Cân bằng điện áp tụ và triệt tiêu điện áp common mode cho nghịch lưu hình T ba bậc
Trong bài báo này, một kỹ thuật cân bằng điện áp trên tụ và triệt tiêu điện áp common
mode cho nghịch lưu hình T tăng áp tựa khóa chuyển mạch ba bậc (TL-qSBT2I) được trình
bày. Phương pháp cân bằng điện áp tụ dựa trên điều khiển PID. Hơn nữa, điện áp common
mode được tạo ra trong cấu hình nghịch lưu hình T tăng áp tựa khóa chuyển mạch ba bậc
được giảm tối thiểu bằng cách áp dụng kỹ thuật vector không gian đề xuất, kỹ thuật đề xuất
chỉ sử dụng những vector trung bình và vector không để tổng hợp vector tham chiếu. Vector
ngắn mạch được thêm vào vector không để không ảnh hưởng đến điện áp ngõ ra. Ngoài ra,
để giảm độ gợn dòng điện cuộn dây ngõ vào bằng cách sử dụng hai sóng mang tần số cao
vcar1 và vcar2, trong đó vcar2 được tạo ra bằng cách dịch pha 900 từ vcar1. Để chứng minh
phương pháp vector không gian cải tiến cho TL-qSBT2I, những kết quả mô phỏng được trình
bày trong bài báo này.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Tóm tắt nội dung tài liệu: Cân bằng điện áp tụ và triệt tiêu điện áp common mode cho nghịch lưu hình T ba bậc
Tạp Chí Khoa Học Giáo Dục Kỹ Thuật Số 63 (04/2021) Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh 19 CÂN BẰNG ĐIỆN ÁP TỤ VÀ TRIỆT TIÊU ĐIỆN ÁP COMMON MODE CHO NGHỊCH LƯU HÌNH T BA BẬC CAPACITOR VOLTAGE BALANCING AND COMMON MODE ELIMINATION FOR THREE LEVEL T-TYPE INVERTER Đỗ Đức Trí, Lê Hiếu Giang, Nguyễn Minh Triết, Trần Ngọc Hào, Nguyễn Duy Thảo, Nguyễn Thới Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.Hồ Chí Minh, Việt Nam. Ngày toà soạn nhận bài 30/9/2020, ngày phản biện đánh giá 21/10/2020, ngày chấp nhận đăng 22/12/2020. TÓM TẮT Trong bài báo này, một kỹ thuật cân bằng điện áp trên tụ và triệt tiêu điện áp common mode cho nghịch lưu hình T tăng áp tựa khóa chuyển mạch ba bậc (TL-qSBT2I) được trình bày. Phương pháp cân bằng điện áp tụ dựa trên điều khiển PID. Hơn nữa, điện áp common mode được tạo ra trong cấu hình nghịch lưu hình T tăng áp tựa khóa chuyển mạch ba bậc được giảm tối thiểu bằng cách áp dụng kỹ thuật vector không gian đề xuất, kỹ thuật đề xuất chỉ sử dụng những vector trung bình và vector không để tổng hợp vector tham chiếu. Vector ngắn mạch được thêm vào vector không để không ảnh hưởng đến điện áp ngõ ra. Ngoài ra, để giảm độ gợn dòng điện cuộn dây ngõ vào bằng cách sử dụng hai sóng mang tần số cao vcar1 và vcar2, trong đó vcar2 được tạo ra bằng cách dịch pha 900 từ vcar1. Để chứng minh phương pháp vector không gian cải tiến cho TL-qSBT2I, những kết quả mô phỏng được trình bày trong bài báo này. Từ khóa: Nghịch lưu đa bậc; nghịch lưu nguồn Z; Tăng áp tựa khóa chuyển mạch; Nghịch lưu hình T; Triệt tiêu điện áp common mode. ABSTRACT In this paper, a capacitor voltage balancing and common -mode voltage scheme for the three-level quasi-switched boost T-type inverter (TL-qSBT2I) is presented. PID