Giáo trình Cơ sở kỹ thuật nhiệt và điều hòa không khí (Phần 1)

Nội dung chính:

1. NHIỆT ĐỘNG KỸ THUẬT:

Mục tiêu:

- Trình bày được các khái niệm về nhiệt động lực học.

- Hơi và thông số trạng thái hơi, Các quá trình nhiệt động của hơi.

- Các chu trình nhiệt động.

1.1. Chất môi giới và các thông số trạng thái của chất môi giới:

1.1.1. Các khái niệm và định nghĩa:

a) Thiết bị nhiệt:

Là loại thiết bị có chức năng chuyển đổi giữa nhiệt năng và cơ năng. Thiết

bị nhiệt được chia thành 2 nhóm: động cơ nhiệt và máy lạnh.

* Động cơ nhiệt:

Có chức năng chuyển đổi nhiệt năng thành cơ năng như động cơ hơi nước,

turbine khí, động cơ xăng, động cơ phản lực, v.v.

* Máy lạnh:

Có chức năng chuyển nhiệt năng từ nguồn lạnh đến nguồn nóng.

b) Hệ nhiệt động (HNĐ):

Là hệ gồm một hoặc nhiều vật được tách riêng ra khỏi các vật khác để

nghiên cứu các tính chất nhiệt động của chúng. Tất cả những vật ngoài HNĐ được

gọi là môi trường xung quanh.

Giáo trình Cơ sở kỹ thuật nhiệt và điều hòa không khí (Phần 1) trang 1

Trang 1

Giáo trình Cơ sở kỹ thuật nhiệt và điều hòa không khí (Phần 1) trang 2

Trang 2

Giáo trình Cơ sở kỹ thuật nhiệt và điều hòa không khí (Phần 1) trang 3

Trang 3

Giáo trình Cơ sở kỹ thuật nhiệt và điều hòa không khí (Phần 1) trang 4

Trang 4

Giáo trình Cơ sở kỹ thuật nhiệt và điều hòa không khí (Phần 1) trang 5

Trang 5

Giáo trình Cơ sở kỹ thuật nhiệt và điều hòa không khí (Phần 1) trang 6

Trang 6

Giáo trình Cơ sở kỹ thuật nhiệt và điều hòa không khí (Phần 1) trang 7

Trang 7

Giáo trình Cơ sở kỹ thuật nhiệt và điều hòa không khí (Phần 1) trang 8

Trang 8

Giáo trình Cơ sở kỹ thuật nhiệt và điều hòa không khí (Phần 1) trang 9

Trang 9

Giáo trình Cơ sở kỹ thuật nhiệt và điều hòa không khí (Phần 1) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 126 trang baonam 13221
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Cơ sở kỹ thuật nhiệt và điều hòa không khí (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Cơ sở kỹ thuật nhiệt và điều hòa không khí (Phần 1)

