Giáo trình Động cơ điện xoay chiều không đồng bộ 3 pha

1.1. Stato: Stato là phần tĩnh của máy điện, gồm hai bộ phận chính là lõi thép

và dây quấn, ngoài ra có vỏ máy và nắp máy.

1.1.1. Lõi thép: Lõi thép stato hình trụ do các lá thép kỹ thuật điện được dập

dãnh bên trong ghép lại với nhau tạo thành các rãnh theo hướng trục, lõi thép được

ghép vào trong vỏ máy.

1.1.2. Dây quấn: Dây quấn stato được làm bằng dây dẫn bọc cách điện (dây

điện từ) được đặt trong các rãnh của lõi thép.

Dòng điện xoay chiều ba pha chạy trong ba pha dây quấn stato sẽ tạo ra từ

trường quay.

1.1.3. Vỏ máy: Vỏ máy làm bằng nhôm hoặc bằng gang, dùng để dữ chặt lõi

thép và cố định máy trên bệ, hai đầu vỏ có lắp máy, ổ đỡ trục, vỏ máy và lắp máy

còn được dùng để bảo vệ máy.

1.2. Roto: Rôto là phần quay gồm lõi thép, dây quấn và trục máy.

1.2.1. Lõi thép: Gồm các lá thép kỹ thuật điện được dập rãnh mặt ngoài ghép

lại tạo thành các rãnh theo hướng trục, ở giữa có lỗ để lắp trục.

Giáo trình Động cơ điện xoay chiều không đồng bộ 3 pha trang 1

Trang 1

Giáo trình Động cơ điện xoay chiều không đồng bộ 3 pha trang 2

Trang 2

Giáo trình Động cơ điện xoay chiều không đồng bộ 3 pha trang 3

Trang 3

Giáo trình Động cơ điện xoay chiều không đồng bộ 3 pha trang 4

Trang 4

Giáo trình Động cơ điện xoay chiều không đồng bộ 3 pha trang 5

Trang 5

Giáo trình Động cơ điện xoay chiều không đồng bộ 3 pha trang 6

Trang 6

Giáo trình Động cơ điện xoay chiều không đồng bộ 3 pha trang 7

Trang 7

Giáo trình Động cơ điện xoay chiều không đồng bộ 3 pha trang 8

Trang 8

Giáo trình Động cơ điện xoay chiều không đồng bộ 3 pha trang 9

Trang 9

Giáo trình Động cơ điện xoay chiều không đồng bộ 3 pha trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 123 trang baonam 17141
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Động cơ điện xoay chiều không đồng bộ 3 pha", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Động cơ điện xoay chiều không đồng bộ 3 pha

