Giáo trình Cơ điện nông thôn - Lắp đặt hệ thống cung cấp điện

Tổ chức công việc lắp đặt điện.

Nội dung tổ chức công việc bao gồm các hạng mục chính sau:

Kiểm tra và thống kê chính xác các hạng mục công việc cần làm theo thiết kế

và các bản vẽ thi công. Lập bảng thống kê tổng hợp các trang thiết bị, vật tư, vật liệu

cần thiết cho việc lắp đặt.

Lập biểu đồ tiến độ lắp đặt, bố trí nhân lực phù hợp với trình độ, tay nghề bậc

thợ, trình độ chuyên môn theo từng hạng mục, khối lượng và đối tượng công việc. Lập

biểu đồ điều động nhân lực, vật tư và các trang thiết bị theo tiến độ lắp đặt.

Soạn thảo các phiếu công nghệ trong đó miêu tả chi tiết công nghệ, công đoạn

cho tất cả các dạng công việc lắp đặt được đề ra theo thiết kế.

Chọn và dự định lượng máy móc thi công, các dụng cụ phục vụ cho lắp đặt

c ng như các phụ kiện cần thiết để tiến hành công việc lắp đặt.

Xác định số lượng các phương tiện vận chuyển cần thiết.

Soạn thảo hình thức thi công mẫu để thực hiện các công việc lắp đặt điện cho

các trạm mẫu hoặc các công trình mẫu.

Soạn thảo các biện pháp an toàn về kỹ thuật.

Việc áp dụng thiết kế tổ chức công việc lắp đặt điện cho phép tiến hành các

hạng mục công việc theo biểu đồ và tiến độ thi công cho phép rút ngắn được thời gian

lắp đặt, nhanh chóng đưa công trình vào vận hành. Biểu đồ tiến độ lắp đặt điện được

thành lập trên cơ sở biểu đồ tiến độ của các công việc lắp đặt và hoàn thiện. Khi biết

được khối lượng, thời gian hoàn thành các công việc lắp đặt và hoàn thiện giúp ta xác

định được cường độ công việc theo số giờ - người. Từ đó xác định được số đội, số tổ,

số nhóm cần thiết để thực hiện công việc. Tất cả các công việc này được tiến hành

theo biểu đồ công nghệ, việc tổ chức được xem xét dựa vào các biện pháp thực hiện

công việc lắp đặt.

Việc vận chuyển vật tư, vật liệu phải tiến hành theo đúng kế hoạch và cần phải

đặt hàng chế tạo trước các chi tiết về điện đảm bảo sẵn sàng cho việc bắt đầu công việc

lắp đặt.7

Các trang thiết bị vật tư, vật liệu điện phải được tập kết gần công trình cách nơi

làm việc không quá 100m.

ở mỗi đối tượng công trình, ngoài các trang thiết bị chuyên dùng cần có thêm

máy mài, ê tô, hòm dụng cụ và máy hàn cần thiết cho công việc lắp đặt điện.

 

Giáo trình Cơ điện nông thôn - Lắp đặt hệ thống cung cấp điện trang 1

Trang 1

Giáo trình Cơ điện nông thôn - Lắp đặt hệ thống cung cấp điện trang 2

Trang 2

Giáo trình Cơ điện nông thôn - Lắp đặt hệ thống cung cấp điện trang 3

Trang 3

Giáo trình Cơ điện nông thôn - Lắp đặt hệ thống cung cấp điện trang 4

Trang 4

Giáo trình Cơ điện nông thôn - Lắp đặt hệ thống cung cấp điện trang 5

Trang 5

Giáo trình Cơ điện nông thôn - Lắp đặt hệ thống cung cấp điện trang 6

Trang 6

Giáo trình Cơ điện nông thôn - Lắp đặt hệ thống cung cấp điện trang 7

Trang 7

Giáo trình Cơ điện nông thôn - Lắp đặt hệ thống cung cấp điện trang 8

Trang 8

Giáo trình Cơ điện nông thôn - Lắp đặt hệ thống cung cấp điện trang 9

Trang 9

Giáo trình Cơ điện nông thôn - Lắp đặt hệ thống cung cấp điện trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 80 trang baonam 17824
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Cơ điện nông thôn - Lắp đặt hệ thống cung cấp điện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Cơ điện nông thôn - Lắp đặt hệ thống cung cấp điện

