Giáo trình Công nghệ kỹ thuật điện. Điện tử - An toàn điện (Phần 1)

Mục đích, ý nghĩa và tính chất của công tác bảo hộ lao động

 Mục đích - ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động.

- Mục đích của bảo hộ lao động là thông qua các biện pháp về khoa học kỹ

thuật, tổ chức, kinh tế, xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát

sinh trong quá trình sản xuất, tạo nên một điều kiện lao động thuận lợi và ngày

càng được cải thiện để ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hạn chế

ốm đau, giảm sút sức khoẻ cũng như những thiệt hại khác đối với người lao

động, nhằm bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khoẻ và tính mạng người lao động trực

tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động.

- Bảo hộ lao động trước hết là phạm trù sản xuất nhằm bảo hộ người lao động,

mặt khác việc chăm lo sức khoẻ của người lao động mang lại niềm vui, hạnh

phúc cho mọi người mà công tác bảo hộ lao động mang lại còn có ý nghĩa nhân

đạo đối với con người.

 Tính chất của bảo hộ lao động

- Tính chất khoa học kỹ thuật

Nguyên nhân cơ bản gây ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho

người lao động là điều kiện kỹ thuật không đảm bảo an toàn lao động, điều kiện

vệ sinh, môi trường lao động.

Muốn sản xuất được an toàn và hợp vệ sinh, vấn đề cải tiến máy móc thiết

bị; công cụ lao động, bố trí mặt bằng nhà xưởng, hợp lý hoá dây chuyền và

phương pháp sản xuất, trang bị phòng hộ lao động, việc cơ khí hoá và tự động

hóa trong quá trình sản xuất đòi hỏi phải vận dụng các kiến thức khoa học kỹ

thuật, không những để nâng cao năng suất lao động, mà còn là một yếu tố quan

trọng hàng đầu để bảo hộ người lao động, tránh được những nguy cơ tai nạn và

bệnh nghề nghiệp.

Giáo trình Công nghệ kỹ thuật điện. Điện tử - An toàn điện (Phần 1) trang 1

Trang 1

Giáo trình Công nghệ kỹ thuật điện. Điện tử - An toàn điện (Phần 1) trang 2

Trang 2

Giáo trình Công nghệ kỹ thuật điện. Điện tử - An toàn điện (Phần 1) trang 3

Trang 3

Giáo trình Công nghệ kỹ thuật điện. Điện tử - An toàn điện (Phần 1) trang 4

Trang 4

Giáo trình Công nghệ kỹ thuật điện. Điện tử - An toàn điện (Phần 1) trang 5

Trang 5

Giáo trình Công nghệ kỹ thuật điện. Điện tử - An toàn điện (Phần 1) trang 6

Trang 6

Giáo trình Công nghệ kỹ thuật điện. Điện tử - An toàn điện (Phần 1) trang 7

Trang 7

Giáo trình Công nghệ kỹ thuật điện. Điện tử - An toàn điện (Phần 1) trang 8

Trang 8

Giáo trình Công nghệ kỹ thuật điện. Điện tử - An toàn điện (Phần 1) trang 9

Trang 9

Giáo trình Công nghệ kỹ thuật điện. Điện tử - An toàn điện (Phần 1) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 117 trang baonam 18541
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Công nghệ kỹ thuật điện. Điện tử - An toàn điện (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Công nghệ kỹ thuật điện. Điện tử - An toàn điện (Phần 1)

