Giáo trình Công nghệ kỹ thuật ô tô - Thực tập bảo dưỡng trang bị điện nâng cao

Hệ thống thông tin bao gồm các đồng hồ sau:

a. Đồng hồ tốc độ xe (speedometer):

Bao gồm đồng hồ tốc độ xe thường kết hợp với đồng hồ đo quãng đường

(odometer) để báo quãng đường xe đã đi từ lúc xe bắt đầu hoạt động và đồng hồ

hành trình (tripmeter) để đo các khoảng cách ngắn.

b. Đồng hồ tốc độ động cơ (tachometer)

Hiển thị tốc độ động cơ (tốc độ trục khuỷu) theo v/p (vòng/phút) hay rpm.

c. Vôn kế

Chỉ thị điện áp accu hay điện áp ra của máy phát. Loại này hiện nay không

còn trên tableau nữa.

d. Đồng hồ áp lực nhớt

Chỉ thị áp lực nhớt của động cơ.

e. Đồng hồ nhiệt độ nước làm mát

Chỉ thị nhiệt độ nước làm mát động cơ.

f. Đồng hồ báo nhiên liệu

Chỉ thị mức nhiên liệu có trong thùng chứa.

Giáo trình Công nghệ kỹ thuật ô tô - Thực tập bảo dưỡng trang bị điện nâng cao trang 1

Trang 1

Giáo trình Công nghệ kỹ thuật ô tô - Thực tập bảo dưỡng trang bị điện nâng cao trang 2

Trang 2

Giáo trình Công nghệ kỹ thuật ô tô - Thực tập bảo dưỡng trang bị điện nâng cao trang 3

Trang 3

Giáo trình Công nghệ kỹ thuật ô tô - Thực tập bảo dưỡng trang bị điện nâng cao trang 4

Trang 4

Giáo trình Công nghệ kỹ thuật ô tô - Thực tập bảo dưỡng trang bị điện nâng cao trang 5

Trang 5

Giáo trình Công nghệ kỹ thuật ô tô - Thực tập bảo dưỡng trang bị điện nâng cao trang 6

Trang 6

Giáo trình Công nghệ kỹ thuật ô tô - Thực tập bảo dưỡng trang bị điện nâng cao trang 7

Trang 7

Giáo trình Công nghệ kỹ thuật ô tô - Thực tập bảo dưỡng trang bị điện nâng cao trang 8

Trang 8

Giáo trình Công nghệ kỹ thuật ô tô - Thực tập bảo dưỡng trang bị điện nâng cao trang 9

Trang 9

Giáo trình Công nghệ kỹ thuật ô tô - Thực tập bảo dưỡng trang bị điện nâng cao trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 132 trang baonam 19601
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Công nghệ kỹ thuật ô tô - Thực tập bảo dưỡng trang bị điện nâng cao", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Công nghệ kỹ thuật ô tô - Thực tập bảo dưỡng trang bị điện nâng cao

