Xây dựng và phát triển các bộ sưu tập số tại thư viện quốc gia Việt Nam
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin
(CNTT) thì vai trò quản lý và cung cấp thông tin của các thư viện ngày
càng đóng vai trò quan trọng, điều đó đòi hỏi các thư viện phải có
những chính sách trong việc xây dựng và phát triển các bộ sưu tập số,
cơ sở dữ liệu (CSDL) số. Thư viện Quốc gia Việt Nam (TVQG) là Thư
viện trung tâm của cả nước, là nơi lưu trữ, bảo tồn di sản văn hóa thành
văn của dân tộc với số lượng tài liệu lớn, phong phú, đa dạng về dạng
thức. Song song với việc hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng
cao công tác chuyên môn nghiệp vụ, phục vụ người sử dụng thì công
tác số hóa tài liệu, xây dựng và phát triển bộ sưu tập số là vấn đề đang
được Thư viện đặc biệt quan tâm nhằm nâng cao khả năng đáp ứng
nhu cầu tin ngày càng cao và đa dạng của người dùng tin trong thời
đại mới.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng và phát triển các bộ sưu tập số tại thư viện quốc gia Việt Nam
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC BỘ SƯU TẬP SỐ TẠI THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM Kiều Thúy Nga* - Lê Thị Thanh Hà** - Nguyễn Lương Ninh***1 Tóm tắt: Bài viết giới thiệu về quá trình ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ sử dụng trong công tác số hóa tại Thư viện Quốc gia Việt Nam; Một số bộ sưu tập số đang xây dựng, phát triển và các yếu tố tác động đến quá trình xây dựng bộ sưu tập số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam. Qua đó, các tác giả đề ra phương hướng, nhiệm vụ để tăng cường phát triển các bộ sưu tập số, xây dựng thư viện số quốc gia trong giai đoạn tiếp theo. Từ khóa: Công nghệ thông tin; Bộ sưu tập số; Thư viện Quốc gia, Việt Nam. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin (CNTT) thì vai trò quản lý và cung cấp thông tin của các thư viện ngày càng đóng vai trò quan trọng, điều đó đòi hỏi các thư viện phải có những chính sách trong việc xây dựng và phát triển các bộ sưu tập số, cơ sở dữ liệu (CSDL) số. Thư viện Quốc gia Việt Nam (TVQG) là Thư viện trung tâm của cả nước, là nơi lưu trữ, bảo tồn di sản văn hóa thành văn của dân tộc với số lượng tài liệu lớn, phong phú, đa dạng về dạng thức. Song song với việc hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cao công tác chuyên môn nghiệp vụ, phục vụ người sử dụng thì công tác số hóa tài liệu, xây dựng và phát triển bộ sưu tập số là vấn đề đang * Thạc sĩ, Thư viện Quốc gia Việt Nam. ** Thạc sĩ, Thư viện Quốc gia Việt Nam. *** Thư viện Quốc gia Việt Nam. 669 XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC BỘ SƯU TẬP SỐ TẠI THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM được Thư viện đặc biệt quan tâm nhằm nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu tin ngày càng cao và đa dạng của người dùng tin trong thời đại mới. I. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, CÔNG NGHỆ SỐ TẠI THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM 1.1. Quá trình ứng dụng công nghệ thông tin Từ năm 1985, TVQG đã bắt đầu ứng dụng CNTT trong hoạt động thư viện và cũng là một trong các thư viện đi đầu trong việc tiếp cận và ứng dụng công nghệ, số hóa tài liệu trong hệ thống thư viện trên toàn quốc. Năm 1986, phiếu mục lục và thư mục quốc gia được xử lý từ máy tính. Đến năm 2001, Thư viện đã xây dựng những dự án khả thi, phù hợp với trình độ phát triển tin học ở từng thời kỳ tại TVQG, đồng thời đề xuất với lãnh đạo Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) nhân