Giáo trình Công nghệ kỹ thuật điện. Điện tử - An toàn điện (Phần 1)
 ỦY BAN NHÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
 TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI 
------ 
BÀI GIẢNG 
AN TOÀN ĐIỆN 
NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN - ĐIỆN TỬ 
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG 
 Giảng viên: ThS. Cao Thái Nguyên 
Lưu hành nội bộ - Năm 2016 
Giáo trình An toàn điện Trang i 
MỤC TIÊU MÔN HỌC 
 Kiến thức 
+ Trình bày được các khái niệm về hộ lao động và các biện pháp phòng hộ 
lao động. 
+ Trình bày đươc các kiến thức cơ bản về kỹ thuật an toàn điện: hiểu được và 
trình bày được các sơ đồ nối đất an toàn theo tiêu chuẩn Việt Nam và IEC. 
+ Giải thích được tác dụng của dòng điện qua người và nhận biết được mối 
nguy hiểm do tai nạn điện giật. 
+ Phân tích được các ảnh hưởng của các hiện tượng nối đất và chống sét, các 
tác hại và cách tính toán bảo vệ nối đất và chống sét. 
+ Trình bày được những nguyên tắc và tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn về 
điện cho người và thiết bị. 
+ Trình bày được kỹ thuật an toàn điện trong gia công cơ khí, thiết bị nâng 
chuyển và thiết bị áp lực. 
 Kỹ năng 
+ Phân tích được mối nguy hiểm do tai nạn điện giật và trình bày được cách 
sơ cứu người khi cần thiết. 
+ Thực hiện được công tác phòng chống cháy, nổ. 
+ Ứng dụng được các biện pháp an toàn điện, điện tử trong hoạt động 
nghề nghiệp. Sơ cấp cứu được cho người bị điện giật. 
+ Phân biệt được các sơ đồ nối đất và chống sét an toàn, xác định tình trạng 
nguy hiểm đối với con người khi xảy ra tai nạn điện giật do chạm trực tiếp hay 
gián tiếp. 
+ Trình bày được kỹ thuật an toàn trong cơ khí, thiết bị nâng và thiết bị 
áp lực. 
 Thái độ 
 + Giúp cho người học rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác, an toàn trong 
việc học tập, thực hành và lên lớp khi tham gia môn học này. 
 + Giúp cho người học luôn luôn yêu nghề, ham học hỏi và có tính hăng say 
trong học tập, chủ động trong việc học, có khẳ năng làm việc nhóm và khẳ năng 
thuyết trình, tư duy cao. 
+ Thể hiện thái độ nghiêm túc trong học tập và say mê trong công tác nghiên 
cứu khoa học và môn học, mạnh dạn áp dụng các kiến thức thu được trong học 
tập vào ứng dụng thực tế. 
Giáo trình An toàn điện Trang ii 
MỤC LỤC 
Tuyên bố bản quyền ................................................................................................ i 
Lời nói đầu ............................................................................................................. ii 
Mục tiêu môn học ................................................................................................... iii 
Mục lục ................................................................................................................... iv 
Danh mục các từ viết tắc ....................................................................................... viii 
Danh mục hình ....................................................................................................... ix 
Chương 1. Các khái niệm về bảo hộ và biện pháp phòng hộ lao động .......... 01 
 1.1. Các khái niệm cơ bản về bảo hộ lao động ............................................... 02 
 1.1.1. Mục đích ý nghĩa và tính chất của công tác bảo hộ lao động .......... 02 