Giáo trình Cơ sở kỹ thuật nhiệt và điều hòa không khí (Phần 1)
 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ ĐIỆN HÀ NỘI 
****************** 
GIÁO TRÌNH 
CƠ SỞ KỸ THUẬT NHIỆT 
VÀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ 
( Lưu hành nội bộ ) 
 Tác giả : Th.S Vương Toàn Tân (chủ biên) 
 K.S Nguyễn Tiến Huy 
1 
MỤC LỤC 
ĐỀ MỤC TRANG 
LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................................. 2 
MỤC LỤC ............................................................................................................. 3 
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC CƠ SỞ KỸ THUẬT NHIỆT LẠNH VÀ ĐIỀU 
HÒA KHÔNG KHÍ 7 
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KỸ THUẬT NHIỆT ĐỘNG VÀ TRUYỀN NHIỆT ........ 7 
1. NHIỆT ĐỘNG KỸ THUẬT.. 7 
1.1. Chất môi giới và các thông số trạng thái của chất môi giới ........................... 7 
1.1.1. Các khái niệm và định nghĩa ....................................................................... 7 
1.1.2. Chất môi giới và các thông số trạng thái của chất môi giới ........................ 8 
1.1.3. Nhiệt dung riêng và tính nhiệt lượng theo nhiệt dung riêng ..................... 12 
1.1.4. Công .......................................................................................................... 14 
1.2. Hơi và các thông số trạng thái của hơi ......................................................... 15 
1.2.1. Các thể (pha) của vật chất ......................................................................... 15 
1.2.2. Quá trình hoá hơi đẳng áp ......................................................................... 17 
1.2.3. Các đường giới hạn và các miền trạng thái của nước và hơi .................... 18 
1.2.4. Cách xác định các thông số của hơi bằng bảng và đồ thị lgp-h ................ 18 
1.3. Các quá trình nhiệt động cơ bản của hơi ...................................................... 20 
1.3.1. Các quá trình nhiệt động cơ bản của hơi trên đồ thị lgp-h ........................ 20 
1.3.2. Quá trình lưu động và tiết lưu ................................................................... 22 
1.3.3. Quá trình lưu động .................................................................................... 22 
1.3.4. Quá trình tiết lưu ....................................................................................... 23 
1.4. Chu trình nhiệt động của máy lạnh và bơm nhiệt ........................................ 23 
1.4.1. Khái niệm và định nghĩa chu trình nhiệt động .......................................... 23 
1.4.2. Chu trình nhiệt động của máy lạnh và bơm nhiệt ..................................... 27 
1.4.3. Chu trình máy lạnh hấp thụ ....................................................................... 28 
2. TRUYỀN NHIỆT 30 
2.1. Dẫn nhiệt ...................................................................................................... 30 
2.1.1. Các khái niệm và định nghĩa ..................................................................... 30 
2.1.2. Dòng nhiệt ổn định dẫn qua vách phẳng và vách trụ ................................ 34 
2.1.3. Nhiệt trở của vách phẳng và vách trụ mỏng ............................................. 39 
2.2. Trao đổi nhiệt đối lưu ................................................................................... 40 
