Bài giảng Nhà máy điện và trạm

Điện năng được sản xuất từ các nhà máy điện, qua các trạm tăng áp để truyền tải đi xa, sau đó được hạ áp thông qua các trạm hạ áp để cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ. Vì vậy, Nhà máy điện và Trạm biến áp là hai khâu quan trọng trong hệ thống điện.

Cuốn Bài giảng “Nhà máy điện và Trạm” này sẽ giúp trang bị cho sinh viên ngành Điện những kiến thức cơ bản nhất về Nhà máy điện, trạm biến áp cũng như quá trình vận hành, thao tác, sửa chữa các thiết bị khi gặp sự cố. Đồng thời, giúp sinh viên có thể tính chọn các thiết bị khi thiết kế Nhà máy điện và Trạm biến áp. Nội dung của bài giảng gồm 4 chương:

Chương 1: Khái niệm chung về nhà máy điện và trạm biến áp

 Chương 2: Máy biến áp

Chương 3: Lựa chọn khí cụ điện

Chương 4: Sơ đồ nối điện của nhà máy điện và trạm biến áp

 

Bài giảng Nhà máy điện và trạm trang 1

Trang 1

Bài giảng Nhà máy điện và trạm trang 2

Trang 2

Bài giảng Nhà máy điện và trạm trang 3

Trang 3

Bài giảng Nhà máy điện và trạm trang 4

Trang 4

Bài giảng Nhà máy điện và trạm trang 5

Trang 5

Bài giảng Nhà máy điện và trạm trang 6

Trang 6

Bài giảng Nhà máy điện và trạm trang 7

Trang 7

Bài giảng Nhà máy điện và trạm trang 8

Trang 8

Bài giảng Nhà máy điện và trạm trang 9

Trang 9

Bài giảng Nhà máy điện và trạm trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 58 trang Trúc Khang 09/01/2024 5600
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Nhà máy điện và trạm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Nhà máy điện và trạm

