy crôki). Đó là loại

giấy dày, hơi cứng có mặt phải nhẵn và mặt trái nhám. Khi vẽ bằng chì hay bằng mực đều

dùng mặt phải của giấy vẽ.

Giấy dùng để vẽ các bản vẽ phác thường là giấy kẻ li hay giấy kẻ ô vuông.

2. Bút chì:

Bút chì: Bút chì dùng để vẽ các bản vẽ kỹ thuật thường là bút chì đen. Bút chì đen

có loại cứng (ký hiệu bằng chữ H), loại mền (ký hiệu bằng chữ B), kèm theo mỗi chữ đó là

chữ số đứng phía trước (hoặc sau) làm hệ số chỉ độ cứng hoặc mền khác nhau. Hệ số càng

lớn thì bút chì có độ cứng hoặc mền càng lớn. Bút chì loại vừa có ký hiệu là HB (hoặc BH).

Trong vẽ kỹ thuật thường dùng bút chì có ký hiệu H, 2H để vẽ nét mảnh hoặc vẽ

phác và dùng bút chì có loại HB, B để vẽ nét đậm hoặc viết chữ.

Bút chì được vót nhọn hay lưỡi đục. Ngoài ra trong vẽ kỹ thuật còn dùng các vật

liệu khác như tẩy dùng để tẩy chì hay tẩy mực, giấy nhám để mài bút chì, đinh mũ dùng

để cố định bản vẽ

 

Giáo trình Hình họa. Vẽ kỹ thuật trang 1

Trang 1

Giáo trình Hình họa. Vẽ kỹ thuật trang 2

Trang 2

Giáo trình Hình họa. Vẽ kỹ thuật trang 3

Trang 3

Giáo trình Hình họa. Vẽ kỹ thuật trang 4

Trang 4

Giáo trình Hình họa. Vẽ kỹ thuật trang 5

Trang 5

Giáo trình Hình họa. Vẽ kỹ thuật trang 6

Trang 6

Giáo trình Hình họa. Vẽ kỹ thuật trang 7

Trang 7

Giáo trình Hình họa. Vẽ kỹ thuật trang 8

Trang 8

Giáo trình Hình họa. Vẽ kỹ thuật trang 9

Trang 9

Giáo trình Hình họa. Vẽ kỹ thuật trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 62 trang baonam 39061
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Hình họa. Vẽ kỹ thuật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Hình họa. Vẽ kỹ thuật

