Giáo trình Hệ thống điện điện tử trên ô tô (Phần 1)

 TỔNG QUAN VỀ MẠNG ĐIỆN VÀ HỆ THỐNG ĐIỆN TRÊN ÔTÔ

1. Hệ thống khởi động (starting system): Bao gồm accu, máy khởi động điện

(starting motor), các relay điều khiển và relay bảo vệ khởi động. Đối với động

cơ diesel có trang bị thêm hệ thống xông máy (glow system).

2. Hệ thống cung cấp điện (charging system): gồm accu, máy phát điện

(alternators), bộ tiết chế điện (voltage regulator), các relay và đèn báo nạp.

3. Hệ thống đánh lửa (Ignition system): Bao gồm các bộ phận chính: accu, khóa

điện (ignition switch), bộ chia điện (distributor), biến áp đánh lửa hay bobine

(ignition coils), hộp điều khiển đánh lửa (igniter), bougie (spark plugs).

4. Hệ thống chiếu ánh sáng và tín hiệu (lighting and signal system): gồm các

đèn chiếu sáng, các đèn tín hiệu, còi, các công tắc và các relay.

5. Hệ thống đo đạc và kiểm tra (gauging system): chủ yếu là các đồng hồ báo

trên tableau và các đèn báo gồm có: đồng hồ tốc độ động cơ (tachometer), đồng

hồ đo tốc độ xe (speedometer), đồng hồ đo nhiên liệu và nhiệt độ nước.

6. Hệ thống điều khiển động cơ (engine control system): gồm hệ thống điều

khiển xăng, lửa, góc phối cam, ga tự động (cruise control). Ngoài ra, trên các

động cơ diesel ngày nay thường sử dụng hệ thống điều khiển nhiên liệu bằng

điện tử (EDC – electronic diesel control hoặc common rail injection)

7. Hệ thống điều khiển ôtô: bao gồm hệ thống điều khiển phanh chống hãm ABS

(antilock brake system), hộp số tự động, tay lái, gối hơi (SRS), lực kéo (traction

control).

8. Hệ thống điều hòa nhiệt độ (air conditioning system): bao gồm máy nén

(compressor), giàn nóng (condenser), lọc ga (dryer), van tiết lưu (expansion

valve), giàn lạnh (evaporator) và các chi tiết điều khiển như relay, thermostat,

hộp điều khiển, công tắc A/C

Nếu hệ thống này được điều khiển bằng máy tính sẽ có tên gọi là hệ thống tự

động điều hòa khí hậu (automatic climate control).

9. Các hệ thống phụ:

Hệ thống gạt nước, xịt nước (wiper and washer system).

Hệ thống điều khiển cửa (door lock control system).

Hệ thống điều khiển kính (power window system).

Hệ thống điều khiển kính chiếu hậu (mirror control).

Hệ thống định vị (navigation system)

Giáo trình Hệ thống điện điện tử trên ô tô (Phần 1) trang 1

Trang 1

Giáo trình Hệ thống điện điện tử trên ô tô (Phần 1) trang 2

Trang 2

Giáo trình Hệ thống điện điện tử trên ô tô (Phần 1) trang 3

Trang 3

Giáo trình Hệ thống điện điện tử trên ô tô (Phần 1) trang 4

Trang 4

Giáo trình Hệ thống điện điện tử trên ô tô (Phần 1) trang 5

Trang 5

Giáo trình Hệ thống điện điện tử trên ô tô (Phần 1) trang 6

Trang 6

Giáo trình Hệ thống điện điện tử trên ô tô (Phần 1) trang 7

Trang 7

Giáo trình Hệ thống điện điện tử trên ô tô (Phần 1) trang 8

Trang 8

Giáo trình Hệ thống điện điện tử trên ô tô (Phần 1) trang 9

Trang 9

Giáo trình Hệ thống điện điện tử trên ô tô (Phần 1) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 228 trang baonam 16000
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Hệ thống điện điện tử trên ô tô (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Hệ thống điện điện tử trên ô tô (Phần 1)