Bài giảng Nhà máy điện và trạm
Bài giảng Nhà máy điện và trạm 
 Trang: 3 
TRƢỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG 
KHOA KỸ THUẬT-CÔNG NGHỆ 
------ 
BÀI GIẢNG 
NHÀ MÁY ĐIỆN VÀ TRẠM 
(BẬC: CAO ĐẲNG) 
Quảng Ngãi, 2015 
GV: Trƣơng Quang Sanh 
BỘ MÔN: Điện-Điện tử 
KHOA: Kỹ thuật-Công nghệ 
Bài giảng Nhà máy điện và trạm 
 Trang: 4 
TRƢỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG 
KHOA KỸ THUẬT-CÔNG NGHỆ 
------ 
BÀI GIẢNG 
NHÀ MÁY ĐIỆN VÀ TRẠM 
(BẬC: CAO ĐẲNG - 45 TIẾT) 
Quảng Ngãi, 2015 
GV: Trƣơng Quang Sanh 
BỘ MÔN: Điện-Điện tử 
KHOA: Kỹ thuật-Công nghệ 
Bài giảng Nhà máy điện và trạm 
 Trang: 5 
Bài giảng Nhà máy điện và trạm 
 Trang: 6 
MỤC LỤC 
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................. 7 
CHƢƠNG 1 ................................................................................................................. 8 
KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NHÀ MÁY ĐIỆN VÀ TRẠM BIẾN ÁP .............................. 8 
1.1. Năng lƣợng và vấn đề sản xuất điện năng .................................................................. 8 
1.2 Quá trình sản xuất điện năng trong nhà máy điện .................................................... 11 
1.3 Trạm biến áp .............................................................................................................. 18 
CHƢƠNG 2 MÁY BIẾN ÁP ..................................................................................... 20 
2.1. Khái niệm và phân loại ............................................................................................. 21 
2.2. Các thông số của máy biến áp (MBA) ...................................................................... 22 
2.3. Tổ đấu dây của MBA ................................................................................................ 24 
2.4. Các hệ thống làm mát của MBA ............................................................................... 25 
CHƢƠNG 3 LỰA CHỌN KHÍ CỤ ĐIỆN ................................................................ 27 
3.1 Chọn máy cắt điện ..................................................................................................... 33 
3.2. Chọn dao cách ly ...................................................................................................... 36 
3.3. Chọn máy biến điện áp (BU, TU) ............................................................................. 37 
3.4 Chọn máy biến dòng (BI, TI) ..................................................................................... 38 
CHƢƠNG 4 ............................................................................................................... 41 
SƠ ĐỒ NỐI ĐIỆN CỦA NHÀ MÁY ĐIỆN VÀ TRẠM BIẾN ÁP .............................. 41 
