Xây dựng hệ thống nộp và tra cứu tiến độ giải quyết hồ sơ đăng ký biến động đất đai trực tuyến tại Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh
Với hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính hiện có, Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có đủ điều kiện để triển khai mô hình dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 3 trong lĩnh vực quản lý đất đai nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp khi giao dịch hành chính, đồng thời giảm áp lực công việc của cơ quan quản lý nhà nước và hướng đến một nền hành chính điện tử, hiện đại. Bằng việc sử dụng các phương pháp: thu thập tài liệu, dữ liệu; phỏng vấn; phân tích, tổng hợp; phân tích, thiết kế hướng đối tượng và ứng dụng công nghệ thông tin (cụ thể là sử dụng ngôn ngữ lập trình C# và nền tảng Microsoft ASP.NET), nghiên cứu đã xây dựng và vận hành thử nghiệm thành công hệ thống hỗ trợ nộp và tra cứu tiến độ giải quyết hồ sơ đăng ký biến động đất đai trực tuyến cho Quận 6, TP.HCM.
Kết quả đạt được giúp tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng trong xã hội tiếp cận thông tin và thực hiện dễ dàng, nhanh chóng, thuận tiện các thủ tục hành chính về đất đai mọi lúc, mọi nơi thông qua mạng internet. Từ đó, giúp minh bạch hóa tiến trình giải quyết hồ sơ đất đai, làm tiền đề cho công tác hiện đại hóa hệ thống Văn phòng đăng ký đất đai một cấp cũng như từng bước cải cách và hiện đại hóa nền hành chính quản lý đất đai của địa phương.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng hệ thống nộp và tra cứu tiến độ giải quyết hồ sơ đăng ký biến động đất đai trực tuyến tại Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh
TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 3(3) – 2019:1401-1411 1401 XÂY DỰNG HỆ THỐNG NỘP VÀ TRA CỨU TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT HỒ SƠ ĐĂNG KÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI TRỰC TUYẾN TẠI QUẬN 6, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trương Đỗ Thùy Linh*, Nguyễn Ngọc Thy *Tác giả liên hệ: Trương Đỗ Thùy Linh Email: truongdothuylinh@hcmuaf.edu.vn Khoa Quản lý Đất đai và Bất động sản, Trường Đại học Nông lâm TP.HCM Nhận bài: 24/12/2018 Chấp nhận bài: 04/10/2019 TÓM TẮT Với hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính hiện có, Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có đủ điều kiện để triển khai mô hình dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 3 trong lĩnh vực quản lý đất đai nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp khi giao dịch hành chính, đồng thời giảm áp lực công việc của cơ quan quản lý nhà nước và hướng đến một nền hành chính điện tử, hiện đại. Bằng việc sử dụng các phương pháp: thu thập tài liệu, dữ liệu; phỏng vấn; phân tích, tổng hợp; phân tích, thiết kế hướng đối tượng và ứng dụng công nghệ thông tin (cụ thể là sử dụng ngôn ngữ lập trình C# và nền tảng Microsoft ASP.NET), nghiên cứu đã xây dựng và vận hành thử nghiệm thành công hệ thống hỗ trợ nộp và tra cứu tiến độ giải quyết hồ sơ đăng ký biến động đất đai trực tuyến cho Quận 6, TP.HCM. Kết quả đạt được giúp tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng trong xã hội tiếp cận thông tin và thực hiện dễ dàng, nhanh chóng, thuận tiện các thủ tục hành chính về đất đai mọi lúc, mọi nơi thông qua mạng internet. Từ đó, giúp minh bạch hóa tiến trình giải quyết hồ sơ đất đai, làm tiền đề cho công tác hiện đại hóa hệ thống Văn phòng đăng ký đất đai một cấp cũng như từng bước cải cách và hiện đại hóa nền hành chính quản lý đất đai của địa phương. Từ khóa: Đăng ký biến động, Hành chính công, Tra cứu trực tuyến, Quận 6, TP.HCM 1. MỞ ĐẦU Theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ (2011), các địa phương và ban ngành trên cả nước đều đang hướng đến hoàn thiện hệ thống quản lý hành chính theo mô hình dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3. Theo đó, các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ sẽ được thực hiện công khai, minh bạch trên môi trường mạng (mạng diện rộng hoặc mạng internet); đồng thời, cho phép người dân điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ; và cuối cùng, sau khi hồ sơ đã được giải quyết, người dân sẽ đến trực tiếp cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ để nhận kết quả và thanh toán lệ phí (nếu có). Kết quả đạt được của mô hình này sẽ giúp giảm thiểu phiền hà cho người dân trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính cũng như hỗ trợ hiệu quả cho công cuộc hiện đại hóa nền hành chính của nước ta hiện nay, trong đó có lĩnh vực quản lý đất đai. Cùng với TP.HCM, Quận 6 đã xây dựng thành công cơ sở dữ liệu địa chính chứa đầy đủ các thông tin không gian và thuộc tính liên quan đến toàn bộ thửa đất và quá trình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn (Trương Đỗ Thùy Linh, 2012). Đây là điều kiện thuận lợi để Quận 6 xây dựng thành công mô hình dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 trong lĩnh vực quản lý đất HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 3(3) – 2019:1401-1411 1402 Trương Đỗ Thùy Linh và Nguyễn Ngọc Thy đai nhằm phục vụ tốt nhất việc thực hiện quyền của người sử dụng đất một cách nhanh chóng, kịp thời và minh bạch. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đề ra, cần phải hội đủ nhiều yếu tố về dữ liệu, chính sách, tổ chức và cơ sở hạ tầng, quan trọng nhất là cần xây dựng một lộ trình phù hợp với thực trạng quản lý đất đai hiện tại của địa phương. Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM (2014) đã khẳng định rằng một bước quan trọng của lộ trình đó là cần phải xây dựng thành công hệ thống hỗ trợ kê khai - đăng ký đất đai trực tuyến cho địa phương, trong đó có hệ thống kê khai - đăng ký biến động đất đai. Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở sử dụng ngôn ngữ lập trình C# và nền tảng Microsoft ASP.NET xây dựng hệ thống nộp và tra cứu tiến độ giải quyết hồ sơ đăng ký biến động đất đai trực tuyến cho Quận 6, TP.HCM nhằm phát huy tối đa hiệu quả của cơ sở dữ liệu địa chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng trong xã hội tiếp cận thông tin đất đai và thực hiện các thủ tục đăng ký biến động đất đai dễ dàng, nhanh chóng, thuận tiện mọi lúc, mọi nơi qua mạng internet. 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu Để xây dựng thành công hệ thống nộp và tra cứu tiến độ giải quyết hồ sơ đăng ký biến động đất đai trực tuyến cho Quận 6, TP.HCM, tác giả đã tập trung thực hiện các nội dung nghiên cứu gồm: (i) Phân tích - Thiết kế hệ thống, (ii) Xây dựng hệ thống nộp và tra cứu tiến độ giải quyết hồ sơ đăng ký biến động đất đai trực tuyến, (iii) Vận hành thử nghiệm hệ thống, và (iv) Đề xuất hướng phát triển hệ thống giúp người dân và cán bộ quản lý đất đai Quận 6 có thể nộp ... , quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu của hệ thống. HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 3(3) – 2019:1401-1411 1404 Trương Đỗ Thùy Linh và Nguyễn Ngọc Thy 2.4. Quy trình thực hiện Hình 1. Quy trình thực hiện 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Phân tích và thiết kế hệ thống Để đảm bảo hệ thống nộp và