Giáo trình Công nghệ kỹ thuật ô tô - Hệ thống lái điều khiển điện tử

1.1. Nhiệm vụ

1.1.1. Công dụng

Hệ thống lái giữ vai trò điều khiển hướng chuyển động của ô tô (thay đồi hay

duy trì) theo tác động của người lái. Hệ thống lái tham gia cùng với các hệ thống

điều khiển khác thực hiện điều khiển ô tô và đóng góp vai trò quan trọng trong

việc đảm bảo an toàn giao thông khi ô tô chuyển động. Hệ thống lái bao gồm các

cụm và chi tiết từ cơ cấu điều khiển (vành lái) tới các cơ cấu điều khiền hướng

chuyển động toàn xe.

1.1.2. Các phương pháp quay vòng của ô tô

Các phương pháp quay vòng thường được sử dụng trên ô tô được thê hiện

trên hình bao gồm:

- Bằng cách quay bánh xe dẫn hướng

- Thay đồi hướng của một phần trục dọc thân xe

Ngoài các phương pháp kể trên, các phương tiện cơ động khác có thể sử dụng

một số các phương pháp quay vòng khác nhau như: thay đổi hướng của toàn bộ

cầu xe, thay đổi vận tốc dài của hai bên bánh xe.

Phương pháp thay đổi hướng chuyển động bằng cách quay bánh xe dẫn

hướng xung quanh trụ quay o (trụ đứng) được sử dụng với ô tô là phổ biến. Với

các loại ô tô, tùy theo số lượng cầu xe, khi quay vòng sẽ tạo nên tâm quay vòng lí

thuyết P khác nhau. Vị trí tâm quay vòng lí thuyết P cho các kết cấu được mô tả

trên hình vẽ

Giáo trình Công nghệ kỹ thuật ô tô - Hệ thống lái điều khiển điện tử trang 1

Trang 1

Giáo trình Công nghệ kỹ thuật ô tô - Hệ thống lái điều khiển điện tử trang 2

Trang 2

Giáo trình Công nghệ kỹ thuật ô tô - Hệ thống lái điều khiển điện tử trang 3

Trang 3

Giáo trình Công nghệ kỹ thuật ô tô - Hệ thống lái điều khiển điện tử trang 4

Trang 4

Giáo trình Công nghệ kỹ thuật ô tô - Hệ thống lái điều khiển điện tử trang 5

Trang 5

Giáo trình Công nghệ kỹ thuật ô tô - Hệ thống lái điều khiển điện tử trang 6

Trang 6

Giáo trình Công nghệ kỹ thuật ô tô - Hệ thống lái điều khiển điện tử trang 7

Trang 7

Giáo trình Công nghệ kỹ thuật ô tô - Hệ thống lái điều khiển điện tử trang 8

Trang 8

Giáo trình Công nghệ kỹ thuật ô tô - Hệ thống lái điều khiển điện tử trang 9

Trang 9

Giáo trình Công nghệ kỹ thuật ô tô - Hệ thống lái điều khiển điện tử trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 118 trang baonam 26321
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Công nghệ kỹ thuật ô tô - Hệ thống lái điều khiển điện tử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Công nghệ kỹ thuật ô tô - Hệ thống lái điều khiển điện tử