4.1 Khái niệm chung ........................................................................................................ 41 
4.2 Các dạng sơ đồ nối điện cơ bản ................................................................................ 43 
4.2.1 Sơ đồ một hệ thống thanh góp ............................................................................ 43 
4.2.2 Sơ đồ hệ thống một thanh góp phân đoạn nối mạch vòng .................................. 49 
4.2.3 Sơ đồ hệ thống hai thanh góp ............................................................................. 50 
4.2.4 Sơ đồ hai hệ thống thanh góp có thanh góp vòng ............................................... 56 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 60 
Bài giảng Nhà máy điện và trạm 
 Trang: 7 
LỜI NÓI ĐẦU 
Điện năng đƣợc sản xuất từ các nhà máy điện, qua các trạm tăng áp để truyền 
tải đi xa, sau đó đƣợc hạ áp thông qua các trạm hạ áp để cung cấp điện cho các hộ 
tiêu thụ. Vì vậy, Nhà máy điện và Trạm biến áp là hai khâu quan trọng trong hệ 
thống điện. 
Cuốn Bài giảng “Nhà máy điện và Trạm” này sẽ giúp trang bị cho sinh viên 
ngành Điện những kiến thức cơ bản nhất về Nhà máy điện, trạm biến áp cũng nhƣ 
quá trình vận hành, thao tác, sửa chữa các thiết bị khi gặp sự cố. Đồng thời, giúp 
sinh viên có thể tính chọn các thiết bị khi thiết kế Nhà máy điện và Trạm biến áp. 
Nội dung của bài giảng gồm 4 chƣơng: 
Chƣơng 1: Khái niệm chung về nhà máy điện và trạm biến áp 
 Chƣơng 2: Máy biến áp 
Chƣơng 3: Lựa chọn khí cụ điện 
Chƣơng 4: Sơ đồ nối điện của nhà máy điện và trạm biến áp 
Do thời gian biên soạn có hạn nên không tránh đƣợc những sai sót, mong 
những góp ý xin gửi về Bộ môn Điện - Điện tử, khoa Kỹ thuật - Công nghệ, Trƣờng 
Đại học Phạm Văn Đồng. Trân trọng cảm ơn! 
 Tác giả! 
Bài giảng Nhà máy điện và trạm 
 Trang: 8 
CHƢƠNG 1 
KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NHÀ MÁY ĐIỆN VÀ TRẠM BIẾN ÁP 
1.1. Năng lƣợng và vấn đề sản xuất điện năng 
Tăng trƣởng kinh tế gắn liền với gia tăng nhu cầu tiêu thụ năng lƣợng, đặc biệt 
là điện năng. Tăng trƣởng kinh tế càng nhanh đòi hỏi nguồn năng lƣợng sử dụng 
càng lớn. Với tốc độ phát triển của kinh tế thế giới và nhu cầu tiêu  ... càng tốt 
và càng an toàn cho ngƣời phục vụ. Sơ đồ linh hoạt phải cho phép vận hành nhiều 
tình trạng khác nhau, do đó sơ đồ phải có nhiều thiết bị, khi đó xác suất sự cố sẽ 
tăng lên. Vì vậy, cần xét chính xác từng trƣờng hợp cụ thể. Tính an toàn quyết định 
chủ yếu bởi cách bố trí thiết bị trong sơ đồ. 
Bài giảng Nhà máy điện và trạm 
 Trang: 42 
4.1.1.4. Tính kinh tế của sơ đồ 
Quyết định chủ yếu bởi sự tồn tại của các thiết bị và hình thức thanh góp. Yêu 
cầu chi phí vận hành hàng năm bé nhất. 
4.1.2. Phân loại sơ đồ nối điện chính 
a. Theo số pha: 
 Sơ đồ một sợi. 
 Sơ đồ 2 sợi. 
 Sơ đồ 3 sợi. 
b. Theo phƣơng pháp sử dụng máy cắt, dao cách ly 