Giáo trình Động cơ điện xoay chiều không đồng bộ 3 pha
 Giáo trình động cơ điện xoay chiều KĐB 3 pha 
 Lưu hành nội bộ - 1- 
MỤC LỤC 
MỤC LỤC 1 
LỜI NÓI ĐẦU 4 
GIỚI THIỆU MÔ ĐUN ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU KHÔNG ĐỒNG BỘ BA 
PHA 5 
Bài 01: CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU 
KĐB BA PHA 7 
1. Cấu tạo. ........................................................................................................................ 7 
2. Các thông định mức của máy. .................................................................................... 9 
3. Từ trường quay ba pha .............................................................................................. 10 
4. Nguyên lý làm việc của động cơ điện xoay chiều KĐB ba pha ........................... 12 
5. Hiện tượng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục những hư hỏng ....................... 13 
6. Tháo lắp động cơ điện xoay chiều KĐB ba pha ..................................................... 22 
Bài 2: XÁC ĐỊNH CỰC TÍNH CÁC ĐẤU DÂY ĐỘNG CƠ XOAY CHIỀU BA 
PHA 33 
1. Ý nghĩa của việc xác định cực tính. ......................................................................... 33 
2. Các phương pháp xác đinh cực tính bộ dây stato động cơ điện xoay chiều 
KĐB ba pha. .................................................................................................................. 34 
3. Xác định cực tính và đấu dây vào hộp nối sau khi xác định được cực tính. ........ 36 
4. Đấu động cơ vào nguồn và vận hành thử ................................................................ 38 
Bài 3: ĐẤU DÂY, KIỂM TRA, SỬA CHỮA VÀ VẬN HÀNH MACH ĐIỆN 
ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU KĐB BA PHA BẰNG CẦU DAO 40 
1. Sơ đồ mạch điện. ....................................................................................................... 40 
2. Qui trình đấu dây vận hành. ..................................................................................... 40 
3. Đấu dây, kiểm tra, sửa chữa và vận hành ................................................................ 41 
Bài 4: ĐẤU DÂY, KIỂM TRA, SỬA CHỮA VÀ VẬN HÀNH MẠCH ĐIỆN 
ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU KĐB BA PHA BẰNG KHỞI ĐỘNG TỪ ĐƠN45 
1. Sơ đồ mạch: ............................................................................................................... 45 
2. Đấu nối dây ............................................................................................................... 46 
3. Kiểm tra, sửa chữa và vận hành. .............................................................................. 48 
 Giáo trình động cơ điện xoay chiều KĐB 3 pha 
 Lưu hành nội bộ - 2- 
Bài 5: ĐẤU DÂY, KIỂM TRA, SỬA CHỮA VÀ VẬN HÀNH KHỞI ĐỘNG 
GIÁN TIẾP ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU KĐB 3 PHA BẰNG PHƯƠNG 
