Đặc điểm sinh thái quần xã rong biển ven quần đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận
Nghiên cứu này nhằm cung cấp thông tin về các đặc trưng sinh thái của quần xã rong biển tự nhiên tại vùng
biển ven quần đảo Phú Quý. Bằng phương pháp khảo sát dây mặt cắt (Line - intercept method) có sử dụng thiết bị
lặn (SCUBA), chúng tôi tiến hành nghiên cứu 24 mặt cắt cố định trong 2 năm 2017-2018 tại vùng biển ven quần đảo
Phú Quý, huyện Phú Quý, tỉnh Bình Thuận. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 136 loài, 36 họ, 21 bộ thuộc 4
ngành rong. Trong đó, ngành rong đỏ (Rhodophyta) có số loài được xác định nhiều nhất (chiếm 44,85%). Khu hệ
rong biển mang tính chất nhiệt đới (P = 3,3). Nền đáy cứng là nơi tập trung hầu hết số loài từ vùng triều đến vùng
dưới triều tới độ sâu 20m. Một số khu vực phân bố tập trung loài, nhóm loài rong có sinh khối lớn, mật độ cao như ở
Hòn Tranh có nhóm rong guột (Caulerpa) đạt độ phủ 100%, sinh lượng từ 500-10.880g tươi/m2; phía Đông, Tây Bắc
Phú Quý và khu Mộ Thầy có nhóm rong mơ (Sargassum) đạt độ phủ từ 35-60%, sinh lượng đạt từ 600-6.200g
tươi/m2. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho các nhà khoa học, nhà quản lý định hướng công tác bảo tồn và
phát triển nguồn lợi rong biển tại đảo Phú Quý.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm sinh thái quần xã rong biển ven quần đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận
Vietnam J. Agri. Sci. 2021, Vol. 19, No. 7: 875-884 Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2021, 19(7): 875-884 www.vnua.edu.vn 875 ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI QUẦN XÃ RONG BIỂN VEN QUẦN ĐẢO PHÚ QUÝ, TỈNH BÌNH THUẬN Đinh Thanh Đạt*, Đỗ Anh Duy, Trần Văn Hướng Viện Nghiên cứu Hải sản Tác giả liên hệ: dtdatrimf@gmail.com Ngày nhận bài: 31.08.2020 Ngày chấp nhận đăng: 06.05.2021 TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm cung cấp thông tin về các đặc trưng sinh thái của quần xã rong biển tự nhiên tại vùng biển ven quần đảo Phú Quý. Bằng phương pháp khảo sát dây mặt cắt (Line - intercept method) có sử dụng thiết bị lặn (SCUBA), chúng tôi tiến hành nghiên cứu 24 mặt cắt cố định trong 2 năm 2017-2018 tại vùng biển ven quần đảo Phú Quý, huyện Phú Quý, tỉnh Bình Thuận. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 136 loài, 36 họ, 21 bộ thuộc 4 ngành rong. Trong đó, ngành rong đỏ (Rhodophyta) có số loài được xác định nhiều nhất (chiếm 44,85%). Khu hệ rong biển mang tính chất nhiệt đới (P = 3,3). Nền đáy cứng là nơi tập trung hầu hết số loài từ vùng triều đến vùng dưới triều tới độ sâu 20m. Một số khu vực phân bố tập trung loài, nhóm loài rong có sinh khối lớn, mật độ cao như ở Hòn Tranh có nhóm rong guột (Caulerpa) đạt độ phủ 100%, sinh lượng từ 500-10.880g tươi/m2; phía Đông, Tây Bắc Phú Quý và khu Mộ Thầy có nhóm rong mơ (Sargassum) đạt độ phủ từ 35-60%, sinh lượng đạt từ 600-6.200g tươi/m2. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho các nhà khoa học, nhà quản lý định hướng công tác bảo tồn và phát triển nguồn lợi rong biển tại đảo Phú Quý. Từ khoá: Quần xã, quần thể, sinh thái, rong biển, Phú Quý. Ecological Characteristics of Seaweed Communities at Phu Quy Archipelago, Binh Thuan province ABSTRACT This study aimed to obtain more knowledge about the ecological characteristics of the natural seaweed communities in the coastal areas of Phu Quy archipelago, Binh Thuan province. Using the line-intercept method and SCUBA diving, we conducted a study of 24 survey stations in the coastal areas of Phu Quy archipelago from 2017 to 2018. The results showed that a total of 136 species belonging to 36 families, 21 orders of 4 seaweed phyla was identified. Of the identified scpecies, the red seaweed (Rhodophyta) was the most abundant group with 67 species (44.85%). The seaweed species in Phu Quy archipelago were recorded in the tropical floras (P = 3.3). The seaweed species were mostly concentrated on hard bottoms from the tidal zone to the sub-tidal zone and a depth of 20m. The high biomass and density of seaweed were calculated at Hon Tranh Island. For example, the average coverage of seagrapes (Caulerpa) was 100% and the wet biomass weight from 500 to 10,880 g/m2 in Hon Tranh Island; the coverage of brown seaweed (Sargassum) was from 35 to 60% and the wet biomass weight from 600 to 6.200 g/m2 in the Mo Thay area, the East and Northwest of Phu Quy island. These research results are scientific bases for the conservation and development of seaweed communities in Phu Quy archipelago. Keywords: Biome, population, ecology, seaweed, Phu Quy. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Quần đảo Phú Quý, huyện Phú Quý, tỉnh Bình Thuận có 6 đảo nổi gồm: Phú Quý, Hòn Tranh, Hòn Trứng ở phía Nam, Hòn Đỏ, Hòn Đen, Hòn Giữa ở phía Bắc. Phú Quý là đảo lớn nhất, có diện tích 16km2, chiếm đến 97% diện tích nổi của toàn huyện đảo. Đảo Phú Quý có dạng hình chữ nhật lệch, chiều dài Bắc - Nam khoảng 7km, chiều rộng Đông - Tây khoảng 4,5km. Phần bãi triều và dưới triều của quần đảo Phú Quý bao gồm các dạng: bãi triều rạn đá gốc điển hình (bãi triều được hình thành do các lớp đá gốc nằm chồng chất lên nhau); bãi triều Đặc điểm sinh thái quần xã rong biển ven quần đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận 876 rạn đá - cát (là loại hình có cấu trúc phần cao triều là đá gốc điển hình, phần giáp ranh là vùng trung - cao triều là cát và đá gốc); bãi đá tảng - cát (gồm các tảng đá lớn nhỏ có nguồn gốc từ các bãi đá gốc); bãi cát - san hô và bãi rong, cỏ biển - san hô (Khương Văn Hải, 2012). Rong biển thuộc nhóm thực vật thủy sinh bậc thấp, thích nghi với điều kiện ngập nước, có khả năng chịu đựng được các ngưỡng dinh dưỡng, độ muối, độ sâu, nhiệt độ, thời gian phơi cạn và mức độ sóng vỗ, v.v khác nhau tùy theo từng loài, từng vĩ độ địa lý và thời gian trong năm (Nguyễn Hữu Đại, 1999). Cơ thể rong biển có cấu tạo từ đơn giản đến phức tạp. Các tế bào trong cơ thể chứa hệ thống sắc tố giúp cho quá trình quang hợp tạo ra các sản phẩm hữu cơ từ các chất vô cơ, nhờ đó chúng có khả năng tự dưỡng. Cũng như các quần xã sinh vật khác, về mặt sinh thái quần xã rong biển được đặc trưng bởi tính đa dạng, thành phần loài, sự phân bố, các mối quan hệ sinh thái và hiện tượng khống chế sinh học,... Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu đặc điểm sinh thái quần xã rong biển ven quần đảo Phú Quý. Đây là cơ sở khoa học quan trọng cho việc bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn lợi rong biển, phục vụ nhu cầu phá ... diện tích các nền đáy có rong phân bố là không nhiều và mật độ thưa, sinh lượng thấp. * Phân bố theo độ sâu: Độ sâu phân bố của rong biển ven đảo là không lớn lắm. Hầu hết các loài rong biển chỉ phân bố từ độ sâu 20m trở vào bờ. Chế độ bán nhật triều ở vùng biển ven quần đảo Phú Quý có biên độ thuỷ triều tương đối lớn nên việc phân chia vùng triều và vùng dưới triều là rõ nét. Về cơ bản có hai dạng phân bố theo độ sâu của rong biển là phân bố vùng triều và phân bố vùng dưới triều. - Vùng triều: Trong 136 loài rong biển được ghi nhận, có rất nhiều loài có độ sâu phân bố từ vùng triều xuống tới vùng dưới triều. Sự khác nhau về độ sâu phân bố chỉ thể hiện ở tỷ lệ sinh lượng và tần suất xuất hiện ở vùng triều hay dưới triều. Tuy nhiên cũng có nhiều loài và nhóm loài chỉ được ghi nhận ở một kiểu sinh thái hoặc vùng triều hoặc vùng dưới triều (Bảng 2). - Vùng dưới triều: Sự khác nhau về phân bố của rong biển vùng dưới triều thể hiện khá rõ nét. Phần lớn các loài rong tập trung phân bố và có sinh lượng cao nhất ở phần trên vùng dưới triều; ở phần dưới vùng dưới triều số lượng loài ít hơn và sinh lượng khá thấp (Bảng 3). 3.3. Quan hệ giữa các loài trong quần xã rong biển ven quần đảo Phú Quý * Tính ưu thế loài, nhóm loài và diện phân bố: Tính ưu thế của một loài hay nhóm loài được thể hiện thông qua độ phủ và diện tích phân bố của loài và nhóm loài. Quần đảo Phú Quý có diện tích vùng triều tương đối rộng lớn, đây cũng là nơi phân bố của nhiều loài rong biển ven bờ. Các loài rong biển trong vùng triều phổ biến là các loài thuộc ngành rong lục như rong guột (Caulerpa), rong cải biển (Ulva), rong lông cứng (Cladophora),; ngành rong nâu như nhóm rong quạt (Padina), rong bóng trơn (Colpomenia)...; ngành rong đỏ như nhóm rong đông (Hypena), rong mào gà (Laurencia)... phân bố rải rác tại các vũng nước còn đọng lại trong vùng triều khi triều rút. Bảng 2. Các loài và nhóm loài rong biển phân bố ở vùng triều ven quần đảo Phú Quý Phân chia mức triều Loài và nhóm loài rong phân bố Vùng trên triều Không có rong biển phân bố. Mực trung bình triều dâng nhiệt đới Vùng triều Vùng triều cao Oscillatoria, Phormidium, Symploca. Mực trung bình triều dâng xích đạo Vùng triều giữa Ulva, Mastophora, Chaetomorpha. Mực trung bình triều rút xích đạo Vùng triều thấp Gelidiella, Halimeda, Liagora, Galaxaura, Jania, Titanophora, Boodlea, Padina, Sargassum, Turbinaria, Lobophora, Ulva, Bryopsis, Amphiroa, Actinotrichia, Chaetomorpha, Enteromorpha, Colpomenia. Mực trung bình triều rút nhiệt đới - 0m Bảng 3. Các loài và nhóm loài rong biển phân bố ở vùng dưới triều ven quần