Giáo trình Công nghệ kỹ thuật điện. Điện tử - An toàn điện (Phần 2)

Mục đích của việc bảo vệ nối đất

Bảo vệ nối đất 1 một trong những biện phương pháp bảo vệ an tòan cơ

bản được áp dụng từ lâu. Bảo vệ nối đất l nối tất cả các phần kim loại của

thiết bị điện hoặc của các kết cấu kim loại mà có thể xuất hiện điện phòng

khi cách điện bị hư hỏng với hệ thống nối đất.

Khi có sự cố chạm vỏ (những phần kim loại của thiết bị trước đây không

mang điện sẽ có điện áp làm việc), khi người chạm vào thiết bị trong trường hợp

này có thể bị tai nạn điện. để giảm điện áp trong trường hợp này người ta sử

dụng phương pháp bảo vệ nối đất.

Vậy bảo vệ nối đất là để giảm điện áp đối với đất của những bộ phận kim

loại của thiết bị điện đến một trị số an toàn cho người khi chạm vào các bộ phận

này.

Nối đất là sự chủ định nối điện các bộ phận của thiết bị điện với hệ thống

nối đất.

Ngoài mục đích đảm bảo an toàn cho người. Ta còn có loại nối đất với

mục đích xác định chế độ làm việc của thiết bị điện gọi là nối đất làm việc. Ví

dụ như: nối đất trung tính máy biến áp, máy phát điện, nối đất chống sét.

Việc nối đất có những mục đích khác nhau, người ta nối chúng lại với

nhau gọi là hệ thống nối đất (trừ những trường riêng biệt như cột thu lôi)

Giáo trình Công nghệ kỹ thuật điện. Điện tử - An toàn điện (Phần 2) trang 1

Trang 1

Giáo trình Công nghệ kỹ thuật điện. Điện tử - An toàn điện (Phần 2) trang 2

Trang 2

Giáo trình Công nghệ kỹ thuật điện. Điện tử - An toàn điện (Phần 2) trang 3

Trang 3

Giáo trình Công nghệ kỹ thuật điện. Điện tử - An toàn điện (Phần 2) trang 4

Trang 4

Giáo trình Công nghệ kỹ thuật điện. Điện tử - An toàn điện (Phần 2) trang 5

Trang 5

Giáo trình Công nghệ kỹ thuật điện. Điện tử - An toàn điện (Phần 2) trang 6

Trang 6

Giáo trình Công nghệ kỹ thuật điện. Điện tử - An toàn điện (Phần 2) trang 7

Trang 7

Giáo trình Công nghệ kỹ thuật điện. Điện tử - An toàn điện (Phần 2) trang 8

Trang 8

Giáo trình Công nghệ kỹ thuật điện. Điện tử - An toàn điện (Phần 2) trang 9

Trang 9

Giáo trình Công nghệ kỹ thuật điện. Điện tử - An toàn điện (Phần 2) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 73 trang baonam 12581
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Công nghệ kỹ thuật điện. Điện tử - An toàn điện (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Công nghệ kỹ thuật điện. Điện tử - An toàn điện (Phần 2)

