Xây dựng trung tâm tri thức số ở Việt Nam cần phải làm gì và làm thế nào?

Trước hết, tôi đánh giá rất cao ý tưởng và suy nghĩ mang tính

sáng tạo của Ban lãnh đạo Liên hiệp Thư viện các trường đại học Khu

vực phía Bắc (NALA) và Trung tâm Thông tin - Thư viện - Đại học

Quốc gia Hà Nội (VNU); cùng các đơn vị phối hợp về chủ đề Hội thảo

khoa học này. Đây là một chủ đề rất mới, nội hàm mang tính khoa

học & trí tuệ cao, song cũng rất thực tiễn và khách quan đối với hoạt

động thông tin - thư viện ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Theo

tôi nghĩ, có 3 nguyên nhân chính để các đồng chí trong Ban Tổ chức

Hội thảo đưa ra quyết định về chủ đề sinh hoạt nghiệp vụ của chúng

ta lần này; đó là:

1. Cơ sở pháp lý đầu tiên, quan trọng, đó là Luật Thư viện vừa

được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua

ngày 21/11/2019, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020,

trong đó có những nội dung quan trọng liên quan đến việc xây dựng

thư viện số, liên thông và chia sẻ tài nguyên thông tin trong các thư

viện và trung tâm thông tin - thư viện ở Việt Nam.

2. Chúng ta biết rằng vài năm trở lại đây, trên thế giới cũng như

ở Việt Nam đã xuất hiện cụm từ “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”

hay “Cách mạng công nghiệp 4.0” (CMCN 4.0) (The 4th Industrial

Revolution). Đây không phải là một thuật ngữ bóng bẩy, thời thượng

trong một ngành nghề, một lĩnh vực khoa học và công nghệ nào đó

trên thế giới, mà đó thực chất là hệ quả tất yếu của sự vận động và tiến

trình lịch sử nền của văn minh nhân loại và nó sẽ có ảnh hưởng và tác

động vô cùng to lớn trên hành tinh của chúng ta, tới tất cả các quốc gia

trên thế giới. Chắc chắn cuộc cách mạng này sẽ làm thay đổi cơ bản

diện mạo của tất cả các nền kinh tế thế giới và đồng nghĩa nó cũng sẽ

làm thay đổi cuộc sống của đa số người dân trên hành tinh. Cuộc Cách

mạng Công nghiệp lần thứ 4 là kỷ nguyên công nghiệp lần thứ tư (kể

từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất từ thế kỷ 18) cũng đã,

đang và sẽ có những ảnh hưởng vô cùng to lớn, tích cực và tác động

mạnh mẽ-như một yếu tố khách quan - tới lĩnh vực thông tin - thư

viện ở hầu hết các nước trên thế giới, trong đó có Viêt Nam. Để từ “đòn

bẩy”/công cụ mang tầm vĩ mô này, nhiều ứng dụng khoa học công

nghệ mới sẽ được áp dụng vào công tác thông tin - thư viện của nước

ta, mang lại hiệu quả mới, sự sáng tạo mới, thiết thực hơn cho ngành

thông tin - thư viện; để ngành thư viện Việt Nam sẽ có nhiều “Smart

Library” (thư viện thông minh); giống như các “nhà máy thông minh”;

“thành phố thông minh” trên thế giới v.v.; phục vụ cho tiện ích, cho

những nhu cầu của người dân trong xã hội hiện đại.

Xây dựng trung tâm tri thức số ở Việt Nam cần phải làm gì và làm thế nào? trang 1

Trang 1

Xây dựng trung tâm tri thức số ở Việt Nam cần phải làm gì và làm thế nào? trang 2

Trang 2

Xây dựng trung tâm tri thức số ở Việt Nam cần phải làm gì và làm thế nào? trang 3

Trang 3

Xây dựng trung tâm tri thức số ở Việt Nam cần phải làm gì và làm thế nào? trang 4

Trang 4

Xây dựng trung tâm tri thức số ở Việt Nam cần phải làm gì và làm thế nào? trang 5

Trang 5

Xây dựng trung tâm tri thức số ở Việt Nam cần phải làm gì và làm thế nào? trang 6

