Giáo trình Công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông - Nhập môn công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông

Các tiêu chuẩn và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kỹ thuật viên

Định nghĩa về đạo đức nghề nghiệp hiểu đơn giản là những tiêu chuẩn, nguyên

tắc, thước đo cho những hành vi của mọi người trong quá trình công tác, hoạt động tại

một lĩnh vực đó. Nó có sự linh hoạt và đặc trưng của từng nghề nghiệp, nó thể hiện

những yêu cầu cụ thể của ngành nghề đó.

Những quan điểm đạo đức này được xã hội thừa nhận và mang tính kế thừa,

phát huy. Tất nhiên đạo đức trong nghề nghiệp cũng có những mối liên hệ chặt chẽ.

Nó được thể hiện một phần thông qua đạo đức cá nhân.

Trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau, dưới từng chế độ xã hội khác nhau.

Những quy chuẩn về đạo đức trong nghề nghiệp có những sự thay đổi nhất định. Tiêu

chuẩn này đối với mỗi cá nhân hay tập thể đều được coi là tài sản vô giá. Nó quyết

định sự thành công của cá nhân hay tổ chức đó.

Lịch sử hình thành của đạo đức nghề nghiệp thay đổi theo từng hình thức xã

hội:

- Dưới thời phong kiến, đạo đức nghề nghiệp chưa được coi trọng và có rất nhiều nhận

thức sai lầm về vấn đề này. Chế độ này coi trọng nho sĩ nên nhân dân lao động không

được coi trọng. Do vậy người lao động cũng không thực sự coi trọng nghề nghiệp của

mình.

Họ chỉ cần làm giàu cho bản thân chứ không nghĩ nhiều đến lợi ích xã hội. Phần

đông nho sĩ đều bị nhiễm tư tưởng “dòng tộc” nên chủ yếu nghĩ đến “vinh gia” chứ

không nghĩ nhiều đến cống hiến hay quan tâm đến đạo đức nghề nghiệp.

- Khi chế độ tư bản chủ nghĩa ra đời, con người chỉ có giá trị như một món hàng. Giai

cấp tư sản hoàn toàn thực dụng, họ chỉ dùng người lao động như công cụ kiếm tiền cho

mình.

Người lao động cũng chỉ coi mình như máy móc, chỉ biết làm việc và không

nghĩ nhiều đến đạo đức nghề nghiệp.

Giáo trình Công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông - Nhập môn công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông trang 1

Trang 1

Giáo trình Công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông - Nhập môn công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông trang 2

Trang 2

Giáo trình Công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông - Nhập môn công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông trang 3

Trang 3

Giáo trình Công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông - Nhập môn công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông trang 4

Trang 4

Giáo trình Công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông - Nhập môn công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông trang 5

Trang 5

Giáo trình Công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông - Nhập môn công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông trang 6

Trang 6

Giáo trình Công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông - Nhập môn công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông trang 7

Trang 7

Giáo trình Công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông - Nhập môn công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông trang 8

Trang 8

Giáo trình Công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông - Nhập môn công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông trang 9

Trang 9

Giáo trình Công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông - Nhập môn công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 54 trang baonam 10200
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông - Nhập môn công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông - Nhập môn công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông

Giáo trình Công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông - Nhập môn công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT 
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
 
GIÁO TRÌNH 
MÔN HỌC: NHẬP MÔN CNKT ĐIỆN TỬ, TRUYỀN THÔNG 
 NGÀNH: CNKT ĐIỆN TỬ, TRUYỀN THÔNG 
 TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG 
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020 
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT 
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
 
