Bài giảng Trang bị điện trong máy công nghiệp

Trang bị điện trong máy công nghiệp là một trong những môn học chuyên ngành của sinh viên ngành cơ khí. Đây là học phần nghiên cứu các thành phần cơ bản của sơ đồ động lực và sơ đồ điều khiển cho các máy cắt gọt kim loại. Trên cơ sở ứng dụng các kiến thức về kĩ thuật điện để có thể vận dụng tính toán, thiết kế các sơ đồ điều khiển cho các máy trong công nghiệp.

Nội dung học phần Trang bị điện trong máy công nghiệp được xây dựng trên cơ sở kiến thức về kỹ thuật điện, nguyên lý làm việc của máy công cụ. Từ các kiến thức trên kết hợp với các kiến thức về nguyên lý, cấu tạo của các khí cụ điện, sẽ hình thành cho sinh viên kiến thức tổng quát về cách thức điều khiển các máy cắt gọt kim loại trong thực tế.

Bài giảng Trang bị điện trong máy công nghiệp trang 1

Trang 1

Bài giảng Trang bị điện trong máy công nghiệp trang 2

Trang 2

Bài giảng Trang bị điện trong máy công nghiệp trang 3

Trang 3

Bài giảng Trang bị điện trong máy công nghiệp trang 4

Trang 4

Bài giảng Trang bị điện trong máy công nghiệp trang 5

Trang 5

Bài giảng Trang bị điện trong máy công nghiệp trang 6

Trang 6

Bài giảng Trang bị điện trong máy công nghiệp trang 7

Trang 7

Bài giảng Trang bị điện trong máy công nghiệp trang 8

Trang 8

Bài giảng Trang bị điện trong máy công nghiệp trang 9

Trang 9

Bài giảng Trang bị điện trong máy công nghiệp trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 63 trang Trúc Khang 09/01/2024 5500
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Trang bị điện trong máy công nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Trang bị điện trong máy công nghiệp

Bài giảng Trang bị điện trong máy công nghiệp
1 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG 
KHOA KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ 
******* 
ThS.PHẠM VĂN ANH - ThS. ĐÀO MINH ĐỨC 
BÀI GIẢNG 
TRANG BỊ ĐIỆN TRONG MÁY 
CÔNG NGHIỆP 
(Dùng cho bậc CĐ) 
Quảng Ngãi, 4/2016 
2 
MỤC LỤC 
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................................7 
Chương 1 KHÍ CỤ ĐIỆN................................................................................................8 
1.1. CB (CIRCUIT BREAKER)..................................................................................8 
1.1.1. Khái niệm và yêu cầu.....................................................................................8 
1.1.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc .......................................................................8 
1.1.2.1 Cấu tạo......................................................................................................8 
1.1.2.2 Nguyên lý làm việc..................................................................................9 
1.1.3. Phân loại và cách lựa chọn CB ....................................................................10 
1.1.3.1 Phân loại .................................................................................................10 
1.1.3.2 Lựa chọn CB...........................................................................................10 
1.2. CẦU CHÌ ............................................................................................................11 
1.2.1 Khái niệm......................................................................................................11 
1.2.2 Cấu tạo và nguyên lý làm việc ......................................................................11 
1.2.2.1 Cấu tạo....................................................................................................11 
1.2.2.2 Nguyên lý làm việc.................................................................................12 
1.2.3 Ký hiệu và phân loại cầu chì ........................................................................13 
1.2.3.1 Ký hiệu ...................................................................................................13 
1.2.3.2 Phân loại .................................................................................................13 
1.3. KHÍ CỤ ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN BẰNG TAY.......................................................13 
1.3.1 Cầu dao..........................................................................................................13 
1.3.1.1 Khái niệm cơ bản....................................................................................13 
1.3.1.2 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động .............................................................14 
1.3.1.3 Phân loại và ký hiệu ...............................................................................14 
1.3.2. Công tắc .......................................................................................................15 
1.3.2.1. Khái quát và ký hiệu..............................................................................16 
1.3.2.2 Cấu tạo và phân loại ...............................................................................16 
