Xây dựng mô hình quan hệ giữa thời gian mã hóa và phạm vi tìm kiếm tạo thông tin phụ cho mã hóa video phân tán ứng dụng mạng cảm biến video

Trong những năm gần đây, mã hóa video phân tán liên lớp (Distributed

Scalable Video Coding - DSVC) được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm vì lợi ích của

nó về độ phức tạp tính toán, khả năng phục hồi lỗi và khả năng mở rộng, vấn đề này

rất quan trọng cho các ứng dụng video, như: Mạng cảm biến video không dây

(Wireless Video Sensor Network - WVSN), Hệ thống video giám sát (Visual

Surveillance System - VSS). Trong DSVC, việc tạo thông tin phụ (Side Information -

SI) đóng một vai trò quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu năng nén DSVC

và độ phức tạp tính toán của bộ mã hóa và bộ giải mã. Tuy nhiên, đối với nhiều ứng

dụng WVSN và VSS, năng lượng của mỗi nút bị hạn chế, thường được cung cấp

bằng Pin, khó thay thế và giảm dần theo thời gian, mặt khác cấu trúc phần cứng tại

các nút cũng rất hạn chế cùng với giá thành thấp nên gây khó khăn trong việc

truyền video trong thời gian thực. Để giải quyết vấn đề này, bài báo này đề xuất

một giải pháp kiểm soát độ phức tạp tính toán tạo SI trong mã hóa DSVC. Để tạo

SI, độ phức tạp tạo SI được mô hình hóa bằng cách sử dụng một mô hình tuyến tính,

trong đó, các tham số mô hình được ước tính từ giá trị thử nghiệm và xây dựng

bằng toán học. Để kiểm soát độ phức tạp tạo SI, tham số người dùng được xác định

dựa trên nguồn năng lượng của WVSN, VSS. Các thử nghiệm được tiến hành cho

các chuỗi video khác nhau đã cho thấy những lợi ích của giải pháp đề xuất, đặc biệt

là trong kiểm soát độ phức tạp tính toán và hiệu suất nén.

Xây dựng mô hình quan hệ giữa thời gian mã hóa và phạm vi tìm kiếm tạo thông tin phụ cho mã hóa video phân tán ứng dụng mạng cảm biến video trang 1

Trang 1

Xây dựng mô hình quan hệ giữa thời gian mã hóa và phạm vi tìm kiếm tạo thông tin phụ cho mã hóa video phân tán ứng dụng mạng cảm biến video trang 2

Trang 2

Xây dựng mô hình quan hệ giữa thời gian mã hóa và phạm vi tìm kiếm tạo thông tin phụ cho mã hóa video phân tán ứng dụng mạng cảm biến video trang 3

Trang 3

Xây dựng mô hình quan hệ giữa thời gian mã hóa và phạm vi tìm kiếm tạo thông tin phụ cho mã hóa video phân tán ứng dụng mạng cảm biến video trang 4

Trang 4

Xây dựng mô hình quan hệ giữa thời gian mã hóa và phạm vi tìm kiếm tạo thông tin phụ cho mã hóa video phân tán ứng dụng mạng cảm biến video trang 5

Trang 5

Xây dựng mô hình quan hệ giữa thời gian mã hóa và phạm vi tìm kiếm tạo thông tin phụ cho mã hóa video phân tán ứng dụng mạng cảm biến video trang 6

Trang 6

Xây dựng mô hình quan hệ giữa thời gian mã hóa và phạm vi tìm kiếm tạo thông tin phụ cho mã hóa video phân tán ứng dụng mạng cảm biến video trang 7

Trang 7

Xây dựng mô hình quan hệ giữa thời gian mã hóa và phạm vi tìm kiếm tạo thông tin phụ cho mã hóa video phân tán ứng dụng mạng cảm biến video trang 8

Trang 8

Xây dựng mô hình quan hệ giữa thời gian mã hóa và phạm vi tìm kiếm tạo thông tin phụ cho mã hóa video phân tán ứng dụng mạng cảm biến video trang 9

Trang 9

Xây dựng mô hình quan hệ giữa thời gian mã hóa và phạm vi tìm kiếm tạo thông tin phụ cho mã hóa video phân tán ứng dụng mạng cảm biến video trang 10