GIÁO TRÌNH 
MÔN HỌC: NHẬP MÔN CNKT ĐIỆN TỬ, TRUYỀN THÔNG 
 NGÀNH: CNKT ĐIỆN TỬ, TRUYỀN THÔNG 
 TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG 
 THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI 
 Họ tên: Nguyễn Thanh Nhật Trường 
 Học vị: Kỹ sư kỹ thuật điện tử viễn thông 
 Đơn vị: Khoa Điện – Tự động hóa 
 Email: nguyenthanhnhattruong@hotec.edu.vn 
 TRƯỞNG KHOA TỔ TRƯỞNG 
BỘ MÔN 
CHỦ NHIỆM 
ĐỀ TÀI 
HIỆU TRƯỞNG 
DUYỆT 
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020 
Nguyễn Thanh Nhật Trường 
Nguyễn Thanh Nhật Trường 
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép 
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. 
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh 
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 
 KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA 1 
LỜI GIỚI THIỆU 
Nhập môn CNKT Điện tử, truyền thông hay cũng như môn CNKT Điện tử -
viễn thông là môn học tiền đề, mở đầu, giới thiệu ngành – nghề trong chuyên ngành 
đào tạo nghề ngành CNKT Điện tử, truyền thông và ngành CNKT Điện tử - viễn 
thông. Đứng trước thực trạng đó, tác giả đã thấy tầm quan trọng là phải có giáo trình 
môn Nhập môn CNKT Điện tử, truyền thông để phục vụ cho mục đích giới thiệu 
ngành nghề, quy chế cho HSSV đầu khóa tham khảo, biết được các công việc sẽ làm 
sau khi tốt nghiệp do đó định hướng được công việc cho tương lai. Ngoài ra giáo trình 
Nhập môn CNKT Điện tử, truyền thông được viết theo đề cương chi tiết của môn học. 
Lời đầu tiên cho tôi gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo Khoa Điện – Tự động hóa, 
quý thầy cô trong tổ viễn thông và khoa đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành 
giáo trình này. Do thời gian hạn chế nên giáo trình không thể tránh khỏi sai sót, rất 
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để giáo trình ngày càng hoàn 
thiện hơn. 
Xin cảm ơn! 
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 08 năm 2020 
Tham gia biên soạn 
1. Chủ biên: Nguyễn Thanh Nhật Trường 
2. Tham gia: Trần Vĩnh Thường 
 KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA 2 
MỤC LỤC 
LỜI GIỚI THIỆU .......................................................................................................... 1 
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHÀ TRƯỜNG ....................................................... 4 
1.1. Giới thiêu cơ cấu tổ chức và bộ máy nhà trường ................................................... 4 
1.2. Giới thiệu cơ cấu tổ chức khoa, thành viên khoa, tổ .............................................. 8 
1.2.1. Tổng quan ....................................................................................................... 8 
1.2.2. Chức năng , nhiệm vụ: .................................................................................... 9 
1.3. Hệ thống nhà xưởng phục vụ ngành CNKT Điện tử, viễn thông ........................ 12 
1.4. Quy trình liên quan đến HSSV: ............................................................................ 17 
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CNKT ĐIỆN TỬ, TRUYỀN THÔNG ... 53 
2.1. Các khái niệm cơ bản ........................................................................................... 53 
2.2. Định hướng nghề nghiệp và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp .......................... 54 
CHƯƠNG 3: ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP ................................................................ 55 