Giáo trình Công nghệ kỹ thuật ô tô - Hệ thống lái điều khiển điện tử
ỦY BAN NHÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI 
------ 
BÀI GIẢNG MÔN HỌC 
HỆ THỐNG LÁI ĐIỀU KHIỂN 
ĐIỆN TỬ 
 NGÀNH/NGHỀ: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ 
 TRÌNH ĐỘ:CAO ĐẲNG NGHỀ 
Lưu hành nội bộ - Năm 2016 
ỦY BAN NHÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI 
------ 
 BÀI GIẢNG MÔN HỌC 
HỆ THỐNG LÁI ĐIỀU KHIỂN 
ĐIỆN TỬ 
 NGÀNH/NGHỀ: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ 
 TRÌNH ĐỘ:CAO ĐẲNG NGHỀ 
 Chủ biên: ThS. Phan Tiến Vương 
Lưu hành nội bộ - Năm 2016 
 i 
GIỚI THIỆU VỀ MÔN HỌC 
a. Vị trí, tính chất môn học 
-Vị trí môn học: Mô học được thực hiện sau khi sinh viên đã học xong các mô 
học/mô đun thuộc khối kiến thức cơ sở ngành như: Cơ kỹ thuật, Vật liệu và công 
nghệ kim loại, Vẽ kỹ thuật, Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật, Điện kỹ thuật, 
Điện tử cơ bản, Thực tập cơ khí, ... và một số mô đun cơ bản của khối kiến thức 
chuyên ngành, cụ thể là: Động cơ ô tô, Khung, gầm ô tô. 
Mô đun này được bố trí giảng dạy ở học kỳ 5 của khóa học và có thể bố trí dạy 
song song với các môn học, mô đun sau: Ngoại ngữ, Thực tập bảo dưỡng – Sửa 
chữa hệ thống điều khiển ... 
- Tính chất: Là môn học chuyên môn nghề tự chọn. 
b. Mục tiêu của môn học: 
 Kiến thức chuyên môn 
- Môn học này cung cấp kiến thức về hệ thống lái điều khiển điện tử trên ô tô. 
Hiểu rõ cấu tạo và nguyên lý của hệ thống thống lái trợ lực điện điều khiển điện 
tử, hệ thống thống lái trợ lực thủy lực điều khiển điện tử, hệ thống thống lái 4 
bánh chủ động điều khiển điện tử. 
 - Hiểu được các thuật ngữ chuyên ngành dùng cho hệ thống lái điện tử. Có 
kiến thức chung về bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái điều khiển điện tử 
 Kỹ năng nghề 
- Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống lái điện tử. Trình 
bày được phương pháp điều khiển hệ thống thống lái điện tử. Xác định được đặc 
điểm bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái điện tử. 
- Có kỹ năng phân tích, giải thích và lập luận giải quyết các vấn đề kỹ thuật ô 
tô. Kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp và khả năng đọc hiểu các tài liệu kỹ thuật 
bằng tiếng Anh hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 
 Thái độ lao động 
- Rèn luyện cho học sinh thái độ nghiêm túc, tỉ mỉ, chính xác trong thực hiện 
công việc. 
 ii 
- Thái độ biết lắng nghe, ham học hỏi, hứng thú với công nghệ. 
- Thái độ cầu tiến, biết tuân thủ nội quy, quy chế của trường, lớp 
 Các kỹ năng cần thiết khác 
Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội 
quy của cơ quan, doanh nghiệp. 
Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, có thể 
làm việc theo nhóm và làm việc độc lập. 
Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp. 
Có lối sống lành mạnh, chân thành, khiêm tốn giản dị; Cẩn thận và trách 
nhiệm trong công việc; 
 Nội dung môn học. 