1.4. KHÍ CỤ ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN MẠCH ĐIỆN.....................................................16 
1.4.1 Contactor (Contactor) ..................................................................................16 
1.4.1.1 Khái niệm ...............................................................................................16 
1.4.1.2. Cấu tạo...................................................................................................17 
1.4.1.3 Nguyên lý làm việc và ký hiệu...............................................................18 
3 
1.4.1.4 Các thông số cơ bản ...............................................................................19 
1.4.2 Rơ le điều khiển và bảo vệ ...........................................................................20 
1.4.2.1 Khái niệm và phân loại...........................................................................20 
1.4.2.2 Rơ le trung gian ......................................................................................20 
1.4.2.3 Rơ le thời gian ........................................................................................22 
1.4.2.4 Rơle nhiệt ...............................................................................................23 
1.5. KHỞI ĐỘNG TỪ ...............................................................................................25 
1.5.1. Khái niệm.....................................................................................................25 
1.5.2. Phân loại và nguyên lý làm việc ..................................................................25 
1.5.2.1. Phân loại ................................................................................................25 
1.5.2.2 Nguyên lý làm việc................................. ... a, HC-2(5-7) đóng lại. Công tác tơ 1K (7-2) có điện, động cơ 
ĐC làm việc để di chuyển đầu bào. 
 - Tiếp điểm 1K (C3-15) đóng lại, chuẩn bị cấp điện cho nam châm nâng đầu dao 
(2CT đã đóng) ở cuối hành trình thuận do hãm cuối HC bị tỳ. 
 - Dừng bào nhờ nút D. 
 - Di chuyển nhanh bàn nhờ nút nhấp N để 2K có điện, đóng mạch động cơ ĐB. 
 - Bảo vệ tiếp điểm HC nhờ mạch R1-C. 
 - Biến trở VR điều chỉnh điện áp (lực hút) đặt vào nam châm NC. 2R là điện trở 
phóng điện của nam châm. 
3.4.3.4. Liên động và bảo vệ 
 - Bảo vệ ngắn mạch bằng các cầu chì 1CC 
 - Bảo vệ quá tải động cơ bằng rơle nhiệt. 
3.5. TRANG BỊ ĐIỆN MÁY PHAY 
3.5.1. Khái niệm chung 
 - Máy phay có thể thực hiện được nhiều nguyên công khác nhau: gia công mặt 
phẳng, mặt định hình (cam, khuôn dập, mẫu ép), gia công lỗ, rãnh, cắt ren, cắt bánh 
răng, phay rãnh then 
 - Máy phay có các loại : Máy phay vạn năng, máy phay đứng, máy phay nằm 
ngang, máy phay giường 
51 
Hình 3.15: Các dạng phay phẳng (dao phay trụ a, b; dao phay mặt đầu c; dao phay 
đĩa d, e; dao phay ngón g, h) 
Hình 3.16: Máy phay van năng 
Hình 3.17: Máy phay đứng 
52 
Hình 3.18: Máy phay nằm ngang 
Hình 3.19: Máy phay giường 
53 
3.5.2. Trang bị điện của máy phay P623 
3.5.2.1. Sơ đồ điều khiển 
Hình 3.20: Sơ đồ điện nguyên lý máy phay ngang P623 
3.5.3.2. Thành phần của máy phay 
 - Máy do Việt Nam sản xuất, tương đương máy 6H82 của Nga. 
 - Máy được trang bị 3 động cơ không đồng bộ rotor lồng sóc, sử dụng điện áp 
220/380V. 
 + Động cơ chính ĐC, công suất 7kW, tốc độ 1440 vòng/phút. 