Giáo trình Cơ điện nông thôn - Lắp đặt hệ thống cung cấp điện
1 
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI 
TRƢỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI 
GIÁOTRÌNH 
NỘI BỘ 
MÔ ĐUN: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN 
NGHỀ : CƠ ĐIỆN NÔNG THÔN 
(Áp dụng cho trình độ Sơ cấp) 
LƢU HÀNH NỘI BỘ 
NĂM 2017 
2 
LỜI GIỚI THIỆU 
Lắp đặt hệ thống cung cấp điện là một trong những môđun chuyên môn đƣợc 
biên soạn dựa trên chƣơng trình khung và chƣơng trình dạy nghề do Bộ Lao động - 
Thƣơng binh - Xã hội và Tổng cục Dạy nghề ban hành dành cho hệ sơ cấp Nghề Cơ 
điện nông thôn . 
Giáo trình này đƣợc biên soạn làm tài liệu học tập, giảng dạy nên đƣợc xây 
dựng ở mức độ đơn giản và dễ hiểu nhất, trong mỗi bài đều có ví dụ và bài tập áp dụng 
để làm sáng tỏ lý thuyết. 
Khi biên soạn, tác giả đã dựa trên kinh nghiệm giảng dậy, tham khảo đồng 
nghiệp và tham khảo ở nhiều giáo trình hiện có để phù hợp với nội dung chƣơng trình 
đào tạo và phù hợp với mục tiêu đào tạo, nội dung lý thuyết và thực hành đƣợc biên 
soạn gắn với nhu cầu thực tế. 
Giáo trình này c ng là tài liệu giảng dạy và tham khảo tốt cho các ngành thuộc 
lĩnh vực điện dân dụng, điện cộng nghiệp, điện tử, cơ khí và cán bộ vận hành sửa chữ 
máy điện. 
Trong quá trình biên soạn mặc dù đã có rất nhiều cố gắng song khó tránh khỏi 
những sai sót, nhầm lẫn và khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận đƣợc sự góp ý của Quý 
đồng nghiệp và các bạn Học sinh - Sinh viên trong toàn Trƣờng để giáo trình càng 
hoàn thiện hơn. 
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp, cảm ơn Khoa Điện-Điện tử, 
Trƣờng Cao đẳng Lào Cai đã tạo điều kiện và giúp đỡ cho tôi hoàn thành giáo trình 
này. 
Lào Cai, ngày .... tháng .... năm 2017 
 Ngƣời biên soạn 
 GV Ngô Đức Hiếu
3 
MỤC LỤC 
 TRANG 
LỜI GIỚI THIỆU 2 
Bài 1: Thiết kế mạng điện sinh hoạt gia đình 6 
1. Khái niệm chung về kỹ thuật lắp đặt điện 
2. Cấu trúc mạng điện sinh hoạt gia đình 
3. Các ký hiệu thƣờng dùng 
4. Khảo sát thực tế căn hộ 
5. Tính toán hệ thống thiết bị điện trong căn hộ 
6. Hoàn thiện bản thiết kế 
6 
7 
9 
15 
18 
23 
Bài 2: Thiết kế mạng điện cho cơ sở sản xuất nhỏ 37 
1. Khảo sát thực tế tại xƣởng sản xuất 
2. Tính toán phụ tải động lực và chiếu sáng 
3. Tính chọn dây dẫn động lực và chiếu sáng 
4. Tính chọn thiết bị đóng cắt và tủ điều khiển 
5. Hoàn thiện bản thiết kế 
37 
38 
40 
43 
45 
Bài 3: Lắp đặt thiết bị đóng cắt điện 51 
1. Lựa chọn vị trí lắp đặt thiết bị đóng cắt 
2. Chuẩn bị vật liệu theo yêu cầu thiết kế 
3. Lắp đặt chân đế của thiết bị đóng cắt 
4. Lắp đặt và đấu dây vào thiết bị 
5. Kiểm tra lại thiết bị đã đƣợc lắp đặt 
53 
54 
55 
55 
55 
Bài 4: Lắp đặt phụ tải 56 
1. Kiểm tra tình trạng thực tế của phụ tải 
2. Lựa chọn vị trí đặt phụ tải 
3. Lắp đặt phụ tải theo vị trí của bản thiết kế 
4. Cấp điện cho phụ tải 