Chương 1: Tổng quan hệ thống lái điều khiển điện tử 
Chương 2: Hệ thống lái trợ lực thủy lực điều khiển điện tử 
Chương 3: Hệ thống lái trợ lực điện điều khiển điện tử 
Chương 4: Hệ thống lái 4 bánh chủ động điều khiển điện tử 
Chương 5: Đặc điểm bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái điều khiển 
điện tử 
 iii 
MỤC TIÊU MÔN HỌC 
Sau khi học xong môn học này, người học đạt được: 
1. Về kiến thức: 
- Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại hệ thống lái trợ 
lực điều khiển điện tử; 
- Giải thích được phương pháp điều khiển bộ trợ lực lái của từng loại hệ 
thống lái; 
- Trình bày được cấu tạo nguyên lý hoạt động của các loại cảm biến sử dụng 
trên hệ thống lái trợ lực điều khiển điện tử; 
- Phân tích được các nguyên nhân hư hỏng của lái trợ lực điều khiển điện tử; 
- Vận dụng các kiến thức vào việc bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống lái. 
2. Về kỹ năng: 
- Kỹ năng lắng nghe; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng lập kế hoạch và tổ 
chức công việc; 
- Kỹ năng tìm kiếm, tổng hợp, phân tích kết quả và đánh giá thông tin; 
- Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. 
3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: 
 - Nhận thức được tầm quan trọng môn học Hệ thống lái điều khiển điện tử. 
Có năng lực vận dụng các nội dung đã học trong đời sống, học tập và nghề nghiệp. 
Phân tích được nguyên lý hoạt động của từng loại hệ thống trợ lực lái. 
 iv 
MỤC LỤC 
MỤC TIÊU MÔN HỌC ....................................................................................... iii 
MỤC LỤC .......................................................................................................... iv 
Danh Mục Hình ................................................................................................... vii 
Danh Mục Bảng ................................................................................................... xi 
Danh mục chữ viết tắt ......................................................................................... xii 
Chương 1:Tổng Quan Hệ Thống Lái Điều Khiển Điện Tử ................................ 13 
1.1. Nhiệm vụ ................................................................................................. 13 
1.1.1.Công dụng .... ... hãm của đai ốc điều chỉnh). 
 - Tiến hành thêm hoặc bớt đệm dưới trục vít (hoặc vặn đai ốc điều chỉnh 
vào hoặc ra) để đạt được độ rơ tiêu chuẩn. 
a) Kiểm tra; b) Điều chỉnh; 
Hình 5. 3: Kiểm tra và điều chỉnh khe hở thanh kéo dọc 
Điều chỉnh thanh kéo ngang (độ chụm bánh xe) 
 a) Kiểm tra độ chụm của hai bánh xe dẫn hướng 
 - Độ chụm bánh xe trước = A – B (= 2-5 mm). 
(A và B là khoảng cách phía sau và phía trước của tâm hai bánh xe dẫn 
hướng) 
Độ chụm của hai bánh xe trước đảm bảo cho hai bánh xe luôn chuyển động 
song song với nhau. Vì lực cản của mặt đường có xu hướng xoay các bánh xe ra 
phía ngoài để bù trừ cho khe hở khi lắp ráp và tránh mòn lốp nhanh. 