 + Động cơ truyền động bàn ĐAD, công suất 1.7kW tốc độ 1420 
vòng/phút. 
 + Động cơ bơm nước làm mát ĐB, công suất 0.125kW, tốc độ 2800 
vòng/phút. 
 - Điện áp mạch điều khiển là 127V lấy từ 1BA cung cấp cho cuộn dây của 
Contactor và các nút điều khiển. 
 - Mạch chiếu sáng có điện áp 36V lấy từ 2BA cung cấp cho đèn chiếu sáng. 
54 
3.5.2.3. Nguyên lý làm việc 
 a) Điều khiển truyền động chính (quay dao) 
 - Sau khi bật công tác 1CT để cấp điện cho mạch điều khiển qua biến áp 1BA, 
phải chọn chiều quay trục chính nhờ hãm khóa CQ – chọn chiều quay theo tiếp điểm 
cơ khí. 
 - Hãm khóa có 2 tiếp điểm, 3 vị trí: quay trái, quay phải và vị trí 0. 
 - Chọn chế độ làm việc tự động hoặc bằng tay nhờ hãm khóa CĐ (2 vị trí, 3 tiếp 
điểm). 
 - Ấn nút 1N hoặc 2N, công tác tơ KT có điện và tự duy trì qua tiếp điểm KT 
(15-17). 
 - Động cơ ĐC được cấp điện để quay dao phay. Động cơ bơm nước làm mát 
chạy nhờ bật công tác 3CT (17-21) để công tác tơ KB có điện, cấp điện cho động cơ 
ĐB. 
 - Dừng động cơ trục chính ĐC bằng nút ấn 3N hoặc 4N. Tiếp điểm 3N(13-15) 
hoặc 4N (5-13) mở ra, cắt điện công tác tơ KT và KB. Tiếp điểm 3N (5-7) hoặc 4N(5-
7) đóng lại. Vì tiếp điểm KT (9-11) vừa đóng lại và tiếp điểm rơ le kiểm tra tốc độ 
quay thuận RKT-1(7-9) hoặc quay ngược RKT-2(7-9) đang đóng nên công tác tơ KN 
(11-6) có điện và tự duy trì bằng tiếp điểm KN(5-7). 
 - Động cơ ĐC được cấp điện quay ngược qua hai điện trở 1R, 2R để hãm 
ngược. Khi tốc độ giảm gần về 0 thì tiếp điểm rơ le kiểm tra tốc độ RKT-1 (7-9) hoặc 
RKT-2(7-9) mở ra, cắt điện công tác tơ KN(11-6). Động cơ bị cắt ra khỏi lưới điện và 
ngừng quay. 
b) Sang số truyền động chính 
 - Khi cần sang số truyền động chính, xoay hãm cắt 1KH, tiếp điểm 1KH(3-9) 
đóng lại, tiếp điểm 1KH(3-5) mở ra, công tác tơ KN (11-6) có điện. Động cơ quay 
55 
ngược chậm với mô men nhỏ (vì 2 pha nối qua điện trở 1R, 2R) để đưa các bánh răng 
vào ăn khớp. Khi kết thúc sang số, hãm cắt 1KH lại trở về vị trí cũ. 
c) Truyền động ăn dao (dịch bàn) bằng tay 
 - Hãm khóa chế độ CĐ ở vị trí điều khiển bằng tay T. Tay gạt cơ khí ở phía 
trước bàn liên kết với hãm khóa 2KH có 3 vị trí, 4 tiếp điểm. Tay gạt bị đẩy về phía 
phải thì bàn dịch về phía phải hoặc đẩy về phía trái thì bàn dịch về phía trái. Các tiếp 
điểm 2KH-1(29-31) đóng lại, 2KH2(43-27) mở ra hoặc 2KH-3(29-37) đóng lại, 2KH-
4 (41-43) mở ra. Công tác tơ bàn dịch phải BP (31-12) hoặc bàn dịch trái BT (37-14) 
có điện, cấp điện cho động cơ truyền động bàn ĐAD quay để dịch bàn sang phải hoặc 
sang trái với tốc độ ăn dao đã đặt. 
 - Nếu muốn di chuyển nhanh bàn dao theo kiểu ăn dao thì ấn nút 5N (41-39) 
hoặc 6N (41-39). Khi đó công tác tơ Nh (39-10) có điện, đóng điện cho nam châm NS 
ở mạch lực vào khớp ma sát cơ khí để di chuyển nhanh. 
 - Để di chuyển bàn ra, vào hay lên, xuống thì dùng tay gạt cơ khí ở bên cạnh ụ 
máy. 
 - Tay gạt này liên kết với hãm khóa 3KH có 3 vị trí, 4 tiếp điểm. Gạt tay gạt ra 
phía ngoài hoặc vào phía trong thì bàn dịch ra hoặc vào. Nếu gạt tay gạt lên trên hoặc 
xuống thì bàn dịch lên hoặc xuống. Chuyển động ra, vào bàn hay lên xuống bàn là do 
chuyển đổi hệ cơ khí. Chuyển động ra hoặc vào, lên hoặc xuống là do đảo chiều quay 
của động cơ ĐAD. Bàn dịch ra hoặc dịch lên là do công tác tơ BP có điện. Khi đó tiếp 
điểm 3KH-1 (29-31) đóng lại, 3KH-2 (25-27) mở ra.Bàn dịch vào hoặc dịch xuống là 