2.2.1. Các khái niệm và định nghĩa ..................................................................... 40 
2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới trao đổi nhiệt đối lưu ..................................... 41 
2.2.3. Một số hình thức trao đổi nhiệt đối lưu thường gặp ................................. 42 
2.2.4. Tỏa nhiệt khi sôi và khi ngưng hơi ........................................................... 47 
2.3. Trao đổi nhiệt bức xạ ................................................................................... 49 
2.3.1. Các khái niệm và định nghĩa ..................................................................... 49 
2.3.2. Dòng nhiệt trao đổi bằng bức xạ giữa các vật ........................................... 53 
2 
2.3.3. Bức xạ của mặt trời (nắng) ........................................................................ 55 
2.4. Truyền nhiệt và thiết bị trao đổi nhiệt .......................................................... 56 
2.4.1. Truyền nhiệt tổng hợp ............................................................................... 56 
2.4.2. Truyền nhiệt qua vách ............................................................................... 57 
2.4.3. Truyền nhiệt qua vách phẳng và vách trụ ................................................. 57 
2.4.4. Truyền nhiệt qua vách có cánh.................................................................. 58 
2.4.5. Tăng cường truyền nhiệt và cách nhiệt ..................................................... 59 
2.4.6. Thiết bị trao đổi nhiệt ................................................................................ 60 
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KỸ THUẬT LẠNH ......................................................... 66 
1. KHÁI NIỆM CHUNG. 66 
1.1. Ý nghĩa của kỹ thuật ... tay là van tiết lưu được điều chỉnh bằng tay. Van có kết cấu 
tương tự van chặn. Khác biệt cơ bản của van tiết lưu là ren của ti van mịn hơn so 
với van chặn nhằm điều chỉnh lưu lượng một cách chính xác. 
Hình 2.56: Van tiết lưu tay 
* Van tiết lưu nhiệt: 
Van tiết lưu nhiệt là van tiết lưu điều chỉnh tự động nhờ độ quá nhiệt của 
hơi hút về máy nén. 
Van tiết lưu nhiệt có 2 loại van: van tiết lưu nhiệt cân bằng trong và van tiết 
lưu nhiệt cân bằng ngoài. 
Hình 2.57: Van tiết lưu nhiệt cân bằng trong 
1 – thân van ; 2 – màng đàn hồi ; 3 – mũ van ; 4 – đế van ; 5 – kim van ; 
6 – lò xo nén; 7 – vít điều chỉnh độ quá nhiệt ; 8 – nắp ; 9 - ống nối ; 
10 – đầu cảm nhiệt ; 11- dàn bay hơi 
Hình 2.58: Van tiết lưu nhiệt cân bằng ngoài 
13 – ống nối với đường hút máy nén ; 14 – tấm chặn 
115 
Van tiết lưu nhiệt gồm khoang áp suất quá nhiệt p1 có màng đàn hồi, đầu 
cảm nhiệt 10, ống nối 9. Phía trong khoang được nạp môi chất dễ bay hơi (thường 
chính là môi chất sôi sử dụng trong hệ thống lạnh). Nhiệt độ quá nhiệt (cao hơn 
nhiệt độ sôi to) được đầu cảm 10 biến thành tín hiệu áp suất để làm thay đổi vị trí 
của màng đàn hồi. Màng đàn hồi được gắn với kim van 5 nhờ thanh truyền 12 nên 
khi màng co dãn, kim van 5 trực tiếp điều chỉnh cửa thóat phun môi chất lỏng vào 
dàn. 
Van tiết lưu nhiệt hoạt động như sau: Nếu tải nhiệt của dàn tăng hay môi 
chất vào dàn ít, độ quá nhiệt hơi hút tăng, áp suất p1 tăng, màng 2 dãn ra, đẩy kim 
van 5 xuống dưới, cửa thóat môi chất mở rộng hơn cho môi chất lỏng vào nhiều 