3.1. Các tiêu chuẩn và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kỹ thuật viên ................ 55 
3.2. Một số tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của các hội nghề ................................... 58 
CHƯƠNG 4: THAM QUAN THỰC TẾ TẠI DOANH NGHIỆP ............................. 58 
4.1. Tham quan doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ, hạ tầng viễn thông ................... 58 
4.2. Tham quan môi trường làm việc thực tế tại doanh nghiệp .................................. 62 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 68 
 KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA 3 
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 
Tên môn học: NHẬP MÔN CNKT ĐIỆN TỬ, TRUYỀN THÔNG 
Mã môn học: MH3102123 
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: 
- Vị trí: Môn học cơ sở ngành, Học kỳ 1 
- Tính chất: Môn học bắt buộc 
- Ý nghĩa và vai trò của môn học: có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng nghề 
nghiệp viễn thông trong tương lai, hình thành nên cơ sở yêu nghề và phấn đấu cho mục 
tiêu nghề nghiệp. 
Mục tiêu của môn học/mô đun: 
- Về kiến thức: 
+ Trình bày được chức năng các phòng, khoa, các quy trình liên quan đến 
HSSV. 
+ Nhận thức được đạo đức nghề nghiệp sau khi ra trường. 
+ Nhận thức được nghề nghiệp, công việc trong tương lai từ đó có định hướng học 
tập rõ ràng cụ thể. 
- Về kỹ năng: 
+ Thực hiện được ...  có thời hạn, hết thời gian bị 
kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự và đã có kết luận của cơ quan có thẩm 
quyền nhưng không thuộc trường hợp bị xử lý kỷ luật ở mức bị buộc thôi học thì được 
Hiệu trưởng tổ chức xét công nhận tốt nghiệp. 
Điều 24. Xếp loại tốt nghiệp 
1. Xếp loại tốt nghiệp được xác định theo điểm trung bình chung tích lũy của toàn 
khóa học theo thang điểm 4, như sau: 
a) Loại xuất sắc: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,60 đến 4,00; 
b) Loại giỏi: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,20 đến 3,59; 
c) Loại khá: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,50 đến 3,19; 
d) Loại trung bình: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,00 đến 2,49. 
2. Người học có điểm xếp loại tốt nghiệp đạt từ loại giỏi trở lên sẽ bị giảm đi một mức 
xếp loại tốt nghiệp nếu thuộc một trong các trường hợp sau: 
a) Có một môn học trở lên trong khóa học phải thi lại; 
b) Bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên (không tính mức kỷ luật được quy định tại khoản 
2 Điều 19 của Quy định này) trong thời gian học tập tại trường. 
Điều 25. Cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, bảng điểm, giấy chứng nhận 
kết quả học tập, bằng tốt nghiệp 
1. Người học được công nhận tốt nghiệp được Hiệu trưởng cấp giấy chứng nhận tốt 
nghiệp tạm thời trước khi cấp bằng tốt nghiệp; 
Chương 1: Tổng quan về nhà trường 
KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA 31 
2. Người học được công nhận tốt nghiệp được Hiệu trưởng cấp bảng điểm theo từng 
môn học cho toàn khóa học. Trong đó ghi rõ ngành, nghề đào tạo, hình thức đào tạo; 
kết quả và lý do môn học được miễn trừ, chuyển điểm; 
3. Bảng điểm được cấp sau khi người học có quyết định công nhận tốt nghiệp, muộn 
nhất trong ngày trao bằng tốt nghiệp; 
4. Người học chưa được công nhận tốt nghiệp được cấp giấy chứng nhận kết quả học 
tập các môn học đã học trong chương trình của trường, trong đó phải ghi rõ hình thức 
đào tạo và lý do người học chưa được công nhận tốt nghiệp. 
Điều 27. Phân loại kết quả rèn luyện 