do công tác tơ BT có điện. Khi đótiếp điểm 3KH-3 (29-37) đóng lại, 3KH-4 (23-25) 
mở ra. 
 - Nếu bàn đang lên, xuống hay ra, vào với tốc độ ăn dao mà muốn di chuyển 
nhanh thì ấn nút 5N hoặc 6N để cấp điện cho công tác tơ Nh. Quá trình xảy ra tương tự 
như đã trình bày. 
Chú ý: 3KH để điều khiển vào, ra, lên, xuống 
 2KH để qua trái, qua phải 
56 
d) Truyền động ăn dao (dịch bàn) tự động 
 - Hãm khóa chế độ CĐ ở vị trí điều khiển tự động TĐ. 
Các chu trình tự động có thể thực hiện được trên máy là: 
 - Chu trình 1: Biên trái – chạy nhanh phải – ăn dao phải – chạy nhanh trái – 
dừng ở biên trái. 
 - Chu trình 2: Biên phải – chạy nhanh trái – ăn dao trái – chạy nhanh phải – 
dừng ở biên phải. 
 - Chu trình 3: Ăn dao trái – chạy nhanh phải - ăn dao phải – chạy nhanh trái – 
ăn dao trái 
 - Các chu trình tự động thực hiện nhờ cam tám vấu lồi tác động vào các hãm 
khóa để đóng – mở các tiếp điểm. 
 - Giả sử đẩy tay gạt cơ khí ở trước bàn về phía trái. Tiếp điểm 2KH-3 (29-37) 
đóng lại, tiếp điểm 2KH-4 (41-43) mở ra. Các công tác tơ BT và Nh có điện. Bàn dịch 
nhanh về phái trái. Khi chi tiết đến gần dao, tay gạt tác động vào cam tám vấu, hãm cắt 
5KH bị tỳ, tiếp điểm 5KH (33-39) mở ra. Tiếp điểm 5KH (33-35) đóng lại. Công tác 
tơ Nh (39-10) mất điện, ngừng chạy nhanh bàn bàn dao về phái trái để tiến hành phay 
(cắt gọt). Khi phay xong, tay gạt trên bàn tác động vào tay gạt ở trước bàn làm tiếp 
điểm 2KH-1 (29-31), 2KH-4 (41-43) đóng lại, tiếp điểm 2KH-2 (25-27), 2KH-3 (29-
37) mở ra. 
 - Công tác tơ BT vẫn có điện theo đường: 3-5-13-15-23-25-27-29-33-35-37-BT-
10-8-6-4. Khi tay gạt trên bàn tác động vào cam 8 vấu làm tiếp điểm 5KH (33-35) mở 
ra, 5KH (33-39) đóng lại thì công tác tơ BT (37-14) mất điện, công tác tơ BP (31-12) 
và Nh (39-10) có điện, cấp điện mạch lực để di chuyển nhanh bàn về bên phải. 
 - Đến vị trí biên phải, nếu muốn dừng bàn thì gạt tay gạt cơ khí ở trước bàn về 
giữa. 
57 
 - Nếu không thì thay gạt cơ khí gắn trên bàn tác động cam 8 vấu làm tiếp điểm 
5KH (33-35) đóng lại; 5KH (33-39) mở ra, công tác tơ Nh (39-10) mất điện, ngừng 
chạy nhanh bàn dao để chạy ăn dao. 
 - Khi tay gạt gắn trên bàn tác động vào tay gạt trước bàn thì tiếp điểm 2KH-1 
(29-31), 2KH-4(41-43) mở ra, tiếp điểm 2KH2 (25-27), 2KH-3 (29-37) đóng lại. 
 - Contactor BP vẫn có điện theo đường: 5-13-15-23-25-27-29-33-35-31-BP-12-
10-8-6-4. 
 - Khi tay gạt trên bàn tác động vào cam 8 vấu làm tiếp điểm 5KH (33-55) mở ra, 
5KH (33-39) đóng lại thì công tác tơ BP (31-12) mất điện, công tác tơ BT (37-14) và 
Nh (39-10) có điện, cấp điện mạch lực để di chuyển nhanh bàn về bên trái. 
 - Đến vị trí biên trái, tay gạt cơ khí gắn trên bàn lại tác động vào cam 8 vấu và 
tiếp điểm 5KH (33-35) đóng lại, 5KH (33-39) mở ra, ngừng chạy nhanh để tiến hành 
ăn dao. 
3.5.2.4. Liên động và bảo vệ 
 Truyền động ăn dao chỉ thực hiện được khi trục chính quay nhờ tiếp điểm KT 
(27-29). 
 - Không thể dịch chuyển bàn theo hai hướng, nhờ có tiếp điểm 2KH-2, 2KH-4, 
3KH-2, 3KH-4. 
 - Bảo vệ quá tải động cơ bằng các rơ le nhiệt. 
 - Bảo vệ ngắn mạch bằng các cầu chì 
3.6. TRANG BỊ ĐIỆN MÁY MÀI 
3.6.1. Khái niệm chung 
 - Mài là hình thức gia công tinh, dùng để gia công tinh với lượng dư bé. Các chi 
tiết trước khi mài thường đã được gia công trên các máy khác như tiện, phay bào. 