5. Kiểm tra, đƣa phụ tải vào hoạt động 
56 
57 
60 
61 
62 
Bài 5: Lắp đặt thiết bị tiếp đất 63 
1. Công dụng của việc nối đất và các phƣơng pháp nối đất 
2. Cấu tạo của hệ thống nối đất 
3. Nghiên cứu bản vẽ thiết kế 
4. Nội dung công việc. 
63 
66 
69 
72 
Bài 6: Lắp đặt hệ thống chống sét 75 
1. Khái niệm về chống sét 
2. Nghiên cứu bản vẽ thiết kế 
75 
77 
4 
3. Chuẩn bị gia công vật liệu 
4. Đo điện trở tiếp đất của hệ thống đƣờng dây và cọc tiếp đất 
5. Lắp thiết bị thu sét 
6. Hàn nối hệ thống 
7. Kiểm tra toàn bộ hệ thống 
78 
79 
80 
80 
80 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81 
5 
TẬP BÀI GIẢNG MÔ ĐUN MÁY ĐIỆN 
MỤC TIÊU: 
* Kiến thức: 
 - Phân tích, tính toán, lựa chọn các thiết bị theo các loại sơ đồ lắp đặt một hệ 
thống điện. 
- Liệt kê, dự trù đƣợc các vật liệu, vật tƣ, phụ kiện chủ yếu cho đƣờng dây theo 
sơ đồ thiết kế. 
* Kỹ năng: 
- Thiết kế và lắp đặt đƣợc mạng cung cấp điện các công trình sử dụng điện một 
pha, ba pha cỡ nhỏ; 
- Kiểm tra, phát hiện sự cố và có biện pháp khắc phục những hƣ hỏng thông 
thƣờng của mạng điện một pha, ba pha. 
* Năng lực tự chủ và trách nhiệm: 
 - Tích cực, chủ động và nghiêm túc trong học tập, tác phong công nghiệp. 
NỘI DUNG: 
6 
Bài 1: Thiết kế mạng điện sinh hoạt gia đình 
 Mục tiêu: 
 - Khảo sát thực tế và thiết kế đƣợc mạng điện sinh hoạt để tiến hành lắp đặt điện; 
 - Phân tích, tính toán, lựa chọn các thiết bị theo các loại sơ đồ lắp đặt một hệ 
thống điện theo nội dung bài đã học; 
- Rèn luyện tác phong công nghiệp. 
Nội dung: 
1. Khái niệm chung về kỹ thuật lắp đặt điện 
1.1.Tổ chức công việc lắp đặt điện. 
Nội dung tổ chức công việc bao gồm các hạng mục chính sau: 
 Kiểm tra và thống kê chính xác các hạng mục công việc cần làm theo thiết kế 
và các bản vẽ thi công. Lập bảng thống kê tổng hợp các trang thiết bị, vật tƣ, vật liệu 
cần thiết cho việc lắp đặt. 
 Lập biểu đồ tiến độ lắp đặt, bố trí nhân lực phù hợp với trình độ, tay nghề bậc 
thợ, trình độ chuyên môn theo từng hạng mục, khối lƣợng và đối tƣợng công việc. Lập 
biểu đồ điều động nhân lực, vật tƣ và các trang thiết bị theo tiến độ lắp đặt. 
 Soạn thảo các phiếu công nghệ trong đó miêu tả chi tiết công nghệ, công đoạn 
cho tất cả các dạng công việc ... n phụ 
thuộc mật độ dân cƣ, điện trở suất của đất, 
Nhƣng thông thƣờng điện trở đất đƣợc đánh giá nhƣ sau: 
 Rnđ £ 0,5 W nếu lƣới 110 kV trở lên có dòng chạm đất lớn hơn 500 A 
 Rnđ £ 4 W đôi với lƣới trung áp có công suất £ 1000 kVA 
 Rnđ £ 10 W đối với cột điện, 
Giới thiệu các phƣơng pháp đo điện trở tiếp địa 
Có nhiều phƣơng pháp đo điện trở tiếp địa. Trong đó phổ biến nhất là kỹ thuật đo ba 
điểm (3P). Tuy nhiên, việc đo điện trở tiếp địa c ng sẽ bị ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố 
khác nhau. Khó có thể định lƣợng chính xác. 
Vì vậy để có kết quả chính xác hơn, bạn nên: 
 Thực hiện phép đo nhiều lần 