hơn. Khi môi chất lạnh vào nhiều, độ quá nhiệt hơi hút giảm, p1 giảm, màng 2 bị 
kéo lên trên khép bớt cửa môi chất vào ít hơn và độ quá nhiệt lại tăng, chu kỳ điều 
chỉnh lặp lại, và dao động quanh vị trị đã đặt. 
Độ quá nhiệt có thể điều chỉnh nhờ vít 7. Khi vặn vít thuận chiều kim đồng 
hồ tương ứng độ quá nhiệt tăng, và ngược chiều kim đồng hồ là độ quá nhiệt giảm. 
Khi điều chỉnh hết mức, có thể thay đổi 20% năng suất lạnh của van. 
Van tiết lưu nhiệt cân bằng trong chỉ sử dụng cho các loại máy lạnh nhỏ, dàn 
bay hơi bé, tổn thất áp suất không lớn. Khi cần giữ áp suất bay hơi và nhiệt độ bay 
hơi ổn định, đối với các dàn lạnh có công suất lớn và tổn thất áp suất lớn người ta 
phải sử dụng loại van tiết lưu nhiệt cân bằng ngoài. 
Van tiết lưu nhiệt cân bằng ngoài có thêm ống nối 13 lấy tín hiệu áp suất hút 
ở gần đầu máy nén (bố trí càng gần đầu máy nén càng tốt). Áp suất phía dưới màng 
đàn hồi không còn là áp suất po mà là áp suất hút ph. Do tổn thất áp suất ở dàn bay 
hơi thay đổi theo tải nên áp suất hút ph là tín hiệu cấp lỏng bổ sung để hoàn thiện 
hơn chế độ cấp lỏng cho dàn bay hơi. 
Hình 2.59: Van tiết lưu nhiệt 
* Van tiết lưu nhiệt điện: 
116 
Hình 2.60: Van tiết lưu nhiệt điện 
* Van tiết lưu điện tử: 
Hình 2.61: Van tiết lưu điện tử 
* Van phao tiết lưu: 
Hình 2.62: Van phao tiết lưu 
117 
5.3. Thiết bị phụ, dụng cụ và đường ống của hệ thống lạnh: 
5.3.1. Thiết bị phụ của hệ thống lạnh: 
* Bình chứa cao áp: 
Bình chứa cao áp có chức năng chứa lỏng nhằm cấp dịch ổn định cho hệ 
thống, đồng thời giải phóng bề mặt trao đổi nhiệt cho thiết bị ngưng tụ. Khi sửa 
chữa bảo dưỡng bình chứa cao áp có khả năng chứa toàn bộ lượng môi chất của 
hệ thống. 
Hình 2.63: Cấu tạo bình chứa cao áp 
1 – kính xem ga ; 2 - ống lắp van an toàn ; 3 - ống lắp áp kế ; 
4 - ống lỏng về; 5 - ống cân bằng ; 6 - ống cấp dịch ; 7 - ống xả đáy 
* Bình chứa hạ áp: 
Nhiều hệ thống lạnh đòi hỏi phải sử dụng bình chứa hạ áp, đặc biệt trong 
các hệ thống lạnh 2 cấp có bơm cấp dịch. 
Bình chứa hạ áp có các nhiệm vụ chính sau: 
- Chứa dịch môi chất nhiệt độ thấp để bơm cấp dịch ổn định cho hệ thống 
lạnh. 
- Tách lỏng dòng gas hút về máy nén. Trong các hệ thống lạnh có sử dụng 
bơm cấp dịch lượng lỏng sau dàn bay hơi khá lớn, nếu sử dụng bình tách lỏng thì 
không có khả năng tách hết, rất dễ gây ngập lỏng. Vì vậy người ta đưa trở về bình 
chứa hạ áp, ở đó lỏng rơi xuống phía dưới, hơi phía trên được hút về máy nén. 
Hình 2.64: Bình chứa hạ áp 
* Bình chứa dầu: 
Trong hệ thống lạnh NH
3
, dầu được thu gom về bình thu hồi dầu. 
* Bình tách dầu: 
118 
Các máy lạnh khi làm việc cần phải tiến hành bôi trơn các chi tiết chuyển 
động nhằm giảm ma sát, tăng tuổi thọ thiết bị. Trong quá trình máy nén làm việc 
dầu thường bị cuốn theo môi chất lạnh. Việc dầu bị cuốn theo môi chất lạnh có 
thể gây ra các hiện tượng: 
- Máy nén thiếu dầu, chế độ bôi trơn không tốt nên chóng hư hỏng. 
- Dầu sau khi theo môi chất lạnh sẽ đọng bám ở các thiết bị trao đổi nhiệt 
như thiết bị ngưng tụ, thiết bị bay hơi làm giảm hiệu quả trao đổi nhiệt, ảnh hưởng 
chung đến chế độ làm việc của toàn hệ thống. 
Để tách lượng dầu bị cuốn theo dòng môi chất khi máy nén làm việc, 
ngay trên đầu ra đường đẩy của máy nén người ta bố trí bình tách dầu. Lượng 
dầu được tách ra sẽ được hồi lại máy nén hoặc đưa về bình thu hồi dầu. 
Hình 2.65: Bình tách dầu 