Giáo trình Công nghệ kỹ thuật điện. Điện tử - An toàn điện (Phần 2)
Chương 3: Bảo vệ nối đất và chống sét 
Giáo trình An toàn điện 107 
Chương 3 
BẢO VỆ NỐI ĐẤT VÀ CHỐNG SÉT 
- Trình bày được mục đích, ý nghĩa của việc bảo vệ nối đất. 
- Trình bày được phạm vi ứng dụng bảo vệ nối đất. 
- Phân lọai được bảo vệ nối đất. 
- Trình bày được điện trở nối đất và điện trở suất của đất. 
- Tính tóan được bảo vệ nối đất. 
- Giải thích được hiện tượng sét 
- Trình bày các thông số của sét và tác hại của dòng điện sét. 
- Bảo vệ chống sét đánh trực tiếp 
Trong chương 3 sẽ giới thiệu các nội dung chính sau đây: 
 3.1. Mục đích, ý nghĩa của việc bảo vệ nối đất. 
 3.2. Phạm vi ứng dụng bảo vệ nối đất. 
 3.3. Phân loại bảo vệ nối đất. 
 3.4. Điện trở nối đất và điện trở suất của đất. 
 3.5. Tính tóan bảo vệ nối đất. 
 3.6. Hiện tượng sét 
 3.7. Các thông số của sét và tác hại của dòng điện sét. 
 3.8. Bảo vệ chống sét đánh trực tiếp 
Chương 3: Bảo vệ nối đất và chống sét 
Giáo trình An toàn điện 108 
3.1. Mục đích, ý nghĩa của việc bảo vệ nối đất. 
 3.1.1. Mục đích của việc bảo vệ nối đất 
Bảo vệ nối đất 1 một trong những biện phương pháp bảo vệ an tòan cơ 
bản được áp dụng từ lâu. Bảo vệ nối đất l nối tất cả các phần kim loại của 
thiết bị điện hoặc của các kết cấu kim loại mà có thể xuất hiện điện phòng 
khi cách điện bị hư hỏng với hệ thống nối đất. 
 Khi có sự cố chạm vỏ (những phần kim loại của thiết bị trước đây không 
mang điện sẽ có điện áp làm việc), khi người chạm vào thiết bị trong trường hợp 
này có thể bị tai nạn điện. để giảm điện áp trong trường hợp này người ta sử 
dụng phương pháp bảo vệ nối đất. 
 Vậy bảo vệ nối đất là để giảm điện áp đối với đất của những bộ phận kim 
loại của thiết bị điện đến một trị số an toàn cho người khi chạm vào các bộ phận 
này. 
 Nối đất là sự chủ định nối điện các bộ phận của thiết bị điện với hệ thống 
nối đất. 
 Ngoài mục đích đảm bảo an toàn cho người. Ta còn có loại nối đất với 
mục đích xác định chế độ làm việc của thiết bị điện gọi là nối đất làm việc. Ví 
dụ như: nối đất trung tính máy biến áp, máy phát điện, nối đất chống sét. 
 Việc nối đất có những mục đích khác nhau, người ta nối chúng lại với 
nhau gọi là hệ thống nối đất (trừ những trường riêng biệt như cột thu lôi) 
Hình 3.1. Nối đất 
Chương 3: Bảo vệ nối đất và chống sét 
Giáo trình An toàn điện 109 
 3.1.2. Ý nghĩa của việc bảo vệ nối đất 
 Xét mạch điện hình: 
 Khi vỏ thiết bị chạm dây pha mà có người chạm vào nó thì có điện áp đặt 
vào người được tính theo biểu thức sau: 
)////(+
////
=
12
1
RRRR
RRR
UU
ngd
ngd
ng
 [3.1] 
)
1
+
1
+
1
(+1
=
1
2
RRR
R
U
U
ngd
ng
 [3.2] 
 Vì R1, R2, Rng có trị số lớn hơn nhiều so với Rd nên Ung được tính gần 
đúng theo công thức sau: Ung = IdRd (điện trở đất thường từ 4-20) [3.3] 
3.2. Phạm vi ứng dụng bảo vệ nối đất. 
 3.2.1. Thiết bị điện áp dưới 1000V. 
