Giáo trình Động cơ điện không đồng bộ 1 pha

Từ trường đập mạch

Từ trường của dây quấn một pha khi có dòng điện xoay chiều qua là từ

trường đập mạch. Từ trường này phân bố dọc theo khe hở không khí có dạng hình

sin, biên độ biến thiên theo quy luật hình sin.

Để hình dung từ rường này, ta xét dây quấn một pha đơn giản chỉ gồm một

bối dây, có dòng điện hình sin qua (hình-1.1).

Ở nửa chu kỳ dương của dòng điện (từ T/2 đến T) dòng điện đổi chiều, như

trên hình -c. Từ trường cũng đổi hướng từ phải sang trái, trị số tăng từ 0 đến Bm rồi

lại giảm về 0.

Sang nửa chu kỳ âm của dòng điện (từ 0 đến T/2) dòng điện đi theo một

chiều, như trên hình-b. Lúc đó, từ trường hướng từ trái sang phải, trị số tăng từ 0

đến Bm rồi lại giảm về 0.

Biểu thị từ cảm là một vectơ, thì vectơ này luôn luôn hướng theo trục cuộn

dây, trị số biến thiên từ -Bm đến +Bm.

Vậy: từ trường đập mạch có thể coi là tổng hợp của hai từ trường quay

cùng tốc độ n=60f/p nhưng chiều ngược nhau (hình – 1)

Tại thời điểm a trên hình -2a, dòng điện đạt cực đại dương, nên từ trường đập

mạch cũng đạt cực đại dương +Bm, hai từ trường Bt=Bn=Bm/2 trùng nhau, nên tổng

của chúng bằng Bm.

Sang thời điểm b, hai từ trường quay hai hướng, và vectơ lệch nhau một góc

đối xứng so với trục cuộn dây. Từ trường tổng B vẫn có phương như cũ nhưng trị

số giảm đi.

Đến thời điểm c, Bt và Bn đối pha nhau nên từ trường tổng bằng không.

Ở thời điểm d, tổng Bt + Bn sẽ cho từ trường ngược chiều với từ trường cũ.

Sang thời điểm e, hai từ trường thuận và ngược lại trùng nhau theo hướng

ngược với chiều ban đầu. Tổng của chúng bằng -Bm.

Rõ ràng tổng hợp của hai từ trường quay ngược chiều nhau sẽ tạo nên từ

trường đập mạch, và tác dụng của từ trường đập mạch tương đương với hai từ

trường quay ngược chiều nhau.

Giáo trình Động cơ điện không đồng bộ 1 pha trang 1

Trang 1

Giáo trình Động cơ điện không đồng bộ 1 pha trang 2

Trang 2

Giáo trình Động cơ điện không đồng bộ 1 pha trang 3

Trang 3

Giáo trình Động cơ điện không đồng bộ 1 pha trang 4

Trang 4

Giáo trình Động cơ điện không đồng bộ 1 pha trang 5

Trang 5

Giáo trình Động cơ điện không đồng bộ 1 pha trang 6

Trang 6

Giáo trình Động cơ điện không đồng bộ 1 pha trang 7

Trang 7

Giáo trình Động cơ điện không đồng bộ 1 pha trang 8

Trang 8

Giáo trình Động cơ điện không đồng bộ 1 pha trang 9

Trang 9

Giáo trình Động cơ điện không đồng bộ 1 pha trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 142 trang baonam 16921
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Động cơ điện không đồng bộ 1 pha", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Động cơ điện không đồng bộ 1 pha