 1.1.2. Nhiệm vụ và điều kiện của bảo hộ lao động ..................................... 03 
 1.2. Phòng chống nhiễm độc hóa chất ............................................................ 07 
 1.2.1. Những nguy hiểm gây ra từ hóa chất ................................................ 07 
 1.2.2. Các con đường xâm nhập của hóa chất ............................................. 08 
 1.2.3. Tác hại của sức khỏe của hóa chất động ........................................... 09 
 1.2.4. Các phương pháp hạn chế tác hại ..................................................... 10 
 1.2.5. Các phương pháp cấp cứu tình trạng khẩn cấp ................................. 16 
 1.3. Phòng chống bụi ....................................................................................... 20 
 1.3.1. Khái niệm phân loại và tính chất ...................................................... 20 
 1.3.2. Tác hại của bụi .................................................................................. 22 
 1.3.3. Các biện pháp phòng chống bụi ........................................................ 23 
 1.4. Phòng chống cháy nổ ............................................................................... 26 
 1.4.1. Một số khái niệm cơ bản của phòng chống cháy nổ ......................... 26 
 1.4.2. Các biện pháp phòng tránh ................................................................ 30 
 1.5. Thông gió công nghiệp ............................................................................. 33 
 1.5.1. Mục đích thông gió công nghiệp....................................................... 33 
 1.5.2. Các biện pháp thông gió .................................................................... 33 
 1.5.3. Lọc sạch khí thải trong công nghiệp ................................................. 36 
 1.6. Phương tiện phòng hộ cá nhân ................... ...  trung tính nối đất 
Hình 2.41. Mạng trung tính cách ly 
b. Mạng điện 3 pha 3 dây 
 Mạng trung tính cách ly 
Dòng điện đi vào người được tính theo công thức sau: 
Chương 2: An toàn điện 
Giáo trình An toàn điện 95 
Ing=
222
22
)3+2+1(+)+3+2+1(
)]3+2(3+)32(3[+)]23(3+)2+3(3[
.
2
1
CCCωgggg
CCGGCCωgg
gU
ng
ng
ω
 [2.7] 
Trong đó: g là điện dẫn. 
 C là điện dung của các pha với đất. 
 fπω 2= , f là tần số 
Hình 2.42. Mạng trung tính cách ly 3 dây 3 pha 
Trường hợp mạng điện có đường dây ngắn, điện áp thấp dưới 1KV. 
Khi đó C1 = C2 = C3 = 0 
 g1 = g2 = g3 = 1/Rcd 
Suy ra 
cdng
ng
RR
U
I
+3
3
= [2.8] 
 Như vậy, dòng điện đi qua người phụ thuộc vào điện trở cách điện. Thông 
thường thì điện trở cách điện khá tốt nên Ing có thể giảm đến mức an toàn. 
Trường hợp mạng điện có đường dây dài cách điện tốt, điện áp cao trên 1KV. 
 Mạng điện lớn hơn 1KV thường đi trên không nên cách điện rất tốt g1 = 
g2 = g3 = 0, điện dung rất cao C1 = C2 = C3 = C. Khi đó Ing được tính như sau: 
22
)
1
(+9
3
=
ωC
R
U
I
ng
ng
 [2.9] 
Ing bây giờ phụ thuộc vào điện dung C nếu điện dung C lớn thì rất nguy hiểm 
cho người. 
 Mạng trung tính trực tiếp nối đất 
Như đã trình bày ở 2 phần trước, mạng điện 3 pha có trung tính nối đất rất 
nguy hiểm khi chạm vào dây pha. 
Chương 2: An toàn điện 
Giáo trình An toàn điện 96 
Hình 2.43. Mạng trung tính trực tiếp nối đất 3 dây 3 pha 
 2.5.5. Bảo vệ nối dây trung tính. 
a. Ý nghĩa của bảo vệ nối dây trung tính. 
 - Ý nghĩa của việc thay thế này là xuất phát từ chỗ bảo vệ nối đất dùng 