 Việc sử dụng bảo vệ nối đất trong các thiết bị điện, có điện áp dưới 
1000V do chế độ làm việc ở điểm trung tính quyết định. Bảo vệ nối đất thuận lợi 
khi điểm trung tính cách ly. 
a. Khi mạng điện có trung tính cách điện: 
- Khi điện áp so với đất >150V: phải thực hiện nối đất ở tất cả các nơi sản xuất 
và các thiết bị đặt ngoài trời. Các bộ phận cần nối đất gồm: vỏ kim loại của tất 
cả các máy móc thiết bị, các tủ phân phối, các vỏ kim loại của cáp điện, vỏ hộp 
nối cáp, các ống luồn dây điện dây cáp bằng kim loại. 
- Khi điện áp so với đất < 150V: việc nối đất chỉ thực hiện cho các trường hợp: 
các phòng dễ cháy nổ, các trang thiết bị đặt ngoài trời, các tay quay điều khiển, 
Chương 3: Bảo vệ nối đất và chống sét 
Giáo trình An toàn điện 110 
vỏ động cơ điện có liên hệ đến các thiết bị máy móc mà người thường hay vận 
hành. 
- Không cần thiết nối đất khi: điện áp so với đất <65V các thiết bị đặt trên cao 
ngoài tầm với, ở nơi có nền khô, cách điện. 
- Nếu việc nối đất khó thực hiện thì có thể tăng độ cách điện của nền và hạn chế 
tiếp xúc với các bộ phận thiết bị điện. 
b. Khi mạng điện có trung tính nối đất trực tiếp: thì việc bảo vệ nối đất được 
thay thế bằng bảo vệ nối dây trung tính. 
 3.2.2. Thiết bị có điện áp > 1000V. 
 Việc bảo vệ nối đất phải thực hiện trong tất cả các trường hợp không phân 
biệt chế độ làm việc của điểm trung tính hoặc tính chất của nơi làm việc. Việc 
thực hiện nối đất phải thực hiện ở. 
 - Bệ máy và vỏ các máy điện, máy biến áp, máy cắt điện và các khí cụ 
khác. 
 - Bộ phận truyền động của các khí cụ điện. 
 - Các cuộn dây thứ cấp của các máy biến áp đo lường. 
 - Khung của tủ phân phối, tủ điều khiển. 
 - Cơ cấu kim loại của các trạm biến áp ngoài trời. 
 - Các rào chắn, lưới chắn bằng kim loại, dầm sàn, các bộ phận kim loại 
khác mà người thường chạm tới... 
3.3. Phân loại bảo vệ nối đất. 
 3.3.1. Nối đất tự nhiên. 
 Là sử dụng các vật nối đất tự nhiên có sẵn như: ống nước hay các ống dẫn 
khác bằng kim loại đặt trong đất (trừ các ống dẫn các chất nhiên liệu lỏng và khí 
dễ cháy, nổ) các kết cấu kim loại của công trình nhà cửa có  ...  cơ 
cấu và chi tiết quan trọng. Nếu phát hiện có hư hỏng phải khắc phục xong mới 
đưa vào sử dụng. 
 - Phát tín hiệu cho những người xung quanh biết trước khi cho cơ cấu 
hoạt động. 
 - Tải được nâng không được lớn hơn trọng tải của thiết bị nâng. Tải phải 
được giữ chắc chắn, không bị rơi, trượt trong quá trình nâng chuyển tải. 
 - Cấm để người đứng trên tải khi nâng chuyển hoặc dùng người để cân 
bằng tải. 
 - Tải phải nâng cao hơn các chướng ngại vật ít nhất 500mm. 
 - Cấm đưa tải qua đầu người. 
 - Không được vừa nâng tải, vừa quay hoặc di chuyển thiết bị nâng, khi 
nhà máy chế tạo không quy định trong hồ sơ kỹ thuật. 
Chương 4: Kỹ thuật an toàn trong gia công cơ khí và sử dụng thiết bị nâng 
chuyển, thiết bị áp lực 