1. Kết quả rèn luyện được phân thành các loại: 
a) Từ 90 đến 100 điểm: Loại xuất sắc; 
b) Từ 80 đến 89 điểm: Loại tốt; 
c) Từ 70 đến 79 điểm: Loại khá; 
d) Từ 60 đến 69 điểm: Loại trung bình khá; 
e) Từ 50 đến 59 điểm: Loại trung bình; 
f) Từ 30 đến 49 điểm: Loại Yếu; 
g) Dưới 30 điểm: Loại kém. 
2. Kết quả rèn luyện của những học sinh, sinh viên bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên không 
vượt quá loại trung bình; những học sinh, sinh viên bị kỷ luật từ khiển trách không 
vượt quá loại trung bình khá. 
Chương 2: Tổng quan về ngành CNKT Điện tử, truyền thông 
KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA 53 
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CNKT ĐIỆN TỬ, 
TRUYỀN THÔNG 
2.1. Các khái niệm cơ bản 
Ngành này lúc trước có tên là ngành CNKT Điện tử - viễn thông. Viễn thông 
chúng ta hiểu nôm na là truyền thông tin đi xa, nhưng khái niệm này đã lạc hậu. Với 
công nghệ hiện đại như ngày hôm nay với khoảng cách rất là ngắn chúng ta vẫn truyền 
thông tin đi được (ví dụ như 2 máy điện thoại có Bluetooth đặt cạnh nhau và chúng ta 
có thể trao đổi dữ liệu với nhau). Vì thế khái niệm truyền thông ra đời. Và đương 
nhiên 2 ngành này sẽ có chương trình đào tạo giống nhau. 
Ở Việt Nam, ngành Điện tử truyền thông đang đóng vai trò quan trọng, tích cực 
đối với sự phát triển kinh tế xã hội, nền công nghiệp 4.0. Chính vì vậy nhu cầu về nhân 
lực trong ngành không bao giờ thừa. 
Chương 2: Tổng quan về ngành CNKT Điện tử, truyền thông 
KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA 54 
Chương trình đào tạo ngành CNKT Điện tử, truyền thông tại Trường Cao đẳng 
Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng với 70% thực hành và 30% 
lý thuyết. Trong số giờ thực hành có những môn chuyên ngành các học viên được học 
thực tế và thực hành ngay tại các công ty, cơ quan xí nghiệp mà nhà trường đã ký kết 
nên sau khi tốt nghiệp các bạn sẽ có kinh nghiệm công việc và không bở ngỡ. Là một 
ngành nghề được xây dựng theo hướng đào tạo điện tử và viễn thông. Sinh viên sau 
khi tốt nghiệp có thể làm trong lĩnh vực điện tử hoặc viễn thông, tạo ra nhiều cơ hội 
việc làm cho người học. 
2.2. Định hướng nghề nghiệp và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp 
Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể đảm nhận vị trí việc làm như sau: 
- Nhân viên kỹ thuật, đo kiểm, vận hành, bảo trì  cho các nhà mạng viễn thông hàng 
đầu Việt Nam như VNPT, Viettel, truyền hình VTVcab, truyền hình SCTV, FPT 
Telecom, SPT 
Chương 2: Tổng quan về ngành CNKT Điện tử, truyền thông 
KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA 55 
- Nhân viên truyền dẫn (thi công cáp đồng, cáp quang), kỹ thuật cho các công ty hạ 
tầng viễn thông hàng đầu như CMC Telecom, Công ty TNHH Đầu tư TMDV Viễn 
thông TTC, Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Viễn thông ATZ, Công ty Viễn thông Phương 
Nam, Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Dịch Vụ Viễn Thông Long Việt 
Chương 2: Tổng quan về ngành CNKT Điện tử, truyền thông 
KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA 56 
- Nhân viên đo sóng, lắp đặt trạm BTS, nhân viên trực tổng đài kỹ thuật cho các 
công ty đối tác của Mobiphone, Vinaphone, và Viettel 
- Nhân viên thi công mạng LAN, mạng camera IP, tổng đài IP-PBX, thiết bị đầu cuối 
viễn thông cho các công ty, doanh nghiệp trong nước. 
Chương 2: Tổng quan về ngành CNKT Điện tử, truyền thông 
KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA 57 
- Nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên tư vấn cho các nhà mạng viễn thông, nhà 
kinh doanh viễn thông như thế giới di động, FPTshop, Cellphones... 
- Nhân viên kỹ thuật chuyên ngành Điện tử cho tập đoàn Intel, các công ty sản xuất 
board mạch điện tử viễn thông. 
Chương 3: Đạo đức nghề nghiệp 
KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA 55 
CHƯƠNG 3: ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP 
3.1. Các tiêu chuẩn và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kỹ thuật viên 
Định nghĩa về đạo đức nghề nghiệp hiểu đơn giản là những tiêu chuẩn, nguyên 
tắc, thước đo cho những hành vi của mọi người trong quá trình công tác, hoạt động tại 
một lĩnh vực đó. Nó có sự linh hoạt và đặc trưng của từng nghề nghiệp, nó thể hiện 
những yêu cầu cụ thể của ngành nghề đó. 
Những quan điểm đạo đức này được xã hội thừa nhận và mang tính kế thừa, 
phát huy. Tất nhiên đạo đức trong nghề nghiệp cũng có những mối liên hệ chặt chẽ. 
Nó được thể hiện một phần thông qua đạo đức cá nhân. 
Trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau, dưới từng chế độ xã hội khác nhau. 
Những quy chuẩn về đạo đức trong nghề nghiệp có những sự thay đổi nhất định. Tiêu 
chuẩn này đối với mỗi cá nhân hay tập thể đều được coi là tài sản vô giá. Nó quyết 
định sự thành công của cá nhân hay tổ chức đó. 
Lịch sử hình thành của đạo đức nghề nghiệp thay đổi theo từng hình thức xã 
hội: 
- Dưới thời phong kiến, đạo đức nghề nghiệp chưa được coi trọng và có rất nhiều nhận 
thức sai lầm về vấn đề này. Chế độ này coi trọng nho sĩ nên nhân dân lao động không 
được coi trọng. Do vậy người lao động cũng không thực sự coi trọng nghề nghiệp của 
mình. 
Họ chỉ cần làm giàu cho bản thân chứ không nghĩ nhiều đến lợi ích xã hội. Phần 
đông nho sĩ đều bị nhiễm tư tưởng “dòng tộc” nên chủ yếu nghĩ đến “vinh gia” chứ 
không nghĩ nhiều đến cống hiến hay quan tâm đến đạo đức nghề nghiệp. 
- Khi chế độ tư bản chủ nghĩa ra đời, con người chỉ có giá trị như một món hàng. Giai 
cấp tư sản hoàn toàn thực dụng, họ chỉ dùng người lao động như công cụ kiếm tiền cho 
mình. 
Người lao động cũng chỉ coi mình như máy móc, chỉ biết làm việc và không 
nghĩ nhiều đến đạo đức nghề nghiệp. 
Chương 3: Đạo đức nghề nghiệp 
KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA 56 
- Xã hội chủ nghĩa phát triển là thời điểm đạo đức nghề nghiệp bắt đầu được coi trọng. 
Khi đó người dân làm việc vì chính bản thân mình và cống hiến cho xã hội. 
Những chuẩn mực như giữ chữ tín, tận tình, trung thành được cụ thể hoá và 
đem lại hiệu quả cao. 
- Và trong thời buổi hiện nay, đạo đức nghề nghiệp vẫn đang có những sự phát triển và 
thay đổi đa dạng theo những biến chuyển của đời sống xã hội. 
Cũng giống như tính cách của con người thì đạo đức nghề nghiệp cũng được 
biểu hiện bằng những hành vi cụ thể. 
Làm việc có nguyên tắc 
Làm việc có nguyên tắc tức là khi làm việc thái độ của bạn cần nghiêm túc, tập 
trung tuân theo nguyên tắc đã được đặt ra. Đặc biệt cần có trách nhiệm với những gì 
mình làm để không ảnh hưởng đến người khác. 
Mối quan hệ với đồng nghiệp 
Đồng nghiệp sẽ là những người cùng hợp tác, giúp đỡ chúng ta và là những 
phần không thể thiếu trong thành công của tập thể. Do đó đối với đồng nghiệp cần xây 
dựng mối quan hệ tốt và lành mạnh. 
Tính trung thực 
Trung thực trong công việc thể hiện ở rất nhiều khía cạnh. Ví dụ như cái gì biết 
thì nhận là biết, không biết thì lắng nghe ý kiến của người khác. Bạn không nên phô 
trương hiểu biết hay vị thế để ảnh hưởng hiệu quả công việc. 