cho mạng điện dưới 1000V khi trung tính có nối đất không đảm bảo điều kiện an 
toàn khi có hiện tượng chạm vỏ thiết bị. 
 - Vấn đề đặt ra là phải cắt nhanh chỗ bị sự cố để khắc phục tình trạng trên. 
Bằng cách đơn giản nhất là dùng dây nối vỏ thiết bị với dây trung tính để biến 
sự chạm vỏ thiết bị thành ngắn mạch một pha để bảo vệ làm việc cắt nhanh chỗ 
bị sự cố. 
b. Bảo vệ nối dây trung tính trong các mạng điện. 
 Mạng điện áp 3 pha 4 dây 380/220V hay 220/127V, trung tính trực tiếp 
nối đất: 
 - Lúc cách điện của thiết bị trong mạng điện áp dưới 1000V bị chọc thủng 
(hiện tượng chạm vỏ) sẽ có dòng điện đi vào đất, theo biểu thức: 
 Iđ = U/ Rđ + R0 [2.10] 
 Với: Rđ – điện trở nối đất của thiết bị 
 R0 – điện trở nối đất làm việc 
Chương 2: An toàn điện 
Giáo trình An toàn điện 97 
Hình 2.44. Mạng điệp áp 3 pha 4 dây 
 - Trong trường hợp trị số dòng điện ngắn mạch có thể không đủ làm chảy 
cầu chì hay làm các thiết bị bảo vệ hoạt động, nên vẫn tồn tại trên thiết bị hiện 
tượng “ chạm vỏ” làm các phần này không mang điện nay lại có điện (tuy lúc 
này điện áp người khi tiếp xúc Utx < U ), đồng thời gây trên các pha còn lại các 
điện áp rất cao có thể nguy hiểm cho người khi chạm phải. 
 - Vì vậy muốn bảo vệ nối dây trung tính đạt được mục đích khi có sự cố 
các cầu chì và các thiết bị bảo vệ khác cắt được mạch điện nhanh chóng phải 
tăng dòng điện ngắn mạch: INM > 3Iđm và trị số R0 càng nhỏ. Như vậy, trong 
mạng này dây trung tính cũng là dây bảo vệ. 
 Mạng điện áp 3 pha 5 dây. 
 - Khi mạng điện 3 pha 4 dây có tải không cân bằng sẽ có điện trên dây 
trung tính, do đó khi thao tác rất nguy hiểm. Để khắc phục trường hợp này có 
hiện nay một số nước áp dụng mạng điện 3 pha 5 dây. 
 - Ngoài dây trung tính N làm nhiệm vụ dẫn điện, ta có thêm dây PE gọi là 
dây bảo vệ dây này chỉ dẫn điện khi có sự cố chạm vỏ thiết bị. 
Hình 2.45. Mạng 3 pha 5 dây 
Chương 2: An toàn điện 
Giáo trình An toàn điện 98 
c. Nối đất lặp lại dây trung tính. 
 Mục đích nối đất lặp lại: 
Hình 2.46. Mạng nối đất lặp lại 
 - Khi tiến hành bảo vệ nối dây trung tính, nhất thiết không được để cho 
dây trung tính vì một nguyên nhân nào đó mà cách điện đối với đất. Khi đó điện 
áp dây trung tính có thể tăng tới trị số điện áp pha. Vì thế bảo vệ nối dây trung 
tính chỉ có thể áp dụng đối với những lưới điện có điểm trung tính của nguồn 
cung cấp được nối trực tiếp đến hệ thống tiếp đất. 
 - Dây trung tính không chỉ được nối đất ở nguồn cung cấp (nối đất làm 
việc) mà còn được nối đất tại các nơi khác trong mạng điện gọi là nối đất lặp lại. 
 - Nối đất lặp lại nhằm mục đích giảm thấp trị số điện áp trên dây trung 
tính và đề phòng trường hợp đứt dây trung tính. 
 Trường hợp đứt dây trung tính không có nối đất lặp lại: 
Khi xảy ra hiện tượng chạm vỏ thiết bị, điện áp tiếp xúc (Utx): 
 - Phía trước chỗ đứt dây trung tính: Utx = 0 
 - Phía sau chỗ đứt dây trung tính: Utx = Upha 
 Trường hợp đứt dây trung tính có nối đất lặp lại: 
- Ta có dòng điện chạm đất: Iđ = U/ Rđ + R0 [2.11] 
- Điện áp tiếp xúc của nguời lúc này: Utx = U. Rđ / Rđ + R0 [2.12] 
- Ta thấy điện áp tiếp xúc trong trường hợp này đã giảm sau chỗ đứt và khi 
Rđ =R0 thì Utx = U/2 đồng đều hơn tại nơi trước và sau chỗ đứt dây trung tính. 
Vì thế trị số điện trở nối đất lặp lại thường vào khoảng <10. 
Chương 2: An toàn điện 