Trang 6

Xây dựng trung tâm tri thức số ở Việt Nam cần phải làm gì và làm thế nào? trang 7

Trang 7

Xây dựng trung tâm tri thức số ở Việt Nam cần phải làm gì và làm thế nào? trang 8

Trang 8

Xây dựng trung tâm tri thức số ở Việt Nam cần phải làm gì và làm thế nào? trang 9

Trang 9

Xây dựng trung tâm tri thức số ở Việt Nam cần phải làm gì và làm thế nào? trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang baonam 7580
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Xây dựng trung tâm tri thức số ở Việt Nam cần phải làm gì và làm thế nào?", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng trung tâm tri thức số ở Việt Nam cần phải làm gì và làm thế nào?

Xây dựng trung tâm tri thức số ở Việt Nam cần phải làm gì và làm thế nào?
XÂY DỰNG TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ Ở VIỆT NAM 
CẦN PHẢI LÀM GÌ VÀ LÀM THẾ NÀO?
 Nguyễn Hữu Giới1*
Tóm tắt: Trên cơ sở phân tích lý luận và nhận thức việc xây dựng 
Trung tâm Tri thức số ở Việt Nam - như một động lực quan trọng 
thúc đẩy sự nghiệp thư viện ở Việt Nam phát triển lên một tầm cao 
mới; tác giả bài viết phác thảo đôi nét về việc chuyển đổi số trong 
hệ thống thư viện công cộng Việt Nam trong khoảng 2 thập kỷ qua; 
đồng thời đề xuất một số nội dung cơ bản, những giải pháp khả thi, 
nhằm từng bước xây dựng và phát triển Trung tâm Tri thức số ở Việt 
Nam trong tương lai; đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của các thư viện 
trường đại học và cao đẳng trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
Từ khóa: Trung tâm Tri thức số; Lý luận; Nhận thức; Chuyển đổi số; 
Quản trị; Giải pháp; Thư viện; Việt Nam.
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VÀ NHẬN THỨC CHUNG
Trước hết, tôi đánh giá rất cao ý tưởng và suy nghĩ mang tính 
sáng tạo của Ban lãnh đạo Liên hiệp Thư viện các trường đại học Khu 
vực phía Bắc (NALA) và Trung tâm Thông tin - Thư viện - Đại học 
Quốc gia Hà Nội (VNU); cùng các đơn vị phối hợp về chủ đề Hội thảo 
khoa học này. Đây là một chủ đề rất mới, nội hàm mang tính khoa 
học & trí tuệ cao, song cũng rất thực tiễn và khách quan đối với hoạt 
động thông tin - thư viện ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Theo 
tôi nghĩ, có 3 nguyên nhân chính để các đồng chí trong Ban Tổ chức 
Hội thảo đưa ra quyết định về chủ đề sinh hoạt nghiệp vụ của chúng 
ta lần này; đó là:
* Thạc sĩ, Hội Thư viện Việt Nam.
227
XÂY DỰNG TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ Ở VIỆT NAM CẦN PHẢI LÀM GÌ VÀ LÀM THẾ NÀO? 
1. Cơ sở pháp lý đầu tiên, quan trọng, đó là Luật Thư viện vừa 
được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua 
ngày 21/11/2019, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020, 
trong đó có những nội dung quan trọng liên quan đến việc xây dựng 
thư viện số, liên thông và chia sẻ tài nguyên thông tin trong các thư 
viện và trung tâm thông tin - thư viện ở Việt Nam.
2. Chúng ta biết rằng vài năm trở lại đây, trên thế giới cũng như 
ở Việt Nam đã xuất hiện cụm từ “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” 
