Đặc điểm cấu trúc quần xã bọ chân chạy (Carabidae) và xác định các loài chỉ thị sinh học cho các kiểu sử dụng đất tại khu dự trữ thiên nhiên Hữu Liên, Lạng Sơn

Nghiên cứu xác định sự sai khác về thành phần loài và cấu trúc quần xã bọ chân chạy giữa các kiểu sử dụng

đất thuộc hệ sinh thái núi đá vôi tại Khu Dự trữ Thiên nhiên Hữu Liên (Lạng Sơn). Bẫy hố được sử dụng để thu thập

bọ chân chạy. Tổng cộng 80 bẫy hố được thiết lập và phân bố đều qua bốn kiểu sử dụng đất chính tại khu vực: đất

nông nghiệp, đồng cỏ, rừng trồng keo (10 năm) và rừng tái sinh (15 năm). Kết quả ghi nhận được 24 loài hình thái

bọ chân chạy từ 477 cá thể. Sinh cảnh nông nghiệp (cánh đồng ngô) ghi nhận số lượng cá thể, số lượng loài và tính

đa dạng các loài bọ chân chạy cao nhất. Cấu trúc quần xã bọ chân chạy khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa các

kiểu sử dụng đất. Phân tích đo lường đa hướng NMDS đã phân tách rõ rệt quần xã bọ chân chạy giữa sinh cảnh

nông nghiệp và sinh cảnh rừng. Lớp thảm mục ảnh hưởng quyết định tới cấu trúc quần xã bọ chân chạy tại khu vực.

Nghiên cứu bước đầu xác định được bốn loài bọ chân chạy làm sinh vật chỉ thị cho sinh cảnh nông nghiệp dựa vào

phân tích giá trị chỉ thị sinh học (IndVal), bao gồm: Pheropsophus jessoensis Morawitz, 1862, Chlaenius pleuroderus

Chaudoir, 1883, Harpalus indicus Bates, 1891 và Chlaenius flavofemoratus Laporte, 1834.

Đặc điểm cấu trúc quần xã bọ chân chạy (Carabidae) và xác định các loài chỉ thị sinh học cho các kiểu sử dụng đất tại khu dự trữ thiên nhiên Hữu Liên, Lạng Sơn trang 1

Trang 1

Đặc điểm cấu trúc quần xã bọ chân chạy (Carabidae) và xác định các loài chỉ thị sinh học cho các kiểu sử dụng đất tại khu dự trữ thiên nhiên Hữu Liên, Lạng Sơn trang 2

Trang 2

Đặc điểm cấu trúc quần xã bọ chân chạy (Carabidae) và xác định các loài chỉ thị sinh học cho các kiểu sử dụng đất tại khu dự trữ thiên nhiên Hữu Liên, Lạng Sơn trang 3

Trang 3

Đặc điểm cấu trúc quần xã bọ chân chạy (Carabidae) và xác định các loài chỉ thị sinh học cho các kiểu sử dụng đất tại khu dự trữ thiên nhiên Hữu Liên, Lạng Sơn trang 4

Trang 4

Đặc điểm cấu trúc quần xã bọ chân chạy (Carabidae) và xác định các loài chỉ thị sinh học cho các kiểu sử dụng đất tại khu dự trữ thiên nhiên Hữu Liên, Lạng Sơn trang 5

Trang 5

Đặc điểm cấu trúc quần xã bọ chân chạy (Carabidae) và xác định các loài chỉ thị sinh học cho các kiểu sử dụng đất tại khu dự trữ thiên nhiên Hữu Liên, Lạng Sơn trang 6

Trang 6

Đặc điểm cấu trúc quần xã bọ chân chạy (Carabidae) và xác định các loài chỉ thị sinh học cho các kiểu sử dụng đất tại khu dự trữ thiên nhiên Hữu Liên, Lạng Sơn trang 7

Trang 7

Đặc điểm cấu trúc quần xã bọ chân chạy (Carabidae) và xác định các loài chỉ thị sinh học cho các kiểu sử dụng đất tại khu dự trữ thiên nhiên Hữu Liên, Lạng Sơn trang 8