 Tính giá trị trung bình 
 Dùng thiết bị đo chất lƣợng cao 
Bắt nguồn từ phép đo 4P, phƣơng pháp đo 3P thƣờng đƣợc sử dụng đo điện trở suất 
của đất mang lại kết quả chính xác cao. 
Phƣơng pháp đo ba điểm sẽ sử dụng ba cọc điện cực. Trong đó có một cọc chính cần 
đo, hai cọc thử nghiệm độc lập về điện với điện cực cần đó. Hai cọc này thƣờng đƣợc 
kí hiệu là C (Current) và P (Potential). 
Điện trở đất đƣợc tính toán bằng định luật Ohm: R g = V / I. Dòng điện xoay chiều 
đƣợc truyền qua điện cực ngoài C. Trong khi đó, điện áp sẽ đƣợc đo bằng điện cực bên 
trong P tại một số điểm trung gian giữa chúng. 
70 
Kỹ thuật đo ba 
điểm (3P) là phƣơng pháp đo điện trở tiếp địa phổ biến 
Lưu ý khi sử dụng hộp đo điện trở nối đất 
Bạn có thể sử dụng một số phƣơng pháp phức tạp để khắc phục các hạn chế của quy 
trình đơn giản này. Các phƣơng pháp phức tạp có thể kể đến nhƣ 
 Phƣơng pháp bốn điểm (4P) 
 Phƣơng pháp độ dốc (Slope method) 
Các phƣơng pháp này chủ yếu để đo điện trở tại vị trí có không gian đặt điện cực thử 
nghiệm hạn chế, hoặc của các hệ thống nối đất lớn. 
Khi thực hiện phép đo, bạn cần đặt điện cực P đặt ở khu vực không chịu ảnh hƣởng 
điện trở của cả hai cọc chính và cọc C. Riêng điện cực thử nghiệm C đặt sao cho nó 
cách xa cọc chính nhất có thể. Điện cực thử nghiệm dòng điện C sẽ tạo ra vùng điện 
trở phẳng giữa nó và cột chính nếu đƣợc đặt đúng vị trí. Lƣu ý các vật thể bằng kim 
loại nằm gần các cọc phụ có thể ảnh hƣởng độ chính xác của phép đo. 
Tổng quan về đo điện trở tiếp địa 
Có các phƣơng pháp đo điện trở tiếp địa sử dụng hộp đo điện trở nối đất nhƣ sau: 
 Phương pháp đo 3 điểm (3P) 
 Phương pháp kiểm tra nối đất 3 cực 62% 
 Phương pháp bốn điểm 4P 
 Phương pháp kẹp 
71 
Phương pháp đo điện trở nối đất 3 điểm (3P) 
Phƣơng pháp 3P có thể đƣợc thực hiện dễ dàng, thƣờng sử dụng cho các hệ thống đo 
nhỏ. Hay nói cách khác là diện tích bao phủ của hệ thống không quá rộng. Các điện 
cực thử nghiệm ngoài cùng thƣờng sẽ cách cột nối đất chính khoảng 30 – 50m. Cọc 
thử điện áp đặt ở giữa, ba cọc này nằm thẳng hàng với nhau. 
Bạn có thể thực hiện hai phép kiểm tra bổ sung để phép đo chính xác hơn. 
 Trƣờng hợp 1: Tính từ cọc chính, di chuyển vị trí cọc P lại gần 10% so với vị trí 
ban đầu. 
 Trƣờng hợp 2: Di chuyển vị trí cọc P xa hơn 10% so với vị trí ban đầu. 
Sau khi kiểm tra, nếu hai phép đo bổ sung này phù hợp với phép đo ban đầu thì các 
cọc thử đã đƣợc định vị chính xác. Sau đó bạn có thể lấy điện trở DC bằng cách lấy giá 
trị trung bình của ba kết quả. 
Nên kiểm tra nhiều lần để có kết quả chính xác nhất 
Nếu kết quả đo không chính xác, có thể vị trí các cọc đƣợc đặt không chính xác. Bạn 
cần phân bố loại khoảng cách giữa các cọc. Đo lại 3 lần và lập lại quá trình đến khi có 
kết quả khả quan nhất. 
Phương pháp kiểm tra và đo điện trở nối đất 3 cực 62% 
Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng đối với các hệ thống nối đất trên một diện tích trung 
bình. Khoảng cách từ cọc điện áp đến cọc chính nằm khoảng 62%. Trong khi phƣơng 
pháp 3P thông thƣờng khoảng cách này là 50%. Các đặc điểm còn lại giữa hai phƣơng 
72 
pháp đều giống nhau. Khi sử dụng phƣơng pháp này, bạn c ng nên lặp lại các phép đo 
bổ sung, kiểm tra nhiều lần để đạt hiệu quả tốt nhất 
Tuy nhiên phƣơng pháp kiểm tra nối đất 3 cực 62% có điểm hạn chế. Phƣơng pháp 
này dựa vào lý thuyết giả định rằng đất bên dƣới là đồng nhất, việc này rất khó xảy ra 
trong thực tế. Vì vậy, cần thận trọng khi sử dụng và phải luôn tiến hành khảo sát điện 
trở suất của đất 
Phương pháp đo điện trở nối đất bốn điểm 4P 
Trong phƣơng pháp bốn điểm 4P, bốn điện cực có kích thƣớc nhỏ đƣợc dẫn vào trái 
đất có khoảng cách bằng nhau, ở cùng độ sâu, và theo cùng một đƣờng thẳng. Bạn cần 
lƣu ý khoảng cách các điện cực không đƣợc quá gần, chú ý chất lƣợng đất, các vật dẫn 
khác trong đất. Phƣơng pháp đo 4P đƣợc dùng phổ biến để đo điện trở suất của đất. 
Bốn điện cực trong phƣơng pháp bố 
điểm đƣợc dẫn vào trái đất có khoảng cách bằng nhau 
Phương pháp đo điện trở tiếp địa kẹp 
Phƣơng pháp kẹp cho khả năng đo nhanh chóng, giúp đo điện trở mà không cần ngắt 
hệ thống nối đất. Khi sử dụng máy kiểm tra điện trở nối đất dạng kẹp, dù chỉ có một 
vài hoặc nhiều đƣờng nối song song, bạn vẫn có thể dễ dàng chỉ ra các cọc điện cực 
kém. Các phép đo đƣợc thực hiện dễ dàng, trực tiếp bằng cách kẹp kìm đo dòng qua 
dây nối đất chính. Nếu hệ thống tiếp địa đƣợc nối song song, có thể dùng máy đo cùng 
2 ampe kìm thực hiện đo chính xác điện trở. 
Phƣơng pháp kẹp thực hiện trên nguyên tắc phải đặt 2 kẹp vòng quanh dây tiếp đất đo, 
nối mỗi kẹp với dụng cụ đo. 1 kẹp đo dòng điện chảy trong mạch vòng, 1 kẹp đƣa vào 
mạch vòng tiếp đất một tín hiệu biết trƣớc (32V/ 1367Hz). 
73 
Trong phƣơng pháp kiểm tra điện trở đất bằng kìm kẹp là phép đo điện trở của toàn bộ 
vòng lặp. Vì thế cần có điện trở vòng để đo, số lƣợng đƣờng song song càng lớn, giá 
trị đo đƣợc sẽ càng gần với điện trở đất thực tế. 
Lƣu ý trong quá trình kiểm tra điện trở nối đất – tiếp địa 
Sau khi đo, để đảm bảo an toàn tốt nhất, điện trở hệ thống tiếp địa phải <= 10 Ohm. 
Vậy khi lắp đặt hệ thống tiếp địa điện trở nối đất sử dụng hộp đo >= 10 Ohm thì cần 
làm gì? Câu trả lời bao gồm: 
 Đo, tính toán lại giá trị điện trở suất của công trình 
 Tăng số lƣợng cọc tiếp địa và hóa chất giảm điện trở 
 Xây dựng bản vẽ, thi công tiếp theo để đƣợc phê duyệt 
 Thi công theo bản vẽ đã phê duyệt 
Bài 6: Lắp đặt hệ thống chống sét 
Mục tiêu: 
74 
- Trình bày đƣợc các khái niệm, công dụng của chống sét trong hệ thống điện công 
nghiệp; 
- Tính toán các hệ thống chống sét theo yêu cầu kỹ thuật; 
- Thực hiện đƣợc lắp đặt hệ thống chống sét cho một phân xƣởng theo yêu cầu kỹ 
thuật; 
- An toàn cho ngƣời và thiết bị. 
1. Khái niệm về chống sét 
