Giáo trình Cơ điện nông thôn - Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật

Bản chất của tính đổi lẫn chức năng.

Tính đổi lẫn chức năng của loạt chi tiết là khả năng thay thế cho nhau bằng các

chi tiết khác cùng loại mà không cần phải lựa chọn hoặc sửa chữa gì mà vẫn đảm bảo

yêu cầu kỹ thuật.

Ví dụ: Đai ốc lắp với bu lông có chức năng bắt chặt, líp xe lắp với moay ơ có

chức năng truyền chuyển động. Khi ta chế tạo hàng loạt đai ốc cùng loại, líp xe cùng

loại, nếu lấy bất kỳ đai ốc nào, líp xe nào vừa chế tạo lắp vào bu lông, vào moay ơ đều

thực hiện đúng chức năng của nó thì loại đai ốc, loại líp xe đó đã chế tạo đạt được tính

đổi lẵn chức năng.

Tính đổi lẫn chức năng được chia ra làm hai loại:

+ Đổi lẫn chức năng hoàn toàn

Trong một loạt chi tiết cùng loại, nếu các chi tiết đều thay thế được cho nhau,

thì loạt đó đạt được tính đổi lẫn chức năng hoàn toàn.

Đổi lẫn chức năng hoàn toàn đòi hỏi phải có độ chính xác cao, giá thành sản

phẩm cao. Lắp lẫn hoàn toàn dùng chế tạo các chi tiết tiêu chuẩn như bu lông - đai ốc,

bánh răng, ổ lăn., các chi tiết dự trữ, thay thế.

+ Đổi lẫn chức năng không hoàn toàn

Nếu một số trong các chi tiết trong loạt không lắp lẫn cho nhau được hoặc khi

lắp lẫn cho nhau cần phải gia công thêm mới lắp ghép được thì loạt chi tiết đó chỉ đạt

được tính lắp lẫn không hoàn toàn.

Đổi lẫn chức năng không hoàn toàn cho phép các chi tiết chế tạo với phạm vi

dung sai lớn hơn, thường thực hiện đối với công việc lắp ráp trong nội bộ phân

xưởng hoặc nhà máy.

Các chi tiết có tính đổi lẫn chức năng phải giống nhau về hình dạng về kích thước,

hoặc kích thước chỉ được khác nhau trong một phạm vi cho phép nào đó, phạm vi cho

phép đó gọi là dung sai. Như vậy dung sai là yếu tố quyết định đổi lẫn chức năng, tuỳ

theo giá trị của dung sai mà chi tiết đạt được tính đổi lẫn chức năng hoàn toàn hay

không hoàn toàn.

Giáo trình Cơ điện nông thôn - Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật trang 1

Trang 1

Giáo trình Cơ điện nông thôn - Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật trang 2

Trang 2

Giáo trình Cơ điện nông thôn - Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật trang 3

Trang 3

Giáo trình Cơ điện nông thôn - Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật trang 4

Trang 4

Giáo trình Cơ điện nông thôn - Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật trang 5

Trang 5

Giáo trình Cơ điện nông thôn - Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật trang 6

Trang 6

Giáo trình Cơ điện nông thôn - Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật trang 7

Trang 7

Giáo trình Cơ điện nông thôn - Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật trang 8

Trang 8

Giáo trình Cơ điện nông thôn - Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật trang 9

Trang 9

Giáo trình Cơ điện nông thôn - Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 108 trang baonam 16440
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Cơ điện nông thôn - Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Cơ điện nông thôn - Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật

Giáo trình Cơ điện nông thôn - Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật
1 
 TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI 
KHOA: CƠ KHÍ – ĐỘNG LỰC 
GIÁO TRÌNH 
DUNG SAI LẮP GHÉP 
VÀ ĐO LƯỜNG KỸ THUẬT 
NGHỀ: CƠ ĐIỆN NÔNG THÔN 
( Lưu hành nội bộ) 
Tác giả: Tạ Thị Hoàng Thân 
 Lê Thị Nga 
Lào Cai, năm 2017 
2 
LỜI NÓI ĐẦU 
Nhiệm vụ quan trọng trong quá trình thiết kế các sản phẩm mới và hoàn thiện 
các sản phẩm cũ là chuẩn bị tốt các bản vẽ thiết kế và công nghệ, tạo khả năng đảm 
bảo tính công nghệ cần thiết và chất lượng cao của sản phẩm. Để giải quyết tốt nhiệm 
vụ đó, các nhà thiết kế cần phải nắm vững những nguyên tắc cơ bản để lựa chọn dung 
sai cho các thông số hình học chi tiết và lắp ghép cho các mối ghép theo tiêu chuẩn 
nhà nước Việt Nam đã ban hành 
Nội dung của giáo trình được biên soạn trên cơ sở kế thừa những nội dung đã 
có của các giáo trình dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật đã được ban hành và kết 
hợp với yêu cầu mới phù hợp với điều kiện học tập và giảng dạy của nghề học sửa 
chữa ôtô nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, giáo trình gồm có 3 chương. 
Trong giáo trình này phần lý thuyết môn học được xắp xếp theo một trình tự 
lôgíc, các kiến thức cơ bản được cô đọng. Trong đó một số nội dung được trình bầy tỉ 
mỉ nhằm giúp cho người đọc dễ hiểu. Sau mỗi nội dung lý thuyết đều có các câu hỏi 
và bài tập kèm theo để nâng cao tính thực hành của môn học. 
Việc biên soạn một tài liệu thật cơ bản và chất lượng cao quả là một việc khó. 
Mặc dù các tác giả đã có nhiều cố gắng khi biên soạn, song cũng không thể tránh khỏi 
những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các bạn đọc để bổ xung cho giáo 
trình hoàn chỉnh hơn . 
 Các tác giả 
3 
HƯỚNG DẪN ĐỌC GIÁO TRÌNH 
1. Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Trung cấp 
nghề và Cao đẳng nghề. 
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp dạy và học. 
- Môn học ‘Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật’ bao gồm lý thuyết và thực 
hành (bài tập) của 3 chương: 
Chương 1: Các khái niệm về hệ thống dung sai lắp ghép 
Chương 2: Hệ thống dung sai lắp ghép. 
Chương 3: Dụng cụ đo thông dụng trong cơ khí. 
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý. 
- Trình bày được những khái niệm cơ bản của dung sai lắp ghép và thành thạo 
trong việc giải các bài tập lắp ghép.. 
- Giải được các bài toán về chuỗi kích thước đơn giản 
- Tra được bảng dung sai để làm các bài tập trong hệ thống lắp ghép 
- Nhận biết các loại dụng cụ đo và phương pháp đo. 
- Thao tác sử dụng các loại dụng cụ đo thành thạo. 
4 
MỤC LỤC 
Nội dung Trang 
Lời nói đầu. 1 
Hướng dẫn nghiên cứu giáo trình 2 
Mục lục 3 
Chương 1: Các khái niệm về hệ thống dung sai lắp ghép 6 
1.Các khái niệm cơ bản về dung sai lắp ghép. 6 
1.1. Tính đổi lẫn chức năng trong ngành cơ khí chế tạo 6 
1.2. Kích thước, sai lệch giới hạn, dung sai 7 
1.3. Lắp ghép và các loại lắp ghép 12 
2. Hệ thống dung sai lắp ghép bề mặt trơn. 18 
2.1. Hệ thống dung sai 18 