Trang 8

Đặc điểm cấu trúc quần xã bọ chân chạy (Carabidae) và xác định các loài chỉ thị sinh học cho các kiểu sử dụng đất tại khu dự trữ thiên nhiên Hữu Liên, Lạng Sơn trang 9

Trang 9

Đặc điểm cấu trúc quần xã bọ chân chạy (Carabidae) và xác định các loài chỉ thị sinh học cho các kiểu sử dụng đất tại khu dự trữ thiên nhiên Hữu Liên, Lạng Sơn trang 10

Trang 10

pdf 10 trang baonam 8160
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm cấu trúc quần xã bọ chân chạy (Carabidae) và xác định các loài chỉ thị sinh học cho các kiểu sử dụng đất tại khu dự trữ thiên nhiên Hữu Liên, Lạng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm cấu trúc quần xã bọ chân chạy (Carabidae) và xác định các loài chỉ thị sinh học cho các kiểu sử dụng đất tại khu dự trữ thiên nhiên Hữu Liên, Lạng Sơn

Đặc điểm cấu trúc quần xã bọ chân chạy (Carabidae) và xác định các loài chỉ thị sinh học cho các kiểu sử dụng đất tại khu dự trữ thiên nhiên Hữu Liên, Lạng Sơn
Vietnam J. Agri. Sci. 2021, Vol. 19, No. 7: 853-862 Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2021, 19(7): 853-862 
www.vnua.edu.vn 
853 
ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC QUẦN XÃ BỌ CHÂN CHẠY (CARABIDAE) 
VÀ XÁC ĐỊNH CÁC LOÀI CHỈ THỊ SINH HỌC CHO CÁC KIỂU SỬ DỤNG ĐẤT 
TẠI KHU DỰ TRỮ THIÊN NHIÊN HỮU LIÊN, LẠNG SƠN 
Bùi Văn Bắc*, Lê Minh Thư 
Đại học Lâm nghiệp, Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội 
*Tác giả liên hệ: buibac80@gmail.com 
Ngày nhận bài: 07.10.2020 Ngày chấp nhận đăng: 29.01.2021 
TÓM TẮT 
Nghiên cứu xác định sự sai khác về thành phần loài và cấu trúc quần xã bọ chân chạy giữa các kiểu sử dụng 
đất thuộc hệ sinh thái núi đá vôi tại Khu Dự trữ Thiên nhiên Hữu Liên (Lạng Sơn). Bẫy hố được sử dụng để thu thập 
bọ chân chạy. Tổng cộng 80 bẫy hố được thiết lập và phân bố đều qua bốn kiểu sử dụng đất chính tại khu vực: đất 
nông nghiệp, đồng cỏ, rừng trồng keo (10 năm) và rừng tái sinh (15 năm). Kết quả ghi nhận được 24 loài hình thái 
bọ chân chạy từ 477 cá thể. Sinh cảnh nông nghiệp (cánh đồng ngô) ghi nhận số lượng cá thể, số lượng loài và tính 
đa dạng các loài bọ chân chạy cao nhất. Cấu trúc quần xã bọ chân chạy khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa các 
kiểu sử dụng đất. Phân tích đo lường đa hướng NMDS đã phân tách rõ rệt quần xã bọ chân chạy giữa sinh cảnh 
nông nghiệp và sinh cảnh rừng. Lớp thảm mục ảnh hưởng quyết định tới cấu trúc quần xã bọ chân chạy tại khu vực. 
Nghiên cứu bước đầu xác định được bốn loài bọ chân chạy làm sinh vật chỉ thị cho sinh cảnh nông nghiệp dựa vào 
phân tích giá trị chỉ thị sinh học (IndVal), bao gồm: Pheropsophus jessoensis Morawitz, 1862, Chlaenius pleuroderus 
Chaudoir, 1883, Harpalus indicus Bates, 1891 và Chlaenius flavofemoratus Laporte, 1834. 
Từ khóa: Bọ chân chạy, loài chỉ thị sinh học, hệ sinh thái núi đá vôi, Khu Dự trữ Thiên nhiên Hữu Liên. 
Characterization of Ground-beetle Community Structure and Identification 
of ground-beetle Species as Bioindicators for Land use types 