 - Cũng có các máy mài thô với lượng dư lớn (tới 5mm). Đó là mài phá. 
58 
Hình 3.21: Các sơ đồ mài 
1. Đá mài; 2. Chi tiết mài; 3. Chuyển động chính; 4. Ăn dao dọc; 5. Ăn dao ngang; 6. 
Ăn dao vòng; 7. Đá mài dẫn; 8. Thanh đỡ. 
 - Máy mài có 3 nhóm chính: nhóm máy mài tròn, nhóm máy mài phẳng, nhóm 
máy mài bóng. 
 - Mài tròn có mài tròn ngoài (hình 3.21a) và mài tròn trong (hình 3.21b). Mài 
tròn ngoài (mặt trụ ngoài) có thể bằng phương pháp mài có tâm (hình 3.21a) hay mài 
không tâm (hình 3.21c). 
 - Để mài phẳng trên máy, có thể mài bằng biên đá mài (hình 3.21d) hoặc bằng 
mặt đá mài (hình 3.21e). 
- Bàn mài chi tiết có thể là hình chữ nhật (hình 3.21 d,e) hoặc hình tròn (hình 3.21g). 
Hình 3.22: Máy mài tròn ngoài 
59 
 - Hình 3.22 là hình dáng của một máy mài tròn ngoài. Trên thân máy 1 có bàn 
máy 2. Bàn máy 2 có ụ đỡ phôi 4 và ụ quay phôi 3 trượt dọc theo bàn máy 2 để thực 
hiện ăn dao dọc. 
3.6.2. Yêu cầu về trang bị điện máy mài 
3.6.2.1. Truyền động chính 
 Thường không yêu cầu về thay đổi tốc độ và đảo chiều quay nên động cơ 
thường sử dụng là không có không đồng bộ rotor lồng sóc. 
 - Tốc độ cắt trung bình ở những máy mài nhỏ khoảng 50m/s nên thường sử 
dụng đá mài đường kính lớn, tốc độ quay không lớn. 
 - Những máy có đá mài đường kính nhỏ nhất là ở máy mài tròn thì tốc độ đá 
lớn, khoảng 24.000 đến 48.000 vòng/phút. Có khi tốc độ đến 200.000 vòng/phút 
3.6.2.2. Truyền động ăn dao 
 - Bao gồm quay chi tiết, dịch dọc và ngang đá mài (ụ mài) có dải điều chỉnh D 
từ (6÷8):1 đến (25÷30):1. 
 - Động cơ sử dụng có thể là động cơ xoay chiều (rotor lồng sóc hay nhiều tốc độ 
kết hợp với ly hợp cơ khí) và động cơ một chiều (hệ T-D hoặc F-D) 
3.6.2.3. Truyền động phụ 
 Dùng động cơ không đồng bộ rotor lồng sóc một tốc độ để bơm dầu, làm mát, 
dịch chuyển nhanh ụ mài 
3.6.3. Trang bị điện máy mài phẳng 3B722 
3.6.3.1. Sơ đồ điều khiển 
 - Điện áp cấp cho mạch động lực 220/380 ( 3 pha) cấp ddienj điều khiển hoạt 
động các động cơ. 
 - Điện áp mạch điều khiển là 127V lấy từ 1BA cung cấp cho cuộn dây của 
Contactor và các nút điều khiển. 
 - Mạch chiếu sáng có điện áp 36V lấy từ 1BA cung cấp cho đèn chiếu sáng. 
60 
 - Điện áp cho nam châm điện là 110V lấy từ 2BA qua chỉnh lưu thành dòng 1 
chiều 
Hình 3.23: Sơ đồ điện nguyên lý máy mài phẳng 3B722 
3.6.3.2. Thành phần của máy mài 
 - Máy có 6 động cơ không đồng bộ 3 pha rotor lồng sóc, điện áp 220/380V. 
 + Động cơ bơm thủy lực truyền động bàn ĐTL, công suất 4,5kW, tốc độ 
950 vòng/phút. 
 + Động cơ chính quay đá ĐĐ công suất 10kW, tốc độ 1450 vòng/phút. 
 + Động cơ bơm dầu bôi trơn ĐD công suất 0.12kW, tốc độ 1400 
vòng/phút. 
 + Động cơ bơm chất lỏng ĐL công suất 0.15kW, tốc độ 2800 vòng/ phút. 
 + Động cơ gạt phoi ĐP công suất 0.12kW, tốc độ 1400 vòng/phút. 
61 
 + Động cơ di chuyển nhanh ụ đá mài lên xuống DU công suất 1kW, tốc 
độ 930 vòng/phút. 
 - Máy có nam châm điện một chiều để giữ chặt chi tiết trên bàn, điện áp 110V. 
3.6.2.3. Nguyên lý làm việc 
 - Ấn nút 1N (7-9), công tác tơ KD (9-12) có điện, đóng mạch động cơ bơm dầu 
ĐD. Khi dầu đủ áp lực, tiếp điểm áp lực dầu ALD (9-11) đóng lại. Công tác tơ KD 
(11-12) có điện, để cấp điện cho động cơ quay đá ĐĐ và tự duy trì bằng tiếp điểm KD 
(7-9) dừng động cơ ĐĐ và ĐD bằng nút ấn 2N (5-7). 
 - Để hút vật mài trên bàn, cần cấp điện cho nam châm 1NC (43-47). Vặn 2CM 