2.2. Hệ thống lắp ghép. 
2.3. Các bảng dung sai 
2.4. Các lắp ghép tiêu chuẩn. 23
3. Dung sai hình dạng, vị trí và độ nhám bề mặt. 
3.1. Nguyên nhân chủ yếu gây ra sai số trong quá trình gia công 
25 
 3.2. Sai số về hình dạng và vị trí giữa các bề mặt của chi tiết gia công. 25 
 3.3. Nhám bề mặt 34 
Chương 2: Hệ thống dung sai lắp ghép. 42 
1. Dung sai kích thước và lắp ghép các mối ghép thông dụng. 42 
1.1. Dung sai láp ghép ổ lăn 42 
1.2. Dung sai lắp ghép then và then hoa. 45 
 1.3. Dung sai lắp ghép côn. 50 
2. Dung sai kích thước và lắp ghép các mối ghép ren 
 2.1 Các thông số kích thước cơ bản 
54 
2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố đến tính đổi lẫn của ren 
2.3.Cấp chính xác chế tạo ren 
57 
3. Dung sai truyền động bánh răng. 59 
3.1. Các thông số cơ bản của chuyền động bánh răng. 59 
3.2. Các yếu tố kỹ thuật của truyền động bánh răng. 
3.3. Đánh giá mức chính xác của truyền động bánh răng. 
61 
5 
3.4.Tiêu chuẩn dung sai, cấp chính xác của truyền động bánh răng. 
4. Chuỗi kích thước. 62 
4.1. Khái niệm 62 
4.2. Các thành phần của chuỗi 64 
4.3. Giải chuỗi kích thước. (Bài toán thuận). 64 
Chương 3: Dụng cụ đo thông dụng trong cơ khí. 69 
1. Cơ sở đo Lường kỹ thuật. 69 
1.1. Khái niệm về đo lường kỹ thuật 69 
1.2. Dụng cụ đo và các phương pháp đo 70 
2. Căn mẫu 72 
2.1. Cấu tạo, công dụng và các bộ căn mẫu. 72 
2.2. Bảo quản. 74 
3. Thước cặp. 75 
3.1. Công dụng, cấu tạo, nguyên lý du xích. 75 
3.2. Cách sử dụng. 80 
3.3. Cách bảo quản. 80 
4. Pan me. 81 
4.1. Nguyên lý làm việc của pan me. 81 
4.2. Cách sử dụng. 81 
4.3. Bảo quản. 85 
5. Đồng hồ so. 86 
5.1. Công dụng, cấu tạo và nguyên lý làm việc của đồng hồ so. 86 
5.2. Sử dụng và bảo quản 87 
Tài liệu tham khảo 95 
Bảng phụ lục 96 
6 
CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG DUNG SAI LẮP GHÉP 
1. Các khái niệm cơ bản về dung sai lắp ghép. 
1.1. Tính đổi lẫn chức năng trong ngành cơ khí chế tạo 
1.1.1. Bản chất của tính đổi lẫn chức năng. 
Tính đổi lẫn chức năng của loạt chi tiết là khả năng thay thế cho nhau bằng các 
chi tiết khác cùng loại mà không cần phải lựa chọn ho ... nguyên mm trên 
đường chuẩn và dưới đường chuẩn) ở trên ống cố định số 3 bằng cách đọc giá trị của 
vạch nằm ngoài mép thước động và sát với mép thước động nhât . 
Dựa vào vạch chuẩn trên ống cố định số 3, xem vạch nào trên mặt côn của 
thước di động trùng( hoặc gần nhất) với vạch chuẩn, ta lấy giá trị của vạch đó trên mặt 
côn của thước di động nhân với độ chính xác của thước đọc được phần trăm milimét . 
Ví dụ: Đọc trị số kích thước trên hình 3.12 
 Hình 3.11. Các bộ phân chính của panme 
 1. Thân (giá); 2- Đầu đo cố định; 3- Ống cố định; 4- Đầu đo di động; 
5- Đai ốc; 6- Ống di động; 7- Nắp; 8- Núm điều chỉnh áp lực đo 
87 
Ở hình trên theo mép thước động thấy vạch 7mm phía trên vạch chuẩn trên 
ống cố định nằm ngoài và sát với mét thước động ta đọc được giá trị 7 mm là phần 
nguyên của kích thước đo 
Theo vạch chuẩn trên ống cố định, ta thấy vạch thứ 38 trên mặt côn của thước 
