Giáo trình Khung gầm ô tô

Phân loại

* Theo phương pháp truyền mômen quay có ba loại cơ bản:

Li hợp ma sát: truyền mômen quay bằng lực ma sát.

Li hợp thuỷ lực: truyền mômen quay qua chất lỏng.

Li hợp điện từ: truyền mômen quay bằng lực điện từ.

Li hợp ma sát do kết cấu đơn giản, dễ điều khiển, chăm sóc và vẫn đảm bảo

các yêu cầu kỹ thuật nên được sử dụng rộng rãi.

* Theo hình dáng bề mặt ma sát, li hợp ma sát được chia làm ba loại:Li hợp hình đĩa.

Li hợp hình côn.

Li hợp hình trống.

Trên ôtô máy kéo thường dùng li hợp ma sát kiểu đĩa.

* Theo số lượng đĩa ma sát, li hợp được chia làm nhiều loại:

Li hợp đơn: có một đĩa ma sát.

Li hợp kép: có hai đĩa ma sát.

Li hợp có nhiều đĩa ma sát.

* Theo trạng thái làm việc có hai loại:

Li hợp thường xuyên đóng.

Li hợp thường xuyên mở.

Ngoài ra li hợp còn được phân loại theo các yếu tố khác: môi trường làm

việc, phương pháp điều khiển, phương pháp phát sinh lực ép.

Trong tất cả các loại ly hợp trên đây, loại được dùng phổ biến nhất trên ôtô là

ly hợp ma sát 1 đĩa, hai đĩa kiểu lò xo. Xu thế hiện nay xe du lịch người ta đã

chuyển dần sang ly hợp tự động.

Giáo trình Khung gầm ô tô trang 1

Trang 1

Giáo trình Khung gầm ô tô trang 2

Trang 2

Giáo trình Khung gầm ô tô trang 3

Trang 3

Giáo trình Khung gầm ô tô trang 4

Trang 4

Giáo trình Khung gầm ô tô trang 5

Trang 5

Giáo trình Khung gầm ô tô trang 6

Trang 6

Giáo trình Khung gầm ô tô trang 7

Trang 7

Giáo trình Khung gầm ô tô trang 8

Trang 8

Giáo trình Khung gầm ô tô trang 9

Trang 9

Giáo trình Khung gầm ô tô trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 147 trang baonam 12102
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Khung gầm ô tô", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Khung gầm ô tô