đảo Phú Quý Phân chia mức triều Loài và nhóm loài rong phân bố Vùng dưới triều Phần trên Portieria, Peyssonnelia, Caulerpa, Codium, Halimeda, Liagora, Galaxaura, Jania, Titanophora, Boodlea, Padina, Sargassum, Turbinaria, Lobophora, Boodlea, Ulva, Bryopsis, Amphiroa, Actinotrichia, Gracilaria, Dictyota, Dictyosphaeria, Colpomenia, Valonia, Chnoospora, Wurdemannia, Hypnea, Peyssonnelia. Mực trung bình triều rút nhiệt đới - 15m Phần dưới Jania, Amphiroa, Actinotrichia, Dictyota, Chnoospora, Wurdemannia, Peyssonnelia. Đặc điểm sinh thái quần xã rong biển ven quần đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận 882 Vùng triều dưới là nơi tập trung nhiều hơn cả các loài rong biển phân bố so với vùng triều trên và triều giữa, nơi đây bắt đầu xuất hiện phân bố của những nhóm loài rong có sinh lượng lớn như rong mơ (Sargassum), rong bao (Turbinaria), rong hải cốt (Halimeda),... Dù vậy, phần trên của vùng dưới triều vẫn là nơi rong biển có độ phủ và sinh lượng cao nhất. Dải độ sâu rong biển quần đảo Phú Quý phân bố tập trung từ 0m hải đồ đến 7-8m nước, đây cũng là nơi tập trung hầu hết của các nhóm loài rong biển có sinh lượng cao nhất. * Tính ưu thế về sinh lượng và mật độ phân bố: Quần xã rong biển ven quần đảo Phú Quý luôn được đặc trưng bởi các thảm rong biển, nó thể hiện ở sự ưu thế của một loài hay một nhóm loài rong biển trong một khu vực phân bố rộng lớn. Điển hình là nhóm rong gai (Palisada concreta) với độ phủ từ 45-70%, sinh lượng đạt 600-5.400g tươi/m2; rong guột (Caulerpa) có diện tích hàng chục ha, với độ phủ cao (50-90%), nhiều nơi độ phủ đạt 100%, sinh lượng đạt 500-10.880g tươi/m2. Các thảm rong này phân bố tập trung tại khu vực Hòn Tranh và phía tây bắc đảo. Khu vực phía Đông, phía Tây Bắc và khu vực Mộ Thầy có các thảm rộng lớn của rong mơ (Sargassum) với độ phủ từ 35- 60% và sinh lượng đạt khoảng 600-6.200g tươi/m2; rong guột (Caulerpa) phân bố với độ phủ từ 80-90%. Khu vực phía Bắc và Đông Nam có các thảm rong cải biển (Ulva) cũng có sinh lượng khá cao và phân bố trên diện tích hàng chục ha. Những thảm rong biển đơn loài, phủ kín một vùng rộng lớn và là đặc điểm nổi bật của hệ sinh thái rong biển nơi đây. Ngoài ra một số loài như Padina, Halimeda, Hypnea, cũng tạo thành những thảm rong lớn phân bố rải rác xung quanh đảo Phú Quý. 3.4. Hiện tượng khống chế sinh học của quần xã rong biển ven quần đảo Phú Quý Chúng tôi đã ghi nhận được hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể rong biển nào đó bị số lượng cá thể của một quần thể rong biển khác chiếm ưu thế kìm hãm ở vùng biển ven quần đảo Phú Quý. Nhờ tính ưu thế loài chúng chiếm hầu hết diện tích và không gian phân bố làm giảm cơ hội có mặt của các loài rong khác, không cho chúng có mặt trong không gian phân bố của loài. Thực tế đã ghi nhận chỉ có vài loài rong thuộc chi Amphiroa, Lobophora, Actinotrichia, Hypnea, Colpomenia và một số loài rong khác có mặt trong các thảm rong gai (Palisada concreta), thảm rong mơ (Sargassum) nhưng số lượng cá thể rất ít, chỉ mang tính chất định tính. Các thảm