di động trùng với vạch chuẩn vậy kích thước phân trăm của mm là 0,38mm 
Vậy trị số đo là L = 7 + 0,38 = 7,38 mm 
Ở hình dưới theo mép thước động thấy vạch 7mm phía trên vạch chuẩn trên 
ống cố định lộ ra và phía dưới vạch chuẩn thấy vạch đạt cách vạch trên 0,5mm nữa 
nằm ngoài và sát với mét thước động vạy kích thước đọc được ở đây là 7,5mm 
Theo vạch chuẩn trên ống cố định, ta thấy vạch thứ 22 trên mặt côn của thước 
di động trùng với vạch chuẩn vậy kích thước phân trăm của mm là 0,22mm 
Vậy trị số đo là L = 7,5 + 0,22= 7,72 mm 
+ Cách đo: 
Trước khi đo phải kiểm tra xem panme có chính xác không. Panme chính xác 
khi hai mỏ đo tiếp xúc đều và khít với nhau thì vạch 0 trên mặt côn của thước di động 
6 thẳng hàng với vạch chuẩn trên ống cố định 3, vạch 0 trên ống cố định 3 trùng với 
mép ống di động 6 (đối với loại panme 0 – 25mm còn đối với loại panme có giới hạn 
đo lớn hơn 25mm thì trước khi đo phải kiểm tra xem panme có chính xác không bằng 
dưỡng đo kèm theo). 
Ngoài ra có thể dùng căn mẫu kiểm tra số đọc trên panme có đúng với kích 
thước căn mẫu không. 
Khi đo tay trái cầm thân panme, tay phải vặn cho đầu đo tiến sát vật đo cho tới 
khi gần tiếp xúc thì vặn núm 8 cho đầu đo tiếp xúc với vật đúng áp lực đo. 
Cần chú ý 
Phải giữ cho đường tâm của hai mỏ đo trùng với kích thước cần đo. 
Hình 3.12. Cách đọc trị số thước 
cặp 
88 
Trường hợp phải lấy panme ra khỏi vị trí đo mới đọc trị số do thì cần vặn đai ốc 
số 5 để hãm cố định đầu đo động trước lúc lấy panme ra khỏi vật đo. 
4.2.2. Panme đo trong 
Panme đo trong dùng để đo đường kính lỗ, chiều rộng rãnh từ 50mm trở lên. 
4.2.2.1. Cấu tạo 
 Hình 3.11. Panme đo trong 
 1- Đầu đo cố định; 2- nắp; 3- Vít hãm; 4- Vít vi cấp; 
 5- Ống cố định; 6- Đầu đo động 
Gồm thân trên có nắp đầu đo cố định, nắp, vít hãm. Phía phải của thân có ren 
trong để lắp vít vi cấp. Vít vi cấp này được giữa cố định với ống cố định bằng nắp trên 
có đầu đo động. Đặc điểm của panme trong là không có bộ phận khống chế áp lực đo. 
Để mở rộng phạm vi đo, mỗi panme đo trong bao giờ cũng kèm theo những trục 
nối có chiều dài khác nhau. Như vậy chỉ dùng một panme đo trong có thể đo dược 
nhiều kích thước khác nhau như: 75-175; 75-600; 150- 1250 mm ... 
4.2.2.2. Cách sử dụng 
Cách đọc trị số trên panme đo trong cũng giống như panme đo ngoài. Nhưng 
cần chú ý, khi panme có lắp trục nối thì kết quả đo bằng trị số đọc trên panme cộng 
thêm chiều dài trục nối. 
Khi đo cần chú ý giữ cho panme ở vị trí cân bằng, nếu đặt lệch, kết quả đo sẽ 
kém chính xác. Vì không có bộ phận giới hạn áp lực đo nên khi đó cần vặn để tạo áp 
lực đo vừa phải, tránh vặn quá mạnh. 
 4.2.3. Panme đo sâu 
Panme đo sâu dùng để đo chính xác chiều sâu các rãnh, lỗ bậc và bậc thang. 
Cấu tạo của panme đo sâu cơ bản giống panme đo ngoài. Chỉ khác thân 1 thay 
bằng cần ngang có mặt đáy phẳng để đo. 
Panme đo sâu có những đầu đo thay đổi được để đo các độ sâu khác nhau: 0-25; 
25-50; 50- 75; 75-100 mm 
89 
Khi sử dụng, đặt thanh ngang lên mặt rãnh hoặc bậc, vặn núm cho đầu đo tiếp 
xúc với đáy rãnh. 