Giáo trình Khung gầm ô tô
 ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HỒ CHÍ MINH 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI 
KHOA KỸ THUẬT Ô TÔ 
GIÁO TRÌNH 
TT - KHUNG GẦM Ô TÔ 
(Lưu hành nội bộ - năm 2016) 
1 
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được 
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. 
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh 
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm 
LỜI NÓI ĐẦU 
Mô đun sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống truyền động của ôtô là môn học 
chuyên ngành của nghề sửa chữa ôtô, trang bị những kiến thức cơ bản về nguyên lý 
cấu tạo, hoạt động, những hư hỏng, phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa các 
hệ thống thuộc gầm xe. 
Từ vị trí tính chất, yêu cầu của môn học sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống 
truyền động của ôtô được biên soạn theo nội dung bài giảng gồm 14 bài: 
MĐ24. 1: Cấu tạo bộ ly hợp ma sát 
MĐ24. 2: Sửa chữa và bảo dưỡng bộ ly hợp ma sát 
MĐ24. 3: Cấu tạo hộp số cơ khí 
MĐ24. 4: Sửa chữa và bảo dưỡng hộp số cơ khí 
MĐ24. 5: Sửa chữa và bảo dưỡng hộp số phân phối ( hộp số phụ) 
MĐ24. 6: Cấu tạo truyền động các đăng 
MĐ24. 7: Sửa chữa và bảo dưỡng truyền động các đăng 
MĐ24. 8: Cấu tạo cầu chủ động 
MĐ24. 9: Sửa chữa và bảo dưỡng truyền lực chính 
MĐ24. 10: Cấu tạo bộ vi sai 
MĐ24. 11: Sửa chữa và bảo dưỡng bộ vi sai 
MĐ24. 12: Sửa chữa và bảo dưỡng bán trục 
MĐ24. 13: Sửa chữa và bảo dưỡng moay-ơ 
MĐ24. 14: Sửa chữa và bảo dưỡng bánh xe. 
Được trình bày trong môn học chung “Sửa chữa gầm ôtô” 
Ngoài những kiến thức cơ bản chung nhất về sửa chữa các hệ thống, các bộ 
phận, cơ cấu của ôtô, tài liệu còn đề cập đến những kiến thức mới, những thành tựu 
khoa học kỹ thuật đã được ứng dụng trên ôtô đời mới hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu 
về giảng dạy nội dung môn học này. Tài liệu được viết trên cơ sở tổng hợp hai môn 
học chuyên môn được tiến hành giảng dạy song song trước đây là cấu tạo gầm ôtô và 
môn học sửa gầm chữa ôtô. Sự kết hợp thành môn học chung tạo điều kiện thuận lợi 
trong việc nghiên cứu và giảng dạy cũng như học tập của sinh viên nhằm đáp ứng cho 
nhu cầu đào tạo của nhà trường. 
Tài liệu viết ra không tránh khỏi có những thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý 
kiến của các đồng nghiệp và bạn đọc để tài liệu giảng dạy được hoàn thiện. 
Với mong muốn đó giáo trình được biên soạn, nội dung giáo trình bao 
gồm: 
MD 24.1 Cờu tạo bộ ly hợp ma sát 
 Nhiệm vụ, yêu cầu phân loại. 
 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của một số bộ ly hợp. 
 Bảo dưỡng bên ngoài bộ ly hợp. 
MD 24.2 Sửa chữa và bảo dưỡng bộ ly hợp ma sát 
 Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của bộ ly hợp. 
 Đĩa ma sát. 
 Trục ly hợp 
 Lò xo ép 
 Cơ cấu điều khiển 
 Những hư hỏng chung, kiểm tra, điều chỉnh bộ ly hợp 