tra cứu tiến độ giải quyết hồ sơ đăng ký biến động đất đai trực tuyến có thể vận hành hiệu quả thì đòi hỏi phải đáp ứng các yêu cầu bắt buộc của một hệ thống thông tin. Theo đó, giai đoạn phân tích và thiết kế hệ thống gồm 3 bước chính: 3.1.1. Phân tích và thiết kế chức năng Bước phân tích và thiết kế chức năng của hệ thống được biểu diễn dưới hai dạng biểu đồ UML là: biểu đồ trường hợp sử dụng (use case diagram) và biểu đồ hoạt động (activity diagram), giúp xác định các kết quả cần hiển thị ứng với 2 chức năng chính gồm: Hệ thống được biểu diễn dưới hai dạng biểu đồ UML là: biểu đồ trường hợp sử dụng (use case diagram) và biểu đồ hoạt động (activity diagram), giúp xác định các kết quả cần hiển thị ứng với 2 chức năng chính gồm: (i) Chức năng Nộp hồ sơ đăng ký biến động đất đai trực tuyến (ii) Chức năng Tra cứu tiến độ giải quyết hồ sơ đăng ký biến động đất đai trực tuyến - Phân tích – Thiết kế chức năng - Phân tích – Thiết kế giao diện - Phân tích – Thiết kế cơ sở dữ liệu - Thu thập tài liệu, dữ liệu liên quan đến đăng ký biến động đất đai - Tìm hiểu về mô hình dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 - Tìm hiểu về phương tiện nghiên cứu: UML, ASP.NET, Visual Studio, C#, MS SQL Server, Xây dựng hệ thống nộp và tra cứu tiến độ giải quyết hồ sơ đăng ký biến động đất đai trực tuyến Công tác chuẩn bị Phân tích – Thiết kế hệ thống Vận hành thử nghiệm hệ thống Đề xuất hướng phát triển hệ thống TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 3(3) – 2019:1401-1411 1405 Hình 2. Biểu đồ UML cho chức năng nộp hồ sơ đăng ký biến động đất đai trực tuyến Hình 3. Biểu đồ UML cho chức năng tra cứu tiến độ giải quyết hồ sơ trực tuyến 3.1.2. Phân tích và thiết kế giao diện Đây là bước thiết kế ra giao diện hiển thị tương ứng với từng chức năng một cách khoa học, rõ ràng, dễ hiểu để thuận tiện nhất cho lập trình viên trong quá trình viết mã nguồn (code) cũng như thuận tiện nhất cho người dùng khi sử dụng hệ thống. Hệ thống bao gồm các giao diện cụ thể như sau: Hình 4. Sơ đồ giao diện của hệ thống nộp và tra cứu hồ sơ đăng ký biến động đất đai trực tuyến Trang chủ Trang nộp hồ sơ trực tuyến Trang góp ý Trang liên hệ Đăng ký nộp hồ sơ Theo dõi hồ sơ đăng ký Nhập thông tin người nộp hồ sơ và thông tin tiếp nhận hồ sơ Chọn thủ tục hành chính Nhập đơn đăng ký và đính kèm giấy tờ Xác nhận thông tin đăng ký HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 3(3) – 2019:1401-1411 1406 Trương Đỗ Thùy Linh và Nguyễn Ngọc Thy 3.1.3. Phân tích và thiết kế cơ sở dữ liệu Hệ thống được xây dựng phục vụ cho lĩnh vực quản lý đất đai nên cấu trúc cơ sở dữ liệu của hệ thống phải tuân thủ đúng quy định kỹ thuật về cơ sở dữ liệu đất đai tại thông tư số 75/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Thông qua việc định nghĩa rõ tên trường dữ liệu, ký hiệu trường, loại dữ liệu và độ dài trường, nghiên cứu đã xây dựng thành công bộ cấu trúc dữ liệu cho hệ thống theo đúng quy định, gồm 4 bảng dữ liệu chính như sau: - Dữ liệu về quy trình đăng ký biến động đất đai trực tuyến với 11 trường dữ liệu; - Dữ liệu về người sử dụng hệ thống với 24 trường dữ liệu; - Dữ liệu về mẫu giấy tờ đăng ký biến động đất đai trực tuyến với 14 trường dữ liệu; - Dữ liệu về đăng ký biến động đất đai trực tuyến với 39 trường dữ liệu. 3.2. Xây dựng hệ thống Nghiên cứu sử dụng ngôn ngữ lập trình C# và các công cụ hỗ trợ tiến hành tạo đầy đủ các giao diện và lập trình đầy đủ các chức năng của hệ thống như đã xác định ở trên, với 3 giai đoạn chính gồm: (1) Tạo các form giao diện người dùng dựa trên kết quả phân