Cách đọc trị số giống như đọc trên panme đo ngoài nhưng cần chú ý là số ghi 
trên các ống trong và ống ngoài đều ngược chiều so với số ghi trên panme đo ngoài. 
4.3. Bảo quản. 
Không được dùng panme đo khi vật đang quay, không đo các mặt thô, bẩn. 
Không vặn trực tiếp ống 6 để mỏ đo ép vào vật đo, vì khi mỏ đo đã tiếp xúc với vật đo, 
nếu ta vặn ống 6 dễ làm cho vít và đai ốc bị hỏng ren. 
Trừ trường hợp cần thiết, không nên lấy thước ra khỏi vị trí đo mới đọc để giảm 
bớt ma sát giữa mặt của đầu đo với vật đo. 
Các mặt đo của thước cần được giữ gìn cẩn thận, tránh để rỉ và bị bụi cát hoặc 
phôi kim loại mài mòn. Cần tránh những va chạm làm sây sát hoặc biến dạng mỏ đo. 
Trước khi đo, phải lau sạch vật đo và mỏ đo của panme. 
Khi dùng xong phải lau chùi panme bằng rẻ sạch và bôi dầu mỡ (nhất là hai mỏ 
đo), nên xiết đai ốc số 5 để cố định mỏ đo động và đặt panme vào đúng vị trí trong 
Hình 3.13. Pan me đo sâu 
Hình 3.14. Sử dụng panme đo độ 
sâu 
90 
hộp. Nếu dùng lâu ngày ren của vít và đai ốc của panme bị mòn làm panme kém chính 
xác 
5. Đồng hồ so. 
5.1. Công dụng, cấu tạo và nguyên lý làm việc của đồng hồ so. 
5.1.1. Công dụng: 
Được dùng nhiều trong việc kiểm tra sai lệch hình dạng hình học của chi tiết gia 
công như độ côn, độ cong, độ ôvan vv... đồng thời có thể kiểm tra vị trí tương đối giữa 
các chi tiết lắp ghép với nhau hoặc giữa các mặt trên chi tiết như độ song song, độ 
vuông góc, độ đảo, độ không đồng trục vv... 
Đồng hồ so được dùng trong việc kiểm tra hàng loạt khi kiểm tra kích thước chi 
tiét bằng phương pháp so sánh. 
5.1.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc : 
Đồng hồ so được cấu tạo theo nguyên tắc chuyển động của thanh răng và bánh 
răng, Trong đó chuyển động lên xuống của thanh đo được truyền qua hệ thống bánh 
răng làm quay kim đồng hồ ở trên mặt số. 
1- Mặt số đo phần nguyên (mm) 8 - Lò xo 
2- Mặt số đo phần thập phân. 9- Bánh răng trục kim 4 
3- Cữ dung sai. 10- Bánh răng 
4- Kim chỉ phần thập phân. 11- Trục kim chỉ phần nguyên 
Hình 3.15. Đồng hồ so 
91 
5- Ống bạc. 12- Bánh răng trung gian 
6- Thanh đo. 13- Trục răng. 
7- Cữ chặn 
Hệ thống truyền động của đồng hồ được đặt trong thân, nắp đồng hồ có thể 
quay được cùng với mặt số lớn 3 để điều chỉnh mặt số khi cần thiết. 
Mặt số lớn (mặt số đo phần thập phân) của đồng hồ chia ra làm 100 vạch, 
thường giá trị mỗi vạch là 0,01mm, nghĩa là khi thanh răng dịch chuyển lên xuống 
một đoạn 0,01mm thì kim lớn quay đi một vạch. Khi kim lớn quay hết một vòng (100 
vạch) thì thanh di chuyển một đoạn L = 0,01 x 100 = 1 mm lúc đó kim nhỏ trên mặt số 
quay phần nguyên mm quay đi một vạch. Vậy giá trị mỗi vạch trên mặt số nhỏ là 1mm 
Thanh răng có lắp đầu đo. Thanh đo số xuyên qua thân đồng hồ và dịch chuyển 
lên xuống trong ống dẫn hướng . 
Đối với loại đồng hồ hoạt động theo nguyên tắc này thì phạm vi đo thường nhỏ 
0-2, 0-5, 0-10 mm 
Để mở rộng phạm vi đo người ta thay đổi kết cấu lò xo tạo áp lực đo để phạm 
vi đo của đồng hồ có thể đạt 0-50, 0-100 mm 
5.2. Sử dụng và bảo quản 
5.2.1. Cách sử dụng 
