EFEO - Di sản nào để lại

Được thành lập ở Việt Nam vào đầu thế kỷ XX, Viện Viễn Đông Bác cổ (école

franỗaise d’Extrême-Orient - EFEO) và tờ tập san BEFEO uy tín thế giới đến

nay đã trên trăm năm. Các học giả tiền bối Pháp-Việt của EFEO là những tấm

gương sáng về phẩm chất của người trí thức chân chính, về lòng say mê hiến

thân cho khoa học, tinh thần độc lập và tự do trí tuệ.

EFEO đã để lại di sản nào cho chúng ta? Trước hết, đó là một gia tài đồ sộ với

những dữ liệu thông tin phong phú về lịch sử và văn hóa Việt Nam cũng như

về Đông phương học. EFEO còn để lại cho chúng ta một quan điểm cấp tiến về

học thuật, đó là nguyên tắc và bản lĩnh trung thực trong khoa học, kết hợp

giữa nghiên cứu vĩ mô và vi mô, tổng hợp khái quát và phân tích chuyên sâu,

chú trọng việc trao đổi hợp tác quốc tế. áp dụng phương pháp nghiên cứu mới

cũng là một di sản của EFEO. Quán triệt tinh thần thực chứng, bổ sung nguồn

thư tịch bằng nguồn dữ liệu nghiên cứu thực địa (in situ), cách tiếp cận liênxuyên ngành đa lĩnh vực là những kinh nghiệm rất đáng tham khảo từ EFEO.

 

EFEO - Di sản nào để lại trang 1

Trang 1

EFEO - Di sản nào để lại trang 2

Trang 2

EFEO - Di sản nào để lại trang 3

Trang 3

EFEO - Di sản nào để lại trang 4

Trang 4

EFEO - Di sản nào để lại trang 5

Trang 5

EFEO - Di sản nào để lại trang 6

Trang 6

EFEO - Di sản nào để lại trang 7

Trang 7

EFEO - Di sản nào để lại trang 8

Trang 8

EFEO - Di sản nào để lại trang 9

Trang 9

EFEO - Di sản nào để lại trang 10

Trang 10

pdf 10 trang baonam 52140
Bạn đang xem tài liệu "EFEO - Di sản nào để lại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: EFEO - Di sản nào để lại