Giáo trình Động cơ điện không đồng bộ 1 pha
GIÁO TRÌNH: ĐC ĐIỆN KHÔNG ĐỒNG BỘ 1 PHA 
GIÁO TRÌNH LƯU HÀNH NỘI BỘ----------------------------------------------------------------------1- 
MỤC LỤC 
MỤC LỤC .............................................................................................................................................. 1 
LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................................................ 5 
BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU KHÔNG ĐỒNG BỘ MỘT PHA .......... 6 
1.1. Từ trường đập mạch ............................................................................................................. 6 
1.2. Từ trường quay hai pha ....................................................................................................... 7 
1.3. Đặc điểm động cơ điện xoay chiều KĐB một pha ............................................................... 8 
1.4. Phân loại động cơ điện xoay chiều không đồng bộ một pha .............................................. 10 
BÀI 2: CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU KĐB 
MỘT PHA CÓ VÒNG NGẮN MẠCH ............................................................................................... 12 
2.1. Cấu tạo. ............................................................................................................................... 12 
2.2. Nguyên lý làm việc ............................................................................................................ 12 
2.3. Tháo - lắp động cơ: ............................................................................................................ 14 
2.4. Kiểm tra đánh giá chất lượng động cơ: .............................................................................. 14 
BÀI 3: QUẤN BỘ DÂY STATO ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU KĐB MỘT PHA CÓ KHÂU 
TỪ CỰC (VÒNG NGẮN MẠCH) ...................................................................................................... 16 
3.1. Phương pháp vẽ sơ đồ dây quấn stato: .............................................................................. 16 
3.2. Thực hiện quấn bộ dây stator: ............................................................................................ 17 
BÀI 4: CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU KĐB MỘT 
PHA CÓ CUỘN PHỤ VÀ TỤ THƯƠNG TRỰC ............................................................................... 21 
4.1. Cấu tạo. ............................................................................................................................... 21 
4.2. Nguyên lý làm việc: ........................................................................................................... 22 
4.3. Xác định cuộn chính, cuộn phụ. ......................................................................................... 22 
4.4. Tháo - lắp động cơ. ............................................................................................................. 24 
5.5. Kiểm tra đánh giá chất lượng động cơ ............................................................................... 27 
BÀI 6: CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU KĐB MỘT 
PHA CÓ CUỘN PHỤ VÀ TỤ KHỞI ĐỘNG ..................................................................................... 29 