Giáo trình Hệ thống điện điện tử trên ô tô (Phần 1)
Khoa Kỹ thuật ô tô 1 
ỦY BAN NHÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI 
------ 
GIÁO TRÌNH 
HỆ THỐNG ĐIỆN ĐIỆN TỬ 
TRÊN Ô TÔ 
 Chủ biên: ThS. Trần Hoàng Luân 
Lưu hành nội bộ - 9/2019 
 Khoa Kỹ thuật ô tô 2 
GIÁO TRÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN ĐIỆN TỬ Ô TÔ 
GIỚI THIỆU VỀ MÔN HỌC 
a. Vị trí, tính chất môn học 
Môn học được thực hiện sau khi sinh viên đã học xong các môn học/mô 
đun thuộc khối kiến thức cơ sở ngành như: Cơ kỹ thuật, Vật liệu và công nghệ 
kim loại, Vẽ kỹ thuật, Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật, An toàn lao 
động, Thực tập nguội cơ bản ... 
Môn học này được bố trí giảng dạy ở học kỳ 3 năm thứ nhất của khóa học 
và có thể bố trí dạy song song với các môn học, mô đun sau: Điện kỹ thuật; Điện 
tử cơ bản; TT. BD-SC động cơ căn bản; TT. BD-SC động cơ xăng, TT. BD-SC 
động cơ diesel... 
b. Mục tiêu của môn học: 
 Kiến thức: 
- Trình bày đầy đủ các nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại các hệ thống điện, 
điện tử trên ô tô 
- Giải thích được sơ đồ và nguyên lý làm việc chung của mạch điện trên ô 
tô. 
- Trình bày được cấu tạo, hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng của các bộ 
phận cơ bản trong hệ thống điện trên ô tô 
 Kỹ năng: 
- Có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào công việc thực hành và 
công việc thực tế 
- Phân tích được những hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng làm cho hệ 
thống không hoạt động 
- Giải thích được những nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến hệ thống 
điện và có khả năng tìm kiếm được những dụng cụ hoặc chi tiết để thay thế cho 
các chi tiết hư hỏng 
 Thái độ: 
- Phải chấp hành nghiêm những yêu cầu của giảng viên trong giờ lên lớp 
Khoa Kỹ thuật ô tô 3 
-. Phải nghiêm túc và đảm bảo an toàn khi tham gia học tập. 
c. Mô tả tóm tắt nội dung học phần: 
Môn học trang bị cho sinh viên ngành Công nghệ Ô tô trình độ cao đẳng 
những kiến thức cơ bản về hệ thống điện – điện tử trên ô tô, bao gồm: sơ đồ, cấu 
tạo, nguyên lý làm việc, tính toán đơn giản các hệ thống riêng biệt hợp thành 
mạng điện ô tô. Dành cho sinh viên cao đẳng chính quy năm học thứ 2. Môn học 
có 5 tín chỉ (75 tiết). Điều kiện tiên quyết là sinh viên đã học xong các môn: Điện 
kỹ thuật, Điện tử cơ bản, Động cơ đốt trong, Ô tô. Sinh viên phải đến lớp học lý 
thuyết tối thiểu là 80% thời gian của môn học 
d. Nội dung môn học. 
Chương 1: Khái quát về hệ thống điện – điện tử trên ô tô 
Bài 1: Khái quát về hệ thống điện và điện tử trên ôtô 
Chương 2: Ắc quy khởi động 