Giáo trình Hình họa. Vẽ kỹ thuật
 ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THƠNG VẬN TẢI 
KHOA KỸ THUẬT ĐIỆN – ĐIỆN TỬ 
BÀI GIẢNG 
HÌNH HỌA – VẼ KỸ 
THUẬT 
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG 
TpHCM, 2016 
1 
BÀI MỞ ĐẦU 
I. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN MÔN HỌC : 
 Môn vẽ kỹ thuật ra đời và phát triển theo nhu cầu của đời sống con người 
và theo sự đòi hỏi của thực tiễn sản xuất. 
 Cơ sở kỹ thuật sự ra đời của bản vẽ kỹ thuật là kỹ năng diễn đạt sự vật và 
sự tích lũy những kiến thức hình học của con người. Đối tượng nghiên cứu của 
môn vẽ kỹ thuật là bản vẽ kỹ thuật. 
 Các bản vẽ kỹ thuật được biểu diễn bằng phương pháp chính xác theo những 
tiêu chuẩn thống nhất của nhà nước. 
 Sự phát triển của bản vẽ kỹ thuật đã trải qua nhiều thế kỷ nay. Sự xuất 
hiện của bản vẽ kỹ thuật liên quan đến công việc xây dựng và công trình kiến trúc. 
Buổi đầu bản vẽ được vẽ ngay trên nền đất, nơi công trình xây dựng, sau đó được 
vẽ trên các phiến đá, các tấm đất sét, các tấm da thú, các bản gỗ bằng những 
hình vẽ thô sơ và đơn giản. Hình thức và nội dung của bản vẽ cũng thay đổi theo 
sự phát triển của sản xuất xã hội. 
 Đến thế kỷ 18, các ngành công nghiệp bắt đầu mở mang, nhất là ngành 
đóng tàu và chế tạo máy đòi hỏi bản vẽ phải biểu diễn một cách chính xác, rõ 
ràng và đúng tỉ lệ các đối tượng cần thể hiện. 
Gaspard Monge (1746 – 1818 ) Một kỹ sư và là nhà toán học người Pháp đã 
đề ra phương pháp các hình chiếu vuông góc để biểu diễn vật thể trong công trình 
“Hình học họa hình”. Công trình này được công bố vào năm 1798, đó là phương 
pháp vẽ hình chiếu được dùng để xây dựng các bản vẽ kỹ thuật. 
Ngày nay bản vẽ kỹ thuật được dùng rộng rãi trong mọi hoạt động sản xuất, 
trao đổi và trong tất cả các lĩnh vực kỹ thuật. Trong bất kỳ lĩnh vực hoạt động công 
nghiệp nào cũng cần đến bản vẽ kỹ thuật, trong việc mua bán chuyển giao công 
nghệ giữa các quốc gia, trao đổi hàng hóa hay dịch vụ và thông tin, bản vẽ kỹ 
thuật được xem là tài liệu kỹ thuật cơ bản liên quan đến sản phẩm. 
 Bản vẽ kỹ thuật đã trở thành “tiếng nói“ của kỹ thuật. 
 Nước ta trở thành thành viên chính thức của Ban thường trực về tiêu chuẩn 
hóa thuộc hội đồng tương trợ kinh tế năm 1978 và đặc biệt vào năm1977 Tổng cục 
tiêu chuẩn đo lường chất lượng nước ta được công nhận là thành viên chính thức 
của tổ chúc quốc tế về tiêu chuẩn hóa ( I.S.O ) là những nhân tố giúp cho ngành 
vẽ kỹ thuật ở Việt nam phát triển tốt. 
2 
II. VAI TRÒ CỦA MÔN HỌC VẼ KỸ THUẬT 
 Nhiệm vụ của môn vẽ kỹ thuật là bồi dưỡng năng lực học tập và đọc các 
bản vẽ kỹ thuật, bồi dưỡng và phát triển trí tưởng tượng trong không gian và tư duy 
kỹ thuật, đồng thời rèn luyện tác phong làm việc khoa học, chính xác, đức tính cần 
cù, cẩn thận của học sinh. 
 Trong các trường kỹ thuật và trường phổ thông, môn vẽ kỹ thuật là môn cơ 
sở làm nhiệm vụ thông tin cho các ngành và các môn khác. 