MD 24.3 Cấu tạo hộp số cơ khí 
 Nhiêm vụ, yêu cầu phân loại. 
 Cấu tạo chung và nguyên lý của hộp số cơ khí. 
 Các bộ phận của hộp số chính. 
MD 24.4 Sửa chữa và bảo dưỡng hộp số cơ khí 
 Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của hộp số. 
 Phưng pháp kiểm tra, bảo dưỡng. 
 Sửa chữa và bảo dưỡng. 
MD 24.5 Hộp số phân phối 
 Hộp số phân phối 
 Hộp số phụ 
MD 24.6 Cấu tạo truyền động các đăng 
 Nhiêm vụ, yêu cầu phân loại. 
 Bố trí truyền động các đăng trên ô tô 
 Cấu tạo truyền động các đăng 
 Bảo dưỡng bên ngoài truyền động các đăng. 
MD 24.7 Sửa chữa và bảo dưỡng truyền động các đăng 
MD 24.8 Cấu tạo cầu chủ động 
1. Nhiêm vụ, yêu cầu phân loại. 
 2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cầu chủ động. 
 3. Các bộ phận chính 
 4. Hư hỏng sửa chữa, lắp ghép điều chỉnh cầu chủ động. 
 5. Nhận dạng, bảo dưỡng cầu chủ động. 
MD 24.9 Sửa chữa, bảo dưỡng truyền lực chính 
 1. Nhiêm vụ, yêu cầu phân loại. 
 2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của truyền lực chính. 
 3. Sửa chữa và bảo dưỡng. 
MD 24.10 Cấu tạo bộ vi sai 
 1. Nhiêm vụ, yêu cầu phân loại. 
 2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bộ vi sai. 
MD 24.11 Sửa chữa và bảo dưỡng bộ vi sai 
 1. Hư hỏng và nguyên nhân hư hỏng. 
 2. Bảo dưỡng và sửa chữa bộ vi sai. 
MD 24.12 Sửa chữa và bảo dưỡng bán trục 
 1. Nhiêm vụ, yêu cầu phân loại. 
 2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động . 
 3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng 
 4. Sửa chữa và bảo dưỡng. 
MD 24.13 Moay ơ bánh xe 
 1. Nhiêm vụ, yêu cầu 
 2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động . 
 3. Hư hỏng, nguyên nhân kiểm tra sửa chửa, bảo dưỡng 
MD 24.14 Bánh xe 
 Tài liệu tham khảo 
TRUYỀN ĐỘNG Ô TÔ 
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ GẦM XE 
Động cơ là nguồn lực chính của ôtô. Khi làm việc động cơ sinh ra mô men 
quay, mô men này được truyền đến các bánh xe chủ động làm cho ô tô chuyển động 
tiến hoặc lùi. 
Sự truyền động đó nhờ có hệ thống truyền động. Hệ thống truyền động có 
nhiệm vụ: 
 Biến chuyển động quay của động cơ thành chuyển động tịnh tiến của ôtô 
 Thay đổi lực kéo ở các bánh xe chủ động khi ôtô chuyển động trên đường, 
nhằm khắc phục lực cản đột xuất của mặt đường. 
 Thay đổi tốc độ của ôtô trong quá trình chuyển động như khi ô tô dừng, khi 
khởi hành và khi tăng tốc. 
 Bảo đảm  ... rong lốp là 0,8-5 kG/cm2, ký hiệu là B-d. 
Trong đó B là chiều rộng của lốp, d là đường kính trong của lốp. Loại này có ưu 
điểm là làm dịu được các va đập, giảm áp suất lên mặt đường và giảm được lực cản 
chuyển động trên đường mềm cũng như giảm được độ trượt trơn của bánh xe chủ 
động. 
Hình 14.1: Kích thước lốp 
Loại áp suất cao có áp suất trong lốp là 5-7 kG/cm2, có ký hiệu DxB. Trong 
đó D là đường kính ngoài của lốp, B là chiều rộng của lốp. Loại này có ưu điểm là 
