Đánh giá khả năng phối hợp và đặc điểm sinh học của các tổ hợp lai từ một số nguồn gen nấm sò

Trong nuôi trồng nấm sò, việc tạo ra các chủng nấm mới có nhiều đặc tính ưu việt hơn các chủng đang nuôi

trồng là rất cần thiết. Ba chủng nấm sò PN1, PN14 và PN10 được sử dụng để tạo các tổ hợp lai bằng phương pháp

lai đơn bào tử và đánh giá các tổ hợp lai của chúng trên môi trường nhân giống cấp 1, cấp 2 và trên giá thể nuôi

trồng. Có 38 dòng đơn bào tử đã được phân lập, trong đó có 18 dòng đơn bào tử của chủng PN1, 16 dòng đơn bào

tử của chủng PN10 và 4 dòng đơn bào tử của chủng PN14. Có 70 tổ hợp lai đã được thực hiện, trong đó 3 tổ hợp lai

thành công là HP1-27  HP14-4 (ký hiệu là PN1141), HP1-27  HP14-7 (ký hiệu là PN1142), HP1-27  HP14-10 (ký

hiệu là PN1143) dựa trên sự xuất hiện khóa liên kết trên sợi nấm. Trên môi trường nhân giống cấp 1, chủng sò lai

PN1143 có tốc độ sinh trưởng thấp hơn chủng PN1 và cao hơn các chủng còn lại. Trên môi trường nhân giống cấp 2

thóc luộc, hai chủng PN1 và PN1143 có thời gian hệ sợi mọc kín ống nghiệm và tốc độ sinh trưởng của hệ sợi cao

nhất, thấp nhất là chủng PN10. Trên giá thể nuôi trồng, 2 chủng PN1 và PN1143 đạt các kết quả cao hơn các chủng

còn lại về tốc độ sinh trưởng hệ sợi, kích thước quả thể, hiệu suất sinh học lần lượt là 55,46 và 54,54%. Ba chủng sò

lai đều có màu sắc trắng xám, xuất hiện các vân sọc trên mũ nấm.

Đánh giá khả năng phối hợp và đặc điểm sinh học của các tổ hợp lai từ một số nguồn gen nấm sò trang 1

Trang 1

Đánh giá khả năng phối hợp và đặc điểm sinh học của các tổ hợp lai từ một số nguồn gen nấm sò trang 2

Trang 2

Đánh giá khả năng phối hợp và đặc điểm sinh học của các tổ hợp lai từ một số nguồn gen nấm sò trang 3

Trang 3

Đánh giá khả năng phối hợp và đặc điểm sinh học của các tổ hợp lai từ một số nguồn gen nấm sò trang 4

Trang 4

Đánh giá khả năng phối hợp và đặc điểm sinh học của các tổ hợp lai từ một số nguồn gen nấm sò trang 5

Trang 5

Đánh giá khả năng phối hợp và đặc điểm sinh học của các tổ hợp lai từ một số nguồn gen nấm sò trang 6

Trang 6

Đánh giá khả năng phối hợp và đặc điểm sinh học của các tổ hợp lai từ một số nguồn gen nấm sò trang 7

Trang 7

Đánh giá khả năng phối hợp và đặc điểm sinh học của các tổ hợp lai từ một số nguồn gen nấm sò trang 8

Trang 8

Đánh giá khả năng phối hợp và đặc điểm sinh học của các tổ hợp lai từ một số nguồn gen nấm sò trang 9

Trang 9

Đánh giá khả năng phối hợp và đặc điểm sinh học của các tổ hợp lai từ một số nguồn gen nấm sò trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang baonam 11740
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đánh giá khả năng phối hợp và đặc điểm sinh học của các tổ hợp lai từ một số nguồn gen nấm sò", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá khả năng phối hợp và đặc điểm sinh học của các tổ hợp lai từ một số nguồn gen nấm sò