 Môn vẽ kỹ thuật mang nhiều tính chất thực hành. Trong quá trình học tập, 
học sinh phải nắm vững các kiến thức cơ bản như lý luận về phép chiếu, các 
phương pháp biểu diễn vật thể, nắm vững các qui tắc của Tiêu Chuẩn Nhà Nước và 
Tiêu Chuẩn Quốc Tế về bản vẽ kỹ thuật, đồng thời phải chú trọng rèn luyện kỹ 
năng thực hành . 
 Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của tin học, máy tính điện tử được ứng 
dụng vào các hoạt động thiết kế và chế tạo. Trong hệ thống tự động hóa thiết kế, 
máy tính điện tử được dùng để xử lý thông tin vẽ , giải các bài toán ở các giai 
đoạn thiết kế và tự động hóa lập bản vẽ . 
 Việc dùng máy tính điện tử để lập các bản vẽ kỹ thuật tạo nên bước nhảy 
vọt trong sự phát triển của môn vẽ kỹ thuật. Môn vẽ kỹ thuật đã có những bước 
phát triển mạnh mẽ và chắc chắn trong tương lai sẽ còn phát triển nhanh chống 
hơn nữa. 
 Học tốt môn vẽ kỹ thuật không những giúp ích cho việc học tập các môn 
khác mà còn giúp ích rất nhiều cho thực tế sản xuất và cuộc sống của chúng ta 
sau này. 
3 
Chương 1: VẬT LIỆU DỤNG CỤ VÀ TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ 
I. VẬT LIỆU VẼ 
1. Giấy vẽ : Giấy dùng để vẽ các bản vẽ kỹ thuật gọi là giấy vẽ (giấy crôki). Đó là loại 
giấy dày, hơi cứng có mặt phải nhẵn và mặt trái nhám. Khi vẽ bằng chì hay bằng mực đều 
dùng mặt phải của giấy vẽ. 
Giấy dùng để vẽ các bản vẽ phác thường là giấy kẻ li hay giấy kẻ ô vuông. 
2. ... của vật thể có thể dùng cách phân tích hình dạng vật thể của vật thể và cách 
phân tích đường, mặt và các tính chất liên hệ hình chiếu của các yếu tố hình học để vẽ. 
 Các tính chất liên hệ hình chiếu : 
 + Hình chiếu đứng và hình chiếu bằng của vật thể có liên hệ gióng đứng, do đó có 
chung kích thước ngang. 
 + Hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh của vật thể có có liên hệ gióng ngang, do đó 
có chung kích thước cao. 
 + Hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh của vật thể có chung kích thước sâu (kích 
thước rộng). 
 Khi vẽ, vẽ hình dạng bên ngoài trước hình dạng bên trong sau, bộ phận chủ yếu 
trước bộ phận thứ yếu sau. 
Để tiện có thể gióng các đường nét từ hình này sang hình kia, ta có thể vẽ các trục hình chiếu 
hoặc kẻ đường xiên 45
o
 làm đường phụ trợ, dùng compa hoặc thước để đưa kích thước từ 
hình này sang hình chiếu thứ ba. 
48 
CÂU HỎI 
1. Thế nào là cách phân tích hình dạng vật thể ? Dùng cách phân tích hình dạng vật thể 
để làm gì ? 
2. Thế nào là kích thước định hình, kích thước định vị và kích thước định khối ? 
3. Nêu trình tự cách đọc bản vẽ ? 
4. Mục đích của cách vẽ hình chiếu thứ ba để làm gì ? nêu phương pháp vẽ hình chiếu thứ 
ba của vật thể ? 
BÀI TẬP 
1. Đối chiếu với hình chiếu trục đo của vật thể bổ sung các nét còn thiếu trên hình chiếu 
vuông góc. 
a) 
b) 
49 
2. Vẽ hình chiếu vuông góc của vật thể từ hình chiếu trục đo cho trong các hình dưới đây. 
a) 