Giáo trình Công nghệ kỹ thuật ô tô - Thực tập bảo dưỡng trang bị điện nâng cao
ỦY BAN NHÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI 
--- --- 
BÀI GIẢNG 
THỰC TẬP BẢO DƯỠNG TRANG BỊ ĐIỆN NÂNG 
CAO 
 NGÀNH/NGHỀ: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ 
 TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG NGHỀ 
 Biên soạn: Phan Tiến Vương 
LƯU HÀNH NỘI BỘ, NĂM 2016
Bài giảng Thực tập Bảo dưỡng và sửa chữa trang bị điện nâng cao 
 Tranng 1 
MỤC LỤC 
Chương 1: BD-SC hệ thống thông tin ................................................................... 1 
Bài 1: Tháo lắp, bảo dưỡng hệ thống tin ............................................................. 1 
1.1. Công tác chuẩn bị: ....................................................................................... 1 
1.1.1. Học cụ ........................................................................................................... 1 
1.1.2. Dụng cụ ......................................................................................................... 1 
1.2. Quy trình thực hiện: ..................................................................................... 1 
1.2.1. Công tác tháo lắp, bảo dưỡng đồng hồ táp lô và đèn báo ....................... 1 
1.2.1.1. Hệ thống thông tin bao gồm các đồng hồ sau: ..................................... 2 
1.2.1.2. thông tin dạng tương tự (ANALOG) .................................................... 4 
1.2.1.3. Các dạng màn hình: ................................................................................. 6 
1.2.1.4. Màn hình huỳnh quang chân không VFD: ........................................... 6 
1.2.2. Công tác tháo lắp, bảo dưỡng hệ thống thông tin giao tiếp CAN .......... 8 
1.2.2.1. Đồng hồ và cảm biến báo áp suất nhớt: ................................................ 8 
1.2.2.2. Đồng hồ áp suất nhớt loại từ điện.......................................................... 9 
1.2.2.3. Đồng hồ nhiên liệu: ............................................................................... 11 
1.2.2.4. Kiểu điện trở lưỡng kim ....................................................................... 11 
1.2.2.5. Đồng hồ báo tốc độ động cơ ................................................................ 18 
Bài 2: Kiểm tra, sửa chữa hệ thống tin .............................................................. 20 
2.1. Công tác chuẩn bị: ..................................................................................... 20 
2.1.1. Học cụ ......................................................................................................... 20 
2.1.2. Dụng cụ ....................................................................................................... 20 
2.2. Quy trình thực hiện: ................................................................................... 20 
2.2.1. Công tác kiểm tra, sửa chữa đồng hồ táp lô và đèn báo ........................ 20 
2.2.1.1. Đồng hồ áp suất nhớt kiểu nhiệt điện. ................................................ 20 
2.2.1.2. Đồng hồ và cảm biến báo tốc độ xe: ................................................... 23 
2.2.2. Công tác kiểm tra, sửa chữa hệ thống thông tin giao tiếp CAN .......... 24 
2.2.2.1. Các mạch đèn cảnh báo: ....................................................................... 24 
