Website - Thành phần quan trọng của các thư viện và yếu tố không thể thiếu để thư viện phát triển lên trung tâm tri thức
Xã hội thông tin bùng nổ, thế giới biết bao đổi thay đang diễn ra
trong đời sống xã hội và khoa học công nghệ, con người đang chứng
kiến sự bùng nổ về thông tin ở tất cả mọi lĩnh vực của đời sống. Chính
nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin mà các kiến thức của con
người được bảo quản lâu dài và được truyền bá một cách nhanh chóng.
Thời đại Internet nên việc thư viện đại học sở hữu Website là điều gần
như hiển nhiên và rất cần thiết. Website hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển
của hoạt động thông tin thư viện trong việc quảng bá thương hiệu, sản
phẩm và dịch vụ thông tin tới người dùng tin một cách xuyên suốt và
thường trực. Thông qua Website các thư viện đại học có thể trình bày
sản phẩm và dịch vụ thông tin một cách sinh động, lôi cuốn và dễ dàng
tương tác với người dùng tin nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Website về hoạt động thông tin thư viện đại học hữu dụng và
tiện ích cao sẽ tạo ấn tượng mạnh đến người dùng tin. Xây dựng một
Website được tối ưu hóa các tính năng và kết hợp tốt với công cụ hỗ
trợ cũng là cách để thực hiện marketing và PR một cách hiệu quả của
hoạt động thư viện để tạo thời cơ, biết đón đầu xu hướng của cuộc cách
mạng 4.0 đang và sẽ diễn ra mạnh mẽ trong nhiều thập kỷ tới và có ảnh
hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của hoạt động thông tin thư viện
đại học. Website sẽ là một trong những ứng dụng tốt cùng với sự phát
triển thư viện số các trường đại học ở Việt Nam trong những năm tới.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Website - Thành phần quan trọng của các thư viện và yếu tố không thể thiếu để thư viện phát triển lên trung tâm tri thức
WEBSITE - THÀNH PHẦN QUAN TRỌNG CỦA CÁC THƯ VIỆN... VÀ YẾU TỐ KHÔNG THỂ THIẾU ĐỂ THƯ VIỆN PHÁT TRIỂN LÊN TRUNG TÂM TRI THỨC Trần Dương1*- Nguyễn Thị Thương2**- Võ Thị Quỳnh3*** Tóm tắt: Cùng với sự phát triển vượt bậc của Internet, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thông tin thư viện đã trở thành vấn đề thiết yếu. Website thư viện đại học đã và đang là cổng thông tin tương tác hai chiều của các thư viện đại học ở Việt Nam trong thời đại 4.0 nhằm quảng bá hình ảnh thư viện đến với người dùng tin nhanh và hiệu quả nhất. Bài viết làm rõ tầm quan trọng của ứng dụng Website trong hoạt động thông tin thư viện đại học ở Việt Nam. Từ khóa: Website; Website thư viện; Thông tin thư viện; Đại học; Việt Nam. ĐẶT VẤN ĐỀ Xã hội thông tin bùng nổ, thế giới biết bao đổi thay đang diễn ra trong đời sống xã hội và khoa học công nghệ, con người đang chứng kiến sự bùng nổ về thông tin ở tất cả mọi lĩnh vực của đời sống. Chính nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin mà các kiến thức của con người được bảo quản lâu dài và được truyền bá một cách nhanh chóng. Thời đại Internet nên việc thư viện đại học sở hữu Website là điều gần như hiển nhiên và rất cần thiết. Website hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển của hoạt động thông tin thư viện trong việc quảng bá thương hiệu, sản ∗ Thạc sĩ, Trung tâm Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Hà Tĩnh. ∗∗ Trung tâm Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Hà Tĩnh. ∗∗∗ Thạc sĩ, Trung tâm Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Y Dược Huế. 505 WEBSITE - THÀNH PHẦN QUAN TRỌNG CỦA CÁC THƯ VIỆN... phẩm và dịch vụ thông tin tới người dùng tin một cách xuyên suốt và thường trực. Thông qua Website các thư viện đại học có thể trình bày sản phẩm và dịch vụ thông tin một cách sinh động, lôi cuốn