at Huu Lien Nature Reserve, Lang Son Province 
ABSTRACT 
This study examined the differences in species composition and community structure of ground beetles among 
land use types of karst ecosystems in Huu Lien Nature Reserve (Lang Son Province). Pitfall traps were used to 
collect ground beetles. In total, 80 pitfall traps were established and distributed in four major types of land use 
comprising agricultural land, grassland, Acacia plantations (10 years) and secondary forest (15 years). The study 
recorded 24 morphospecies of ground beetles from 477 trapped individuals. Agricultural land (maize field) had the 
highest abundance and species richness and a high level of diversity of ground beetles. The community structure of 
ground beetles significantly differed among the land uses. Particularly, the species ordination NMDS obviously 
separated the agricultural ground beetles from the forest communities. The litter layer significantly affected the 
community structure of ground beetles. The study found four ground-beetle species as bio-indicator species of the 
agricultural land based on the indicator value (IndVal), including: Pheropsophus jessoensis Morawitz, 1862, 
Chlaenius pleuroderus Chaudoir, 1883, Harpalus indicus Bates, 1891 and Chlaenius flavofemoratus Laporte, 1834. 
Key words: Ground beetles, indicator species, karst ecosystems, Huu Lien Nature Reserve. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Bọ chân chạy thuộc họ Carabidae, bộ Cánh 
cứng (Coleoptera) là một trong số những nhóm 
côn trùng được nghiên cứu nhiều nhất và được sử 
dụng như một nhóm sinh vật chỉ thị tin cậy cho 
sự chia cắt sinh cảnh và chuyển đổi sử dụng đất 
(Rainio & Niemelä, 2003). Lợi thế của việc sử 
Đặc điểm cấu trúc quần xã bọ chân chạy (Carabidae) và xác định các loài chỉ thị sinh học cho các kiểu sử dụng đất 
tại Khu Dự trữ Thiên nhiên Hữu Liên, Lạng Sơn 
854 
dụng nhóm sinh vật này trong nghiên cứu bao 
gồm: dễ dàng thu thập mẫu với chi phí thấp, đa 
dạng về hình thái và chức năng sinh thái, đặc 
biệt rất nhạy cảm với các thay đổi của môi trường 
sống (Niemelä, 2001; Rainio & Niemelä, 2003; 
Fujita & cs., 2008; Gaublomme & cs., 2008; Do & 
Joo, 2013; Jung & cs., 2018). Ở Việt Nam, nghiên 
cứu về phân loại và sinh thái bọ chân chạy đã 
được thực hiện bởi các tác giả trong và ngoài nước 
như Park & cs. (2006), Kirschenhofer (2010), 
Matalin (2015), Matalin & Wiesner (2016), 
Wiesner & cs. (2017), Lê Anh Sơn & cs. (2013a, 
b), Lê Anh Sơn & cs. (2014). Nguyễn Thị Thanh 
& Nguyễn Thị Huyền (2013) khi nghiên cứu về 
khu hệ bọ chân chạy ở các cánh đồng rau họ cải ở 
Nghệ An đã xác định được 17 loài chân chạy. 
Nghiên cứu về đa dạng bọ chân chạy cũng đã 
được thực hiện tại một số Vườn Quốc gia, Khu 
Bảo tồn của Việt Nam như Lê Doãn Anh & cs. 
(2013). Mặc dù vậy, cho đến nay có rất ít nghiên 
cứu về quần xã bọ chân chạy cư trú trên hệ sinh 
thái núi đá vôi, nơi được xem là một trong những 
“hồ chứa” quan trọng của tính đa dạng sinh học 