EFEO - Di sản nào để lại
EFEO - Di sản nào để lại? 
Nguyễn thừa hỷ(*) 
Đ−ợc thành lập ở Việt Nam vào đầu thế kỷ XX, Viện Viễn Đông Bác cổ (école 
franỗaise d’Extrême-Orient - EFEO) và tờ tập san BEFEO uy tín thế giới đến 
nay đã trên trăm năm. Các học giả tiền bối Pháp-Việt của EFEO là những tấm 
g−ơng sáng về phẩm chất của ng−ời trí thức chân chính, về lòng say mê hiến 
thân cho khoa học, tinh thần độc lập và tự do trí tuệ. 
EFEO đã để lại di sản nào cho chúng ta? Tr−ớc hết, đó là một gia tài đồ sộ với 
những dữ liệu thông tin phong phú về lịch sử và văn hóa Việt Nam cũng nh− 
về Đông ph−ơng học. EFEO còn để lại cho chúng ta một quan điểm cấp tiến về 
học thuật, đó là nguyên tắc và bản lĩnh trung thực trong khoa học, kết hợp 
giữa nghiên cứu vĩ mô và vi mô, tổng hợp khái quát và phân tích chuyên sâu, 
chú trọng việc trao đổi hợp tác quốc tế. áp dụng ph−ơng pháp nghiên cứu mới 
cũng là một di sản của EFEO. Quán triệt tinh thần thực chứng, bổ sung nguồn 
th− tịch bằng nguồn dữ liệu nghiên cứu thực địa (in situ), cách tiếp cận liên-
xuyên ngành đa lĩnh vực là những kinh nghiệm rất đáng tham khảo từ EFEO. 
1. Lịch sử vốn không đơn giản. Lịch 
sử đ−ợc viết ra lại càng không đơn giản 
hơn. Đó là một ngôi nhà có nhiều cửa sổ. 
Từ bên ngoài và tùy theo từng vị trí góc 
nhìn, ng−ời quan sát có thể thu l−ợm 
đ−ợc những cảnh trí khác nhau, nhận 
thấy đ−ợc những gam màu sáng tối 
khác nhau, thậm chí t−ơng phản nhau. 
Một bản tổng kết đánh giá công bằng, 
đúng đắn về thời thuộc Pháp là một 
trong những tr−ờng hợp nh− vậy. Buổi 
đầu, những quan chức và những nhà 
chép sử thực dân th−ờng chọn lọc ra 
một số sự kiện có thực nh−ng không 
toàn diện, để hết lời tán tụng về những 
thành tựu khai hóa văn minh mà ng−ời 
Pháp mang lại cho Việt Nam - một xứ 
sở tr−ớc đó còn lạc hậu trì trệ. Ng−ợc 
lại, những chiến sĩ và những nhà viết sử 
cách mạng sau này lại thóa mạ không 
tiếc lời về những hành động áp bức bóc 
lột của chế độ thực dân Pháp với những 
chứng cứ chính xác, nh−ng đôi khi có 
phần một chiều, đánh đồng.(Ngày nay, 
với một độ lùi thời gian đủ chín muồi, 
với những nhận thức khoa học mới cùng 
một cách tiếp cận phức hợp đa chiều, 
chúng ta có thể bình tĩnh nhìn lại để 
đánh giá một cách trung thực, khách 
quan hơn. 
Các tác giả P. Brocheux và D. 
Hémery đã có lý khi nói rằng các hành 
động của ng−ời Pháp tại Đông D−ơng là 
một “công cuộc thực dân mập mờ” (la 
colonisation ambiguở) (P. Brocheux & 
(*) PGS.TS., Tr−ờng Đại học KHXH&NV, Đại học 
Quốc gia Hà Nội. 
EFEO - Di sản nào để lại? 15 
D. Hemery, 1994). Nhìn chung, trên 
một phông nền tối xám, vẫn lấp lánh 
những điểm sáng, mà EFEO là một 
tr−ờng hợp tiêu biểu. 
Tiền thân của EFEO là Phái bộ 
Th−ờng trực Khảo cổ Đông D−ơng 
(Mission archéologique permanente de 
l’Indochine), đ−ợc thành lập theo Nghị 