Bài 2: Ắc quy khởi động 
Chương 3: Hệ thống khởi động 
Bài 3: Hệ thống khởi động động cơ xăng 
Bài 4: Hệ thống khởi động động cơ Diesel 
Chương 4: Hệ thống cung cấp điện 
Bài 5: Hệ thống cung cấp điện 
Bài 6: Bộ điều chỉnh điện, tính toán chế độ tải và chọn máy phát điện 
trên ôtô 
Chương 5: Hệ thống đánh lửa 
Bài 7: Hệ thống đánh lửa 
Chương 6: Hệ thống điều khiển lập trình cho động cơ. 
Bài 8: Giới thiệu chung về cấu trúc hệ thống, các loại cảm biến và tín 
hiệu điều khiển lập trình cho động cơ 
Bài 9: Điều khiển đánh lửa 
Bài 10: Điều khiển phun xăng 
Chương 7: Hệ thống điều khiển làm mát động cơ 
Bài 11: Hệ thống điều khiển làm mát động cơ 
 Khoa Kỹ thuật ô tô 4 
Chương 8: Hệ thống thông tin trên ô tô 
Bài 12: Hệ thống thông tin trên ô tô 
Chương 9: Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu 
Bài 13: Hệ thống chiếu sáng 
Bài 14: Hệ thống tín hiệu 
Chương 10: Các hệ thống phụ 
Bài 15: Các hệ thống phụ trên ô tô 
Khoa Kỹ thuật ô tô 5 
LỜI NÓI ĐẦU 
Trong vòng 20 năm trở lại đây, công nghiệp ôtô đã có những sự thay đổi 
lớn lao. Đặc biệt, hệ thống điện và điện tử trên ôtô đã có bước phát triển vượt 
bậc nhằm đáp ứng các yêu cầu: tăng công suất động cơ, giảm tiêu hao nhiên 
liệu, giảm độ độc hại của khí thải, tăng tính an toàn và tiện nghi của ô tô. Ngày 
nay, chiếc ô tô là một hệ thống phức hợp bao gồm cơ khí và điện tử. Trên hầu 
hết các hệ thống điện ôtô đều có mặt các bộ vi xử lý để điều khiển các quá trình 
hoạt động của hệ thống. Các hệ thống mới lần lượt ra đời và được ứng dụng 
rộng rãi trên các loại xe, từ các hệ thống điều khiển động cơ và các hệ thống 
phụ. Giá thành của các hệ thống điện và điện tử đã chiếm 30 - 40 % giá thành 
của xe. 
Để giúp cán bộ kỹ thuật trong ngành và sinh viên nắm bắt kịp thời kiến 
thức trong những lĩnh vực nêu trên, quyển sách “Hệ thống điện và điện tử trên 
ôtô cơ”, sau một thời gian dài chỉnh lý, đã ra đời. Quyển sách được viết theo 
chương trình khung ngành Công nghệ ôtô 
Các tác giả chân thành cảm ơn thầy cô Khoa Kỹ Thuật ÔTô đã đóng góp 
những ý kiến có ích và khích lệ chúng tôi trong quá trình biên soạn giáo trình 
này. Tuy rất cố gắng nhưng giáo trình không tránh khỏi một số sai sót nhất định, 
kính mong quý đồng nghiệp và độc giả cho ý kiến để hoàn thiện hơn. 
 Các tác giả 
 Khoa Kỹ thuật ô tô 6 
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN VÀ ĐIỆN TỬ 
TRÊN ÔTÔ 
BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN VÀ ĐIỆN TỬ 
TRÊN ÔTÔ 
MỤC TIÊU: Sau khi nghiên cứu Bài học này, sinh viên sẽ có khả năng: 
✓ Trình bày đ ... 3 
T4 
T5 
Rf IG/SW 
Đến bộ 
chia điện 
Delco Igniter 
Khoa Kỹ thuật ô tô 213 
Trong đó: 
