Giáo trình Đo lường cảm biến (Phần 1)
1.1 Vai trò cảm biến trong đo lường và điều khiển
Trong các hệ thống điều khiển tự động, cảm biến đóng vai trò hết sức quan trọng vì nó là thiết
bị cung cấp thông tin của quá trình điều khiển cho bộ điều khiển để bộ điều khiển đưa ra những
quyết định phù hợp nhằm nâng cao chất lượng của quá trình điều khiển. Có thể so sánh các
cảm biến trong hệ thống điều khiển tự động như là các giác quan của con người.
Các hệ thống điều khiển tự động trong công nghiệp có vô số các đại lượng vật lý cần đo như:
nhiệt độ, áp suất, dịch chuyển, lưu lượng,trọng lượng cần đo. Các đại lượng vật lý này
không có tính chất điện, trong khi đó các bộ điều khiển và các cơ cấu chỉ thị lại làm việc với tín
hiệu điện vì thế phải có thiết bị để chuyển đổi các đại lượng vật lý không có tính chất điện
thành đại lượng điện tương ứng mang đầy đủ các tính chất của đại lượng vật lý cần đo. Thiết bị
chuyển đổi đó là cảm biến.
1.2 Định nghĩa và phân loại cảm biến
Cảm biến là thiết bị chịu tác động của các đại lượng vật lý không có tính chất điện m và cho ra
một đại lượng vật lý có tính chất điện x như: điện trở, điện tích, điện áp, dòng điện tương ứng
với m.
Cảm biến
(Sensor)
Đầu vào m
(Input)
Đầu ra X
(Output)
Quan hệ giữa x và m : x = f(m)
được gọi là phương trình chuyển đổi của cảm biến, hàm f() phụ thuộc vào cấu tạo, vật liệu làm
cảm biến Để chế tạo cảm biến, người ta sử dụng các hiệu ứng vật lý.
Phân loại theo thông số của mô hình mạch thay thế :
Cảm biến tích cực:
Cảm biến tích cực hoạt động như một nguồn áp hoặc nguồn dòng được biểu diễn bằng một
mạng hai cửa có nguồn.
Cảm biến thụ động:
Cảm biến thụ động được mô tả như một mạng hai cửa không nguồn, có trở kháng phụ thuộc
vào các kích thích.
Phân loại theo phạm vi sử dụng
- Công nghiệp
- Nghiên cứu khoa học
- Môi trường, khí tượng
- Thông tin, viễn thông
- Nông nghiệp
- Dân dụng
- Giao thông
- Vũ trụ
- Quân sự
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Đo lường cảm biến (Phần 1)
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI KHOA KỸ THUẬT ĐIỆN – ĐIỆN TỬ ..o0o.. THS.NGUYỄN NGỌC TRUNG - THS.NGUYỄN ĐỨC LỢI GIÁO TRÌNH TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 9 NĂM 2014 LỜI NÓI ĐẦU Đã từ lâu các sensor đƣợc sử dụng nhƣ những bộ phận để cảm nhận và phát hiện, nhƣng chỉ từ vài ba chục năm trở lại đây chúng mới thể hiện vai trò quan trọng trong kỹ thuật và công nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực đo lƣờng, kiểm tra và điều khiển tự động. Nhờ các tiến bộ của khoa học và công nghệ trong lĩnh vực vật liệu, thiết bị điện tử và tin học, các sensor đã đƣợc giảm thiểu về kích thƣớc, cải thiện về tính năng và ngày càng mở rộng phạm vi ứng dụng. Giờ đây không có một lĩnh vực nào từ dân sự đến quân sự mà ở đó không sử dụng sensor. Chúng có mặt trong các hệ thống tự động phức tạp, ngƣời máy, kiểm tra chất lƣợng sản phẩm, tiết kiệm năng lƣợng, chống ô nhiễm môi trƣờng, phát hiện an ninh và đặc biệt gần đây là trong các hệ thống nhà thông minh (smart home). Sensor cũng đƣợc ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực giao thông vận