Bên cạnh những hành vi phù hợp với đạo đức thì vẫn có những hành vi đi ngược lại 
với điều này. 
Làm việc qua loa 
Thời gian làm việc của mỗi người đã có quy định. Nhưng có những người lại 
lạm dụng quỹ thời gian đó vào việc riêng. Điều này dẫn đến hiệu quả công việc không 
cao, mọi công việc đều bị làm một cách hời hợt và thiếu trách nhiệm. 
Chương 3: Đạo đức nghề nghiệp 
KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA 57 
Lạm dụng của công 
Công ty thường cung cấp cho nhân viên những vật dụng cơ bản để phục vụ 
công việc. Những tài sản chung đó không ai có thể ghi chép hay quản lý quá tỉ mỉ 
nhưng không vì thế mà bạn có thể chiếm dụng nó vào mục đích cá nhân của mình. 
Tuy rằng những ngành nghề khác nhau sẽ có những tiêu chuẩn đạo đức khác 
nhau nhưng vẫn có những đặc thù chung mà chúng ta nên biết: 
- Độc lập: Tức là chúng ta nên làm đúng chức trách nhiệm vụ của mình thay vì trông 
chờ vào người khác. 
- Khách quan và chính trực: Đối với việc đánh giá bản thân, đồng nghiệp hay công 
việc đều cần nhìn nhận một các công tâm nhất để đưa ra nhận xét chính xác. 
- Năng lực chuyên môn và tính thận trọng: Không ngừng trau dồi và nâng cao kiến 
thức của bản thân nhưng cũng không vì chuyên môn quan mà chủ quan, coi thường 
công việc. 
- Tư cách nghề nghiệp: Nói một cách khác đây chính là tính chuyên nghiệp của một 
người khi thực hiện một công việc. 
- Tuân thủ chuẩn mực và quy định: Không tự làm theo ý mình mà làm việc có nguyên 
tắc, có cân nhắc theo những quy định của tập thể. 
- Liêm chính: Không vì lợi ích cá nhân mà làm sai so với những gì bản thân nên làm 
và có thể làm. 
- Khả năng, hành vi chuyên nghiệp và tận tâm: Đối với những việc bản thân làm cần 
phù hợp với năng lực và sử dụng sự tập trung cao nhất. 
- Sự tôn trọng với mọi người: Tôn trọng bản thân, thái độ hoà thuận với đồng nghiệp 
và lắng nghe ý kiến khách hàng/ đối tác. 
-Trung thành: Nếu bạn làm cho đơn vị nào bạn nên phục vụ cho lợi ích của đơn vị đó. 
Những ngành nghề khác nhau thông thường sẽ đặt ra những tiêu chuẩn đạo đức có tính 
đặc thù riêng: 
Chương 3: Đạo đức nghề nghiệp 
KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA 58 
3.2. Một số tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của các hội nghề 
- Điều đầu tiên muốn nói đến là phải yêu nghề, hết lòng với công việc mình đã chọn 
- Năng nổ, nhiệt tình với công việc 
- Có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, chịu khó 
- Có khả năng làm việc nhóm 
- Có kỹ năng giao tiếp tốt 
- Thật thà với công việc 
Chương 4: Tham quan thực tế tại doanh nghiệp 
KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA 58 
CHƯƠNG 4: THAM QUAN THỰC TẾ TẠI DOANH NGHIỆP 
4.1. Tham quan doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ, hạ tầng viễn thông 
Giới thiệu một số công ty kinh doanh về dịch vụ viễn thông như: 
 Trung tâm điện thoại SPT: 
Công ty cổ phần dịch vụ bưu chính viễn thông Sài Gòn - Saigon Post and 
Telecommunications Service Corporation (Saigon Postel Corp) - gọi tắt là SPT, được 
thành lập từ năm 1995, là công ty cổ phần đầu tiên ở Việt Nam được cấp phép hoạt 
động trong lĩnh vực bưu chính viễn thông. Các thành viên sáng lập SPT gồm 11 doanh 
nghiệp nhà nước hoạt động trên các lĩnh vực như kinh doanh, dịch vụ xuất nhập khẩu, 
dầu khí, địa ốc, nhà hàng khách sạn, du lịch, kim khí điện máy, sản xuất thiết bị viễn 
thông, điện tử, tin học và cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông... 
Trung tâm điện thoại SPT (SPT Telephone Center - STC) là một Chi nhánh trực 
thuộc Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn, có chức năng kinh 
doanh trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ viễn thông như thiết lập mạng điện thoại cố 
định, mạng thuê bao Internet và nhiều dịch vụ viễn thông khác trên nền tảng công 
nghệ hiện đại phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc, truy cập Internet, truyền dữ liệu cho 
các đối tượng khách hàng là hộ gia đình, tổ chức, công ty, doanh nghiệp, bệnh viện, 
trường học, ... tại toàn bộ khu vực Tp.HCM và các vùng lân cận gồm các khu dân cư, 
tòa nhà, chung cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu thương mại... 
Hiện nay chúng tôi đã cung cấp dịch vụ điện thoại cố định nhiều khu vực trong 
thành phố và đang triển khai thêm nhiều khu vực khác. Nhằm đáp ứng nhu cầu sử 
dụng dịch vụ điện thoại cố định tại khu vực, Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký lắp 
đặt điện thoại cố định có thể liên lạc Điểm Giao Dịch gần nhất trong các địa chỉ dưới 
đây để đăng ký và biết thêm chi tiết. 
Chương 4: Tham quan thực tế tại doanh nghiệp 
KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA 59 
Chức năng họat động: Trung Tâm Điện Thoại SPT là đơn vị kinh doanh của 
công ty SPT có chức năng cung cấp các dịch vụ viễn thông của SPT, bao gồm: 
- Lắp đặt đường dây thuê bao điện thoại. 
- Lắp đặt Fax, trung kế tổng đài nội bộ. 
- Cung cấp các dịch vụ cộng thêm: hiển thị số gọi đến, thông báo vắng nhà, đàm thoại 
tay ba, nhóm liên tụ,... 
- Lắp đặt đường dây thuê bao Internet (cáp đồng ADSL, cáp quang FTTH) 
- Cung cấp dịch vụ thuê bao số ISDN, Sip Trunk, thoại IP 
- Cung cấp dịch vụ kênh thuê riêng nội hạt, kênh thuê riêng Internet với nhiều tốc độ: 
từ 64Kbps - 155Mbps 
- Cung cấp dịch vụ đầu số thoại đặc biệt 1800 xxxx - 1900xxxx 
- Cung cấp các dịch vụ gia tăng Internet như : Tên miền, Hosting, ... 
- Dịch vụ Internet Wifi công cộng 
- Hợp tác thi công xây lắp các công trình viễn thông. 
 FPT Telecom: 
Chương 4: Tham quan thực tế tại doanh nghiệp 
KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA 60 
Chương 4: Tham quan thực tế tại doanh nghiệp 
KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA 61 
Ngoài ra còn một số công ty lớn như Viettel, VNPT, SCTV, VTVCab, MobiPhone, 
VinaPhone... 
Chương 4: Tham quan thực tế tại doanh nghiệp 
KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA 62 
4.2. Tham quan môi trường làm việc thực tế tại doanh nghiệp 
 Một số hình ảnh tham quan thực tập doanh nghiệp của học sinh sinh viên ngành 
CNKT Điện tử, truyền thông tại công ty Nhân Sinh Phúc. 
Chương 4: Tham quan thực tế tại doanh nghiệp 
KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA 63 
Chương 4: Tham quan thực tế tại doanh nghiệp 
KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA 64 
Chương 4: Tham quan thực tế tại doanh nghiệp 
KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA 65 
Chương 4: Tham quan thực tế tại doanh nghiệp 
KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA 66 
Chương 4: Tham quan thực tế tại doanh nghiệp 
KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA 67 
 KHOA ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA 68 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Sổ tay HS - SV Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 
[2] Tài liệu nội bộ Khoa Điện – Tự động hóa và Trường Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật 
Thành Phố Hồ Chí Minh 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_cong_nghe_ky_thuat_dien_tu_truyen_thong_nhap_mon.pdf