- Khi kiểm tra để xe ở vị trí đi thẳng, trên mặt đường bằng phẳng. Dùng thước 
đo chuyên dùng đo khoảng cách giữa hai vị trí của tâm ở phía trước (B) và phía 
sau (A). 
Đòn quay đứng 
Thanh kéo dọc 
Đòn quay đứng 
Chương 5: Đặc Điểm Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hệ thống Lái Điều Khiển Điện Tử 
Giáo trình Hệ thống lái điều khiển điện tử Trang 106 
Sau đó lấy trị số bằng A - B (mm) và so sánh với tiêu chuẩn cho phép để tiến 
hành điều chỉnh. 
 b) Điều chỉnh 
 - Tháo thanh kéo ngang khỏi đòn cam lái. 
 - Tháo lỏng hai đầu nối ren của thanh kéo ngang, sau đó vặn ra hoặc vào 
để đạt được kích thước (A - B) đúng yêu cầu. 
Tháo các đai ốc của ống khớp cầu ở hai đầu thanh kéo ngang, sau tiến hành 
vặn đầu khớp cầu ra hoặc vào để đạt độ chụm đúng tiêu chuẩn quy định. 
Hình 5. 4: Kiểm tra và điều chỉnh độ chụm bánh xe 
 a- Kiểm tra độ chụm bánh xe; b- Điều chỉnh độ chụm bánh xe; 
5.1.3. Bảo dưỡng bộ trợ lực lái 
5.1.3.1. Điều chỉnh độ căng dây đai 
 - Độ căng của dây đai bơm dầu. 
 a) Kiểm tra 
 Dùng thước đo chuyên dùng hoặc dùng tay ấn mạnh lên dây đai và dùng 
thước đo chiều cao (đo khoảng cách giữa hai vị trí trước và sau khi ấn dây đai) 
sau đó so sánh với tiêu chuẩn cho phép và tiến hành điều chỉnh. 
 b) Điều chỉnh 
Tháo lỏng đai ốc hãm của cơ cấu hoặc pu ly điều chỉnh độ căng, sau đó dùng 
cần đẩy cơ cấu làm căng dây đai và hãm chặt các đai ốc của cơ cấu hoặc pu ly. 
Hìn 5 - 5. Kiểm tra và điều chỉnh độ chụm bánh xe 
 a- Kiểm tra độ chụm bánh xe; b- Điều chỉnh độ chụm bánh xe; 
Bánh xe dẫn 
hướng 
thanh kéo ngang Ống nối khớp cầu 
Đai ốc điều 
Chương 5: Đặc Điểm Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hệ thống Lái Điều Khiển Điện Tử 
Giáo trình Hệ thống lái điều khiển điện tử Trang 107 
Hình 5. 5: Vị trí điều chỉnh độ căng dây đai 
5.1.3.2. Điều chỉnh cầu trước dẫn hướng 
 Điều chỉnh độ chụm bánh xe 
 Độ chụm bánh xe trước bằng: B - A (= 2 - 5 mm). 
 A- Khoảng cách phia trước của tâm hai bánh xe. 
 B- Khoảng cách phia sau của tâm hai bánh xe. 
 Độ chụm của hai bánh xe trước đảm bảo cho hai bánh xe luôn chuyển 
động song song với nhau. Vì lực cản của mặt đường có xu hướng xoay các bánh 
xe ra phía ngoài để bù trừ cho khe hở khi lắp ráp và tránh mòn lốp nhanh. 
a) Kiểm tra 
Để xe ở vị trí đi thẳng, trên mặt đường bằng phẳng. Dùng thước đo chuyên 
dùng đo khoảng cách giữa hai vị trí của tâm ở phía trước (A) và phía sau (B), sau 
đó lấy trị số = B - A (mm), so sánh với tiêu chuẩn cho phép để tiến hành điều 
chỉnh. 
b) Điều chỉnh 
Tháo các đai ốc của ống khớp cầu ở hai đầu thanh kéo ngang, sau tiến hành 
vặn đầu khớp cầu ra hoặc vào để đạt độ chụm đúng tiêu chuẩn quy định. 
 Điều chỉnh độ rơ của moayơ trước 
a) Kiểm tra 
Chương 5: Đặc Điểm Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hệ thống Lái Điều Khiển Điện Tử 
Giáo trình Hệ thống lái điều khiển điện tử Trang 108 