áp suất lên mặt đường tương đối lớn, do đó giảm được lực cản lăn trên mặt đường 
cứng. 
3. Cấu tạo 
Bánh xe gồm các bộ phận vành, lốp có săm hoặc lốp không săm. Đa số xe 
con hiện nay dùng lốp không săm. 
a. Vành bánh xe ( hình 14.2 a) 
Vành bánh xe có nhiệm vụ giữ cho lốp ở nguyên hình dáng yêu cầu và cố 
định bánh xe với may ơ đầu trục. 
Hiện nay trên ôtô sử dụng hai loại vành: 
 Vành phẳng dùng cho xe tải. 
 Vành lõm sống trâu dùng cho xe du lịch. 
Vành bánh xe gồm hai phần: Phần ngoài có dạng vành (1) và phần trong gọi 
là đĩa (4). Đĩa được tán đinh, hàn hay chế tạo liền với vành. Trên đĩa có khoan từ 4 
đến 6 lỗ để bắt vành bánh xe vào với moay ơ, mặt ngoài có các lỗ có dạng côn để 
định tâm bánh xe trên moay ơ. 
Vành bánh xe cho xe du lịch có lõm sống trâu để lắp ráp hay tháo lốp bánh 
xe, loại này vành được làm liền. Một vài loại vành có thêm hai sống an toàn để ngăn 
cho mép lốp không tụt xuống rãnh lõm và tránh hiện tượng lốp bật ra khỏi vành 
trong trường hợp bị mất hơi. 
Hình 14.2 Vành bánh xe. 
Hình 14.3 Các loại vành xe 
 Vành lõm sống trâu; b. Vành phẳng có 2 vòng hãm 
c. Vành phẳng tháo rời 
Loại vành phẳng cho xe tải có hai loại: loại phẳng tháo rời ( hình 14.3 c) và 
loại có hai vòng hãm, một vòng được dập liền, một vòng được mở miệng (hình 
14.3 b ). Vòng đúc liền (1) gọi là vòng nẹp được lắp vào vành bánh xe nhờ vòng 
hãm mở miệng (2) ( tanh hãm ). Khi muốn tháo lốp cần tháo vòng hãm sau đó tháo 
vòng nẹp khỏi vành và đưa lốp ra. 
Vành bánh xe bắt vào moay ơ bằng hai cách: Dùng gulông cấy vào moay ơ 
và lắp xuyên qua đĩa vành và dùng bulông cố định trên moay ơ. 
Êcu dùng để bắt bánh xe cũng có dạng hình côn trùng khớp với lỗ côn trên 
đĩa vành, đảm bảo bánh xe được lắp chính xác.Bánh đơn được lắp vào moay ơ hay 
mặt bích của bán trục chủ động bằng các loại bulông và êcu thông thường (hình 
14.2b). Bánh xe kép của cầu sau chủ động của xe tải cần được bắt chặt bằng loại 
gugiông đặc biệt ( hình 14.2 c). Trước tiên bắt chặt bánh xe trong lên gugiông của 
mặt bích bán trục sau bằng êcu mũ có cả ren trong lẫn ren ngoài sau đó trên êcu này 
lắp bánh ngoài và vặn chặt bằng êcu thông thường. 
Để tránh hiện tượng các êcu tự vặn ra khi tăng tốc hoặc hãm xe, đối với xe tải 
các êcu bắt bánh xe bên phải có ren phải, bánh xe bắt bên trái có ren trái, êcu ren 
trái được đánh dấu ở trên sườn êcu. 
b. Lốp xe 
Lốp xe có nhiệm vụ tạo lực bám mặt đường tốt và giảm bớt sự va đập khi xe 
chạy trên đường không bằng phẳng. Lốp xe được chia làm hai loại chính: 
 Lốp có săm. 
 Lốp không có săm. 
Hình 14.4 Săm lốp xe. 
Lốp có săm bao gồm: săm, lốp, yếm lót. Lốp được làm từ cao su, sợi vải hoặc 
kim loại. Kết cấu của lốp bao gồm thân lốp, mặt lốp, cạnh lốp và mép lốp. 
Thân lốp làm bằng lớp vải bố cùng với những lớp cao su ở giữa. Lớp vải bố được 
đan bằng sợi bông, sau đó được thay bởi sợi nhân tạo và ngày nay còn dùng cả sợi 
