Đánh giá hoạt tính kháng oxy hóa của cao chiết nghệ trắng (curcuma aromatica salisb)

Nghệ trắng hay còn gọi là ngải trắng có tên khoa học là Curcuma aromatica Salisb,

thuộc chi nghệ (Curcuma) một chi lớn trong họ Gừng (Zingiberaceae) phân bố ở Ấn Độ,

Nam Á, các vùng lân cận và các vùng núi có khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam, Nghệ trắng có

đến 27 loài (Leong-Skornickova et al., 2015), được tìm thấy nhiều ở Lâm Đồng, Quảng

Bình, Tây Bắc và Đắk Lắk (Do et al., 2006). Do mọc hoàn toàn tự nhiên, chưa được trồng

phổ biến nên cây Nghệ trắng được ít người biết đến hơn so với nghệ đen và nghệ vàng.

Về thành phần hóa học, theo Viện Nghiên cứu Dược liệu – Trường Đại học Y Dược

Thành phố Hồ Chí Minh, trong củ nghệ nói chung và nghệ trắng nói riêng có một số thành

phần như sau: carbohydrat (69,4%), nước (13,1%), protein (6,3%), chất béo (5,1%), chất vô

cơ (3,5%) và sợi (2,6%). Tuy nhiên, hợp chất tiêu biểu của nghệ là tinh dầu, chứa tới

3,05-5%. Trong tinh dầu nghệ chứa các thành phần như: tuemeron (58%); benzene (25%);

borneol (10,5%); D. phelandren (1%) Ngoài ra, trong củ nghệ còn chứa những hợp chất

màu, chủ yếu là các dẫn xuất của diarylheptan, curcumin (5%), bis(4-hydroxycinnamoyl)-

methane và 4-hydroxycinnamoyl-(feruloyl)-methane. Về công dụng, củ Nghệ trắng có vị

cay, đắng, tính hàn được ứng dụng vào thực tiễn với các mục đích khác nhau như làm gia vị,

lá nghệ xắt nhuyễn có thể khử mùi tanh, tăng hương vị, kích thích vị giác hoặc dùng làm

thuốc. Theo y học dân gian, nghệ trắng kết hợp với mật ong được dùng như một vị thuốc để

chữa bệnh đau dạ dày, dùng chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, viêm gan mãn tính,

ho gà, tê thấp, sưng tấy và trị rắn cắn; dùng ngoài chữa bong gân, sai khớp, thông thường

phối hợp với các vị thuốc khác (Pham, 2003). Nghệ trắng chứa nhiều thành phần giúp ngăn

ngừa một số bệnh ung thư do tác dụng tiêu diệt và loại bỏ các khối u, các chất này còn có

tác dụng giúp cơ thể loại bỏ các chất béo dư thừa trong máu, làm giảm ngưng kết tiểu cầu

ngăn ngừa bệnh tim mạch, huyết áp (Sikha et al., 2015).

Đánh giá hoạt tính kháng oxy hóa của cao chiết nghệ trắng (curcuma aromatica salisb) trang 1

Trang 1

Đánh giá hoạt tính kháng oxy hóa của cao chiết nghệ trắng (curcuma aromatica salisb) trang 2

Trang 2

Đánh giá hoạt tính kháng oxy hóa của cao chiết nghệ trắng (curcuma aromatica salisb) trang 3

Trang 3

Đánh giá hoạt tính kháng oxy hóa của cao chiết nghệ trắng (curcuma aromatica salisb) trang 4

Trang 4

Đánh giá hoạt tính kháng oxy hóa của cao chiết nghệ trắng (curcuma aromatica salisb) trang 5

Trang 5

Đánh giá hoạt tính kháng oxy hóa của cao chiết nghệ trắng (curcuma aromatica salisb) trang 6

Trang 6

Đánh giá hoạt tính kháng oxy hóa của cao chiết nghệ trắng (curcuma aromatica salisb) trang 7

Trang 7

Đánh giá hoạt tính kháng oxy hóa của cao chiết nghệ trắng (curcuma aromatica salisb) trang 8

Trang 8

Đánh giá hoạt tính kháng oxy hóa của cao chiết nghệ trắng (curcuma aromatica salisb) trang 9