định của Toàn quyền Đông D−ơng Paul 
Doumer ngày 15/12/1898. Để tập hợp 
những thông tin dữ liệu chuyên sâu 
phục vụ cho một cuộc khai thác thuộc 
địa bài bản, có tầm nhìn xa và quy mô 
lớn, Paul Doumer - một Toàn quyền 
năng động và nhiều tham vọng, nhận 
thấy cần phải tìm hiểu một cách khoa 
học, hệ thống và toàn diện về lịch sử, 
ngôn ngữ, văn hóa của xứ thuộc địa. 
Phái bộ ra đời phục vụ cho mục đích đó. 
Louis Finot, Phó Giám đốc tr−ờng Cao 
học Thực hành Paris, đ−ợc Hàn lâm 
Văn khắc và Mỹ văn đề cử bổ nhiệm 
làm vị Giám đốc đầu tiên của Phái bộ 
với trụ sở đặt tại Sài Gòn. 
Điều 2 của Nghị định trên ghi rõ: 
“Phái bộ có mục đích: 
1, Tiến hành những công việc khai 
thác khảo sát về khảo cổ, ngữ ngôn của 
bán đảo Đông D−ơng nhằm tạo ra mọi 
ph−ơng tiện thuận lợi để tìm hiểu về 
lịch sử, các di tích và các ph−ơng ngữ 
trong xứ. 
2, Góp phần nghiên cứu học thuật 
chuyên sâu các khu vực và những nền 
văn minh lân cận nh− ấn Độ, Trung 
Quốc, Mã Lai,vv...” (Bulletin officiel de 
l’Indochine, 1re partie, 1899, p.19). 
Xuất phát từ một động cơ chính trị, 
nh−ng ngay từ buổi đầu, tổ chức học 
thuật này đã mang chức năng nghiên 
cứu khoa học chuyên sâu, liên ngành và 
tiếp cận hệ thống khu vực học. 
Hai năm sau, Phái bộ đ−ợc đổi tên 
thành EFEO theo Nghị định ngày 
20/1/1900 của Toàn quyền Đông D−ơng. 
Điều 1 của Nghị định viết: 
“Phái bộ Th−ờng trực Khảo cổ Đông 
D−ơng đ−ợc thành lập theo Nghị định 
ngày 15/12/1898, đặt d−ới quyền kiểm 
soát khoa học của Hàn lâm Văn khắc và 
Mỹ văn (Académie des inscriptions et 
belles lettres) thuộc Viện Hàn lâm Pháp 
(Institut de France) từ nay đổi tên 
thành Tr−ờng (Viện) Pháp quốc Viễn 
Đông Bác cổ (école Franỗaise 
d’Extrême-Orient)(*). 
Tổ chức này tiếp tục đ−ợc quản lý 
theo những điều khoản của Nghị định 
thành lập và những nghị định tiếp sau 
liên quan đến chức năng của nó” 
(Bulletin officiel de l’Indochine, 2ème 
partie, 1900, p.52). 
Toàn quyền Paul Doumer, ng−ời có 
sáng kiến đổi tên, giải thích rằng tên 
gọi “Phái bộ Th−ờng trực Khảo cổ” 
tr−ớc kia là thiếu chính xác về mặt 
khoa học. Tuy nhiên, tên gọi mới là 
“Tr−ờng” (école) l ... nhà cầm quyền. 
Nh−ng từ sau 1900, EFEO đã tạo nên 
một b−ớc ngoặt, việc nghiên cứu trở nên 
thuần túy hơn và không bị chính trị 
hóa” (G. Boudarel, 1976)(*). 
4. Cùng với những tấm g−ơng về 
phẩm chất và nhân cách của nhà trí 
thức, EFEO cũng mở ra những lối đi 
mới mẻ về quan điểm và ph−ơng pháp 
luận khoa học. 
Đầu thế kỷ XX, chế độ giáo dục khoa 
cử Hán học vẫn còn tồn tại ở Việt Nam, 
chữ Pháp và chữ Quốc ngữ đ−ợc đ−a vào 
ch−ơng trình giảng dạy, nh−ng mới ở 
mức độ sơ đẳng. Việc nghiên cứu khoa 
học xã hội hầu nh− ch−a có, ng−ời ta 
th−ờng chỉ cần tuân thủ những giáo điều 
Khổng học đ−ợc ghi chép sẵn trong các 
cuốn thi th− kinh điển. Sử sách cần đ−ợc 
viết dựa trên những t− liệu chính thống, 