* Bình tách lỏng: 
Để ngăn ngừa hiện tượng ngập lỏng gây hư hỏng máy nén, trên đường hơi 
hút về máy nén, người ta bố trí bình tách lỏng. Bình tách lỏng sẽ tách các giọt hơi 
ẩm còn lại trong dòng hơi trước khi về máy nén. 
Các bình tách lỏng làm việc theo các nguyên tắc tương tự như bình tách 
dầu, bao gồm: 
- Giảm đột ngột tốc độ dòng hơi từ tốc độ cao xuống tốc độ thấp cỡ 0,5÷1,0 
m/s. Khi giảm tốc độ đột ngột các giọt lỏng mất động năng và rơi xuống đáy bình. 
- Thay đổi hướng chuyển động của dòng môi chất một cách đột ngột. Dòng 
môi chất đưa vào bình không theo phương thẳng mà thường đưa ngoặt theo những 
góc nhất định. 
- Dùng các tấm chắn để ngăn các giọt lỏng. Khi dòng môi chất chuyển động 
va vào các vách chắn các giọt lỏng bị mất động năng và rơi xuống. 
- Kết hợp tách lỏng hồi nhiệt, hơi môi chất khi trao đổi nhiệt sẽ bốc hơi 
hoàn toàn. 
119 
 Hình 2.66: Bình tách lỏng 
* Bình tách khí không ngưng: 
Khi để lọt khí không ngưng vào bên trong hệ thống lạnh, hiệu quả làm việc 
và độ an toàn của hệ thống lạnh giảm rỏ rệt, các thông số vận hành có xu hướng 
kém hơn, cụ thể: 
- Áp suất và nhiệt độ ngưng tụ tăng. 
- Nhiệt độ cuối quá trình nén tăng. 
- Năng suất lạnh giảm. 
Vì vậy nhiệm vụ của bình là tách các khí không ngưng trong hệ thống lạnh 
xả bỏ ra bên ngoài để nâng cao hiệu quả làm việc, độ an toàn của hệ thống, đồng 
thời tránh không được xả lẫn môi chất ra bên ngoài. 
Hầu hết các bình tách khí không ngưng đều hoạt động dựa trên nguyên tắc 
là làm lạnh hổn hợp khí không ngưng có lẫn hơi môi chất để ngưng tụ hết môi 
chất, trước khi xả khí ra bên ngoài. 
Hình 2.67: Cấu tạo bình tách khí không ngưng 
* Bình trung gian: 
Công dụng chính của bình trung gian là để làm mát trung gian giữa các cấp 
nén trong hệ thống lạnh máy nén nhiều cấp. Thiết bị làm mát trung gian trong các 
hệ thống lạnh gồm có 3 dạng chủ yếu sau: 
- Bình trung gian kiểu đặt đứng có ống xoắn ruột gà sử dụng cho NH
3 
và 
frêôn 
- Bình trung gian nằm ngang sử dụng cho Frêôn 
- Bình trung gian kiểu tấm bản. 
+ Bình trung gian đặt đứng có ống xoắn ruột gà: 
Bình trung gian có ống xoắn ruột gà ngoài việc sử dụng để làm mát trung 
gian, bình có có thể sử dụng để : 
- Tách dầu cho gas đầu đẩy máy nén cấp 1, tách lỏng cho gas hút về máy 
nén cấp 2 
- Quá lạnh lỏng trước khi tiết lưu vào dàn lạnh nhằm giảm tổn thất tiết lưu. 
120 
Hình 2.68: Bình trung gian đặt đứng 
+ Bình trung gian kiểu nằm ngang: 
Hình 2.69: Bình trung gian nằm ngang 
* Thiết bị hồi nhiệt: 
Thiết bị hồi nhiệt sử dụng trong các máy lạnh freôn. Thiết bị hồi nhiệt dùng 
để quá lạnh lỏng môi chất sau ngưng tụ trước khi vào van tiết lưu bằng hơi lạnh 
ra từ dàn bay hơi trước khi về máy nén nhằm tăng hiệu suất lạnh chu trình. 
Hình 2.70: Bình hồi nhiệt 
a) nguyên lý cấu tạo ; b) bình hồi nhiệt của Danfoss (Đan Mạch) 
1 – hơi vào, ra ; 2 – lỏng vào, ra ; 3 – không gian bên trong ; 
4 - không gian 2 vỏ 
* Bộ lọc ẩm và lọc cơ khí: 
121 
Trong quá trình chế tạo, lắp ráp, sửa chữa và vận hành thiết bị lạnh, dù rất 
cẩn thận vẫn có cặn bẩn như đất, gỉ sắtlọt vào hệ thống. 
Ẩm hoặc hơi nước và các tạp chất gây ra nhiều vấn đề ở bất cứ hệ thống 
lạnh nào. Hơi ẩm có thể đông đá và làm tắc van tiết lưu, gây ăn mòn các chi tiết 
kim loại, làm ẩm cuộn dây mô tơ máy nén nửa kín, làm cháy mô tơ và dầu. Các 
tạp chất có thể làm bẩn dầu máy nén và làm cho thao tác các van khó khăn. 