2.2.2.2. Cơ cấu báo nguy áp suất nhớt động cơ ............................................... 25 
2.2.2.3. Cơ cấu báo nguy nhiệt độ nước làm mát động cơ ............................. 25 
Chương 2: BD-SC hệ thống gạt mưa, rửa kính và sấy kính ............................... 27 
Bài 3: Tháo lắp, bảo dưỡng hệ thống gạt mưa, rửa kính và sấy kính ............... 27 
3.1. Công tác chuẩn bị: ..................................................................................... 27 
3.1.1. Học cụ ......................................................................................................... 27 
3.1.2. Dụng cụ ....................................................................................................... 27 
3.2. Quy trình thực hiện: ................................................................................... 27 
3.2.1. Công tác tháo lắp, bảo dưỡng hệ thống gạt mưa, rửa kính ................... 27 
Bài giảng Thực tập Bảo dưỡng và sửa chữa trang bị điện nâng cao 
 Tranng 2 
3.2.1.1. Tổng quát HT gạt mưa .......................................................................... 27 
3.2.1.2. Motor gạt mưa........................................................................................ 29 
3.2.1.3. Công tắc gạt mưa ................................................................................... 30 
3.2.1.4. IC điều khiển gạt mưa gián đoạn ......................................................... 32 
3.2.2. Công tác tháo lắp, bảo dưỡng hệ thống sấy kính ................................... 33 
Bài 4: Kiểm tra và sửa chữa hệ thống gạt mưa, rửa kính và sấy kính .............. 34 
4.1. Công tác chuẩn bị ...................................................................................... 34 
4.1.1. Học cụ  ... nhiệt độ và áp suất 
cao qua bình chứa từ một lỗ nhỏ làm cho môi chất giãn nở đột ngột và biến nó 
thành môi chất ở dạng sương có nhiệt độ và áp suất thấp. Tùy theo độ lạnh, van 
giãn nở điều chỉnh lượng môi chất cung cấp cho giàn lạnh. 
Hình 14. 9: Van giãn nở. 
Bài giảng Thực tập Bảo dưỡng và sửa chữa trang bị điện nâng cao 
 Tranng 109 
Giàn lạnh: Giàn lạnh làm bay hơi môi chất ở dạng sương sau khi qua van 
giãn nở. Môi chất trong giàn lạnh có nhiệt độ và áp suất thấp, nó làm lạnh không 
khí ở xung quanh giàn lạnh. 
Hình 14. 10: Giàn lạnh. 
Bài giảng Thực tập Bảo dưỡng và sửa chữa trang bị điện nâng cao 
 Tranng 110 
14.2.1.4. Vẽ sơ đồ đấu dây hệ thống điều hoà: 
Hình 14. 11: Sơ đồ đấu dây hệ thống điều hoà. 
Bài giảng Thực tập Bảo dưỡng và sửa chữa trang bị điện nâng cao 
 Tranng 111 
Hình 14. 12: Sơ đồ đấu dây hệ thống điều hoà (tiếp theo). 
14.2.2. Công tác kiểm tra, sửa chữa hệ thống điều hòa 
14.2.2.1. Khảo sát và ghi nhận tổng quát: 
Bài giảng Thực tập Bảo dưỡng và sửa chữa trang bị điện nâng cao 
 Tranng 112 
Hình 14. 13: Bố trí đường ống áp suất thấp, áp suất cao trên hệ thống điều 
hoà. 
Bước 1: Ghi nhận, khảo sát đường áp suất thấp, đường áp suất cao. 
Gợi ý: Thông thường đường áp suất cao có màu đỏ, đường kính ống áp suất 
cao nhỏ. Đường áp suất thấp có màu xanh, đường kính ống áp suất thấp lớn hơn 
đường kính ống áp suất cao. 
Bước 2: Ghi nhận, khảo sát đồng hồ đo áp suất. 
Gợi ý: Ống dây màu đỏ để gắn vào đường áp suất cao, ống dây màu xanh để 
gắn vào đường áp suất thấp. Ống còn lại dùng để sạc ga hệ thống điều hoà. 