Giáo trình An toàn điện 171 
 - Chỉ được phép đón và điều chỉnh tải ở cách bề mặt người móc tải đứng 
một khoảng cách không lớn hơn 200mm và ở độ cao không lớn hơn 1m tính từ 
mặt sàn công nhân đứng. 
 - Tải phải được hạ xuống ở nơi quy định, đảm bảo sao cho tả không bị đổ, 
trượt, rơi. Các bộ phận giữ tải chỉ được phép tháo ra khi tải đã ở tình trạng ổn 
định. 
 - Cấm dùng thiết bị nâng để tháo dây đang bị đè nặng. 
 - Khi xếp dỡ tải lên các phương tiện vận tải phải tiến hành sao cho không 
làm mất ổn định của phương tiện. 
 - Cấm kéo hoặc đẩy tải khi đang treo. 
 - Đảm bảo an toàn điện như nối đất hoặc nối “không” để đề phòng điện 
chạm vỏ. 
Yêu cầu khi sửa chữa: Công tác sửa chữa được chia ra 4 loại sau: 
 - Bảo quản trong từng ca làm việc: Phải xem xét tình trạng thiết bị, các sơ 
đồ điện theo quy định. Thời gian kiểm tra khoảng 15 ÷ 20 phút. 
 - Kiểm tra định kỳ theo quy phạm. 
 - Sửa chữa nhỏ, chủ yếu để sửa các chi tiết dễ bị ăn mòn và hư hỏng hoặc 
thay thế định kỳ các chi tiết có thời gian sử dụng nhất định. 
 - Sửa chữa toàn bộ (đại tu). 
c. Khám nghiệm thiết bị nâng. 
 Nội dung khám nghiệm máy nâng bao gồm bao gồm: 
 - Kiểm tra bên ngoài: chủ yếu dùng mắt để phát hiện các khuyết tật hư 
hỏng biểu hiện bên ngoài máy trục. 
 - Thử không tải: Thử tất cả các cơ cấu, các thiết bị an toàn( trừ thiết bị 
khống chế quá tải), các thiết bị điện , thiết bị điều khiển, chiếu sáng, thiết bị chỉ 
báo 
 - Thử tải tĩnh: nhằm mục đích kiểm tra khả năng chịu đựng của các kết 
cấu thép, tình trạng làm việc của các chi tiết và cơ cấu nâng tải, nâng cần, hãm 
Chương 4: Kỹ thuật an toàn trong gia công cơ khí và sử dụng thiết bị nâng 
chuyển, thiết bị áp lực 
Giáo trình An toàn điện 172 
phanhTrong máy trục có tầm với thay đổi còn phải kiểm tra tình trạng ổn định 
của máy. Phương pháp thử tĩnh bằng cách treo tải bằng 125% trọng tải quy định( 
ở vị trí bất lợi cho máy) trong thời gian 10 phút, ở độ cao 100÷200mm đối với 
cần trục và từ 200÷300mm cho cầu trục hoặc cần trục công xôn. Sau đó hạ tải và 
kiểm tra máy trục để phát hiện các vết rạn nứt, biến dạng hoặc hư hỏng. 
 - Thử tải động: Bao gồm thử tải động cho cơ cấu nâng cũng như cho tất cả 
các cơ cấu khác của máy trục. 
Phương pháp thử tải động bằng cách cho máy trục mang tải thử bằng 110% 
trọng tải và tạo ra các động lực để thử từng cơ cấu của máy trục: 
+ Thử cơ cấu nâng tải: nâng tải lên độ cao 1000mm, sau đó hạ phanh đột ngột, 
làm đi làm lại 3 lần sau đó kiểm tra tình trạng máy. 
+ Thử cơ cấu nâng cần: Nếu trong lý lịch máy có cho phép hạ cần khi nâng tải 
thì phải thử động cho cơ cấu nâng cần và tải thử lấy bằng 110% trọng tải ở tầm 
với lớn nhất. 
+ Thử cơ cấu quay: Đối với các máy trục có cơ cấu quay thì cho máy nâng tải 
thử và cho cơ cấu quay hoạt động rồi phanh đột ngột cơ cấu quay. 
+ Thử cơ cấu di chuyển: các thiết bị nâng vừa có cơ cấu di chuyển máy trục vừa 