những sự kiện chính trị của v−ơng triều, 
gạt bỏ mọi điều phi chính thống cũng 
nh− mọi mặt đời sống khác của quần 
chúng. T− t−ởng và các tr−ớc tác chỉ đ−ợc 
phép quanh quẩn trong cái vòng trung 
tâm chật hẹp, không đ−ợc quyền bén 
mảng đến những t− duy cũng nh− tri 
thức cấm kỵ thuộc vùng ngoại biên. 
Những nhà khoa học của EFEO đã 
mạnh dạn phá vỡ cái vòng kim cô đó để 
xây dựng nền móng cho các ngành khoa 
học xã hội còn “sơ khai” ở Việt Nam. Đó 
là những trí thức làm việc cho chính 
quyền thực dân, nh−ng hầu hết trong số 
họ không chịu làm tay sai dễ bảo của 
nhà cầm quyền. Có lẽ vì họ là những trí 
(*) G. Boudarel, Sciences sociales et contre-
insurrection au Vietnam, trong: Le mal de voir, 
P. 1976, dẫn theo: Laurent Dartingues (2012), 
Histoire d’une rencontre ratée et histoire à parts 
inégales. Essai sur le discours orientaliste à 
propos du Vietnam 1860-1940, Paris, tr.130. 
thức trẻ hăng hái, năng động, đã thừa 
h−ởng những truyền thống và những 
nguồn cảm hứng của các trào l−u khoa 
học duy lý, khai sáng và dân chủ nhân 
quyền từ chính quốc Pháp và châu Âu. 
Tr−ờng phái EFEO rất coi trọng 
những t− liệu thực chứng và công tác 
nghiên cứu thực địa (in situ). Đối với sử 
liệu th− tịch(*), cần dẫn nguồn xuất xứ 
chính xác, đầy đủ. Đối với t− liệu khảo 
cổ phải có những vật chứng cụ thể. Dân 
tộc học cần dựa trên những kết quả điều 
tra khảo sát đã đ−ợc xử lý. Và những 
kết luận khoa học phải đ−ợc rút ra từ 
những dữ kiện chính xác đó, mà không 
bị áp đặt bởi bất cứ một quan điểm 
chính trị hay một định kiến có sẵn nào. 
Khác với một số tác giả thực dân hoặc 
“bút nô” ng−ời Việt, các nhà khoa học 
EFEO không hề tán tụng về một “sứ 
mạng khai hóa” (mision civilisatrice) 
của chủ nghĩa thực dân, mặc dù trên 
thực tế, họ chính là những ng−ời đang 
mang ánh đuốc khoa học để khai sáng 
văn minh. Đó là những Yersin trong 
khoa học xã hội, đã đóng góp công lao 
không nhỏ cho trí tuệ Việt Nam. 
Các học giả EFEO cũng là những 
ng−ời đi tiên phong trong việc kết hợp 
những ph−ơng pháp cổ điển với ph−ơng 
pháp hiện đại trong nghiên cứu khoa 
học, vận dụng cách khảo sát khu vực 
nh− toàn thể một không gian xã hội, 
lịch sử, văn hóa, đồng thời sử dụng 
những thao tác điều tra phân tích, so 
sánh thông tin dữ liệu ở cả tầm vi mô 
lẫn vĩ mô. Léopold Cadière gắn bó với 
những chuyên khảo về vùng đất Quảng 
Bình, Charles Robequain lặn lội khắp 
(*) Chuyên khảo về th− tịch cổ Việt Nam đáng 
chú ý nhất đăng trên BEFEO là của E. 
Gaspardonne: “Biblographie annamite” 
(BEFEO, 1934). 
20 Thông tin Khoa học xã hội, số 12.2014 
vùng Thanh Hóa, cũng nh− Pierre 
Gourou xông xáo khắp địa bàn châu thổ 
Bắc kỳ để s−u tầm t− liệu cho những 
công trình nghiên cứu chuyên khảo của 
mình. Trong tập BEFEO năm 1901, 
Viện sĩ émile Sénart đã gửi th− nhắc 