Đánh giá khả năng phối hợp và đặc điểm sinh học của các tổ hợp lai từ một số nguồn gen nấm sò
Vietnam J. Agri. Sci. 2021, Vol. 19, No. 7: 952-963 Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2021, 19(7): 952-963 
www.vnua.edu.vn 
952 
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHỐI HỢP VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC 
CỦA CÁC TỔ HỢP LAI TỪ MỘT SỐ NGUỒN GEN NẤM SÒ 
Trần Đông Anh*, Nguyễn Thị Bích Thùy, Ngô Xuân Nghiễn, Nguyễn Thị Luyện, 
Vũ Thị Như Hoa, Lê Thế Cương, Đỗ Thị Thu Quỳnh, Đinh Văn Nam 
Khoa Công nghệ sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam 
*Tác giả liên hệ: tdanh.cnsh@vnua.edu.vn 
Ngày nhận bài: 22.04.2019 Ngày chấp nhận đăng: 05.04.2021 
TÓM TẮT 
Trong nuôi trồng nấm sò, việc tạo ra các chủng nấm mới có nhiều đặc tính ưu việt hơn các chủng đang nuôi 
trồng là rất cần thiết. Ba chủng nấm sò PN1, PN14 và PN10 được sử dụng để tạo các tổ hợp lai bằng phương pháp 
lai đơn bào tử và đánh giá các tổ hợp lai của chúng trên môi trường nhân giống cấp 1, cấp 2 và trên giá thể nuôi 
trồng. Có 38 dòng đơn bào tử đã được phân lập, trong đó có 18 dòng đơn bào tử của chủng PN1, 16 dòng đơn bào 
tử của chủng PN10 và 4 dòng đơn bào tử của chủng PN14. Có 70 tổ hợp lai đã được thực hiện, trong đó 3 tổ hợp lai 
thành công là HP1-27 HP14-4 (ký hiệu là PN1141), HP1-27 HP14-7 (ký hiệu là PN1142), HP1-27 HP14-10 (ký 
hiệu là PN1143) dựa trên sự xuất hiện khóa liên kết trên sợi nấm. Trên môi trường nhân giống cấp 1, chủng sò lai 
PN1143 có tốc độ sinh trưởng thấp hơn chủng PN1 và cao hơn các chủng còn lại. Trên môi trường nhân giống cấp 2 
thóc luộc, hai chủng PN1 và PN1143 có thời gian hệ sợi mọc kín ống nghiệm và tốc độ sinh trưởng của hệ sợi cao 
nhất, thấp nhất là chủng PN10. Trên giá thể nuôi trồng, 2 chủng PN1 và PN1143 đạt các kết quả cao hơn các chủng 
còn lại về tốc độ sinh trưởng hệ sợi, kích thước quả thể, hiệu suất sinh học lần lượt là 55,46 và 54,54%. Ba chủng sò 
lai đều có màu sắc trắng xám, xuất hiện các vân sọc trên mũ nấm. 
Từ khóa: Nấm sò, đơn bào tử, tổ hợp lai. 
Assessment of Combination and Biological Characteristics of Hybrid Combinations 
from some Oyster Mushroom Genetic Resources 
ABSTRACT 
In oyster mushroom cultivation, it is very necessary to create new mushroom strains with more superior 
characteristics than cultivated strains. The three oyster mushroom strains PN1, PN14 and PN10 were used to 
generate hybrid combinations by single spore hybridization method and evaluated their hybrid combinations on the 
spawn culture and substrate cultivation. Thirty-eight single spore lines were isolated, including 18 single spore lines 
of PN1 strain, 16 single spore lines of PN10 strain and 4 single spore lines of PN14 strain. Seventy hybrid 
combinations have been implemented, of which three successful hybrid combinations were HP1-27 x HP14-4 