b) 
50 
Chương 6 KÝ HIỆU - SƠ ĐỒ HỆ THỐNG ĐIỆN 
A. MỤC TIÊU 
Qua bài học này, học sinh sẽ hiểu được khái niệm, các loại ký hiệu, sơ đồ điện thông 
dụng trong công nghiệp và dân dụng. 
 Thực hiện được các bước phân các sơ đồ điện dân dụng, công nghiệp. Trình bày được 
một số sơ đồ điện cơ bản trong dân dụng và công nghiệp đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. 
B. NỘI DUNG BÀI GIẢNG 
I. KÝ HIỆU THÔNG DỤNG TRONG SƠ ĐỒ ĐIỆN 
 1. Khái niệm 
Một trong những thành tựu vĩ đại nhất của con người là đã phát triển được hệ thống những 
ký hiệu giúp cho việc thông tin và ghi nhận tri thức thế giới một cách dễ dàng hơn. Trong sơ đồ 
điện người ta ứng dụng các ký hiệu qui ước là những hình vẽ được tiêu chuẩn hóa để biểu diễn 
dây dẫn, thiết bị điện, đồ dùng điện, cách đi dây,  (ghi chú số lượng, chủng loại, cỡ dây ...). 
2. Phân loại ký hiệu 
Có nhiều loại sơ đồ điện: sơ đồ nguyên lý, sơ đồ khai triển, sơ đồ vị trí lắp đặt đấu dây, sơ 
đồ đơn tuyến, đa tuyến, sơ đồ phân phối . . . 
a. Sơ đồ nguyên lý: Là loại sơ đồ chỉ nói lên mối liên hệ về điện mà không thể hiện vị trí 
sắp xếp, bố trí, cách lắp ráp .. các phần tử của mạch điện. 
Sơ đồ nguyên lý được dùng để nghiên cứu nguyên lý hoạt động của mạch điện và các 
thiết bị điện. 
Ví dụ: 
b. Sơ đồ vị trí – lắp đặt: Trình bày vị trí lắp đặt bố trí thiết bị điện, cách lắp ráp giữa các 
phần tử của mạch điện. Từ một sơ đồ nguyên lý, chúng ta có thể xây dựng được một số sơ đồ vị 
trí, lắp đặt; trong đó phải chọn một sơ đồ tối ưu. Sơ đồ vị trí thường dùng cho bước thiết kế sơ 
bộ. 
Ví dụ: 
c. Sơ đồ đơn tuyến: Trình bày chi tiết mạch điện bằng 1 nét vẽ, trên đó thiết kế được 
số lượng, cỡ dây . . . cũng như cách thức đi dây. 
Ví dụ: 
1 – Nguồ n điện. 
2 – Thiết bị điề u 
khiển. 
3 – Đường liên 
lạc. 
4 – Tải tiêu thụ. 
51 
d/ Sơ đồ đấu nối dây: Trình bày chi tiết mạch điện dùng trong thi công, biểu diễn cách 
đấu nối dây giữa các thiết bị điện. 
Ví dụ: 
e/ Sơ đồ phân phối: Trình bày phương thức phân phối điện năng từ nguồn đến 
các nút tiêu thụ. Đây là dạng sơ đồ nguyên lý nhưng thể hiện trên sơ đồ đơn 
tuyến. 
Ví dụ: 
52 
3. Các ký hiệu điện thông dụng 
STT TÊN GOI KÝ HIỆU 
01 
Dòng điện một chiều, điện áp một 
chiều 
------------ 
02 
Dòng điện xoay chiều, điện áp xoay 
chiều 
03 Dây dẫn điện 
04 Mạch điện có 4 dây dẫn 
05 
Dây dẫn điện cắt nhau nhưng không 
nối liền về điện 
06 
Dây dẫn điện cắt nhau và nối liền 
về điện 
07 Tiếp đất, nối mass 
08 Phần tử đốt nóng của rờ le nhiệt 
09 Bộ chỉnh lưu 
10 Tụ điện 
11 Tụ hóa 
12 Pin hoặc ắc qui 
13 Cầu chì 
14 Biến trở 
15 
Cuộn dây công tắc tơ, khởi động từ, 
rờ le . . 
16 
Cuộn dây rờ le thời gian 
a. Mở chậm 
b. Đóng chậm 
c. Đóng mở chậm 
17 Nam châm điện 
18 Chuông điện 
53 
19 Ly hợp điện từ 
20 Bàn nam châm điện 
20 Đèn thắp sáng 
21 Đèn tín hiệu 
22 Động cơ điện một chiều 
23 
Động cơ điện xoay chiều ba pha rô 
to lồng sóc 