nhở: “Chừng nào mà thời đại của chúng 
ta càng đòi hỏi những nghiên cứu chính 
xác và tỉ mỉ, thì chúng ta càng cảm thấy 
giá trị của sự khảo sát trực tiếp những 
địa điểm và những di tích” (“Lettre de 
M.E. Sénart”, BEFEO, 1901). 
Mặt khác, các nhà nghiên cứu 
EFEO lại đủ tầm nhìn xa để đặt các sự 
kiện vào trong tọa độ của một hệ thống 
tổng thể khu vực và châu lục, với những 
đặc tr−ng t−ơng đồng và khác biệt cũng 
nh− những mối liên hệ t−ơng tác theo 
các chiều thuận nghịch. 
Ngay từ số tập san BEFEO đầu 
tiên, trong lời phi lộ, Viện đã đ−a ra 
quan niệm tiếp cận hệ thống: “Viễn-
Đông không chỉ là một thuật ngữ địa lý, 
đó là một thực thể lịch sử, một tấm đan 
dệt những sự kiện liên đới với nhau mà 
ng−ời ta không thể tách biệt chúng mà 
không làm chúng trở nên què quặt hoặc 
suy yếu đi Tập san BEFEO có thể trở 
thành một công cụ so sánh và tổng hợp 
tất cả mọi khía cạnh đời sống xã hội 
[của các quốc gia châu á]” 
(Avertissement, BEFEO, 1901). 
Để làm sáng tỏ những nghiên cứu 
các xứ Đông D−ơng trong bối cảnh khu 
vực, EFEO đã tiến hành nghiên cứu 
những trung tâm chính nh− Trung 
Quốc, ấn Độ, Nhật Bản, Đông Nam á. 
Chuyên gia về Trung Quốc có Paul 
Pelliot, Henri Maspero, Paul 
Demiéville; về ấn Độ có Silvain Lévi, 
Alfred Foucher, Jean Filliozat; về Nhật 
Bản có Claude-Egène Maitre, Noel Péri, 
Takakusu; về Đông Nam á có édouard 
Huber, George Coedès, Victor 
Goloubew... 
EFEO duy trì và phát triển nhiều 
quan hệ hợp tác nghiên cứu quốc tế. 
EFEO đã tham gia và giới thiệu những 
thành tựu của mình trong các cuộc triển 
lãm quốc tế nh− Triển lãm Hà Nội năm 
1902 (lần đầu tiên tr−ng bày chiếc trống 
đồng Ngọc Lũ), các cuộc Triển lãm quốc 
tế thuộc địa nh− Triển lãm Marseille 
những năm 1906 và 1922, Triển lãm 
Vincennes (Paris) năm 1931 (nhân dịp 
này EFEO đã xuất bản nhiều công trình 
tổng kết nghiên cứu có giá trị). EFEO 
còn tham dự nhiều cuộc hội thảo khoa 
học quốc tế ở ngoại quốc. Bản thân 
EFEO cũng tổ chức một số hội thảo 
khoa học quốc tế tại Hà Nội nh− Đại hội 
Nghiên cứu Viễn Đông năm 1902, hay 
Đại hội những nhà Tiền sử học Viễn 
Đông năm 1931. Một học giả có công 
đóng góp vào sự phát triển những mối 
quan hệ quốc tế của EFEO và có nhiều 
bạn bè ở nhiều n−ớc là Victor Goloubew, 
ng−ời gốc Nga, chuyên gia nổi tiếng về 
các nền văn hóa đồng thau ở Đông 
D−ơng. G. Coedès đánh giá ông là “vị sứ 
giả trí tuệ của EFEO”. 
ở một mặt khác, các học giả EFEO 
cũng là những ng−ời rất quan tâm đến 
ph−ơng pháp mang tính chất liên ngành 
theo ph−ơng h−ớng nghiên cứu bách 
khoa, gắn kết môi tr−ờng địa lý với lịch 
sử, lịch sử với văn hóa, đời sống vật chất 
với đời sống tâm linh. Hai cây đại thụ đi 
theo ph−ơng h−ớng này là Gustave 
Dumoutier và Léopold Cadière, những 
tác giả đã để lại số l−ợng lớn các tác 
phẩm và tiểu luận nghiên cứu đa dạng 
về lịch sử, văn hóa Việt. 