Hệ thống chống sét là hệ thống đƣợc lắp đặt ở các tòa nhà nhằm mục đích thu sét để 
ngăn chặn việc sét đánh trực tiếp vào tòa nhà để bảo vệ tòa nhà và con ngƣời. 
Một hệ thống chống sét tốt phải có khả năng nhận năng lƣợng sét từ hệ thống kim 
thu sét và giải phóng năng lƣợng này vào lòng đất một cách nhanh nhất, nhằm giảm 
thiểu khả năng lan truyền năng lƣợng sét trong hệ thống làm phá hỏng các thiết bị. 
Phạm vi thu sét của một hệ thống thu và dẫn sét không cố định nhƣng có thể coi là 
một hàm của mức độ tiêu tán dòng điện sét. Bởi vậy phạm vi thu sét là một đại 
lƣợng thống kê. 
Mặt khác, phạm vi thu sét ít bị ảnh hƣởng bởi cách cấu tạo hệ thống thu và dẫn sét, 
cho nên sự sắp đặt theo chiều ngang và chiều thẳng đứng là tƣơng đƣơng nhau. Do 
đó không nhất thiết phải sử dụng các đầu thu nhọn hoặc chóp nhọn, ngoại trừ việc 
đó là cần thiết về mặt thực tiễn. 
Hệ thống tiếp địa là bộ phận không thể tách rời đối với bất kỳ hệ thống chống sét 
nào. Nó đảm bảo cho việc dẫn các dòng xung sét từ các thiết bị bảo vệ xuống tổ đất 
tiếp địa công tác và tiêu tán năng lƣợng các xung này. Tiếp địa đóng vai trò quan 
trọng trong việc chống sét, nếu thiết bị chống sét không đƣợc tiếp địa tốt (điện trở 
đất quá cao), việc sét đánh vào mạng điện gây hậu quả lớn hoàn toàn có thể xảy ra. 
Tuỳ thuộc vào yêu cầu tiếp địa và điện trở đất của công trình ,chúng ta có thể xây 
dựng hệ thống tiếp địa an toàn bằng đóng cọc, hoặc khoan giếng thả cọc với số 
lƣợng cọc hoàn toàn có thể tính toán đƣợc. 
75 
Hình 5.2. Cấu trúc chung của hệ thống đất chống sét: 
Một hệ thống tiếp địa thông thƣờng bao gồm các cọc sắt hoặc cọc sắt bọc đồng (có 
thể chỉ cần mạ đồng là đủ) đƣợc chôn chìm trong lòng đất. Các cọc này có thể dùng 
thép góc hoặc thép tròn để chế tạo, chiều dài thông thƣờng từ 1,2 - 1,5 m. Các cọc 
đƣợc liên kết với nhau tạo thành một hệ thống lƣới tiếp địa có điện trở phù hợp với 
yêu cầu chống sét của công trình. Trong nhiều trƣờng hợp, điện trở của lƣới tiếp địa 
quá cao cho dù đã gia tăng thêm số cọc đóng vào lòng đất. Để có thể đạt điện trở đất 
nhƣ mong muốn, trong kỹ thuật chống sét sử dụng các loại hoá chất làm giảm trở 
kháng đất (GEM). Để giảm điện trở cho hệ thống tiếp địa và đảm bảo sự làm việc 
ổn định của hệ thống, ngày nay các mối liên kết giữa dây dẫn sét với cọc tiếp địa 
đƣợc liên kết với nhau bằng phƣơng pháp hàn hoá nhiệt ( Cad-Weld) thay vì dùng 
kẹp nối hay hàn hơi nhƣ trƣớc kia ... 
Hoá chất giảm điện trở đất (GEM): Đây là hoá chất gồm hai thành phần khi trộn lẫn 
với nhau trong nƣớc khi đổ lên vùng chôn các điện cực sẽ tạo nên một lớp keo hồ 
(GEM) đồng nhất. Chính vì thế nó không bị rửa trôi giống nhƣ muối tro và tồn tại 
trong đất nhiều năm. Hợp chất này tỏ ra đặc biệt thích hợp ở những vùng đất trung 
du, đồi núi của Việt Nam. 
Mối hàn hoá nhiệt (Cad-Weld): Là công nghệ tiên tiến, dựa vào phản ứng nhiệt 