hay “Cách mạng công nghiệp 4.0” (CMCN 4.0) (The 4th Industrial 
Revolution). Đây không phải là một thuật ngữ bóng bẩy, thời thượng 
trong một ngành nghề, một lĩnh vực khoa học và công nghệ nào đó 
trên thế giới, mà đó thực chất là hệ quả tất yếu của sự vận động và tiến 
trình lịch sử nền của văn minh nhân loại và nó sẽ có ảnh hưởng và tác 
động vô cùng to lớn trên hành tinh của chúng ta, tới tất cả các quốc gia 
trên thế giới. Chắc chắn cuộc cách mạng này sẽ làm thay đổi cơ bản 
diện mạo của tất cả các nền kinh tế thế giới và đồng nghĩa nó cũng sẽ 
làm thay đổi cuộc sống của đa số người dân trên hành tinh. Cuộc Cách 
mạng Công nghiệp lần thứ 4 là kỷ nguyên công nghiệp lần thứ tư (kể 
từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất từ thế kỷ 18) cũng đã, 
đang và sẽ có những ảnh hưởng vô cùng to lớn, tích cực và tác động 
mạnh mẽ-như một yếu tố khách quan - tới lĩnh vực thông tin - thư 
viện ở hầu hết các nước trên thế giới, trong đó có Viêt Nam. Để từ “đòn 
bẩy”/công cụ mang tầm vĩ mô này, nhiều ứng dụng khoa học công 
nghệ mới sẽ được áp dụng vào công tác thông tin - thư viện của nước 
ta, mang lại hiệu quả mới, sự sáng tạo mới, thiết thực hơn cho ngành 
thông tin - thư viện; để ngành thư viện Việt Nam sẽ có nhiều “Smart 
Library” (thư viện thông minh); giống như các “nhà máy thông minh”; 
“thành phố thông minh” trên thế giới v.v....; phục vụ cho tiện ích, cho 
những nhu cầu của người dân trong xã hội hiện đại.
3. Nếu 2 lý do trên là khách thể/ khách quan, thì yếu tố thứ 3 sau 
đây, có thể được coi là yếu tố chủ quan/ chủ thể (để Ban Tổ chức quyết 
định chọn chủ đề Hội thảo khoa học hôm nay); đó là yếu tố thực tiễn/ 
thực tế sự phát triển của ngành thư viện Việt Nam vài chục năm trở lại đây. 
228
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
Trên thực tế, khoảng hơn 2 thập kỷ trở lại đây, nhiều thư viện ở Việt 
Nam - trong đó có hệ thống thư viện và Trung tâm thông tin - thư viện 
(Trung tâm TT-TV) các trường đại học và cao đẳng nước ta đã từng 
bước ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong tác nghiệp thư viện, 
bức tranh này cho đến hôm nay, khách quan mà nói: chưa thể coi là 
toàn bích, là thực sự hiệu quả. Bởi lẽ do nhiều nguyên nhân chủ quan 
và khách quan, việc ứng dụng CNTT trong các Trung tâm TT-TV trong 
các trường đại học ở nước ta cũng chưa đồng đều; đầu tư cơ sở vật 
chất, trang thiết bị, kinh phí, thời gian và cả nguồn nhân lực cho công 
việc này, cũng còn tùy thuộc vào sự quan tâm của Ban Giám hiệu/ lãnh 
đạo từng nhà trường, từng cơ quan, vậy nên kết quả tính đến hôm nay, 
sau gần hai thập kỷ, chúng ta vừa làm vừa điều chỉnh và cân đối kế 
hoạch, ngân sách, kinh phí, con người, cũng vừa đồng thời tiến hành 
song song việc tổ chức cơ sở dữ liệu (CSDL) (thư mục và toàn văn) số 
hóa tài liệu v.v..., lại vừa tiến hành đồng thời phục vụ ... số hoá tài liệu cũng được coi trọng và 
đang được triển khai tại phần lớn các thư viện công cộng, các thư viện 