5. Vai trò và ảnh h−ởng của EFEO 
đối với ng−ời Việt Nam và nền học thuật 
Việt Nam rất lớn, cả về các mối quan hệ 
EFEO - Di sản nào để lại? 21 
cá nhân cũng nh− về mặt t− t−ởng, văn 
hóa, khoa học. Nhà vua yêu n−ớc Duy 
Tân (ng−ời chống thực dân Pháp) lại 
chính là một học trò thân thiết của hai 
thầy giáo ng−ời Pháp dạy mình, 
Philippe éberthardt và Léonard 
Aurousseau - là các thành viên EFEO. 
Victor Goloubew kể về L. Aurousseau, 
thầy giáo riêng của Vua Duy Tân trong 
những năm 1913-1914: 
“Vị hoàng đế trẻ [lúc đó Duy Tân 14 
tuổi] và gia s− của mình hàng ngày đã ở 
bên nhau phần lớn thời gian Ch−ơng 
trình học tập gồm có những môn Vật lý, 
Lịch sử, Pháp ngữ, chữ Hán, Địa lý. 
Việc giảng dạy văn ch−ơng chiếm một vị 
trí −u trội. Trong số những tác giả Pháp 
góp phần hình thành trí tuệ ông hoàng 
trẻ tuổi có Pascal, Fénelon, La Bruyère, 
phái Bách Khoa th− và Victor Hugo. 
Hoàng đế rất thích đọc cuốn Những 
ng−ời khốn khổ, và đã ghi chú rất tỉ mỉ, 
chi tiết vào từng ch−ơng sách” (V. 
Goloubew, 1929). Ng−ời ta có thể tự hỏi 
rằng: Những t− t−ởng tự do dân chủ và 
nhân đạo nói trên đ−ợc truyền cảm 
hứng từ một học giả EFEO tới Vua Duy 
Tân liệu có phải là một trong những 
động cơ dẫn đến cuộc khởi nghĩa Duy 
Tân xảy ra ở kinh thành Huế hai năm 
sau đó? 
Một học giả thành viên nổi bật khác 
của EFEO, một “phần tử thân Annam” 
(annamitophile) nh− giới truyền thông 
thời Pháp thuộc th−ờng gọi, là Paul Mus 
(1902-1969). Đến Hà Nội sống từ lúc 5 
tuổi, ông từng là học sinh tr−ờng Albert 
Sarraut, đỗ bằng tú tài toán năm 1919, 
sau đó lại là giáo s− dạy tr−ờng này, 
làm việc ở EFEO từ năm 1927, bảo vệ 
luận án tiến sĩ năm 1933 và trở thành 
chuyên gia về Đông Nam á của EFEO. 
Tác giả ng−ời Nhật Izutsu ca ngợi: 
“Paul Mus là một con ng−ời siêu phàm, 
một trong những thiên tài bẩm sinh có 
một năng lực đặc biệt về t− duy sáng tạo 
và ý t−ởng độc đáo” (Vincent Lemieux, 
1976, p.8). Georges Condominas tôn 
sùng P. Mus nh− “một trong những nhà 
Đông ph−ơng học vĩ đại nhất của thời 
đại ngày nay” (Dẫn theo: Laurent 
Dartingues, 2012, p.294). 
 P. Mus có nhiều bạn bè ng−ời Việt 
Nam, rất quý trọng những ng−ời đồng 
sự gần gũi nh− Nguyễn Văn Khoan, 
Nguyễn Văn Huyên và Nguyễn Văn 
Tố(*). P. Mus là tác giả cuốn sách nổi 
tiếng Vietnam: Sociologie d’une guerre, 
nội dung cuốn sách phân tích những 
nghịch lý trong cuộc chiến tranh Pháp-
Việt, đứng từ quan điểm xã hội học lịch 
sử. Tháng 5/1947, P. Mus đ−ợc cử làm 
sứ giả hòa bình, từng gặp gỡ Chủ tịch 
Hồ Chí Minh tại Thái Nguyên, trao đổi 
về khả năng hòa đàm Việt - Pháp 
(Xem: Lê Thành Khôi, 1955, p.473; P. 
Mus, 1952, p.372), nh−ng đáng tiếc là 
đã không đi đến kết quả do những điều 
kiện mà phía Pháp đ−a ra không thể 
chấp nhận đ−ợc. 
Về chuyên môn học thuật, EFEO 
đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong 