kim loại. Cấu trúc lớp vải bố có hai loại: loại đan sợi chéo và loại đan sợi hướng 
tâm. Để tăng độ bền của lốp người ta bố trí thêm các lớp sợi kim loại . Số lượng lớp 
vải bố tuỳ theo khả năng chịu tải, áp suất hơi của lốp. Lốp xe con thường có 4, 6, 8 
lớp vải bố, lốp xe tải có thể có tới 14 lớp vải bố ( hình 14.4 ). 
Mặt lốp là một lớp cao su bền có tính đàn hồi cao, dai và ít bị mài mòn. Để 
cho lốp bám mặt tốt với mặt đường, trên lốp có rãnh lõm tạo thành hoa lốp. Dạng 
hoa lốp tuỳ thuộc vào điều kiện làm việc của bánh xe. Hoa lốp có hai loại chính 
(hình 14.5) 
 Loại hoa lốp có rãnh nhỏ và rất nhỏ dùng cho xe chạy trên các đường tốt ( 
hình 14.5a, b ). 
 Loại hoa lốp có rãnh lớn và thô dùng cho xe chạy trên các đường có chất 
lượng bề mặt kém, đường lầy bùn, tuyết...Loại này cho phép hoa lốp ấn sâu trong 
nền đường để tăng độ bám (hình 14.5 c, d). 
Hình 14.5 Các loại hoa lốp 
Nhằm nâng cao chất lượng bám khi đi trên bề mặt đường trơn, lớp hoa lốp có 
đúc thêm các đinh kim loại làm bằng thép hợp kim cứng. Chiều cao của đinh tán 
nhô lên khỏi lớp cao su thường từ 1  1,5 mm, đầu trong có tán và cách lớp 
cao su trong cùng khoảng 3 mm. 
Đối với những hoa lốp hình chữ nhật khi lắp phải chú ý để chiều quay của 
bánh xe tương ứng với mũi tên trên hông lốp, có như vậy mới tăng được khả năng 
bám đường và giảm sự mòn lốp. Giữa thân lốp và lớp cao su mặt lốp có lớp đề 
kháng gồm sợi vải và cao su mềm. Lớp đề kháng có tác dụng cho mặt lốp dính chặt 
với thân lốp. 
Bên trong mép lốp có tanh lốp làm bằng sợi dây thép, tanh lốp có tác dụng 
làm tăng thêm cường độ bám chặt của mép lốp lên vành bánh xe. 
Săm là một ống cao su hình vòng tròn. Ở săm có lắp van để bơm không khí 
vào săm hoặc xả không khí trong trường hợp cần thiết. 
Yếm lót là một vòng cao su, chỉ sử dụng cho xe tải. Yếm lót bảo vệ săm khỏi 
bị hư hỏng do vành bánh xe gây lên. 
Loại lốp không săm ngày càng được sử dụng rộng rãi. Vành và lốp được lắp 
ráp thành một cụm kín hơi hoàn toàn. Quanh mép lốp có một lớp cao su mềm bảo 
đảm bao kín vành xe. Bề mặt trong của lốp được bịt kín bằng một lớp cao su có tính 
chống lọt khí cao. Van được lắp trực tiếp vào vành và có đệm cao su làm kín. Trong 
trường hợp lốp không săm không còn độ kín nữa thì có thể lắp săm và sử dụng như 
lốp thông thường. 
Ngoài ra trên một số xe có sử dụng lốp xe đặc biệt như sau: 
Hình 14.6 Các lốp đặc biệt 
 Loại lốp có mặt lốp tháo rời gồm một số vòng làm bằng cao su có độ bền 
cao và sợi kim loại. Khi các vòng mặt lốp mòn thì thay các vòng khác ( hình 14.6 b; 
hình 14.8). 
 Loại lốp hai ngăn: lốp có hai ngăn (1) và (2), được ngăn cách với nhau 
bằng màng đàn hồi gồm hai lớp vải sợi nilon và hai lớp sợi kim loại. Ngoài van (4) 
còn có thêm van (3) để bơm không khí vào ngăn (1). Khi lớp ngoài bị thủng, không 
khí ở ngăn trong sẽ hạn chế độ gập lốp để ôtô vẫn có thể tiếp tục hoạt động ( hình 
14.6.c ) 