PHÁP ĐỔI NỐI Y/ BẰNG CẦU DAO 2 NGÃ 50 
1. Sơ đồ mạch điện: ....................................................................................................... 50 
2. Đấu nối dây ............................................................................................................... 52 
3. Kiểm tra, sửa chữa và vận hành. .............................................................................. 54 
Bài 6: ĐẤU DÂY, KIỂM TRA, SỬA CHỮA VÀ VẬN HÀNH KHỞI ĐỘNG 
GIÁN TIẾP ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU KĐB 3 PHA BẰNG PHƯƠNG 
PHÁP ĐỔI NỐI Y/ BẰNG KHỞI ĐỘNG TỪ KÉP 55 
1. Sơ đồ mạch điện. ....................................................................................................... 55 
6.2. Đấu nối dây ............................................................................................................ 56 
6.3. Kiểm tra, sửa chữa và vận hành. ........................................................................... 57 
Bài 7: ĐẤU DÂY, KIỂM TRA, SỬA CHỮA VÀ VẬN HÀNH ĐẢO CHIỀU 
QUAY ĐỘNG CƠ ĐIỆN KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA BẰNG BẰNG CẦU DAO 
ĐẢO 59 
1. Sơ đồ mạch điện. ....................................................................................................... 59 
2. Đấu nối dây. .............................................................................................................. 60 
7.3. Kiểm tra, sửa chữa và vận hành. ........................................................................... 60 
Bài 8: ĐẤU DÂY, KIỂM TRA, SỬA CHỮA VÀ VẬN HÀNH ĐẢO CHIỀU 
QUAY ĐỘNG CƠ ĐIỆN KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA BẰNG KHỞI ĐỘNG TỪ 
KÉP 61 
1. Sơ đồ mạch điện. ....................................................................................................... 61 
2. Đấu nối dây ............................................................................................................... 63 
3. Kiểm tra, sửa chữa và vận hành. .............................................................................. 64 
Bài 9: ĐẤU DÂY, KIỂM TRA, SỬA CHỮA VÀ VẬN HÀNH MẠCH TỰ ĐỘNG 
ĐẢO CHIỀU QUAY ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU BA PHA BẰNG CÔNG 
TẮC HÀNH TRÌNH 66 
1. Sơ đồ mạch điện. ....................................................................................................... 66 
2. Đấu nối dây. ............................................ ...  quy định 
---------------------------------------------------------------------------------------- 
Hình 14.22 
 Giáo trình động cơ điện xoay chiều KĐB 3 pha 
 Lưu hành nội bộ - 109- 
Bài 15: QUẤN BỘ DÂY STATO ĐỘNG CƠ ĐIỆN KĐB BA 
PHA MỘT LỚP DÂY QUẤN ĐỒNG TÂM 
1. Qui trình quấn dây 
Bước 1: Xác định số liệu , tính toán và vẽ sơ đồ trải. 
Bước 2: Tháo dây cũ, vệ sinh động cơ, ghi nhận số vòng dây, đường kính 
dây. 