 Hình 3.16. Cách sử dụng đồng hồ so 
92 
Khi sử dụng đồng hồ so, trước hết gá đồng hồ lên giá đỡ vạn năng hoặc lên phụ 
kiện riêng, sau đó tuỳ theo từng trường hợp sử dụng mà điều chỉnh cho đầu đo tiếp xúc 
với vật cần kiểm tra. 
Điều chỉnh mặt số lớn của kim chỉ đúng vị trí số 0. Di chuyển đồng hồ so cho 
đầu đo của đầu đo tiếp xúc suốt trên mặt chi tiết cần kiểm tra, vừa di chuyển đồng hồ 
vừa theo dõi chuyển động của kim. Kim đồng hồ quay bao nhiêu vạch tức thanh đo đã 
di chuyển bấy nhiêu phần trăm milimét. 
Từ đó ta suy ra độ sai của vật cần kiểm tra 
Đồng hồ đo lỗ về nguyên lý cấu tạo tương tự giống đồng hồ đo ngoài. Nhưng ở 
đồng hồ đo lỗ có hai đầu đo, một đầu cố định, một đầu di động, ngoài ra đầu đo còn có 
cơ cấu định tâm để xác định cho đồng hồ đo đúng vị trí đường kính lỗ. 
Trước khi đo phải điều chỉnh đồng hồ theo kích thước đúng của lỗ. Sau đó điều 
chỉnh cho kim về vị trí vạch số 0. Khi đó phải đưa đồng hồ qua lại trong mặt phẳng đi 
qua đường tâm hai đầu đo và theo dõi chuyển động của kim. 
Hình 3.17. Đồng hồ so đo trong 
93 
5.2.2. Cách bảo quản 
Đồng hồ so là loại dụng cụ đo có độ chính xác cao. Vì vậy trong quá trình sử 
dụng, cần hết sức nhẹ nhàng, tránh va đập. 
Giữ không để xước hoặc dập vỡ mặt đồng hồ. 
Không nên dùng tay ấn vào đầu đo làm cho thanh đo di chuyển mạnh. 
Đồng hồ so phải luôn được ga ở trên giá, khi sử dụng xong phải đặt đồng hồ 
vào đúng vị trí ở trong hộp. 
Không để đồng hồ so ở chỗ ẩm. 
Không có nhiệm vụ sửa chữa tuyệt đối không tháo các nắp của đồng hồ so ra. 
6. Dụng cụ đo góc. 
6.1. Góc mẫu 
Góc mẫu dùng để đo, kiểm tra góc, chia khắc vạch trên các dụng cụ đo góc, 
kiểm tra các calíp đo góc. 
Góc mẫu là những khối thép được chế tạo chính xác theo hai loại: 
- Loại hình tam giác có một góc đo 
- Loại hình tứ giác có 4 góc đo 
Trị số đo của các góc cách nhau 10, cách nhau 10’, cách nhau 1’ và có góc mẫu 
trong đó một góc bằng 100,00’,30’’. 
Góc mẫu chế tạo thành từng bộ: 94 miếng, 36 miếng, 19 miếng và 5 miếng 
Khi dùng góc mẫu, có thể dùng từng miếng riêng hoặc có thể ghép nhiều miếng 
lại với nhau bằng những dụng cụ kẹp. Phạm vi đo của góc mẫu từ 100 đến 3500( cách 
nhau 30’’). 
Hình 3.18. Góc mẫu tam giác và góc mẫu tứ giác 
94 
Phương pháp chọn góc mẫu tương tự như phương pháp chọn căn mẫu. 
Khi đo, đặt góc mẫu sát vào cạnh góc cần kiểm tra, sau đó đưa lên ngang tầm 
mắt nhìn khe sáng giữa hai mặt tiếp xúc giữa góc mẫu và vật đo, nếu khe sáng đều thì 
góc của vật đo đúng với góc mẫu. 
Góc mẫu được chế tạo theo hai cấp chính xác. Góc mẫu chính xác cấp 1 cho 
phép dung sai của góc là ± 10’’. Góc mẫu chính xác cấp 2 cho phép dung sai của góc là 
± 30’’. Độ thẳng của các mặt đo của góc mẫu cho phép sai lệch 0,3µm trên chiều dài 
các cạnh. 
6.2. Ke 
Ke dùng để kiểm tra góc vuông, dùng trong việc vạch dấu, kiểm tra các mặt 
phẳng, kiểm tra vị trí tương đối của các chi tiết khi lắp ráp, kiểm tra độ chính xác của 
máy. 
Trong chế tạo cơ khí thường dùng ke 900 và ke 1200 
Hình 3.19. Dụng cụ ghép các góc mẫu 
Hình 3.20. Cách sử dụng góc mẫu 
95 
H