24 Cầu dao: 1 pha , 3 pha 
25 
Áp tô mát, cầu dao tự động: 1 pha, 3 
pha 
26 
Công tắt: 
a. Công tắc thường 
b. Công tắc 3 cực ( chuyển 
mạch) 
27 
Nút nhấn 
a. Thường mở 
b. Thường đóng 
c. Kép ( 2 tầng tiếp điểm) 
28 
Tiếp điểm công tắc tơ, rờ le, 
a. Thường mở 
b. Thường đóng 
29 
Tiếp điểm thường mở: 
a. Đóng chậm 
b. Mở chậm 
c. Đóng, mở chậm 
30 
Tiếp điểm thường đóng: 
a. Đóng chậm 
b. Mở chậm 
c. Đóng, mở chậm 
31 
Tiếp điểm có nút nhấn phục hồi 
a. Thường mở 
54 
b. Thường đóng 
32 Máy biến dòng 
33 Máy biến áp 
34 Công tơ điện, đồng hồ đo điện năng 
35 
Công tắc điện kiểu thường 
a. Một cực, b. Hai cực, c. Ba cực 
36 
Công tắc điện kiểu kín: 
a. Một cực, b. Hai cực, c. Ba cực 
37 
Ổ cắm điện hai cực 
a. Kiểu thường, b. Kiểu kín 
38 
Ổ cắm điện hai cực có cực thứ 3 nối 
đất: a. Kiểu thường, b. Kiểu kín 
39 
Ổ cắm điện ba cực có cực thứ 4 nối 
đất: a. Kiểu thường, b. Kiểu kín 
40 
Công tắc điện hai chiều 
a. Kiểu thường, b. Kiểu kín 
41 
Thiết bị đo điện 
a. Điện trở – Ôm kế 
b. Điện áp - Vôn kế 
c. Dòng điện – Am pe kế 
d. Công suất – Watt kế 
II. CÁC LOẠI SƠ ĐỒ HỆ THỐNG ĐIỆN 
Hệ thống điện bao gồm các khâu: Sản xuất – Truyền tải – Phân phối và Cung cấp đến 
các hộ tiêu thụ và sử dụng điện. Chúng được thực hiện bởi các nhà máy điện ( Thủy điện, nhiệt 
điện, điện nguyên tử .v.v. ), mạng lưới điện, các trạm điện và các hộ sử dụng. 
 Điện năng sau khi sản xuất ra từ nhà máy sẽ được truyền tải đến nơi tiêu thụ bằng dòng 
điện cao thế 110kV, 220kV, .v.v. Khi đến nơi tiêu thụ, được hạ dần xuống 66kV và truyền tải 
vào thành phố với điện áp 15kV. Nhờ các trạm biến áp khu vực sẽ biến đổi điện từ 15kV ÷ 
220/380V 3 pha để cung cấp trực tiếp cho các hộ tiêu thụ. Tại đây hệ thống cung cấp là mạng 3 
pha 4 dây, gồm 3 dây pha và 1 dây trung tính. 
 Trong đó: Up: Là điện áp giữa dây pha và dây trung tính. 
 Ud: Là điện áp giữa 2 pha bất kỳ. 
 Với: Ud = √3 Up 
 - Cung cấp điện cho sinh hoạt là mạng 2 dây, gồm 1 dây pha với 1 dây trung tính. 
Còn cung cấp cho các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp, sản xuất là mạng 3 pha 4 dây. 
55 
 Ta có sơ đồ hệ thống điện 3 pha như hình vẽ: 
1. Sơ đồ mạng điện dân dụng 
a. Mạch đèn đấu nối tiếp: 
b. Mạch đèn mắc song song: 
c. Mạch đèn sáng luân phiên: 
d. Mạch đèn sáng tỏ, sáng mờ: 
e. Mạch đèn cầu thang (điều khiển 2 nơi): 
- Cách 1: 
56 
- Cách 2: 
f. Mạch đèn sáng theo tuần tự: 
g. Mạch chuông điện: 
h. Mạch quạt trần: 
i. Mạch điện năng kế ( 1 pha): 
j. Mạch điện tổng hợp: 
 Một ví dụ tham khảo: 
57 
 * Ghi chú: 
 - Trần cao (cách nền) 4 mét. 
 - Đường dây đi nổi, men theo tường bảo vệ bằng nẹp vuông (ống dẹt) 
 - Đèn Đ1 đặt sát trần, cách tường 0,5 mét. 
 - Đèn Đ2 đến Đ7 đặt sát tường, cách trần 0,5 mét. 
 - Đèn Đ8 đặt sát tường, cách trần 1,5 mét. 
 - Bảng điện đặt cách nền 1,5 mét. 
 - Bảng điện 1: Công tơ 1pha + CB 30A, CC + công tắc + ổ cắm. 
 - Bảng điện 2: CC + công tắc + dimmer quạt + ổ cắm. 