tích, thiết kế hệ thống; (2) Lập trình để giải quyết các yêu cầu đã đặt ra bằng cách tạo hàm xử lý sự kiện cho các phần tử giao diện rồi viết mã nguồn (code) cho từng hàm để xử lý sự kiện vừa tạo ra; và (3) Vận hành thử nghiệm để tiến tới hoàn thiện hệ thống. Kết quả: Nghiên cứu đã thuận lợi xây dựng thành công Hệ thống nộp và tra cứu tiến độ giải quyết hồ sơ đăng ký biến động đất đai trực tuyến cho Quận 6 với giao diện bằng tiếng Việt, thể hiện phù hợp, hài hòa, dễ sử dụng và có khả năng kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính và phần mềm quản lý đất đai đang vận hành tại địa phương. Đồng thời, đáp ứng nhu cầu nộp và tra cứu tiến độ giải quyết hồ sơ đăng ký biến động đất đai trực tuyến với các chức năng được lập trình tuần tự, kết quả của bước này là đầu vào của bước tiếp theo. ❖ Giới thiệu các giao diện chính của hệ thống Trang chủ: Giới thiệu cho người dùng một số thông tin về dịch vụ hành chính công trực tuyến (cấp độ 1,2,3,4) theo quy định của Chính phủ tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP. Hình 5. Giao diện Trang chủ TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 3(3) – 2019:1401-1411 1407 Nộp hồ sơ trực tuyến: Hỗ trợ người dùng nộp hồ sơ đăng ký biến động đất đai trực tuyến. Hình 6. Trang nộp hồ sơ trực tuyến Tra cứu tiến độ giải quyết hồ sơ trực tuyến: Hỗ trợ người dùng và cán bộ địa phương tra cứu tiến độ giải quyết hồ sơ đăng ký biến động đất đai trực tuyến. Hình 7. Trang tra cứu hồ sơ trực tuyến Trang góp ý: Thu nhận ý kiến góp ý để hoàn thiện hệ thống. Hình 8. Trang góp ý HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 3(3) – 2019:1401-1411 1408 Trương Đỗ Thùy Linh và Nguyễn Ngọc Thy Trang liên hệ: Thể hiện thông tin liên hệ của người sáng lập hệ thống Hình 9. Trang liên hệ 3.3. Vận hành hệ thống nộp và tra cứu tiến độ giải quyết hồ sơ đăng ký biến động đất đai trực tuyến tại Quận 6, TP.HCM 3.3.1. Nộp hồ sơ trực tuyến Tiện ích này giúp người dân dễ dàng gửi hồ sơ đăng ký biến động đất đai dạng số đến Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thông qua mạng internet mọi lúc mọi nơi với các thao tác tuần tự như sau: Hình 10. Quy trình nộp hồ sơ đăng ký biến động đất đai trực tuyến 3.3.2. Tra cứu thông tin hồ sơ trực tuyến Tiện ích này hỗ trợ người dùng (gồm: người dân và cán bộ địa phương) có thể: - Tra cứu thông tin và theo dõi tiến độ giải quyết hồ sơ đăng ký biến động đất đai; - Bổ túc hồ sơ theo yêu cầu; - Gửi phản hồi lại cơ quan Nhà nước (nếu cần). Thao tác thực hiện như sau: Đăng ký tài khoản Bước 1: Nhập thông tin người nộp hồ sơ và thông tin chủ sử dụng đất Bước 2: Chọn thủ tục hành chính Đăng nhập Nộp hồ sơ trực tuyến Bước 4: Xác nhận thông tin hồ sơ Hoàn tất thao tác nộp hồ sơ đăng ký đất đai trực tuyến Hệ thống tự động cấp mã giao dịch trực tuyến Chọn thủ tục đăng ký biến động đất đai trực tuyến - Nhập thông tin người nộp hồ sơ - Chọn đơn vị hành chính - Chọn hình thức thông báo kết quả Bước 3: Điền thông tin vào đơn đăng ký trực tuyến và đính kèm các giấy tờ (dạng số) liên quan vào hồ sơ - Điền thông tin vào đơn đăng ký trực tuyến - Đính kèm giấy tờ số vào hồ sơ - Chỉnh sửa thông tin (nếu cần) - Điều chỉnh đơn vị hành chính - Đính kèm lại giấy tờ - Kiểm tra đơn đăng ký trực tuyến TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 3(3) – 2019:1401-1411 1409 Hình 11. Quy trình tra cứu tiến độ giải quyết hồ sơ đăng ký biến động đất đai trực tuyến 3.3.3. Đánh giá hiệu quả vận hành hệ thống Hệ thống đã bộc lộ nhiều ưu điểm trong quá trình đăng ký biến động đất đai tại địa phương, cụ thể: (1) Giảm