6.1. Cấu tạo. ............................................................................................................................... 29 
6.2. Nguyên lý làm việc: ........................................................................................................... 30 
5.3. Xác định cuộn chính, cuộn phụ. ......................................................................................... 30 
GIÁO TRÌNH: ĐC ĐIỆN KHÔNG ĐỒNG BỘ 1 PHA 
GIÁO TRÌNH LƯU HÀNH NỘI BỘ----------------------------------------------------------------------2- 
5.4. Tháo - lắp động cơ. ............................................................................................................. 31 
BÀI 7: CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU KĐB MỘT 
PHA CÓ CUỘN PHỤ VÀ TỤ THƯỜNG TRỰC, TỤ KHỞI ĐỘNG ................................................ 36 
7.1. Cấu tạo. ............................................................................................................................... 36 
7.2. Nguyên lý làm việc: ........................................................................................................... 37 
7.3. Xác định cuộn chính, cuộn phụ. ......................................................................................... 37 
5.4. Tháo - lắp động cơ. ............................................................................................................. 38 
BÀI 8: ĐẤU DÂY VÀ VẬN HÀNH ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU KĐB MỘT PHA CÓ CUỘN 
PHỤ VÀ TỤ THƯỜNG TRỰC ........................................................................................................... 43 
8.1 Sơ đồ đấu dây động cơ điện xo ... ôm kế kiểm tra thông mạch của từng 
cuộn dây, kiểm tra cách điện giữa các cuộn dây với nhau, giữa cuộn dây với lõi sắt 
một lần nữa. Nếu các cuộn dây chạm nhau hoặc chạm lõi sắt phải sửa chữa khắc 
phục sự cố xong mới tiến hành tiếp các phần việc sau: 
- Lắp rotor, nắp máy. 
- Vận hành thử đo thông số dòng điện không tải: 
 Đối với động cơ một pha: I0 = (0,3  0,5).Iđm. 
Nếu dòng không tải quá cao hoặc quá thấp thì phải tìm hiểu nguyên nhân và 
xử lý sự cố. Sau đó mới tiến hành tẩm sấy cuộn dây. 
Bước 10: Tẩm sấy cách điện. 
Trong công nghiệp sản xuất máy điện, việc sấy và tẩm chất cách điện cho 
động cơ rất quan trọng. Còn trong trường hợp sửa chữa nhỏ, đơn chiếc, điều kiện 
sấy tẩm và làm đúng phương pháp thì vẫn đảm bảo chất lượng và tuổi thọ của máy. 
* Việc tẩm chất cách điện cho dây quấn máy điện nhằm mục đích: 
- Tránh bộ dây quấn bị ẩm 
- Nâng cao độ chịu nhiệt 
- Tăng đô bền cách điện 
- Tăng cường độ bền cơ học 
- Chống được sự xâm thực của hóa chất 
* Công việc sấy tẩm máy điện gồm 3 giai đoạn: 
GIÁO TRÌNH: ĐC ĐIỆN KHÔNG ĐỒNG BỘ 1 PHA 
GIÁO TRÌNH LƯU HÀNH NỘI BỘ----------------------------------------------------------------------134- 
- Sấy khô trước khi tẩm. 
- Tẩm verni cách điện lên bộ dây quấn. 
- Sấy khô chất cách điện sau khi tẩm: Cách sấy máy điện có nhiều phương 
pháp, tùy theo khối lượng máy, kích thước máy lớn hay nhỏ... Với sửa chữa nhỏ, 
có thể dùng phương pháp: 
+ Phương pháp sấy tẩm bằng tia hồng ngoại: 
 * Kiểm tra cách điện sau khi tẩm sấy 
+ Tuổi thọ của máy phụ thuộc rất nhiều vào cách điện. Đa số hư hỏng do cách 
điện dây quấn bị hỏng. 