Hình 14. 14: Đồng hồ đo áp suất. 
Tiến hành gắn đồng hồ áp suất vào hệ thống, và ghi nhận kết quả: 
Tiến hành gắn đồng hồ đo áp suất vào hệ thống điều hoà: Ống màu đỏ gắn 
vào đường ống cao áp, ống màu xanh gắn vào đường ống áp thấp. 
Bài giảng Thực tập Bảo dưỡng và sửa chữa trang bị điện nâng cao 
 Tranng 113 
Hình 14. 15: Gắn đồng hồ đo áp suất vào hệ thống điều hoà. 
Phân tích kết quả và chẩn đoán hư hỏng hệ thống điều hòa. 
Trường hợp 1: Bình thường. 
Hình 14. 16: Áp suất ga bình thường. 
Nếu hệ thống lạnh bình thường, giá trị áp suất trên đồng hồ như hình vẽ: 
Phía áp thấp: 0,15 – 0,25 MPa (1,5 – 2,5 kgf/m2). 
Phía áp cao: 1.6 – 1,8 MPa (16,3 – 18,4 kgf/m2). 
Trường hợp 2: Lãnh chất không đủ (thiếu ga): 
Bài giảng Thực tập Bảo dưỡng và sửa chữa trang bị điện nâng cao 
 Tranng 114 
Hình 14. 17: Áp suất ga ở áp cao và áp thấp đều thấp. 
Trên hình vẽ: Nếu thiếu môi chất, giá trị áp suất trên đồng hồ ở cả hai vùng 
áp cao và áp thấp đều nhỏ hơn giá trị bình thường. 
Triệu chứng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục 
Áp suất thấp ở cả 
vùng áp cao và áp thấp. 
Bọt có thể thấy ở mắt 
ga. 
Lạnh yếu. 
Thiếu lãnh 
chất. 
Rò rỉ ga. 
Kiểm tra rò ga và sửa 
chữa. 
Nạp thêm ga. 
Trường hợp 3: Thừa ga hay giải nhiệt giàn nóng không tốt: 
Hình 14. 18: Áp suất ga ở áp cao và áp thấp đều cao. 
Nếu có hiện tượng thừa lãnh chất hay giàn nóng giải nhiệt không tốt thì giá 
trị áp suất trên đồng hồ ở cả hai vùng áp cao và áp thấp đều lớn hơn giá trị bình 
thường. 
Bài giảng Thực tập Bảo dưỡng và sửa chữa trang bị điện nâng cao 
 Tranng 115 
Triệu chứng Nguyên 
nhân 
Biện pháp khắc phục 
Áp suất cao ở cả vùng 
áp cao và áp thấp. 
Không có bọt ở mắt 
ga mặc dù tốc độ hoạt động 
thấp (thừa môi chất) 
Lạnh yếu. 
Thừa lãnh 
chất. 
Giải nhiệt 
giàn nóng kém. 
Điều chỉnh đúng lượng 
lãnh chất. 
Vệ sinh giàn nóng. 
Kiểm tra hệ thống làm 
mát (quạt giải nhiệt). 
Trường hợp 4: Có hơi ẩm trong hệ thống lạnh: 
Hình 14. 19: Áp suất ga áp thấp quá thấp. 
Khí ẩm không được tách khỏi hệ thống, áp suất trên đồng hồ vẫn bình thường 
mới bật lạnh. Sau một thời gian, phần áp thấp giảm tới áp suất chân không. Sau 
vài giây đến vài phút, áp suất đo trở lại bình thường. Quá trình này cứ lặp đi lặp 
lại. Triệu chứng này xảy ra khí ẩm không được tách làm lặp lại sự đóng băng và 
tan băng gần van tiết lưu. 
Triệu chứng Nguyên 
nhân 
Biện pháp khắc phục 
Hệ thống điều hòa 
hoạt động bình thường 
sau khi bật: Sau một 
thời gian phía áp thấp 
giảm tới áp suất chân 
không. (Tại thời điểm 
Không lọc 
được ẩm. 
Thay bình chứa hoặc lọc 
ga. 
Hút chân không triệt để 
trước khi nạp ga, điều này giúp 
hút ẩm ra khỏi hệ thống lạnh. 
Bài giảng Thực tập Bảo dưỡng và sửa chữa trang bị điện nâng cao 
 Tranng 116 
này, tính năng làm lạnh 
giảm). 
Trường hợp 5: Máy nén yếu: 
Hình 14. 20: Áp suất ga ở áp cao quá cao và áp thấp quá thấp. 
Khi máy nén yếu, giá trị áp suất trên đồng hồ đo ở phía áp cao cao hơn giá 
trị bình thường và ở phía áp thấp thấp hơn giá trị bình thường. 
Triệu chứng Nguyên 
nhân 
Biện pháp khắc 
phục 
Áp suất phía áp thấp cao, 
phía áp cao thấp. 
Khi tắt máy điều hòa, ngay 
lập tưc áp suất ở phần áp thấp 
và áp cao bằng nhau. 
Khi sờ thân máy nén thấy 
không nóng. 
Không đủ lạnh. 
Máy nén 
bị hư. 
Kiểm tra và sửa 
chữa máy nén. 
Trường hợp 6: Tắc nghẽn trong hệ thống lạnh: 