Ngƣời ta chia thành 2 nhóm: 
 - Mỗi mạch đƣợc bảo vệ bằng 1 máy cắt (sơ đồ 1 hệ thống TG...). 
 - Mỗi mạch đƣợc bảo vệ bằng 2 máy cắt (sơ đồ tam giác...). 
4.1.3. Sơ đồ cấu trúc 
4.1.3.1. Nhà máy có một cấp điện áp cao 
TBPP UC: Thiết bị phân phối cấp điện áp cao; TBPP UH: Thiết bị phân phối cấp 
điện áp máy phát (Điện áp hạ áp) 
Hình 4.1 Sơ đồ cấu trúc của Nhà máy có một cấp điện áp cao 
Bài giảng Nhà máy điện và trạm 
 Trang: 43 
4.1.3.2. Nhà máy có hai cấp điện áp cao 
HT: Hệ thống điện; TBPP UT: Thiết bị phân phối cấp điện áp trung 
Hình 4.2 Sơ đồ cấu trúc Nhà máy có hai cấp điện áp cao 
4.2. Các dạng sơ đồ nối điện cơ bản 
4.2.1. Sơ đồ một hệ thống thanh góp 
4.2.1.1. Sơ đồ hệ thống một thanh góp không phân đoạn 
a. Mô tả sơ đồ: 
Sơ đồ hệ thống một thanh góp gồm có: 
MC: Máy cắt; CL: Dao cách ly; N: Nguồn; D: Xuất tuyến đƣờng dây 
Hình 4.3 Sơ đồ hệ thống một thanh góp 
Bài giảng Nhà máy điện và trạm 
 Trang: 44 
- Một thanh góp TG. 
 - Mỗi mạch đƣợc nối vào thanh góp qua một máy cắt (MC) và hai dao cách ly 
(DCL). 
 - DCL nối giữa MC và thanh góp gọi là DCL thanh góp: CL11, CL21, CL31, 
CL41, CL51. 
- DCL nối giữa MC và đƣờng dây (ĐZ) gọi là DCL ĐZ: CL12, CL22, CL32, CL42, 
CL52. 
b. Thao tác sơ đồ: 
 . Sửa chữa máy cắt: Sửa chữa MC1. 
 - Cắt máy cắt MC1. 
 - Cắt các dao cách ly CL12, CL11. 
 - Thực hiện các biện pháp an toàn để đƣa máy cắt MC1 ra sửa chữa. 
 Sau khi sửa chữa xong MC1 ta tiến hành đƣa MC1 vào làm việc nhƣ sau: 
 - Mở nối đất an toàn. 
 - Đóng các DCL CL11, CL12. 
 - Đóng máy cắt MC1. 
. Kiểm tra sửa chữa ĐZ: Sửa chữa ĐZ D1. Các bƣớc thao tác: 
 - Cắt máy cắt MC1. 
 - Cắt các DLC CL12, CL11. 
 - Thực hiện các biện pháp an toàn để tiến hành sửa chữa. 
Sau khi sửa chữa xong tiến hành đóng điện lại cho ĐZ D1 theo trình tự ngƣợc lại 
 - Mở các điểm nối đất. 
 - Đóng các dao cách ly: CL11, CL12. 
 - Đóng máy cắt MC1. 
. Khi có ngắn mạch xảy ra trên ĐZ: 
Bài giảng Nhà máy điện và trạm 
 Trang: 45 
Hình 4.4 Ngắn mạch tại điểm N1 trên đƣờng dây D2 
 Ngắn mạch tại N1. 
 - BVRL sẽ đƣa tín hiệu đến cắt máy cắt MC2. Sau đó nhân viên vận hành sẽ 
tiến hành xử lý nhƣ sau: 
 - Cắt các DCL CL22, CL21. 
 - Thực hiện các biện pháp an toàn để tiến hành sửa chữa ĐZ D2. 
. Thao tác sửa chữa TG. 
 - Cắt tất cả các MC mạch ĐZ nối vào TG: MC1, MC2, MC3. 
 - Cắt tất cả các MC nguồn nối vào TG: MC4, MC5. 
 - Cắt tất cả các DCL TG: CL11, CL21, CL31, CL41, CL51. 
 - Thực hiện các biện pháp an toàn để sửa chữa thanh góp TG. 
c. Ƣu nhƣợc điểm và phạm vi sử dụng 
 Ƣu điểm: 
 - Sơ đồ đơn giản, giá thành không lớn, thời gian lắp đặt nhanh. 
 - DCL chỉ làm nhiệm vụ tạo khoảng cách an toàn nhìn thấy đƣợc không dùng 
để thao tác sơ đồ. 
 Nhƣợc điểm: 
 - Khi sửa chữa thanh góp hoặc DCL thanh góp của bất kỳ mạch nào cũng 
dẫn đến mất điện toàn bộ. 
Bài giảng Nhà máy điện và trạm 