controller-based capacitor voltage balancing strategy. Furthermore, the common-mode voltage generated in the three-level quasi-switched boost T-type inverters is minimized by applying the proposed space-vector modulation technique, which uses only medium vectors and zero vectors to synthesize the reference vector. in addition, to reducing the current ripple of inductor input by using two high-frequency carrier vcar1 and vcar2, where vcar2 is generated by shifting vcar1 through 90°. To verify the modified space vector control method for TL-qSBT2I, simulation results have presented in this paper. Keywords: Multilevel inverter; Z Source inverter; Quasi Switch Boost; T-Type inverter; Common Mode Voltage eliminate. 1. GIỚI THIỆU Nghịch lưu nguồn áp (VSI) ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống điện như: hệ thống điện PV dân dụng và nối lưới, hệ thống tua bin điện gió, hệ thống nguồn dự phòng UPS, động cơ AC, xe điện, [1-2]. So với nghịch lưu hai bậc thông thường (Hình 1), những năm gần đây bộ nghịch lưu đa bậc [3] được sử dụng phổ biến với những ưu điểm như: chất lượng điện đầu ra tốt hơn, giảm kích thước bộ lọc LC. VSI đa bậc thông thường chỉ là một bộ giảm áp. Để sử dụng VSI cho các mục đích tăng áp cần sử dụng thêm một bộ DC/DC tăng áp phía trước bộ nghịch lưu. Điều này gây tăng kích thước và chi phí sản xuất bộ nghịch lưu. 20 Tạp Chí Khoa Học Giáo Dục Kỹ Thuật Số 63 (04/2021) Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh C TẢI Vg S1a S2a S1b S2b S1c S2c A B C Hình 1. Cấu trúc của bộ nghịch lưu nguồn áp thông thường. Hơn nữa, VSI không cho phép trạng thái hai khóa trên cùng một nhánh dẫn đồng thời (ngắn mạch - Shoot Through) bởi vì hiện tượng này làm ngắn mạch nguồn áp ngõ vào nghịch lưu gây hư hại đối với hệ thống. Bộ dead-time thường được sử dụng để hạn chế ảnh hưởng của ST. Tuy nhiên, việc sử dụng dead-time làm suy giảm hiệu suất của bộ chuyển đổi. Nhằm khắc phục những hạn chế đã nêu trên, nghịch lưu dùng nguồn Z (Z Source) được giới thiệu trong [4] (Hình 2). Cấu trúc này được biết đến như một mạch chuyển đổi công suất có khả năng tăng - giảm áp một chặng và có khả năng chống lại hiện tượng trùng dẫn. Trong [5] giới thiệu mạng nghịch lưu NPC 3 bậc sử dụng mạng nguồn kháng (Z Source). Trong [6] giới thiệu nghịch lưu hình T đa bậc kết hợp với nguồn Z. Trong [7] trình bày phương pháp điều chế SVPWM 3 bậc hình T nguồn Z. Tuy nhiên, nghịch lưu nguồn Z vẫn còn tồn tại một số bất lợi như: dòng điện ngõ vào gián đoạn và điện áp stress trên tụ còn khá lớn. C1 C2 TẢI D Vg S1a S2a S1b S2b S1c S2c A B C L2 L1 Hình 2. Cấu trúc của bộ nghịch lưu nguồn Z. Với mong muốn cải thiện hạn chế của mạng nguồn Z, một mạng nghịch lưu tựa nguồn Z (qZSI) được đề xuất trong [8] (Hình 3) để thay thế cho mạng nghịch lưu nguồn Z. L1 L2 C1 C2 TẢI D Vg S1a S2a S1b S2b S1c S2c A B C Hình 3. Cấu trúc của qZSI. Trong [9] giới thiệu mạng nghịch lưu 3 bậc tựa