tỉnh đã được trang bị các thiết bị số hoá tài liệu ở các cấp độ hiện đại 
khác nhau, chủ yếu là máy scanner dạng phẳng (flatbed scanner) và 
231
XÂY DỰNG TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ Ở VIỆT NAM CẦN PHẢI LÀM GÌ VÀ LÀM THẾ NÀO? 
máy ảnh kỹ thuật số, đặc biệt có Thư viện Quốc gia Việt Nam, Thư viện 
Tp. Hồ Chí Minh, Thư viện Tp. Đà nẵng, Thư viện tỉnh Bình Dương 
 được trang bị máy scanner tự động hoặc bán tự động hiện đại, giúp 
đẩy nhanh công tác số hoá tài liệu, xây dựng các bộ sưu tập số quan 
trọng, phục vụ người sử dụng trong tương lai.
- Các phần mềm quản trị thư viện đang được ứng dụng trong hệ thống 
TVCC như: iLib (CMC), Libol (Tinh Vân); CDS/ISIS (UNESCO), MyLib 
(Nguyễn Thanh Nhã), InforLlib (Đức Minh), SmiLib (CMC), zLIS 
(PSC), PYLIB, Vebrary (Lạc Việt), E-LIBMAN (Nguyễn Anh Tuấn), Elib 
(Phạm Đăng Lâm), iLibMe (CMC), VNLIB, EMICLIB (DGSoft), KIPOS 
(Hiện đại), EMICLIB (DGSoft)... 
Đối với phần mềm quản trị các bộ sưu tập số, một số thư viện công 
cộng được trang bị phần mềm thương mại như: TVQGVN với hệ thống 
docWorks (CCS) + Veridian (DL Consulting); Thư viện Khoa học Tổng 
hợp Tp. Hồ Chí Minh với Libol Digital, một số sử dụng phần mềm mã 
nguồn mở quản trị bộ sưu tập số DSpace (20 thư viện), Greenstone (5 thư 
viện), một số khác sử dụng chung tích hợp với phần mềm quản trị thư 
viện, đã phần nào đáp ứng yêu cầu quản lý các bộ sưu tập số phục vụ 
hoạt động chuyên môn, qua đó có thể nhận thấy nhu cầu trang bị phần 
mềm quản trị các bộ sưu tập số tại thư viện công cộng là khá cao.
Các phân hệ chức năng đã được ứng dụng: Phần lớn các phân hệ chức 
năng căn bản của phần mềm thư viện như: Quản lý bạn đọc; Quản lý 
bổ sung; Quản lý biên mục; Quản lý báo cáo; Quản lý kho; Quản lý tra cứu 
(OPAC); Quản lý lưu thông tại chỗ đang được ứng dụng, đảm bảo công 
tác quản lý thư viện, phục vụ bạn đọc. Tuy nhiên 1 số phân hệ tồn tại 
bất cập vẫn chưa được giải quyết triệt để như: Quản lý ấn phẩm định kỳ; 
Quản lý mượn liên thư viện; Quản lý mượn - trả từ xa; Quản lý xuất nhập dữ 
liệu; Quản lý an toàn bảo mật - phân quyền
2.2. Xây dựng nguồn lực thông tin dạng số
 Đây là công việc có ý nghĩa lớn, có tính quyết định, khi chúng 
ta tiến hành xây dựng thư viện điện tử/ thư viện số (TVĐT-TVS) và 
chuyển đổi số trong thư viện, để có được “Big Data” phục vụ người 
dùng tin/ bạn đọc. 
232
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
- Thư viện Quốc gia Việt Nam: Có 5 CSDL thư mục (sách mới, báo 
- tạp chí...) với tổng số hơn 700.000 biểu ghi. Đồng thời có Bộ sưu tập 
số gồm 7 CSDL toàn văn (Luận án tiến sĩ; Sách về Đông Dương (thời 
Pháp thuộc); Sách Hán - Nôm; Báo - Tạp chí; Vi phim - vi phiếu, băng 
đĩa CD...), với hơn 5,5 triệu trang tài liệu.
- Thư viện Khoa học Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh: Có 03 CSDL thư 
mục (CSDL Sách: khoảng 450.000 biểu ghi: CSDL Bài báo trích: khoảng 
220.000 biểu ghi; CSDL ấn phẩm định kỳ, khoảng 4.000 biểu ghi). Bộ 
sưu tập số, gồm CSDL toàn văn với hơn 1,2 triệu trang tài liệu, và CSDL 