rong guột (Caulerpa), rong cải biển (Ulva) cũng tạo thành những vùng phân bố ưu thế, lẫn trong vùng phân bố của chúng chỉ có số ít tản rong thuộc chi Actinotrichia, Hypnea, Laurencia, Chaetomorpha và vài loài rong khác với sinh lượng rất thấp. Các thảm rong hải cốt (Halimeda), rong mào gà (Laurencia), rong quạt (Padina) và một số nhóm rong khác cũng tạo thành những vùng chiếm ưu thế với diện tích phân bố khác nhau và cũng có tính chất tương tự như các chi rong đã trình bày ở trên. Tuy nhiên, cũng không có quần thể rong biển nào chiếm ưu thế tuyệt đối, mỗi quần thể ưu thế cũng chỉ chiếm những phần không gian phân bố nhất định thích nghi với sự sinh trưởng và phát triển của loài và nhóm loài. Mức độ đa dạng loài tương đối cao (với tổng số 136 loài được ghi nhận) và diện tích phân bố của các loài và nhóm loài ưu thế cũng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trên tổng diện tích vùng triều xung quanh đảo. Đây chính là đặc tính tự cân bằng của các quần thể rong biển, nhờ vậy mà hàng trăm loài rong biển ở đây đều có những không gian phân bố nhất định với diện tích phân bố và % độ phủ khác nhau tạo nên tính đa đạng và cân bằng sinh học cho quần xã rong biển ven quần đảo Phú Quý. 4. THẢO LUẬN Kết quả khảo sát cho thấy vùng bãi triều ven quần đảo Phú Quý khá bằng phẳng. Đặc biệt các bãi triều ở phía tây, tây nam và phía bắc của đảo rộng từ 200-500m tạo ra môi trường sống, phân bố lý tưởng các loài động vật, thực vật xung quanh đảo. Các loài rong biển thường sống chung với nhau làm thành các thảm thực vật rất đa dạng, khi triều xuống thấp có thể nhìn thấy các thảm rong biển với các màu sắc khác nhau bao quanh đảo. Đinh Thanh Đạt, Đỗ Anh Duy, Trần Văn Hướng 883 Bảng 4. So sánh số lượng loài rong biển ven quần đảo Phú Quý với các đảo khu vực phía Nam Tên quần đảo Năm nghiên cứu Số loài Nguồn tài liệu Phú Quý 2017, 2018 136 Nghiên cứu này Phú Quý 2012 228 Đỗ Anh Duy (2012) Phú Quý 2013 153 Đỗ Anh Duy & cs. (2013) Phú Quốc 2011 106 Đỗ Anh Duy & cs. (2013) Thổ Chu 2017, 2018 69 Đinh Thanh Đạt & cs. (2019) Nam Du 2017, 2018 96 Đỗ Anh Duy & cs. (2019) Bảng 5. So sánh % và giá trị P số loài của các ngành rong biển Phú Quý với các đảo Tây Nam Bộ Tên đảo Tỷ lệ % ngành rong Giá trị P Nguồn tài liệu Rong đỏ Rong lục Rong nâu Rong lam Phú Quý 44,9 30,9 22,8 1,4 3,3 Nghiên cứu này Phú Quý 46,9 31,1 14,9 7,0 4,1 Đỗ Anh Duy (2012) Nam Du 45,8 26,0 24,0 4,2 3,0 Đỗ Anh Duy & cs. (2019) Thổ Chu 55,1 29,0 14,5 1,4 5.8 Đinh Thanh Đạt & cs. (2019) Để đánh giá mức độ đa dạng loài của quần xã rong biển ven quần đảo Phú Quý với quần xã rong biển ở khu vực Đông và Tây Nam Bộ, chúng tôi so sánh số liệu hiện tại với số liệu của các tác giả đã công bố gần đây (Bảng 4). Kết quả so sánh cho thấy quần xã rong biển ven quần đảo Phú Quý có số lượng loài nhiều nhất so với các đảo thuộc khu vực Đông và Tây Nam Bộ. Tổng số lượng loài rong biển ở đây gấp gần 2 lần số lượng loài rong biển thuộc quần đảo Thổ Chu, gấp hơn 1,4 lần số rong biển Nam Du và gấp gần 1,3 lần số lượng loài rong biển của đảo Phú Quốc. Tuy