(symbolized as PN1141), HP1-27 x HP14-7 (symbolized as PN1142), HP1-27 x HP14-10 (symbolized as PN1143) 
based on the appearance of clamp connection on the hyphae. On PDA medium, the hybrid strain PN1143 showed a 
lower growth rate than PN1 strain and higher than the remaining strains. On the spawn culture of boiled paddy, two 
strains of PN1 and PN1143 have the highest number of days to full colonization of substrates and growth rate of the 
hypha; the PN10 strain is lowest. On the cultivating substrate, 2 strains PN1 and PN1143 achieved higher results 
than the other strains in the growth rate of the hypha, fruit body size, biological efficiency were 55.46 and 54.54% 
respectively. The three strains of hybrid oysters are grayish-white, with stripes appearing on the mushroom caps. 
Keywords: Oyster mushroom, single spore, hybrid combination. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Nấm sò là loài nấm ăn ngon từ lâu đã được 
nuôi trồng chủ động trên thế giới và Việt Nam. 
Các chủng giống nấm sò đang nuôi trồng phổ 
biến ở nước ta hiện nay chủ yếu được thu thập, 
lưu giữ và phát triển bằng phương pháp phân 
lập quả thể tự nhiên, quả thể nuôi trồng hay 
Trần Đông Anh, Nguyễn Thị Bích Thùy, Ngô Xuân Nghiễn, Nguyễn Thị Luyện, 
Vũ Thị Như Hoa, Lê Thế Cương, Đỗ Thị Thu Quỳnh, Đinh Văn Nam 
953 
nhập nội các chủng giống của nước ngoài, vì vậy 
sau nhiều lần nuôi trồng, phân lập lại các chủng 
này sẽ dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống, làm 
giảm năng suất và chất lượng chủng giống. Xuất 
phát từ thực tế trên, việc chọn tạo ra các chủng 
nấm sò mới có năng suất, phẩm chất tốt hơn có 
ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao. Có nhiều 
phương pháp đã được sử dụng trên thế giới để 
tạo ra các chủng nấm sò mới như phương pháp 
gây đột biến ngẫu nhiên kết hợp với sang lọc các 
thể đột biến, phương pháp dung hợp tế bào trần, 
phương pháp chuyển gen, phương pháp lai các 
thể đồng nhân trong đó phương pháp lai các 
thể đồng nhân thường được sử dụng rộng rãi 
hơn cả. Abdulgani & cs. (2017), đã nghiên cứu 
cải tiến đặc trưng quả thể và năng suất của 
nấm sò trắng Pleurotus pulmonarius bằng cách 
lai giữa các dòng đồng nhân của chủng nấm sò 
trắng Pleurotus pulmonarius và chủng nấm sò 
vàng P. citrinopileatus, kết quả đã tạo ra 5 
chủng lai có đặc điểm hình thái trội hơn so  ... 0 6,03 8,08 5,32 + 
PN1141 6,80 7,30 5,89 ++ 
PN1142 6,18 7,87 5,47 + 
PN1143 7,08 6,43 6,69 +++ 
LSD0,05 0,19 0,27 0,28 
CV (%) 1,6 2,1 2,5 
Ghi chú: +++: hệ sợi rất dày; ++: hệ sợi dày; +: hệ sợi thưa. 
Ghi chú: a: PN1, b: PN14, c: PN10, d: PN1141, e: PN1142, f: PN1143 
Hình 5. Hệ sợi các chủng nấm sò lai và bố mẹ trên môi trường PDA
Khóa liên kết 
a 
b 
c d 
e 
f 
Trần Đông Anh, Nguyễn Thị Bích Thùy, Ngô Xuân Nghiễn, Nguyễn Thị Luyện, 
Vũ Thị Như Hoa, Lê Thế Cương, Đỗ Thị Thu Quỳnh, Đinh Văn Nam 
959 