 Trang: 46 
 - Khi sửa chữa MC bất kì mạch nào thì mạch đó sẽ bị mất điện trong suốt 
thời gian sửa chữa. 
 - Khi ngắn mạch trên thanh góp hoặc DCL thanh góp thì toàn bộ sơ đồ cũng 
bị mất điện. 
 Phạm vi sử dụng: 
 - Sử dụng cho thanh góp hạ áp các TBA công suất nhỏ. 
 - Sử dụng trong các sơ đồ tự dùng của nhà máy điện, nhƣng khi đó phải có 
nguồn dự phòng. 
Để khắc phục những nhƣợc điểm của sơ đồ 1 thanh góp không phân đoạn 
ngƣời ta tiến hành phân đoạn thanh góp. 
4.2.1.2. Sơ đồ hệ thống một thanh góp có phân đoạn 
a. Sơ đồ một hệ thống TG phân đoạn bằng 1 DCL CLpđ. 
Đối với sơ đồ này khi cần kiểm tra sửa chữa phân đoạn nào thì chỉ có phân 
đoạn đó bị ngừng làm việc. 
Hình 4.5 Sơ đồ hệ thống một thanh góp đƣợc phân đoạn bằng dao cách ly CLpd 
* Thao tác sơ đồ: 
Sửa chữa phân đoạn PĐ1. 
 - Cắt các MC: MC1, MC4. 
Bài giảng Nhà máy điện và trạm 
 Trang: 47 
 - Cắt các DCL: CL11, CL41, CLpđ. 
 - Thực hiện các biện pháp an toàn để sửa chữa PĐ1. 
Sửa chữa dao cách ly phân đoạn: 
 - Cắt các MC: MC1, MC2, MC4, MC5. 
 - Cắt các DCL: CL11, CL21, CL41, CL51. 
 - Thực hiện các biện pháp an toàn để sửa chữa CLpđ. 
b. Sơ đồ một hệ thống TG phân đoạn bằng 2 DCL CLpđ. 
Sửa chữa DCL phân đoạn CLpđ2 
 - Cắt các máy cắt: MC2, MC5. 
 - Cắt các dao cách ly: CL21, CL51, CLpđ1. 
 - Thực hiện các biện pháp an toàn để sửa chữa CLpđ2. 
Hình 4.6 Sơ đồ hệ thống một thanh góp phân đoạn bằng hai dao cách ly CLpd 
* Ƣu - nhƣợc điểm: 
 Vận hành độc lập: 
Bài giảng Nhà máy điện và trạm 
 Trang: 48 
 Ƣu điểm: Khi có ngắn mạch trên phân đoạn hoặc dao cách ly thanh góp của 
phân đoạn nào thì chỉ có phân đoạn đó bị mất điện. 
 Nhƣợc điểm: Công suất nguồn không đƣợc phân bố đều cho các phụ tải nên 
vận hành không kinh tế. 
* Vận hành song song: 
 Ƣu điểm: Công suất nguồn đƣợc phân bố đều cho các phụ tải nên vận hành 
kinh tế. 
 Nhƣợc điểm: Khi có ngắn mạch trên bất kỳ phân đoạn hoặc DCL thanh góp 
của phân đoạn nào thì đều dẫn đến mất điện toàn bộ. 
Để khắc phục các nhƣợc điểm của các trạng thái vận hành trên ta tiến hành 
phân đoạn bằng máy cắt. 
c. Sơ đồ một hệ thống TG phân đoạn bằng MCpđ 
Đối với sơ đồ này, ở chế độ vận hành bình thƣờng máy cắt phân đoạn ở trạng 
thái đóng. 
Khi có ngắn mạch trên bất kỳ phân đoạn nào thì máy cắt phân đoạn MCpđ và 
máy cắt của các mạch có nguồn nối với phân đoạn đó cắt. Phân đoạn còn lại vẫn 
làm việc bình thƣờng. 
Hình 4.7 Sơ đồ hệ thống một thanh góp phân đoạn bằng máy cắt 
 Ngắn mạch tại N1 trên PĐ1 
Bài giảng Nhà máy điện và trạm 
 Trang: 49 
 BVRL sẽ tác động cắt MCpđ và MC4. Sau đó nhân viên vận hành sẽ xử lý sự 
cố nhƣ sau: 
 - Cắt máy cắt MC1. 
 - Cắt các dao cách ly: CL11, CL31, CLpđ1. 
 - Thực hiện các bi 
ện pháp an toàn để tiến hành sửa chữa sự cố. 
4.2.2 Sơ đồ hệ thống một thanh góp phân đoạn nối mạch vòng 
a. Mô tả sơ đồ: 