Giáo trình An toàn điện 99 
 Hình thức nối đất lặp lại của dây trung tính: 
Người ta chia ra 3 dạng nối dây trung tính sau: 
 + Không có nối đất lặp lại: 
 Qui trình hiện nay cho phép không dùng nối đất lặp lại cho mạng điện 
dùng cáp có lõi riêng hay vỏ bằng kim loại của cáp dùng làm dây trung tính. 
 Tại các đoạn dây ngắn từ 100m trở xuống hay công trình ở đó không dây 
trung tính. 
 + Nối đất lặp lại bố trí tập trung: 
 Dùng trong các mạng điện đường dây trên không, các chỗ rẽ nhánh, và 
trên các đoạn từ 1 - 2 km của các mạch không rẽ nhánh. 
 + Nối đất lặp lại bố trí mạch vòng: 
 Dùng đối với các thiết bị cố định bằng cách đóng các thanh sắt theo chu vi 
của phòng và nếu phòng rộng đóng thêm 1 dây giữa, hàn tất cả các thanh sắt lại 
bằng 1 thanh dẫn chung. Nên tận dụng triệt để các vật nối đất tự nhiên. 
 Phạm vi ứng dụng: 
 - Bảo vệ nối dây trung tính tức là thực hiện nối các bộ phận không mang 
điện áp với dây trung tính, dây trung tính được nối đất ở nhiều chỗ. Bảo vệ nối 
dây trung tính dùng thay cho bảo vệ nối đất trong các mạng điện 4 dây điện áp 
thấp 380/220V và 220/127V nếu trung tính của các mạng này trực tiếp nối đất. 
 - Trong mạng 380/220V: bảo vệ nối dây trung tính được dùng trong mọi 
cơ sở sản xuất không phụ thuộc vào môi trường xung quanh. 
 - Trong mạng 220/127V chỉ cần ở các trường hợp sau: 
 + Xưởng đặc biệt nguy hiểm về mặt an toàn. 
 + Thiết bị đặt ngoài trời. 
 + Cho các chi tiết bằng kim loại mà người hay chạm đến (tay cầm, tay 
quay, vỏ động cơ điện của các máy công cụ ) 
 - Đối với các nơi làm việc, nhà ở có nền nhà cao ráo thì thiết bị dùng điện 
áp 380/220V hay 220/127V không cần thiết phải dùng bảo vệ nối dây trung tính. 
Chương 2: An toàn điện 
Giáo trình An toàn điện 100 
 - Trong mạng điện thắp sáng lúc cần nối dây trung tính người ta nối trực 
tiếp công tắc và chuôi đèn vào dây trung tính. 
 - Các dụng cụ di động cần dùng một dây dẫn riêng để nối dây trung tính. 
 - Trong mạch điện của dây trung tính không được dùng cầu chì hay các 
loại cầu dao khác mà thường dùng máy cắt điện và máy cắt này khi hoạt động sẽ 
cắt đồng thời dây trung tính và dây pha cùng một lúc. 
 - Tiết diện dây trung tính thường bằng 50% tiết diện dây pha lớn nhất, còn 
tiết diện dây nối từ thiết bị đến dây trung tính lấy bằn 1/3 tiết diện của dây pha 
cung cấp cho thiết bị. 
 2.5.6. Bảo vệ điện áp cao xâm nhập điện áp thấp. 
a. Sự nguy hiểm của điện áp cao xâm nhập điện áp thấp 
 - Điện áp cao xâm nhập sang điện áp thấp là sự nối điện các cuộn dây có 
điện áp khác nhau vì hỏng cách điện nên có sự rò điện ra vỏ thiết bị điện hay có 
sự tiếp xúc trực tiếp giữa các cuộn dây với nhau. 
 - Hiện tượng này thường xảy ra ở các máy biến áp di động cung cấp điện 
cho các thiết bị cầm tay, dụng cụ điện, máy hàn điện 
 - Đối với các máy biến áp cố định trong mạng điện động lực hay thắp 
sáng có cách điện rất tốt, nên sự xâm nhập điện áp cao xảy ra chủ yếu ở đầu các 
cuộn dây. Ngoài ra, còn gặp ở các máy biến áp, biến dòng đo lường mà người 
thường hay tiếp xúc. 
 Trường hợp trung tính của mạng hạ áp và cao áp điều cách điện với đất 
 - Để bảo vệ điện áp cao sang mạng điện áp thấp hơn 1000V có trung tính 
cách điện người ta dùng cầu chì nổ (cầu chì có lớp lót mica cách điện và bình 
thường nó ngăn cách cuộn dây thứ cấp máy biến áp với đất). Khi có sự cố điện 