(toàn văn ) sách Hán-Nôm (khoảng: 800 ngàn trang). 
- Thư viện TP. Hà Nội có 03 CSDL thư mục, (hơn 217.000 biểu ghi).
- Thư viện tỉnh Thừa Thiên - Huế có 05 CSDL thư mục (gần 200.000 
biểu ghi).
- Thư viện tỉnh Thanh Hóa có 03 CSDL thư mục (hơn 210.000 biểu ghi).
- Thư viện tỉnh Bình Định có 02 CSDL thư mục(hơn 120.000 biểu ghi).
- Thư viện Tp. Cần Thơ có 03 CSDL thư mục (hơn 115.000 biểu ghi);
- Thư viện tỉnh An Giang có 03 CSDL thư mục (hơn 79.000 biểu ghi);
- Thư viện Thành phố Đà Nẵng có 04 CSDL thư mục (hơn 190.000 
biểu ghi).
Bên cạnh đó các thư viện tỉnh rất chú trọng số hóa tài liệu địa 
chí (Thư viện tỉnh Yên Bái đã số hóa được hàng ngàn trang; Thư viện 
tỉnh Sơn La đã sưu tầm, số hóa được 313 tài liệu (sách chữ Thái cổ quí 
hiếm, với 9.000 trang) và 269 tài liệu địa chí với 32.610 trang; Thư viện 
tỉnh Khánh Hòa số hóa được 550 tài liệu quí hiếm. Thư viện tỉnh Thừa 
Thiên Huế đã số hóa được gần 70.000 trang tài liệu Hán-Nôm. Thư viện 
tỉnh Đồng Nai số hóa được 317 tài liệu địa chí với 24.544 trang; Thư 
viện tỉnh Gia Lai đã số hóa được 47.200 trang tài liệu... Thư viện tỉnh 
Bình Định số hóa được hơn 180 ngàn trang tài liệu địa chí....).
 2.3. Về kinh phí chi cho xây dựng CSDL và chuyển đổi số
Từ năm 2001 đến nay; kinh phí chi cho xây dựng TVĐT-TVS và 
chuyển đổi số đã có chiều hướng tăng lên (bình quân từ 250 triệu đến 
233
XÂY DỰNG TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ Ở VIỆT NAM CẦN PHẢI LÀM GÌ VÀ LÀM THẾ NÀO? 
450 triệu /năm). Các thư viện lớn như: Thư viện Quốc gia VN, Thư viện 
Tp. Hồ Chí Minh, Thư viện Tp. Đà Nẵng... được cấp kinh phí nhiều 
hơn (ví dụ: năm 2011, kinh phí cho việc số hóa tài liệu ở Thư viện Quốc 
gia VN đã lên tới gần 20 tỷ đồng), một số thư viện lớn cũng được cấp 
từ 1,5 đến 2 tỷ đồng/năm.
Cùng với việc xây dựng các CSDL thư mục, việc phát triển nguồn 
thông tin số hoá toàn văn cũng được các thư viện coi trọng qua việc tự 
xây dựng các bộ sưu tập số, ưu tiên bộ sưu tập địa chí; tham gia các liên 
hiệp thư viện dùng chung CSDL; mua quyền truy cập CSDL trực tuyến 
trong và ngoài nước, đăng ký sử dụng CSDL trực tuyến miễn phí
2.3. Xây dựng nguồn nhân lực có kỹ năng số
Có thể nói, thời gian qua, việc xây dựng nguồn nhân lực có kỹ 
năng số trong các TVCC còn nhiều bất cập, hạn chế. Vì thế, đội ngũ 
cán bộ CNTT, chuyên gia trong lĩnh vực thư viện có ứng dụng CNTT 
vừa yếu vừa thiếu, là vì nhân lực CNTT trong hệ thống TVCC có độ 
biến động lớn, nhiều đơn vị đào tạo được một cán bộ lành nghề sau 
một thời gian làm việc, nếu có cơ hội tốt hơn ở một đơn vị khác họ sẽ 
chuyển và như vậy thư viện luôn luôn đặt trong tình trạng phải đào 
tạo cán bộ CNTT. Mặt khác các thư viện cũng tự đánh giá về số lượng, 
chất lượng cán bộ CNTT tại đơn vị chỉ đáp ứng được một phần, với số 
lượng rất ít thư viện cảm thấy hoàn toàn hài lòng về đội ngũ cán bộ 
thư viện hiện tại của mình biết/ giỏi về ứng dụng CNTT trong thư viện.
Thiếu nhân lực CNTT và nhân lực đó không được đào tạo bài bản, 
chuyên nghiệp về ứng dụng CNTT trong thư viện là những nguyên 