C: điện dung của tụ điện (F); 
U: điện áp trên tụ điện (V). 
Thông thường, người ta chọn tụ điện C có giá trị nằm trong khoảng từ 0,5  3F, 
vì theo tính toán và thực nghiệm, nếu điện dung của tụ C lớn thì khi tốc độ cao sẽ 
không đủ thời gian để tụ C được nạp đầy. Còn nếu điện dung nhỏ thì sẽ ảnh hưởng đến 
năng lượng đánh lửa. Hiệu điện thế nạp trên tụ thường nhỏ hơn 400V, vì nếu lớn hơn 
sẽ gây hiện tượng rò điện ở mạch thứ cấp trong bobine. 
Quá trình tích lũy năng lượng trong tụ điện được thực hiện ở dạng xung điện liên 
tục. Trong trường hợp năng lượng tích lũy ở dạng xung thì tụ điện được nạp bởi các 
xung điện một chiều trong thời gian trước lúc đánh lửa. Trong trường hợp còn lại, 
năng lượng tích lũy trong tụ nhờ những xung một chiều biến thiên nhờ nguồn điện một 
chiều trong suốt thời gian giữa hai lần đánh lửa. 
Hình 7.43 trình bày một sơ đồ đơn giản của hệ thống đánh lửa điện dung trên xe 
gắn máy. 
Hình 7.43 Sơ đồ hệ thống đánh lửa CDI trên xe gắn máy (với D2//SCR) 
Khi SCR ngắt, tụ điện C1 sẽ nạp nhờ nguồn điện N đã chỉnh lưu qua diode D1. 
Khi có tín hiệu đánh lửa từ cuộn dây điều khiển K, SCR dẫn, tụ điện C1 sẽ xả theo 
chiều mũi tên (a): (+) tụ điện C1 → SCR → mass → W1 → (-) tụ điện C1. Sự biến 
thiên dòng điện đột ngột trên cuộn sơ cấp W1 sẽ cảm ứng lên cuộn thứ cấp W2, một sức 
điện động cao áp đưa tới các bougie đánh lửa. Tuy nhiên, sau khi tụ điện C1 đã xả hết, 
do sức điện động tự cảm trong cuộn dây W1, tụ C1 sẽ được nạp theo chiều ngược lại. 
Nhờ điện áp ngược (điện áp trên tụ), SCR sẽ được đóng lại. Khi C1 xả ngược, D2 có 
nhiệm vụ dập tắt điện áp ngược bảo vệ cho SCR. 
1 2 3 4 5 6 
7 
8 
t 
i1 Uc 
Uc1 
Uc i1 
SCR 
D1 
D2 
D3 
D4 
R1 
R2 
C1 
W1 W2 
N 
K 
(a) 
Đến 
bougie 
c 
 Khoa Kỹ thuật ô tô 214 
Hình 7.44 Hiệu điện thế trên tụ và cường độ dòng điện 
qua cuộn sơ cấp bobine (D2 // SCR) 
Trong trường hợp mắc D2 song song SCR, dòng qua cuộn sơ cấp sẽ lệch pha với 
hiệu điện thế trên tụ. Hiệu điện thế và cường độ dòng điện có dạng dao động tắt dần 
nếu thời gian mở SCR lớn hơn thời gian phóng điện. Trong trường hợp ngược lại, dao 
động thường kết thúc vào khoảng t1  t2 (hình 7.44). 
Trên một số mạch, để giảm thời gian nạp tụ, người ta mắc D2 song song với cuộn 
dây sơ cấp (hình 7.45). 
Hình 7.45 Hệ thống đánh lửa điện dung với diode D2 
mắc song song cuộn sơ cấp 
Mạch này cho phép chuyển đổi gần như toàn bộ năng lượng chứa trong tụ sang 
mạch thứ cấp nên ngày càng được sử dụng rộng rãi. Đường biểu diễn hiệu điện thế và 
cường độ dòng điện được trình bày trên hình 7.46. 
Hiệu điện thế thứ cấp cực đại trong hệ thống đánh lửa CDI được xác định bởi 
công thức: 
 