rộng việc ứng dụng công nghệ thông tin tới các thư viện tỉnh, thành phố trong cả nước và phù hợp với yêu cầu của thư viện cấp tỉnh để trang bị hạ tầng thông tin, đào tạo viên chức tin học cho các thư viện tỉnh, thành phố. Qua đó, gắn việc tin học hoá ngay tại TVQG với toàn hệ thống thư viện công cộng, nhằm thống nhất về nghiệp vụ và tận dụng các kết quả của nhau. Các dự án về CNTT đã được triển khai mạnh mẽ tại TVQG như: “Xây dựng hệ thống thông tin thư viện điện tử/ thư viện số tại TVQG” năm 2001; “Nâng cao hệ thống thông tin thư viện điện tử/ thư viện số tại TVQG và Thư viện 61 tỉnh thành phố” năm 2003; “Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin thư viện điện tử, thư viện số tại TVQG và hệ thống Thư viện công cộng” năm 2005; “Mở rộng và nâng cấp hệ thống thư viện điện tử/ thư viện số tại TVQG và hệ thống TVCC” năm 2006; và “Tăng cường năng lực tự động hóa tại Thư viện Quốc gia Việt Nam” năm 2007; Dự án “Tăng cường năng lực thư viện số và bảo quản số tại TVQG” năm 2012. Đặc biệt từ năm 2015-2020, nhiều Dự án bổ sung thiết bị số hóa, thiết bị bảo mật, an toàn thông tin và vận hành khai thác thư viện số, phần mềm hỗ trợ khai thác tài nguyên thông tin dạng số... được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đầu tư để đảm bảo công tác bảo tồn và 670 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM tổ chức phục vụ khai thác các tư liệu lịch sử, văn hóa, khoa học của dân tộc, tạo thêm rất nhiều cơ hội cho người sử dụng tiếp cận đến các nguồn tài nguyên quý giá mà Thư viện đang lưu giữ. 1.2. CÔNG NGHỆ SỐ TRONG CÔNG TÁC SỐ HÓA Số hoá là quá trình chuyển đổi thông tin dạng truyền thống sang dạng điện tử. Do đó số hoá được coi là một phương thức tạo lập nguồn tài nguyên thông tin điện tử cung cấp những giá trị cao hơn cho nghiên cứu, học tập, đào tạo, quản lý, nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao khả năng truy cập, đặc biệt đối với các tài liệu quý, tài liệu cổ, tài liệu lưu trữ cần phải bảo vệ. Vì vậy, việc lựa chọn các công nghệ trong công tác số hóa đóng một vai trò rất quan trọng nhằm tạo lập được các nguồn tài nguyên thông tin điện tử đảm bảo chất lượng. Hiện nay, TVQG đang sử dụng một số công nghệ sau để số hóa tài liệu: 1.2.1. Thiết bị số hóa tài liệu Máy Scanner 4DigitalBooks DL3003 Đây là phiên bản mới nhất, hiện đại, tích hợp nhiều tính năng thông minh, phù hợp với nhiều loại tài liệu, nhiều khổ cỡ (A2, A3, A4, A5..), định dạng đầu ra hỗ trợ chuẩn tiff, jpeg... với chất lượng rất cao, kể cả những chi tiết và chữ rất nhỏ. Tính năng hoạt động của máy scan robot này đã thay thế cho hàng lo ... hông tin của các quốc gia trên thế trên các phương diện: trao đổi tài liệu, trao đổi và đào tạo cán bộ, tổ chức sự kiện, triển khai và thực hiện thành công nhiều dự án hợp tác liên quốc gia, dự án số hóa tài liệu... 2.2. CÁC BỘ SƯU TẬP SỐ ĐƯỢC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN Số hóa tài liệu và xây dựng, phát triển các bộ sưu tập số là xu hướng tất yếu của các thư viện, nó đóng vai trò quan trọng trong việc chia sẻ dữ liệu và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, đa dạng của người sử dụng. Do đó, đây là một nhiệm vụ chiến lược trong quá trình hiện đại hóa thư viện, đó cũng là nền tảng để phát triển đa dạng kho tài nguyên thông tin mà TVQG đang hướng tới. 678 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM Qua quá trình phát triển, TVQG đã xây dựng được nguồn tài nguyên số khá lớn, bao gồm các cơ sở dữ liệu (CSDL) và các bộ sưu tập quan trọng như: CSDL thư mục