Như vậy, khi nghiên cứu sự sinh trưởng của 
các chủng nấm sò lai trên môi trường nhân 
giống cấp 1 có thể thấy 2 chủng sò lai PN1143 
và PN1141 có sự sinh trưởng tốt, đặc biệt là 
chủng PN1143 có các chỉ số về các chỉ tiêu 
nghiên cứu luôn đạt mức cao, gần tương đương 
với chủng PN1. 
3.5. Đánh giá sự sinh trưởng của các chủng 
lai trên môi trường nhân giống cấp 2 
Trên môi trường thóc luộc, các chủng nấm 
sò lai và chủng bố mẹ có sự khác nhau về thời 
gian hệ sợi mọc kín ống nghiệm và tốc độ sinh 
trưởng của hệ sợi khi nuôi cấy trên môi trường 
thóc luộc ở mức ý nghĩa 5% (Bảng 7). Về thời 
gian hệ sợi mọc kín ống nghiệm, cũng giống như 
trên môi trường nhân giống cấp 1, chủng PN1 
vẫn thể hiện thời gian mọc ngắn nhất với 13,24 
ngày, sau đó là 2 chủng nấm sò lai PN1143 và 
PN1141 với lần lượt là 13,55 và 14,70 ngày. 
Chủng PN14 và PN1142 mọc kín ống nghiệm 
lâu hơn, tương ứng là 15,00 và 15,52 ngày. 
Chủng PN10 có thời gian mọc kín ống nghiệm 
lâu nhất với 16,57 ngày. Tốc độ sinh trưởng hệ 
sợi cũng có sự biến động giữa các chủng tương 
tự như thời gian hệ sợi mọc kín ống nghiệm. 
Chủng PN1 có tốc độ sinh trưởng hệ sợi nhanh 
nhất khi nuôi cấy trên thóc luộc, đạt 9,82 
mm/ngày, ngay sau đó là chủng sò lai PN1143 
với 9,59 mm/ngày. Chủng PN1142 mọc chậm 
hơn chủng PN1143, đạt tốc độ là 8,37 mm/ngày. 
Tiếp sau đó là chủng PN14 (8,67 mm/ngày) và 
chủng PN1141 (8,84 mm/ngày). Mọc chậm nhất 
là chủng PN10 với 7,84 mm/ngày. 
 Bảng 7. Sự sinh trưởng của các chủng lai trên môi trường nhân giống cấp 2 
Chủng nấm Thời gian hệ sợi mọc kín ống nghiệm (ngày) Tốc độ sinh trưởng của hệ sợi (mm/ngày) Độ dày hệ sợi 
PN1 13,24 9,82 +++ 
PN14 15,00 8,67 ++ 
PN10 16,57 7,84 + 
PN1141 14,70 8,84 ++ 
PN1142 15,52 8,37 + 
PN1143 13,55 9,59 +++ 
LSD0,05 0,29 0,19 
CV (%) 1,1 1,2 
Ghi chú: +++: hệ sợi rất dày; ++: hệ sợi dày; +: hệ sợi thưa. 
Ghi chú: a: PN1, b: PN14, c: PN10, d: PN1141, e: PN1142, f: PN1143. 
Hình 6. Hệ sợi các chủng nấm sò lai và bố mẹ trên môi trường nhân giống cấp 2 
a b c d e f 
Đánh giá khả năng phối hợp và đặc điểm sinh học của các tổ hợp lai từ một số nguồn gen nấm sò 
960 
Về độ dày hệ sợi, cũng giống như trên môi 
trường nhân giống cấp 1, trong 6 chủng nấm 
nghiên cứu thì chủng PN1 và chủng sò lai 
PN1143 có độ dày hệ sợi cao nhất, tiếp đó là 2 
chủng PN14 và PN1141; hai chủng có độ dày hệ 
sợi kém nhất là PN1142 và PN10 (Hình 6). 
Như vậy, chủng PN1143 vẫn thể hiện được 
các đặc tính sinh trưởng tốt, chỉ đứng sau chủng 
PN1 và cao hơn tất cả các chủng còn lại. Chủng 
PN1141 cũng thể hiện được các đặc tính sinh 
trưởng cao, chỉ kém hai chủng PN1 và PN1143. 
3.6. Đánh giá sự sinh trưởng và phát triển 
của các chủng lai trên giá thể nuôi trồng 
Trên giá thể nuôi trồng, chủng PN1 có thời 
gian hệ sợi mọc kín bịch nhanh nhất với 14,89 
ngày, sau đó là chủng nấm sò lai PN1143 với 
15,52 ngày. Hai chủng PN14 và PN1141 có thời 