và dễ dàng tương tác với người dùng tin nhanh nhất, hiệu quả nhất. Website về hoạt động thông tin thư viện đại học hữu dụng và tiện ích cao sẽ tạo ấn tượng mạnh đến người dùng tin. Xây dựng một Website được tối ưu hóa các tính năng và kết hợp tốt với công cụ hỗ trợ cũng là cách để thực hiện marketing và PR một cách hiệu quả của hoạt động thư viện để tạo thời cơ, biết đón đầu xu hướng của cuộc cách mạng 4.0 đang và sẽ diễn ra mạnh mẽ trong nhiều thập kỷ tới và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của hoạt động thông tin thư viện đại học. Website sẽ là một trong những ứng dụng tốt cùng với sự phát triển thư viện số các trường đại học ở Việt Nam trong những năm tới. 1. KHÁI NIỆM Website là một tập hợp của rất nhiều trang Web - một loại siêu văn bản (tập tin dạng HTML hoặc XHTML) trình bày thông tin trên mạng Internet - bao gồm văn bản, hình ảnh, video, flash tại một địa chỉ nhất định - thường chỉ nằm trong một tên miền (domain name) hoặc tên miền phụ (subdomain) để người xem có thể truy cập vào xem. Trang Web đầu tiên người xem truy cập từ tên miền thường được gọi là trang chủ (homepage), người xem có thể xem qua các trang khác thông qua các siêu liên kết (hyperlinks) [Trần Thị Hương Xuân, 2012]. Theo tác giả Ninh Thị Kim Thoa (2010), các thư viện đại học không những chỉ sử dụng Website như một công cụ để giúp người sử dụng truy cập đến các nguồn lực của thư viện mà còn là cổng thông tin, nơi thực hiện các tương tác giữa thư viện với người sử dụng, giữa người sử dụng với người sử dụng một cách hữu ích. Chúng ta có thể hiểu Website thư viện là nơi tích hợp của nhiều trang Web, là nơi giao tiếp giữa thư viện với người dùng tin, cung cấp tài nguyên thông tin, các chính sách và những dịch vụ thông tin thư viện đáp ứng nhu cầu người dùng truy cập đa chiều không giới hạn về không gian và thời gian. 506 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM 2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG WEBSITE TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN THƯ VIỆN Hiện nay, trong xu thế hội nhập quốc tế trong thời đại công nghiệp 4.0, Website đã trở thành xu thế phát triển của thời đại, của các trường đại học. Theo Quyết định 37, đến năm 2020, cả nước có 460 trường đại học, cao đẳng, bao gồm 224 trường đại học và 236 trường cao đẳng [Thùy Linh, 2018]. Tuy nhiên, với nguồn kinh phí hạn hẹp của các trường đại học việc xây dựng Website của các nhà trường và của thư viện các trường đại học là một vấn đề cần được quan tâm và tìm lời giải. Để giải quyết vấn đề khó khăn về mặt kinh phí và nhân lực các cơ quan thông tin thư viện đã sử dụng các phần mềm mã nguồn mở để tạo lập các Website như WordPress, CoffeeCup Free HTML Editor, Wix, Joomla, Moodle, Dspace Một số thư viện đã tích hợp nhiều phần mềm mã nguồn mở để tạo nên Website mang đặc trưng của thư viện như: Trung tâm Học liệu - Trường Đại học Quảng Bình sử dụng Koha, Dspace, phần mềm tìm kiếm tập trung Vufind; Trung tâm Thông tin Thư viện - Đại học Quốc gia Hà Nội sử dụng các phần mềm mã nguồn mở Dspace, OAI- PMH, phần mềm tìm kiếm URD2, EDS; Thư viện Trường Đại học Phenikaa sử dụng mã nguồn mở: Koha, Dspace, Vufind, Drupal; Thư viện Trường Cao đẳng Kinh tế Kế hoạch ... tác giữa cán bộ thư viện và giảng viên trong việc lồng ghép năng lực thông tin trong các môn học [Trần Dương, 2015]. Có thể liệt kê một số nội dung liên quan đến đào tạo năng lực thông tin trực tuyến như: - Xây dựng các hướng dẫn tìm kiếm, sử dụng và khai thác thông tin trực tuyến: Text, Audio, Video, Brochure,... - Đánh giá, tổ chức và trình bày thông tin. - Hướng dẫn học tập, nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu khoa học. 510 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM - Cách viết bài báo khoa học và xuất bản. - Quản lý và sử dụng trích dẫn Endnote, Mendeley, Zotero,... - Đạo đức trong nghiên cứu khoa học. - Và cuối cùng là kiểm tra, đánh giá năng lực thông tin trực tuyến qua các câu hỏi. 3.3. Hướng tới xã hội học trực tuyến Hiện nay với sự bùng nổ của khoa học công nghệ và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin - đặc biệt là Internet, các Website học tập ngày càng nhiều, càng đa dạng đã đóng góp rất nhiều trong công tác rèn luyện khả năng tự học cho người học, dẫn đến những thay đổi tích cực cả về nội dung lẫn phương pháp dạy và học. Đây thực sự trở thành cầu nối giữa giảng viên và giảng viên, giảng viên và sinh viên và cả sinh viên với sinh viên. Trên các diễn đàn học tập, các Website phục vụ học tập học sinh không chỉ củng cố được kiến thức mà còn mở rộng được tầm hiểu biết, có cái nhìn bao quát và sâu sắc về các vấn đề trong bài học cũng như trong thực tế. Website thư viện không chỉ tham gia vào hoạt động hỗ trợ giáo dục, nó còn được xem là một yếu tố của quá trình đào tạo. Có thể xem thư viện là giảng đường thứ hai của sinh viên, nơi trực tiếp diễn ra các hoạt động tự đào tạo, tự tích lũy kiến thức. Theo một khảo sát cho thấy, sinh viên có mong muốn sử dụng dịch vụ trực tuyến của thư viện nhiều hơn. Đó là tìm kiếm và khai thác thông tin trên Website của thư viện. Nhiều sinh viên mong muốn có thể tìm và đọc tài liệu trực tuyến trên trang Web của sinh viên mà không phải đến thư viện. Trong đó tỷ lệ sinh viên sử dụng máy tính xách tay (85%) được dùng như các thiết bị quan trọng nhất cho sự thành công học tập của mình, bên cạnh đó các thiết bị điện tử như máy tính bảng (45%), điện thoại thông minh (37%) và máy đọc sách điện tử (31%) đang có sự gia tăng đáng kể theo từng năm [Đỗ Văn Hùng, Thái Thị Trâm, 2014]. Với lợi thế sẵn có là nguồn tài nguyên số, Website thư viện đã dần trở thành nguồn học liệu chính thống trong các trường đại học khi sinh 511 WEBSITE - THÀNH PHẦN QUAN TRỌNG CỦA CÁC THƯ VIỆN... viên tham gia học trực tuyến. Ngày nay, cùng với hệ thống tài nguyên giáo dục mở phát triển mạnh, Website thư viện không những cung cấp các khóa học ngắn hạn, tập huấn kỹ năng mà còn là những khóa học về những chuyên ngành đào tạo của các trường đại học. Kết quả khảo sát cho thấy, ba hoạt động chính của sinh viên trong sử dụng thiết bị di động đó là nghe nhạc (81%), học tập (80%) và vào mạng xã hội (77%). Như vậy, ngoài việc sử dụng thiết bị di động cho giải trí thì sử dụng cho mục đích học tập trực tuyến cũng đã được sinh viên chú trọng [Đỗ Văn Hùng, Thái Thị Trâm, 2014]. Tại một số Website của thư viện đại học/ học viện như Harvard, MIT,... các chương trình, khóa học trực tuyến cũng được trình bày rất công phu và khoa học, giúp cho việc đào tạo từ xa trở nên dễ dàng. 3.4. Cung cấp thông tin và các dịch vụ tham khảo trực tuyến Cung cấp thông tin và các dịch vụ tham khảo là một trong những yêu cầu quan trọng của các thư viện. Nếu như trước đây các thông tin đó được cung cấp cho bạn đọc qua các bảng tin, thông báo treo ở các tòa nhà thư viện thì ngày nay các thông tin đó đã được chuyển tải đến bạn đọc thông qua Website của các thư viện. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin các thư viện đã sử dụng Website, blog, Facebook, Youtube để cung cấp các thông tin và dịch vụ tham khảo trực tuyến, đặc biệt là Website. Theo một khảo sát về các hoạt động trên Website thư viện các trường đại học của tác giả Bùi Loan Thùy và Tô Sanya Minh Kha (2016) có 85% cung cấp thông tin hành chính về thư viện, 73% thông báo/sự kiện/tin nội bộ, 97% cung cấp tư liệu/tài liệu nội sinh, 72% cung cấp tư liệu/tài liệu ngoại sinh. Điều đó khẳng định Website thư viện đã trở thành công cụ cung cấp các thông tin và các dịch vụ của hoạt động thư viện. Thư viện sẽ tồn tại và phát triển chủ yếu thông qua việc cung cấp dịch vụ thông tin hơn là dừng lại ở việc xây dựng và lưu giữ tài nguyên thông tin. Dịch vụ tham khảo đòi hỏi phải được nâng cao trên cơ sở người làm thư viện phải có kiến thức sâu rộng để cung cấp thông tin cho bạn đọc, sẵn sàng tìm kiếm thông tin từ bất cứ nơi đâu và có khả 512 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM năng tổng hợp hoặc chuẩn bị thông tin để bạn đọc sử dụng. Hiện nay, các Website thư viện đã cung cấp dịch vụ trực tuyến như: Xây dựng sưu tập tham khảo; ứng dụng kỹ năng và kỹ thuật tham khảo; cung cấp các dịch vụ tương ứng: Cung cấp sự kiện và thông tin, cung cấp sự hướng dẫn và hỗ trợ, cung cấp sự huấn luyện. Dịch vụ này cung cấp công nghệ “chat” giữa nhân viên tham khảo với bạn đọc từ xa ở khắp nơi trên thế giới [Nguyễn Minh Hiệp, 2016]. Việc sử dụng Website để cung cấp thông tin và dịch vụ tham khảo trực tuyến sẽ tiết kiệm được chi phí, công sức, có sự tương tác nhanh, không hạn chế thời gian, không gian giúp rút ngắn khoảng cách giữa thư viện với người dùng tin và sẽ là cầu nối tốt nhất giữa bên cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ thư viện. 3.5. Marketing trực tuyến hoạt động thư viện Theo từ điển trực tuyến về khoa học thư viện thông tin chỉ ra rằng: Trang Web là một nhóm các trang Web có mối liên hệ và được kết nối với nhau, được cài đặt trên một máy chủ Web, cho phép người sử dụng Internet truy cập 24 giờ/ ngày qua phần mềm duyệt Web [Ninh Thị Kim Thoa, 2010]. Với chi phí marketing về cơ bản bằng không, hiệu quả kinh tế có thể xác định rõ, marketing trực tuyến giúp các thư viện nói chung và thư viện đại học nói riêng đã tạo ra một công cụ quảng cáo và các thông tin marketing khác ngày càng sắc bén và hiệu quả hơn. Các thư viện đại học đã sử dụng Website để marketing trực tuyến hiệu quả như các Trung tâm học liệu (Đại học Cần Thơ, Đại học Huế, Đại học Thái Nguyên), Trung tâm Thông tin Thư viện - Đại học Quốc gia Hà Nội, Thư viện Trung tâm Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Đại học Tôn Đức Thắng, Thư viện Đại học Duy Tân, Trung tâm Thông tin Thư viện Nguyễn Thúc Hào - Trường Đại học Vinh,... Website thư viện marketing trực tuyến cung cấp các thông tin trực tuyến về tài nguyên thông tin của thư viện, đặc biệt là tài nguyên số, các dịch vụ tham khảo trực tuyến, các khóa đào tạo năng lực thông tin, cùng với đó là công cụ quảng bá hình ảnh thư viện, cung cấp cho người dùng tin các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện giúp bạn 513 WEBSITE - THÀNH PHẦN QUAN TRỌNG CỦA CÁC THƯ VIỆN... đọc có sự lựa chọn và khai thác có hiệu quả để phục vụ nhu cầu người dùng tin nhanh nhất. Trong thời đại công nghệ 4.0, bên cạnh việc xây dựng không gian học tập chung, xây dựng thư viện số, phát triển tài nguyên thông tin, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm và dịch vụ thì sử dụng Website để marketing trực tuyến hoạt động thông tin thư viện sẽ là một lợi thế quan trọng trong sự tương tác giữa thư viện với “khách hàng đặc biệt” là người dùng tin. 3.6. Hỗ trợ trực tuyến cho người dùng tin Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và những tiện ích Internet, thương mại điện tử và những ưu điểm nổi bật của Website đã giúp thư viện quảng bá, tuyên truyền, chia sẻ qua mạng xã hội là một hình thức ngày càng phổ biến. Ngoài các hoạt động hỗ trợ trực tiếp bạn đọc tại các thư viện, các thư viện đại học đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc hỗ trợ trực tuyến cho bạn đọc qua hình thức online chat. Online chat (trò chuyện trực tuyến) hiểu đơn giản là “hành động trao đổi thông tin giữa hai người hoặc nhóm người, từ máy tính đến máy tính cùng lúc, qua mạng (LAN, WAN, Internet) bằng bàn phím hơn là bằng thiết bị chuyển âm” [Lê Bá Lâm, 2015]. Hiện nay, trên Website các thư viện đại học đã đã tích hợp hoặc gắn link sử dụng mạng xã hội như Facebook, Youtube, Yahoo, Gtalk, Skype, Twitter để hỗ trợ trực tuyến với những ưu điểm nổi bật như không bị giới hạn về khoảng cách địa lý, thời gian nhanh, gửi link, chia sẻ file, thông tin dễ dàng. Dịch vụ hỗ trợ bạn đọc trực tuyến qua online chat hiện đang được các thư viện áp dụng rộng rãi và hiệu quả do hình thức phục vụ này mang lại cho thấy một xu thế phát triển tất yếu. Với đại đa số thư viện các trường đại học ở Việt Nam, kinh phí đầu tư cho các hoạt động còn rất hạn chế, nên việc ứng dụng các phần mềm mạng xã hội trong hỗ trợ trực tuyến là một giải pháp hoàn toàn khả thi, bởi nó không đòi hỏi cao về trình độ quản trị, về phương tiện thiết bị và chi phí thường xuyên. Một số trang Website thư viện các trường đại học đã hỗ trợ trực tuyến như: Thư viện Đại học Hà Nội, Thư viện Trung tâm Đại học Quốc gia 514 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM Thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Đại học Hoa Sen, Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội [Nguyễn Văn Kép, 2015]. 3.7. Khảo sát nhu cầu của người dùng tin Khảo sát nhu cầu người dùng tin là một trong những hoạt động cơ bản của hoạt động thư viện. Qua khảo sát sẽ giúp thư viện đánh giá được hiệu quả cũng như chất lượng phục vụ của thư viện đối với người dùng tin. Nếu như trước đây thiết kế các bộ phiếu điều tra bạn đọc bằng giấy, thì hiện nay các thư viện đại học đã tạo module trên Website hoặc tích hợp, nhúng hoặc tạo bảng quảng cáo trên Website để gắn link Google Forms vào Website để khảo sát nhu cầu người dùng tin. Việc ứng dụng khảo sát trên môi trường Website có nhiều tiện ích nổi trội, thứ nhất giúp cán bộ thư viện thiết kế được nhiều dạng câu hỏi khác nhau, phân tích và tổng hợp số liệu nhanh, thậm chí số liệu được biểu thị qua biểu đồ, tiết kiệm được thời gian, công sức, chi phí. Thứ hai, giúp người dùng tin tiếp cận dễ dàng, không ngại ngần khi trả lời các câu hỏi, chủ động được về không gian và thời gian khi trả lời. 3.8. Bổ sung tài liệu theo yêu cầu Là dịch vụ cung cấp kênh thông tin để bạn đọc có thể yêu cầu các tài liệu cần bổ sung cho thư viện nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập, giảng dạy và nghiên cứu. Các Website thư viện thường tạo module “bổ sung tài liệu” trên giao diện Website để khuyến khích người dùng tin yêu cầu bổ sung tài liệu. Ngoài ra, các thư viện cũng đã ứng dụng lợi thế của Google forms để tích hợp vào Website để bạn đọc gửi yêu cầu bổ sung tài liệu vào thư viện. Thay vì yêu cầu bổ sung tài liệu bằng văn bản như trước đây, khi ứng dụng yêu cầu bổ sung trực tuyến qua Website sẽ giúp bạn đọc gửi yêu cầu mọi lúc mọi nơi bằng thiết bị máy tính, smart phone có kết nối mạng Internet, tiết kiệm được thời gian và tạo hứng thú cho bạn đọc. Khi yêu cầu bổ sung tài liệu qua Website sẽ mở rộng được đối tượng như sinh viên trước đây chưa bao giờ được yêu cầu bổ sung tài liệu. Ngoài ra, việc ứng dụng Website trong hoạt động thư viện còn giúp các thư viện đại học thực hiện được một số chức năng để có sự 515 WEBSITE - THÀNH PHẦN QUAN TRỌNG CỦA CÁC THƯ VIỆN... tương tác đa chiều giữa thư viện với người dùng tin hiệu quả như: giải đáp các câu hỏi thắc mắc thường gặp, tạo liên hệ giữa thư viện với người dùng