Kích nâng bánh xe trước rời khỏi mặt đất, dùng tay lắc bánh xe theo chiều 
dọc và chiều ngang không có độ rơ và quay bánh xe thật mạnh (chú ý kiểm tra 
trước guốc phanh có sát tang trống phanh), thì bánh xe phải quay ít nhất 8 vòng 
mới dừng lại. Dùng lực kế móc kéo moayơ quay với một lực đúng quy định hoặc 
sau khi xe hoạt động vừa dừng hẳn, sờ tay vào moayơ cảm thấy nóng chứng tỏ độ 
rơ không đúng tiêu chuẩn cần điều chỉnh moayơ kịp thời 
Hình 5. 6: Kiểm tra và điều chỉnh độ rơ của moayơ bánh xe trước 
a- Kiểm tra độ rơ; b- Kiểm tra lực kéo; 
c- Điều chỉnh vặn ra 1/6 vòng; d- Cắm chốt chẻ; 
b) Điều chỉnh 
Tiến hành vặn vừa chặt chặt đai ốc điều chỉnh và quay bánh xe tới lui về hai 
phía để cho các con lăn của ổ bi côn ổn định, sau đó vặn chặt đủ lực và nới ra 1/6 
- 1/8 vòng để cắm chốt chẻ hoặc lắp đai ốc hãm chặt. 
 Kiểm tra lỗ và chốt chuyển hướng 
a) Kiểm tra các góc nghiêng của chốt chuyển hướng 
- Góc nghiêng trong của chốt chuyển hướng (ỏ = 5- 80), nhằm giảm lực quay 
vành tay lái và tăng tính ổn định của ô tô khi chạy thẳng. 
 a) b) 
 c) d) 
Đồng hồ 
so 
Đai ốc 
Moayơ Lực kế 
Chốt hãm 
Moayơ 
Chương 5: Đặc Điểm Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hệ thống Lái Điều Khiển Điện Tử 
Giáo trình Hệ thống lái điều khiển điện tử Trang 109 
- Góc nghiêng sau của chốt chuyển hướng (ọ = 2-30), nhằm tăng tính ổn định 
của ô tô khi chạy thẳng và tăng tính hồi vị bánh xe nhanh khi quay vòng. 
b) Điều chỉnh 
Các góc nghiêng của chốt chuyển hướng sau khi kiểm tra, so sánh với các 
tiêu chuẩn kỹ thuật cho phép để tiến hành điều chỉnh. 
Khi điều chỉnh thường thay thế các chốt chuyển hướng và bạc lót. 
5.1.4. Bảo dưỡng hệ thống lái điện tử 
5.1.4.1. Kiểm tra đèn EPS 
a)Kiểm tra 
Tiến hành bật công tắc nếu đèn EPS sáng lên và tắt đi trong thời gian 10s, hệ 
thống lái EPS hoạt động bình thường. Nếu đèn EPS sáng liên tục hoặc chớp tắt 
thì hệ thống EPS phát sinh lỗi. 
Hình 5. 7: Vị trí đèn EPS trên đồng hồ taplo 
b) Điều chỉnh 
Sử dụng máy chẩn đoán đọc mã lỗi hệ thống EPS và tiến hành sửa chữa 
5.1.4.2. Khôi phục vị trí góc lái 
a) Kiểm tra 
Trên một số dòng xe của hãng BMW khi tháo ắc qui ra khỏi xe phải tiến 
hành cài đạt lại vị trí góc lái ban đầu. 
b)Điều chỉnh 
Sử dụng máy chẩn đoán chuyên dụng cài đặt vị trí góc lái về 0. 
5.2. Đặc điểm sửa chữa hệ thống lái điều khiển điện tử. 
5.2.1. Sửa chữa cơ cấu lái 
Chương 5: Đặc Điểm Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hệ thống Lái Điều Khiển Điện Tử 
Giáo trình Hệ thống lái điều khiển điện tử Trang 110 
5.2.1.1. Vành tay lái 
a) Hư hỏng và kiểm tra 
- Hư hỏng chính của vành tay lái là: vênh, nứt và mòn lỗ then hoa lắp trục 
tay lái. 
- Kiểm tra: dùng thước cặp đo độ mòn của lỗ so với tiêu chuẩn kỹ thuật. 
Dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt bên ngoài vành tay lái. 
b) Sửa chữa 
- Phần then hoa của vành tay lái bị mòn, mòn hỏng then hoa có thể hàn đắp 
gia công lại then hoa. 
- Vành tay lái nứt, vênh phải thay thế. 