Bài giảng Thực tập Bảo dưỡng và sửa chữa trang bị điện nâng cao 
 Tranng 117 
Hình 14. 21: Áp suất ga ở áp thấp giảm xuống chân không. 
Lãnh chất không thể tuần hoàn do tắc nghẽn trong hệ thống lạnh, áp suất ở 
phía áp thấp giảm xuống giá trị chân không. Áp suất ở phía áp cao cao hơn giá trị 
bình thường. 
Triệu chứng Nguyên nhân Biện pháp khắc 
phục 
Khi tắt nghẽn hoàn 
toàn, giá trị áp suất ở phần 
áp thấp giảm ngay xuống 
giá trị chân không ngay lập 
tức (không thể làm lạnh). 
Khi có xu hướng tắt 
nghẽn, giá trị áp suất ở 
phần áp thấp sẽ giảm dần 
xuống giá trị chân không. 
Bẩn hoặc ẩm 
đóng băng thành 
khối tại van tiết 
lưu, van EPR và 
các lỗ làm ngăn 
dòng lãnh chất. 
Rò rỉ ga bên 
trong đầu cảm ứng 
nhiệt. 
Làm rõ nguyên 
nhân gây tắt. Thay thế 
chi tiết bị nghẹt. 
Hút triệt chân 
không trong hệ thống 
lạnh. 
Trường hợp 7: Khí lọt vào hệ thống lạnh: 
Bài giảng Thực tập Bảo dưỡng và sửa chữa trang bị điện nâng cao 
 Tranng 118 
Hình 14. 22: Áp suất ga ở áp cao và áp thấp đều cao. 
Khi khí xâm nhập vào hệ thống lạnh, giá trị áp suất trên đồng hồ ở cả hai 
vùng: áp cao và áp thấp đều cao hơn giá trị bình thường. 
Triệu chứng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục 
Giá trị áp suất phía áp cao và 
phía áp thấp đều cao. 
Tính năng làm lạnh giảm 
tương ứng với việc tăng áp suất 
bên thấp. 
Nếu lượng lãnh chất đủ, sự sủi 
bọt tại mắt ga giống như lúc 
hoạt động bình thường. 
Khí xâm nhập. Thay lãnh chất. 
Hút triệt để chân không. 
Trường hợp 8: Van tiết lưu mở quá lớn: 
Hình 14. 23: Áp suất ga áp thấp quá cao. 
Khi van tiết lưu mở quá lớn, thì áp suất đo ở phần áp thấp trở nên cao hơn 
bình thường. Điều này làm giảm tính năng làm lạnh. 
Triệu chứng Nguyên 
nhân 
Biện pháp khắc 
phục 
Áp suất ở phần áp thấp 
tăng, tính năng làm lạnh giảm. 
Áp suất ở phần áp cao hầu như 
không thay đổi. 
Hư van 
tiết lưu. 
Kiểm tra và sửa 
chữa đầu cảm ứng nhiệt. 
Bài giảng Thực tập Bảo dưỡng và sửa chữa trang bị điện nâng cao 
 Tranng 119 
Khảo sát và ghi nhận tổng quát: 
Nhận dạng, khảo sát, ghi nhận tổng quát hệ thống điều hoà. 
Hình 14. 24: Các bộ phận chính của hệ thống điều hoà. 
Khảo sát, ghi nhận các đường ống áp suất cao, đường ống áp suất thấp. 
Hình 14. 25: Nhận dạng các đường ống áp suất thấp, áp suất cao. 
Kiểm tra áp suất hệ thống điều hòa: 
Bài giảng Thực tập Bảo dưỡng và sửa chữa trang bị điện nâng cao 
 Tranng 120 
Kiểm tra áp suất hệ thống điều hoà tham khảo bài thực tập số 17-Kiểm 
tra áp suất hệ thống điều hoà. . 
14.2.2.2. Nạp ga hệ thống điều hòa: 
Quy trình nạp ga lạnh 
Trước khi nạp gas hệ thống phải được rút chân không khoảng 15 phút, có 
một phần được tháo ra sửa chữa phải được rút chân không 30 phút. Ta có 3 bước 
lớn. 
Bước I: Rút chân không: 
Bước 1: Lắp đồng hồ đo vào hệ thống. 
Bước 2: Lắp ống giữa của bộ đồng hồ đo vào một bơm hút chân không. 
Bước 3: Cho bơm hút chân không chạy, và sau đó mở cả hai van tay. 
Bước 4: Sau khoảng 10 phút, đọc bên đồng hồ áp thấp hơn 600mmHg áp 
thấp. 
Bước 5: Nếu đồng hồ chỉ không hơn 600mmHg đóng cả hai van và ngưng 
bơm áp thấp, kiểm tra xem hệ thống có rò rỉ không và sửa chữa lại. Nếu không có 
rò rỉ nữa, tiếp tục rút chân không hệ thống ra. 
Bước 6: Sau khi đồng hồ áp thấp chỉ hơn 700mmHg, tiếp tục hút chân không 
khoảng 15 phút nữa. 
Bước 7: Đóng cả hai van tay và ngừng bơm áp thấp, tháo ống nối từ bơm áp 