nhân gây khó khăn lớn cho các đơn vị trong hệ thống TVCC Việt Nam 
trong việc xây dựng TVĐT-TVS; dẫn đến hiệu quả ứng dụng CNTT tại 
TVCC thời gian qua đạt hiệu quả chưa cao. Chính điều này cũng làm 
cho việc xây dựng lực lượng lao động có kỹ năng số ở Việt Nam diễn 
ra rất chậm chạp, chưa đáp ứng được yêu cầu của việc chuyển đổi số.
Tóm lại, việc chuyển đổi số trong các thư viện công cộng ở Việt 
Nam trong 2 thập kỷ qua, được xem như bước tiến hành đầu tiên 
cho việc xây dựng Trung tâm Tri thức số của ngành thư viện tại các 
234
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
địa phương. Việc làm này tuy còn nhiều mới mẻ, chưa có nhiều kinh 
nghiệm, song chúng ta đã từng bước định hình được công việc này, 
nhiều nơi đã rút kinh nghiệm trong tổ chức, điều hành và phục vụ bạn 
đọc qua ứng dụng CNTT tại các đơn vị, để thông tin/ tri thức đến được 
độc giả nhanh hơn, hiệu quả hơn, so với cách phục vụ truyền thống 
như trước kia. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận một điều, các thư viện 
của chúng ta - hệ thống thư viện công cộng cũng như thư viện đại học 
ở nước ta vẫn đang có những bất cập/ rào cản cần tháo gỡ trong việc 
xây dựng và phát triển Trung tâm Tri thức số, đó là vấn đề bản quyền 
tác giả, sở hữu trí tuệ (khi các thư viện tiến hành số hóa tài liệu toàn 
văn, khi các trung tâm Thông tin - thư viện trường đại học xây dựng 
thư viện số, khi mà Việt Nam chưa có Luật Truy cập mở giống như một 
số nước trên thế giới, như Hàn Quốc, Nhật bản, Thụy Điển v.v?).
III. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ Ở VIỆT NAM: CẦN PHẢI 
LÀM GÌ VÀ LÀM THẾ NÀO (MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP)?
Thực ra, khi đặt tiêu đề cho bài tham luận của mình, tôi cũng thấy 
một số khó khăn trong nội dung cần truyền tải, song thiết nghĩ đây là 
Hội thảo khoa học của các trường đại học ở Việt Nam, nên tôi mạnh 
dạn nêu ra một vài suy nghĩ. Giống như khi ta xây nhà mới, người thợ 
cần xem xét, cân nhắc, tính toán rất kỹ, ví dụ: sẽ xây nhà này như thế 
nào; mô hình, thiết kế ra sao, dạng nhà cổ truyền thống hay nhà hiện 
đại; rồi nền, móng nhà có ổn định chắc chắn không, bền vững không; 
xi măng, vôi, vữa, cát, sỏi, đá, gạch thế nào; lợp mái bằng vật liệu gì cho 
đẹp, cuối cùng nội thất của ngôi nhà và phối cảnh cây cối xung quanh 
nhà sao cho hài hòa, cân đối, đẹp mắt. Đó là chưa tính đến một điều 
hết sức quan trọng đó là hạch toán chi phí xây dựng và công năng của 
ngôi nhà sao cho việc sử dụng lâu bền và hiệu quả trong tương lai. 
Vì vậy việc chúng ta bàn thảo để xây dựng và phát triển Trung tâm 
Tri thức số ở Việt Nam tại Hội thảo khoa học này là một vấn đề hết sức 
quan trọng, có tính chiến lược lâu dài - lại là vấn đề khá mới mẻ, chưa 
có tiền lệ ở Việt Nam từ trước đến nay, cho nên, theo suy nghĩ của tôi, 
cần lưu ý những vấn đề sau đây:
235
XÂY DỰNG TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ Ở VIỆT NAM CẦN PHẢI LÀM GÌ VÀ LÀM THẾ NÀO? 
Một là, xây dựng và phát triển Trung tâm Tri thức số ở Việt Nam 