tải, sản xuất hàng tiêu dùng, bảo quản thực phẩm. Môn học Đo lƣờng cảm biến cung cấp các kiến thức về cảm biến và ứng dụng của các cảm biến. Môn học này giới thiệu các loại cảm biến: quang, nhiệt, điện, âm thanh, cảm biến hình ảnh; Kỹ thuật lắp ráp các mạch chuyển đổi sơ cấp từ đại lƣợng không điện thành đại lƣợng điện; Kỹ thuật thiết kế mạch điều khiển ứng dụng cảm biến. Cuốn giáo trình này đƣợc biên soạn dựa trên chƣơng trình khung đề cƣơng chi tiết “Đo lƣờng cảm biến” chƣơng trình đào tạo sinh viên hệ cao đẳng ngành điện, điện tử, tự động hóa và đã đƣợc HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH KHOA HỌC của nhà trƣờng thông qua vào tháng 4/2014 Cuốn giáo trình chứa nội dung của 8 chƣơng theo đúng trình tự và mục tiêu thiết kế của chƣơng trình. Các bài học lý thuyết đƣợc biên tập khá chi tiết, cập nhật các kiến thức mới và có tính ứng dụng cao. Giáo trình trình bày khá đơn giản, dễ hiểu, cuối mỗi chƣơng đều có phần câu hỏi ôn tập nhằm giúp ngƣời đọc củng cố kiến thức và rèn luyện thêm kỹ năng Để tiếp thu tốt môn học này yêu cầu sinh viên cần trang bị đầy đủ kiến thức các môn nhƣ kỹ thuật điện tử, vi mạch số, đo lƣờng và kỹ thuật đo. Đọc trƣớc tài liệu trƣớc khi đến lớp Mặc dù đã rất cố gắng nhƣng không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong đón nhận những ý kiến đóng góp từ phía độc giả để lần tái bản sau cuốn giáo trình hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn!. Nhóm biên soạn MỤC LỤC CHƢƠNG 1 : KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CẢM BIẾN. (6 TIẾT) ........................................................... 6 1.1 Vai trò cảm biến trong đo lƣờng và điều khiển ............................................................................... 6 1.2 Định nghĩa và phân loại cảm biến ................................................................................................... 6 1.3 Các thông số đặc trƣng của cảm biến .............................................................................................. 8 1.3.1 Độ nhạy của cảm biến: ............................................................................................................. 8 1.3.2 Sai số của cảm biến .................................................................................................................. 8 1.3.3 Độ tuyến tính của cảm biến: ..................................................................................................... 9 1.4 Mạch xử lý tín hiệu cảm biến ........................................................................................................ 10 1.5 Các hiệu ứng trong cảm biến ......................................................................................................... 10 1.5.1 Hiệu ứng nhiệt điện ................................................................................................................ 10 1.5.2 Hiệu ứng hỏa điện .................................................................................................................. 10 1.5.3 Hiệu ứng áp điện .................................................................................................................... 