Bước 3: Đo kích thước rãnh, cắt và lót giấy cách điện rãnh. 
Bước 4: Làm khuôn và quấn nhóm bối dây. 
Bước 5: Lồng dây vào rãnh. 
Bước 6: Đấu dây, hàn nối dây, cách điện pha. 
Bước7: Đo thông mạch, đo điện trở cách điện. 
Bước 8: Đai dây. 
Bước 9: lắp ráp vận hành khụng tải, đo dòng không tải. 
Bước 10: Tẩm sấy cách điện. 
2. Thực hiện quấn hoàn chỉnh động cơ điện xoay chiều KĐB ba pha một lớp, 
dây quấn đồng khuôn theo số đôi cực và số rãnh stato cho trước 
Thực hiện quấn hoàn chỉnh bộ dây stator đc điện XC KĐB 3 pha Z=24 
rãnh, 2p=2; dây quấn đồng tâm 1 lớp phân tán. 
Bước 1: Xác định số liệu , tính toán và vẽ sơ đồ trải. 
Bước 2: Tháo dây cũ, vệ sinh động cơ, ghi nhận số vòng dây, đường kính dây. 
1: Tháo nêm tre ra khỏi rãnh 
- Dùng búa nguội và dụng cụ đóng nêm tre ra khỏi miệng rãnh Stato 
- Trường hợp đóng nêm tre không ra được có thể dùng cưa, cưa dọc theo miệng 
rãnh để lấy nêm ra 
 Hình 15.1 
 Giáo trình động cơ điện xoay chiều KĐB 3 pha 
 Lưu hành nội bộ - 110- 
2: Đục cắt bìa úp trong miệng rãnh 
- Dùng búa nguội và dụng cụ đào rãnh đục cắt bìa úp 
- Trường hợp đục không được ta cũng có thể dùng cưa, cưa dọc theo miệng 
rãnh để cắt bìa úp 
3: Tháo dây quấn ra khỏi Stato 
Lách tháo từng vòng dây ra khỏi rãnh Stato 
4: Tháo bìa cách điện cũ ra khỏi rãnh 
Dùng nong rãnh tháo bìa lót rãnh ra khỏi rãnh Stato. 
Hình 15.2 
Hình 15.3 
 Giáo trình động cơ điện xoay chiều KĐB 3 pha 
 Lưu hành nội bộ - 111- 
5: Làm sạch rãnh Stato 
- Dùng giẻ lau sạch từng rãnh 
Bước 3: Đo kích thước rãnh, cắt và lót giấy cách điện rãnh. 
* Đo kích thước rãnh, cắt và lót giấy cách điện rãnh. 
1: Đo kích thước rãnh: 
 2: Làm nong rãnh 
h: là chiều cao của rãnh stato 
a: là chiều rộng của đáy rãnh stato 
d1: là chiều dài thực tế rãnh stato 
d2: làứ phần bìa gia công bên ngoài 
rãnh stato. 
Hình 15.4 
Hình 15.5 
Hình 15.6 
 Giáo trình động cơ điện xoay chiều KĐB 3 pha 
 Lưu hành nội bộ - 112- 
- Tuỳ theo hình dang rãnh mà ta làm nong rãnh cho phù hợp 
- Nong rãnh phải có kích thước nhỏ hơn kích thước rãnh 
- Nong rãnh có kích thước tạo hình cho giấy cách điện giống hình dạng rãnh và 
để ép sát giấy cách điện vào rãnh 
3: Cắt và tạo hình giấy cách điện 
 - Kích thước giấy cách điện ở hình phẳng 
 - Tạo hình giấy cách điện 
 + Gấp giấy cách điện như hình vẽ: gập hai mép giấy cách điện như hình vẽ 
 + Dùng nong rãnh tạo hình cho giấy cách điện 
 4: Lồng bìa cách điện vào rãnh 
Hình 15.7 
Hình 15.8 
Hình 15.9 
 Giáo trình động cơ điện xoay chiều KĐB 3 pha 
 Lưu hành nội bộ - 113- 
Đẩy tịnh tiến giấy theo chiều mũi tên 
5: Đinh vị bìa cách điện trong rãnh 
Yêu cầu: Sau khi lót giấy cách điện trong rãnh giấy không được cao hơn rãnh, 
không xục xịch và phải nằm sát các mặt rãnh. 
 Stato sau khi lót cách điện rãnh 
Bước 4: Làm khuôn và quấn nhóm bối dây. 
1: Hình dạng khuôn gỗ và miếng nẹp (má ốp) 
- Hình dạng khuôn gỗ 
Hình 15.10 
Hình 15.11 
Hình 15.12 