lớn với gần 900.000 biểu ghi bao gồm các loại hình: sách, báo - tạp chí, luận án tiến sĩ, bản đồ, tài liệu nghiệp vụ thư viện, ấn phẩm âm nhạc,... gồm nhiều thứ tiếng Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Hàn Quốc,... đây là những tài liệu do các nhà xuất bản, nhà sách nộp lưu chiều theo Luật Xuất bản và các tài liệu qua các nguồn mua, trao đổi, biếu tặng...; CSDL bài trích Báo - Tạp chí với hơn 73.000 biểu ghi. Các bộ sưu tập số hóa toàn văn do TVQG tạo lập bao gồm gần 112.000 cuốn tài liệu số hóa tương đương 8 triệu trang như: Bộ sưu tập Luận án tiến sĩ, bộ sưu tập sách, báo, tạp chí Đông Dương, bộ sưu tập sách Hán Nôm, bộ sưu tập băng, đĩa CD-ROM, DVD... Các nguồn này còn tiếp tục gia tăng mạnh mẽ trong thời gian tới với việc áp dụng công nghệ mới đang được triển khai, cùng với việc liên kết, hợp tác giữa TVQG với Thư viện Quốc gia các nước trên thế giới, đặc biệt với các nhà xuất bản trong và ngoài nước. Một phần khá lớn nguồn số hóa toàn văn đã, đang và sẽ tiếp tục mở cho phép bạn đọc truy cập trực tuyến miễn phí tại các địa chỉ: Mục lục trực tuyến: Luận án tiến sĩ: Sách Đông Dương: Báo - Tạp chí: Hán Nôm: Cụ thể, TVQG đã và đang tiếp tục xây dựng: • Bộ sưu tập Luận án tiến sĩ: hiện có 37.000 bộ luận án tiến sĩ bao gồm cả bản toàn văn và bản tóm tắt. Đây là kho tài liệu quý và đặc biệt của TVQG, là bộ sưu tập luận án tiến sĩ đầy đủ nhất của người Việt Nam được bảo vệ trong và ngoài nước. Bộ sưu tập này có giá trị nghiên 679 XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC BỘ SƯU TẬP SỐ TẠI THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM cứu, ứng dụng trong đời sống, sản xuất, đồng thời là nguồn tài liệu có nhu cầu sử dụng lớn nhất nhưng bị hạn chế về số bản (01 bản/ 01 tên tài liệu). Vì vậy, kho tài liệu này được đưa vào danh mục ưu tiên đầu tiên. Hiện tại, TVQG đã số hóa được hơn 25.500 bộ (tương đương với 6,2 triệu trang). Một điểm thuận lợi của TVQG hiện nay là theo quy định của Nhà nước thì tác giả luận án ngoài việc nộp lưu chiểu bản in còn nộp cả bản điện tử, đây là một trong những nguồn tài nguyên số quan trọng được cập nhật thường xuyên hàng năm cho Thư viện, trung bình mỗi năm TVQG nhận được hơn 1.200 bộ luận án Tiến sĩ (tương được 300.000 trang/1 năm). • Bộ sưu tập Sách Đông Dương: Đây là kho tư liệu lịch sử quý hiếm, hiện TVQG đang lưu trữ với 68.500 bản sách từ thế kỷ XVII đến năm 1954, gồm nhiều sách giá trị về lịch sử, văn hóa, địa lý của toàn bộ Đông Dương thời kỳ đó. Đây là những tư liệu quý có nhu cầu khai thác lớn đối với những nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, địa lý. Đặc biệt ảnh hưởng của thời gian, kho sách đang cần được bảo quản, phục chế, và hình thức số hóa là một trong những giải pháp được TVQG lựa chọn để lưu trữ, bảo quản. Việc số hóa toàn văn bộ sưu tập này được khởi động khi TVQG kết hợp với Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, Bộ Ngoại giao Pháp cùng một số thư viện của Việt Nam thực hiện chương trình “Số hóa kho tài liệu Pháp ngữ cổ tại Việt Nam” (Dự án VALEASE). Hiện tại, TVQG vẫn tiếp tục và đã số hóa được 8.000 cuốn tương đương 1.100.000 trang. Cùng với bộ sưu tập Luận án tiến sĩ, Bộ sưu tập số hóa toàn văn sách Đông Dương là một trong những nguồn tài liệu quý hiếm của TVQG. • Bộ sưu tập Báo, Tạp chí Đông Dương: Cùng với Sách Đông Dương, Báo - Tạp chí Đông Dương là kho tư liệu lịch sử vô cùng quý hiếm chứa đựng các giá trị về lịch sử, văn hóa của Đông Dương từ cuối thế kỷ XVII đến năm 1954. Hiện tại, TVQG đã số hóa được 72.000 số tương