+ Các bước kiểm tra cực tính, cực từ, kiểm tra ngắn mạch giữa các vòng dây 
phải thực hiện trước khi kiểm tra cách điện. Điện trở cách điện phải thực hiện được 
ở các tiêu chuẩn sau: 
- Dùng Megohm có thang điện áp U > 2 lần điện áp định mức 
Ví dụ: Megohm 500 V với máy có điện áp 380V phải dùng 
Megohm 1000V 
- R cách điện đo ở trạng thái nguội phải đạt trị số 
 Rcđ = (100 + Uđm) / 1000 (MΩ ) 
- R cách điện đo ở nhiệt độ làm việc của máy điện: (kết hợp đo khi đang sấy) 
 Rcđ = (100 + Uđm
 )/[ 1000 +( P /100 ) ] (MΩ) 
+ Thử nghiệm cao áp: mục đích thử độ bền về điện của vật liệu cách điện với 
các điện áp cao đột ngột mà cách điện không bị đánh thủng khi thử nghiệm dùng 
điện áp xoay chiều 50HZ duy trì trong một phút với cấp điện áp quy định 
-------------------------------------------------------------------------------- 
GIÁO TRÌNH: ĐC ĐIỆN KHÔNG ĐỒNG BỘ 1 PHA 
GIÁO TRÌNH LƯU HÀNH NỘI BỘ----------------------------------------------------------------------135- 
BÀI 22: TẨM SÂY DÂY QUẤN ĐỘNG CƠ 
22.1. Các phương pháp tẩm sấy: 
Trong công nghiệp sản xuất máy điện, việc sấy và tẩm chất cách điện cho 
động cơ rất quan trọng. Còn trong trường hợp sửa chữa nhỏ, đơn chiếc, điều kiện 
sấy tẩm và làm đúng phương pháp thì vẫn đảm bảo chất lượng và tuổi thọ của máy. 
* Việc tẩm chất cách điện cho dây quấn máy điện nhằm mục đích: 
Tránh bộ dây quấn bị ẩm 
Nâng cao độ chịu nhiệt 
Tăng đô bền cách điện 
Tăng cường độ bền cơ học 
Chống được sự xâm thực của hóa chất 
* Cách sấy máy điện có nhiều phương pháp, tùy theo khối lượng máy, kích 
thước máy lớn hay nhỏ... Với sửa chữa nhỏ, có thể dùng 2 phương pháp: 
a. Phương pháp sấy tẩm bằng tia hồng ngoại: 
Cách sấy này khác với cách sấy nhiệt bằng điện trở. Chủ yếu nhờ vào khả 
năng hấp thụ năng lượng bức xạ do tia hồng ngoại để biến thành niệt năng và bề 
mặt của vật được sấy. Như thế chất cách điện được làm khô dần từ lớp bên trong ra 
phía ngoài. 
Tia hồng ngoại được sản xuất ra bởi bóng đèn có tim, khi được cho thắp 
sáng đỏ. Vì vậy nguồn điện cung cấp cho đèn sấy nên giảm thấp 20 – 30% điện áp 
định mức của đèn. Để tăng cường sự phản xạ nhiệt và phân phối đều nhiệt lượng 
nên lót kim loại sáng bóng bên trong tủ sấy. 
Cấu tạo tủ sấy đơn giản 
Bề mặt tôn sáng bóng 
Bóng đèn có tim 
GIÁO TRÌNH: ĐC ĐIỆN KHÔNG ĐỒNG BỘ 1 PHA 
GIÁO TRÌNH LƯU HÀNH NỘI BỘ----------------------------------------------------------------------136- 
b. Phương pháp sấy bằng dòng điện: 
Phương pháp này cho dòng điện vào bộ dây quấn và dùng dây quấn tỏa nhiệt 
để tự sấy khô chất cách điện đã tẩm. Như thế, nhiệt tỏa ra từ bên trong làm bay hơi 
dung môi, khô nhanh chất cách điện. 
Khi sấy động cơ, điện áp đưa vào bộ dây quấn khoảng 15-20% điện áp định 
mức của bộ dây quấn, các cuộn pha được mắc nối tiếp với nhau thành tam giác hở. 
Dòng điện qua bộ dây quấn có thể bằng dòng điện định mức. Cần trang bị 1 rờ le 
bảo vệ để tránh dòng điện sấy vượt quá định mức. Thời gian sấy ít nhất 10 giờ. 
Sau khi sấy xong phải kiểm tra điện trở cách điện bằng Mê-gôm-kế (500V). 
ở nhiệt độ còn nóng 95-100%C điện trở cách điện trở cách điện của stato ít nhất 
phải lớn hơn 1M. 
Lưu ý: 
- Khi sấy khô bộ dây bằng bóng đèn hoặc cho máy chạy không tải khoảng 10 
phút (đối với máy bơm nước thì không dùng cách này vì sẽ làm cháy phốt bơm). 
 22.2. Qui trình tẩm, sấy dây quấn động cơ sau khi quấn 