11 1.5.4 Hiệu ứng cảm ứng điện từ ...................................................................................................... 11 1.5.5 Hiệu ứng quang điện .............................................................................................................. 12 1.5.6 Hiệu ứng quang điện từ .......................................................................................................... 12 1.5.7 Hiệu ứng Hall ......................................................................................................................... 12 CHƢƠNG 2 : CẢM BIẾN ĐO NHIỆT ĐỘ. ( 6 tiết) .............................................................................. 16 2.1 Thang nhiệt độ, điểm chuẩn nhiệt độ. .......................................................................................... ... ộ dày mỏng của kim loại. Sau đây là một số ứng dụng của cảm biến từ. Đo độ cao của đinh ốc Hình 4.6: Ứng dụng đo độ cao của đinh ốc Chƣơng 4: Cảm biến vị tri và dịch chuyển Khoa Kỹ thuật Điện – Điện tử Trang 53 Đo độ dày mỏng của kim loại. Hình 4.7: Ứng dụng đo độ dày của tấm thép Đo độ lệch tâm Hình 4.8: Ứng dụng đo độ lệch tâm của bánh cam 4.3 Cảm biến biến áp vi sai. Cấu tạo và nguyên lý của biến áp vi sai: Cảm biến biến áp vi sai gồm có một cuộn sơ cấp và hai cuộn thứ cấp quấn trên một ống hình trụ, trong ống có một lõi ferite di chuển tự do. Hai cuộn thứ cấp đƣợc mắc đối xứng so với cuộn sơ cấp sao cho sức điện dộng cảm ứng sinh ra trên hai cuộn dây này ngƣợc pha với nhau. Cuộn dây sơ cấp đƣợc nuôi bằng nguồn xoay chiều Vi Hình 4.9: Cấu tạo của biến áp vi sai Chƣơng 4: Cảm biến vị tri và dịch chuyển Khoa Kỹ thuật Điện – Điện tử Trang 54 Nguyên lý làm việc Hình 4.10: Sơ đồ nguyên lý của biến áp vi sai. Lõi ferite đƣợc liên kết cơ khí với đối tƣợng cần đo vị trí. Khi lõi ferite nằm ở vị trí cách đều giữa 2 cuộn dây thứ cấp (x=0), sức điện e1= e2 nên V0 = 0. Khi đối tƣợng di chuyển làm lõi ferite di chuyển và nằm lệch so với2 cuộn dây thứ cấp, khi đó sức điện động sinh ra trên 2 cuộn thứ cấp không bằng nhau làm xuất hiện điện áp ra Vo= e1– e2= x.Vi tỷ lệ với dịch chuyển x của lõi ferite. Hình 4.11:Hình dạng của cảm biến biến áp vi sai Hình 4.12: Mạch điện ngõ ra và đặc tuyến ngõ ra của cảm biến biến áp vi sai Cảm biến biến áp vi sai đƣợc dùng để đo dịch chuyển, đo độ dày của vật liệu, đo khoảng cách, đo độ phẳng của bề mặt Sau đây là một số ví dụ ứng dụng của cảm biến biến áp vi sai. Dùng biến áp vi sai đo độ nhẵn của bề mặt chi tiết cơ khí. Chƣơng 4: Cảm biến vị tri và dịch chuyển Khoa Kỹ thuật Điện – Điện tử Trang 55 Hình 4.13: Đo độ nhẵn của bề mặt chi tiết cơ khí Đo độ dày mỏng dùng biến áp vi sai. Hình 4.14: Đo độ dày mỏng dùng biến áp vi sai 4.4 Cảm biến điện dung. 4.4.1 Cảm biến tụ điện đơn Cấu tạo: là một tụ điện phẳng hoặc hình trụ có một bản cực gắn cố định ( bản cực tĩnh ) và một bản cực di chuyển ( bản cực động ) liên kết với vật cần đo. Khi bản cực động di chuyển sẽ kéo theo sự di chuyển sẽ kéo theo sự thay đổi điện dung của tụ. Hình 4.15: cấu tạo cảm biến tụ điện đơn