gian mọc kín bịch tương đương nhau ở mức ý 
nghĩa 5%, lần lượt đạt 16,78 và 16,44 ngày. 
Chủng PN10 có thời gian mọc kín bịch chậm 
nhất với 19,28 ngày. Chủng sò lai PN1142 mọc 
nhanh hơn chủng PN10 với 18,22 ngày. Về tốc độ 
sinh trưởng của hệ sợi, chủng PN1 thể hiện tốc 
độ sinh trưởng nhanh nhất, đạt 7,39 mm/ngày, 
tiếp đó là chủng PN1143 với tốc độ sinh trưởng 
hệ sợi là 7,09 mm/ngày. Hai chủng PN14 và 
PN1141 có tốc độ sinh trưởng tương đương nhau 
lần lượt đạt 6,57 và 6,69 mm/ngày. Chủng 
PN1142 có tốc độ sinh trưởng hệ sợi chậm hơn 
chủng PN14, đạt 6,04 mm/ngày. Chủng PN10 có 
tốc độ sinh trưởng hệ sợi chậm nhất, chỉ đạt 5,71 
mm/ngày (Bảng 8). Về độ dày hệ sợi, 6 chủng 
nghiên cứu được chia thành 3 nhóm, trong đó hai 
chủng PN1 và PN1143 có độ dày hệ sợi lớn nhất, 
hai chủng PN14 và PN1141 có độ dày hệ sợi 
trung bình và hai chủng PN1142, PN10 có độ dày 
hệ sợi thưa nhất (Hình 7). 
Bảng 8. Sự sinh trưởng của các chủng lai trên giá thể nuôi trồng 
Chủng 
nấm 
Thời gian 
hệ sợi mọc bịch 
(ngày) 
Tốc độ sinh trưởng 
của hệ sợi 
(mm/ngày) 
Độ dày 
hệ sợi 
Thời gian hình thành 
mầm mống quả thể 
(ngày) 
Thời gian quả thể 
trưởng thành (ngày) 
Thời gian từ MMQT 
đến khi QTTT (ngày) 
PN1 14,89 7,39 +++ 24,55 26,11 1,56 
PN14 16,78 6,57 ++ 26,55 27,89 1,34 
PN10 19,28 5,71 + 28,83 30,05 1,22 
PN1141 16,44 6,69 ++ 27,50 28,77 1,27 
PN1142 18,22 6,04 + 28,66 30,11 1,45 
PN1143 15,52 7,09 +++ 26,00 27,11 1,11 
LSD0,05 0,64 0,28 0,56 0,68 
CV (%) 2,1 2,3 1,1 1,3 
Hình 7. Hệ sợi các chủng nấm sò lai và bố mẹ trên giá thể nuôi trồng 
PN1 PN14 PN10 PN1141 PN1142 PN1143 
Trần Đông Anh, Nguyễn Thị Bích Thùy, Ngô Xuân Nghiễn, Nguyễn Thị Luyện, 
Vũ Thị Như Hoa, Lê Thế Cương, Đỗ Thị Thu Quỳnh, Đinh Văn Nam 
961 
Bảng 9. Đặc điểm quả thể, hiệu suất sinh học của các chủng lai 
Chủng 
nấm 
Đường kính 
mũ nấm (cm) 
Chiều dài 
cuống nấm (cm) 
Số cánh 
nấm/cụm (cánh) 
Khối lượng 
nấm tươi/bịch (kg) 
Hiệu suất 
sinh học (%) 
Màu sắc quả thể 
PN1 3,55 2,99 21,11 0,61 55,46 Nâu nhạt đến trắng 
PN14 3,61 1,02 14,33 0,53 47,87 Hồng 
PN10 3,27 2,14 6,89 0,46 41,82 Nâu 
PN1141 4,08 3,11 13,66 0,47 42,12 Trắng xám, có vân trang trí 
PN1142 3,77 2,65 12,77 0,43 39,09 Trắng xám, có vân trang trí 
PN1143 4,30 3,28 20,50 0,60 54,54 Trắng xám, có vân trang trí 
LSD0,05 0,27 0,34 1,13 0,48 4,4 
CV (%) 4,0 7,4 4,2 5,2 5,2 
Trong sản xuất, việc nghiên cứu sự hình 
thành quả thể của nấm là cần thiết, cho phép 
đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển 
của một chủng nấm. Trong nghiên cứu này 
chúng tôi tiến hành đánh giá 2 chỉ tiêu là thời 
gian hình thành mầm mống quả thể (MMQT) và 
thời gian quả thể trưởng thành (QTTT) của các 
chủng nấm. Trên bảng 8 có thể nhận thấy giữa 
các chủng có sự khác nhau cả về thời gian hình 
thành mầm mống quả thể và thời gian quả thể 
trưởng thành. Trong đó, chủng PN1 có thời gian 