* Công tác chuẩn bị 
* Sấy khô trước khi tẩm 
* Tẩm verni cách điện lên bộ dây quấn 
* Sấy khô chất cách điện sau khi tẩm 
* Kiểm tra cách điện sau khi tẩm sấy 
Rờ le nhiệt 
MBA tự ngẫu 
15 - 20% U®m 
A 
CÁCH MẮC MẠCH SẤY BẰNG DÒNG ĐIỆN 
GIÁO TRÌNH: ĐC ĐIỆN KHÔNG ĐỒNG BỘ 1 PHA 
GIÁO TRÌNH LƯU HÀNH NỘI BỘ----------------------------------------------------------------------137- 
- Tuổi thọ của máy phụ thuộc rất nhiều vào cách điện. Đa số hư hỏng do cách 
điện dây quấn bị hỏng. 
- Các bước kiểm tra cực tính, cực từ, kiểm tra ngắn mạch giữa các vòng dây 
phải thực hiện trước khi kiểm tra cách điện. Điện trở cách điện phải thực hiện được 
ở các tiêu chuẩn sau: 
+ Dùng Megohm có thang điện áp U > 2 lần điện áp định mức 
Ví dụ: Megohm 500 V với máy có điện áp 380V phải 
dùng Megohm 1000V 
+ R cách điện đo ở trạng thái nguội phải đạt trị số 
 Rcđ = (100 + Uđm) / 1000 (M? ) 
+ R cách điện đo ở nhiệt độ làm việc của máy điện: (kết hợp đo khi đang sấy) 
 Rcđ = (100 + Uđm
 )/[ 1000 +( P /100 ) ] (M?) với P:( KW );U(V) 
- Thử nghiệm cao áp: mục đích thử độ bền về điện của vật liệu cách điện với 
các điện áp cao đột ngột mà cách điện không bị đánh thủng khi thử nghiệm dùng 
điện áp xoay chiều 50HZ duy trì trong một phút với cấp điện áp quy định 
* Làm vệ sinh động cơ khi sấy hoàn tất. 
22.3. Tẩm sấy dây quấn động cơ sau khi quấn 
* Công việc sấy tẩm máy điện gồm 3 giai đoạn: 
Bước 1: Sấy khô trước khi tẩm. 
Bước 2: Tẩm verni cách điện lên bộ dây quấn. 
Bước 3: Sấy khô chất cách điện sau khi tẩm: Cách sấy máy điện có nhiều 
phương pháp, tùy theo khối lượng máy, kích thước máy lớn hay nhỏ... Với sửa 
chữa nhỏ, có thể dùng 2 phương pháp: 
GIÁO TRÌNH: ĐC ĐIỆN KHÔNG ĐỒNG BỘ 1 PHA 
GIÁO TRÌNH LƯU HÀNH NỘI BỘ----------------------------------------------------------------------138- 
------------------------------------------------------------------------------- 
BÀI 23: CẤU TẠO NGUYEN LÝ LÀM VIỆC CỦA MÁY BƠM 
NƯỚC LY TÂM 
23.1. Đặc điểm của bơm nước 
Máy bơm nước dùng trong gia đình gồm các loại sau: 
Bơm ly tâm: là loại gồm 1 động cơ làm quay cánh quạt gàu tạo nên sức 
ly tâm đưa nước lên độ cao thích hợp. 
Bơm ly tâm tự động: là loại ly tâm có gắn thêm bình chứa và một rơ le 
áp lực. Khi áp lực nước ở vòi ra giảm, thì bơm sẽ tự động hoạt động. 
Bơm rung điện từ (còn gọi là bơm thả giếng): loại này nhờ lực điện từ làm 
hoạt động màng rung đưa nước lên. 
23.2. Nguyên lí cấu tạo. 
Cấu tạo của bơm ly tâm một bánh xe công tác trục ngang 
Hình trên là nguyên lí cấu tạo của một máy bơm nước kiểu ly tâm một bánh xe 
công tác. Chúng ta nghiên cứu sơ đồ bơm một bánh xe công tác để từ đó nắm 
các bộ phận chính và nguyên lý hoạt động chung của bơm ly tâm. Các bộ phận 
chính của bơm li tâm gồm: 
Bánh xe công tác 1 được nối với trục 2. Bánh xe công tác gồm những cánh 
cong gắn vào đĩa đặt trong buồng xoắn 3. Chất lỏng được dẫn vào máy bơm theo 
GIÁO TRÌNH: ĐC ĐIỆN KHÔNG ĐỒNG BỘ 1 PHA 
GIÁO TRÌNH LƯU HÀNH NỘI BỘ----------------------------------------------------------------------139- 
ống hút 4, đầu ống hút có van ngược 6 để giữ nước khi bơm ngừng làm việc và có 
lưới 5 ngăn rác vào bơm. Nước sau khi qua bơm sẽ được đẩy theo ống đẩy 7 lên 
bể trên. Để làm Bánh xe công tác quay, trục bơm được nối với trục động cơ. Ở 
phần tiếp giáp giữa trục với vỏ bơm ta đặt vòng đệm chống rò 8 để chống rò 