về vị trí 1 để đóng nguồn cấp cho chỉnh lưu CL, còn tiếp điểm 2CM (5-17) mở ra. 
Chuyển mạch 2CM có 2 tiếp điểm, 2 vị trí. Vặn 3CM (5 tiếp điểm, 3 vị trí) về vị trí 3. 
Nam châm 1NC (43-47) có điện vì có tiếp điểm 3CM (41-43) và 3CM (16-14) đóng 
lại. Rơle dòng RD (47-16) cũng tác động, đóng tiếp điểm RD (5-17) lại để cho động 
cơ thủy lực ĐTL và hệ di chuyển ụ đá mài có thể làm việc.Tiếp điểm RD đóng điện 
đèn báo 1Đ, báo bàn từ đã có điện. 
 - Ấn nút 3N (13-15) để cấp điện cho công tác tơ KL (15-12), động cơ ĐL được 
cấp điện, bơm nước làm mát. Chuyển mạch 1CM có 4 vị trí, 3 tiếp điểm được vặn về 
vị trí 2. Cũng nhờ 1CM mà động cơ ĐL làm mát có thể làm việc độc lập (1CM ở vị trí 
2, tiếp điểm 1CM (5-13) đóng), làm việc cùng với động cơ quay đá mài (1CM ở vị trí 
1, tiếp điểm 1CM (9-15) đóng ) và làm việc cùng với động cơ bơm thủy lực (1CM ở vị 
trí 3, tiếp điểm 1CM (15-21) đóng). Ngừng làm việc của động cơ ĐL khi 1CM ở vị trí 
4. 
 - Các nút ấn 6N, 7N dùng cấp điện cho các công tác tơ 1K (35-4) hoặc 2K (39-
4) điều khiển động cơ di chuyển nhanh ụ đá mài ĐU. Ấn nút 4N (19-21), công tác tơ 
KTL (21-12) có điện đóng mạch cho động cơ bơm thủy lực ĐTL để bàn chuyển động 
qua lại. 
 - Đóng công tác 2CT (21-23) thì khi bàn đến biên trái, tiếp điểm hành trình 2HT 
(23-25) đóng lại, nam châm 2NC (25-24) có điện sẽ điều khiển van thủy lực để tự 
động dịch đá mài ăn sâu xuống vật mài. 
62 
 - Ụ đá mài được dịch theo phương thẳng đứng. Khi bàn dịch đến biên phải, tiếp 
điểm hành trình 3HT (23-27) đóng lại, nam châm 3NC (27-4) có điện sẽ điều khiển 
van thủy lực để dịch đá mài ăn sâu vào vật mài 
 - Lấy chi tiếp ra khỏi bàn từ nhờ vặn 3CM về vị trí khử từ (vị trí 1) rồi bỏ tay ra 
ngay. Tiếp điểm 3CM (43-14) và 3CM (41-45) đóng lại đảo chiều dòng điện câp cho 
nam châm 1NC (43-47) và hạn chế dòng khử từ nhờ biến trở 2VR (45-16). Khi bỏ tay 
khỏi 3CM thì do lò xo của chuyển mạch mà 3CM tự quay về vị trí 2 ở giữa. Bàn từ 
mất điện và cuộn dây 1NC khép kín mạch nối tiếp điện trở phóng điện 1VR (43-18). 
 - Khi không dùng bàn từ giữ vật mài thì vặn 2CM về vị trí 2. 
3.6.2.4. Liên động và bảo vệ 
 - Tiếp điểm ALD (9-11) đảm bảo khi đủ dầu bôi trơn thì động cơ quay đá mài 
mới làm việc được. 
 - Rơle dòng RD (47-16) đảm bảo bàn từ bị đứt mạch thì bàn ngừng di chuyển vì 
động cơ bơm thủy lực không làm việc. Tiếp điểm RD (5-17) ở mạch công tác tơ KTL 
(21-12) mở ra. 
 - Khi chuyển tay gạt cơ khí về vị trí làm việc bằng tay, tiếp điểm 1HT (5-29) bị 
tỳ, nếu đóng lại thì việc di chuyển nhanh ụ đá mài mới làm việc được. 
- Công tác hành trình 4HT (33-35) không cho ụ đá mài lên quá phía trên. 
- Bảo vệ quá tải các động cơ bằng rơ le nhiệt. Bảo vệ ngắn mạch bằng cầu chì. 
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3 
1. Trình bày nguyên lý làm việc của máy tiện T616? 
2. Trình bày nguyên lý làm việc của máy khoan cần 2A55? 
3. Trình bày nguyên lý làm việc của máy phay ngang P623? 
4. Trình bày nguyên lý làm việc của máy bào ngang 7M37? 
5. Trình bày nguyên lý làm việc của máy mài 3B722? 
63 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Vũ Quang Hồi, Trang bị điện – điện tử các máy công nghiệp, NXB GD, 
2002 
[2] Nguyễn Ngọc Cẩn, Trang bị điện trong máy cắt kim loại, ĐHQG, 2001. 
[3] Đặng Văn Đào, Kỹ thuật điện,NXB GD, 2001. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_trang_bi_dien_trong_may_cong_nghiep.pdf