có cơ cấu di chuyển xe con thì phải thử tải trọng cho từng cơ cấu ( nếu cóp chức 
năng quay cho phép) bằng cách cho máy mang tải thử lên độ cao 500mm rồi cho 
cơ cấu đó di chuyển, phanh đột ngột, dừng máy kiểm tra 
4.2.3. Quản lý và thanh tra việc quản lý và sử dụng thiết bị nâng 
a. Quản lý thiết bị nâng: 
 Nội dung công tác quản lý thiết bị nâng ở cơ sở bao gồm: 
 - Lập hồ sơ kỹ thuật từng thiết bị nâng như lý lịch thiết bị nâng( theo mẫu 
quy định), thuyết minh hướng dẫn kỹ thuật lắp đặt, bảo quản, và sử dụng 
 - Tổ chức bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ 
 - Tổ chức khám nghiệm thiết bị nâng. 
 - Thực hiện nhật ký công việc 
Chương 4: Kỹ thuật an toàn trong gia công cơ khí và sử dụng thiết bị nâng 
chuyển, thiết bị áp lực 
Giáo trình An toàn điện 173 
b. Thanh tra việc quản lý, sử dụng thiết bị nâng: Bao gồm các công việc sau: 
* Nghe báo cáo: 
 - Để nắm được số lượng, chủng loại thiết bị nâng. 
 - Tình hình đăng ký, khám nghiệm thiết bị nâng. 
 - Tình trạng kỹ thuật của thiết bị nâng 
 - Tình hình bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ. 
 - Tình hình đào tạo và huấn luyện công nhân. 
 - Tình hình sự cố và tai nạn thiết bị nâng. 
* Kiểm tra hồ sơ tài liệu: 
 - Các văn bản về phân công trách nhiệm. 
 - Các hồ sơ kỹ thuật ( lý lịch, biên bản khám nghiệm, tài liệu hướng dẫn 
kỹ thuật về lắp đặt, bảo dưỡng sử dụng). 
 - Sổ giao ca. 
 - Tài liệu về huấn luyện công nhân. 
 - Số liệt kê các bộ phận mang tải. 
 - Các biên bản nghiệm thu. 
* Kiểm tra thực tế hiện trường 
 - Vị trí lắp đặt thiết bị nâng. 
 - Tình trạng kỹ thuật. 
 - Trình độ thợ. 
 - Các biện pháp an toàn. 
4.3. Kỹ thuật an toàn đối với các thiết bị chịu áp lực. 
 4.3.1. Một số khái niệm cơ bản về thiết bị chịu áp lực. 
* Thiết bị chịu áp lực: là những thiết bị dùng để tiến hành các quá trình nhiệt 
học, hoá học, sinh học cũng như dùng để bảo quản, vận chuyển...các môi chất ở 
trạng thái có áp suất như khí nén, khí hoá lỏng và các chất lỏng khác. Thiết bị áp 
lực gồm nhiều loại khác nhau và có tên gọi riêng (Ví dụ: nồi hơi, máy nén khí, 
máy lạnh, chai, bình điều chế C
2
H
2
, thùng chứa, bình hấp) 
Chương 4: Kỹ thuật an toàn trong gia công cơ khí và sử dụng thiết bị nâng 
chuyển, thiết bị áp lực 
Giáo trình An toàn điện 174 
* Nồi hơi: là thiết bị chịu áp lực dùng để thu nhận hơi có áp suất lớn hơn áp suất 
khí quyển để phục vụ các mục đích khác nhau ngoài bản thân nó nhờ năng 
lượng được tạo ra do đốt nhiên liệu trong các buồng đốt. 
* Phân loại các loại thiết bị chịu áp lực: theo quan điểm an toàn người ta phân 
các thiết bị áp lực thành các loại: hạ áp, trung áp, cao áp và siêu áp. 
Việc phân loại theo áp suất còn tùy thuộc vào môi chất khác nhau ví dụ: Đối với 
bình điều chế C
2
H
2 
thì hạ áp là thiết bị có áp suất nhỏ hơn 0,1át, trung áp từ 0,1 