 Giáo trình động cơ điện xoay chiều KĐB 3 pha 
 Lưu hành nội bộ - 114- 
 Hình chữ nhật Hình thoi Hình bầu dục 
- Hình dạng miếng nẹp: 
 Chỗ sang mối dây 
Miếng nẹp là hai miếng gỗ kẹp 2 bên cái khuôn căn cứ vào khuôn để định 
kích thước cho miếng nẹp, điều kiện bắt buộc miếng nẹp phải lớn hơn các khuôn 
tối thiểu mỗi chiều 1cm. Hai đầu miếng nẹp (ứng với hai đầu khuôn) phải cắt trống 
để làm chỗ sang nối dây, bề dày miếng nẹp khoảng từ (0,3 1 cm) 
2: Các bước tiến hành: 
a. Phương pháp 1: 
 Dựa vào bước quấn dây (y) của bối dây cần làm khuôn, lấy 1 sợi dây đồng 
đặt vào hai rãnh stato động cơ đã lót giấy cách điện (khoảng cách hai rãnh bằng 
bước dây y). Khoảng cách hai đầu khuôn cách lõi thép khoảng (1-1,2) cm. Lấy dây 
đồng ra uốn theo hình dạng khuôn gỗ đãừ chọn (hình chữ nhật, hình thoi, hình bầu 
dục), đo các kích thước trên hình dạng dây đồng để làm kích thước khuôn gỗ và bề 
dày khuôn gỗ bằng chiều cao rãnh stato 
Sau khi lấy kích thước và lấy dấu kích thước lấy cưa cắt ra thành hình dạng 
khuôn, lấy thước gạch chéo 4 góc để tìm trung tâm của cái khuôn để khoan 1 lỗ 
tròn đường kính (1-1,2 cm) sau này cắt lên bàn quay dùng dũa hoặc đá mài làm 
láng xung quanh khuôn gỗ, để sau này lấy giấy cách ra khỏi khuôn gỗ được dễ 
dàng 
Hình 15.13 
Hình 15.14 
 Giáo trình động cơ điện xoay chiều KĐB 3 pha 
 Lưu hành nội bộ - 115- 
b. Phương pháp 2: Áp dụng cho loại khuôn bầu dục 
* Kích thước khuôn gỗ 
* Cách xác định kích thước của khuôn quấn dây 
- Stato để lót cách điện rãnh 
- Rãnh X và Y là hai rãnh lắp cuộn dây (khoảng cách bước dây) 
- Khoảng cáh hai rãnh (X, Y) chính là chiều rộng khuôn 
- d: là độ dài bìa cách điện trong rãnh Stato 
- h: chiều cao rãnh stato 
- hR: khoảng cách lớn nhất từ đường nối hai rãnh tới đáy stato 
3: Làm khuôn quấn dây. 
 XÁC ĐỊNH KíCH THƯƠC 
KHUÔN QUẤN 
d1 d 
h 
R 
CÁC DẠNG KHUÔN QUÁN 
Hình 15.15 
Hình 15.16 
Hình 15.17 
 Giáo trình động cơ điện xoay chiều KĐB 3 pha 
 Lưu hành nội bộ - 116- 
R =
2
d : Bán kính; 
d: độ rộng khuôn nhỏ nhất. 
d1: Khoảng cách 1 rãnh. 
Xác định chu vi khuôn quấn: 
CV1 = 2h + d. 
CV2 = 2h + (d +2d1). 
CV3 = 2h + (d +4d1). 
Tổng quát: 
CVn = 2h + d +2(n - 1)d1. 
Yêu cầu kỹ thuật đối với khuôn quấn: 
- Khuôn quấn phải đúng kích thước, có độ dày vừa phải. 
- Bề mặt khuôn quấn phải tương đối nhẳn, các góc lượng cần phải bo tròn. 
- Lổ khoan phải đúng tâm, phù hợp với trục bàn quấn (từ 10  12). 
- Số lượng khuôn quấn: 
 Số khuôn cuộn chạy bằng số bối dây có trong nhóm bối cuộn chạy. 
 Số khuôn cuộn đề bằng số bối dây có trong nhóm bối cuộn đề. 
- Số lượng má ốp: nmá ốp = nkhuôn + 1. 
b. Quấn dây mới. 
- Gá khuôn và má ốp lên bàn quấn theo thứ tự tăng dần kích thước. Chú ý các 
rãnh xẻ ở má ốp phải đặt cùng một phía. 
- Chỉnh kim bàn quấn về 0, chuẩn bị quấn dây. 
- Đối với loại dây quấn đồng tâm: bắt đầu quấn từ khuôn nhỏ nhất, rải các 