Trang 9

Đánh giá hoạt tính kháng oxy hóa của cao chiết nghệ trắng (curcuma aromatica salisb) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang baonam 10940
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đánh giá hoạt tính kháng oxy hóa của cao chiết nghệ trắng (curcuma aromatica salisb)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá hoạt tính kháng oxy hóa của cao chiết nghệ trắng (curcuma aromatica salisb)

Đánh giá hoạt tính kháng oxy hóa của cao chiết nghệ trắng (curcuma aromatica salisb)
 TẠP CHÍ KHOA HỌC 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH 
Tập 18, Số 6 (2021): 1028-1040 
HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION 
JOURNAL OF SCIENCE 
Vol. 18, No. 6 (2021): 1028-1040 
ISSN: 
2734-9918 Website:  
1028 
Bài báo nghiên cứu* 
ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH KHÁNG OXY HÓA 
CỦA CAO CHIẾT NGHỆ TRẮNG (Curcuma aromatica Salisb) 
Bùi Thị Kim Lý1, Nguyễn Thị Mỹ Oanh1,2, Nguyễn Thị Liên Thương1, Hoàng Thành Chi1* 
1Viện Phát triển Ứng dụng, Trường Đại học Thủ Dầu Một, Việt Nam 
2Khoa Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 
*Tác giả liên hệ: Hoàng Thành Chi – Email: chiht@tdmu.edu.vn 
Ngày nhận bài: 09-10-2020; ngày nhận bài sửa: 27-4-2021; ngày duyệt đăng: 08-6-2021 
TÓM TẮT 
Ở Việt Nam, Nghệ trắng (Curcuma aromatica Salisb) – còn được gọi là Ngải trắng – có đến 
27 loài được tìm thấy nhiều ở Lâm Đồng, Quảng Bình, Tây Bắc và Đắk Lắk. Bài báo này nêu kết 
quả đánh giá hoạt tính kháng oxi hóa của cao chiết từ Nghệ trắng thông qua hoạt tính bắt giữ các 
gốc tự do DPPH, ABTS và năng lực khử sắt. Kết quả cho thấy khả năng kháng oxi hóa của cao chiết 
Nghệ trắng đánh giá theo phương pháp DPPH với IC50 là 129 ± 4,816 µg/ml, theo phương pháp 
ABTS với IC50 là 25,29 ± 1,855 (µg/ml); năng lực khử sắt của cao chiết Nghệ trắng rất yếu. 
Từ khóa: ABTS; kháng oxy hóa; Nghệ trắng; Curcuma aromatica; DPPH; năng lực khử sắt 
1. Giới thiệu 
 Nghệ trắng hay còn gọi là ngải trắng có tên khoa học là Curcuma aromatica Salisb, 
thuộc chi nghệ (Curcuma) một chi lớn trong họ Gừng (Zingiberaceae) phân bố ở Ấn Độ, 
Nam Á, các vùng lân cận và các vùng núi có khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam, Nghệ trắng có 
đến 27 loài (Leong-Skornickova et al., 2015), được tìm thấy nhiều ở Lâm Đồng, Quảng 
Bình, Tây Bắc và Đắk Lắk (Do et al., 2006). Do mọc hoàn toàn tự nhiên, chưa được trồng 
phổ biến nên cây Nghệ trắng được ít người biết đến hơn so với nghệ đen và nghệ vàng. 
Về thành phần hóa học, theo Viện Nghiên cứu Dược liệu – Trường Đại học Y Dược 
Thành phố Hồ Chí Minh, trong củ nghệ nói chung và nghệ trắng nói riêng có một số thành 
phần như sau: carbohydrat (69,4%), nước (13,1%), protein (6,3%), chất béo (5,1%), chất vô 
cơ (3,5%) và sợi (2,6%). Tuy nhiên, hợp chất tiêu biểu của nghệ là tinh dầu, chứa tới 
3,05-5%. Trong tinh dầu nghệ chứa các thành phần như: tuemeron (58%); benzene (25%); 