đến 1,5át, cao áp từ 1,5át trở lên nhưng với bình chứa ôxy thì hạ áp có áp suất 
tới 16 át, trung áp có áp suất từ 16 đến 64 át còn cao áp có áp suất trên 64át. 
 4.3.2. Những yếu tố nguy hiểm đặc trưng của thiết bị áp lực 
* Nguy cơ nổ: do thiết bị chịu áp lực luôn chứa áp suất lớn hơn áp suất khí 
quyển nên luôn có xu hướng cân bằng áp suất kèm theo sự giải phóng năng 
lượng khi điều kiện thuận lợi 
(chẳng hạn khi thiết bị không đảm bảo đủ bền). Hiện tượng nổ xảy ra có thể đơn 
thuần là nổ vật lý nhưng trong một số trường hợp có thể là sự kết hợp của hiện 
tượng nổ vật lý và nổ hóa học. 
* Nguy cơ bỏng: do thiết bị chịu áp lực thường làm việc với môi chất có nhiệt 
độ cao nên dễ có nguy cơ gây bỏng khi va chạm , tiếp xúc, xì hở môi chất thậm 
chí có cả nguy cơ bỏng do hóa chất 
* Các chất nguy hiểm có hại: Các thiết bị chịu áp lực sử dụng trong công 
nghiệp, trong nghiên cứu khoa học đặc biệt là công nghiệp hóa chất thường có 
yếu tố nguy hiểm do các chất hoặc sản phẩm của nó có tính nguy hiểm, độc hại. 
 4.3.3. Những nguyên nhân gây ra sự cố của thiết bị áp lực và biện pháp 
phòng ngừa 
a. Những nguyên nhân gây ra sự cố thiết bị áp lực: 
* Nguyên nhân kỹ thuật: 
Chương 4: Kỹ thuật an toàn trong gia công cơ khí và sử dụng thiết bị nâng 
chuyển, thiết bị áp lực 
Giáo trình An toàn điện 175 
 - Thiết bị được thiết kế và chế tạo không đảm bảo quy cách, tiêu chuẩn kỹ 
thuật, kết cấu không phù hợp, không đáp ứng tính toán an toàn hoặc thiết bị làm 
việc ở chế độ lâu dài dưới tác động của các thông số vận hành. 
 - Thiết bị quá cũ, hư hỏng nặng, không được sửa chữa kịp thời, chất lượng 
sửa chữa kém. 
 - Không có thiết bị đo lường hoặc thiết bị kiểm tra không đủ độ tin cậy. 
 - Không có cơ cấu an toàn, hoặc cơ cấu an toàn không làm việc theo chức 
năng yêu cầu. 
 - Đường ống và thiết bị phụ trợ không đảm bảo đúng quy định. 
 - Tình trạng nhà xưởng, hệ thống chiếu sáng, thông tin không đảm bảo 
khả năng kiểm tra theo dõi, vận hành, xử lý sự cố một cách kịp thời. 
* Nguyên nhân tổ chức: 
 - Người quản lý thiếu quan tâm đến vấn đề an toàn trong khai thác, sử 
dụng thiết bị chịu áp lực, đặc biệt là thiết bị làm việc với áp lực thấp, công suất 
và dung tích nhỏ dẫn tới tình trạng quản lý lỏng lẻo, nhiều khi không đăng kiểm 
vẫn đưa vào sử dụng. 
 - Trình độ vận hành của công nhân yếu, thao tác sai quy trình hoặc nhầm 
lẫn 
b. Những biện pháp phòng ngừa sự cố thiết bị chịu áp lực: 
* Biện pháp tổ chức: 
 - Quản lý thiết bị theo các quy định trong hồ sơ kỹ thuật thiết bị. 
 - Đào tạo, huấn luyện người quản lý và công nhân vận hành. 
 - Xây dựng các tài liệu kỹ thuật. 
* Biện pháp kỹ thuật: 
 - Thiết kế, chế tạo: Các giải pháp kỹ thuật nhằm ngăn ngừa sự cố các thiết 
bị chịu áp lực thường bắt đầu từ khâu thiết kế chế tạo. Các giải pháp đó bao gồm 
việc chọn kết cấu, tínhđộ bền, chọn lựa vật liệu và giải pháp gia công chế tạo 