Có rất nhiều dạng thiết bị được sử dụng để khử hơi nước và tạp chất. Dạng 
thường gặp là phin lọc ẩm kết hợp lọc cơ khí (filter – drier). Nó chứa một lỏi xốp 
đúc. Lỏi có chứa chất hấp thụ nước cao, chứa tác nhân axit trung hoà để loại bỏ 
tạp chất. Để bảo vệ van tiết lưu và van cấp dịch, bộ lọc được lắp đặt tại trên đường 
cấp dịch trước các thiết bị này. 
Hình 2.71: Phin lọc 
5.3.2. Dụng cụ của hệ thống lạnh: 
* Van chặn: 
Van chặn có rất nhiều loại tuỳ thuộc vị trí lắp đặt, chức năng, công dụng, 
kích cỡ, môi chất, phương pháp làm kín, vật liệu chế tạo  
Theo chức năng van chặn có thể chia ra làm: Van chặn hút, chặn đẩy, van 
lắp trên bình chứa, van góc, van lắp trên máy nén 
Theo vật liệu : Có van đồng, thép hợp kim hoặc gang 
Hình 2.72: Các loại van chặn 
* Van điện từ: 
Hình 2.73: Van điện từ 
* Van 1 chiều: 
122 
Trong hệ thống lạnh để bảo vệ các máy nén, bơm ... người ta thường lắp 
phía đầu đẩy các van một chiều. Van một chiều chỉ cho chất lỏng đi theo một 
chiều nhất định. 
Hình 2.74: Van 1 chiều 
* Kính xem ga: 
Trên các đường ống cấp dịch của các hệ thống nhỏ và trung bình, thường 
có lắp đặt các kính xem ga, mục đích là báo hiệu lưu lượng lỏng và chất lượng 
của nó một cách định tính. 
Hình 2.75: Kính xem ga 
* Ngoài ra còn có các thiết bị khác như áp kế, thermostat , ống tiêu âm ... 
Hình 2.76: Áp kế, thermostat 
5.3.3. Đường ống của hệ thống lạnh: 
 Yêu cầu đối với việc tính toán và lựa chọn đường ống là đủ độ bền cần 
thiết, tiết diện ống đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và kinh tế. Các đường ống sử dụng 
trong kỹ thuật lạnh thường là ống thép, ống đồng hoặc ống nhôm. Việc tính toán 
kiểm tra sức bền là không cần thiết. Thường ống chịu đến áp lực là 3MPa. 
 Việc lựa chọn đường kính ống là một bài toán kinh tế tối ưu. Khi tiết diện 
ống tăng lên, khối lượng ống và khối lượng kim loại tăng lên làm tăng giá thành 
nhưng tổn thất đường ống và chi phí vận hành sẽ giảm xuống. Do đó khi thông 
thường người ta lựa chọn đường ống theo kinh nghiệm. 
 Công thức xác định đường kính ống: 
2..
.4
. d
m
F
m
 == [2-63] 
123 
Trong đó: ω – tốc độ dòng chảy, m/s 
 m – lưu lượng khối lượng, kg/s 
 ρ – khối lượng riêng của môi chất, kg/m3 
 d – đường kính ống, m 
Các đường ống của hệ thống lạnh cần phải bố trí sao cho có đường đi ngắn 
nhất. Chú ý trên các đường ống dẫn lỏng không có các vị trí tạo thành các túi khí 
và trên đường ống dẫn khí không có các vị trí túi lỏng trừ trường hợp túi dầu. Cấn 
phải bố trí đường ống sao cho thiết bị bay hơi được phân bố đều lỏng và sự tái 
tuần hoàn dầu từ thiết bị bay hơi về máy nén được đảm bảo. Từ yêu cầu này 
người ta cũng qui định tốc độ tối thiểu của hơi trên đường ống hút thẳng đứng để 
đảm bảo dầu tuần hoàn được về máy nén. 
* Câu hỏi và bài tập: 
Câu 1: Nêu ý nghĩa kinh tế của kỹ thuật lạnh ? 
Câu 2: Có bao nhiêu phương pháp làm lạnh ? Trình bày các phương pháp làm 
lạnh đó. 
Câu 3 : Nêu các yêu cầu đối với môi chất lạnh và chất tải lạnh ? 
Câu 4 : Thế nào là chu trình quá lạnh, quá nhiệt ? Trình bày sơ đồ nguyên lý, 
nguyên lý làm việc và đồ thị của chu trình quá lạnh, quá nhiệt ? Nêu các nguyên 
nhân có thể gây quá lạnh, quá nhiệt ? 
Câu 5 : Thế nào là chu trình hồi nhiệt ? Hãy vẽ sơ đồ thiết bị, đồ thị và nguyên lý 
làm việc của chu trình hồi nhiệt ? Vì sao không sử dụng NH3 cho chu trình hồi 