Trang 10

pdf 10 trang baonam 10160
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng mô hình quan hệ giữa thời gian mã hóa và phạm vi tìm kiếm tạo thông tin phụ cho mã hóa video phân tán ứng dụng mạng cảm biến video", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng mô hình quan hệ giữa thời gian mã hóa và phạm vi tìm kiếm tạo thông tin phụ cho mã hóa video phân tán ứng dụng mạng cảm biến video

Xây dựng mô hình quan hệ giữa thời gian mã hóa và phạm vi tìm kiếm tạo thông tin phụ cho mã hóa video phân tán ứng dụng mạng cảm biến video
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 69, 10 - 2020 103 
XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUAN HỆ GIỮA THỜI GIAN MÃ HÓA VÀ 
PHẠM VI TÌM KIẾM TẠO THÔNG TIN PHỤ CHO MÃ HÓA 
VIDEO PHÂN TÁN ỨNG DỤNG MẠNG CẢM BIẾN VIDEO 
Hoàng Văn Quang1*, Dư Đình Viên1, Nguyễn Hồng Vũ2 
Tóm tắt: Trong những năm gần đây, mã hóa video phân tán liên lớp (Distributed 
Scalable Video Coding - DSVC) được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm vì lợi ích của 
nó về độ phức tạp tính toán, khả năng phục hồi lỗi và khả năng mở rộng, vấn đề này 
rất quan trọng cho các ứng dụng video, như: Mạng cảm biến video không dây 
(Wireless Video Sensor Network - WVSN), Hệ thống video giám sát (Visual 
Surveillance System - VSS). Trong DSVC, việc tạo thông tin phụ (Side Information - 
SI) đóng một vai trò quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu năng nén DSVC 
và độ phức tạp tính toán của bộ mã hóa và bộ giải mã. Tuy nhiên, đối với nhiều ứng 
dụng WVSN và VSS, năng lượng của mỗi nút bị hạn chế, thường được cung cấp 
bằng Pin, khó thay thế và giảm dần theo thời gian, mặt khác cấu trúc phần cứng tại 
các nút cũng rất hạn chế cùng với giá thành thấp nên gây khó khăn trong việc 
truyền video trong thời gian thực. Để giải quyết vấn đề này, bài báo này đề xuất 
một giải pháp kiểm soát độ phức tạp tính toán tạo SI trong mã hóa DSVC. Để tạo 
SI, độ phức tạp tạo SI được mô hình hóa bằng cách sử dụng một mô hình tuyến tính, 
trong đó, các tham số mô hình được ước tính từ giá trị thử nghiệm và xây dựng 
bằng toán học. Để kiểm soát độ phức tạp tạo SI, tham số người dùng được xác định 
dựa trên nguồn năng lượng của WVSN, VSS. Các thử nghiệm được tiến hành cho 
các chuỗi video khác nhau đã cho thấy những lợi ích của giải pháp đề xuất, đặc biệt 
là trong kiểm soát độ phức tạp tính toán và hiệu suất nén. 
Từ khóa: Mã hóa video phân tán liên lớp (DSVC); Thông tin phụ (SI); Mạng cảm biến không dây (VSS); 
Mạng cảm biến video không dây (WVSN); Vùng tìm kiếm (SR); Độ phức tạp tính toán. 
1. GIỚI THIỆU CHUNG 
Ngày nay, hệ thống VSS và WVSN [1] đã được sử dụng rộng rãi nhằm cung cấp giám 
sát thời gian thực và phân tích môi trường phục vụ cho an ninh quốc phòng, an toàn công 
cộng và giám sát hộ gia đình. Một hệ thống như vậy có thể cung cấp giám sát thời gian 