nguồn Z (Quasi Z Source) kết hợp với cấu hình nghịch lưu hình T hoạt động ở chế độ bình thường và chịu lỗi. So với nghịch lưu đa bậc sử dụng cấu hình NP ... tả ở Hình. 6(e), Cùng lúc đó các khóa S1 và S2 được kích ngắt. Các Diode D1, D4 phân cực thuận, Diode D2, D3 phân cực ngược. Thời gian tồn tại của trạng thái này là D0T. Trong khoảng thời gian này cuộn cảm nạp năng lượng từ ngồn Vg và các tụ điện C1 và C2 cách ly khỏi mạch. Điện áp trên cuộn dây được xác định: L g dI L V dt (5) 2.2 Phân tích trạng thái ổn định Tổng thời gian tồn tại của trạng thái NST 1 trong một chu kỳ sóng mang là: 1 0( ). / 2d D T trong đó d là chu kỳ làm việc của khóa S1 được điều khiển bởi Vcon1. Tổng thời gian tồn tại trạng thái NST 2 trong một chu kỳ sóng mang là: 2 0( ). / 2d D T , trong đó d là chu kỳ làm việc của khóa S2 được điều khiển bởi Vcon2 (Vcon1, Vcon2 trình bày ở Hình 8). Tổng thời gian tồn tại của trạng thái NST 3 và ST là 0D T . Khoảng thời gian còn lại của trạng thái NST 4 trong một chu kỳ sóng mang là ( 0 1 21 D d d T ). Áp dụng định lý cân bằng điện áp trên cuộn dây LB, điện áp trên tụ được xác định như sau: 1 2 02 3 g C C C V V V V D d (6) Với d=d1=d2 là chu kỳ ngắn mạch của mạng nguồn kháng, D0 là chu kỳ ngắn mạch của nghịch lưu hình T. Điện áp đỉnh ngõ ra nghịch lưu được xác định: 03 ˆ 2 Cx g M v M V V D d (7) Với M là chỉ số điều chế của nghịch lưu. Để tránh ảnh hưởng đến điện áp ngõ ra, quan hệ giữa chỉ số điều chế M và tỉ số ngắn mạch D0 được trình bày theo phương trình (8): 0 1 . 1 M M D (8) 3. PHƯƠNG PHÁP SVPWM CỦA 3L qSBT2I ĐỂ TIỆT TIÊU ĐIỆN ÁP COMMON MODE Trong mạch nghịch lưu 3 bậc hình T ở hình (5), mỗi pha có 4 khóa tạo ra 3 trạng thái chuyển mạch là: P, O, N. Tổ hợp 3 pha có tổng cộng 27 trạng thái chuyển mạch (vector) được sử dụng cụ thể như [3 vector zero], [12 vector nhỏ], [6 vector trung bình] và [6 vector lớn]. Giải thuật SVPWM thông thường chia 27 vector này thành 6 sector, Tạp Chí Khoa Học Giáo Dục Kỹ Thuật Số 63 (04/2021) Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh 23 mỗi sector chia thành 4 vùng được trình bày cụ thể trong [14]. Với vector �⃗� 𝑟𝑒𝑓 được định nghĩa như sau: 2 2 3 3 2 ( . . ) 3 j j ref AO BO COV V V e V e (8) Trong đó: VAO, VBO, VCO là điện áp pha ngõ ra của bộ nghịch lưu. Trong [14] sử dụng hầu hết 27 vector để tổng hợp �⃗� 𝑟𝑒𝑓 trong suốt quá trình hoạt động của bộ nghịch lưu. Điện áp CMV là giá trị trung bình của điện áp ngõ ra 3 pha được tính toán như sau: 3 AO BO CO CMV V V V V (9) Bảng 2. Các vector và giá trị điện áp common mode cho 3L qSBT2I Vectors State VCM State VCM State VCM 0 [OOO] 0 [PPP] +Vc [NNN] -Vc Dạng P Nhỏ [POO] +Vc/3 [PPO] +2Vc/3 [OPO] +Vc/3 [OPP] +2Vc/3 [OOP] +Vc/3 [POP] +2Vc/3 Dạng N Nhỏ [ONN] -2Vc/3 [OON] -Vc/3 [NON] -2Vc/3 [NOO] -Vc/3 [NNO] -2Vc/3 [ONO] -Vc/3 Trung bình [PON] 0 [OPN] 0 [NPO] 0 [NOP] 0 [ONP] 0 [PNO] 0 Lớn [PNN] -Vc/3 [PPN] +Vc/3 [NPN] -Vc/3 [NPP] +Vc/3 [NNP] -Vc/3 [PNP] +Vc/3 Như đã trình bày ở Bảng 2, biên độ cực đại của CMV đạt được khi những vector [PPP] hoặc vector [NNN] được chọn, giá trị của nó là ±VC. Khi những vector nhỏ được chọn để tổng hợp vector tham chiếu, giá trị CMV được thay đổi từ –2VC/3 đến +2VC/3, trong khi đó những vector lớn chỉ tạo ra CMV với giá trị đỉnh là VC/3. Với 27 vector được liệt kê trong Bảng 2, vector zero [OOO] và những vector trung bình tạo ra giá trị CMV nhỏ nhất (0V). Do đó, khi vector zero [OOO] và những vector trung bình được chọn để tạo điện áp ngõ ra, giá trị CMV được triệt tiêu. Để giảm CMV nhỏ nhất có thể tác giả đề xuất một phương pháp điều chế xung vector không gian SVM bằng cách sử dụng vector zero và những vector trung bình, để tổng hợp vector điện áp tham chiếu áp dụng cho 3LT2I. Kết quả, CMV được giảm nhỏ nhất. Hình 7 biểu thị rằng biên độ của vector zero và những vector trung bình là 0 và 2𝑉𝐶/√3. Biên độ cực đại của vector tham chiếu là VC. Sơ đồ vector không gian (Hình 7) được chia 6 phần (6 sector), 6 sector này được sử dụng để phân tích nguyên lý hoạt động của bộ nghịch lưu. Trong suốt quá trình hoạt động, trạng thái ngắn mạch (ST) được thêm vào vector zero để không ảnh hưởng đến điện áp ngõ ra mà vẫn duy trì trạng thái tăng áp. Do sơ đồ vector không gian được chia thành 6 phần đối xứng nhau, trong phần tính toán thời gian, sắp xếp các chuỗi xung và chèn xung ngắn mạch tác giả trình bày đơn cử cho sector I, các sector từ sector II đến sector IV được thực hiện tương tự [PON] [OPN] [NPO] [NOP] [ONP] [PNO] Sector I Sector IISector III Sector IV Sector V Sector VI [PPP] [OOO] [NNN] refV 2V 3V 4V 5V 6V 1V 0V θ α V β V Hình 7. Phương pháp điều chế SVPWM cho 3L qSBT2I-ECMV Giả sử rằng, vector tham chiếu tọa lạc ở sector I, vector zero �⃗� 0 và những vector trung bình (�⃗� 1, �⃗� 2) được chọn để tổng hợp vector tham chiếu, quan hệ của chúng được xác định như sau: 0 0 1 1 2 2 0 1 2 .ref s s V T V T V T V T T T T T (10) Với: �⃗� 𝑟𝑒𝑓: Vector tham chiếu; �⃗� 0: Vector zero; �⃗� 1, �⃗� 2: Những vector trung bình; TS: Chu kỳ đóng/ngắt của bộ nghịch lưu; 24 Tạp Chí Khoa Học Giáo Dục Kỹ Thuật Số 63 (04/2021) Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh T0, T1, T2: thời gian tồn tại của những V⃗ 0, V⃗ 1, V⃗ 2. Trong đó, các vector điện áp �⃗� 0, �⃗� 2, �⃗� 3, �⃗� 𝑟𝑒𝑓 được biểu diễn như sau: 0 /6 1 /6 2 . / 2. 0 . . / 3. . / 3. j ref C j C j C V M V e V V M V e V M V e (11) Với: M: là chỉ số điều chế 0 ≤ 𝑀 ≤ 1 Thời gian tồn tại của �⃗� 0, �⃗� 1, �⃗� 2 được tính toán: 1 2 0 1 2 .m.sin( / 6 ) .m.sin( / 6 ) s s s T T T T T T T T (12) Chuỗi vector trong sector 1 được sắp xếp theo thứ tự [OOO]-[PON]-[PNO]-[OOO]-[PNO]-[PON] -[OOO] và ngược lại, được biểu diễn như Hình 8. [OOO] [PON] [PNO] [OOO] [PNO] [PON] [OOO] A B C T0/4 TM/2 TL/2 T0/2 TL/2 TM/2 T0/4 S2 0 IL Δ IL D0Ts/2 Ts/4 [FFF] TS S1 dTs/2 TST 0 0 0 0 0 Vcon1 Vcon2 VST -VST t t t t t Hình 8. Chuỗi xung và tín hiệu điều