Khi số phân đoạn nhiều thì chênh lệch điện áp giữa các phân đoạn thƣờng lớn, 
nếu chênh lệch điện áp lớn hơn giới hạn cho phép có thể khắc phục bằng cách: 
 . Nối các phân đoạn thành mạch vòng 
Hình 4.8 Sơ đồ hệ thống một thanh góp các phân đoạn nối mạch vòng 
 Tác dụng của việc nối mạch vòng là: 
 Giảm đƣợc tổn thất điện áp trên các kháng điện phân đoạn, làm cho chênh 
lệch điện áp giữa các phân đoạn bé 
 Khi có sự cố trên bất kỳ phân đoạn nào thì các phân đoạn còn lại cũng vẫn 
làm việc song song. 
 . Sửa chữa DCL phân đoạn: sửa chữa DCL CLpd11. 
- Cắt các MC: MC1, MCpd1, MCtd1 và các MC đƣờng dây. 
- Cắt các DCL: CL11, CL1, CLpd12, CLtd1, CLpd42. 
- Thực hiện các biện pháp an toàn để sửa chữa CLpd11. 
Bài giảng Nhà máy điện và trạm 
 Trang: 50 
Sau khi sửa chữa xong, trình tự khôi phục lại sơ đồ: 
- Mở tất cả các điểm nối đất. 
- Đóng các dao cách ly: CL11, CL1, CLpd12, CLtd1, CLpd42. 
- Đóng các máy cắt: MCpd1, MCpd4, MCtd1. 
- Đóng máy cắt: MC1 (chú ý hoà đồng bộ). 
- Đóng các máy cắt đƣờng dây. 
. Khi có ngắn mạch sau kháng điện đƣờng dây: (N1) 
 - BVRL sẽ tác động cắt các máy cắt: MC1, MCpd1, MCtd1 và các máy cắt 
đƣờng dây mà phía cuối đƣờng dây có nguồn. Sau đó nhân viên vận hành xử lý sự 
cố nhƣ sau: 
- Cắt tất cả các MC liên quan đến điểm ngắn mạch mà BVRL chƣa cắt. 
- Cắt dao cách ly CL1. 
- Đóng các máy cắt: MCpd1, MCpd4, MCtd1. 
- Đóng máy cắt: MC1 (chú ý hoà đồng bộ). 
- Thực hiện các biện pháp an toàn để sửa chữa sự cố. 
4.2.3 Sơ đồ hệ thống hai thanh góp 
4.2.3.1. Mô tả sơ đồ: 
Sơ đồ hai hệ thống TG gồm: 
 - Hai TG đƣợc nối với nhau qua một máy cắt nối MCN và 2 DCL CLN1 và 
CLN2. 
 - Mỗi mạch đƣợc nối vào hai hệ thống TG qua một máy cắt và hai DCL TG 
và một DCL đƣờng dây 
Bài giảng Nhà máy điện và trạm 
 Trang: 51 
Hình 4.9 Sơ đồ hệ thống hai thanh góp 
4.2.3.2. Trạng thái vận hành: 
a. Trạng thái vận hành song song: 
 Là trạng thái vận hành trên cả hai TG. Lúc này máy cắt nối MCN ở trạng thái 
đóng. 
 Để vận hành kinh tế, ta phân bố đều nguồn và phụ tải trên cả hai TG. 
Giả thiết: 
B1, D1, D3 →TGI. 
 B2, D2, D4 →TGII. 
Trạng thái sơ đồ nhƣ sau: 
- Các máy cắt ở trạng thái đóng: MC1, MC2, MC3, MC4, MC5, MC6, MCN. 
- Các DCL ở trạng thái đóng: CL11, CL22, CL31, CL42, CL51, CL62, 
CLN1, CLN2, CL13, CL23, CL33, CL43 . 
- Các DCL ở trạng thái cắt: CL12, CL21, CL32, CL41, CL52, CL61. 
b. Trạng thái vận hành trên một TG: 
Là trạng thái mà sơ đồ chỉ vận hành trên một TG. MCN ở trạng thái cắt. 
Bài giảng Nhà máy điện và trạm 
 Trang: 52 
 - Các DCL TG nối với TG làm việc ở trạng thái đóng. 
- Các DCL nối với TG dự trữ ở trạng thái cắt. 
c. Lƣu ý: Trạng thái vận hành song song là trạng thái vận hành chủ yếu của sơ đồ, 
trạng thái vận hành độc lập chỉ sử dụng khi sửa chữa TG hoặc các DCL TG. 
4.2.3.3. Thao tác sơ đồ: 
Giả thiết sơ đồ vận hành song song: 