vòng dây song song, xếp đều trên bề mặt khuôn. 
- Đủ số vòng của một bối thì kéo qua bối tiếp theo tại chỗ xẻ rãnh trên má ốp. 
- Quấn xong, tháo các bối dây ra khỏi bàn quấn. 
- Buộc cố định các bối dây ở hai cạnh của từng bối, sắp xếp theo đúng thứ tự. 
 Giáo trình động cơ điện xoay chiều KĐB 3 pha 
 Lưu hành nội bộ - 117- 
Bước 5: Lồng dây vào rãnh. 
Xem lại sơ đồ khai triển dây quấn của động cơ sắp lắp dây. 
Đếm lại số bối dây và nhóm bối dây theo sơ đồ. 
Lấy ra bối dây của nhóm bối dây sắp lắp vào rãnh rồi tháo bỏ dây cột phụ cột 
bối dây. 
Vuốt thẳng hai cạnh tác dụng của bối dây rồi trải song song các cạnh tác dụng 
trong bối dây sắp lắp. 
Bóp cong phần hai đầu bối dây rồi lồng dây vào rãnh Stator, đầu nối chừa sẵn 
về một phía để sau cùng nối dây dễ dàng. 
Xem chiều dây quấn trong các bối dây rồi chọn khe rãnh đúng sơ đồ để lắp 
các cạnh tác dụng. 
Bóp dẹp cạnh tác dụng bằng hai tay theo phương thẳng đứng với rãnh rồi đưa 
lần lượt từng thanh dẫn qua khe rãnh vào gọn trong lớp giấy cách điện đã lót. 
Giữ các cạnh tác dụng thẳng và sóng bằng các ngón tay bàn tay trái sát một 
đầu khe rãnh, rồi dùng đũa tre đã chuốt dẹp bằng tay phải chải dọc theo khe rãnh 
để đẩy từ từ từng thanh dẫn vào rãnh (chú ý không đè ấn làm congc, gấp khúc cạnh 
tác dụng). 
BUỘC CỐ ĐỊNH CÁC BỐI DÂY ĐỒNG TÂM Hình 15.18 
Hình 15.19 
 Giáo trình động cơ điện xoay chiều KĐB 3 pha 
 Lưu hành nội bộ - 118- 
Quan sát tình trạng các thanh dẫn đã được đặt gọn trong lớp cách điện rãnh. 
Đặt lớp giấy cách điện phủ lên trên các cạnh tác dụng nhưng nằm gọn trong 
lớp cách điện đã lót rồi đẩy từ từ giấy lót miệng khe vào dọc theo khe rãnh. 
Vuốt lại hai đầu dây của bối dây và cạnh tác dụng còn lại rồi đưa cạnh tác 
dụng còn lại vào đúng vị trí rãnh cần lắp theo sơ đồ. 
Tiếp tục các thao tác lắp dây như trên. 
Sửa lại hai đầu bối dây vừa lắp xong cho gọn và không gây ảnh hưởng đến 
việc lắp các bối dây còn lại. 
Lắp tiếp theo lần lượt các bối dây và nhóm bối dây như thứ tự ở sơ đồ khai 
triển. 
Lót giấy cách điện phần đầu nối bối dây ngoài rãnh để phân cách lớp các 
nhóm bối dây. 
Sửa lại các nhóm bối dây cho gọn và thẩm mỹ, chú ý không để phần đầu các 
nhóm bối dây cản đường lắp vào của rotor và không chạm nắp hay thân động cơ. 
Vuốt thẳng các đầu dây ra của các nhóm bối dây rồi dán băng keo dính số thứ 
tự như sơ đồ trải. 
Nối dây ra cho các nhóm theo sơ đồ, rồi đai gọn các đầu dây bằng dây cotton. 
Chỳ ý: trong quá trình quấn các bối dây, không cắt rời cácc nhóm bối dây với 
nhau, do dố cần chú ý đến chiều quấn trong các nhóm bối dây. 
Hình 15.20 
 Giáo trình động cơ điện xoay chiều KĐB 3 pha 
 Lưu hành nội bộ - 119- 
Bước 6: Đấu dây, hàn nối dây, cách điện pha. 
* Đấu dây, hàn nối dây 
- Đấu dây theo sơ đồ. 
- Cạo sạch đầu dây cần đấu, hàn chắc, cách điện bằng gen. 
- Đầu dây ra phải luồn gen khoảng 5cm sâu vào trong rãnh. Hàn chắc với dây 