- Bảng điện 3: CC + ổ cắm 
- Bảng điện 4: CC + 2 công tắc + dimmer + ổ cắm. 
- Bảng điện 5, 6, 7, 8: CC + công tắc + ổ cắm. 
* Tính toán vật tư: 
 - Ống bảo vệ: ( nẹp vuông 2 phân 5) 
 + Trần: 8m + 18m + 1m + 1,5m = 
 + Quạt trần: 1,5m + 1,5m = 
 + Đèn : 0,5 x 7 đèn = 
 + Bảng điện: 2,5m x 8 = 
 Tổng cộng: + 15% = 
 - Đường dây chính: ( dùng dây đơn cứng có d =20/10, với I danh định = 36A) 
 + Trần: 
 + Tường: 
 Tổng cộng: + 15% = 
 - Đường dây ổ cắm: ( dùng dây đơn cứng có d =16/10, với I danh định = 28A) 
 + Trần: 
 + Tường: 
 Tổng cộng: + 15% = 
 - Đường dây đèn, quạt: ( dùng dây đơn cứng có d=12/10, với I danh định = 20A) 
 + Đèn Đ1: 
 + Đèn Đ2, Đ3, Đ4, Đ5: 
 + Đèn Đ6: 
 + Đèn Đ7: 
 + Đèn Đ8: 
 + Quạt Q1: 
 + Quạt Q2: 
 Tổng cộng: + 15% = 
* Bảng dự trù vật tư: 
STT Tên vật tư – qui cách Đơn vị Số lượng Ghi chú 
1 Nẹp vuông – 2P5 mét 
2 Dây điện đơn cứng – 20/10 mét 
3 Dây điện đơn cứng – 16/10 mét 
4 Dây điện đơn cứng – 12/10 mét 
5 Đèn hình cầu – 75W – 220V Bộ 
6 Đèn huỳnh quang 40W – 220V Bộ 
7 Đèn huỳnh quang 20W – 220V Bộ 
58 
8 Công tắc 6A – 250V Cái 
9 Cầu chì nhựa 10A – 250V Bộ 
10 Ổ cắm điện 6 lỗ 10A – 250V Cái 
11 Quạt trần Mỹ Phong 120W – 220V Bộ 
12 Đinh thép 2P3 Hộp 
13 Băng keo cách điện Cuộn 
14 Bảng điện nhựa Cái 
15 Tắc kê nhựa Bịt 
16 Vít bắt bảng điện 3P Con 
17 Vít bắt đèn 2P Con 
2. Sơ đồ mạng điện công nghiệp 
Mạng điện công nghiệp là mạng động lực ba pha cung cấp điện cho các phụ tải 
công nghiệp. Phụ tải điện công nghiệp bao gồm các máy móc trang thiết bị điện công 
nghiệp sử dụng năng lượng điện sản xuất theo các dây chuyền công nghệ để sản xuất ra 
các sản phầm mang tính chất hàng hóa công nghiệp theo các ngành và các lĩnh vực công 
nghiệp khác nhau. 
Phụ tải điện công nghiệp chủ yếu là các động cơ điện cao, hạ áp ba pha, dòng điện 
xoay chiều, tần số công nghiệp (50 ÷ 60Hz); các lò điện trở, lò hồ quang, lò cảm ứng cao, 
trung tần, các thiết bị biến đổi và chỉnh lưu.v.v.Trong các xí nghiệp công nghiệp chủ yếu 
là dùng các động cơ điện hạ áp, động cơ điện cao áp 3, 6, lO kV dùng trong các dây 
chuyền công nghệ công suất lớn như các máy nghiền, máy cán, ép, máy nén khí, quạt gió 
và các trạm bơm công suất lớn. 
Ngoài phụ tải động lực là các động cơ điện trong xí nghiệp công nghiệp còn có phụ 
tải chiếu sáng bao gồm các đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang.v.v. phục vụ chiếu sáng cho nhà 
xưởng, bến, bãi, chiếu sáng đường đi và chiếu sáng sư cố, bảo vệ. Các thiết bị này dùng 
điện áp pha 220V. Mạng điện xí nghiệp bao gồm mạng điện cao áp cung cấp điện cho 
trạm biến áp xí nghiệp, trạm biến áp phân xưởng và các động cơ cao áp; mạng điện hạ áp 
phân xưởng cung cấp điện cho các động cơ điện hạ áp dùng trong truyền động cho các 
máy công cụ và mạng điện chiếu sáng. 
Để tránh làm rối mặt bằng xí nghiệp cản trở giao thông và mất mĩ quan cho xí 