nhôm có nhiệt độ nóng chảy cao trên 30000 C, đƣợc hàn bởi khuôn hàn nên có độ 
thẩm mỹ cao, đồng nhất về khối, không có khiếm khuyết dị tật, bởi vị trí đƣợc hàn 
đƣợc nóng chảy hoàn, các xỉ than và phụ gia hàn đƣợc nổi lên trên . Nên nó có ƣu 
điểm hơn so với các loại hàn hơi, hay kẹp cáp thông thƣờng là tránh đƣợc sự ăn 
76 
mòn điện hoá giữa các kim loại đƣợc nối với nhau, độ thẩm mỹ cao, khả năng tiêp 
xúc tốt và bền về cơ học. 
Hệ thống tiếp địa thƣờng đƣợc bố trí gần công trình. Trong điều kiện bất khả kháng 
thì mới đặt xa công trình, khi đó phải tham khảo thêm các tiêu chuẩn về điện trở 
đất. Sau khi hoàn thành hệ thống này sẽ đƣợc nối lên các kẹp nối để liên kết với hệ 
thống thu và dẫn sét. Yêu cầu hệ thống chống sét lan truyền sau khi hoàn thành hệ 
thống tiếp đất này có giá trị điện trở đất phải phù hợp với các tiêu chuẩn của ngành, 
của nhà nƣớc, của nƣớc sản xuất thiết bị. 
Đẳng thế hệ thống đất: 
Một công trình có thể bao gồm nhiều hệ thống tiếp địa: Hệ thống đất trực tiếp, hệ 
thống đất chống sét lan truyền, hệ thống đất công tác (nối mass). Để đảm bảo cân 
bằng điện thế, tránh xảy ra hiện tƣợng chênh lệch điện thế giữa các hệ thống mass 
làm phá hỏng thiết bị điện tử cần phải thực hiện nối đẳng thế các hệ thống tiếp 
địa. Nhƣng việc nối đẳng thế có thể gây rủi ro do nếu dòng điện sét quá lớn gây ra 
hiện tƣợng dòng điện sét lan truyền từ hệ thống đất qua đƣờng đẳng thế xâm nhập 
vào thiết bị làm cho thiết bị cắt sét bị đánh ngƣợc, làm tăng đột biến điện áp gây 
hỏng máy móc, thiết bị. Để khắc phục hiện tƣợng này ta lắp đặt thêm thiết bị nối 
đẳng thế để nối các hệ thống tiếp địa. Thiết bị này làm việc nhƣ một biến trở cực 
lớn tăng điện trở tối đa phân cách khi mức xung sét tại tổ đất trực tiếp là quá cao 
đến một giới hạn nhất định. 
2. Nghiên cứu bản vẽ thiết kế 
3. Chuẩn bị gia công vật liệu 
4. Đo điện trở tiếp đất của hệ thống đƣờng dây và cọc tiếp đất 
5. Lắp thiết bị thu sét 
5.1 Lắp đặt kim thu sét. 
Hình 5.4. Một số hình ảnh về kim thu sét. 
77 
Kim thu sét là một thiết bị bằng thép không gỉ, kim này có tác dụng tạo một 
đƣờng dẫn dòng sét xuống đất theo đƣờng dây dẫn sét. Để kim thhu sét phát huy 
tác dụng ta phải gắn kim trên một trụ đỡ cao ít nhất là 2m so với mặt của trần tòa 
nhà. 
Để lắp đặt kim thu sét ta tiến hành theo các bƣớc sau. 
- Lắp đặt trụ đỡ kim: Trụ đỡ kim đƣợc xây dựng bằng gạch, cột bê tông hoặc 
bằng thép có chiều cao tối thiểu 2m và đƣợc đặt ở trung tâm của mái nhà. 
Hình 5.4. Trụ đỡ kim thu sét 
- Đặt kim thu sét vào vị trí cần đặt và tiến hành cố định kim thu sét (kim thu 
sét phải đƣợc cố định chắc chắn để tránh trƣờng hợp bão gió làm đổ và hỏng 
kim) 
Hình 5.5. Kim thu sét đƣợc gắn vào trụ 
78 
5.2. Đặt đƣờng dây dẫn sét nằm trên mái. 
Đƣờng dây dẫn sét là một thanh thép dẹt đƣợc đặt song song với mặt mái và 