dẫn, cách điện bằng ống gen ra đến bên ngoài. 
* Cách điện pha. 
Cắt giấy cách điện pha đúng kích thước. Có thể dùng 2 hoặc 4 mẩu giấy cách 
điện cho mỗi đầu. 
Đưa giấy cách điện vào chổ giao nhau giữa cuộn đề và cuộn chạy (đối với 
động cơ một pha); giữa các nhóm bối của các pha (đối với động cơ ba pha). Chỉnh 
sửa, kiểm tra sự cách điện giữa chúng. 
Bước7: Đo thông mạch, đo điện trở cách điện. 
Sử dụng ôm kế kiểm tra thông mạch của từng cuộn dây, kiểm tra cách điện 
giữa các cuộn dây với nhau, giữa cuộn dây với lõi sắt. Nếu các cuộn dây chạm 
nhau hoặc chạm lõi sắt phải sửa chữa khắc phục sự cố xong mới tiến hành đai dây. 
Bước 8: Đai dây. 
Sau khi đã uốn nắn định hình bộ dây quấn theo dự tính. Hàn đấu dây giữa 
các nhóm cuộn, hàn nối các đầu dây dẫn mềm bọc cách điện PVC hoặc cao su. Rồi 
định vị nơi tập trung đưa dây ra hộp nối. Cuối cùng tiến hành đai bộ dây quấn và 
nắn định hình lần cuối để việc đai dây làm cho bộ dây quấn vững chắc. Cụ thể: 
Mối nối giữa dây emay với 
dây điện đơn mềm 
Ống gen cách điện mối nối 
Cách lồng gen cách điện vào mối nối 
Hình 15.21 
 Giáo trình động cơ điện xoay chiều KĐB 3 pha 
 Lưu hành nội bộ - 120- 
- Dùng dây đai buộc mối gút đầu tiên. 
- Đai chặt từng nhóm bối dây, chỉnh sửa giấy cách điện. Dùng búa nhựa 
chỉnh sửa phần đầu nối tròn đều: trong không cọ rotor, ngoài không chạm võ máy. 
- Tại vị trí các đầu dây ra phải có ít nhất là 2 mối buộc. 
- Tiếp tục cho đến hết. 
Bước 9: lắp ráp vận hành khụng tải, đo dòng không tải. 
 Sau khi đai dây xong ta lại sử dụng ôm kế kiểm tra thông mạch của từng 
cuộn dây, kiểm tra cách điện giữa các cuộn dây với nhau, giữa cuộn dây với lõi sắt 
một lần nữa. Nếu các cuộn dây chạm nhau hoặc chạm lõi sắt phải sửa chữa khắc 
phục sự cố xong mới tiến hành tiếp các phần việc sau: 
- Lắp rotor, nắp máy. 
- Vận hành thử đo thông số dòng điện không tải: 
 Đối với động cơ một pha: I0 = (0,3  0,5)Iđm. 
 Đối với động cơ ba pha: I0 = 1,3Iđm. 
Nếu dòng không tải quá cao hoặc quá thấp thì phải tìm hiểu nguyên nhân và 
xử lý sự cố. Sau đó mới tiến hành tẩm sấy cuộn dây. 
Bước 10: Tẩm sấy cách điện. 
Trong công nghiệp sản xuất máy điện, việc sấy và tẩm chất cách điện cho 
động cơ rất quan trọng. Còn trong trường hợp sửa chữa nhỏ, đơn chiếc, điều kiện 
sấy tẩm và làm đúng phương pháp thì vẫn đảm bảo chất lượng và tuổi thọ của máy. 
* Việc tẩm chất cách điện cho dây quấn máy điện nhằm mục đích: 
Tránh bộ dây quấn bị ẩm 
Nâng cao độ chịu nhiệt 
Tăng đô bền cách điện 
Tăng cường độ bền cơ học 
Chống được sự xâm thực của hóa chất 
* Công việc sấy tẩm máy điện gồm 3 giai đoạn: 
Sấy khô trước khi tẩm. 
Tẩm verni cách điện lên bộ dây quấn. 
 Giáo trình động cơ điện xoay chiều KĐB 3 pha 
 Lưu hành nội bộ - 121- 
- Sấy khô chất cách điện sau khi tẩm: Cách sấy máy điện có nhiều phương 
pháp, tùy theo khối lượng máy, kích thước máy lớn hay nhỏ... Với sửa chữa nhỏ, 