Hình 5. 8: Kiểm tra trục tay lái cong 
5.2.1.2. Trục tay lái và ống trục tay lái 
a) Hư hỏng và kiểm tra 
- Hư hỏng trục tay lái và ống trục tay lái: nứt, cong và mòn phần then hoa. 
- Kiểm tra: dùng thước cặp, đồng hồ so để đo độ mòn, cong của trục và vành 
tay lái (độ cong không lớn hơn 3 mm) và dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết 
nứt. 
b) Sửa chữa 
 - Trục tay lái và ống trục tay lái bị cong, vênh có thể nắn hết cong, 
 - Trục tay lái bị nứt, mòn phần then hoa quá giới hạn cho phép có thể hàn 
đắp gia công lại then hoa. 
5.2.1.3. Vỏ hộp tay lái 
Trục tay lái 
Chương 5: Đặc Điểm Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hệ thống Lái Điều Khiển Điện Tử 
Giáo trình Hệ thống lái điều khiển điện tử Trang 111 
a) Hư hỏng và kiểm tra 
 - Hư hỏng của vỏ hộp tay lái: nứt, mòn các lỗ lắp ổ bi, chờn hỏng các lỗ 
ren. 
 - Kiểm tra: dùng thước cặp để đo độ mòn của các lỗ so với tiêu chuẩn kỹ 
thuật. 
 Dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt bên ngoài vỏ hộp tay lái. 
b) Sửa chữa 
 - Vỏ hộp tay lái bị nứt nhẹ có thể phục hồi bằng hàn đắp sau đó sửa nguội 
bằng đá mài, mòn lỗ lắp ổ bi có thể doa và đóng bạc lót. 
5.2.1.4. Trục vít và vành răng 
a) Hư hỏng và kiểm tra 
 - Hư hỏng trục vít và vành răng: nứt, gãy, mòn bề mặt các răng, mòn các 
đầu trục lắp ổ bi và mòn hỏng then hoa. 
 - Kiểm tra: dùng thước cặp, pan me, đồng hồ so để đo độ mòn của các bánh 
răng và dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt. 
b) Sửa chữa 
 - Trục vít và vành răng bị mòn suốt chiều dài răng, mặt đầu bị xước, sứt mẻ 
phải được thay thế, mòn phần lắp ổ bi và phần then hoa, đầu ren có thể hàn đắp 
sau đó gia công lại kích thước ban đầu. 
5.2.2. Sửa chữa dẫn động lái 
5.2.2.1. Đòn quay đứng 
a) Hư hỏng và kiểm tra 
 - Hư hỏng chính của đòn quay đứng là: cong, nứt và mòn lỗ then hoa. 
 - Kiểm tra: dùng thước cặp đo độ mòn của lỗ so với tiêu chuẩn kỹ thuật. 
 Dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt bên ngoài đòn quay đứng. 
b)Sửa chữa 
 - Phần then hoa bị mòn hỏng có thể hàn đắp gia công lại then hoa. 
 - Lỗ lắp với khớp cầu mòn quá tiêu chuẩn có thể hàn đắp và doa lại kích 
thước. 
 - Đòn quay đứng bị cong, vênh quá tiêu chuẩn có thể nắn hết cong, 
Chương 5: Đặc Điểm Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hệ thống Lái Điều Khiển Điện Tử 
Giáo trình Hệ thống lái điều khiển điện tử Trang 112 
5.2.2.2. Đòn cam lái 
a) Hư hỏng và kiểm tra 
 - Hư hỏng chính của đòn cam lái là: cong, nứt và mòn lỗ lắp khớp cầu. 
 - Kiểm tra: dùng thước cặp đo độ mòn của lỗ so với tiêu chuẩn kỹ thuật. 
 Dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt bên ngoài đòn cam lái. 
b) Sửa chữa 
 - Lỗ lắp với khớp cầu mòn quá tiêu chuẩn có thể hàn đắp và doa lại kich 
thước. 
 - Đòn cam lái bị cong, vênh quá tiêu chuẩn có thể nắn hết cong. 
Hình 5. 9: Kiểm tra cac chi tiết của dẫn động lái 
a) Kiểm tra thanh kéo; b) Thanh kéo ngang; c) Chốt cầu; 