B
H

B
Ke được chế tạo từ thép các bon dụng cụ Y8 hoặc thép hợp kim dụng cụ X. 
Khi dùng ke kiểm tra góc vuông, ta áp một cạnh của ke sát với mặt góc vuông 
của vật; đưa cả vật và ke lên ngang tầm mắt, nhìn khe sáng giữa cạnh kia của ke và 
mặt vuông góc của vật. Nếu khe sáng giữa cạnh ke và mặt phẳng đều thì góc của vật 
bằng góc của ke. Nếu khe sáng lớn dần ra phía ngoài thì góc của vật nhỏ hơn góc của 
ke và ngược lại 
6.3.Thước đo góc vạn năng 
6.3.1. Công dụng 
Thước đo góc vạn năng sử dụng một thước đo góc và một cây thước thẳng được 
gắn với nhau sao cho thước đo góc di chuyển được trong thước thẳng. Thước đo góc 
vạn năng có độ chính xác cao nhất. Muốn xác định trị số thực của góc ta dùng loại thước 
này. 
6.3.2. Cấu tạo 
 Hình 3.22. Thước đo góc vạn năng 
Thước đo góc vạn năng kiểu YH của Liên Xô, dùng để đo các góc trong và 
góc ngoài từ 0o đến 320o. Cấu tạo của thước gồm có thước chính 1 hình quạt, trên 
thước chính chia vạch theo độ, một đầu của thước chính có ghép cố định thanh 2 làm 
Hình 3.21. Các loại ke 900 
96 
mặt đo. Du xích 3 và thước chính 1 có thể chuyển động tương đối được với nhau. Phần 8 
ghép liền với du xích 3 và lắp với ke 5 bằng kẹp 4. Ke 5 lắp với thước thẳng 6 bằng kẹp 
7. Núm vặn 9 dùng để điều chỉnh vị trí của thước chính. 
Khi sử dụng, tùy theo độ lớn và đặc điểm của từng góc cần đo, có thể lắp thước 
theo nhiều cách khác nhau để đo. 
Khi lắp cả thước và ke thì đo được các góc 0o đến 50o (hình 3.23a). Khi 
đo các góc từ 50o đến 140o thì tháo ke ra thay bằng thước thẳng (hình 3.23b). 
Khi lắp ke, bỏ thước thẳng ra sẽ đo được các góc từ 140o đến 230o (hình 3.23c). Khi 
không lắp ke và thước thẳng sẽ đo được các góc từ 230o đến 320o (hình 3.23d). 
1 
2 3 
4 
 Hình 3.23. Thước đo góc vạn năng kiểu YH 
1- Thước chính; 2- Thước phụ( du xích); 3- Thanh đo; 4- Vít hãm 
Hình 3.24. Phương pháp sử dụng thước đo góc 
97 
Thước chính có thể điều chỉnh lên xuống trên ke để đo những góc không có 
đỉnh nhọn. 
Nguyên lý du xích của thước đo vạn năng giống như nguyên lý của 
thứơc cặp. Vì thế, cách đọc trị số đo cũng giống như cách đọc trị số đo trên thước cặp. 
Ta thường gặp loại thước có a = 10 ; n = 30 do đó ta có 
'
'0
2
30
60
30
1
n
a
Như vậy, giá trị mỗi vạch trên du xích của thước đo góc vạn năng là 2’ 
6.4. Cấu tạo và nguyên lý của thước sin 
6.4.1. Cấu tạo 
 Hình 3.17: Thước sin 
 Thước sin là dụng cụ đo góc chính xác, khi dùng cùng căn mẫu có thể gá 
thước sin dưới một góc xác định, chính xác. 