2
1
2
C
C
UU
clm
= 
UC1 : hiệu điện thế trên tụ lúc bắt đầu phóng. 
C1 : điện dung tụ điện. 
C2 : điện dung ký sinh trên mạch dao động. 
 : hệ số phụ thuộc vào dạng dao động. 
D2 
C 
SCR Bobine 
Khoa Kỹ thuật ô tô 215 
Như vậy hiệu điện thế thứ cấp ít phụ thuộc vào C1 mà phụ thuộc vào hiệu điện 
thế nạp được trên C1 nhiều hơn. 
Hình 7.46 Hiệu điện thế trên tụ và cường độ dòng điện qua cuộn 
sơ cấp của bobine (với D2 mắc song song cuộn sơ cấp) 
Hình 7.47 So sánh thời gian tăng trưởng của hiệu điện thế thứ cấp 
của hệ thống đánh lửa CDI, TI và hệ thống đánh lửa thường 
Đồ thị hình 7.47 biểu diễn thời gian tăng trưởng của hiệu điện thế thứ cấp của hệ 
thống đánh lửa bán dẫn loại điện dung (CDI), loại điện cảm (TT) và hệ thống đánh lửa 
thường. Ở hệ thống đánh lửa điện dung, thời gian hiệu điện thế thứ cấp đạt 20KV chỉ 
vào khoảng 10 s. Một điểm khác biệt giữa hệ thống đánh lửa điện dung và hệ thống 
đánh lửa điện cảm nữa là thời gian tồn tại tia lửa ở bougie của loại điện dung rất ngắn, 
chỉ vào khoảng 0,1  0,4 ms, trong khi loại điện cảm là từ 1  2ms. Nếu so sánh giữa 
hai cách mắc diode sẽ thấy cách mắc thứ hai làm tăng thời gian phóng điện ở bougie. 
7.11.2 Sơ đồ thực tế 
❖ Sơ đồ hệ thống đánh lửa CDI-DC điều khiển vít có mạch chống rung 
BOSCH 
t 
t1 t2 
Uc, i1 
Uc 
i1 
 Khoa Kỹ thuật ô tô 216 
Sơ đồ này được sử dụng trên xe Porche, Alfa-Romeo, Mazerati (hình 5.60). 
Với mục đích tăng năng lượng đánh lửa (CU2/2) hệ thống đánh lửa điện dung 
trên ôtô người ta trang bị bộ đổi điện để tăng điện áp mạch sơ cấp từ 12 VDC lên 300  
400 VDC. 
Nguyên lý làm việc của mạch đổi điện như sau: 
Hình 7.48 Sơ đồ hệ thống đánh lửa CDI điều khiển bằng vít có mạch 
 chống rung BOSCH 
Khi bật công tắc máy, qua cầu phân thế R1, R2, điện thế trên R2 được đưa đến cực 
B thông qua W2 làm T1 bắt đầu mở. Dòng qua T1 tăng dần cảm ứng lên W2 một sức điện 
động khiến T1 dẫn bão hòa làm tăng nhanh dòng qua W1. Khi dòng qua W1 đạt giá trị 
bão hòa, tốc độ biến thiên dòng giảm cảm ứng lên W2 một sức điện động có chiều 
ngược lại làm đóng T1. Sau đó quá trình tiếp tục được lặp lại. 
Sự thay đổi dòng qua W1 sẽ cảm ứng lên W3 một sức điện động dạng sóng vuông 
có biên độ xấp xỉ 400 V và nạp cho tụ C qua diode D2. 
Trên các hệ thống đánh lửa bằng vít, ở tốc độ cao thường xảy ra hiện tượng rung 
vít làm giảm thời gian tích lũy năng lượng tđ. Trong sơ đồ này có mạch điện tử có thể 
chống rung vít rất hiệu quả. 
Khi vít đóng, dòng qua R3 → R4 làm T2 mở. Dòng cực góp T2 đi qua R5 và nạp tụ 
C2 qua R6 phân cực nghịch cực B-E của T3 làm nó đóng. 
Khi vít mở, T2 đóng, tụ C2 phóng điện qua R6 và R5 và phân cực thuận cực B-E 
của T3 làm T3 dẫn. Lúc đó, tụ C2 sẽ phóng điện qua T3 và R7, R8 kích cho SCR mở và tụ 
R1 
R2 
R3 
R4 R5 R6 
R7 
R8 
W1 
W2 
W4 
W3 
W5 
T1 
T2 
T3 
D1 
D2 C 
C2 
SCR 
Vít 
Đến bộ 
chia điện 
Khoa Kỹ thuật ô tô 217 
C sẽ phóng điện qua cuộn sơ cấp và ở cuộn thứ cấp của bobine sẽ xuất hiện sức điện 
động cao thế. 