có thể dùng các phương pháp: 
+ Phương pháp sấy tẩm bằng tia hồng ngoại: 
Cách sấy này khác với cách sấy nhiệt bằng điện trở. Chủ yếu nhờ vào khả 
năng hấp thụ năng lượng bức xạ do tia hồng ngoại để biến thành niệt năng và bề 
mặt của vật được sấy. Như thế chất cách điện được làm khô dần từ lớp bên trong ra 
phía ngoài. 
Tia hồng ngoại được sản xuất ra bởi bóng đèn có tim, khi được cho thắp 
sáng đỏ. Vì vậy nguồn điện cung cấp cho đèn sấy nên giảm thấp 20 – 30% điện áp 
định mức của đèn. Để tăng cường sự phản xạ nhiệt và phân phối đều nhiệt lượng 
nên lót kim loại sáng bóng bên trong tủ sấy. 
+ Phương pháp sấy bằng dòng điện: 
Phương pháp này cho dòng điện vào bộ dây quấn và dùng dây quấn tỏa 
nhiệt để tự sấy khô chất cách điện đã tẩm. Như thế, nhiệt tỏa ra từ bên trong làm 
bay hơi dung môi, khô nhanh chất cách điện. 
Khi sấy động cơ, điện áp đưa vào bộ dây quấn khoảng 15-20% điện áp định 
mức của bộ dây quấn, các cuộn pha được mắc nối tiếp với nhau thành tam giác hở. 
Dòng điện qua bộ dây quấn có thể bằng dòng điện định mức. Cần trang bị 1 rờ le 
bảo vệ để tránh dòng điện sấy vượt quá định mức. Thời gian sấy ít nhất 10 giờ. 
Cấu tạo tủ sấy đơn giản 
Bề mặt tôn 
sáng bóng 
Bóng đèn có tim 
Hình 15.22 
 Giáo trình động cơ điện xoay chiều KĐB 3 pha 
 Lưu hành nội bộ - 122- 
Sau khi sấy xong phải kiểm tra điện trở cách điện bằng Mê-gôm-kế (500V). 
ở nhiệt độ còn nóng 95-100%C điện trở cách điện trở cách điện của stato ít nhất 
phải lớn hơn 1M. 
Lưu ý: 
- Khi sấy khô bộ dây bằng bóng đèn hoặc cho máy chạy không tải khoảng 10 
phút (đối với máy bơm nước thì không dùng cách này vì sẽ làm cháy phốt bơm). 
 * Kiểm tra cách điện sau khi tẩm sấy 
+ Tuổi thọ của máy phụ thuộc rất nhiều vào cách điện. Đa số hư hỏng do cách 
điện dây quấn bị hỏng. 
+ Các bước kiểm tra cực tính, cực từ, kiểm tra ngắn mạch giữa các vòng dây 
phải thực hiện trước khi kiểm tra cách điện. Điện trở cách điện phải thực hiện được 
ở các tiêu chuẩn sau: 
- Dùng Megohm có thang điện áp U > 2 lần điện áp định mức 
Ví dụ: Megohm 500 V với máy có điện áp 380V phải dùng 
Megohm 1000V 
- R cách điện đo ở trạng thái nguội phải đạt trị số 
 Rcđ = (100 + Uđm) / 1000 (MΩ ) 
- R cách điện đo ở nhiệt độ làm việc của máy điện: (kết hợp đo khi đang sấy) 
CÁCH MẮC MẠCH SẤY BẰNG DÒNG ĐIỆN 
Tiếp điểm rờ le nhiệt 
MBA TN 
15 - 20% Uđm 
A 
Hình 15.23 
 Giáo trình động cơ điện xoay chiều KĐB 3 pha 
 Lưu hành nội bộ - 123- 
 Rcđ = (100 + Uđm )/[ 1000 +( P /100 ) ] (MΩ) với P:( KW );U(V) 
+ Thử nghiệm cao áp: mục đích thử độ bền về điện của vật liệu cách điện với 
các điện áp cao đột ngột mà cách điện không bị đánh thủng khi thử nghiệm dùng 
điện áp xoay chiều 50HZ duy trì trong một phút với cấp điện áp quy định 
------------------------------------------------ 
Hình 15.24 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_dong_co_dien_xoay_chieu_khong_dong_bo_3_pha.pdf