đương 430.000 trang. • Bộ sưu tập Sách Hán Nôm: Kho Hán Nôm tại TVQG là kho sách cổ về chữ Nôm lớn tại Việt Nam về nhiều lĩnh vực: địa lý, lịch sử, văn 680 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM hóa, giáo dục, y học, văn học nghệ thuật... phản ánh diễn tiến lịch sử và những thay đổi về mọi lĩnh vực của Việt Nam qua từng thời kỳ, bao gồm trên 5.200 bản sách được làm hoàn toàn thủ công, với chất liệu giấy dó và toàn bộ là bản viết tay bằng chữ Nôm. Đây là kho tư liệu quý mà thư viện đang lưu trữ. Từ năm 2006, TVQG đã phối hợp với Hội bảo vệ Di sản Hán Nôm tiến hành số hóa toàn bộ kho sách này. Hiện tại, đã số hóa và đưa vào phục vụ trực tuyến được 1.952 cuốn tương đương 147.955 trang. • Bộ sưu tập băng, đĩa CD-ROM, DVD: Được thu nhận vào TVQG qua đường lưu chiểu, bổ sung, trao đổi quốc tế, hoặc các cá nhân, tổ chức biếu tặng trong vài năm gần đây, với hơn 3.800 tên tài liệu đã được đưa vào CSDL phục vụ tại chỗ (bao gồm nhiều lĩnh vực như: Âm nhạc, tài chính kế toán, kinh tế, tin học, ngôn ngữ, địa lý, lịch sử, giáo dục...). Ngoài ra, TVQG còn có một số bộ sưu tập tài liệu số hóa được phục vụ trực tuyến trên Website của thư viện như: Thư mục Quốc gia tháng - năm, tài liệu đào tạo của Quỹ SIDA, các file ISO dữ liệu thư mục hàng tháng của TVQG chia sẻ cho các thư viện. Ngoài các bộ sưu tập TVQG đang xây dựng và phát triển, TVQG còn đang lưu trữ và phục vụ một số bộ sưu tập quý khác như: Bộ đĩa DVD số hóa cuốn Kỹ thuật của người An Nam, Bộ đĩa Đĩa DVD số hóa Tri tân Tạp chí, Bộ đĩa DVD Nam Phong tạp chí, Sage Journals, Sách điện tử IG Publishing, Bộ đĩa DVD Sắc phong tỉnh Hưng Yên, Bộ đĩa tài liệu điện tử tiếng Tây Ban Nha • Đĩa DVD cuốn Kỹ thuật của người An Nam: bao gồm 700 bản tranh khắc gỗ với hơn 4.000 hình ảnh về đời sống văn hóa, lao động của người dân Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. • Đĩa DVD số hóa Tri tân Tạp chí: là một tạp chí văn hóa xuất bản hàng tuần ở Hà Nội, bắt đầu từ năm 1941 đến năm 1945 thì đình bản, bao gồm 212 số (từ năm 1941-1945). • Nam Phong tạp chí: Nam Phong tạp chí là một tờ nguyệt san xuất bản tại Việt Nam từ ngày 1 tháng 7 năm 1917 đến tháng 12 năm 1934 thì đình bản, tất cả được 17 năm và 210 số. Tạp chí Nam Phong do Phạm Quỳnh làm Chủ nhiệm và Chủ bút; Phạm Quỳnh làm Chủ biên phần 681 XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC BỘ SƯU TẬP SỐ TẠI THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM chữ quốc ngữ và Nguyễn Bá Trác làm Chủ biên phần chữ nho. Nam Phong là một trong những tạp chí Việt Nam đầu tiên đúng thể thức, bài bản và giá trị về tri thức, tư tưởng, thường đăng nhiều bài văn, thơ, truyện ngắn, phê bình văn học, và tài liệu lịch sử bằng Quốc ngữ. Là một phương tiện của thực dân Pháp để tuyên truyền cho chế độ thực dân, cương lĩnh chính trị của tạp chí ít được chú ý. Tuy nhiên, tạp chí đã góp phần vào việc truyền bá chữ Quốc ngữ vào Việt Nam. Bộ sưu tập này bao gồm 01 bộ 6 đĩa DVD với 210 số. • Sắc phong tỉnh Hưng Yên: Bao gồm 4 đĩa DVD với hơn 450 sắc phong của tỉnh Hưng Yên. Bên cạnh đó, TVQG còn lưu trữ và phục vụ bạn đọc một số CSDL trực tuyến mà thư viện đã mua quyền khai thác trực tuyến trong thời gian gần đây như: Wilson, ProQuest, sách điện tử IGroup Publishing, sách điện tử SpringerNature, SAGE Journal, SAGE Research Method 2.3. ĐÁNH GIÁ THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN BỘ SƯU TẬP SỐ • Thuận lợi - Có định hướng đúng đắn của Đảng, Chính phủ, quy hoạch ngành phù hợp, đặc biệt trong hoạt động phát triển công nghệ thông tin, số