phiền hà, tiết kiệm thời gian và cho phép người dân gửi hồ sơ và theo dõi quá trình xử lý hồ sơ đăng ký biến động đất đai trực tuyến mọi lúc mọi nơi qua mạng internet; và (2) Cho phép cán bộ địa phương theo dõi quá trình xử lý hồ sơ và tác nghiệp điện tử trực tuyến như: kiểm tra hồ sơ, xuất biên nhận, luân chuyển hồ sơ hoặc phản hồi qua email cho người sử dụng đất để bổ túc giấy tờ (nếu cần). Kết quả đạt được cho thấy, việc sử dụng những công cụ hiện đại, phù hợp với điều kiện và đặc thù của địa phương (như: ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất - UML, ngôn ngữ lập trình C# và nền tảng Microsoft ASP.NET) là lựa chọn tối ưu khi xây dựng hệ thống nộp và tra cứu tiến độ giải quyết hồ sơ đăng ký biến động đất đai trực tuyến nói riêng và các hệ thống quản lý đất đai khác nói chung. Tuy nhiên, do hạn chế về kinh phí, hệ thống tồn tại một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu mở rộng như: (1) Hệ thống chỉ hoạt động tốt trên một số trình duyệt phổ biến; (2) Chưa xây dựng phiên bản dành riêng cho các thiết bị cầm tay; (3) Khả năng bảo mật và xác thực của hệ thống chưa cao; (4) Hệ thống chỉ phát huy tối đa hiệu quả khi cơ sở dữ liệu địa chính của địa phương được vận hành tốt và chứa đầy đủ biến động đất đai xảy ra trên địa bàn. 3.4. Đề xuất hướng phát triển hệ thống - Hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai của Quận 6 theo đúng chuẩn dữ liệu quy định tại Thông tư số 75/2015/TT-BTNMT. - Đảm bảo tất cả biến động đất đai đều được cập nhật vào cơ sở dữ liệu địa chính; - Chuẩn hóa các quy trình giải quyết hồ sơ đất đai theo chuẩn ISO và đưa vào tác nghiệp điện tử trên phần mềm để dễ dàng kết nối với hệ thống trong quá trình luân chuyển hồ sơ; - Tiếp tục mở rộng chức năng cho phép tiếp nhận và giải quyết trực tuyến hồ sơ đăng ký biến động đất đai nhằm hoàn thành mô hình dịch vụ công trực truyến cấp độ 3 trong lĩnh vực đăng ký biến động đất đai; - Tuyên truyền, nâng cao ý thức và hướng dẫn người dân tham gia sử dụng hệ thống; - Quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ về chuyên môn và công nghệ thông tin cho cán bộ chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai. - Nhập tiêu chí tìm kiếm - Chọn vào tùy chọn Tìm hồ sơ đã được tiếp nhận (hoặc ngược lại) Theo dõi quá trình xử lý hồ sơ Nộp bổ sung thành phần hồ sơ theo yêu cầu Phản hồi thông tin đến Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai (nếu cần) Tra cứu thông tin hồ sơ Đăng nhập hệ thống Chọn thẻ Nộp hồ sơ trực tuyến → Tra cứu hồ sơ trực tuyến HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 3(3) – 2019:1401-1411 1410 Trương Đỗ Thùy Linh và Nguyễn Ngọc Thy 4. KẾT LUẬN Nghiên cứu đã sử dụng ngôn ngữ lập trình C# và nền tảng Microsoft ASP.NET để phát triển thành công hệ thống nộp và tra cứu tiến độ giải quyết hồ sơ đăng ký biến động đất đai trực tuyến cho Quận 6, TP.HCM phục vụ cho hai đối tượng (là cán bộ thụ lý hồ sơ và người sử dụng đất). Hệ thống cho phép người sử dụng đất gửi và theo dõi quá trình xử lý hồ sơ đăng ký biến động đất đai trực tuyến; đồng thời, cho phép cán bộ của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Quận 6 có thể theo dõi và kiểm soát chặt chẽ quá trình xử lý hồ sơ. Nhìn chung, hệ thống giúp tối đa hóa hiệu quả sử dụng của cơ sở dữ liệu địa chính Quận 6 và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi đối tượng trong xã hội tiếp cận thông tin đất đai và thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai được dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện thông qua mạng Internet. Đây là cơ sở để Quận 6 tiếp tục hoàn thiện hệ thống đăng ký biến động đất đai trực tuyến theo mô hình dịch vụ hành chính công trực tuyến cấp độ 3. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng hứa hẹn sẽ giúp minh bạch hóa quá trình xử lý hồ sơ đất đai tại Quận 6 và làm tiền đề để xây dựng thành công hệ thống đăng ký đất đai (gồm: đăng ký ban đầu và đăng ký biến động) cho địa phương. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu tiếng Việt Chính Phủ. (2011). Nghị định số 43/2011/NĐ- CP ngày 13 tháng 6 năm 2011 quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước. Khai thác từ chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mod e=detail&document_id=101050 Huỳnh Văn Đức. (2009). Giáo trình cơ sở dữ liệu. Thành phố Hồ Chí Minh: Trường Đại học Kinh tế. Nguyễn Ngọc Thy. (2017). Xây dựng website cung cấp thông tin thửa đất trên địa bàn Phường Bình Thọ, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học đất Việt Nam, 51, 167-175. Nguyễn Văn Vỵ. (2010). Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục. Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM. (2014). Báo cáo Tổng kết công tác xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai. Thành phố Hồ Chí Minh. Trương Đỗ Thùy Linh. (2012). Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sỹ Khoa học môi trường, trường Đại học Nông Lâm, Thành phố Hồ Chí Minh 2. Tài liệu tiếng nước ngoài Perencsik, A., Idolyantes, E., Booth, B., & Andrade, J. (1999). Designing Geodatabases with Visio. USA: ESRI Press. Price, M. J. (2016). C# 6 and .NET Core 1.0: Modern Cross-Platform Development. UK (Birmingham): Packt Publishing. TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 3(3) – 2019:1401-1411 1411 BUILDING AN ONLINE SYSTEM FOR SUBMISSION AND FOLLOWING UP THE PROFILE HANDLING PROGRESS OF LAND-USE CHANGE REGISTRATION IN DISTRICT 6, HO CHI MINH CITY Truong Do Thuy Linh*, Nguyen Ngoc Thy *Corresponding Author: Truong Do Thuy Linh Email: truongdothuylinh@hcmuaf.edu.vn Received: December 24th, 2018 Accepted: October 4th, 2019 ABSTRACT With the current cadastral database and infrastructure, district 6, Ho Chi Minh city is fully qualified to deploy the 3rd-level online public administrative service in land management, which aims to create favorable conditions for people, organizations and enterprises in administrative transaction. At the same time, this model helps reduce stress at work for the State administrative agencies and becomes a modern electronic administration. By using the methods such as collecting documents and data, interview, analysis and synthesis; the methods of object-oriented analysis, design, and the application of information technology (with C# programming language and Microsoft ASP.NET framework), the research has successfully developed and tested an online system for submission and following up the profile handling progress of land-use change registration in district 6, Ho Chi Minh city. The result facilitates for those who would like to access land information and carry out the procedures of land-use change registration easily, fast and conveniently anytime and anywhere via the internet. Moreover, this system clarifies the process of handling land profiles in district 6 and creates a premise to improve the model of One-level Land Registration Office as well as modernize the land administration system in Vietnam. Keywords: Land-use change registration, Public administration, Online lookup, District 6, HCMC
File đính kèm:
- xay_dung_he_thong_nop_va_tra_cuu_tien_do_giai_quyet_ho_so_da.pdf