thấp ra. 
Bây giờ hệ thống sẵn sàng nạp môi chất mới. 
Bài giảng Thực tập Bảo dưỡng và sửa chữa trang bị điện nâng cao 
 Tranng 121 
Hình 14. 26: Sơ đồ gắn dây tiến hành hút chân không. 
Bước II: Nạp ga điều hòa 
Gắn vòi van bình chứa môi chất lạnh: 
Bước 8: Trước khi lắp van vào bình chứa môi chất lạnh, xoay van theo chiều 
kim đồng hồ đến khi van đóng lại hoàn toàn. 
Bước 9: Xoay đĩa theo chiều kim đồng hồ đến khi nó đạt được vị trí cao nhất. 
Bước 10: Vặn van vào bình khóa môi chất lạnh. 
Bước 11: Lắp ống giữa của bộ đồng hồ đo vào van, mở đĩa bằng tay theo 
ngược chiều kim đồng hồ. 
Bước 12: Mở van tay theo ngược chiều kim đồng hồ để bịt kín vòi. 
Bước 13: Mở van tay theo ngược chiều kim đồng hồ môi chất lạnh và ống 
giữa có không khí, không nên mở van bên áp thấp và áp cao. 
Bước 14: Nới lỏng đai ốc nối ống giữa của bộ đồng hồ đo đến khi nghe tiếng 
gió xì. 
Bước 15: Cho không khí thoát ra ngoài một vài giây và sau đó siết chặt đai 
ốc lại. 
Bài giảng Thực tập Bảo dưỡng và sửa chữa trang bị điện nâng cao 
 Tranng 122 
Hình 14. 27: Lắp đặt đồng hồ vào bình ga lạnh. 
Bước III: Kiểm tra rò rỉ: 
Sau khi đã hút chân không cho hệ thống xong, kiểm tra xem hệ thống có rò 
rỉ không. 
Bước 16: Lắp vòi van môi chất lạnh đã trình bày ở phần trên. 
Bước 17: Mở van bên áp suất cao để nạp hơi môi chất lạnh vào hệ thống. 
Bước 18: Khi đồng hồ bên áp thấp chỉ 1kg/cm2(14PSI) đóng van bên áp cao. 
Bước 19: Dùng bộ dò môi chất lạnh rò rỉ, để kiểm tra rò rỉ, hoặc bộ kiểm tra 
rò rỉ bằng điện để kiểm tra rò rỉ cho hệ thống. 
Bước 20: Nếu phát hiện rò rỉ, sửa chữa từng phần hoặc nối lại. 
Sau khi kiểm tra và sửa chữa hệ thống, tiến hành các bước sau: 
Bước 21: Xoay vòi van bằng tay theo ngược chiều kim đồng hồ. 
Bước 22: Tháo ống giữa ra khỏi van. 
Bước 23: Rút chân không hệ thống ra ít nhất 15 phút 
Bài giảng Thực tập Bảo dưỡng và sửa chữa trang bị điện nâng cao 
 Tranng 123 
 Hình 18.5: Kiểm tra rò rỉ ga lạnh. 
Tham khảo các cách nạp môi chất lạnh cho hệ thống: 
Kỹ thuật nạp môi chất lạnh vào hệ thống điện lạnh ôtô được thực hiện theo 
một trong các phương pháp sau: 
Lấy môi chất lạnh từ bình chứa nạp vào hệ thống đang vận hành. 
Lấy môi chất lạnh từ bình chứa nạp vào hệ thống đang tắt máy. 
Nạp môi chất lạnh vào hệ thống từ một nguồn dự trữ lớn. 
Phương pháp 1: Nạp môi chất lạnh từ bình chứa nạp vào hệ thống đang vận 
hành: 
Gợi ý: Với phương pháp này, môi chất lạnh được nạp vào hệ thống thông 
qua đường áp thấp, ở trạng thái hơi (vapor state). Khi bình chứa môi chất đặt thẳng 
đứng, môi chất lạnh sẽ được nạp vào hệ thống ở thể hơi. 
Bước 1: Khâu chuẩn bị. 
Bước 2: Lắp ráp van lấy môi chất lạnh vào miệng bình chứa môi chất. 
Bước 3: Xả gió trong ống nối. 
Bước 4: Kiểm tra để biết hệ thống có bị nghẹt không. 
Bước 5: Ngâm bình chứa môi chất trong một chậu nước nóng (tối đa 400C). 
Làm như thế nhằm mục đích cho áp suất của hơi môi chất lạnh trong bình chứa 
cao hơn áp suất trong hệ thống. 
Bài giảng Thực tập Bảo dưỡng và sửa chữa trang bị điện nâng cao 
 Tranng 124 
Bước 6: Mở van đồng hồ phía áp suất thấp cho phép môi chất lạnh nạp vào 
hệ thống. 
Bước 7: Sau khi áp suất của đồng hồ áp thấp hạ xuống dưới 2,8kg/cm2 ta lật 
ngược bình chứa môi chất lạnh nhằm nạp nhanh môi chất vào hệ thống. 
Bước 8: Khóa kín van đồng hồ áp thấp. 