Nếu xảy ra hiện tượng rung vít, tức lặp lại quá trình mở vít do sự rung của lò xo 
lá trên vít búa, T3 sẽ mở trong thời gian ngắn nhưng hiệu điện thế trên tụ C2 tại thời 
điểm này không kịp đạt giá trị có thể phóng điện qua R7, R8 do đó SCR vẫn đóng và tụ 
C không xả. 
❖ Sơ đồ hệ thống đánh lửa CDI không vít có bộ đảo điện sử dụng hai transistor 
Hình 7.49 trình bày một sơ đồ hệ thống đánh lửa điện dung có bộ đảo điện sử 
dụng hai transistor. 
Hình 7.49 Sơ đồ hệ thống đánh lửa CDI không vít có bộ 
đảo điện sử dụng 2 transistor 
Nguyên lý làm việc của hệ thống như sau: 
Khi bật công tắc máy, dòng điện sẽ cung cấp đến các cuộn dây như sau: 
 (+) → w1 → w2 → R1 → R2 → mass. 
 w2 → w4 → R3 → R4 → mass. 
Lúc đầu transistor T1 và T2 cùng chớm mở nhưng do sai số chế tạo nên sẽ có một 
transistor mở trước (giả sử T1 mở trước). Lúc đó dòng điện qua W1 tăng nhanh, cảm 
ứng lên cuộn W3 một sức điện động có chiều như hình vẽ, đồng thời nó cũng cảm ứng 
lên cuộn W4 một sức điện động có chiều ngược lại (do cuộn dây W3 và W4 quấn ngược 
chiều nhau) làm transistor T2 đóng hoàn toàn. Khi transistor T1 dẫn bão hòa, tốc độ 
biến thiên của dòng điện đi qua nó sẽ giảm, làm sức điện động trên cuộn W3 đổi chiều, 
do đó sức điện động trên cuộn W4 cũng có chiều ngược lại làm T2 dẫn nhanh khiến T1 
đóng nhanh. Quá trình cứ tiếp diễn và sự biến thiên dòng điện trong hai cuộn W1 và W2 
W3 
D1 D2 
D3 
D4 
D5 
D6 
D7 
R2 R1 
R4 R3 R5 
SCR 
C 
IG/SW 
W1 
W2 
W4 
W5 
+ 
+ 
W6 W7 
K_ cuộn cảm biến 
300V DC 
T
1
T
2
 Khoa Kỹ thuật ô tô 218 
sẽ cảm ứng lên cuộn thứ cấp W5 của bộ đảo điện một điện áp xoay chiều khoảng 300 V 
và được chỉnh lưu thành dòng một chiều cung cấp cho tụ. Quá trình đánh lửa của hệ 
thống hoạt động tương tự như đã trình bày trên sơ đồ hình 5.46. 
• Ưu và nhược điểm của hệ thống đánh lửa điện dung 
Qua phân tích hoạt động và các đặc tính đặc trưng của hệ thống đánh lửa điện 
dung, ta thấy hệ thống có các ưu điểm sau: 
Đặc tính của hệ thống đánh lửa gần như không phụ thuộc vào số vòng quay động 
cơ vì thời gian nạp điện rất ngắn do tụ điện đã được chọn sao cho ở số vòng quay cao 
nhất, tụ điện vẫn nạp đầy giữa hai lần đánh lửa. 
Hiệu điện thế thứ cấp, tăng trưởng nhanh nên tăng được độ nhạy đánh lửa, không 
phụ thuộc vào điện trở rò trên bougie. 
Tuy nhiên, do thời gian xuất hiện tia lửa ở bougie ngắn (0,3  0,4 ms) nên trong 
một điều kiện nhất định nào đó của hòa khí trong buồng đốt có thể tia lửa không đốt 
cháy được hòa khí. Vì vậy, đối với hệ thống đánh lửa CDI phải sử dụng bougie với 
khe hở điện cực lớn để tăng diện tích tiếp xúc của tia lửa nên bougie sẽ rất mau mòn. 
7.12. CÔNG TÁC BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA 
7.12.1 Hệ thống đánh lửa thường 
7.12.1.1 Quy trình chẩn đoán 
Hình 7.50 Sơ đồ quy trình chẩn đoán hệ thống đánh lửa 
 dùng vít lửa (Đánh lửa thường) 
Trình tự kiểm tra Minh họa 
Khoa Kỹ thuật ô tô 219 
Trình tự kiểm tra Minh họa 
BƯỚC 1: Kiểm tra tia lửa điện cao 
áp 
Tháo dây cao áp từ cọc trung tâm 
của nắp delco. 