trên thế giới với tỷ lệ cao của các loài đặc hữu  ... ồng cỏ, giữa rừng tái sinh và rừng 
trồng, nhưng cấu trúc quần xã bọ chân chạy giữa 
các cặp sinh cảnh này vẫn chỉ ra một sự khác 
biệt có ý nghĩa thống kê (Nông nghiệp - Đồng cỏ: 
PERMANOVA; F = 10,2; R2 = 0,23; P <0,001; 
Rừng tái sinh-Rừng trồng: PERMANOVA; 
F = 12,1; R2 = 0,25; P <0,001) 
3.2. Thảo luận 
3.2.1. Đa dạng thành phần loài bọ chân 
chạy tại hệ sinh thái núi đá vôi khu vực 
Hữu Liên 
Nghiên cứu khu hệ bọ chân chạy đã được 
tiến hành ở một số vườn quốc gia, khu bảo tồn ở 
Việt Nam. Ví dụ, Lê Doãn Anh & cs. (2013) đã 
ghi nhận 33 loài thuộc 24 giống bọ chân chạy từ 
321 cá thể thu bắt được từ bốn sinh cảnh: trảng 
cỏ, trảng cây bụi, rừng phục hồi và ven suối tại 
Vườn Quốc gia Bạch Mã. Nghiên cứu này lần 
đầu tiên cung cấp thông tin về đặc điểm thành 
phần loài cũng như phân bố của quần xã bọ 
chân chạy theo các kiểu sử dụng đất chính tại 
khu vực núi đá vôi Hữu Liên, Lạng Sơn. Với 24 
loài hình thái (Sinh cảnh nông nghiệp: 21; đồng 
cỏ: 16; rừng trồng: 8; rừng tái sinh: 10) được ghi 
nhận trong nghiên cứu này, hệ sinh thái đá vôi 
chỉ ra tính đa dạng cao các loài chân chạy so với 
các hệ sinh thái khác trong khu vực Đông Nam 
Á như hệ sinh thái thái rừng nhiệt đới ở 
Bawakaraeng (South Sulawesi, Indonesia) (9 
loài) (Qodri & cs., 2016). 
Khu DTTN Hữu Liên có địa mạo nổi bật là 
hệ thống núi đá vôi với tổng diện tích 9.734ha. 
Hầu hết diện tích đá vôi được bao phủ bởi rừng 
nhiệt đới ở độ cao 200-400m trên mực nước biển 
(Anon, 1990). Các điều kiện đặc biệt của hệ sinh 
thái núi đá vôi như đất kiềm, tầng đất mỏng, 
các ngọn núi cao với độ dốc lớn và bị cô lập đã 
tạo nên sinh cảnh độc đáo cho nhiều khu hệ 
động, thực vật. Các nghiên cứu về khu hệ động, 
thực vật tại Khu DTTN Hữu Liên đã ghi nhận 
mức độ đa dạng sinh học cao. Tổng số 794 loài 
thực vật có mạch, 57 loài động vật có vú, 23 loài 
bò sát và 14 loài lưỡng cư đã được phát hiện 
(Anon, 1990). Kết quả nghiên cứu này bổ sung 
thêm tính đa dạng sinh học của khu vực. 
Hình 2. Phân tích NMDS chỉ ra sự khác nhau trong cấu trúc quần xã bọ chân chạy 
giữa các kiểu sử dụng đất: nông nghiệp (NN), đồng cỏ (DC), rừng trồng (RT) 
và rừng tái sinh (TS). Giá trị nhiễu “stress value” của phân tích: 0,08 
-0,5 0,0 0,5 
Bùi Văn Bắc, Lê Minh Thư 
859 
3.2.2. Thay đổi về đặc trưng và cấu trúc 
quần xã bọ chân chạy theo các kiểu sử 
dụng đất 
Kết quả nghiên cứu là đánh giá đầu tiên về 
sự khác nhau trong quần xã bọ chân chạy ở bốn 
kiểu sử dụng đất tại Khu DTTN Hữu Liên. Số 
lượng cá thể và số lượng loài giảm theo mức độ 
tăng dần của cường độ sử dụng đất. Phân tích 
NMDS chỉ ra sự khác biệt lớn về cấu trúc quần 
xã bọ chân chạy giữa bốn kiểu sử dụng đất, mặc 
dù sinh cảnh rừng trồng và rừng tái sinh không 
có sự khác nhau về các đặc trưng quần xã 
(số lượng loài, số lượng cá thể và chỉ số đa dạng 
Shannon). Điều kiện môi trường khắc nghiệt của 
HSTĐV dường như đóng vai trò như một yếu tố 
lọc các đặc điểm chức năng quần xã liên quan 