borneol (10,5%); D. phelandren (1%) Ngoài ra, trong củ nghệ còn chứa những hợp chất 
màu, chủ yếu là các dẫn xuất của diarylheptan, curcumin (5%), bis(4-hydroxycinnamoyl)-
methane và 4-hydroxycinnamoyl-(feruloyl)-methane. Về công dụng, củ Nghệ trắng có vị 
cay, đắng, tính hàn được ứng dụng vào thực tiễn với các mục đích khác nhau như làm gia vị, 
Cite this article as: Bui Thi Kim Ly, Nguyen Thi My Oanh, Nguyen Thi Lien Thuong, & Hoang Thanh Chi 
(2021). Assessment of antioxidant activities of Curcuma Aromatica Salisb extracts. Ho Chi Minh City 
University of Education Journal of Science, 18(6), 1028-1040. 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Bùi Thị Kim Lý và tgk 
1029 
lá nghệ xắt nhuyễn có thể khử mùi tanh, tăng hương vị, kích thích vị giác hoặc dùng làm 
thuốc. Theo y học dân gian, nghệ trắng kết hợp với mật ong được dùng như một vị thuốc để 
chữa bệnh đau dạ dày, dùng chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, viêm gan mãn tính, 
ho gà, tê thấp, sưng tấy và trị rắn cắn; dùng ngoài chữa bong gân, sai khớp, thông thường 
phối hợp với các vị thuốc khác (Pham, 2003). Nghệ trắng chứa nhiều thành phần giúp ngăn 
ngừa một số bệnh ung thư do tác dụng tiêu diệt và loại bỏ các khối u, các chất này còn có 
tác dụng giúp cơ thể loại bỏ các chất béo dư thừa trong máu, làm giảm ngưng kết tiểu cầu 
ngăn ngừa bệnh tim mạch, huyết áp (Sikha et al., 2015). 
Các nghiên cứu trên nghệ vàng và nghệ đen ở nước ta rất phổ biến, tuy nhiên nghiên 
cứu về hoạt tính sinh học của Nghệ trắng còn rất ít đặc biệt là hoạt tính kháng oxi hóa của 
Nghệ trắng vẫn chưa được công bố trong nước. Do đó, chúng tôi tập trung nghiên cứu hoạt 
tính kháng oxi hóa của Nghệ trắng bằng các phương pháp đánh giá bắt gốc tự do DPPH, 
ABTS và khả năng khử sắt. 
2. Vật liệu và phương pháp 
2.1. Nguyên liệu 
Củ Nghệ trắng được thu hái tại vùng Bảy Núi, An Giang. Sau khi thu, củ Nghệ trắng 
được rửa sạch, phơi dưới ánh nắng mặt trời đến khối lượng không đổi. Xay và lọc qua rây 
tạo bột. Mẫu bột được chiết kiệt với methanol tuyệt đối. Đầu tiên, ngâm dược liệu với một 
lượng methanol vừa đủ, sau đó đặt trên máy lắc. Sau 24 giờ, tiến hành lọc qua giấy lọc để 
thu được dịch chiết của Nghệ trắng. Tiến hành lọc 4-5 lần để chiết được triệt để lượng các 
hợp chất có trong mẫu bột củ Nghệ trắng. Gom các mẫu dịch chiết, tiến hành cô quay chân 
không làm giảm thể tích ở nhiệt độ 50oC và để bay hơi đến khối lượng không đổi thu được 
cao Nghệ trắng. Cân định lượng cao, hoà tan với methanol 100%, để thu được stock 
200 mg/ml. 
2.2. Định lượng polyphenol trong cao chiết dược liệu 
Thuốc thử Folin-Ciocalteu chứa chất oxi hóa  ...  
AMẫu: độ hấp thu cực đại của mẫu cần đo 
Dùng phương pháp nội suy để tính giá trị IC50 tức là nồng độ dịch chiết tại đó khả năng 
trung hòa 50% gốc tự do ABTS+. 
2.6. Khảo sát khả năng kháng oxy hóa bằng phương pháp FRAP (Ferric ion Reducing 
Antioxidant Power) 
Khả năng khử của Nghệ trắng được đánh giá bằng khả năng khử potassium 