nước và chống không khí vào ống hút. Lắp thiết bị đo chân không B và áp kế M 
và và lỗ mồi nước 9, van điều tiết 10 đặt trên ống đẩy để điều chỉnh lưu lượng 
và ngắt máy bơm khỏi tuyến ống đẩy. Ngoài ra trên ống đẩy thường đặt van 
ngược để tự động ngăn không cho nước chảy ngược từ ống đẩy về lại bơm. Trước 
khi khởi động bơm li tâm, cần đổ đầy nước trong ống hút và buồng công tác (mồi 
nước). 
Sau khi toàn bộ máy bơm, bao gồm ống hút đã tích đầy nước (hoặc chất 
lỏng) ta mở máy động cơ để truyền mô men quay cho bánh xe công tác. Các phần 
tử chất lỏng dưới tác dụng của lực li tâm sẽ được dịch chuyển từ cửa vào đến cửa 
ra của bơm và theo ống đẩy lên bể trên (bể tháo), còn trong ống hút nước được hút 
vào bánh xe công tác nhờ tạo chân không. 
Trục của động cơ bơm được nối cùng trục rôto máy bơm. Động cơ máy 
bơm thường là loại động cơ điện một pha rôto lồng sóc có tụ khởi động vì nó có cấu 
tạo đơn giản, làm việc chắc chắn, bền và ít hư hỏng. 
Hình 3-26. Cấu tạo máy bơm nước kiểu ly tâm 
Trường hợp máy bơm có yêu cầu mômen mở máy lớn cũng như khả năng quá 
tải tốt, người ta sử dụng động cơ điện một pha có vành góp, hay còn gọi là động cơ 
GIÁO TRÌNH: ĐC ĐIỆN KHÔNG ĐỒNG BỘ 1 PHA 
GIÁO TRÌNH LƯU HÀNH NỘI BỘ----------------------------------------------------------------------140- 
điện vạn năng (máy Kama-8. Kama-10 của Nga). Động cơ vạn năng có chổi than 
và vành góp, khi khởi động và làm việc thường có tia lửa ở vành góp, dễ gây hư 
hỏng ở bộ phận này đồng thời gây nhiễu vô tuyến. 
23.3. Cách lắp đặt một máy bơm để có hiệu quả tốt nhất. 
- Lắp đặt máy càng gần nguồn nước càng tốt. Nên lắp chắc chắn, tránh máy 
bị rung khi vận động. 
- Máy lắp càng gần mặt nước càng tốt. Khi đặt ống dẫn nước vào máy, phải 
lưu ý gắn rúp-pê ở đầu vào trước ống. Ống vào thì đường kính phải đúng đường 
kính của lỗ gắn nước vào và cũng không được đặt sát ngang lỗ vào. 
- Phải gắn hệ thống nước mồi đúng theo sự chỉ dẫn của máy. 
- Rup pê của bơm phải đặt cách đáy và thành hồ, nên có lưới để tránh rác rưởi 
làm nghẹt - hư máy. 
- Lắp đường ống ra phải đúng đường kính của máy bơm, tránh làm gấp 
khúc, không dẫn đường ống ra lòng vòng làm mất hiệu suất của bơm. Ở đầu ra của 
bơm thường gắn thêm một khóa để tiện việc điều chỉnh hoặc sửa chữa máy. 
- Các đường ống dẫn vào và ra phải thật kín, mọi sự rò rỉ đều có thể làm hại 
cho máy khi vận hành. 
- Điện thế nối vào máy phải đúng, nên lắp một cầu dao tự động, công suất 
dây điện phải đúng với công suất tải của máy và máy nối đất tốt 
 Những lưu ý khi mua một loại bơm 
- Độ cao giữa hai bể chứa, tính từ mặt nước bể chứa ở dưới đến mặt nước bể 
chứa ở trên. 
- Thể tích của mỗi bể chứa. 
- Nơi đặt máy bơm. 
Sau khi có được những yếu tố đó, bạn hãy chọn loại bơm ly tâm có độ cao 
tổng cộng, độ cao hút và độ cao xả thích hợp. Thường thì chọn bơm có trị số cao 
hơn 1,5 trị số thực tế là thích hợp. Ví dụ độ cao nhà là 10 m, thì chọn loại bơm có 
độ cao khoảng 13-15 m. Nếu bể chứa nhà bạn nhỏ, thì chỉ cần các loại bơm có công 
suất nhỏ và lưu lượng nước nhỏ (loại bể chứa 1 m3 thì chỉ cần loại máy bơm 1/2 
HP và có số vòng quay lớn - từ 2000 rmp trở lên), còn loại máy bơm lớn hơn thì 
chọn loại có công suất lớn hơn là đủ. 
Ngoài việc nắm biết loại bơm đó hoạt động như thế nào thì cần phải biết thêm 