 Loại lốp hai săm tự làm kín: khi lốp không săm hoặc săm bị đâm thủng 
chất chống rò rỉ trong lốp sẽ bao kín lỗ thủng, hạn chế không khí lọt ra ngoài (hình 
14.6 a ). 
Hình 14.7 Các thông số cơ bản của lốp xe 
B. Chiều rộng lốp xe; H. Chiều cao lốp xe; 
d1. đường kính trong; D. đường kính ngoài 
Hình 14.8 Lốp có mặt lốp tháo rời 
Trên mỗi ôtô chỉ lắp các lốp có kích thước nhất định, kích thước đó được thể 
hiện trên kí hiệu lốp xe. Lốp xe có các thông số kỹ thuật ( hình 14.7) và được kí 
hiệu theo nhiều hệ thống tiêu chuẩn khác nhau. Ví dụ với hệ thống tiêu chuẩn Châu 
Âu cho lốp xe có vận tốc lớn nhất > 210 km/h. 
Kí hiệu 185/70 R 14 84 S có ý nghĩa như sau: 
 185: chiều rộng lốp xe B tính theo mm. 
 70: chỉ số H/B = 70%, H là chiều cao lốp xe. 
 R: cấu trúc lớp vải bố đan sợi hướng tâm. 
 14: đường kính trong tính theo insơ ( inch ). 
 84: tỷ số tải trọng. 
 S: chỉ tiêu tốc độ xe VMAX < 180 km/h. 
Trong quá trình sử dụng lốp, có một điều đặc biệt quan trọng là phải đảm bảo 
áp suât hơi của lốp đúng quy định. Độ chênh lệch áp suất cho phép so với áp suất 
tiêu chuẩn không lớn hơn 0,1  0.2 kG/cm2 ( at). Nếu áp suất khí nén quá qui định 
thường dẫn tới mau mài mòn lốp, hư hỏng giảm chấn trong hệ thống treo. Khi áp 
suất hơi lốp quá thấp thường gây ra vết nứt theo chu vi, giảm tuổi thọ của lốp đáng 
kể, mặt khác trọng tâm xe hạ thấp, có thể va quệt vào chướng ngại vật trên đường. 
4. Hư hỏng, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa bánh xe 
Lốp bị mòn trước thời gian quy định do nhiều nguyên nhân gây ra như điều 
kiện sử dụng, người sử dụng, không thực hiện quy tắc bảo dưỡng lốp. Khi lựa chọn 
lốp mới để thay cần phải chọn những lốp có cùng hoa. Đối với những lốp đã sử 
dụng khi chọn cần căn cớ vào hoa lốp và mức độ mòn của lốp. Mức độ mòn của lốp 
cũng thường không đều, các lốp sau mòn nhanh hơn các lốp trước và lốp bên trái 
mòn ít hơn lốp bên phải. 
 Khi các lốp xe mòn không đều thì chuyển đổi vị trí các bánh xe: Trên cùng 
một xe các lốp có thể mòn khác nhau do loại xe hoặc do thói quen của lái xe tạo ra. 
Để cân bằng sự mài mòn ta phải tiến hành chuyển đổi vị trí theo một định kỳ thường 
từ sau 10.000 đến 12.000 km. Có hai phương pháp đảo lốp: đảo lốp khi không có 
bánh xe dự phòng và có bánh xe dự phòng. Vị trí các lốp được đảo được biểu diễn 
trên hình 14.9. 
a) Ô tô vân tải; b) Ô tô du lịch 
Hình 14.9 Các phương pháp đảo lốp. 
 Lốp bi rách hoặc các vật nhọn đâm thủng, cốt lốp bị bong thành lớp, mặt 
lốp bị tróc, tanh lốp hỏng, săm bị thủng hoặc bị nổ tất cả những hư hỏng này thường 
là do chạy xe ẩu không chấp hành tiêu chuẩn áp suất hơi trong lốp và không thực 
hiện những quy tắc bảo dưỡng lốp. Để sửa chữa lốp ở trên đường, trong ô tô phải có 
dụng cụ tháo lắp lốp và hộp đồ vá săm lốp. 
Tháo lốp bị hỏng và kiểm tra cẩn thận. Vứt bỏ đinh và những vật khác bị kẹt 
khỏi lốp. Khi ở lốp có lỗ thủng lớn, cần phải lót ở bên trong một miếng lốp cũ dày 