đến khả năng di chuyển, tập tính kiếm mồi, yêu 
cầu nguồn thức ăn, chịu đựng nhiễu loạn. Khi 
phân tích các nhân tố môi trường ảnh hưởng tới 
cấu trúc quần xã bọ chân chạy tại khu vực Hữu 
Liên, nghiên cứu đã xác định được nhân tố độ 
dày và tỷ lệ che phủ của lớp thảm mục là những 
nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới cấu trúc quần 
xã bọ chân chạy (Hình 3). Lớp thảm mục dày ở 
rừng trồng và rừng tái sinh dường như đã cản trở 
khả năng săn mồi và di chuyển của bọ chân chạy. 
Ghi chú: Các vec-tơ đậm nét (màu đỏ) biểu thị cho các nhân tố môi trường ảnh hưởng ý nghĩa tới cấu 
trúc quần xã (P <0,05). Vec-tơ mờ (màu xám) biểu thị cho các nhân tố môi trường không ảnh hưởng ý 
nghĩa tới cấu trúc quần xã (P >0,05). CPTT = Tỷ lệ độ che phủ của lớp thảm tươi, CPCG = Tỷ lệ che 
phủ của cây gỗ, CPCB = Tỷ lệ che phủ của cây bụi, CCTM = độ dày trung bình lớp thảm mục, 
CPTM = Tỷ lệ che phủ của lớp thảm mục. 
Hình 3. Phân tích NMDS chỉ ra sự khác nhau trong cấu trúc quần xã bọ chân chạy 
 giữa các kiểu sử dụng đất: nông nghiệp (NN), đồng cỏ (DC), 
rừng trồng (RT) và rừng tái sinh (TS) 
Bảng 3. Kết quả kiểm tra giá trị chỉ thị sinh học (IndVal) của bốn loài bọ chân chạy 
có thể xem là chỉ thị cho các kiểu sử dụng đất (P < 0,05) tại khu vực nghiên cứu 
Loài Kiểu sử dụng đất Giá trị chỉ thị sinh học (IndVal) Giá trị P 
Pheropsophus jessoensis Morawitz, 1862 Nông nghiệp 81,9 <0,001 
Chlaenius pleuroderus Chaudoir, 1883 Nông nghiệp 81,7 <0,001 
Harpalus indicus Bates, 1891 Nông nghiệp 72,8 <0,001 
Chlaenius flavofemoratus Laporte, 1834 Nông nghiệp 70,7 0,002 
-0,5 0,0 0,5 
Đặc điểm cấu trúc quần xã bọ chân chạy (Carabidae) và xác định các loài chỉ thị sinh học cho các kiểu sử dụng đất 
tại Khu Dự trữ Thiên nhiên Hữu Liên, Lạng Sơn 
860 
Ghi chú: A - Pheropsophus jessoensis Morawitz, 1862; B - Chlaenius pleuroderus Chaudoir, 1883, C - Chlaenius 
flavofemoratus Laporte, 1834 và D - Harpalus indicus Bates, 1891. 
Hình 4. Các loài bọ chân chạy chỉ thị cho kiểu sử dụng đất nông nghiệp 
3.2.3. Khả năng chỉ thị sinh học của bọ 
chân chạy cho các thay đổi của hệ thống sử 
dụng đất tại hệ sinh thái núi đá vôi 
Kết quả kiểm tra phân tích loài chỉ thị sinh 
học theo Dunfrene & Lagendre (1997) đã xác 
định được bốn loài bọ chân chạy được xem là 
sinh vật chỉ thị sinh học cho đất nông nghiệp, 
bao gồm: Pheropsophus jessoensis Morawitz, 
1862, Chlaenius pleuroderus Chaudoir, 1883, 
Harpalus indicus Bates, 1891 và Chlaenius 
flavofemoratus Laporte, 1834. Tuy nhiên, không 
có loài Bọ chân chạy nào có thể sử dụng làm chỉ 
thị sinh học hiệu quả cho rừng tái sinh, rừng 
trồng và đồng cỏ trong nghiên cứu này (Bảng 3, 
Hình 4). Mặc dù trong nghiên cứu này chưa xác 
định được các loài chân chạy chỉ thị cho kiểu sử 
dụng đất như rừng tái sinh, rừng trồng hay 
đồng cỏ nhưng nghiên cứu bước đầu khẳng định 
sự thay đổi trong thành phần và cấu trúc quần 
xã bọ chân chạy theo các kiểu sử dụng đất. Việc 
mở rộng điều tra có thể sẽ xác định được các loài 