Giá trị điện dung thay đổi tùy theo cấu tạo của tụ điện đƣợc xác định (4.6) Trong đó: là hằng số điện môi của môi trƣờng Chƣơng 4: Cảm biến vị tri và dịch chuyển Khoa Kỹ thuật Điện – Điện tử Trang 56 0 là hằng số điện môi của môi trƣờng chân không S là diện tích giữa hai bản cực là khoảng cách giữa hai bản cực (4.7) Trong đó: _ góc ứng với phần hai bản cực đối diện (4.8) Đặc điểm: Biến thiên điện dung của cảm biến tụ điện là hàm tuyến tính khi diện tích bản cực và hằng số điện môi thay đổi, là hàm phi tuyến khi khoảng cách giữa hai bản cực thay đổi. Biến thiên dung kháng của cảm biến tụ điện là hàm tuyến tính khi khoảng cách giữa hai bản cực thay đổi, là hàm phi tuyến khi diện tích bản cực và hằng số điện môi thay đổi. Ngoài ra khi có điện áp đặt vào hai bản cực thì sinh ra lực hút, lực này cần nhỏ hơn đại lƣợng đo. 4.4.2 Cấu tạo tụ ghép vi sai Tụ ghép vi sai có khoảng cách giữa các bản cực biến thiên dịch chuyển thẳng hoặc có diện tích bản cực biến thiên dịch chuyển quay và dịch thẳng gồm ba bản cực. bản động A1 dịch giữa hai bản cố định A2 và A3 tạo thành hai điện dung C1 và C2 biến thiên cùng chiều nhau. Tụ kép vi sai có độ nhạy cao hơn tụ đơn và các lực tƣơng hỗ bị triệt tiêu nhau. Hình 4.16: Cấu tạo tụ ghép vi sai Mạch đo đƣợc sử dụng là mạch cầu không cân bằng dùng nguồn xoay chiều. Chƣơng 4: Cảm biến vị tri và dịch chuyển Khoa Kỹ thuật Điện – Điện tử Trang 57 Hình 4.17: Mạch đo dùng cảm biến tụ điện thƣờng gặp Mạch đo cần có: - Trở kháng vào lớn - Dây dẫn bọc kim loại để tránh ảnh hƣởng điện trƣờng ngoài - Không mắc song song các cảm biến - Chống ẩm tốt 4.5 Cảm biến Hall. Hiệu ứng Hall (đƣợc khám phá bởi Edwin Herbert Hall vào năm 1879) là một hiệu ứng vật lý đƣợc thực hiện khi áp một từ trƣờng vuông góc lên một bản làm bằng kim loại hay chất bán dẫn hay chất dẫn điện (thanh Hall) đang có dòng điện chạy qua. Lúc đó ngƣời ta nhận đƣợc hiệu điện thế (hiệu thế Hall) sinh ra tại hai mặt đối diện của thanh Hall. Tỷ số giữa hiệu thế Hall và dòng điện chạy qua thanh Hall gọi là điện trở Hall (đặc trƣng cho vật liệu làm nên thanh Hall). Các điện tích chịu lực Lorentzbị đẩy về một trong hai phía của thanh Hall, tùy theo điện tích chuyển động đó âm hay dƣơng. Sự tập trung các điện tích về một phía tạo nên sự tích điện trái dầu ở 2 mặt của thanh Hall, gây ra hiệu điện thế Hall. Hình 4.18: Cơ chế hiệu ứng Hall trên một thanh Hall 1: electron. 2: thanh Hall. 3: nam châm. 4: từ trƣờng. 5: nguồn điện. Chƣơng 4: Cảm biến vị tri và dịch chuyển Khoa Kỹ thuật Điện – Điện tử Trang 58 Màu đỏ trên thanh Hall thể hiện sự tập trung của điện tích dƣơng, còn màu xanh, ngƣợc lại, là nơi tập trung điện tích âm. Công thức liên hệ giữa hiệu thế Hall, dòng điện và từ trƣờng là: VH = (IB)/(den) ( 4.9) VH là hiệu thế Hall, I là cƣờng độ dòng điện, B là cƣờng độ từ trƣờng, d là độ dày của thanh Hall, e là điện tích của hạt mang điện chuyển động trong thanh Hall, và n mật độ các hạt này trong thanh Hall. Hiệu ứng Hall là nó cho phép phân biệt điện tích âm hay dƣơng chạy trong thanh Hall, dựa vào hiệu thế Hall âm hay dƣơng. Với các vật liệu sắt từ, điện trở Hall