khiển của sector I cho 3L qSBT2I-ECMV Để đạt được hệ số tăng áp kỳ vọng, trạng thái ngắn mạch được chèn vào vector Zero để đảm bảo điện áp ngõ ra không bị ảnh hưởng. Khi chèn xung ngắn mạch vào vector zero, lúc này vector zero bị thay đổi theo phương trình (13): 0 0 0 0 0 0 0 0 . .ST ST ST S V T V T V T T T T T D T (13) Chuỗi vector trong sector 1 được sắp xếp lại theo thứ tự [FFF]-[OOO]-[PON]-[PNO]-[OOO]-[FFF]-[OO O]-[PNO]-[PON]-[OOO]-[FFF], được biểu diễn như Hình 8. Với [FFF] là vector ngắn mạch. 4. PHƯƠNG PHÁP CÂN BẰNG TỤ CHO 3L qSBT2I Để điều khiển ổn định DC-link tác giả dựa trên luật điều khiển PID như trình bày ở Hình 9. Điện áp hai tụ VC1 và VC2 được đọc hồi tiếp để xác định điện áp DC-link (điện áp trên thanh cái). Điện áp DC-link hồi tiếp về so sánh với giá trị điện áp tham chiếu VPN_ref. Sai lệch của bộ so sánh này được đưa vào bộ điều khiển PID để tạo ra chu kỳ ngắn mạch cho khóa S1, d1. Bộ điều khiển cân bằng điện áp tụ VC1 và VC2 được trình bày ở Hình 9. Để độ lệch giữa hai tụ VC1 và VC2 là nhỏ nhất bộ điều khiển PID tạo ra hệ số ngắn mạch Δd. Chu kỳ ngắn mạch của khóa S2, d2 được xác định: 2 1 .d d d= + D (14) Limiter PID err PID LimiterVC2 PID err PID vtri2 h1 h2 Δd Vcon1 Khối điều khiển cân bằng điện áp tụ Khối điều khiển điện áp DC-link VPN_ref VC1 d1 d2 2 1 Vcon2 2 1 Hình 9. Điều khiển cân bằng điện áp trên tụ cho 3L qSBT2I 5. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG VÀ THỰC NGHIỆM 5.1. Kết quả mô phỏng Nhóm nghiên cứu tiến hành mô phỏng dưới sự hỗ trợ của phần mềm PSIM và mô hình lấy kết quả với các thông số sau: Tạp Chí Khoa Học Giáo Dục Kỹ Thuật Số 63 (04/2021) Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh 25 Bảng 3. Các thông số mô phỏng và thực nghiệm của bộ nghịch lưu. Thông số các thành phần Giá trị Điện áp ngõ vào Vg 150 V Điện áp ngõ ra Vo 110 Vrms Tần số sóng mang fs 5 kHz Tỉ số ngắn mạch D0 0.2 Tỉ số điều chế M 0.8 Điện cảm L 3mH Tụ điện C2 = C3 2200 F Mạch lọc LC Lf và Cf 3 mH và 10 F Tải trở Rt 40 Ω Hình 10. Kết quả mô phỏng cho 3L qSBT2I-ECMV. Nhìn từ trên xuống dưới, điện áp ngõ vào Vg, điện áp trên điện áp trên các tụ điện C1, C2 và dòng điện cuộn dây tăng áp IL. Hình 11. Kết quả mô phỏng cho 3L qSBT2I-ECMV. Hình 10 nhìn từ trên xuống dưới điện áp ngõ vào (Vg), điện áp trên tụ (VC1 và VC2) và dòng điện cuộn dây tăng áp (IL) của phương pháp 3L-qSBT2I-ECMV. Việc mô phỏng được tiến hành với các thông số như ở Bảng 3. Kết quả, điện áp trên tụ điện tăng áp lên 194.8V theo phương trình (6) và kết quả mô phỏng đo được trên tụ VC1 và VC2 đạt được 196V và 193V. Giá trị đỉnh của điện áp DC-link (tổng điện áp hai tụ C1 và C2) đo được 389V. Trị trung bình dòng điện ngõ vào (dòng điện của cuộn dây tăng áp) khi mô phỏng đạt được 6.1 A như đã trình bày ở Hình 10. Trong một chu kỳ điện áp ngõ ra giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của dòng điện cuộn dây tăng áp đạt được 7A và 5.2A. Hình 