bọ chân chạy chỉ thị cho các sinh cảnh trên. 
4. KẾT LUẬN 
Nghiên cứu lần đầu tiên xác định được 24 
hình thái loài bọ chân chạy từ 477 cá thể thu bắt 
được tại khu vực Khu DTTN Hữu Liên, Lạng 
Sơn. Thành phần loài, số lượng cá thể và chỉ số 
đa dạng sinh học Shannon của quần xã bọ chân 
chạy thay đổi giữa các kiểu sử dụng đất. Đặc 
biệt, sinh cảnh nông nghiệp chỉ ra sự khác biệt có 
ý nghĩa thống kê so với các kiểu sử dụng đất khác 
(đồng cỏ, rừng trồng và rừng tái sinh) về các đặc 
điểm quần xã bọ chân chạy. Nghiên cứu cũng đã 
chỉ ra sự sai khác trong cấu trúc quần xã bọ chân 
chạy giữa bốn kiểu sử dụng đất. Độ dày và tỷ lệ 
che phủ mặt đất của lớp thảm mục là nhân tố 
môi trường quan trọng ảnh hưởng tới cấu trúc 
Bùi Văn Bắc, Lê Minh Thư 
861 
quần xã bọ chân chạy. Nghiên cứu bước đầu xác 
định được bốn loài bọ chân chạy có thể làm sinh 
vật chỉ thị hiệu quả cho sinh cảnh nông nghiệp. 
Tuy nhiên, tại ba sinh cảnh: đồng cỏ, rừng trồng 
keo (10 năm) và rừng tái sinh, nghiên cứu chưa 
xác định được loài bọ chân chạy nào có thể chỉ 
thị sinh học hiệu quả (các loài có giá trị 
IndVal 0,05). 
LỜI CẢM ƠN 
Tác giả xin chân thành cảm ơn tới Ban 
Quản lý Khu Dự trữ Thiên nhiên Hữu Liên, 
tỉnh Lạng Sơn đã cho phép thực hiện các nghiên 
cứu thực địa tại địa. Bài báo là sản phẩm của 
nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm 
2020 (LN-QM-2020.1) theo Quyết định số 
158/QĐ-ĐHLN-KHCN ngày 20/1/2020 của Hiệu 
trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp: “Nghiên 
cứu xác định các loài côn trùng chỉ thị cho các 
kiểu sử dụng đất thuộc hệ sinh thái núi đá vôi ở 
một số khu vực miền Bắc Việt Nam”. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Anichtchenko A. & Kirschenhofer E. (2017). To the 
knowledge of Oriental species of subgenus 
Pseudochlaeniellus Jeannel (Coleoptera, Carabidae, 
Chlaenius). Zootaxa. 4231 (2): 187-202. 
Anon (1990). Investment plan for Huu Lien Nature 
Reserve, Huu Lung district, Lang Son Province. 
Lang Son Provincial People’s Committee, 
Lang Son. 
Azadbakhsha S. & Kirschenhofer E. (2019). A new 
species and subspecies of genus Chlaenius Bonelli, 
1810 with remark on the taxonomic position of 
Haplochlaenius Lutshnik, 1933 and Vachinius 
Casale, 1984 and a new synonym of subgenus 
Macrochlaenites Kuntzen, 1919 (Coleoptera, 
Carabidae, Chlaeniini). Oriental Insects. 53(4): 1-22. 
Brower J.E., Zar J.H. & Von-Ende C.N. (1998). Field 
and laboratory methods for general ecology, 4th ed. 
Boston, WCB. McGraw-Hill. 
Bui Van Bac, Ziegler T. & Bonkowski M. (2020). 
Morphological traits reflect dung beetle response 
to land use changes in tropical karst ecosystems of 
Vietnam. Ecological Indicators. 108:1-9. 
Do Tuyet (2001). Characteristics of karst ecosystems of 
Vietnam and their vulnerability to human impact. 
Acta Geologica Sinica. 75: 325-329. 
Do Y. & Joo G.J. (2013). The effect of fragmentation 
and intensive management on carabid beetles in 
coniferous forest. Applied Ecology and 
Environmental Research. 11: 451-461. 