tăng lên một cách dị thƣờng, đƣợc biết đến là hiệu ứng Hall dị thƣờng, tỷ lệ với độ từ hóa của vật liệu. Hình 4.19: Đầu đo dòng điện có sẵn khuếch đại dùng hiệu ứng Hall. Cấu tạo: Gồm có 1 động cơ, 1 nam châm hình đĩa tròn (Ring Magnet) nhƣ trong hình vẽ, 1 cảm biến Hall khi động cơ quay => đĩa nam châm gắn với trục động cơ quay theo => từ trƣờng biến thiên. Cảm biến Hall Effect cảm nhận đƣợc sự biến thiên này và tạo tín hiệu điện áp đầu ra tƣơng ứng Hình 4.20: Cấu tạo và hoạt động của cảm biến Hall Hiệu ứng Hall đƣợc sử dụng chủ yếu trong các thiết bị đo, đầu dò. Các thiết bị này thƣờng phát Chƣơng 4: Cảm biến vị tri và dịch chuyển Khoa Kỹ thuật Điện – Điện tử Trang 59 ra tín hiệu rất yếu và cần đƣợc khuếch đại.Hiệu ứng Hall nhạy cảm với từ trƣờng, mà từ trƣờng đƣợc sinh ra từ một dòng điện bất kỳ, do đó có thể đo cƣờng độ dòng chạy qua một dây điện khi đƣa dây này gần thiết bị đo. Thiết bị có 3 đầu ra: một dây nối đất, một dây nguồn để tạo dòng chạy trong thanh Hall, một dây ra cho biết hiệu thế Hall. Phƣơng pháp đo dòng điện này không cần sự tiếp xúc cơ học trực tiếp với mạch điện, hầu nhƣ không gây thêm điện trở phụ của máy đo trong mạch điện, và không bị ảnh hƣởng bởi nguồn điện (có thể là cao thế) của mạch điện, tăng tính an toàn cho phép đo. Đo công suất điện : Công suất tiêu thụ của một mạch điện là tích của cƣờng độ dòng điện và hiệu điện thế trên mạch. Vậy có thể đo công suất này bằng cách đo dòng điện (nhƣ mô tả ở trên) đồng thời với việc dùng hiệu điện thế của mạch điện để nuôi dòng qua thanh Hall. Phƣơng pháp nhƣ vậy có thể đƣợc cải tiến để đo công suất dòng điện xoay chiều trong sinh hoạt dân dụng. Nó thƣờng chính xác hơn các thiết bị truyền thông và ít gây cản trở dòng điện Xác định vị trí và chuyển động Hiệu ứng Hall có thể dùng để xác định vị trí cơ học. Các thiết bị kiểu này không có một chi tiết cơ học chuyển động nào và có thể đƣợc chế tạo kín, chịu đƣợc bụi, chất bẩn, độ ẩm, bùn lầy... Điều này giúp các thiết bị này có thể đo đạc vị trí tiện hơn dụng cụ quang học hay cơ điện. Hình 4.21: Cảm biến Hall trong động cơ BLDC Để xác định vị trí rotor có thể dùng cảm biến Hall hoặc Encoder. Có thể đặt các phần tử cảm biến bên trong động cơ, trên đầu trục động cơ hay dùng cảm biến bên ngoài lắp vào trục động cơ. Cảm biến hiệu ứng Hall (gọi tắt là cảm biến Hall) đƣợc dùng trong động cơ BLDC để xác Chƣơng 4: Cảm biến vị tri và dịch chuyển Khoa Kỹ thuật Điện – Điện tử Trang 60 định vị trí cực nam châm của rotor. Tín hiệu vị trí này là cơ sở để bộ điều khiển đóng cắt các khóa công suất cấp dòng DC cho cuộn dây stator tƣơng ứng. Khi đặt cảm biến Hall trong vùng từ trƣờng và có một dòng điện DC chạy qua thì sẽ có một điện áp sinh ra tại ngõ ra của cảm biến. Sự phân cực xuất hiện khi cảm biến quét qua các nam châm của động cơ. Điện áp V sinh ra có dạng tuyến tính thay đổi theo góc lệch giữa cảm biến và từ trƣờng. Chúng ta cần tín hiệu kỹ thuật số để điều khiển có dạng nhị phân 1/0 do đó cả cảm biến đều đƣợc chế tạo tích hợp trong một IC để dạng điện áp ra là dạng xung vuông. Các cảm biến Hall đặt trong động cơ lệch nhau một góc 