tin, tự động gửi danh mục tài liệu qua email, đặt tài liệu trực tuyến, gia hạn tài liệu trực tuyến, gửi danh sách bạn đọc quá hạn. KẾT LUẬN Cùng với việc ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng Website vào hoạt động thư viện đại học đã làm thay đổi diện mạo của các thư viện đại học. Khi sử dụng Website khá thân thiện đã tăng khả năng tương tác đa chiều và giao tiếp hai chiều. Đặc biệt hiện nay, xu thế của người học nói chung và sinh viên đại học nói riêng là sử dụng các thiết bị di động như máy tính xách tay, máy tính bảng, máy đọc sách điện từ và điện thoại thông minh có kết nối Internet ngày càng trở nên phổ biến và quen thuộc. Vì vậy, ứng dụng Website trong hoạt động thư viện đại học sẽ là một lợi thế và là yêu cầu cấp thiết cho giáo dục đại học trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy. Tuy nhiên, để ứng dụng Website vào thư viện đại học có hiệu quả. Ngoài sự vào cuộc của các thư viện trong việc xây dựng thư viện số hiện đại, nguồn tài nguyên thông tin phong phú, có chính sách đào tạo năng lực thông tin cho sinh viên để sử dụng thư viện có hiệu quả trong học tập ở giảng đường đại học và quá trình tự học của sinh viên thì cần có sự đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá từ phía người dạy và nhà trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Dương (2015), Kiến thức thông tin của sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh: Luận văn thạc sĩ Khoa học Thông tin Thư viện, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội, 132 tr. 2. Nguyễn Minh Hiệp (2016), “Phát triển dịch vụ tham khảo trong thư viện Việt Nam”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, (6), tr. 24-28. 3. Đỗ Văn Hùng, Nguyễn Văn Chương (2014), “Đánh giá Website thư viện và triết lý lấy bạn đọc làm trung tâm”, Tạp chí Thông tin và Tư liệu, (6), tr. 3-10. 516 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM 4. Đỗ Văn Hùng, Thái Thị Trâm (2014), “Thư viện đại học trước xu thế sử dụng thiết bị di động trong học tập của sinh viên”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, (5), tr. 29-34. 5. Nguyễn Văn Kép (2015), “ZOPIM - giải pháp hỗ trợ trực tuyến cho thư viện các trường đại học Việt Nam”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, (5), tr.45 - 47. 6. Lê Bá Lâm (2015), “Online chat - những lợi ích cho bạn đọc và thư viện. Tạp chí Thư viện Việt Nam, (1), tr.29 - 32,28. 7. Thùy Linh (2018), “Việt Nam đã vượt số lượng trường đại học theo mục tiêu đề ra”. Truy cập từ https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/viet-nam- da-vuot-so-luong-truong-dai-hoc-theo-muc-tieu-de-ra-post193670.gd, ngày 24 tháng 4 năm 2020. 8. Nguyễn Hữu Nghĩa (2007), “Tiếp thị thư viện qua mạng Internet”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, 2 (10), tr. 29 - 33. 9. Đoàn Phan Tân (2006), Thông tin học: giáo trình dành cho sinh viên ngành Thông tin thư viện và Quản trị Thông tin. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 388 tr. 10. Ninh Thi Kim Thoa (2010), “Một vài nét về nội dung các Website thư viện đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, 4(24), tr. 29-36. 11. Bùi Loan Thùy, Tô Sanya Minh Kha (2016), “Ứng dụng công nghệ mã nguồn mở vào xây dựng cổng kiến thức cho thư viện trường đại học”, Tạp chí Thông tin và Tư liệu, (2), tr. 11-17. 12. Trần Thị Hương Xuân (2012). Xây dựng Website hỗ trợ học sinh tự ôn tập, củng cố và kiểm tra đánh giá kết quả học tập phần “quang hình học” - Vật lý 11 - ban cơ bản: Luận văn Thạc sĩ Vật Lý. Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh, 95 tr.
File đính kèm:
- website_thanh_phan_quan_trong_cua_cac_thu_vien_va_yeu_to_kho.pdf