nhiên, việc xem xét mức đa dạng của quần xã rong biển ven quần đảo Phú Quý qua các năm thấy rằng mức độ đa dạng đã bị giảm đi theo thời gian. Trong các lần khảo sát thì năm 2012 là năm ghi nhận quần xã rong biển ven quần đảo Phú Quý có số lượng loài nhiều nhất và ít dần đi ở các lần khảo sát sau. Hiện tại số lượng loài rong biển ở ven quần đảo Phú Quý đã bị suy giảm trên 40% so với thời kỳ 2012. Sự suy giảm này là đáng kể, rất cần được đầu tư nghiên cứu nguyên nhân và đề ra các giải pháp cụ thể góp phần vào công tác bảo tồn và phát triển nguồn lợi rong biển nơi đây. So sánh thành phần loài rong biển trong quần xã rong ven quần đảo Phú Quý với quần xã rong ở một số đảo khác cho thấy, các đảo đều có sự tương đồng về tỷ lệ các ngành rong và theo xu thế ngành rong đỏ chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là ngành rong lục, rong nâu và thấp nhất là ngành rong lam. Tỷ lệ số loài ngành rong đỏ tương đồng với đảo Nam Du nhưng thấp hơn đảo Thổ Chu. Ngược lại, tỷ lệ % loài rong lam hai đảo này (quần đảo Phú Quý, Thổ Chu) bằng nhau nhưng lại thấp hơn 3 lần đảo Nam Du. So với nghiên cứu năm 2012 thì tỷ lệ % ngành rong đỏ và rong lục không có sự thay đổi nhiều, ngành rong nâu tăng lên khoảng 8 %, ngành rong lam giảm tới 5,6 % (Bảng 5). Giá trị P cho thấy quần xã rong biển ven quần đảo Phú Quý và quần xã rong biển ở các đảo vùng Tây Nam Bộ đều nằm trong khoảng 3 ≤ P ≤ 6. Như vậy, các quần xã rong biển ở các đảo này đều mang tính chất nhiệt đới hay tính hỗn hợp (Bảng 5). Đặc điểm sinh thái quần xã rong biển ven quần đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận 884 5. KẾT LUẬN Đã xác định được 136 loài thuộc 4 ngành rong biển được ghi nhận ở vùng biển ven quần đảo Phú Quý, trong đó ngành rong đỏ (Rhodophyta) có số lượng loài nhiều nhất (61 loài), ngành rong lam (Cyanobacteria) có số loái ít nhất (2 loài). Quần xã rong biển ven quần đảo Phú Quý mang tính chất của khu hệ rong biển nhiệt đới (P = 3,3); Nền đáy cứng là kiểu nền phổ biến tại đảo và là nơi phân bố hầu hết của các loài rong so với kiểu nền đáy cát, sỏi vụn san hô. Rong biển chủ yếu phân bố từ ven bờ đến độ sâu 20m, loài và nhóm loài có sự phân bố đặc trưng theo mức triều. Tính chất đặc trưng của quần xã rong biển ven quần đảo Phú Quý thể hiện ở tính ưu thế quần thể loài và nhóm loài (Palisada concreta, Caulerpa, Ulva, Sargassum, Padina, Galaxaura,). Nghiên cứu này đã ghi nhận hiện tượng khống chế sinh học ở một số loài rong đối với các loài rong khác sống trong vùng phân bố ưu thế của chúng. Điển hình là loài rong gai (Palisada concreta), nhóm rong guột (Caulerpa) và nhóm rong cải biển (Ulva). LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn Viện Nghiên cứu Hải sản và Ban chủ nhiệm đề tài KC.09.05/16- 20: “Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng nguồn lợi và khả năng khai thác, nuôi trồng các loài rong biển kinh tế tại các đảo tiền tiêu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội” đã hỗ trợ về kinh phí và cho phép chúng tôi sử dụng số liệu để hoàn thành bài báo này. TÀI LIỆU THAM KHẢO Cheney D.P. (1977). R and C/P - A new and improved ratio for comparing seaweed floras. Journal of Phycology. 