 - B1, D1, D3 → TGI. 
 - B2, D2,D4 → TGII. 
a. Thao tác sửa chữa TG TGI: Trình tự thao tác nhƣ sau: 
- Chuyển các mạch đang làm việc trên TGI về làm việc trên TGII bằng cách: 
 Đóng các DCL: CL12, CL32, CL52. 
 Cắt các DCL: CL11, CL31, CL51. 
- Cắt máy cắt MCN và 2 DCL: CLN1, CLN2. 
- Thực hiện các biện pháp an toàn để tiến hành sửa chữa TGI. 
 Trình tự thao tác đƣa TGI vào trở lại làm việc nhƣ sau: 
 - Tháo tất cả các điểm nối đất an toàn trên TGI. 
 - Kiểm tra TGI: 
 Kiểm tra bằng mắt. 
 Kiểm tra bằng điện: 
 + Đóng các DCL: CLN1, CLN2. 
 + Đóng máy cắt MCN (t 0 sec). 
 Nếu TGI tốt thì MCN đóng thành công, tiếp tục thao tác nhƣ sau: 
- Đóng các DCL: CL11, CL31,CL51. 
- Cắt các DCL: CL12, CL32, CL52. 
b. Thao tác sữa chữa DCL TG: 
Sửa chữa CL11 
- Chuyển các mạch đang làm viêc trên TGI về làm việc trên TGII (trừ DZ D1), 
bằng cách: 
 Đóng các DCL: CL32, CL52. 
 Cắt các DCL: CL31, CL51. 
Bài giảng Nhà máy điện và trạm 
 Trang: 53 
- Cắt máy cắt MCN và hai DCL: CLN1 và CLN2. 
 - Cắt máy cắt MC1 và DCL: CL13. 
 - Thực hiện các biện pháp an toàn để sửa chữa CL11. 
Nhƣ vậy đƣờng dây D1 sẽ bị mất điện trong suốt thời gian sửa chữa. 
c. Thao tác sữa chữa máy cắt: MC1 
Hình 4.10 Sơ đồ sửa chữa máy cắt MC1 
Chuyển tất cả các mạch đang làm việc trên TG1 về làm việc trên TG2 (trừ 
mạch MC1): 
 - Đóng các DCL: CL32, CL52. 
 - Cắt các DCL: CL31, CL51. 
 - Cắt MCN và MC1. 
 - Cắt các DCL: CL11, CL13. 
 - Thực hiện các biện pháp an toàn để tháo máy cắt MC1. 
 - Dùng dây nối tắt mạch máy cắt MC1. 
Bài giảng Nhà máy điện và trạm 
 Trang: 54 
- Tháo tiếp địa an toàn. 
 - Đóng các DCL: CL13, CL11. 
 - Chuyển BVRL của máy cắt MC1 cho MCN. 
 - Đóng máy cắt MCN. 
Hình 4.11 Sơ đồ sử dụng máy cắt nối MCN thay thế máy cắt MC1 
Nhƣ vậy đƣờng dây D1 vẫn đƣợc cấp điện (theo đƣờng gạch gạch) trong 
suốt thời gian sửa chữa MC1. 
d. Khôi phục sự làm việc của sơ đồ khi có ngắn mạch trên TG (N1): 
Bài giảng Nhà máy điện và trạm 
 Trang: 55 
Hình 4.12 Sơ đồ hệ thống hai thanh góp có ngắn mạch trên trên góp tại N1 
Khi xảy ra ngắn mạch tại N1, BVRL tác động cắt máy cắt MC5 và các máy cắt 
mạch DZ nếu cuối DZ đó có nguồn (giả sử MC1). 
Nhân viên vận hành xử lý nhƣ sau: 
 - Cắt tất cả các máy cắt nối vào TG TGI mà BVRL chƣa cắt: MC3. 
 - Cắt tất cả các DCL nối vào TG TGI: CL11, CL31, CL51 
- Đóng các DCL: CL12, CL32, CL52. 
 - Đóng máy cắt: MC1, MC3, MC5. 
 - Thực hiện các biện pháp an toàn để tiến hành sửa chữa TGI. 
4.2.3.4. Ƣu nhƣợc điểm của sơ đồ: 
a. Ƣu điểm: 
 Có thể sửa chữa từng TG mà vẫn đảm bảo cho các mạch làm việc. 
 Khi sửa chữa DCL TG của một mạch bất kì thì chỉ có mạch đó bị mất điện. 
 Khi sửa chữa máy cắt của một mạch bất kì thì không phải ngừng lâu dài sự 
làm việc của mạch đó. 
Bài giảng Nhà máy điện và trạm 
 Trang: 56 
 Khi xảy ra ngắn mạch trên TG nào thì chỉ có các mạch nối vào TG đó tạm 