Chương 4: Kỹ thuật an toàn trong gia công cơ khí và sử dụng thiết bị nâng 
chuyển, thiết bị áp lực 
Giáo trình An toàn điện 176 
 - Kiểm nghiệm dự phòng: Bao gồm công tác kiểm nghiệm kỹ thuật như: 
xem xét thiết bị để xác định tình trạng, thử nghiệm độ bền bằng áp lực nước, thử 
nghiệm độ kín bằng khí nén, kiểm tra chiều dày thành thiết bị, khuyết tật các 
mối hàn 
* Sửa chữa phòng ngừa: Bao gồm các dạng sửa chữa sự cố và sửa chữa định kỳ. 
 4.3.4. Những yêu cầu an toàn đối với thiết bị chịu áp lực: 
a. Yêu cầu về mặt quản lý thiết bị: 
 - Nồi hơi và thiết bị chịu áp lực phải được đăng ký tại cơ quan thanh tra 
kỹ thuật an toàn nồi hơi và chịu trách nhiệm khám nghiệm thiết bị đó. 
 - Nồi hơi và thiết bị chịu áp lực được đăng kiểm phải là những thiết bị có 
đủ hồ sơ theo quy định trong các tiêu chuẩn quy phạm, sau khi đăng ký phải 
được ghi vào sổ theo dõi. 
 - Không được phép đưa vào vận hành các nồi hơi và thiết bị chịu áp lực 
chưa được đăng kiểm. 
 - Nồi hơi và thiết bị chịu áp lực phải được kiểm tra định kỳ theo quy định( 
bình áp lực 3 năm khám nghiệm toàn bộ 1 lần, 1 năm thử áp lực 1 lần). Thanh 
tra an toàn lao động có quyền đình chỉ sự hoạt động của nồi hơi và thiết bị chịu 
áp lực khi phát hiện thấy những trục trặc, hư hỏng, hành vi vi phạmcó thể gây 
sự cố và tai nạn lao động. 
b. Yêu cầu thiết kế, chế tạo, lắp đặt và sữa chữa: 
* Yêu cầu đối với công tác thiết kế: 
 - Việc thiết kế, chọn kết cấu của thiết bị phải xuất phát từ đặc tính của môi 
chất công tác, của quá trình hoạt động thiết bị. 
 - Kết cấu của thiết bị phải đảm bảo độ cứng vững, ổn định, thao tác thuận 
tiện, đủ độ tin cậy, tháo lắp và kiểm tra dễ dàng. 
 - Kết cấu, kích thước của thiết bị phải đảm bảo độ bền cơ học, hóa học và 
nhiệt học. 
* Yêu cầu về chế tạo, lắp đặt và sửa chữa: 
Chương 4: Kỹ thuật an toàn trong gia công cơ khí và sử dụng thiết bị nâng 
chuyển, thiết bị áp lực 
Giáo trình An toàn điện 177 
 - Việc chế tạo và sửa chữa nồi hơi và thiết bị chịu áp lực chỉ được phép 
tiến hành ở những nơi có đầy đủ các điều kiện về con người, máy móc, thiết bị 
gia công, công nghệ và điều kiện kiểm tra thử nghiệm đảm bảo như các quy định 
trong tiêu chuẩn, quy phạm và phải được cấp có thẩm quyền cho phép. 
 - Chế tạo và sửa chữa phải đảm bảo dung sai cho phép, thợ hàn phải có 
bằng hàn áp lực mới được tiến hành hàn, phải kiểm tra đánh giá mối hàn theo 
các tiêu chuẩn, quy phạm. 
 - Khi lắp đặt các thiết bị cần phải đảm bảo kích thước khoảng cách giữa 
các thiết bị với nhau, giữa các thiết bị với tường xây và các kết cấu khác của nhà 
xưởng. 
c. Yêu cầu đối với dụng cụ kiểm tra đo lường và cơ cấu an toàn: 
 - Việc trang bị các dụng cụ kiểm tra, đo lường là bắt buộc đối với nồi hơi 
và thiết bị chịu áp lực để giúp người vận hành theo dõi các thông số làm việc 
của thiết bị nhằm loại trừ những thay đổi có khả năng gây sự cố thiết bị. 