Để đầu dây cao áp cách mát khoảng 
5 - 7 mm. 
Kiểm tra tia lửa khi khởi động. 
Nếu không có hoặc quá yếu -> 
Bước 2. 
BƯỚC 2: Kiểm tra điện trở dây cao áp trung tâm. 
 Không quá 25 kΩ cho một sợi. 
BƯỚC 3: Kiểm tra điện nguồn cung 
cấp cho bô bin. 
- Xoay contact máy on. 
- Kiểm tra điện áp tại cực + bô bin: 
Khoảng 12 vôn. 
 Nếu không có -> Kiểm tra cầu 
chì, đường dây và contact máy. 
BƯỚC 4: Kiểm tra bô bin 
- Điện trở cuộn sơ: 1,2 – 1,7Ω. 
- Điện trở cuộn thứ: 10,7 – 14,5KΩ 
 Nếu điện trở không đúng thay 
mới bô bin. 
 Khoa Kỹ thuật ô tô 220 
Trình tự kiểm tra Minh họa 
BƯỚC 5: Kiểm tra vít lửa và tụ điện. 
- Xoay công tắc máy về OFF. 
- Quay trục khuỷu cho cam ngắt điện đội vít búa mở ra. 
- Đo điện trở giữa vít búa và mát: Điện trở vô cùng. 
- Quay trục khuỷu cho vít búa ngậm: Điện trở vít búa với mát là 0Ω. 
- Nếu không đúng kiểm tra tình trạng của bề mặt vít ➔ Thay mới vít lửa và tụ điện 
nếu cần thiết. 
7.12.1.2 Kiểm tra các chi tiết trong hệ thống đánh lửa thường 
- Kiểm tra dây cao áp. 
- Điện trở một dây cao áp không quá 25 KΩ 
- Kiểm tra tình trạng của bu gi. 
+ Nếu không bình thường ➔ Thay mới bu gi đúng loại. 
+ Kiểm tra điện trở của các bu gi trên động cơ: Lớn hơn 10MΩ. 
+ Nếu điện trở bé hơn 10MΩ ➔ Làm sạch bu gi và kiểm tra lại. 
 Mát 
Khoa Kỹ thuật ô tô 221 
Hình 7.11 Kiểm tra tình trạng bugi 
- Điều chỉnh khe hở bu gi: 0,8 mm. 
- Xiết chặt bu gi với một mô men là 180 kg.cm 
- Kiểm tra bô bin. 
- Kiểm tra điện trở của cuộn sơ cấp: 1,2 – 1,7 Ω. 
- Kiểm tra điện trở cuộn thứ cấp: 10,7 – 14,5 KΩ. 
Hình 7.52 Kiểm tra bô bin 
- Kiểm tra điện trở phụ của bô bin: 1,3 – 1,5 Ω 
Hình 7.53 Kiểm tra điện trở phụ bô bin 
- Kiểm tra bộ đánh lửa sớm chân không. 
+ Tháo đường ống chân không cung cấp đến màng. 
+ Dùng bộ tạo chân không bằng tay. Cung cấp chân không đến màng và kiểm 
tra sự dịch chuyển của mâm lửa. 
+ Nếu bộ đánh lửa sớm chân không, không hoạt động thì thay mới. 
Ôm kế 
Kiểm tra điện trở phụ 
 Khoa Kỹ thuật ô tô 222 
Hình 7.54 Kiểm tra bộ đánh lửa sớm chân không 
- Kiểm tra bộ đánh lửa sớm li tâm. 
+ Theo hình trên. Xoay rotor theo chiều ngược kim đồng hồ. 
+ Buông tay, rotor phải trở lại vị trí ban đầu. 
+ Kiểm tra nếu sự chuyển động là không chính xác. 
7.12.2 Hệ thống đánh lửa bán dẫn 
7.12.2.1 Qui trình chẩn đoán 
Hình 7.55 Sơ đồ chẩn đoán hệ thống đánh lửa bán dẫn 
Trình tự kiểm tra Minh họa 
Chân không 
Khoa Kỹ thuật ô tô 223 
Trình tự kiểm tra Minh họa 
Bước 1: Kiểm tra tia lửa điện cao 
áp: 
+ Kết nối bugi như hình 
+ Hoặc để dây cao áp từ bô bin 
cách mát một khoảng 13 mm 
+ Khởi động động cơ và quan sát 
tia lửa 
+ Nếu không có lửa hoặc lửa yếu 
➔ Bước 2 
Bước 2: Kiểm tra dây cao áp trung 
tâm 
+ Điện trở dây cao áp phải bé hơn 
25 KΩ 
+ Nếu không đúng thay toàn bộ dây 
cao áp. 
Bước 3: Kiểm tra điện nguồn cung cấp 
cho bô bin và Igniter. 
+ Xoay công tắc máy On. 
+ Kiểm tra điện áp tại cực + bôbin: 
khoảng 12 Vôn. 
+ Kiểm tra tại cực B của Igniter: 
khoảng 12 Vôn. 
+ Nếu không có, kiểm tra cầu chì, 