thời bị mất điện. 
 Sơ đồ vận hành khá linh hoạt. 
b. Nhƣợc điểm: 
Khi tiến hành bảo dƣỡng sửa chữa một TG, các mạch sẽ phải làm việc trên TG 
còn lại. Khi đó nếu xảy ra ngắn mạch trên TG này thì toàn bộ sơ đồ sẽ bị mất điện 
nên sẽ làm giảm độ tin cậy của sơ đồ. 
4.2.4. Sơ đồ hai hệ thống thanh góp có thanh góp vòng 
4.2.4.1. Mô tả sơ đồ 
Sơ đồ hệ thống hai thanh góp có thanh góp vòng là sơ đồ hai hệ thống thanh 
góp có thêm thanh góp vòng. 
 Thanh góp vòng đƣợc nối với 2 thanh góp làm việc qua MCV và 3 dao cách 
ly. 
 Mỗi một mạch đƣợc nối với thanh góp vòng qua một dao cách ly vòng. 
Hình 4.13 Sơ đồ hệ thống hai thanh góp có thanh góp vòng 
Bài giảng Nhà máy điện và trạm 
 Trang: 57 
4.2.4.2. Trạng thái làm việc: Tƣơng tự sơ đồ 2 hệ thống thanh góp 
4.2.4.3. Thao tác sửa chữa 
Giả thiết Hệ thống đang vận hành song song 
- B1, D1 làm việc trên TG1 
- B2, D2 làm việc trên TG2 
a. Sửa chữa MC1: 
Kiểm tra TGV 
 Bằng mắt 
 Bằng điện 
 Đóng DCL CLV1, CLV3 
 Đóng MCV (t 0) 
Nếu TGV tốt tiếp tục thao tác 
 Cắt MCV 
 Đóng DCL CL1V 
 Đóng MCV 
 Chuyển BVRL của MC1 cho MCV 
 Cắt MC1 
 Cắt các DCL CL11, CL13 
 Thực hiện biện pháp an toàn để sửa chữa MC1. 
b. Sửa chữa dao cách ly CL11 
Chuyển các mạch làm việc trên TG1 về TG2 
 Đóng các DCL: CL12, CL32 
 Cắt các DCL: CL11, CL31 
 Cắt MCN và CLN1, CLN2. 
 Kiểm tra TGV 
 Bằng mắt 
 Bằng điện 
 Đóng DCL CLV2, CLV3 
 Đóng MCV (t 0) 
 Nếu TGV tốt tiếp tục thao tác 
Bài giảng Nhà máy điện và trạm 
 Trang: 58 
 Cắt MCV 
 Đóng DCL CL1V 
 Đóng MCV 
 Chuyển BVRL của MC1 cho MCV 
 Cắt MC1 
 Cắt các DCL CL12, CL13 
 Thực hiện biện pháp an toàn để sửa chữa CL11. 
Khi số mạch ít có thể sử dụng một MCVN vừa làm nhiệm vụ MCV, vừa làm 
nhiệm vụ MCN. 
Khi sử dụng MCVN chỉ làm một nhiệm vụ, khi làm nhiệm vụ MCV thì 
không làm nhiệm vụ MCN và ngƣợc lại. 
Hình 4.14 Sơ đồ hệ thống hai thanh góp sử dụng máy cắt vòng nối MCVN 
c. Sửa chữa máy cắt MC2 
Chuyển các mạch làm việc trên TG1 về TG2 
 Đóng các DCL: CL12, CL32 
 Cắt các DCL: CL11, CL31 
 Cắt MCVN và CLV1, CLN. 
Bài giảng Nhà máy điện và trạm 
 Trang: 59 
 Kiểm tra TGV 
 Bằng mắt 
 Bằng điện 
 Đóng DCL CLV2, CLV3 
 Đóng MCV (t 0) 
Nếu TGV tốt tiếp tục thao tác 
 Cắt MCVN 
 Đóng DCL CL2V 
 Đóng MCVN 
 Chuyển BVRL của MC2 cho MCVN 
 Cắt MC2 
 Cắt các DCL CL22, CL23 
 Thực hiện biện pháp an toàn để sửa chữa MC2. 
Bài giảng Nhà máy điện và trạm 
 Trang: 60 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Hạ Đình Trúc, “Giáo trình nhà máy điện”, Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, 
2008. 
[2] Trịnh Hùng Thám, Nguyễn Hữu Khái, Đào Quang Thạch, Lã Văn Út, 
Phạm Văn Hòa, Đào Kim Hoa,“Phần điện trong nhà máy điện và trạm 
biến áp”, NXB khoa hoc̣ và kỹ thuâṭ , Hà Nội, 1996. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_nha_may_dien_va_tram.pdf