hình thành mầm mống quả thể sớm nhất, chỉ 
mất 24,55 ngày từ khi cấy giống đã xuất hiện 
mầm mống quả thể, ngay sau đó là chủng 
PN1143 với 26,00 ngày. Chủng PN14 có tốc độ 
sinh trưởng tương đương chủng PN1141 nhưng 
lại có thời gian hình thành mầm quả thể nhanh 
hơn khi đạt 26,55 ngày so với 27,50 ngày của 
chủng PN1141. Hai chủng PN10 và PN1142 có 
thời gian hình thành mầm quả thể tương đương 
nhau, phải mất gần 29 ngày từ khi cấy giống 
mới xuất hiện mầm mống quả thể (Bảng 8). 
Sau khi hình thành quả thể, thời gian để 
quả thể trưởng thành cũng là một chỉ tiêu quan 
trọng khi đánh giá sinh trưởng, phát triển của 
một chủng nấm. Một chủng nấm có thời gian quả 
thể trưởng thành nhanh chứng tỏ có khả năng 
hấp thụ và vận chuyển vật chất tốt hơn so với các 
chủng khác trong cùng một chi, một loài. Trong 6 
chủng nấm theo dõi, chủng PN1143 có thời gian 
quả thể trưởng thành nhanh nhất, chỉ mất 1,11 
ngày để quả thể trưởng thành sau khi hình 
thành mầm mống quả thể, tiếp đó đến chủng 
PN10 và PN1141 với thời gian là 1,22 và 1,27 
ngày. Chủng PN1 tuy mọc nhanh nhất nhưng lại 
có thời gian quả thể trưởng thành chậm nhất, 
mất 1,56 ngày thì mầm mống quả thể mới 
chuyển sang quả thể trưởng thành (Bảng 9). 
Về đường kính mũ nấm, hai chủng nấm sò 
lai PN1143 và PN1141 có đường kính quả thể 
tương đương nhau và lớn hơn các chủng còn lại, 
đạt từ 4,08-4,30cm. Chủng sò lai PN1142 và hai 
chủng bố mẹ PN1, PN14 có đường kính mũ nấm 
tương đương nhau đạt 3,55-3,77cm. Chủng 
PN10 có đường kính mũ nấm nhỏ nhất với 
3,27cm. Chiều dài cuống nấm cũng có sự khác 
nhau giữa các chủng ở mức ý nghĩa 5%, trong đó 
ba chủng PN1, PN1141 và PN1143 có đường 
kính mũ nấm tương đương nhau và lớn hơn các 
chủng còn lại, đạt từ 2,99 đến 3,28cm chiều dài. 
Chủng PN1142 có chiều dài cuống nấm ngắn 
hơn 3 chủng này, đạt 2,65 cm; tiếp theo là 
chủng PN10 với chiều dài cuống nấm là 2,14cm 
và chủng PN14 có cuống nấm ngắn nhất với 
chiều dài cuống chỉ đạt 1,02cm (Bảng 9). 
Về số cánh nấm/cụm, hai chủng PN1 và 
PN1143 có số lượng cánh nấm/cụm lớn nhất, đạt 
từ 20,50-21,11 cánh/cụm. Chủng PN14 có số 
lượng cánh nấm/cụm thấp hơn 2 chủng này và 
đạt 14,33 cánh/cụm, ở mức ý nghĩa 5%, chủng 
PN14 có số cánh nấm/cụm tương đương với 
chủng sò lai PN1141 khi chủng này đạt 13,66 
cánh/cụm. Hai chủng sò lai PN1141 và PN1142 
cũng có thể coi là có số cánh nấm/cụm tương 
đương nhau khi chủng PN1142 có số cánh 
nấm/cụm là 12,77 cánh/cụm. Chủng PN10 có số 
cánh nấm/cụm thấp nhất trong 6 chủng khi chỉ 
có 6,89 cánh/cụm. Khối lượng nấm tươi/bịch 
được chia thành 3 nhóm ở mức ý nghĩa 5%. Hai 
chủng PN1 và PN1143 có khối lượng nấm 
Đánh giá khả năng phối hợp và đặc điểm sinh học của các tổ hợp lai từ một số nguồn gen nấm sò 
962 
tươi/bịch tương đương nhau, đạt cao nhất trong 
6 chủng với lần lượt là 0,61 và 0,60 kg/bịch. Tiếp 
sau đó là chủng PN14 đạt 0,53kg nấm tươi/bịch. 