phải căn cứ vào tình hình thực tiễn/ điều kiện thực tế của ngành thư 
viện chúng ta và cần có lộ trình hết sức cụ thể. Trước mắt, có thể xây 
dựng thử nghiệm mô hình này cho khối/ ngành nào đó (hoặc một số 
cụm, trường đại học nào đó - giống như mô hình thí điểm), rồi sau đó 
tiến hành nghiên cứu, rút kinh nghiệm và nhân rộng ra cả nước. Việc 
này cần tiến hành sao cho chặt chẽ, khoa học, tránh nóng vội, chủ 
quan, ôm đồm, làm theo phong trào, rất dễ hỏng việc.
Hai là, xây dựng và phát triển Trung tâm Tri thức số ở Việt Nam phụ 
thuộc vào rất nhiều yếu tố chính như: “tiền bạc, công nghệ, con người, 
thời gian” (8 chữ vàng) ở mỗi đơn vị thành viên cũng như ở Trung tâm 
Tri thức số Quốc gia của Việt Nam. Vì thế, mỗi đơn vị thành viên cần 
nghiên cứu để thỏa mãn 8 chữ vàng này (bởi lẽ công việc này sẽ tốn 
kém rất nhiều tiền bạc - có khi hàng chục tỷ đồng, tốn nhiều máy móc, 
trang thiết bị, kỹ thuật, nhiều nhân lực vật lực mà nếu chúng ta không 
cân nhắc - tính toán kỹ lưỡng và thực hiện một cách đồng bộ, sẽ rất khó 
thực hiện thành công (bài học ở nước ta một số dự án kinh tế hàng chục 
tỷ/ trăm tỷ đồng đắp chiếu, rồi cán bộ ra hầu tòa không phải không có!).
Ba là, việc xây dựng và phát triển Trung tâm Tri thức số ở Việt 
Nam đối với mỗi thư viện thành viên cần có lộ trình và yêu cầu hết sức 
cụ thể /bắt buộc: về ứng dụng công nghệ, về dữ liệu (ví dụ các đơn vị 
thành viên sẽ dùng chung hệ quản trị thư viện gì, theo chuẩn format 
nào cho tương ứng/ tương thích để dễ hợp lưu dữ liệu vào máy chủ và 
dễ truy cập/ sử dụng chung cho bạn đọc và cán bộ thư viện). Đây là bài 
học xương máu cho nhiều thư viện của chúng ta trong quá trình ứng 
dụng CNTT trong tác nghiệp thư viện 2 thập kỷ vừa qua. Bởi đã có tình 
trạng, mỗi nơi ứng dụng 1 kiểu, sau một thời gian không thể sử dụng 
được của nhau, do công nghệ không tương thích v.v.).
Bốn là, việc xây dựng và phát triển Trung tâm Tri thức số ở Việt 
Nam theo từng nhóm ngành/ từng cụm/ từng khối trường (theo lộ 
trình), thì ai là người chịu trách nhiệm chính của cả hệ thống này (để 
đầu tư máy chủ, tổng hợp dữ liệu chung, điều hành, đường truyền, rồi 
bảo mật thông tin, bảo dưỡng định kỳ máy móc, trang thiết bị kỹ thuật 
v,v....). Tóm lại nếu không có sự phân công cụ thể, nhất quán trong vấn 
236
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
đề này, dễ dẫn tới tình trạng “cha chung không ai khóc”, hoặc “khi vui 
thì vỗ tay vào, đến khi thất bát ai nào biết cho?”. 
Năm là, trong vấn đề số hóa tài liệu, truy cập và sử dụng tài 
nguyên thông tin của dữ liệu số này, chúng ta cũng cần hết sức lưu ý 
vấn đề bản quyền tác giả cũng như các vấn đề liên quan tới chia sẻ tài 
nguyên thông tin-tri thức: cái gì miễn phí truy cập, cái gì phải trả phí 
(kể cả vấn đề chống đạo tài liệu - dữ liệu chưa cho phép) v.v...
Sáu là, xây dựng và phát triển Trung tâm Tri thức số ở Việt Nam 
cần hết sức lưu ý vấn đề đào tạo nguồn nhân lực thư viện cho hệ thống 
này (cán bộ phải tinh thông nghiệp vụ, giỏi chuyên môn, luôn được 