thực và phân tích môi trường quan sát. Bên cạnh, yêu cầu lưu trữ video trong thời gian dài 
hàng tuần thậm chí hàng tháng hệ thống còn gặp phải tính không đồng nhất của các thiết 
bị, mạng và môi trường. Yêu cầu quan trọng của mã hóa video đó là hiệu suất cao, khả 
năng mở rộng và độ phức tạp tính toán mã hóa thấp. 
Một hệ thống VSS thường bao gồm ba phần chính, đó là: các nút camera, trung tâm và 
người dùng, như trong hình 1. Video đầu tiên được chụp, xử lý tại nút camera và được gửi 
đến máy chủ. Video được mã hóa hoặc phân phối cho người dùng với chất lượng, độ phân 
giải khác nhau, tùy thuộc vào loại thiết bị hay yêu cầu của người dùng. Ở phía người dùng, 
dữ liệu video được sử dụng để phát hiện đối tượng, theo dõi hoạt động hoặc phân tích sự 
kiện tùy thuộc vào mục đích ứng dụng. 
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, DSVC [2-5], HEVC [6] có thể đáp ứng các yêu 
cầu của VSS và WVSN [1]. Tuy nhiên, đối với nhiều ứng dụng VSS và WVSN, năng 
lượng tại các nút thường giảm dần theo thời gian. Trong trường hợp này, tại bộ mã hóa 
trong DSVC độ phức tạp tính toán được điều chỉnh tùy thuộc vào tình trạng năng lượng 
hiện tại trong mỗi nút. Hơn thế nữa, công trình [2] đã chỉ ra rằng: độ phức tạp tính toán 
chủ yếu tập trung ở việc tạo SI [8] trong DSVC. Vì lẽ đó, bài báo này đề xuất xây dựng 
mô hình quan hệ giữa thời gian mã hóa và phạm vi tìm kiếm từ đó kiểm soát độ phức tạp 
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử 
H. V. Quang, D. Đ. Viên, N. H. Vũ, “Xây dựng mô hình quan hệ  mạng cảm biến video.” 104 
tạo SI để kiểm soát độ phức tạp tính toán tổng thể của DSVC. Trong giải pháp này, độ 
phức tạp tạo SI được kiểm soát bằng thông số cài đặt từ phía người dùng. Tùy thuộc năng 
lượng hiện hữu của mỗi nút sensor, tham số người dùng được thay đổi để kiểm soát độ 
phức tạp tính toán tạo SI và do đó, giải pháp DSVC tổng thể được cải thiện. Các thử 
nghiệm được tiến hành cho các chuỗi video giám sát khác nhau, kết quả đã chỉ ra rằng giải 
pháp được đề xuất có thể dễ dàng kiểm soát độ phức tạp ở cả bộ mã hóa và bộ giải mã. 
Hình 1. Một hệ thống giám sát điển hình. 
Những nội dung tiếp theo của bài báo này được bố cục như sau: Mục 2 giới thiệu tóm 
tắt cơ sở của giải pháp; Mục 3 trình bày giải pháp kiểm soát độ phức tạp tạo SI; Mục 4 
đánh giá và thảo luận về hiệu suất của giải pháp và cuối cùng mục 5 là phần kết luận. 
2. MÃ HÓA VIDEO PHÂN TÁN LIÊN LỚP 
DSVC [2-5] thực chất là một phần mở rộng của HEVC, với một lớp cơ sở (BL - Base 
Layer) và một hoặc vài lớp nâng cao (EL- Enhancement Layers). Hình 2 minh họa kiến 
trúc chung của DSVC có hai lớp. Trong DSVC, khi BL tương thích với chuẩn HEVC [6], 
EL được xử lý với phương pháp mã hóa phân tán có độ phức tạp mã  ...  thời gian xử lý 
tạo SI (PTSI), đơn vị tính bằng giây, cho hai chuỗi video giám sát, đó là: Bank và Campus. 