nghiệp, mạng điện xí nghiệp chủ yếu dùng cáp ngầm và các dây dẫn bọc cách điện luồn 
trong các ống thép hoặc ống nhựa cách điện đặt ngầm trong đất, trên tường và trên sàn 
nhà xưởng. . . 
- BƯỚC 1: Sau khi đọc và hiểu được nguyên tắc làm việc của mạch điện điều 
khiển, chúng ta phân loại các khí cụ thành hai thành phần (như đã trình bày ở trên). Sau 
đó, bố trí hai thành phần khí cụ trên hai bảng khác nhau. 
Sau đó chúng ta có thể phát thảo vị trí bố trí cho các khí cụ trên hai bảng khác 
nhau như trong hình sau. 
59 
- BƯỚC 2: Trên sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển, ta xác định các nút (giao điểm 
của các nhánh dây nối) có chứa trong mạch. Kế tiếp, đánh số thứ tự cho các nút này. Qui 
tắc đánh số thứ tự cho các nút tóm tắt như sau: 
- Các nút khác nhau không mang cùng một số thứ tự, được đánh số tăng dần từ trên 
xuống. 
- Các nút nằm trên đường dây bên trái các cuộn dây côngtắctơ của mạch điều 
khiển được ký hiệu bằng các chữõ số lẻ. Ví dụ: 1, 3, 5, 7, v.v . 
- Các nút nằm trên đường dây bên phải các cuộn dây côngtắctơ của mạch điều 
khiển được ký hiệu bằng các chữ số chẵn. Ví dụ: 2, 4, 6, 8,v.v . 
BƯỚC 3: Chúng ta có thể bắt đầu từ bảng chứa các thành phần thứ nhất, đồng thời 
dựa theo sơ đồ nguyên lý, chúng ta xác định số dây nối liên lạc giữa các phần tử với nhau 
trong bảng cũng như số sợi dây nối đi ngược về bảng bố trí các thành phần thứ nhì của khí 
cụ. 
TRÌNH TỰ KHẢO SÁT SƠ ĐỒ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP: 
Bước 1: Quan sát sơ bộ mạch điện, nhận diện ra mạch động lực và mạch điều 
khiển. Trong mạch động lực khảo sát đối tượng được điều khiển là loại thiết bị, động cơ 
gì? 
 - Trong mạch động lực dùng bao nhiêu côngtắctơ điều khiển, công dụng của mạch 
động lực thực hiện nhiệm vụ hay chức năng gì? 
- Trong mạch điều khiển sử dụng bao nhiêu khí cụ, phân loại, công dụng mỗi khí 
cụ? 
 Với sơ đồ điện được cho ta có thể phân tích như sau: 
60 
 - Trong mạch động lực 
 - Trong mạch điều khiển 
 a/ Sơ đồ nguyên lý: 
 b/ Sơ đồ bố trí thiết bị: 
 c/ Sơ đồ đi dây: 
61 
BẢNG CHUYỂN ĐỔI MỘT SỐ KÝ HIỆU CỦA CÁC NƯỚC 
Ký hiệu 
Ý nghĩa 
Việt Nam Mỹ Nhật Tây Âu 
Cuộn dây công tắc tơ, khởi động từ, rờ le 
 Tiếp điểm bình thường hở 
Tiếp điểm bình thường đóng 
Tiếp điểm thời gian thường mở, đóng 
chậm 
Tiếp điểm thời gian thường đóng, mở 
chậm 
Phần tử rờ le nhiệt bảo vệ quá tải 
Phần tử rờ le nhiệt bảo vệ ngắn mạch 
Nút nhấn bình thường đóng 
Nút nhấn bình thường mở 
Cầu chì 
Đèn tín hiệu, đèn báo 
Chuông điện 
 Tiếp điểm Áp tô mát 
CÂU HỎI 
Hãy trình bày những sơ đồ điện thường dùng trong các hệ thống điện dân dụng, công 
nghiệp? Ý nghĩa vận dụng các sơ đồ điện trên? 
BÀI TẬP 
1. Vẽ và phân tích sơ đồ hệ thống điện từ sơ đồ mặt bằng cho trước. 
2. Vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện dùng trong một hệ thống truyền động điện theo yêu 
cầu. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_hinh_hoa_ve_ky_thuat.pdf