5.2.3. Sửa chữa bộ trợ lực lái 
5.2.3.1. Thân bơm dầu trợ lực 
a) Hư hỏng và kiểm tra 
 - Hư hỏng chính của bơm dầu là: nứt và mòn lỗ lắp xi lanh và lỗ van. 
 - Kiểm tra: dùng thước cặp, đồng hồ so và căn lá đo độ mòn của lỗ so với 
tiêu chuẩn kỹ thuật. Dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt bên ngoài thân 
bơm. 
b) Sửa chữa 
 - Thân bơm dầu trợ lực và Pu ly bị nứt và mòn có thể hàn đắp gia công lại lỗ 
 a) b) c) 
Thanh răng kết hợp 
thanh kéo
Phần ren của thanh kéo 
ngang 
Nắp 
Bạc chốt cầu Chốt cầu 
Ống ren 
Chương 5: Đặc Điểm Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hệ thống Lái Điều Khiển Điện Tử 
Giáo trình Hệ thống lái điều khiển điện tử Trang 113 
 và vết nứt. 
 - Van điều khiển lưu lượng và van ổn áp bị mòn, các lò xo giảm chiều dài 
hoặc vênh gãy phải thay mới. 
5.2.3.2. Xi lanh lực, pít tông và thanh răng 
a) Hư hỏng và kiểm tra 
 - Hư hỏng xi lanh lực : nứt, mòn xi lanh lực. 
 - Hư hỏng pít tông và thanh răng: mòn, cong thanh răng, mòn pít tông và 
các cúp pen. 
 - Kiểm tra: dùng pan me và đồng hồ so đo độ mòn của xi lanh lưc và độ 
mòn, cong của pitông, thanh răng và dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt. 
b) Sửa chữa 
 - Xi lanh lực nứt, mòn nhẹ có thể hàn đắp và doa lại kich thước. 
 - Pít tông và thanh răng cong quá tiêu chuẩn có thể nắn lại, mòn răng, pít 
tông và các cupen cần thay thế. 
5.2.3.3. Xi lanh, rôto, trục và các cánh bơm 
a) Hư hỏng và kiểm tra 
 - Hư hỏng: nứt, mòn xi lanh, rãnh rôto, mòn trục và gãy, mòn cánh bơm. 
 - Kiểm tra: dùng thước cặp để đo độ mòn xi lanh(không lớn hơn 0,07 mm, 
rãnh rôto và cánh gạt (không lớn hơn 0,028 mm), dùng pan me đo độ mòn của 
trục (không lớn hơn 0,03 mm) và dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt. 
Hình 5. 10: Kiểm tra các chi tiết của bơm trợ lực 
a- Kiểm tra trục bơm, b- Kiểm tra xi lanh; c- Kiểm tra rô to 
 a) b) c) 
 Trục rôto Rô to và cánh 
gạt 
Căn lá 
 Xi lanh 
 Đồng hồ 
so 
Chương 5: Đặc Điểm Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hệ thống Lái Điều Khiển Điện Tử 
Giáo trình Hệ thống lái điều khiển điện tử Trang 114 
b) Sửa chữa 
- Xi lanh bị mòn có thể doa và đánh bóng theo cốt sửa chữa, bị nứt phải thay 
mới. 
- Rô to mòn rãnh quá tiêu chuẩn có thể hàn đắp và phay lại kich thước, các 
cánh bơm gảy phải thay đúng loại. 
5.2.3.4. Van điều chỉnh lưu lượng 
a) Hư hỏng và kiểm tra 
 - Hư hỏng chính của các van là: mòn van và gãy lò xo. 
 - Kiểm tra: dùng thước cặp đo độ dài của lò xo so với tiêu chuẩn kỹ thuật. 
(= 26 - 28 mm), dùng khí nén (P= 0,4- 0,5 MPa) để thử độ kín (khí nén 
không bị rò) và thả van rơi vào lỗ (trượt êm) quan sát các lò xo nứt gãy. 
Hình 5. 11: Kiểm tra van ổn áp và điều chỉnh lưu lượng 
a) Kiểm tra độ kìn, b) Kiểm tra lò xo van; c) Kiểm tra van và lỗ van 
b) Sửa chữa 
- Trục van điều khiển và lỗ lắp van mòn quá tiêu chuẩn có thể hàn đắp và gia 
công lại kich thước, mòn các phớt dầu (cúp pen) phải thay mới. 