giới những học giả cận đại đầu tiên 
nghiên cứu khoa học xã hội Việt Nam. 
Phạm Quỳnh từng là một cộng tác viên 
của EFEO trong những năm 1912-1916 
(EFEO, 1970, www.efeo.fr). Khoảng 
năm 1925, Sở Cuồng (Lê D−) phụ trách 
(*) Trong cuốn Vietnam: Sociologie d’une guerre 
(Seuil, Paris, 1952), P. Mus nhận mình là bạn 
khá thân của Nguyễn Văn Khoan (tr.140), đánh 
giá Nguyễn Văn Huyên là “một nhà dân tộc học 
nổi tiếng thế giới” (tr.80) và Nguyễn Văn Tố là 
“một g−ơng mặt công dân lớn” (tr.343). Theo 
Nguyễn Ph−ơng Ngọc, trong cuốn Angle d’Asie P. 
Mus cũng nói đến tình bạn với Trần Văn Giáp 
(Nguyen Phuong Ngoc, 2008). 
22 Thông tin Khoa học xã hội, số 12.2014 
kho sách Nhật Bản ở Th− viện EFEO 
(Nguyen Phuong Ngoc, 2008). Những 
ng−ời làm việc trực tiếp ở EFEO và có 
viết bài nghiên cứu trong tập san của 
EFEO trong nửa đầu thế kỷ XX có thể kể 
đến Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Văn 
Khoan, Trần Văn Giáp, Nguyễn Văn 
Huyên và Trần Hàm Tấn(*). Thời gian 
sau, một số các tác giả khác cũng đã cộng 
tác với EFEO nh− Ưng Quả, Hồ Đắc 
Hàm, Đàm Quang Tản, Tr−ơng Vĩnh 
Tống, Bùi Quang Tung, Tạ Trọng Hiệp... 
Nhiều học giả Việt Nam tuy không 
trực tiếp cộng tác với EFEO nh−ng chịu 
nhiều ảnh h−ởng của tr−ờng phái này 
trong ph−ơng pháp luận, công việc s−u 
tầm t− liệu và trích dẫn, các luận điểm 
khoa học về nhà n−ớc cổ đại Việt Nam, 
những vấn đề của thời Bắc thuộc, các 
thành tựu khảo cổ học khảo sát di tích 
và khai quật di chỉ, những vấn đề địa lý, 
lịch sử, văn hóa, tôn giáo, nghiên cứu 
văn bản th− tịch, tìm hiểu một số các 
nhân vật lịch sử, tác phẩm sử học, văn 
học cổ điển... Trong số đó, chúng ta thấy 
có nhóm Tri Tân, các học giả Hoàng 
Xuân Hãn, Nguyễn Thiệu Lâu(**), Đào 
Duy Anh và các học trò của ông, nhà sử 
học Việt kiều Lê Thành Khôi(***)... Các 
(*) Ngoài ra, Cống Văn Trung và Trần Huy Bá 
(tốt nghiệp tr−ờng Kỹ thuật thực hành năm 
1924) là các họa đồ viên về kiến trúc của EFEO. 
(**) Nguyễn Thiệu Lâu (1916-1967) quê ph−ờng 
Hạ Đình (Thanh Xuân, Hà Nội). Ông từng du học 
ở Đại học Sorbonne, Paris, chuyên ngành Địa lý 
nhân văn. Năm 1941, ông là trợ lý công nhật cho 
EFEO (Nguyen Phuong Ngoc, 2008). Nguyễn 
Thiệu Lâu không có bài đăng trên BEFEO, 
nh−ng viết nhiều bài nghiên cứu đăng trên các 
tạp chí khác, trong đó có BAVH. 
(***) Cha của GS. Lê Thành Khôi là Lê Thành ý, 
tr−ớc đây từng là bạn học với P. Mus ở tr−ờng 
Lycée Albert Sarraut Hà Nội (Nguyen Phuong 
Ngoc, 2008). Khoảng những năm đầu thập kỷ 
1940, ông là giáo s− môn Việt văn cũng của ngôi 
nhà nghiên cứu trẻ Việt Nam hiện nay 
cũng đã hợp tác nghiên cứu có kết quả 
với các thành viên EFEO Hà Nội nh− 
Philippe Papin, Andrew Hardy, Olivier 
Tessier, Philippe Le Failler... qua các 
hoạt động th− viện, liên kết dự án 
nghiên cứu, xuất bản ấn phẩm và tổ 