Dufrene M. & Legendre P. (1997). Species 
assemblages and indicator species: the need for a 
flexible asymmetrical approach. Ecological 
Monographs. 67(3): 345-366. 
Fedorenko D.N. (2014). New species of bombardier 
beetles of the genera Brachinus and Pheropsophus 
(Coleoptera: Carabidae: Brachininae) from 
Vietnam. Zoosystematica Rossica. 22(2): 271-284. 
Fujita A., Maeto K., Kagawa Y. & Ito N. (2008). 
Effects of forest fragmentation on species richness 
and composition of ground beetles (Coleoptera: 
Carabidae and Brachinidae) in urban landscapes. 
Entomological Science. 11: 39-48. 
Furey N.M., Mackie I.J. & Racey P.A. (2010). Bat 
diversity in Vietnamese limestone karst areas and 
the implications of forest degradation. Biodiversity 
and Conservation. 19: 1821-1838. 
Gaublomme E., Hendrickx F., Dhuyvetter H. & 
Desender K. (2008). The effects of forest patch 
size and matrix type on changes in carabid beetle 
assemblages in an urbanized landscape. Biological 
Conservation. 141: 2585-2596. 
Hrdlička J. (2009). Contribution to the tribe Brachinini 
(Coleoptera: Carabidae) - III. Six new species of 
genus Brachinus from S.E. Palaearctic and 
Oriental region. Studies and reports of District 
Museum Prague-East Taxonomical Series. 
5(1-2): 103-114. 
Hrdlička J. (2017). A contribution to the tribe 
Brachinini (Coleoptera: Carabidae) - VII. New 
species and new records of Brachinini from India, 
Laos, Vietnam and Indonesia, with nomenclatural 
and taxonomical notes. Studies and Reports 
Taxonomical Series. 13(2): 335-355. 
Hrdlička J. (2019). A contribution to the tribe 
Brachinini (Coleoptera: Carabidae) - VIII. A new 
species of Brachinini from South and South-East 
Asia and New Guinea. Studies and Reports 
Taxonomical Series. 15(1): 75-89 
Jung J.K., Lee S.K., Lee S. & Lee J.H. (2018). Trait-
specific response of ground beetles (Coleoptera: 
Carabidae) to forest fragmentation in the temperate 
region in Korea. Biodiversity and Conservation. 
27: 53-68. 
Kataev B.M. & Liang H. (2015). Taxonomic review of 
Chinese species of ground beetles of the subgenus 
Pseudoophonus (genus Harpalus) (Coleoptera: 
Carabidae). Zootaxa. 3920(1): 001-039. 
Kataev B.M. (1997). Ground-beetles of the genus 
Harpalus Latreille, 1802 (Insecta, Coleoptera, 
Carabidae) from East Asia. Steenstrupia. 23: 123-160. 
Đặc điểm cấu trúc quần xã bọ chân chạy (Carabidae) và xác định các loài chỉ thị sinh học cho các kiểu sử dụng đất 
tại Khu Dự trữ Thiên nhiên Hữu Liên, Lạng Sơn 
862 
Kataev B.M. (2014). Systematic and nomenclatorial 
notes on some taxa of Zabrini and Harpalini from 
the Palaearctic, Oriental and Australian regions 
(Coleoptera: Carabidae). Proceedings of the 
Zoological Institute RAS. 318(3): 252-267. 
Kirschenhofer E. (2010). New and little-known species 
of Carabidae from the Middle East and Southeast 
Asia (Coleoptera: Carabidae: Brachinini, Lebiini). 
Annales Historico-naturales Musei Nationalis 
Hungarici. 102: 1-40. 