ferricyanide (K3Fe(CN)6) thành dạng potassium ferrocyanide (K4Fe(CN)6) (Alam et al., 
2013). Phản ứng của Fe3+ trong FeCl3 với potassium ferroanide tạo thành phức sắt 
(K4[Fe(CN)6]3) màu xanh dương. Mức độ tăng cường độ màu xanh tỉ lệ thuận với hàm lượng 
chất chống oxy hóa có trong mẫu. Đo mức tăng cường độ màu này ở bước sóng 700 nm. 
Phương trình phản ứng: 
4 Fe3+ + 3 K4[Fe(CN)6] → Fe4[Fe(CN)6]3 + 12 K+ 
Quy trình thực hiện như sau: lần lượt chuẩn bị các dung dịch potassium ferricyanide 
1%, acid tricloacetic 10%, FeCl3 0,1%, catechin (62,5-1000 µg/ml). Tiến hành pha hỗn hợp 
gồm có: 1 ml dịch chiết Nghệ trắng, 2,5 ml dịch đệm PBS (pH 6.6), 2,5 ml potassium 
ferricyanide 1%. Ủ hỗn hợp ở 50oC, 20 phút, để nguội, thêm 2,5 tricloacetic 10%, để yên 10 
phút. Hút 2,5 ml hỗn hợp sang ống mới có sẵn 2,5 ml nước. Cho 0,5 ml FeCl3 0.1% và đo 
độ hấp thụ quang ở bước sóng 700 nm. 
2.7. Phương pháp phân tích số liệu 
Thí nghiệm được lặp lại ít nhất ba lần. Kết quả thí nghiệm được xử lí bằng phần mềm 
Graphpad Prism 7. 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 18, Số 6 (2021): 1028-1040 
1032 
3. Kết quả và thảo luận 
3.1. Kết quả tách chiết cao củ Nghệ trắng 
Cao chiết Nghệ trắng nồng độ 200 mg/ml được minh họa qua Hình 1. 
Hình 1. Kết quả xử lí và tách chiết mẫu Nghệ trắng 
(A) Nghệ trắng;(B) Bột Nghệ trắng; (C) Bột Nghệ trắng ngâm trong methanol; 
(D) Dịch chiết đã lọc; (E) Cao chiết Nghệ trắng nồng độ 200 mg/ml 
Hiệu suất tách chiết của dược liệu được ghi nhận cụ thể trong Bảng 1. 
Bảng 1. Hiệu suất tách chiết cao Nghệ trắng 
Dược liệu 
Lần 
chiết 
Khối lượng 
bột (g) 
Khối lượng cao 
(g) 
Hiệu suất 
(%) 
Hiệu suất 
trung bình (%) 
Nghệ trắng 
I 20 0,8215 4,1000 
4,651 ± 0,3386 II 20 1,0535 5,2675 
III 20 0,9172 4,5860 
Hiệu suất tách chiết trung bình của cao chiết Nghệ trắng là 4,651 ± 0,3386 (%). 
3.2. Kết quả định lượng polyphenol tổng số 
Kết quả phân tích sơ bộ thành phần hóa học trong mẫu Nghệ trắng bằng phương pháp 
Ciuley cho thấy trong Nghệ trắng chứa polyphenol và flavonoid. Do đó chúng tôi tiến hành 
định lượng 2 thành phần này vì có ảnh hưởng đến khả năng kháng oxi hóa của cao Nghệ trắng. 
Dựa vào sự hấp thụ quang phổ tại bước sóng 765 nm, đường chuẩn acid gallic được 
thiết lập trong Hình 2. 
0 1 0 0 2 0 0 3 0 0 4 0 0 5 0 0
0
1
2
3
Hình 2. Đường chuẩn acid gallic 
Nồng độ acid gallic (µg/ml) 
M
ậ
t 
đ
ộ
 q
u
a
n
g
 (
7
6
5
 n
m
) y = 0,005349*x + 0,04574 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Bùi Thị Kim Lý và tgk 
1033 
Phương trình đường chuẩn acid gallic được phân tích bằng phần mềm Graphpad prism: 
y = 0,0053x + 0,0457 với hệ số tương quan r2 = 0,9986. 
Kết quả định lượng polyphenol tổng số đối với cao chiết Nghệ trắng được ghi nhận 
trong Bảng 2. 
Bảng 2. Kết quả đo polyphenol của cao chiết Nghệ trắng 
Lần chiết ∆ OD 
Hàm lượng 
(mg GAE/g) 
I 0,401 66,98 
II 0,343 56,04 
III 0,360 59,36 