hóa tài liệu thư viện. - Được sự quan tâm, chỉ đạo và đầu tư của lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hạ tầng công nghệ thông tin, thiết bị số của TVQG dần được tăng cường và hoàn thiện. - Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, chính sách đầu tư đối với TVQG đã được Luật hóa trong Luật Thư viện, là căn cứ để TVQG xây dựng các đề án, dự án phát triển thư viện số, bộ sưu tập số. - TVQG là thư viện tiên phong trong công tác hiện đại hóa và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện, thông qua các chương trình, dự án về công nghệ thông tin đã thực hiện giúp Thư viện có nhiều kinh nghiệm trong việc triển khai các chương trình số hóa, quản trị thông tin, dữ liệu trên quy mô lớn. 682 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM - Có nguồn tài nguyên thông tin phong phú và đa dạng về loại hình và ngôn ngữ, đặc biệt còn lưu giữ những tư liệu quý giá từ thế kỷ 17, tư liệu Đông Dương thuộc Pháp. Đây là một thuận lợi của TVQG trong quá trình xây dựng và phát triển các bộ sưu tập số có giá trị lịch sử. - Nguồn nhân lực thư viện trẻ, có trình độ, được đào tạo, bồi dưỡng trong nước và nước ngoài có khả năng tiếp cận, nắm bắt và làm chủ công nghệ mới. • Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi trong quá trình xây dựng bộ sưu tập số, TVQG còn gặp phải những khó khăn, thách thức như sau: - Về công nghệ: Hạ tầng công nghệ thông tin được đầu tư qua nhiều giai đoạn, nhiều dự án nhưng chưa thật sự đồng bộ, một số không còn phù hợp trong điều kiện hiện tại của công nghệ. Khi các công nghệ mới ngày càng được cập nhật nhanh chóng đòi hỏi những công nghệ cũ cần được thay thế, song hệ thống thông tin quản lý thư viện điện tử/thư viện số sử dụng gần 20 năm tại Thư viện đã lạc hậu, gặp nhiều bất cập trong công tác xử lý, quản lý, phổ biến thông tin, chưa đảm bảo vai trò là trung tâm xử lý dữ liệu tập trung, chia sẻ cho thư viện toàn quốc. - Về nguồn nhân lực: Phần lớn nhân lực làm công việc này được đào tạo từ nhiều ngành nghề khác nhau, nên họ phải luôn nỗ lực và không ngừng học hỏi, tìm hiểu để bắt nhịp kịp thời với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ. Mặt khác, do hạn chế về chính sách tiền lương, hiện tại TVQG khó khăn trong việc thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao về CNTT, có thể làm chủ được các ứng dụng công nghệ hiện đại. - Về chính sách đầu tư của Nhà nước cho TVQG chưa được đầu tư thường xuyên, chưa theo kịp với yêu cầu phát triển hiện nay, đầu tư chưa xứng tầm với thư viện là trung tâm văn hóa, nghiên cứu khoa học, bộ mặt tri thức của quốc gia. Nguồn ngân sách đầu tư cho phát triển công nghệ thông tin và xây dựng bộ sưu tập số cho Thư viện còn eo hẹp, hạn chế. 683 XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC BỘ SƯU TẬP SỐ TẠI THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM III. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ ĐỂ TĂNG CƯỜNG PHÁT TRIỂN CÁC BỘ SƯU TẬP SỐ, XÂY DỰNG THƯ VIỆN SỐ QUỐC GIA Trong bối cảnh CNTT đang ngày càng phát triển nhanh chóng với cuộc cách mạng công nghệ 4.0, để TVQG tăng cường phát triển các bộ sưu tập số, tiến tới xây dựng thư viện số quốc gia, phát huy vai trò là thư viện trung tâm của cả nước, TVQG xác định phương hướng, nhiệm vụ quan trọng cần tiếp tục thực hiện: 1. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại và đồng bộ tại TVQG đảm bảo cho việc xây dựng thư viện trung tâm, thư viện điện tử tập trung, thư viện số quốc gia, dùng chung hạ tầng công nghệ, làm đầu mối tích hợp dữ liệu số, chia sẻ dữ liệu với các thư viện trong cả nước. 2. Tăng cường xây dựng hệ thống trang thiết bị số hóa chuyên dụng, thiết bị chuyển dạng tài liệu, để đẩy mạnh việc tạo lập, phát triển các bộ sưu tập số, từng bước góp phần phát triển công nghiệp nội dung số của Việt Nam. 3. Chuyển đổi số, số hóa toàn văn nguồn thông tin đang được lưu giữ, bảo quản tại TVQG, tạo lập kho dữ liệu lớn có tính bao quát toàn bộ kho tri thức dân tộc có giá trị khoa học, lịch sử như các bộ sưu tập: sách Hán Nôm (hơn 5.000 bản), sách Đông Dương (68.000 bản), báo chí Đông Dương (1.700 tên), Luận án tiến sĩ (37.000 bộ); đặc biệt là kho tài liệu Lưu chiểu (gần 1.580.000 bản xuất bản phẩm quốc gia). 4. Chủ trì, phối hợp với thư viện của các Bộ, ngành và thư viện khác trong nước xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu toàn văn, thư viện số quốc gia. Xây dựng cơ chế truy cập, chia sẻ dữ liệu cho cộng đồng, xây dựng các ứng dụng phổ biến thông tin để các tổ chức, cá nhân có thể khai thác hiệu quả các bộ sưu tập tài liệu số tạo ra một môi trường và cơ hội bình đẳng trong tiếp cận và khai thác nguồn tài liệu số của mọi thành viên trong xã hội. 5. Xây dựng các đề án, dự án phát triển thư viện số, bộ sưu tập số, kiến nghị Nhà nước đầu tư, bổ sung phát triển các ứng dụng công nghệ mới như: hệ thống quản trị thư viện số/ thư viện điện tử, hệ thống tìm kiếm tập trung, hệ thống lưu trữ dung lượng lớn, hệ thống bảo quản số, thiết bị số hóa, các ứng dụng cho hệ thống phân phối, phổ biến thông tin. 684 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM 6. Cải thiện chất lượng nguồn nhân lực CNTT, tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại nhân lực, đặc biệt là kỹ năng số, kỹ năng thông tin, công nghệ mới; có chính sách xây dựng đội ngũ kế cận; đồng thời, kiến nghị Nhà nước xây dựng các cơ chế chính sách đãi ngộ hợp lý cả về thu nhập và các điều kiện học tập nâng cao trình độ, tạo môi trường làm việc thuận lợi để người làm công tác CNTT có thể phát huy năng lực, sở trường và gắn bó lâu dài với Thư viện. KẾT LUẬN Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ cùng với xu thế hội nhập là những đòi hỏi và thách thức cho các cơ quan thông tin - thư viện cần phải có những đổi mới hoạt động, bắt kịp với sự phát triển của thời đại. Phát triển các bộ sưu tập số, xây dựng thư viện số là một quá trình phức tạp đòi hỏi Thư viện phải có những điều kiện cần và đủ để thực hiện được thành công dự án số hóa, cùng với chiến lược quảng bá mạnh mẽ để người sử dụng biết đến thông tin, tổ chức khai thác hiệu quả những bộ sưu tập số đã và đang được xây dựng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của người sử dụng, hội nhập với các thư viện thế giới và đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cao Minh Kiểm (2007), Về các chuẩn áp dụng trong số hóa tài liệu phục vụ xây dựng thư viện điện tử và trao đổi dữ liệu. Kỷ yếu Hội thảo khoa học chuyên đề: Quản trị và chia sẻ nguồn tin số hóa, Hà Nội. 2. Kiều Thúy Nga, Lê Đức Thắng (2017), Giải pháp xây dựng bộ sưu tập số hiệu quả. Hội thảo Thư viện số Việt Nam: Quá khứ-Hiện tại-Tương lai, Hà Nội, tr. 353-375. 3. Lê Đức Thắng (2012), "Giới thiệu các bộ sưu tập số hóa toàn văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 6, tr. 56-58. 4. Luật Sở hữu trí tuệ (2019), Truy cập từ https://thuvienphapluat.vn/van- ban/so-huu-tri-tue/Van-ban-hop-nhat-07-VBHN-VPQH-2019-Luat-So- huu-tri-tue-nam-2005-424231.aspx. Truy cập ngày 10/8/2020.
File đính kèm:
- xay_dung_va_phat_trien_cac_bo_suu_tap_so_tai_thu_vien_quoc_g.pdf