Kết quả đo đạc thử nghiệm cho thấy, sự ảnh hưởng của các thành phần tạo Si khác 
nhau. Trong đó, thành phần ước lượng chuyển động chiếm tỷ lệ lớn nhất, khoảng 92% đến 
95% tùy vào từng chuỗi video. Ba thành phần còn lại tinh chỉnh véc tơ chuyển động, bù 
chuyển động và hợp nhất SI chiếm tỷ lệ độ phức tạp tạo SI không đáng kể. Vì vậy, nếu 
kiểm soát được thành phần ước lượng chuyển động thì sẽ kiểm soát được độ phức tạp tạo 
SI trong DSVC. 
3.2. Đề xuất mô hình kiểm soát độ phức tạp tạo SI 
Trong nghiên cứu [12] đã chỉ ra rằng, giai đoạn ME, phạm vi tìm kiếm (SR) tạo SI là 
yếu tố chính, ảnh hưởng đến chất lượng SI và độ phức tạp tạo SI. Để phân tích mối quan 
hệ này, chúng tôi đo thời gian xử lý SI với các SR, ví dụ: SR = {8; 12; 16; 20; 24; 28; 32}, 
cho hai chuổi video banks và campus. 
Kết quả thực nghiệm được biểu thị trong bảng 1. 
Để xác định mối quan hệ giữa phạm vi tìm kiếm và thời gian xử lý tạo SI, từ kết quả ở 
bảng 1, ta cần mô hình hóa mối quan hệ đó. 
Lựa chọn mô hình 
Bảng 1. Kết quả thử nghiệm biểu thị mối quan hệ thời gian tạo SI và SR 
cho 2 chuỗi video bank và campus. 
Trường hợp (k) Phạm vi tìm kiếm (x) Thời gian xử lý (y) 
1 8 44 
2 12 88 
3 16 135 
4 20 185 
5 24 255 
6 28 320 
7 32 380 
Mỗi trường hợp k với phạm vi tìm kiến ta tiến hành thử nghiệm 20 lần, sau đó tính giá 
trị trung bình. 
Sau khi lập được bảng thử nghiệm, ta tính toán để chọn hàm số thể hiện mối quan hệ, 
bằng cách so sánh tổng bình phương các độ lệch, ta sẽ chọn phương trình sao cho tổng đó 
là bé nhất. 
Để thể hiện mối quan hệ toán học giữa hàm số và biến số, có thể có hai dạng, đó là hàm 
lũy thừa hoặc hàm số mũ [14]. 
- Nếu giá trị của biến số lập nên cấp số nhân xk+1= xk.q và giá trị của hàm số cũng lập 
nên cấp số nhân thì ta sử dụng hàm lũy thừa. 
𝑦 = 𝑎. 𝑥𝑏 (1) 
- Nếu giá trị của biến số lập nên cấp số cộng xk+1= xk+h và giá trị của hàm số cũng lập 
nên cấp số cộng, thì ta sử dụng hàm mũ. 
𝑦 = 𝑎. 𝑒𝑏𝑥 (2) 
Tính các tham số mô hình 
Tính các tỷ số tương ứng nào đó 
𝑦𝑖
𝑦𝑘
. 
Chọn các tỷ số có giá trị gần bằng hằng số nhất. 
Theo bảng 1, ta tính các tỷ số yk với các điểm tương ứng với xk lập nên cấp số nhân 
với 𝑞 =
𝑥𝑘
𝑥𝑖
 . 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 69, 10 - 2020 107 
𝑥3
𝑥1
=
16
8
= 2 
𝑥5
𝑥2
=
24
12
= 2 
𝑥7
𝑥3
=
32
16
= 2 
𝑦3
𝑦1
=
135
44
= 3.06 
𝑦5
𝑦2
=
255
88
= 2.9 
𝑦7
𝑦3
=
380
135
= 2.81 
Nhận xét: Các tỷ số này hầu như không thay đổi, nên ta chọn hàm lũy thừa quan hệ 
giữa thời gian tạo SI và SR. 
𝑦 = 𝑎. 𝑥𝑏 (3) 
Từ đây, bài toán đưa về xác định các tham số a,b của hàm lũy thừa. 
Xác định các tham số 
Để đơn giản mà vẫn đảm bảo độ chính xác nhất định, ta lấy hàm bậc nhất, nghĩa là b=1 
và sử dụng phương pháp bình phương bé nhất để xác định các hệ số a0, a1. 
𝑦 = 𝑎0 + 𝑎1𝑥 (4) 
sao cho 
𝑆 𝑎0 ,𝑎1 = (𝑦𝑖 − 𝑎0 − 𝑎1𝑥1)
2 → 𝑚𝑖𝑛
𝑛
𝑖=1
 (5) 
Ta có: 
 𝜕𝑆(𝑎0 ,𝑎1)
𝜕𝑎0
= −2 𝑦1 − 𝑎0 − 𝑎𝑖𝑥𝑖 = 0
𝑛
𝑖=1
𝜕𝑆(𝑎0 , 𝑎1)
𝜕𝑎1
= −2 𝑦𝑖 − 𝑎0 − 𝑎𝑖𝑥𝑖 𝑥𝑖 = 0
𝑛
𝑖=1