áp xâm nhập thì khoảng cách không khí giữa các lớp mica và mica bị đánh 
thủng, dòng điện đi qua R0 thành dòng điện chạm đất tương tự trừơng hợp trung 
tính nối trực tiếp với đất. 
 - Dùng cầu chì nổ ở phía cao áp có U < 3KV không được tốt vì cầu chì nổ 
có thể không tác động. 
Chương 2: An toàn điện 
Giáo trình An toàn điện 101 
 - Cầu chì nổ phải được kiểm tra 3 tháng 1 lần, cần xem xét cẩn thận 
không cho bụi bám vào khe hở của cầu chì gây nên tác động nhầm lẫn. Ngoài ra, 
người ta còn sử dụng các loại bảo vệ khác như bảo vệ hơi, bảo vệ so lệch máy 
biến áp 
 Trong trường hợp này, dây trung tính phía áp thấp có trị số điện áp gần 
bằng điện áp pha phía cao áp, gây nên hiện tượng qúa áp, phá huỷ, gây hư hỏng 
thiết bị điện. 
Hình 2.47. Mạng cách điện với đất 
 Trường hợp trung tính hạ áp nối đất, cao áp không nối đất 
 Trong trường hợp này, dây trung tính phía áp thấp có trị số điện áp: 
19
3
222
+
=.=
CωR
CRωU
RIU
o
odo
 [2.13] 
Trong đó: 
 Ro điện trở nối đất, C điện dung, Id dòng điện sự cố hay dòng điện vào đất 
 Uo có trị số lớn đủ gây nguy hiểm cho người khi chạm vào vỏ thiết bị 
điện, nếu vỏ thiết bị nối trung tính bảo vệ. 
Hình 2.48. Trung tính hạ áp nối đất 
Chương 2: An toàn điện 
Giáo trình An toàn điện 102 
b. Các biện pháp bảo vệ khi điện áp cao xâm nhập điện áp thấp 
 Biện pháp bảo vệ trong mạng điện có trung tính nối đất 
 - Đối với trường hợp phía hạ áp trung tính nối đất, biện pháp bảo vệ là 
phía cao áp cũng cần nối đất. Khi có điện áp cao xâm nhập điện áp thấp thì sự 
xâm nhập này được xem như chạm đất một pha, các thiết bị bảo vệ phía cao áp 
tác động, cắt điện phía cao áp. 
 - Nếu trung tính phía cao áp không thực hiện nối đất được. Để đảm bảo an 
toàn cần chọn điện trở nối đất phía hạ áp Ro ≤ 4. Khi đó điện áp trên dây trung 
tính là: 
ntho
ntho
do
RR
RR
IU
+
= [2.14] 
 (Rnth+ là điện trở đẳng trị của nối đất lập lại) 
Hình 2.49. Mạng điện có trung tính với đất 
 Biện pháp bảo vệ trong mạng điện có trung tính cách ly với đất 
Hình 2.50. Mạng điện có trung tính cách ly với đất 
Chương 2: An toàn điện 
Giáo trình An toàn điện 103 
 - Để khắc phục người ta dùng khe hở phòng điện. Khe hở phóng điện bình 
thường cánh điện cuộn sơ cấp với đất. Khi xảy ra sự cố các điện cực của khe hở 
bị chọc thủng, khi đó mạng hạ áp được xem như nối đất. 
 - Nếu phía cao áp điện áp nhỏ hơn 3000V thì khe hở không phóng điện. 
Ngày nay người ta dùng điện trở phi tuyến thay cho khe phóng điện. Điện trở 
phi tuyến hoạt động theo nguyên lý sau: khi điện áp vượt quá điện áp cho phép 
thì điện trở trên nó bằng không, nếu chưa vượt giá trị cho phép thì điện trở vô 
cùng lớn 
 Biện pháp bảo vệ cho máy biến áp có điện áp thứ cấp nhỏ hơn 1000V 
 - Với loại máy biến áp có điện áp cao nhỏ hơn 1000V, điện áp thấp nhỏ 
hơn 100V sử dụng 2 phương pháp trên không còn phụ hợp nữa. 
 - Mạng điện này tương ứng với điện 380/220, mà mạng điện này đã được 
nối trung tính làm việc. Do đó, ta chỉ cần nối trung tính một đầu của cuộn thứ 
cấp máy biến áp. 
 - Khi có sự xâm nhập điện áp các thiết bị bảo vệ sẽ tác động cắt thiết bị ra 
khỏi lưới điện. 
Hình 2.51. Máy biến áp có điện áp thứ cấp nhỏ hơn 1000V 
 - Tuy nhiên, trong một số trường hợp dòng ngắn mạch không đủ lớn để 
cắt điện. Để khắc phục người ta dùng nối trung tính cuộn dây chắn. Nếu xảy ra 