11 nhìn từ trên xuống dưới, kết quả mô phỏng của điện áp DC-link, điện áp pha (VAG) và điện áp CMV của 3L-qSBT2I-ECMV. Giá trị đỉnh của điện áp DC-link đo được 389V. Kết quả mô phỏng THD của phương pháp 3L-qSBT2I-ECMV đạt được 77.08%. Tuy nhiên, phương pháp 3L-qSBT2I-ECMV có CMV gần bằng 0VRMS. 5.2. Kết quả thực nghiệm Hình 12. Kết quả thực nghiệm cho 3L qSBT2I-ECMV. Như trình bày ở Hình 12, nhìn từ trên xuống dưới, điện áp ngõ vào Vg, điện áp trên các tụ điện C1, C2 và dòng điện cuộn dây tăng áp IL. Giá trị trung bình dòng điện cuộn dây tăng áp đo thực nghiệm đạt được 6.02A. Hình 13. Kết quả thực nghiệm cho 3L qSBT2I-ECMV. 26 Tạp Chí Khoa Học Giáo Dục Kỹ Thuật Số 63 (04/2021) Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh Như đã trình bày ở Hình 13, nhìn từ trên xuống dưới, điện áp DC-link, điện áp pha VAG và điện áp common mode CMV. Phương pháp 3L-qSBT2I-ECMV có số bậc điện áp pha ngõ ra giảm vì thế chất lượng điện áp ngõ ra của phương pháp 3L-qSBT2I-ECMV giảm. Tuy nhiên, điện áp hiệu dụng CMV của phương pháp 3L-qSBT2I-ECMV được đo từ thực nghiệm 5.73VRMS. Hình 14 trình bày điện áp trên các tụ C1 và C2 khi chưa điều khiển cân bằng điện áp trên tụ, khi Vg = 150V và điện áp pha ngõ ra là 110Vrms. Khi điều khiển cân bằng điện áp trên tụ C1 và C2 với giá trị cân bằng điện áp trên tụ đạt được mỗi tụ là 220V. Hình 14. Kết quả thực nghiệm cân bằng điện áp trên các tụ điện C1 và C2. 6. KẾT LUẬN Bài báo này đã trình bày một mạng nguồn kháng qSB được kết nối với nghịch lưu ba bậc hình T. Bên cạnh các tính năng tăng, giảm áp (Buck-Boost) và đa bậc. Với giải thuật đã trình bày, cấu hình này còn không chỉ cân bằng điện áp tụ C1 và C2 mà còn triệt điện áp common mode. Nguyên lý hoạt động và kết quả mô phỏng cho cấu hình 3L qSBT2I đã được phân tích phù hợp với cơ sở lý thuyết. Cấu hình và giải thuật cho 3L qSBT2I phù hợp với các ứng dụng công suất trung bình và nhỏ như: hệ thống PV, pin nhiên liệu và động cơ. LỜI CẢM ƠN Bài báo này được thực hiện tại phòng thí nghiệm điện tử công suất nâng cao D405 với sự hổ trợ của dự án CT.2019.04.03 của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3L Three level T2I T-Type inverter qSB Quasi switch boost CMV Common mode voltage PWM Pulse width modulation IGBT Insulated Gate Bipolar Transistor SPWM Sine Pulse width modulation SVPWM Space vector Pulse width modulation TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Mohammad Ahmad, Anil Kumar Jha, Sitaram Jana and, Kishore Kumar, “Simulation and Performance Analysis of a Grid Connected Multilevel Inverter Considering Either Battery or Solar PV as DC Input Sources”, IEEE, 978-1-5090- 6218-8/17, 2017. [2] Ngô Văn Quang Bình, Nguyễn Văn Liễn, “Ứng dụng nghịch lưu áp đa mức trong hệ truyền động”, Tạp chí Khoa Học và Công Nghệ, đại học Đà Nẵng, số 1(36), xuất bản năm 2010. [3] Ngo Bac Bien, Nguyen Minh Khai, Do Duc Tri, Ngo Van Thuyen, “Bộ nghịch lưu chuyển tụ điện 9 bậc”, Tạp chí Khoa Học Giáo Dục Kỹ Thuật, Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp HCM, số 44A, xuất bản tháng 10 năm 2017. [4] F. Z. Peng, "Z-source inverter," IEEE Transactions on Industry Applications, vol. 39, pp. 504-510, 2003. [5] O. Husev, C. R. Clemente, E. R. Cadaval, D. Vinnikov, and S. Stepenko, “Single phase three-level neutral-point-clamped quasi-Z-source inverter,” IET Power Electron., vol. 8, no. 1, pp. 1–10, 2015. Tạp Chí Khoa Học Giáo Dục Kỹ Thuật Số 63 (04/2021) Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh 27 [6] Lương Hoàn Tiến, Nguyễn Minh Khai, Trần Văn Thuận, Ngô Văn Thuyên, “ Bộ nghịch lưu một pha năm bậc nguồn Z hình T”, Xuất bản Trong Tạp Chí Tự Động Hóa Ngày Nay, hội Tự Động Hóa Việt Nam, số 16, xuất bản tháng 08 năm 2016. [7] X. Xing, A. Chen, W. Wang, C. Zhang, Y. Li, C. Du, “Space-vectormodulated for Z-source three-level T-type converter with neutral voltage balancing,” IEEE Conf. Appl. Power Electron. Conf., pp. 833 – 840, Mar, 2015. [8] J. Anderson and F. Z. Peng, “Four quasi-Z-source inverters,” in Proc. IEEE Power Electron. Spec. Conf., Rhodes, Greece, pp. 2743-2749, Jun. 2008. [9] V. F. Pires, A. Cordeiro, D. Foito, and J. F. Martins, “Quasi-Z-source inverter with a T-type converter in normal and failure mode,” IEEE Trans. Power Electron., vol. 31, no. 11, pp. 7462–7470, Nov. 2016. [10] D. Panfilov, O. Husev, F. Blaabjerg, J. Zakis, and K. Khandakji, “Comparison of three-phase three-level voltage source inverter with intermediate dc–dc boost converter and quasi-Z-source inverter,” IET Power Electron., vol. 9, no. 6, pp. 1238–1248, 2016. [11] C. Qin, C. Zhang, A. Chen, X. Xing and G. Zhang, “A Space Vector Modulation Scheme of Quasi-Z-Source Three-Level T-Type Inverter for Common-Mode Voltage Reduction,” IEEE Trans. Ind. Electron., vol. PP, DOI 10.1109/TIE.2018.2798611, no. 99, pp. 1–1, Jan. 2018. [12] M.-K. Nguyen, T.-V. Le, S.-J. Park, and Y.-C. Lim, "A class of quasi switched boost inverters," IEEE Trans. Ind. Electron., vol. 62, no. 3,pp. 1526-1536, March 2015. [13] D. T. Do and M. K. Nguyen, “Three-level quasi-switched boost Ttype inverter: analysis, PWM control, and verification,” IEEE Trans. Ind. Electron., vol. 65, no. 10, pp. 8320 – 8329, Oct. 2018. [14] Do, D. T.; Nguyen, M. K.; Quach, T. H.; Tran, V. T.; Le, C. B.; Lee, K. W.; Cho, G. B.. Space Vector Modulation Strategy for Three-Level Quasi-Switched Boost T-Type Inverter, 2018 IEEE 4th Southern Power Electronics Conference (SPEC), 2018. [15] J. Chen, S. Hou, F. Deng, Z. Chen, and J. Li, “An interleaved five-level boost converter with voltage-balance control,” J. Power Electron., vol. 16, no. 5, pp. 1735-1742, Sep. 2016. Tác giả chịu trách nhiệm bài viết: Đỗ Đức Trí Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh Email: tridd@hcmute.edu.vn
File đính kèm:
- can_bang_dien_ap_tu_va_triet_tieu_dien_ap_common_mode_cho_ng.pdf