 (6) 
 𝑛𝑎0 + 𝑎𝑖 𝑥𝑖 − 𝑦𝑖
𝑛
𝑖=1
= 0
𝑛
𝑖=1
𝑎0 𝑥𝑖
𝑛
𝑖=1
+ 𝑎1 𝑥𝑖
2 − 𝑦𝑖
𝑛
𝑖=1
= 0
𝑛
𝑖=1
 (7) 
Viết dưới dạng trung bình cộng, ta có: 
𝑥 =
1
𝑛
 𝑥𝑖 ;
𝑛
𝑖=1
𝑦 =
1
𝑛
 𝑦𝑖
𝑛
𝑖=1
𝑥. 𝑦 =
1
𝑛
 𝑥𝑖𝑦𝑖 ;
𝑛
𝑖=1
𝑥2 =
1
𝑛
 𝑥𝑖
2
𝑛
𝑖=1
 (8) 
Từ đó, ta viết (7) dưới dạng: 
𝑛𝑎0 + 𝑛𝑎1𝑥 = 𝑛𝑦 
𝑛𝑎0𝑥 + 𝑛𝑎1𝑥2 = 𝑛(𝑥𝑦 )
 (9) 
Giải hệ phương trình (9) ta có: 
𝑎0 =
𝑦 𝑥2 − 𝑥 . 𝑥𝑦 
𝑥2 − (𝑥 )2
𝑎1 =
𝑥. 𝑦 − 𝑦 𝑥 
𝑥2 − (𝑥 )2 
 (10) 
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử 
H. V. Quang, D. Đ. Viên, N. H. Vũ, “Xây dựng mô hình quan hệ  mạng cảm biến video.” 108 
Tương ứng với các giá trị trong bảng 1, ta nhận được các tham số ai (a0 = 13,87 và a1 = 
-81,6), từ tính toán ta rút ra được phương trình biểu thị mô hình điều khiển độ phức tạp tạo SI 
tương đương thời gian xử lý tạo SI và phạm vi tìm kiếm là phương trình tuyến tính có dạng: 
𝑦 = 𝑎0 + 𝑎1𝑥 = 13,87.𝑥 − 81,6 (11) 
Với hai chuỗi video banks và campus, kết quả thử nghiệm được thể hiện trong hình 4. 
Hình 4. Mối quan hệ sự phức tạp tạo SI với SR. 
Từ các kết quả thu được trong hình 4, nó có thể kết luận rằng mối quan hệ giữa thời 
gian tạo SI ký hiệu TSI (SR) và phạm vi tìm kiếm, ký hiệu SR có thể được mô hình hóa 
như một hàm tuyến tính: 
𝑇𝑆𝐼 𝑆𝑅 = 𝑆𝑅 +  (12) 
Trong đó, {α, β} là hai tham số được tính toán phù hợp như trong hình 4. 
Để điều khiển độ phức tạp tính toán tạo SI, đặc biệt khi năng lượng nút sensor bị suy 
giảm, hệ số γ được lựa chọn, với γ ∈ [(0; 1)], γ = 1 tương ứng với SR tối đa, tức là SR = 
32. Do đó, với một hệ số , SR phù hợp (SRph) có thể được xác định: 
𝑆𝑅𝑝ℎ =
𝛾. 𝑇(𝑆𝑅=32) − 𝛽
𝛼
 (13) 
Tóm lại, giải pháp kiểm soát độ phức tạp tạo SI được đề xuất được thực hiện theo quy 
trình sau: 
- Đầu vào: Độ phức tạp tạo SI theo người dùng γ, γ ∈ [(0; 1]; 
- Đầu ra: Chọn phạm vi tìm kiếm phù hợp SRph. 
1. Thực hiện việc tạo SI với SR = 32. 
2. Tính toán TSI (SR= 32). 
3. Đọc hệ số kiểm soát phức tạp, γ. 
4. Xác định phạm vi tìm kiếm phù hợp SRph ở công thức (13). 
4. ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT 
Để kiểm chứng giải pháp đề xuất tác giả tiến hành: 1) Lựa chọn các điều kiện thử 
nghiệm, 2) đánh giá sự phức tạp tạo SI, 3) đánh giá chất lượng tạo SI với các giá trị γ 
khác nhau. 
y = 13.87x - 81.6
0
100
200
300
400
5 10 15 20 25 30 35
T
h
ờ
i 
g
ia
n
 (
s)
Phạm vi tìm kiếm
Tuyến tính hóa
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 69, 10 - 2020 109 
4.1. Điều kiện thử nghiệm 
Bốn video giám sát Classover; Crossroad; Overbridge; Office [13] với các đặc tính và 
nội dung chuyển động khác nhau được thử nghiệm. Độ phân giải chi tiết về không gian, 
thời gian, số khung được mã hóa và các yếu tố khác được thể hiện trong bảng 2 và khung 
đầu tiên của mỗi chuỗi video thử nghiệm được minh họa trong hình 5. 
Classover
Crossroad
Overbridge
Office
Hình 5. Minh họa khung hình đầu tiên của các chuỗi video giám sát được thử nghiệm. 
Bảng 2. Tóm tắt các điều kiện thử nghiệm. 