13 (Suppl.): 1-13. Đinh Thanh Đat, Đỗ Anh Duy, Trần Văn Hướng & Phùng Văn Giỏi (2019). Quần xã rong biển ven quần đảo Thổ Chu, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Tuyển tập Báo cáo khoa học, Diễn đàn Khoa học toàn quốc (2019) - Sinh học biển và phát triển bền vững. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. tr. 378-393. Đỗ Anh Duy (2012). Đa dạng thành phần loài rong biển ven đảo Phú Quý, Bình Thuận. Tuyển tập báo cáo tóm tắt Hội nghị Khoa học Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tiểu ban Sinh học, Hà Nội. tr. 10-11. Đỗ Anh Duy & Đỗ Văn Khương (2013). Hiện trạng về đa dạng thành phần loài rong biển ở các đảo đã khảo sát thuộc vùng biển Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 13(2): 105-115. Đỗ Anh Duy & Đỗ Văn Khương (2013). Thành phần loài và phân bố của rong biển đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. tr. 100-108. Đỗ Anh Duy, Đinh Thanh Đạt & Đàm Đức Tiến (2019). Đa dạng loài và phân bố rong biển quần đảo Nam Du, Kiên Giang. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ. 55(4A): 71-81. Feldmann J. (1937). Recherches sur la végétation marine de la Méditerranée, La côtes des Albères, Revue algol. 10: 1-339. Khương Văn Hải (2012). Ảnh hưởng nước biển dân đến tài nguyên nước ngầm huyện đảo Phú Quý. Luận văn Thạc sĩ khoa học, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. tr. 11-12. Nguyễn Hữu Dinh, Huỳnh Quang Năng, Trần Ngọc Bút & Nguyễn Văn Tiến (1993). Rong biển Việt Nam (Phần phía Bắc). Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 364tr. Nguyễn Hữu Đại (1999). Thực vật thuỷ sinh (Phần I - Tảo). Nhà xuất bản Nông nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh. 290tr. Phạm Hoàng Hộ (1969). Rong biển Việt Nam (Phần phía Nam). Trung tâm Học liệu xuất bản. Sài Gòn. Segawa S. (1962). The Seaweeds of Japan. Hoikusha. Osaka. 175p. Stephenson T.A. & Stephenson A. (1949). The universal features of zonation between Aid-mard on rosky coats, Jour. ecol. 37(2). Taylor W.R. (1960). Marine algae of the eastern tropical and subtropical coasts of the Americas. William Randolph Taylor. The University of Michigan Press, Ann Arbor. 870p. Tseng C.K. (1983). Common Seaweeds of China. Beijing: Science Press. Tsutsui Isao, Huỳnh Quang Năng, Nguyễn Hữu Dinh, Arai Shogo & Yushida Tadao (2005). Thực vật biển thường thấy ở phía Nam. Hội rong biển Nhật Bản. Hoozuki-Syoseki Inc. Nagano. 250tr. Trono Jr. (1998). The Living Marine Resources of the Western Central Pacific - Volume 1: Seaweeds, corals, bivalves and gastropods. FAO, Rome. Uỷ ban Khoa học & Kỹ thuật Nhà nước (1981). Quy phạm điều tra rong biển. Trong: Quy phạm tạm thời điều tra tổng hợp biển. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. tr. 1-45. Yoshida T. (1998). Marine algae of Japan. Tokyo: Uchida Rokakuho Publishing.
File đính kèm:
- dac_diem_sinh_thai_quan_xa_rong_bien_ven_quan_dao_phu_quy_ti.pdf