Hàm lượng trung bình (mg GAE/g) 60,79 ± 3,24 
Hàm lượng polyphenol trung bình được xác định trong dịch chiết methanol Nghệ trắng 
bằng cách chiết ngâm là 60,79 ± 3,24 (mg GAE/g). Trong một nghiên cứu khác cho thấy 
Nghệ trắng chiết bằng phương pháp Soxhlet ở các dung môi có độ phân cực khác nhau cho 
hàm lượng polyphenol tổng số khá cao với dịch chiết nghệ trong ethyl acetate, ethanol và 
nước có hàm lượng polyphenol tổng số là 231 ± 1,46 (mg Ascorbic acid/g) trong ethyl 
acetate, 83,5 ± 0,13 (mg Ascorbic acid/g) trong ethanol và 77,3 ± 1,69 (mg Ascorbic acid/g) 
trong nước (Srividya et al., 2012). Tuy nhiên, việc sử dụng chất chuẩn khác nhau, phương 
pháp tách chiết hay dung môi sử dụng tách chiết cũng là nguyên nhân tạo ra sự sai khác về 
hàm lượng polyphenol trong dịch chiết Nghệ trắng. Nhìn chung, với hàm lượng polyphenol 
tổng số như trên cũng đóng góp làm tăng hoạt tính sinh học cho Nghệ trắng. 
3.3. Kết quả định lượng flavonoid tổng số 
Đường chuẩn rutin được xây dựng dựa vào phản ứng của rutin với AlCl3 và đo quang 
phổ hấp thụ tại bước sóng 510 nm (Hình 3). 
Phương trình đường thẳng tuyến tính được xây dựng trên phần mềm Graphpad prism: 
y = 0,0011x + 0,0108 với hệ số tương quan r2 = 0,9999. 
0 2 5 0 5 0 0 7 5 0 1 0 0 0
0 .5
1 .0
1 .5
0
Hình 3. Đường chuẩn rutin 
Nồng độ rutin (µg/ml) 
M
ậ
t 
đ
ộ
 q
u
a
n
g
 (
5
1
0
 n
m
) 
y = 0,001098*x + 0,01084 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 18, Số 6 (2021): 1028-1040 
1034 
Kết quả đo hàm lượng flavonoid của dịch chiết Nghệ trắng được ghi nhận trong 
Bảng 3. 
Bảng 3. Kết quả đo flavonoid cao chiết Nghệ trắng 
Lần chiết ∆ OD 
Hàm lượng 
(mg RE/g) 
I 0,1557 133,18 
II 0,1515 129,36 
III 0,1689 145,18 
Hàm lượng trung bình (mg RE/g) 135,91 ± 4,77 
Hàm lượng flavonoid tổng số trong dịch chiết Nghệ trắng 135,91 ± 4,77 (mg RE/g). 
Kết quả định lượng cho thấy flavonoid chiếm tỉ lệ khá lớn trong thành phần của dược liệu, 
từ đó hợp chất này cũng giúp tăng hoạt tính sinh học của Nghệ trắng. 
3.4. Kết quả thí nghiệm bắt gốc tự do DPPH của cao Nghệ trắng 
Kết quả thử nghiệm DPPH trên dịch chiết Nghệ trắng và vitamin C được ghi nhận 
trong bảng 4, Hình 3. Số liệu cho thấy theo chiều tăng dần nồng độ của dịch chiết dược liệu 
cũng như vitamin C lượng DPPH bị bắt càng tăng. 
Bảng 4. Kết quả thí nghiệm DPPH của cao chiết Nghệ trắng 
Nồng độ (µg/ml) 
% DPPH bị bắt giữ 
Nghệ trắng Vitamin C 
1,953 1,68 0,77 12,53 1,95 
3,906 2,27 0,46 26,58 2,99 
7,813 7,26 0,86 58,73 7,89 
15,625 8,98 2,79 82,42 4,63 
31,25 16,80 0,54 87,31 0,42 
62,5 28,29 2,21 87,84 0,36 
125 47,21 2,30 88,03 0,14 
250 72,35 1,35 88,98 0,29 
500 84,52 0,52 89,61 0,03 
1000 84,97 0,48 89,41 0,20 
Đường biểu diễn khả năng bắt giữ gốc tự do của DPPH được thể hiện trong Hình 4, có 
thể thấy khả năng bắt giữ DPPH của dịch chiết Nghệ trắng là rất thấp. Đường biểu diễn ngày 
càng tiệm cận với đường biểu diễn khả năng bắt giữ DPPH của vitamin C khi nồng độ dịch 