Các chuỗi video thử nghiệm Classover; Crossroad; Overbridge; Office 
Kích thước, tốc độ khung hình, số 
khung được nén 
720×576, @30Hz, 
201 frames 
Kích thước GOP 2 (Key-WZ-Key-) 
Tham số lượng tử 
QPB = {38;34;30;26} 
QPE = QPB – 4 
Cấu hình phần cứng và phần mềm 
- Processor: Intel® Core™ i7-4800MQ @2.7 GHz 
- RAM: 8.00 GB 
- System: Win 10, 64-bit 
- Environment: Microsoft Visual Studio 2017 
Community 
4.2. Đánh giá độ phức tạp tạo SI 
Để đánh giá điều khiển độ phức tạp tạo SI của phương pháp đề xuất, các giá trị  được 
thử nghiệm và thời gian tạo SI được đo tương ứng. Kết quả thử nghiệm thể hiện trong hình 
6 xác nhận rằng giải pháp đề xuất có thể kiểm soát được độ phức tạp tạo SI tốt. Trong thử 
nghiệm, một số giá trị  đã được sử dụng để đánh giá độ phức tạp tạo SI được điều chỉnh 
như thế nào. 
Trong thực tế, việc kiểm soát độ phức tạp này rất quan trọng đối với các ứng dụng VSS 
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử 
H. V. Quang, D. Đ. Viên, N. H. Vũ, “Xây dựng mô hình quan hệ  mạng cảm biến video.” 110 
và WVSN đặc biệt khi năng lượng của mỗi nút senser giảm theo thời gian. Ví dụ, khi năng 
lượng của một nút sensor giảm xuống 75% so với mức năng lượng ban đầu, nó có thể điều 
chỉnh SR bằng cách sử dụng quy trình kiểm soát phức tạp được đề xuất trong phần 3.2. 
Hình 6. Đánh giá độ phức tạp tạo SI với các giá trị  khác nhau. 
4.3. Đánh giá chất lượng SI 
Để đánh giá chất lượng SI của phương pháp đề xuất, các giá trị  được dùng để thử 
nghiệm cho bốn chuỗi video. Kết quả thử nghiệm cho thấy, giá trị  tỷ lệ thuận với chất 
lượng tạo SI. Việc lựa chọn tham số  nhỏ đồng nghĩa với việc giảm thời gian mã hóa, khi 
đó, chất lượng tạo SI cũng bị giảm theo. Nếu năng lượng tại các nút sensor đảm bảo thì có 
thể sử dụng tham số  lớn, khi đó chất lượng tạo SI tốt hơn. 
Hình 7. Chất lượng SI với giá trị  khác nhau (vẽ lại). 
0
100
200
300
400
0,1 0,5 0,75 1
Đ
ộ
 p
h
ứ
c 
tạ
p
 t
ạ
o
 S
I [
s]
Tham số 
Classover
0
100
200
300
400
0,1 0,5 0,75 1
Đ
ộ
 p
h
ứ
c 
tạ
p
 t
ạ
o
 S
I [
s]
Tham số 
Crossroad
0
100
200
300
400
500
0,1 0,5 0,75 1
Đ
ộ
 p
h
ứ
c 
tạ
p
 t
ạ
o
 S
I [
s]
Tham số 
Overbridge 
0
100
200
300
400
500
0,1 0,5 0,75 1
Đ
ộ
 p
h
ứ
c 
tạ
p
 t
ạ
o
 S
I [
s]
Tham số 
Office 
36
36,5
37
37,5
38
0 5 10 15 20 25
C
h
ấ
t 
lư
ợ
n
g 
tạ
o
 S
I [
d
B
]
Số khung hình
Classover
gamma=1
gamma=0.5
gamma=0.25
29,5
30
30,5
31
31,5
0 5 10 15 20 25
C
h
ấ
t 
lư
ợ
n
g 
tạ
o
 S
I [
d
B
]
Số khung hình
Crossroad
gamma=1
gamma=0.5
gamma=0.25
30
30,5
31
31,5
32
32,5
0 5 10 15 20 25
C
h
ấ
t 
lư
ợ
n
g 
tạ
o
 S
I [
d
B
]
Số khung hình
Overbridge
gamma=1
gamma=0.5
gamma=0.25
24
26
28
30
32
0 5 10 15 20 25
C
h
ấ
t 
lư
ợ
n
g 
tạ
o
 S
I [
d
B
]
Số khung hình
Office
gamma=1
gamma=0.5
gamma=0.25
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 69, 10 - 2020 111 
Trên hình 7, nhận thấy với các giá trị  bằng 1; 0,5 và 0,25 thì chất lượng tạo SI cũng 