cập nhật/ tập huấn kiến thức và công nghệ mới). Thêm vào đó, cần đào 
tạo cho người dùng tin/ bạn đọc trong sử dụng và truy cập sao cho hiệu 
quả. Có như vậy tài nguyên thông tin của chúng ta mới hữu ích cho 
người dân và giá trị của Trung tâm Tri thức số của chúng ta mới được 
đánh giá cao trong xã hội.
Bảy là, xây dựng và phát triển Trung tâm Tri thức số ở Việt Nam 
phải nhận được sự quan tâm và hỗ trợ của thủ trưởng các đơn vị/ nhà 
trường (ở các đơn vị thành viên trong hệ thống) cũng như đặc biệt là sự 
quan tâm, đầu tư của Nhà nước/ Chính phủ, của các Bộ chủ quản và các 
cơ quan cấp trên (theo điều 4 của Luật Thư viện), nhằm tiết kiệm chi phí, 
nhân lực, vật lực, thời gian, đem lại hiệu quả cao cho người dân trong 
xã hội.
Tám là, việc xây dựng và phát triển Trung tâm Tri thức số ở Việt 
Nam như trên đã nói cần một lộ trình khách quan, khoa học, hiệu quả 
và rất cần sự hỗ trợ của các mạnh thường quân/ các doanh nghiệp ở 
trong và ngoài nước để chung tay xây dựng và phát triển Trung tâm 
Tri thức số ở Việt Nam từng bước đáp ứng công cuộc công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng nhu cầu ngành thư viện phục vụ 
CMCN 4.0 (bài học xã hội hóa ngành thư viện Việt Nam từ quá khứ đến hiện 
tại vẫn còn nguyên giá trị; nhiều năm qua, chúng ta đã nhận được nhiều dự 
án/chương trình ủng hộ vật chất và tinh thần cho ngành thư viện hàng chục, 
thậm chí hàng trăm tỷ đồng, nếu biết khai thông và tận dụng yếu tố này, chắc 
chắn chúng ta cũng sẽ tiếp tục thành công trong tương lai).
237
XÂY DỰNG TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ Ở VIỆT NAM CẦN PHẢI LÀM GÌ VÀ LÀM THẾ NÀO? 
Tóm lại, hàng loạt vấn đề lớn - thậm chí có những vấn đề khá khó và 
hóc búa - sẽ được đặt ra sau hội thảo quan trọng này. Cũng cần nhớ rằng: 
việc khó khăn và phức tạp mới cần sự suy nghĩ, chung tay, đóng góp ý 
kiến của nhiều người/ nhiều chuyên gia tâm huyết và có kinh nghiệm để 
cùng tháo gỡ. Tôi hy vọng rằng, những trăn trở, những suy nghĩ - hiến kế, 
hay đơn giản là những sẻ chia tại Hội thảo hôm nay đều góp một tiếng 
nói đáng trân trọng và đáng quý để cùng xây dựng cho ngành Thông tin 
- Thư viện chúng ta thêm phát triển rực rỡ trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Việt Nam trước thách thức của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0”, Công 
an Nhân dân điện tử, ngày 5/8/2017.
2. “Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4: Cơ hội và thách thức đối với quản lý 
nhà nước”, Báo Tia sáng, ngày 3/10/2017.
3. Thư viện Quốc gia Việt Nam (2016), “Báo cáo tổng kết ứng dụng công 
nghệ thông tin trong hệ thống thư viện công cộng Việt Nam, giai đoạn 
2006-2016”, tr.1-10.
4. Nguyễn Hữu Giới (2018), “Thư viện Việt Nam cần làm gì để hướng tới 
cách mạng công nghiệp 4.0”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học của Hội Thông tin 
Khoa học công nghệ Quốc gia, tr. 25-30.

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_trung_tam_tri_thuc_so_o_viet_nam_can_phai_lam_gi_va.pdf