chiết tăng. Cụ thể, phần trăm DPPH bị bắt giữ đạt cực đại khi ở nồng độ dịch chiết Nghệ 
trắng (500 µg/ml) và vitamin C (62,5 µg/ml). 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Bùi Thị Kim Lý và tgk 
1035 
Hình 3. Kết quả phản ứng DPPH 
(A)Vitamin C; (B) Nghệ trắng 
(a) 1000 mg/ml; (b) 500 mg/ml; (c) 250 mg/ml; (d) 125 mg/ml; (e) 62,5 mg/ml; 
(f) 31,25 mg/ml; (g) 15,625 mg/ml; (h) 7,813 mg/ml; (i) 3,906 mg/ml; 
(j) 1,953 mg/ml; (k) chứng âm. 
Hình 4. Biểu đồ biểu hiện khả năng bắt giữ DPPH 
của dịch chiết Nghệ trắng và vitamin C 
Kết quả bắt giữ DPPH của các dịch chiết được phân tích và xử lí bằng phần mềm 
Graphpad prism 7. Phương trình hồi quy được suy ra: 
- Vitamin C: y = (100 x1,309) / (6,6791,309 + x1,309) với hệ số tương quan 
r2 = 0,9654. 
- Dịch chiết Nghệ trắng: y = (100 x1,14) / (1291,14 + x1,14) với hệ số tương quan 
r2 = 0,9946. 
Từ phương trình hồi quy, giá trị IC50 của dịch chiết Nghệ trắng và vitamin C lần lượt 
là 129 4,82 µg/ml và 6,68 0,72 µg/ml. Thí nghiệm cho thấy cao Nghệ trắng chiết trong 
A 
B 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 18, Số 6 (2021): 1028-1040 
1036 
methanol cũng có khả năng kháng oxi hóa tương tự như chiết trong dung môi ethanol với 
IC50 120 µg/ml (Nahak et al., 2011). 
3.5. Kết quả thí nghiệm bắt gốc tự do ABTS+ của cao chiết Nghệ trắng 
Kết quả khả năng bắt giữ ABTS+ của dịch chiết Nghệ trắng và vitamin C được đánh 
giá và ghi nhận cụ thể trong Bảng 5. Tương tự như kết quả thí nghiệm DPPH, thí nghiệm 
cho thấy khả năng bắt giữ ABTS+ tăng dần theo nồng độ dịch chiết dược liệu cũng như 
vitamin C thông qua sự chuyển màu từ màu xanh của ABTS+ sang màu trắng của ABTS 
(Hình 5). 
Bảng 5. Kết quả thí nghiệm ABTS của cao chiết Nghệ trắng 
Nồng độ (µg/ml) 
% ABTS+ bị bắt giữ 
Nghệ trắng Vitamin C 
3,125 8,02 0,42 25,85 3,45 
6,25 23,26 2,70 52,90 4,99 
12,5 28,06 1,37 99,69 0,03 
25 44,71 1,21 99,80 0,07 
50 62,73 1,69 99,68 0,02 
100 97,71 1,34 99,82 0,18 
200 97,79 0,20 99,65 0,18 
400 97,72 0,23 99,78 0,14 
Kết quả thí nghiệm ghi nhận được cho thấy khả năng bắt gốc tự do ABTS+ của vitamin 
C là rất mạnh và cao hơn dịch chiết Nghệ trắng. Tuy vậy, khi nồng độ tăng dần đến 100 
µg/ml thì khả năng bắt giữ ABTS+ của dịch chiết Nghệ trắng đạt cực đại và gần bằng so với 
vitamin C. 
Kết quả phương trình hồi quy được phân tích từ phần mềm Graphpad prism 7 
(Hình 6). 
- Vitamin C: y = (100 x2,585) / (5,3122,585 + x2,585) với hệ số tương quan r2 = 0,9807. 
- Dịch chiết Nghệ trắng: y = (100 x1,279) / (25,291,279 + x1,279) với hệ số tương quan 
r2 = 0,9641. 
Phương trình cho thấy vitamin C có khả năng bắt giữ ABTS+ mạnh với IC50 = 5,31 
0,22 (µg/ml), dịch chiết Nghệ trắng cũng cho kết quả tương tự như vitamin C với giá trị IC50 
là 25,29 1,86 (µg/ml). Kết quả thử nghiệm ABTS một lần nữa khẳng định tiềm năng ứng 
dụng hoạt tính kháng oxi hóa có trong củ Nghệ trắng cho việc nghiên cứu và phát triển các 
dòng sản phẩm mới. 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Bùi Thị Kim Lý và tgk 