đường dây, contact. 
 Khoa Kỹ thuật ô tô 224 
Trình tự kiểm tra Minh họa 
Bước 4: Kiểm tra bobbin 
 + Kiểm tra điện trở cuộn sơ cấp: 0,4 
– 2 Ω. 
 + Kiểm tra điện trở cuộn thứ: 6 – 15 
KΩ 
+ Nếu điện trở không đúng ➔ Thay 
mới bô bin 
Bước 5: Kiểm tra điện trở cuộn dây 
cảm biến 
 + Điện trở cuộn dây cảm biến 
khoảng 140 - 160Ω. 
+ Điện trở của cuộn dây cảm biến 
thay đổi tuỳ theo hãng xe. 
+ Nếu không đúng ➔ Thay mới 
Bước 6:Kieåm tra khe hôû töø 
+ Dùng căn lá kiểm tra khe hở từ:0,2 
– 0,4mm ➔ Điều chỉnh lại nếu cần 
thiết 
+ Nếu vẫn không có tia lửa điện cao 
áp ➔ Thay mới igniter 
7.12.2.2 Kiểm tra chi tiết 
Khoa Kỹ thuật ô tô 225 
7.12.2.2.1 Kiểm tra dây cao áp 
Điện trở dây cao áp không quá 25 KΩ 
Hình 7.56 Kiểm tra đường dây cao áp 
7.12.2.2.2 Kiểm tra tình trạng của bugi 
- Nếu không bình thường ➔ Thay mới bu gi đúng loại. 
Hình 7.57 Kiểm tra tình trạng bugi 
- Kiểm tra điện trở của các bu gi trên động cơ: Lớn hơn 10MΩ. 
- Nếu điện trở bé hơn 10MΩ →Làm sạch bugi và kiểm tra lại. 
Nghèo Đúng Giàu 
Tốt Không tốt Không tốt 
 Khoa Kỹ thuật ô tô 226 
Hình7.58 Đo điện trở bugi 
- Điều chỉnh khe hở bugi: 1,1 mm. Đối với bugi có điện cực bằng platin → 
Không hiệu chỉnh 
Hình 7.59 Điều chỉnh khe hở bugi 
7.12.2.2.3 Kiểm tra bô bin 
- Kiểm tra điện trở cuộn sơ cấp: 0,4 – 2 Ω. 
- Kiểm tra điện trở cuộn thứ: 6 – 15 KΩ 
Hình 7.59 Kiểm tra bôbin 
7.12.2.2.4. Kiểm tra khe hở từ 
- Khe hở từ nằm trong khoảng 0.2 – 0.4 mm. Điều chỉnh lại khe hở nếu cần thiết 
0,4 – 2 Ω 
6 – 15 KΩ 
Mát 
Khoa Kỹ thuật ô tô 227 
Hình 7.60 Kiểm tra khe hở từ 
7.12.2.2.5 Kiểm tra điện trở cuộn dây cảm biến 
- Điện trở cuộn dây: Toyoya R = 140 - 180Ω 
 Honda R = 650 - 850Ω 
Hình 7.61 Kiểm tra điện trở cuộn dây cảm biến điện từ 
7.12.2.2.6 Kiểm tra bộ đánh lửa sớm chân không 
- Tháo ống chân không tại bộ đánh lửa sớm chân không. 
- Cung cấp chân không đến các màng của bộ đánh lửa sớm chân không. 
- Kiểm tra sự dịch chuyển của mâm lửa. 
Hình 7.62 Kiểm tra bộ đánh lửa sớm chân không 
7.12.2.2.7 Kiểm tra bộ đánh lửa sớm li tâm 
4 
3 2 
1 
140 - 160Ω 
 Khoa Kỹ thuật ô tô 228 
- Xoay rotor theo ngược chiều kim đồng hồ 
- Buông tay và rotor phải trả nhanh về vị trí ban đầu 
- Sửa chữa hoặc thay mới nếu cần thiết 
7.12.2.2.8 Kiểm tra tia lửa điện 
- Để kiểm tra bô bin và igniter, thực hiện như sau: 
- Cấp nguồn 12 vôn cho bô bin và igniter. 
- Để dây cao áp cách mát khoảng 13mm. 
- Dùng pin khô 1,5 vôn: Cực âm của pin nối với cực (-) của igniter và cực dương 
của pin được quẹt vào cực (+) của igniter. 
- Nếu có tia lửa điện cao áp ➔ Bô bin và igniter còn tốt. 
Hình 7.63 Sơ đồ kiểm tra tia lửa điện 
7.12.2.2.9 Kiểm tra Igniter 
- Igniter có thể được kiểm tra như sau: 
- Khi đấu pin khô 1,5 V vào Igniter như hình vẽ thì bóng đèn sáng 
- Khi ngắt nguồn 1,5 V thì đèn tắt 
- Nếu kiểm tra thấy cả hai trường hợp trên đều đúng thì Igniter còn tốt 
Hình 7.64 Sơ đồ kiểm tra IC đánh lửa 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_he_thong_dien_dien_tu_tren_o_to_phan_1.pdf