khoảng từ 2-3 lớp vải hoặc một miếng băng lót. Sau khi trở về gara, phải đưa lốp 
hỏng đi sửa chữa. 
Để phụ hồi mặt lốp, chỉ thực hiện trên những lốp không bị hỏng cốt và không 
bị thủng. 
*Quy trình tháo lốp. 
Trước khi tháo lốp nên xả hết không khí trông lốp ra, sau đó dùng móc lốp 
tháo vòng hãm, vòng nẹp theo các bước sau: 
a)Dùng móc lốp thẳng nạy lỏng mép lốp; 
b) Dùng móc lốp thẳng và móc lốp vấu cong để ép mép lốp xuống phía 
dưới; 
c) Tháo mép lốp khỏi gờ vành vánh xe; 
d)Dùng móc lốp thẳng nạy vòng hãm khỏi rãnh vành bánh; 
đ) Dùng móc lốp vấu cong để nâng vòng hãm lên; 
e) Đặt móc lốp thẳng xuống dưới vòng hãm; 
 Dùng tay giữ vòng hãm, dùng móc lốp thẳng nạy vòng hãm; 
 Xoay đĩa bánh xe và nhấc nó ra khỏi lốp. 
Hình 14.10: Các bước tháo lốp xe tải 
*Quy trình lắp lốp (quy trình lắp ngược lại quy trình tháo) 
- Lắp lốp xe tải 
Trước khi lắp lốp vào vành bánh xe ta phải cho săm và yếm lót vào lốp. Lắp 
lốp vào vành, đồng thời luồn van vào lỗ hoặc rãnh xẻ trên vành bánh xe. Nâng lốp 
về phía van một chút, lắp lốp vào vành ở phía đối diện, tiếp đó lắp vành nẹp và vành 
hãm, sau đó ấn mạnh lốp nằm gọn vào vành. Bơm hơi với áp suất 0,6-1,5 kG/cm2. 
Dùng búa gõ đập xung quanh vòng hãm để nắn mép lốp. Mép lốp phải nằm gọn vào 
rãnh vành bánh xe, sau đó bơm khí cho đủ áp suất qui định 
- Lắp lốp bánh xe ô tô du lịch 
Gá lốp, ấn một bên mép lốp vào vành bánh xe, sau đó cho van vào lỗ van và 
săm vào lốp. Sau đó ép một bên mép lốp sao cho mép lốp thứ hai nằm sâu vào rãnh 
của vành, dùng móc lốp để cho dần mép lốp thứ hai ra sát gờ của vành. Thao tác 
này làm cẩn thận để móc lốp khô chẹt vào săm. Sau đó bơm hơi vào đến mức cần 
thiết để kiểm tra xem mép lốp đã bám chặt vào mép vành chưa. 
- Lắp lốp không săm: 
Cần tiến hành hết sức cẩn thận, vì nếu để mép lốp hỏng sẽ phá hỏng độ kín 
của lốp. Để lắp lốp vào vành được dẽ người ta sử dụng đai siết. Sau khi bơm hơi 
vào lốp , nhúng lốp vào nước để kiểm tra độ kín, nếu không có chậu nước thì đổ 
nước vào xung quanh mép lốp để kiểm tra. 
 Tháo lốp bị hỏng và kiểm tra cẩn thận. Vứt bỏ đinh và những vật khác bị 
kẹt khỏi lốp. Khi ở lốp có lỗ thủng lớn, cần phải lót ở bên trong một miếng lốp cũ 
dày khoảng từ 2-3 lớp vải hoặc một miếng băng lót. Sau khi trở về gara, phải đưa 
lốp hỏng đi sửa chữa. 
Để phục hồi mặt lốp, chỉ thực hiện trên những lốp không bị hỏng cốt và 
không bị thủng. 
Để phát hiện những chỗ thủng nhỏ của săm, người ta bơm xăng và nhúng vào 
nước, chỗ nào xuất hiện bọt khí chỗ đó bị thủng. 
Những chỗ thủng hoặc hư hỏng nhỏ ở dọc đường có thể khắc phục bằng cách 
vá chín. Dùng giũa hoặc bàn chải sắt đánh sạch xung quang lỗ thủng ở săm với bán 
kính 20 -30mm, đặt miếng vá bằng cao su sống đè lên, rồi đặt hộp có các miếng đốt 
vào và vặn bàn vá. Dựng các miếng đốt và châm lửa đốt. Sau 10-15 phút khi các 
miếng đó cháy hoàn toàn, tháo lỏng vít của bàn vá và lấy săm ra. 