Ba chủng còn lại là PN10, PN1141 và PN1142 
có khối lượng nấm tươi/bịch tương đương nhau, 
dao động từ 0,43 đến 0,47 kg/bịch. Hiệu suất 
sinh học là một trong những chỉ tiêu quan trọng 
nhất khi đánh giá một chủng nấm trong nuôi 
trồng thực tế, đặc biệt là đối với các chủng nấm 
ăn. Ở mức ý nghĩa 5%, 6 chủng nấm có hiệu 
suất sinh học được chia thành 3 nhóm, trong đó 
đứng đầu là hai chủng PN1 và PN1143 có hiệu 
suất sinh học đạt từ 54,54-55,46%. Chủng PN14 
có hiệu suất sinh học đứng sau hai chủng này, 
đạt 47,87%. Ba chủng còn lại là PN10, PN1141 
và PN1142 có hiệu suất sinh học thấp hơn, đạt 
từ 39,09-42,12% (Bảng 9). 
Về màu sắc quả thể, ba chủng bố mẹ vẫn 
thể hiện những đặc điểm về màu sắc quả thể 
đặc trưng như chủng PN1 có màu nau nhạt đến 
trắng tùy thuộc vào thời điểm thu hái, chủng 
PN14 có màu hồng đặc trưng và chủng PN10 có 
màu nâu. Còn lại 3 chủng nấm sò lai là kết quả 
lai giữa chủng PN1 và PN14 có biểu hiện về 
màu sắc khác biệt so với 2 chủng bố mẹ, cả 3 
chủng này đều có màu sắc trắng xám tương đối 
giống nhau, đặc biệt quả thể của cả 3 chủng 
nấm sò lai đều có các vân sọc trên mũ nấm, đây 
có thể coi là đặc điểm riêng và hữu ích của các 
chủng này khi đưa vào sản xuất (Hình 8). 
Hình 8. Quả thể các chủng nấm sò lai và các chủng bố mẹ 
PN1 PN14 
PN10 HN114
PN11
PN114
Trần Đông Anh, Nguyễn Thị Bích Thùy, Ngô Xuân Nghiễn, Nguyễn Thị Luyện, 
Vũ Thị Như Hoa, Lê Thế Cương, Đỗ Thị Thu Quỳnh, Đinh Văn Nam 
963 
Như vậy, qua quá trình đánh giá sự sinh 
trưởng, phát triển của các chủng nấm sò lai trên 
giá thể nuôi trồng so với bố mẹ của chúng có thể 
nhận thấy chủng nấm sò lai PN1143 luôn thể 
hiện được các đặc tính sinh trưởng, phát triển 
tốt, tương đương hoặc gần bằng chủng nấm sò 
PN1 và luôn cao hơn hai chủng PN14 và PN10. 
Chủng PN1141 cũng thể hiện các đặc tính sinh 
trưởng, phát triển khá tốt khi chỉ đứng sau 
chủng PN1143 và cao hơn 3 chủng còn lại ở hầu 
hết các chỉ tiêu nghiên cứu. Chủng PN1142 có 
sự sinh trưởng, phát triển kém hơn 2 chủng sò 
lai còn lại, cần được tiếp tục đánh giá thêm. 
4. KẾT LUẬN 
Tổng số 38 dòng đơn bào tử từ ba chủng nấm 
sò đã được phân lập, trong đó có 18 dòng đơn bào 
tử của chủng PN1, 16 dòng đơn bào tử của chủng 
PN10 và 4 dòng đơn bào tử của chủng PN14. 
Trong 70 tổ hợp lai đã được thực hiện 3 tổ hợp lai 
PN1141, PN1142, PN1143 là kết quả lai giữa 
chủng PN1 và PN14 đã được chọn. 
Trên môi trường nhân giống cấp 1, sáu 
chủng nấm có thời gian hệ sợi mọc kín đĩa từ 
6,00 đến 8,08 ngày; tốc độ sinh trưởng của hệ sợi 
nằm trong khoảng 5,32-7,22 mm/ngày trong đó 
chủng PN1 đạt các chỉ số cao nhất, chủng sò lai 
PN1143 chỉ đứng sau chủng PN1 và cao hơn các 
chủng còn lại. Trên môi trường nhân giống cấp 2 
thóc luộc, các chủng có thời gian hệ sợi mọc kín 
ống nghiệm từ 13,24 đến 16,57 ngày; tốc độ sinh 
trưởng của hệ sợi đạt 7,84 đến 9,82 mm/ngày, 