giảm dần theo giá trị , đây là sự trả giá của giải pháp đề xuất. 
5. KẾT LUẬN 
Bài viết này, tác giả đã xây dựng mô hình quan hệ giữa thời gian mã hóa và phạm vi 
tìm kiếm tạo thông tin phụ cho DSVC trong ứng dụng VSS, WVSN. Mối quan hệ giữa 
thời gian mã hóa hay độ phức tạp tạo SI với phạm vi tìm kiếm là một hàm tuyến tính, từ 
đó đề xuất tham số  kiểm soát độ phức tạp tạo SI theo tham số của người dùng. Kết quả 
thử nghiệm đã chứng minh giải pháp đề xuất là chính xác và được ứng dụng trong VSS, 
WVSN khi năng lượng tại các nút giảm dần theo thời gian. Nghiên cứu tiếp theo tác giả sẽ 
đề xuất giải pháp kiểm soát độ phức tạp tạo SI phụ thuộc vào nội dung của chuỗi video 
giám sát. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. M. Valera and S. Velastin, “Intelligent distributed surveillance systems: A review,” 
IEE Proceedings - Vision, Image and Signal Processing, vol. 152, no. 2, pp. 192–204, 
Apr. 2005. 
[2]. X. Hoang Van, J. Ascenso, F. Pereira, “HEVC backward compatible scalability: A 
low encoding complexity distributed video coding based approach,”Signal 
Processing: Image Communication, vol. 33 pp. 51–70, Apr. 2015. 
[3]. X. HoangVan, J. Ascenso, and F. Pereira, “Optimal Reconstruction for a HEVC 
Backward Compatible Distributed Scalable Video Codec,”IEEE Visual 
Communication and Image Processing (VCIP), Valletta, Malta, Dec. 2014. 
[4]. X. HoangVan, J. Ascenso, F. Pereira, “Adaptive Scalable Video Coding: a HEVC 
based Framework Combining the Predictive and Distributed Paradigms”, IEEE 
Transactions on Circuits and Systems for Video Technology, vol. 27, no. 8, pp. 1761-
1776, Aug. 2017. 
[5]. L. Dao Thi Hue, etal. “Efficient and low complexity surveillance video compression 
using distributed scalable video coding” VNU Journal of Science: Comp. Science & 
Com. Eng., Vol. 2018. 
[6]. G. J. Sullivan, J.-R. Ohm, W.-J. Han, and T. Wiegand, “Overview of the High 
Efficiency Video Coding (HEVC) Standard,” IEEE Transactions on Circuits and 
Systems for Video Technology, vol. 22, no. 12, pp. 1649-1668, Dec. 2012. 
[7]. J. M. Boyce, Y. Ye, J. Chen, and A. K. Ramasubramonian, “Overview of SHVC: 
Scalable Extensions of the High Efficiency Video Coding Standard,” IEEE 
Transactions on Circuits and Systems for Video Technology, Vol. 26, Issue 1, pp. 20-
34, Sept. 2015. 
[8]. F. Pereira, C. Brites, J. Ascenso, M. Tagliasacchi “Wyner–Ziv video coding: a review 
of the early architectures and further developments,”IEEE International Conference 
on Multimedia and Expo (ICME), Hannover, Germany, June 2008. 
[9]. A. D. Wyner, J. Ziv, “The rate-distortion function for source coding with side 
information at the decoder,” IEEE Information Theory Society, vol. 22, no. 1, pp. 1–
10, 1976. 
[10]. J. Ascenso, C. Brites, and F. Pereira, “Improving frame interpolation with spatial 