Bước 9: Tách van lấy môi chất lạnh ra khỏi ống nối giữa. 
Bước 10: Trắc nghiệm để kiểm tra nạp môi chất hoàn tất. 
Phương pháp 2: Nạp môi chất lạnh từ bình chứa nạp vào hệ thống đang tắt 
máy: 
Gợi ý: Phương pháp này nhằm nạp môi chất lạnh vào hệ thống lạnh trống 
rỗng, môi chất ở thể lỏng nạp vào từ phía áp cao. Trong quá trình nạp môi chất 
lạnh, khi ta lật ngược bình chứa môi chất, môi chất sẽ được nạp vào hệ thống ở 
thể lỏng. 
Không bao giờ được phép nổ máy trong lúc tiến hành nạp môi chất lạnh theo 
phương pháp này. 
Không được mở van đồng hồ áp thấp trong lúc hệ thống đang được nạp với 
môi chất lỏng. 
Bước 1: Chuẩn bị phương tiện nạp môi chất lạnh. 
Bước 2: Lắp van lấy môi chất lạnh lên miệng bình chứa. 
Bước 3: Xả không khí trong ống nối. 
Bước 4: Kiểm tra hệ thống có bị nghẽn hay rò rỉ không? 
Bước 5: Mở lớn hết mức van đồng hồ phía áp cao. 
Bước 6: Sau khi nạp đủ lượng môi chất lạnh vào hệ thống, khóa kín van đồng 
hồ phía cao áp. 
Bước 7: Tháo tách rời van, lấy môi chất ra khỏi ống giữa. 
Bước 8: Quay tay máy nén vài vòng để đảm bảo môi chất lỏng không đi vào 
phía áp thấp của máy nén. 
Phương pháp 3: Nạp môi chất từ bình lớn: 
Gợi ý: Làm tốt Khâu chuẩn bị. 
Bài giảng Thực tập Bảo dưỡng và sửa chữa trang bị điện nâng cao 
 Tranng 125 
Trong những xưởng sửa chữa hệ thống điện lạnh ôtô thuộc loại quy mô, môi 
chất lạnh được chứa đựng trong chai thật lớn để có thể nạp môi chất lạnh cho 
nhiều ôtô, với cách nạp này cần phải có thiết bị đo lường để nạp chính xác lượng 
môi chất cần thiết. 
Đặt chai chứa môi chất lạnh thẳng đứng. Tuyệt đối không cho môi chất lạnh 
thể lỏng chui vào máy nén. 
Bước 1: Lắp ráp ống nối giữa của bộ đồng hồ vào chai chứa môi chất. 
Bước 2: Mở van chai chứa môi chất. 
Bước 3: Xả không khí trong ống nối giữa. 
Bước 4: Mở van đồng hồ phía áp suất thấp cho phép môi chất (thể hơi) nạp 
vào hệ thống. 
Bước 5: Mở máy cho hệ thống lạnh hoạt động ở chế độ cầm chừng nhanh. 
Bước 6: Đặt chai môi chất trên một cái cân để nắm rõ lượng môi chất chính 
xác đã rút ra nạp vào hệ thống. 
Bước 7: Thông thường hệ thống lạnh được nạp đầy đủ cửa sổ của bầu lọc 
hút ẩm sẽ không có bọt. 
Bước 8: Khi đã nạp đủ môi chất khóa kín van đồng hồ áp thấp. 
Bước 9: Khóa kín van chai chứa môi chất và tháo ống nối giữa. 
Bước 10: Trắc nghiệm kiểm tra tình hình nạp môi chất. 
Bước 11: Tắt máy xe. 
Bước 12: Đậy kín trở lại các cửa kiểm tra trên máy nén. 
Kiểm tra lại áp suất hệ thống điều hòa: 
Kiểm tra lại áp suất hệ thống điều hoà Tham khảo bài thực tập số 17-
Kiểm tra áp suất hệ thống điều hoà. 
PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH 
Ngày: Lớp: Nhóm: 
Tổ: Tên thành viên: 
Tên bài: 
Vệ sinh tổng quát sa bàn: 
Bài giảng Thực tập Bảo dưỡng và sửa chữa trang bị điện nâng cao 
 Tranng 126 
Dùng giẻ vệ sinh tổng quát sa bàn. 
Ghi nhận tình trạng của sa bàn: 
Khảo sát các bộ phận chính hệ thống điều hòa sử dụng để đo áp suất: 
Khảo sát máy nén: . 
Đặc điểm máy nén:  
Vị trí của máy nén: . 
Vị trí đường áp suất cao:  
Vị trí đường áp suất thấp: . 
Khảo sát đồng hồ đo áp lực: .. 
Đặc điểm đồng hồ đo áp lực: . 
Đặc điểm ống áp suất cao: . 
Đặc điểm ống áp suất thấp:  
Kiểm tra áp suất trong hệ thống điều hòa: 
Nêu các bước kiểm tra áp suất trong hệ thống điều hòa: . 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_cong_nghe_ky_thuat_o_to_thuc_tap_bao_duong_trang.pdf