chức tiến hành những lớp huấn luyện, 
bồi d−ỡng. 
Ngày nay, giao l−u và tiếp biến văn 
hóa toàn cầu phát triển, tầm nhìn khoa 
học đ−ợc mở rộng. Lý thuyết, ph−ơng 
pháp và t− liệu phục vụ cho việc nghiên 
cứu các ngành khoa học xã hội trên thế 
giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng 
có thể về một số mặt đã v−ợt qua so với 
mặt bằng EFEO tr−ớc kia. Và do vậy, 
cái “mới” của EFEO thời x−a thì ngày 
nay đã trở thành cái “cũ”. Tất nhiên, 
chúng ta lớn hơn các bậc tiền nhân, vì 
chúng ta đ−ợc nâng ẵm trên đôi vai của 
họ. Nh−ng nhìn chung, về tầm cỡ nhà 
học giả, những đỉnh núi Đông ph−ơng 
học của EFEO trong nửa đầu thế kỷ XX 
vẫn ch−a có ng−ời chinh phục. Và ng−ời 
ta sẽ không bao giờ quên ý nghĩa và 
h−ơng vị của thuở ban đầu gặp gỡ, 
những duyên nợ và công lao đóng góp 
của EFEO vào việc đặt nền móng cho sự 
hình thành và phát triển của các ngành 
khoa học xã hội Việt Nam qua hơn một 
thế kỷ lịch sử  
TàI LIệU THAM KHảo 
1. “Avertissement”, BEFEO, 1901. 
2. Bibliographie EFEO, Dân Việt Nam, 
No 1, Mai 1948. 
tr−ờng này. Lúc đó, Lê Thành Khôi cũng là học 
sinh của tr−ờng (Lycée Albert Sarraut, 1941). 
EFEO - Di sản nào để lại? 23 
3. P. Brocheux & D. Hemery (1994), 
Indochine: La colonisation ambiguở 
1858-1954, Découverte, Paris. 
4. Bulletin officiel de l’Indochine, 1re 
partie, 1899, p.19. 
5. Bulletin officiel de l’Indochine, 2ème 
partie, 1900, p. 52. 
6. EFEO, Personnes associées à l’EFEO 
1900-1970, www.efeo.fr 
7. V. Goloubew (1929), “Léonard 
Aurousseau”, BEFEO. 
8. J. Filliozat (1966), “Jeanne 
Cuisinier”, BEFEO. 
9. Lê Thành Khôi (1955), Le Viet-Nam: 
histoire et civilisation, Minuit, Paris. 
10. Laurent Dartingues (2012), Histoire 
d’une rencontre ratée et histoire à 
parts inégales. Essai sur le discours 
orientaliste à propos du Vietnam 
1860-1940, Paris. 
11. “Lettre de M.E. Sénart”, BEFEO, 
1901. 
12. Louis Malleret (1967), La 20ème 
anniversaire de la mort de Victor 
Goloubew (1878-1945), BEFEO. 
13. Lycée Albert Sarraut 1940-1941, 
IDEO, Hanoi, 1941. 
14. P. Mus (1952), Vietnam: Sociologie 
d’une guerre, Seuil, Paris. 
15. Trần Thị Kiều Nga (2013), “Giá trị 
của các ấn phẩm định kỳ thuộc t− liệu 
EFEO tại Th− viện Khoa học Xã hội”, 
Thông tin Khoa học Xã hội, số 6. 
16. Nguyen Phuong Ngoc (2008), Paul 
Mus et les “annamitisants” 
vietnamiens de l’EFEO, 
halshs.archives-ouvertes.fr. 
17. Piere Singaravélou (1999), L’école 
franỗaise d’Extrême-Orient ou 
l’institution des marges. Essai 
d’histoire sociale et politique de la 
science coloniale, Harmattan, Paris. 
18. Nguyen Van To (1921), “Tables 
générales des mémoires”, BEFEO, 
1921. 
19. “Table des matières”, BEFEO, 1952-
1992, aafv.org. 
20. Vincent Lemieux (1976) , Un homme 
et une oeuvre: Paul Mus, 
classiques.uqac.ca. 

File đính kèm:

  • pdfefeo_di_san_nao_de_lai.pdf