GIÁO TRÌNH: ĐC ĐIỆN KHÔNG ĐỒNG BỘ 1 PHA 
GIÁO TRÌNH LƯU HÀNH NỘI BỘ----------------------------------------------------------------------141- 
các tính năng kỹ thuật quan trọng sau: 
- Điện áp sử dụng: Chọn loại 220V/ 50Hz, ngoài ra trên thị trường cũng có loại 
2 dòng điện 110V/ 220V hoặc máy bơm 3 pha. 
- Lưu lượng bơm: Là lượng nước mà máy bơm vận chuyển trong một đơn vị 
thời gian - tính bằng m3/giờ hoặc lít/phút v.v... Trong máy thường ghi là Qmax, đó 
là lưu lượng tối đa, vì lưu lượng nước còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác như độ 
cao, tốc độ, công suất máy v.v... 
- Độ cao: Độ cao của mực nước thường ghi là H, có máy ghi là Hmax, Total 
H, tức là độ cao mà máy có thể hút từ mặt nước, giếng, hồ, bể chứa... Đây là độ cao 
tối đa nào đó mà máy vận chuyển nước lên bể chứa phía trên cao, tính theo 
chiều thẳng đứng. Thông thường, máy bơm không đưa nước đạt được đến độ cao 
như ghi ở máy mà chỉ đạt được khoảng 70%. 
- Độ cao hút nước: là độ cao mà máy bơm hút được, tính từ mặt nước hồ, 
ao, giếng... đến tâm cánh quạt của bơm. Thông thường thì độ cao sử dụng thực tế 
nhỏ hơn ghi trong máy, vì vậy khi lắp đặt máy càng gần mặt nước càng tốt. 
- Độ cao xả nước: là độ cao mà máy bơm có thể đưa nước lên tới được. 
- Tốc độ quay của bơm: là số vòng quay trên phút, được ghi là r.m.p . 
- Công suất bơm: được ghi bằng Watt hoặc bằng H.P. 
 Những hư hỏng xảy ra khi sử dụng máy bơm nước và biện pháp xử lí 
- Động cơ bị rò điện: Nguyên nhân của hiện tượng này là chỗ nối dây, dây 
cuốn động cơ bị chạm vỏ do hư hỏng cách điện. Ngoài ra do dây cuốn động cơ bị 
ẩm hoặc nước chảy vào cũng có những biểu hiện tương tự, cần sấy khô hoặc sửa 
chữa chỗ nối dây. 
- Có dấu hiệu điện vào máy bơm như đèn chiếu sáng, nhưng máy không hoạt 
động: Nguyên nhân có thể điện áp nguồn quá yếu cần tăng điện áp. Ngoài ra 
còn một số hỏng hóc sẽ dẫn đến những hiện tượng trên như: tụ điện trong mạch 
cuộn dây phụ của dây quấn động cơ bị hỏng cần thay tụ khác; phần cánh máy bơm 
bị kẹt, hỏng, vỡ hoặc do nguồn nước tạo cặn bám trên bề mặt cánh bơm cần phải vệ 
sinh và kiểm tra và thay cánh bơm khác; nếu do ổ bi động cơ bị mòn nhiều gây 
lệch tâm trục cánh bơm động cơ điện tạo cho cánh bơm roto cọ xát với về mặt 
buồng bơm... 
- Máy bơm chạy tốt nhưng không có nước chảy ra điều này chứng tỏ không 
có nước vào đầu ống hút do mất nước hoặc nguồn nước bị cạn. Nếu chạy lâu sẽ 
GIÁO TRÌNH: ĐC ĐIỆN KHÔNG ĐỒNG BỘ 1 PHA 
GIÁO TRÌNH LƯU HÀNH NỘI BỘ----------------------------------------------------------------------142- 
dẫn tới hiện tượng cháy máy bơm. Ngoài ra cũng có thể do nguyên nhân mất nước 
mồi do van một chiều không kín. Tốt nhất là xả hết không khí đọng trong buồng 
bơm và mồi lại nước cho máy. Trường hợp miệng ống hút nước vào máy bị tắc 
hoặc ống hút có chỗ bị gãy cần phải kiểm tra lại ống hút và thay thế. 
- Máy chạy có tiếng ồn, lượng nước bơm ra tốt, đầu bơm không nóng: 
Nguyên nhân là do ổ bi phần động cơ điện bị khô mỡ bôi trơn hoặc bị mòn và nước 
lọt vào cần phải vệ sinh, bôi dầu vào ổ bi. Phần động cơ chạy có hiện tượng nóng, 
tiêu hao nhiều điện là do dây động cơ bị chập vòng, dây phải quấn lại. 
----------------------------------------------------------------------------------------- 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_dong_co_dien_khong_dong_bo_1_pha.pdf