1037 
Hình 5. Kết quả phản ứng ABTS 
(A)Vitamin C; (B) Nghệ trắng 
(a) 200 mg/ml; (b) 100 mg/ml; (c) 50 mg/ml; (d) 25 mg/ml; (e) 12,5 mg/ml; 
(f) 6,25 mg/ml; (g) 3,125 mg/ml; (h) 1,563 mg/ml; (i) chứng âm 
Hình 6. Biểu đồ biểu hiện khả năng bắt giữ ABTS+ của dịch chiết Nghệ trắng và vitamin C 
3.6. Kết quả thí nghiệm đánh giá năng lực khử sắt (FRAP) 
Kết quả đánh giá năng lực khử của Nghệ trắng và vitamin C được trình bày trong Bảng 
6, Hình 7 và 8. Độ hấp thụ quang tại 700 nm tăng dần theo các mức tăng nồng độ dịch chiết, 
điều này phản ánh năng lực khử của dịch chiết tỉ lệ thuận với nồng độ. 
Bảng 6. Kết quả thí nghiệm năng lực khử sắt (FRAP) của dịch chiết Nghệ trắng 
Nồng độ (µg/ml) 
Số đo độ hấp thụ quang phổ tại bước sóng 700 nm 
Nghệ trắng Vitamin C 
1000 0,342 0,039 2,499 0,030 
500 0,203 0,029 1,571 0,693 
250 0,129 0,013 0,5827 0,036 
125 0,066 0,007 0,038 0,007 
62,5 0,046 0,011 0,024 0,003 
0 0,02 0,011 0,02 0,011 
A 
C 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 18, Số 6 (2021): 1028-1040 
1038 
Dựa vào số liệu, hình ảnh có thể khẳng định trong dịch methanol chiết Nghệ trắng có 
khả năng khử sắt, tuy nhiên năng lực khử rất yếu. Cụ thể, ở nồng độ 62,5 µg/ml vitamin C 
khử sắt và đạt trạng thái bão hòa, trong khi đó ở nồng độ 250 µg/ml dịch chiết Nghệ trắng 
mới bắt đầu có sự chuyển màu từ vàng sang xanh (Hình 7). 
Hình 7. Kết quả thí nghiệm đánh giá năng lực khử sắt (FRAP) 
(A) Vitamin C; (B) Nghệ trắng 
(a) 1000 mg/ml; (b) 500 mg/ml; (c) 250 mg/ml; (d) 125 mg/ml; 
 (e) 62,5 mg/ml; (f) 31,25 mg/ml; (g) chứng âm. 
Hình 8. Biểu đồ biểu hiện độ hấp thụ quang phổ trong thí nghiệm năng lực khử sắt (FRAP) 
của dịch chiết Nghệ trắng và vitamin C 
A 
B 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Bùi Thị Kim Lý và tgk 
1039 
4. Kết luận và kiến nghị 
Từ các kết quả trên cho thấy trong cao chiết methanol của Nghệ trắng có sự hiện diện 
của nhiều hợp chất như saponin, glycoside, tím, đường khử. Hàm lượng polyphenols trong 
cao chiết Nghệ trắng đo được là 60,79 ± 3,239 (mgGAE/g) và flavonoids là 135,9 ± 4,766 
(mgRE/g). Hoạt tính kháng oxi hóa của cao chiết Nghệ trắng được đánh giá thông qua 
phương pháp DPPH với IC50 là 129 4,816 µg/ml và thông qua phương pháp ABTS với 
IC50 là 25,29 1,855 (µg/ml). Ngoài ra kết quả ghi nhận qua phương pháp PFRAP đánh 
giá năng lực khử sắt cho thấy năng lực khử sắt của cao chiết Nghệ trắng rất yếu. 
❖ Tuyên bố về quyền lợi: Các tác giả xác nhận hoàn toàn không có xung đột về quyền lợi. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Abramovic, H., Grobin, B., Poklar, N. U., & Cigic, B. (2017). The Methodology Applied in DPPH, 
ABTS and Folin-Ciocalteau Assays Has a Large Influence on the Determined Antioxidant 
Potential. Acta Chim Slov, 64(2), 491-499. 
Alam, M. N., Bristi, N. J., & Rafiquzzaman, M. (2013). Review on in vivo and in vitro methods 