120 độ điện hay 60 độ điện để xác định chính xác vị trí rotor để điều khiển tƣơng ứng các pha của dòng điện phần ứng stator. Khởi động ô-tô Khi quay ổ khóa khởi động ô-tô, một nam châm gắn cùng ổ khóa quay theo, gây nên thay đổi từ trƣờng, đƣợc cảm nhận bởi thiết bị dùng hiệu ứng Hall. Phƣơng pháp này tiện lợi vì nó không gây hao mòn nhƣ phƣơng pháp cơ học khác. Dò chuyển động quay Việc dò chuyển động quay tƣơng tự nhƣ trên rất có ích trong chế tạo hệ thống hãm phanh chống trƣợt nhạy bén hơn của ô-tô, giúp ngƣời điều khiển xe dễ dàng hơn. Ƣu điểm: Cấu tạo đơn giản Giá thành thấp Hoạt động ổn định Nhƣợc điểm Kích thƣớc lớn, cồng kềnh Kém ổn định ở nhiệt độ cao Chƣơng 4: Cảm biến vị tri và dịch chuyển Khoa Kỹ thuật Điện – Điện tử Trang 61 4.6 Cảm biến tiệm cận dạng điện cảm. Cấu tạo: Cảm biến lân cận dạng điện cảm có cấu tạo gồm 4 bộ phận chính Hình 4.22: Cấu tạo cảm biến tiệm cận điện cảm Đầu phát hiện gồm 1 cuộn dây quấn trên lõi sắt từ có nhiệm vụ tạo ra từ trƣờng biến thiên trong không gian phía trƣớc. Cấu tạo và cách bố trí cuộn dây và lõi sắt của đầu phát hiện nhƣ hình Hình 4.23: Cấu tạo đầu phát hiện - Mạch dao động có nhiệm vụ tạo dao động điện từ tần số radio. - Mạch phát hiện mức dùng để so sánh biên độ tín hiệu của mạch dao động. - Mạch ngõ ra dùng để tạo mức logic cho tín hiệu ngõ ra của cảm biến. Nguyên lý hoạt động của cảm biến lân cận điện cảm: Khi có mục tiêu cần phát hiện (đối tƣợng) bằng kim loại tới gần cảm biến (vào vùng từ trƣờng biến thiên của cảm biến), từ trƣờng biến thiên do mạch dao động gây ra tập trung ở lõi sắt sẽ gây nên một dòng điện xoáy trên bề mặt của đối tƣợng. Dòng điện xoáy sinh ra trên bề mặt đối tƣợng tạo nên một tải làm giảm biên độ tín hiệu của mạch dao động. Khi biên độ của tín hiệu dao động nhỏ hơn một ngƣỡng định trƣớc, mạch phát hiện mức sẽ tác động mạch ngõ ra để đặt trạng thái ngõ ra lên ON. Khi đối tƣợng rời khỏi vùng từ trƣờng của cảm biến, biên độ tín hiệu ở mạch dao động tăng lên, khi tín hiệu ở mạch dao động có biên độ lớn hơn ngƣỡng, mạch phát Chƣơng 4: Cảm biến vị tri và dịch chuyển Khoa Kỹ thuật Điện – Điện tử Trang 62 hiệm mức sẽ tác động mạch ngõ ra tạo trạng thái ngõ ra là OFF. Hình 4.24: Hoạt động của cảm biến Hình 4.25: Cảm biến của OMRON dạng tròn Hình 4.26: Cảm biến của OMRON dạng vuông Cảm biến lân cận điện cảm đƣợc dùng để phát hiện sự xuất hiện của một vật thể kim loại tại một vị trí xác định trƣớc (vị trí đặt cảm biến) nhƣ: Phát hiện Cabin thang máy tại các tầng, phát hiện chai nƣớc ngọt có nắp hay không (Nắp của chai nƣớc ngọt làm bằng kim loại), xác định vị trí hai đầu mút của mũi khoan, phát hiện trạng thái đóng hay mở van, đo tốc độ quay của động cơ, phát hiện trạng thái đóng- mở của các xi lanh Chƣơng 4: Cảm biến vị tri và dịch chuyển Khoa Kỹ thuật Điện – Điện tử Trang 63 Hình 4.27: Ứng dụng trong hệ thống đo tốc độ động cơ 4.7 Cảm biến tiệm cận dạng điện dung Cấu tạo: Cảm biến lân cận dạng điện dung có cấu tạo gầm 4 phần tử nhƣ cảm biến lân cận điện cảm nhƣng đầu phát hiện trong cảm biến lân cận điện dung là một bản cực của tụ điện Hình 4.28 Cấu tạo của cảm biến lân