Knapp M., Seidl M., Knappová J., Macek M. & Saska 
P. (2019). Temporal changes in the spatial 
distribution of carabid beetles around arable field-
woodlot boundaries. Scientific Reports. 9. 
Lê Anh Sơn, Trần Ngọc Lân & Vũ Quang Côn 
(2013a). Thành phần loài bọ chân chạy bắt mồi 
(Coleoptera: Carabidae) ở vùng đồng bằng tỉnh 
Nghệ An. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông 
thôn. 212(5): 50-54. 
Lê Anh Sơn, Trần Ngọc Lân & Vũ Quang Côn 
(2013b). Đặc điểm sinh học, sinh thái học của bọ 
Chân chạy bắt mồi Chlaenius inops Chaudoir 
(Coleoptera: Carabidae). Tạp chí Sinh học. 
 350(2): 163-167. 
Lê Anh Sơn, Vũ Quang Côn & Trần Ngọc Lân (2014). 
Biến động mật độ của sâu hại cánh vảy 
(Lepidopera) và cánh cứng bắt mồi chân chạy 
(Coleopera: Carabidae) trên cánh đồng lạc ở vùng 
đồng bằng tỉnh Nghệ An, 2011, Hội nghị côn trùng 
học Quốc gia lần thứ 8. 541-546. 
Lê Doãn Anh, Huỳnh Văn Kéo, Lê Thị Diên & Phạm 
Trọng Trí (2013). Nghiên cứu đa dạng sinh học bọ 
chân chạy (Carabidae) tại Vườn Quốc gia Bạch 
Mã. Tạp chí Khoa học Công nghệ Việt Nam. 
12: 56-60. 
Matalin A.V. & Wiesner J. (2016). On the distribution 
and taxanomy of the tiger beetle genus Therates 
Latreille, 1816 (Coleoptera, Carabidae: 
Cicindelinae) from Vietnam. Far Eastern 
Entomologist. 327: 8-13. 
Matalin A.V. (2015). A new species of tiger beetles of 
genus Cylindera Westwood, 1831 (Coleoptera, 
Carabidae: Cicindelinae) from northern Vietnam. 
Journal of Asia-Pacific Entomology. 18: 409-412. 
Nguyễn Thị Thanh & Nguyễn Thị Huyền (2013). 
Thành phần côn trùng bắt mồi trên rau họ cải ở 
tỉnh Nghệ An. Hội nghị Khoa học toàn quốc về 
sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 5. 696-701. 
Niemelä J. (2001). Carabid beetles (Coleoptera, 
Carabidae) and habitat fragmentation: a review. 
European Journal of Entomology. 98: 127-132. 
Park J.K., Dam Huu Trac & Will K. (2006). 
Carabaeidae from Vietnam (Coleoptera). Journal 
of Asia-Pacific Entomology. 9(2): 85-105. 
Qodri A., Raffiudin R. & Noerdjito W.A. (2016). 
Diversity and Abundance of Carabidae and 
Staphylinidae (Insecta: Coleoptera) in Four 
Montane Habitat Types on Mt. Bawakaraeng, 
South Sulawesi. HAYATI Journal of Biosciences. 
23: 22-28. 
Rainio J. & Niemelä J. (2003). Ground beetles 
(Coleoptera: Carabidae) as bioindicators. 
Biodiversity & Conservation. 12: 487-506. 
Tian M. & Deuve T. (2015). Four new Brachinus 
species (Coleoptera: Carabidae: Brachininae) from 
Indo-Burma Region. Oriental Insects. 49(3-4): 
233-242. 
Wiesner J., Bandinelli A. & Matalin A. (2017). Notes 
on the tiger beetles (Coleoptera: Carabidae: 
Cicindelinae) of Vietnam. 135. Contribution 
towards the knowledge of Cicindelinae. Insecta 
Mundi. 0589: 1-131. 
Zhu P., Shi H. & Liang H. (2018). Four new species of 
Lesticus (Carabidae, Pterostichinae) from China 
and supplementary comments on the genus. 
ZooKeys. 782: 129-162. 

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_cau_truc_quan_xa_bo_chan_chay_carabidae_va_xac_dinh.pdf