evaluation of antioxidant activity. Saudi Pharmaceutical Journal, 21(2), 143-152. 
Do, H. B., Dang, Q. C., Bui, X. C, Nguyen, T. D., Do, T. D, Pham, V. H., & Toan, T. (2006). Cay 
thuoc va dong vat lam thuoc o Viet Nam (Medicinal Plants and Animals in Vietnam). Science 
and Technics Publising House. 
Leong-Skornickova, J., Ly, N.S, & Nguyen., Q. B. (2015) Curcuma arida and C. sahuynhensis, two 
new species from subgenus Ecomata (Zingiberaceae) from Vietnam. Phytotaxa, 192, 181-189. 
Nahak, D. G., & Sahu, R. (2011). Evaluation of antioxidant activity in ethanolic extracts of five 
curcuma species. International Research Journal of Pharmacy, 2(12):243-248. 
Pękal, A., & Pyrzynska, K. (2014). Evaluation of Aluminium Complexation Reaction for Flavonoid 
Content Assay. Food Analytical Methods, 7, 1776-1782. 
Pham, H. H (2003). Cay co Viet Nam (Vietnam plants). Tre Publishing House, Hochiminh City. 
Samatha, T., Shyamsundarachary, R., Srinivas, P., & Nanna, R. S. (2012). Quantification of total 
phenolic and total flavonoid contents in extracts of Oroxylum indicum L.Kurz. Asian Journal 
of Pharmaceutical and Clinical Research, 5, 177-179. 
Sikha, A., Harini, A., & Prakash, L. H. ( 2015). Pharmacological activities of wild turmeric (Curcuma 
aromatica Salisb): a review. Journal of Pharmacognosy and Phytochemistry, 3, 1-4. 
Srividya, a. r., Dhanabal, P., Bavadia, P., Vishnuvarthan, V., & Kumar, M. (2012). Antioxidant and 
antidiabetic activity of Curcuma aromatica. International Journal of Research in Ayurveda 
and Pharmacy, 3, 401-405. 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 18, Số 6 (2021): 1028-1040 
1040 
ASSESSMENT OF ANTIOXIDANT ACTIVITIES 
OF CURCUMA AROMATICA SALISB EXTRACTS 
Bui Thi Kim Ly1, Nguyen Thi My Oanh1,2, Nguyen Thi Lien Thuong1, Hoang Thanh Chi1* 
1Institute of Applied Technology, Thu Dau Mot University, Binh Duong Province, Vietnam 
2Department of Biotechnology, Nong Lam University Ho Chi Minh City, Vietnam 
*Corresponding author: Hoang Thanh Chi – Email: chiht@tdmu.edu.vn 
Received: October 09, 2020; Revised: April 27, 2021; Accepted: June 08, 2021 
ABSTRACT 
Curcuma aromatica Salisb, also known as ngai trang, has up to 27 species in Vietnam, with 
the most common being present in Lam Dong, Quang Binh, Northwest, and Dak Lak. This paper 
presents the findings of an assessment of the antioxidant activity of a turmeric extract using DPPH, 
ABTS, and Ferric ion Reducing Antioxidant Power capacity. The findings revealed that the anti-
oxidation activity of white turmeric extract tested using the DPPH method with an IC50 was 129,00 
 4,816 (g/ml) and the ABTS method with an IC50 was 25,29 1,855 (g/ml) and that the extract's 
ferric ion reducing antioxidant power capacity was quite low. 
Keywords: ABTS; antioxidant; Curcuma aromatica; DPPH; ferric ion reducing antioxidant 
power 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_hoat_tinh_khang_oxy_hoa_cua_cao_chiet_nghe_trang_cu.pdf