* Cấu tạo: gồm thân 1, hai đầu đặt trên hai con lăn 2,3; tất cả làm bằng thép, 
được tôi cứng và mài kích thước chính xác. Khoảng cách tâm giữa hai con lăn là 
100mm có thể đo độ chính xác đến 10 - 20’ và một số trường hợp là 200mm đo độ 
chính xác đến 5 -10’, các mặt phẳng của của thân 1 được mài song song rất chính xác. 
 h
1
3
2
4
 Hình 3.18. Cấu tạo thước sin 
98 
6.4.2 Nguyên lý làm việc 
Hai hình trụ (hoặc con lăn) bằng nhau về đường kính được lắp ở phần cuối của 
thước. 
Khoảng cách giữa hai con lăn phải chính xác thường 127mm hoặc 254mm. 
Một con lăn hình trụ sẽ được đặt trên mặt phẳng chuẩn còn con lăn còn lại được đặt 
trên khối căn mẫu với độ cao là h. lúc này 
l
h
 sin 
Để gá đặt góc chính xác theo yêu cầu khi đó sử dụng bộ căn mẫu có tổng chiều 
cao h được xác định theo công thức: 
 h = 100 × sinα 
 Trong đó: h là chiều cao các miếng căn (mm) 
 100 là khoảng cách giữa hai tâm con lăn (mm) 
 α là góc giữa mặt bàn và mặt trên của thước sin (độ) 
 CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Trình bầy cơ sở của đo lường kỹ thuật? 
2. Trình bầy các loại dụng cụ đo và các phương pháp đo? 
3. Trình bầy công dụng, cấu tạo, cách sử dụng và bảo quản căn mẫu? 
4. Trình bầy công dụng, cấu tạo, cách sử dụng và bảo quản thước cặp 1/50, 
thước đo chiều cao, thước đo chiều sâu? 
5. Trình bầy công dụng, cấu tạo, cách sử dụng và bảo quản các loại panme ? 
6.Trình bầy công dụng, cấu tạo, cách sử dụng và bảo quản đồng hồ so? 
7.Trình bầy công dụng, cấu tạo, cách sử dụng các loại dụng cụ đo góc? 
99 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Giáo trình Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật, Nhà xuất bản giáo dục 
- 2002 - Tác giả: Ninh Đức Tốn, Nguyễn Thị Xuân Bảy 
2. Giáo trình Dung sai lắp ghép - Nhà xuất bản giáo dục - 2009- Tác giả: 
Ninh Đức Tốn 
3. Kỹ thuật đo lường và kiểm tra trong chế tạo máy. Nhà xuất bản khoa học 
và kỹ thuật - 2001- Tác giả: Nguyễn Tiến Thọ, Nguyễn Thị Xuân Bảy, Nguyễn Thị 
Cẩm Tú. 
4. Cơ sở phương pháp đo kiểm tra trong kỹ thuật: NXB khoa học và kỹ 
thuật - 2001- Tác giả: Nguyễn Văn Vượng, Nguyễn Văn Thái 
5. Kỹ thuật đo lường: NXB Đại học quốc gia - 2001 - Tác giả: Trần Vũ An, 
Thái Thị Thu Hà, Nguyễn Lê Quang.. 
6. Các tiêu chuẩn nhà nước về dung sai và lắp ghép. 
100 
BẢNG PHỤ LỤC 
101 
102 
103 
104 
105 
106 
107 
108 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_co_dien_nong_thon_dung_sai_lap_ghep_va_do_luong_k.pdf