5.2.4. Sửa chữa cơ cấu dẫn hướng 
5.2.4.1. Dầm cầu 
a) Hư hỏng và kiểm tra 
- Hư hỏng chính của dầm cầu là: cong, vênh, nứt và mòn lỗ lắp chốt chuyển 
hướng. 
 a) b) c) 
; 
Lò xo 
Khí nén 
Bơm trợ lực 
Van điều chỉnh Van điều chỉnh 
Chương 5: Đặc Điểm Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hệ thống Lái Điều Khiển Điện Tử 
Giáo trình Hệ thống lái điều khiển điện tử Trang 115 
- Kiểm tra: dùng đồng hồ so đo độ mòn của lỗ, dùng thước đo chuyên dùng 
đo độ cong, độ vênh và độ mòn của lỗ lắp chốt và so với tiêu chuẩn kỹ thuật. 
Dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt bên ngoài dầm cầu. 
- Kiểm tra các góc nghiêng của chốt chuyển hướng: dùng đồng hồ so và dùng 
thước đo chuyên dùng đo độ nghiêng của các góc nghiêng của chốt chuyển hướng 
và so với tiêu chuẩn kỹ thuật. 
- Dầm cầu bị cong, vênh quá tiêu chuẩn có thể nắn hết cong, 
- Lỗ lắp chốt chuyển hướng mòn quá tiêu chuẩn có thể hàn đắp và doa lại 
kich thước. 
5.2.4.2. Trục bánh xe dẫn hướng và cam lái 
a) Hư hỏng và kiểm tra 
 - Hư hỏng chính của trục bánh xe dẫn hướng và cam quay lái: nứt, mòn các 
lỗ lắp ổ bi, cháy các phần ren và đai ốc hãm moayơ. Cam quay lái mòn các lỗ lắp 
với chốt chuyển hướng, cong, nứt cần chuyển hướng và mòn lỗ lắp lắp với dẫn 
động lái. 
 - Kiểm tra: dùng thước cặp và pan me để đo độ mòn của các lỗ so với tiêu 
chuẩn kỹ thuật (không lớn hơn 0,02mm). Dùng kính phóng đại để quan sát các 
vết nứt bên ngoài các chi tiết. 
b) Sửa chữa 
 - Trục bánh xe dẫn hướng mòn phần lắp ổ bi và mòn hỏng ren quá tiêu 
chuẩn có thể hàn đắp và gia công lại kich thước. 
 - Cam quay lái ngang bị cong, vênh có thể nắn hết cong, mòn lỗ lắp khớp 
cầu quá tiêu chuẩn có thể hàn đắp và doa lại kich thước. 
 - Trục bánh xe dẫn hướng và cam quay lái bị nứt cần được thay mới. 
5.2.4.3. Cụm moayơ 
a) Hư hỏng và kiểm tra 
 - Hư hỏng chính của cụm moayơ: nứt, mòn các lỗ lắp ca bi, mòn vỡ ổ bi, 
cháy hỏng các phần ren và đai ốc hãm ổ bi côn. 
 - Kiểm tra:đùng thước cặp và pan me để đo độ mòn của các lỗ so với tiêu 
chuẩn kỹ thuật (không lớn hơn 0,02mm). 
Chương 5: Đặc Điểm Bảo Dưỡng Và Sửa Chữa Hệ thống Lái Điều Khiển Điện Tử 
Giáo trình Hệ thống lái điều khiển điện tử Trang 116 
 Dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt bên ngoài. 
b) Sửa chữa 
 - Các lỗ lắp ca bi mòn quá giới hạn cho phép tiến hành hàn đắp hoặc lắp ống 
lót sau đó doa lại lỗ theo kích thước danh định. 
 - Các vết nứt nhỏ và các lỗ ren bị chờn hỏng có thể hàn đắp, sửa nguội và ta 
rô lại ren. Các vết nứt dài thì phải thay moayơ mới. 
 - Các đai ốc hãm bị nứt, mòn cháy ren, sứt mẻ phải được thay mới. 
 - Ổ bi côn mòn rỗ, vỡ phải được thay thế. 
Bài Tập 
Câu 1: Trình bày đặc điểm bảo dưỡng hệ thống lái điều khiển điện tử? 
Câu 2: Trình bày đặc điểm sửa chữa hệ thống lái điều khiển điện tử? 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_cong_nghe_ky_thuat_o_to_he_thong_lai_dieu_khien_d.pdf