cận điện dung Nguyên lý hoạt động của cảm biến lân cận điện dung: Khi mục tiêu cần phát hiện di chuyển đến gần đầu phát hiện của cảm biến sẽ làm điện dung của tụ điện (đƣợc tạo bởi một bản cực là bề mặt của đầu thu và bản cực còn lại chính là đối tƣợng) C bị thay đổi. Khi điện dung của tụ điện bị thay đổithì mạch dao động sẽ tạo ra tín hiệu dao động. Khi tín hiệu dao động có biên độ lớn hơn một ngƣỡng đặt trƣớc mạch phát hiện mức sẽ điều khiển mạch ra ở trạng thái ON. Khi đối tƣợng ở xa cảm biến, biên độ tín hiệu ở mạch dao động sẽ nhỏ, mạch phat hiện mức sẽ điều khiển mạch ra ở trạng thái OFF. Một số dạng của cảm biến lân cận điện dung: Dƣới đây giới thiệu một số dạng cảm biến lân cận điện dung: Hình 4.29: Cảm biến tiệm cận điện dung hãng OMRON Chƣơng 4: Cảm biến vị tri và dịch chuyển Khoa Kỹ thuật Điện – Điện tử Trang 64 Hình 4.30: Sơ đồ mạch đầu ra dạng NPN cực thu để hở Hình 4.31: Sơ đồ mạch đầu ra dạng PNP cực thu để hở Ứng dụng: Cảm biến lân cận điện dung đƣợc dùng để phát hiện sự xuất hiện của một vật thể kim loại hoặc phi kim loại tại một vị trí xác định trƣớc (vị trí đặt cảm biến) nhƣ: Phát hiện thủy tinh, nhựa, chất lỏng Hình 4.32: Ứng dụng trong hệ thống phát hiện mức chất lỏng Chƣơng 4: Cảm biến vị tri và dịch chuyển Khoa Kỹ thuật Điện – Điện tử Trang 65 Hình 4.32: Ứng dụng trong hệ thống hộp sữa không đầy Hình 4.32: Phát hiện nắp nhôm trên chai nƣớc Chƣơng 4: Cảm biến vị tri và dịch chuyển Khoa Kỹ thuật Điện – Điện tử Trang 66 CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1: Trình bày nguyên lý làm việc của cảm biến HALL Câu 2: Trình bày nguyên lý làm việc của cảm biến biến trở? Câu 3: Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của cảm biến từ? Câu 4: Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của cảm biến biến áp vi sai? Câu 5: Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của cảm biến tiệm cận điện cảm Câu 5: Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của cảm biến tiệm cận điện dung Câu 6: Nêu và phân tích những ứng dụng thƣờng gặp có sử dụng cảm biến tiệm cận TRẮC NGHIỆM Câu 7: Cảm biến dùng để đo tốc độ băng tải, đo chiều dài trong máy cắt kim loại là a. Cảm biến tiệm cận c. Encoder b. Cảm biến quang dẫn d. Themostar Câu 8: Cảm biến dùng trong hệ thống cân trọng lƣợng xe, cân đóng bao là a. Loadcell c. Tiệm cận điện dung b. Cảm biến ánh sáng d. Encoder Câu 9: Để phát hiện mức chất lỏng trong bình chứa, hồ chứa ta nên dùng a. Cảm biến thông minh c. Cảm biến tiệm cận điện cảm b. Cảm biến tiệm cận d. Cảm biến tiệm cận điện dung Câu 10: Để phát hiện Cabin thang máy tại các tầng, nắp chai nƣớc ngọt bằng kim loại, vị trí 2 đầu mũi khoan ta nên chọn cảm biến loại a. Encoder c. Cảm biến laser b. Cảm biến thông minh d. Cảm biến tiệm cận điện cảm Câu 11: Cảm biến dùng để đo tốc độ băng tải, đo chiều dài trong máy cắt kim loại là a. Cảm biến tiệm cận c. Encoder b. Cảm biến quang dẫn d. Themostar Câu 12: Cảm biến dùng trong hệ thống cân trọng lƣợng xe, cân đóng bao là a. Loadcell c. Tiệm cận điện dung b. Cảm biến ánh sáng d. Encoder
File đính kèm:
- giao_trinh_do_luong_cam_bien_phan_1.pdf