cao nhất là chủng PN1 và PN1143, thấp nhất là 
chủng PN10. Trên giá thể nuôi trồng, thời gian 
mọc kín bịch của các chủng nấm kéo dài từ 
14,89 đến 19,28 ngày; tốc độ sinh trưởng hệ sợi 
nằm trong khoảng 5,71-7,39 mm/ngày; thời gian 
hình thành mầm mống quả thể từ 24,55 đến 
28,83 ngày; thời gian quả thể trưởng thành từ 
khi xuất hiện mầm mống từ 1,11 đến 1,56 ngày; 
trong đó 2 chủng PN1 và PN1143 vẫn đạt các 
kết quả cao hơn các chủng còn lại. Hai chủng sò 
lai PN1143 và PN1141 có đường kính mũ và 
chiều dài cuống nấm lớn hơn các chủng bố mẹ; 
số cánh nấm/cụm lớn nhất thuộc về chủng PN1 
và PN1143, hai chủng này cũng đạt hiệu suất 
sinh học cao nhất, lần lượt là 55,46 và 54,54%. 
Ba chủng sò lai đều có màu sắc trắng xám, có 
các vân sọc trên mũ nấm. 
LỜI CẢM ƠN 
Nhóm tác giả chân thành cảm ơn Dự án 
Việt Bỉ - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tài 
trợ kinh phí để hoàn thành nghiên cứu này. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Abdulgani R., Lau C.C., Abdullah N. & Vikineswary 
S. (2017). Morphological and molecular 
characterization of Pleurotus pulmonarius hybrids 
with improved sporophore features and higher 
biological efficacy. Int. J. Agric. Biol. 19: 707-712. 
Liu X.R., Liu S.R., Yea L.Y. & Wu X.P. (2020). 
Breeding and fruiting evaluation of new strains by 
the interspecific mating of the high commercial 
potential mushroom Pleurotus tuoliensis with its 
closely related P. eryngii. Scientia Horticulturae. 
271: 1-8. 
Pathmashini L., Arulnandhy V. & Wilson Wijeratnam 
R.S. (2008). Cultivation of oyster mushroom 
(Pleurotus ostreatus) on sawdust. Cey. J. Sci. (Bio. 
Sci.). 37(2): 177-182. 
Rosnina A.G., Yee Shin Tan, Noorlidah Abdullah & 
Vikineswary S. (2016). Morphological and 
molecular characterization of yellow oyster 
mushroom, Pleurotus citrinopileatus, hybrids 
obtained by interspecies mating, World J 
Microbiol Biotechnol. 32:18. 
Tagavi G., Motallebi-Azar A. & Panahandeh J. (2016). 
Characteristics of interspecific hybrids between 
Pleurotus ostreatus and P. eryngii, Russian 
Agricultural Sciences. 42(3-4): 230-235. 
Trịnh Tam Kiệt, Trần Đông Anh, Phạm Thu Hương, 
Thân Thị Chiển, Ngô Xuân Nghiễn & Nguyễn Thị 
Bích Thùy (2011). Nghiên cứu lai tạo một số chủng 
nấm sò thương phẩm. Tạp chí Di truyền & ứng dụng 
- Chuyên san Công nghệ Sinh học. 7: 80-88. 
Wang S.X., Zhao S., Huang Z.X., Yin L.M., Hu J., Li 
J.H., Liu Y. & Rong C.B. (2018). Development of 
a highly productive strain of Pleurotus tuoliensis 
for commercial cultivation by crossbreeding. Sci. 
Hortic. 234: 110-115. 
Wasantha Kumara K.L. & Edirimanna I.C.S. (2009). 
Improvement of strains of two oyster mushroom 
cultivars using duel culture technique. World 
Applied Sciences Journal. 7(5): 654-660. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_kha_nang_phoi_hop_va_dac_diem_sinh_hoc_cua_cac_to_h.pdf