Nếu không có dụng cụ vá chín, thì các chỗ thủng ở săm có thể tạm thời khắc 
phục bằng cách vá nguội. 
Cắt vát xung quanh rìa miếng vá, dùng giũa hoặc bàn chải sắt đánh sạch 
miếng vá và xung quanh chỗ thủng ở săm, lau chùi bụi bẩn, dùng xăng rửa sạch và 
để khô, sau đó bôi lên săm thủng và miếng vá hai lớp nhựa vá và để khô, mỗi lớp 
cách nhau 15 - 20 phút, sau khi để khô, đặt miếng vá vào chỗ thủng và dùng vật tròn 
lăn đều chỗ vá. 
Những hư hỏng của ren ngoài hoặc ren trong ở van khắc phục bằng bàn ren 
hoặc ta rô, còn đầu van hỏng thay mới. 
Van phải có nắp đậy kín không cho bụi lọt vào. 
2- Những công việc chính bảo dưỡng lốp. 
+Bảo dưỡng hành ngày 
Lau chùi bụi bẩn ở lốp và kiểm tra trạng thái của lốp. 
+Bảo dưỡng cấp 1 
Kiểm tra trạng thái của lốp, vứt bỏ những vật mắc ở mặt lốp và giữa hai lốp 
kép, kiểm tra áp suất không khí trong lốp, nếu cần có thể bơm thêm không khí. 
+Bảo dưỡng cấp 2 
Xem xét lốp, vứt bỏ nhứng vật mắc ở mặt lốp. Kiểm tra áp suất không khí và 
bơm đến mức qui định. Đảo lốp theo sơ đồ. Những lốp bị mòn hỏng phải đưa đi sửa 
chữa. 
Lốp tốt là điều kiện thiết yếu để đảm bảo an toàn của người lái trên đường. 
Lốp mòn hết hoa lốp sẽ làm giảm khả năng phanh của ô tô. Vì vậy cấm sử dụng lốp 
đã mòn hết hoa lốp. 
Lốp tốt cũng là điều kiện thiết yếu để sử dụng ô tô. Những chỗ thủng, cũng 
như cốt lốp bị mục có thể làm nổ lốp khi ô tô đang chạy và gây tai nạn. Lốp non, 
ngoài hiện tượng làm cho lốp mòn nhanh, còn nguy hiểm là làm cho ô tô nghiêng 
sang một bên. 
a. Hư hỏng 
 Lốp bị mòn mặt ngoài, nứt, thủng, đứt tanh, do ma sát, sử dụng lâu ngày 
cao su bị lão hoá, bánh xe bị trượt lết ngang khi chuyển động. 
 Thủng săm do bị đinh, sắt nhọn sắc cắm vào, lốp bị dập cà xát vào săm. 
 Van của săm bị hỏng do bề mặt van bị mòn. 
 Bánh xe bị lắc, đảo do vành bị đảo, ổ bi, moay ơ bị mòn dơ lỏng hoặc điều 
chỉnh độ dơ bánh xe không đúng. 
 Tác hại: Không đảm bảo an toàn khi xe chuyển động hoặc không thể 
chuyển động được. 
b. Kiểm tra 
 Chủ yếu là quan sát lốp bị rạn nứt, mòn hoa văn, mòn thành gờ. 
 Sam thủng kiểm tra bằng hơi và nước 
 Độ đảo bánh xe kiểm tra bằng đồng hồ so. 
c. Sửa chữa 
 Săm thủng nhỏ có thể vá chín, săm thủng lớn và nhiều chỗ, van săm hỏng 
thì thay săm mới. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 Nguyễn Khắc Trai (1996), Cấu tạo gầm xe con, Nhà xuất bản trẻ 
 TOYOTA HIACE. Hướng dẫn và sửa chữa Tập 2: Sửa chữa gầm và thân vỏ. 
 Công ty ôtô ISUZU Việt Nam (2/2001), Hướng dẫn sửa chữa xe tải ISUZU 
N*R 
 Nguyễn Oanh (1997), Kỹ thuật sửa chữa khung, gầm, bệ ô tô, Nhà xuất bản 
Đồng Nai 
 Nguyễn Tất Tiến( 2002), Giáo trình sửa chữa Ô tô - máy nổ, Nhà xuất bản Giáo 
Dục 
 Nguyễn Đình Trí - Châu Ngọc Thạch (1996), Hướng dẫn sử dụng bảo trì và sửa 
chữa ôtô đời mới, Nhà xuất bản trẻ 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_khung_gam_o_to.pdf