đƣợc bắt cố định trên mặt mái bằng các đai thép. Đƣờng dây dẫn sét có nhiệm 
vụ dẫn sét từ kim thu sét xuống cọc tiếp địa. 
Hình 5.6. Đƣờng dây dẫn sét nằm trên mái 
Để lắp đặt đƣờng dây dẫn sét nằm trên mái ta tiến hành các bƣớc sau. 
- Khoan lỗ, đặt sâu vít trên mặt mái (chú ý khi khoan lỗ đặt sau vít ta chỉ 
khoan lỗ có đọ sâu vừa với chiều dài của sâu vít để tránh làm hỏng mặt mái). 
- Đặt các miếng đế đỡ bằng cao su dọc theo đƣờng đi của dây dẫn sét. 
- Đặt dây dẫn sét lên trên tấm đế đỡ. 
- Bắt đai thép cố định dây dẫn sét. 
- Đấu nối đƣờng dây dẫn với kim thu sét 
5.3.Đƣờng dây dẫn sét đứng trên tƣờng. 
Đƣờng dây dẫn sét đứng trên tƣờng đƣợc nói liền vơid đƣờng dây nằm trên mái 
và c ng đƣợc cố định chắc chắn. Đƣờng dây đƣợc nối với kim thu sét thông qua 
đƣờng dây nằm trên mái xuống cọc tiếp địa dọc theo tƣờng. 
Khi bắt đƣờng dây đứng dọc theo tƣờng ta c ng dùng các cọc sắt đƣợc trôn 
trong tƣờng để hàn cố định cố định dây dẫn sét hoặc có thể dung các đai thép để 
cố định. Việc bắt cố định đƣờng dây đứng dọc theo tƣờng ta có thể sử dụng giàn 
giáo để khoan lỗ bắt sâu vít hoặc dung xe cẩu thùng để bắt đối với những nhà 
cao tầng. 
79 
Hình 5.7. Đƣờng dây dẫn sét đứng dọc theo tƣờng. 
6. Hàn nối hệ thống 
Khi lắp đặt song hệ thống dây dẫn sét ta tiến hành liên kết dây dẫn sét với hệ thống 
nối đất để đảm bảo khi có sét đánh, sét đƣợc truyền qua hệ thống kim thu, dây dẫn 
và đƣợc truyền xuống đất. 
7. Kiểm tra toàn bộ hệ thống 
Một công trình có thể bao gồm nhiều hệ thống tiếp địa: Hệ thống đất trực tiếp, 
hệ thống đất chống sét lan truyền, hệ thống đất công tác (nối mass). Để đảm bảo cân 
bằng điện thế, tránh xảy ra hiện tƣợng chênh lệch điện thế giữa các hệ thống mass làm 
phá hỏng thiết bị điện tử cần phải thực hiện nối đẳng thế các hệ thống tiếp địa. Nhƣng 
việc nối đẳng thế có thể gây rủi ro do nếu dòng điện sét quá lớn gây ra hiện tƣợng 
dòng điện sét lan truyền từ hệ thống đất qua đƣờng đẳng thế xâm nhập vào thiết bị làm 
cho thiết bị cắt sét bị đánh ngƣợc, làm tăng đột biến điện áp gây hỏng máy móc, thiết 
bị. Để khắc phục hiện tƣợng này ta lắp đặt thêm thiết bị nối đẳng thế để nối các hệ 
thống tiếp địa. Thiết bị này làm việc nhƣ một biến trở cực lớn tăng điện trở tối đa phân 
cách khi mức xung sét tại tổ đất trực tiếp là quá cao đến một giới hạn nhất định 
80 
Tài liệu cần tham khảo: 
- Trần Nguyên Thái - Cẩm nang kỹ thuật kèm ảnh dùng cho thợ đường dây và 
trạm mạng điện trung thế - Trƣờng Kỹ Thuật Điện, Công Ty Điện lực 2, Bộ năng 
lƣợng, 1994; 
- Nguyễn Xuân Phú - Cung cấp điện - NXB Khoa học và Kỹ thuật, 1998; 
- Tài liệu giảng dạy Kỹ thuật lắp đặt điện của Trung Tâm Việt - Đức, Đại học Sƣ 
phạm Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh; 
- Phan Đăng Khải - Giáo trình kỹ thuật lắp đặt điện - NXB Giáo dục, 2002 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_co_dien_nong_thon_lap_dat_he_thong_cung_cap_dien.pdf