motion smoothing for pixel domain distributed video coding,”5th URASIP 
Conference on Speech and Image Processing, Multimedia Communications and 
Services, Slovak, Jul. 2005. 
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử 
H. V. Quang, D. Đ. Viên, N. H. Vũ, “Xây dựng mô hình quan hệ  mạng cảm biến video.” 112 
[11]. J. Ascenso, C. Brites, and F. Pereira, “A flexible side information generation 
framework for distributed video coding,” Multimedia Tools and Applications, vol. 
48, no. 9, pp. 381-409, 2009. 
[12]. X. HoangVan, H. Phi Cong, “A novel content adaptive search strategy for low 
complexity frame rate up conversion,”2nd International Conference on Recent 
Advances in Signal Processing, Telecommunications & Computing (SigTelCom), Ho 
Chi Minh City, Vietnam, Jan. 2018. 
[13]. PKU-SVD-A.[Online]:  
[14]. Nguyễn Doãn Ý, “Quy hoạch và xử lý số liệu thực nghiệm”, Nxb Xây dựng, 2006. 
ABSTRACT 
MODELING THE ENCODING TIME AND SEARCH RANGE 
IN DISTRIBUTED SCALABLE VIDEO CODING FOR VIDEO SENSER NETWORKS 
Distributed scalable video coding (DSVC) has been recently gained attention 
due to its benefits on low encoding complexity and error resilience capability which 
are important in emerging video applications such as wireless video sensor 
networks (WVSN) and visual surveillance system (VSS). In DSVC, the side 
information creation plays an important role since it directly affects to the DSVC 
compression pereformance and complexity, notably at both encoer and decoder 
sides. Howevere, with many WVSN and VSS, the energy at each node is typically 
limited and gradually decreses along the time. In addition, the hardware 
components at each WVSN node is also constrained in both price and energy, 
causing difficulty in real time video transmission. To solve this problem, this paper 
proposes a complexiy control solution for SI creation in DSVC. To create SI, the 
computational complexity associated to the SI creation is modelled by a linear 
function in which linear parameters are experimentally defined. To adjust the SI 
complexity, a user parameter is defined based on the WVSN and VSS energy 
capacity. Experimental results show that the proposed complexity control solution 
shows benefits in overall DSVC performance, especially in both computational 
complexity and compression performance. 
Keywords: Distributed scalable video coding (DSVC); Side information (SI); Visual sensor networks (VSS); 
Wireless Video Sensor Networks (WVSN); Search Range (SR); Complexcity. 
Nhận bài ngày 23 tháng 7 năm 2020 
Hoàn thiện ngày 05 tháng 8 năm 2020 
Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 10 năm 2020 
Địa chỉ:1Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội; 
2Hội Vô tuyến điện tử Việt Nam. 
*
Email:quanghvdt@gmail.com 

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_mo_hinh_quan_he_giua_thoi_gian_ma_hoa_va_pham_vi_ti.pdf