 - Các dụng cụ đo lường và kiểm tra gồm các loại như: dụng cụ đo áp suất, 
đo độ chân không, đo nhiệt độ, đo mức, đo biến dạng và kiểm tra các tác động 
của áp suất và nhiệt độ 
 - Các cơ cấu an toàncó rất nhiều loại và hoạt động theo nhiều nguyên lý 
khác nhau vì vậy khi chọn phải đáp ứng với yêu cầu và chất lượng của cơ cấu an 
toàn, không được sử dụng các cơ cấu an toàn khi chưa kiểm định, chưa có kẹp 
chìvà khi lắp phải theo đúng quy trình quy phạm kỹ thuật lắp đặt của các cơ 
cấu an toàn. 
Chương 4: Kỹ thuật an toàn trong gia công cơ khí và sử dụng thiết bị nâng 
chuyển, thiết bị áp lực 
Giáo trình An toàn điện 178 
CÂU HỎI ÔN TẬP 
Câu 1. Trình bày kỹ thuật an toàn trong cơ khí ? 
Câu 2. Trình bày kỹ thuật an toàn khi sử dụng thiết bị nâng chuyển ? 
Câu 3. Trình bày kỹ thuật an toàn đối với các thiết bị chịu áp lực ? 
Câu 4. Những nguy hiểm nào sau đây không xảy ra khi sử dụng thiết bị áp lực: 
 a. Nguy cơ nổ. b. Nguy cơ bỏng. 
 c. Các chất nguy hiểm có hại. d. Bệnh nghề nghiệp. 
Câu 5. Máy tiện khi đang gia công có mấy vùng nguy hiểm? 
 a. 3 b. 2 c. 4 d. 5 
Câu 6. Những nguyên nhân không gây nên sự cố của thiết bị áp lực: 
 a. Việc thiết kế, chế tạo và lắp đặt sai. 
 b. Cơ sở vật chất không bảo đảm. 
 c. Quản lý kém; trình độ vận hành yếu, ẩu. 
 d. Tính chất của môi chất trong dung dịch. 
Câu 7. Các biện pháp phòng ngừa sự cố thiết bị áp lực không cần thực hiện ở khâu: 
 a. Thiết kế chế tạo. b. Kiểm nghiệm dự phòng. 
 c. Kiểm tra nhân lực. d. Sữa chữa phòng ngừa. 
Câu 8. Trong các loại xe sau, xe nào không phải là thiết bị nâng hạ? 
 a. Xe tời. b. Xe nâng. c. Xe tải. d. Xe cẩu. 
Câu 9. Độ ổn định của thiết bị nâng là: 
 a. Khả năng chịu tải trọng. 
 b. Khả năng di chuyển an toàn khi đang nâng. 
 c. Khả năng đảm bảo cân bằng và chống lật. 
 d. Khả năng đảm bảo tầm hoạt động. 
Câu 10. Trong các loại máy sau máy, máy nào không có vùng nguy hiểm cơ học? 
 a. Máy phay. b. Máy CNC. 
 c. Máy khoan tay. d. Máy hàn TIG. 
Chương 4: Kỹ thuật an toàn trong gia công cơ khí và sử dụng thiết bị nâng 
chuyển, thiết bị áp lực 
Giáo trình An toàn điện 179 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Giáo trình An toàn điện - Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng 
[2] PGS.TS Quyền Huy Ánh - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM 
[3] Phan Thị Thu Vân. Giáo trình an toàn điện. Nxb Đại Học Quốc Gia Tp 
HCM, 
2002. 
[4] Qui trình kỹ thuật an toàn điện trong công tác quản lý, vận hành, sửa 
chữa, xây dựng đường dây, trạm điện, Tổng Công Ty Điện Lực Việt Nam, 
Hà Nội 1999. 
[5] Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động - Trường Kỹ Thuật Điện 
Hóc Môn 1993. 
[6] Indoor Electrical Safety Check, Electrical Safety Foundation 
International, 2004 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_cong_nghe_ky_thuat_dien_dien_tu_an_toan_dien_phan.pdf