nối điện bất ngờ thì chỉ xảy ra giữa cuộn chắn và cao áp. 
Chương 2: An toàn điện 
Giáo trình An toàn điện 104 
Hình 2.52. Máy biến áp có điện áp thứ cấp nhỏ hơn 1000V có cuộn dây chắn 
 Sự khác nhau giữa trung tính, tiếp địa và nối đất. 
 Để phân biệt được dây trung tính, nối đất và tiếp địa thì trước hết ta phải 
biết được sự cần thiết của từng loại dây này. 
Hình 2.53. Phân bố dây trung tính và tiếp địa 
 - Dây trung tính (Neutral) hay một số người vẫn gọi là dây nguội, dây 
mát. Nó là điểm nối chung của 3 đầu dây pha (dây lửa) xuống đất của biến áp 
trong truyền tải điện xoay chiều AC. Về mặt lý thuyết thì khi hệ thống điện 3 
pha cân bằng thì dây trung tính không mang điện (điện thế bằng 0) nhưng thực 
tế thì dây trung tính luôn dẫn điện do có hiện tượng lệch pha giữa các pha của 
lưới hoặc do hiện tượng sóng hài gây ra khi ta sử dụng bút thử điện lúc sáng đèn 
Chương 2: An toàn điện 
Giáo trình An toàn điện 105 
hoặc không sáng đèn là vì vậy. Dây trung tính kết hợp với dây pha (dây lửa) để 
tạo thành mạch điện một pha sử dụng cho dân dùng và sinh hoạt hàng ngày. 
 - Tiếp địa (Ground) hay nối đất (Earth) bản chất là một dây. Dây này nối 
với vỏ của thiết bị và không mang điện đảm bảo sự an toàn vận hành cho người 
khi làm việc. Khi xảy ra sự cố rò điện nhờ có dây tiếp địa này mà dòng điện rò 
ra được truyền xuống đất nên chúng ta không bị điện giật khi không may chạm 
vỏ thiết bị nếu bị rò điện. Ngoài ra trong truyền tải điện, dây tiếp địa hay nối đất 
(Earth) còn có một nhiệm vụ khác là khi bị sét đánh sẽ dẫn dòng sét (bản chất 
sét là dòng điện có cường độ lớn) xuống thẳng hệ thống tiếp địa đảm bảo cho 
lưới điện vận hành an toàn. 
Hình 2.54. Các thiết bị điện sử dụng trong lưới điện 1 pha và 3 pha 
Một pha 
Ba pha 
Chương 2: An toàn điện 
Giáo trình An toàn điện 106 
CÂU HỎI ÔN TẬP 
Câu 1. Trình bày tác dụng của dòng điện lên cơ thể con người ?. 
Câu 2. Trình bày các tiêu chuẩn về an toàn điện ở Việt Nam ?. 
Câu 3. Trình bày và phân tích các nguyên nhân gây ra tai nạn điện ?. 
Câu 4. Trình bày phương pháp cấp cứu cho nạn nhân bị điện giật ?. 
Câu 5. Trình bày biện pháp an toàn cho người và thiết bị trong an toàn điện ? 
Câu 6. Dạng tai điện nào thường xảy ra phổ biến khi sử dụng điện ? 
 a. Tiếp xúc trực tiếp với vật mang điện. 
 b. Tiếp xúc gián tiếp với vật mang điện 
 c. Phóng điện khi đến gần điện áp cao. 
 d. Tai nạn hỏa hoạn và cháy nổ. 
Câu 7. Dạng tai nạn điện nào gây thiệt hại cả về con người lẫn vật chất ? 
 a. Tiếp xúc trực tiếp với vật mang điện. 
 b. Tiếp xúc gián tiếp với vật mang điện 
 c. Phóng điện khi đến gần điện áp cao. 
 d. Tai nạn hỏa hoạn và cháy nổ 
Câu 8. Tần số dòng điện xoay chiều nào ít gây nguy hiểm cho người ? 
 a. 220V b. 100V c. 36V 12V 
Câu 9. Hiện nay người ta thường sử dụng phương pháp hô hấp nhân tạo nào 
dưới đây ? 
a. PP đặt người bị nạn nằm sấp. b. Phương pháp hà hơi thổi ngạt. 
 c. Phương pháp người bị nạn nằm ngửa d. Tất cả đều sai. 
Câu 10. Phương pháp nào không cho các chất dịch vị và nước miếng không theo 
đường phế quản vào bên trong làm nghẽn đường hô hấp nạn nhân 
 a. Phương pháp đặt người bị nạn nằm sấp. 
 b. Phương pháp người bị nạn nằm ngửa, 
 c. Phương pháp hà hơi thổi ngạt. 
 d. Phương pháp hà hơi thổi ngạt và kết hợp ấn tim. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_cong_nghe_ky_thuat_dien_dien_tu_an_toan_dien.pdf