nhiệt ? 
Câu 6: Trình bày sơ đồ nguyên lý, đồ thị, nguyên lý làm việc và ưu nhược điểm 
của chu trình 2 cấp 2 tiết lưu làm mát trung gian không hoàn toàn ? 
Câu 7: Trình bày sơ đồ nguyên lý, đồ thị, nguyên lý làm việc và ưu nhược điểm 
của chu trình 2 cấp 2 tiết lưu làm mát trung gian hoàn toàn ? 
Câu 8: Trình bày sơ đồ nguyên lý, đồ thị, nguyên lý làm việc và ưu nhược điểm 
của chu trình 2 cấp 2 tiết lưu bình trung gian ống xoắn? 
Câu 9: Thế nào là chu trình ghép tầng ? Ứng dụng ? 
Câu 10: Tính chu trình 2 cấp, 2 tiết lưu làm mát trung gian hoàn toàn. Tính chọn 
máy nén, cho biết môi chất NH3 ; Q0 = 100 kW tk = 420C t0 = -400C tqn = 
-350C. 
Câu 11: Chức năng và phân loại máy nén? 
Câu 12: Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy nén pittông ? 
Câu 13: Trình bày các loại tổn thất thể tích của máy nén ? 
Câu 14: Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy nén rôto tấm trượt ? 
Câu 15: Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy nén rôto lăn ? 
Câu 16: Hãy nêu vai trò, vị trí và phân loại của thiết bị ngưng tụ trong hệ thống 
lạnh ? 
Câu 17: Trình bày sự khác biệt giữa thiết bị ngưng tụ kiểu bay hơi và kiểu tưới ? 
124 
Câu 18: Hãy nêu vai trò, vị trí và phân loại của thiết bị bay hơi trong hệ thống 
lạnh ? 
Câu 19: Trình bày cấu tạo, nguyên lý làm việc và ưu nhược điểm của thiết bị bay 
hơi ống vỏ kiểu ngập? 
Câu 20: Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của thiết bị bay hơi ống vỏ kiểu 
kiểu panel? 
Câu 21: Sự khác nhau giữa dàn lạnh không khí kiểu khô và dàn lạnh không khí 
kiểu ướt ? 
Câu 22: Nêu chức năng và phân loại thiết bị tiết lưu trong hệ thống lạnh ? 
Câu 23: Trình bày nguyên lý làm việc của van tiết lưu nhiệt cân bằng trong và 
cân bằng ngoài? 
Câu 24: Chức năng của tháp giải nhiệt trong hệ thống lạnh ? 
Câu 25: Tại sao phải lắp đặt thiết bị tách khí không ngưng ? Vẽ cấu tạo và nêu 
nguyên lý làm việc của thiết bị tách khí không ngưng ? 
Câu 26: Nêu chức năng của van chặn, van 1 chiều và kính xem ga ? 
* Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: 
 Mục tiêu Nội dung Điểm 
Kiến thức 
- Trả lời đầy đủ các câu hỏi ở phần câu hỏi và bài tập; 
- Kiểm tra chi tiết phần trả lời câu hỏi của một câu hỏi 
bất kỳ nào đó trong 25 câu 
4 
Kỹ năng 
- Làm đầy đủ bài tập được giao; 
- Kiểm tra chi tiết bài tập; 
5 
Thái độ 
- Nộp bài tập đúng hạn (1 tuần về nhà), vở bài tập 
nghiêm túc, sạch sẽ 
1 
Tổng 10 
* Hướng dẫn trả lời các câu hỏi và gợi ý giải các bài tập: 
Câu 10: Tính chu trình 2 cấp, 2 tiết lưu làm mát trung gian hoàn toàn. Tính chọn 
máy nén, cho biết môi chất NH3 ; Q0 = 100 kW tk = 420C t0 = -400C tqn 
= -350C. 
- Năng suất lạnh riêng : q0 = 1234 kJ/kg 
- Lưu lượng qua nén hạ áp: m1 = 0,081 kg/s 
- Lưu lượng qua nén cao áp: m4 = 0,1069 kg/s 
- Công nén riêng và công nén đoạn nhiệt: 
l1 = 211 kJ/kg ; l4 = 229 kJ/kg 
Ns1 = 17,09 kW ; Ns2 = 24,48 kW 
- Hệ số làm lạnh của chu trình : ɛ = 2,41 
- Thể tích hút thực tế : Vtt1 = 0,1312 m3/s ; Vtt1 = 0,03816 m3/s 
- Thể tích hút lý thuyết : λ1 = 0,638 ; λ4 = 0,672 
Vlt1 = 0,1312 m
3/s ; Vlt1 = 0,03816 m
3/s 
- Công nén chỉ thị : Ni1 = 20,52 kW ; Ni2 = 29,07 kW 
125 
- Công nén hữu ích : Nms1 = 7,87 kW ; Nms2 = 2,28 kW 
Ne1 = 28 k,39 kW ; Ne2 = 31,35 kW 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_co_so_ky_thuat_nhiet_va_dieu_hoa_khong_khi.pdf