Vai trò, kỹ năng của nhân lực trong môi trường thư viện số và trách nhiệm của các cơ sở đào tạo
Tóm tắt: Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt của một thư viện
số. Vai trò và kỹ năng của người làm công tác thư viện trong môi
trường thư viện số có nhiều thay đổi so với môi trường thư viện
truyền thống. Các đơn vị đào tạo nguồn nhân lực thư viện cần
thay đổi nội dung, chương trình và phương thức đào tạo để đảm
bảo cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu khi làm việc
trong thư viện số. Bài viết phân tích vai trò và kỹ năng của nguồn
nhân lực trong thư viện số và bàn luận về trách nhiệm của các cơ
sở đào tạo trong việc đổi mới chương trình đào tạo nguồn nhân
lực đáp ứng nhu cầu của thực tiễn.
Từ khóa: Nhân lực; Đào tạo nhân lực; Thư viện số
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò, kỹ năng của nhân lực trong môi trường thư viện số và trách nhiệm của các cơ sở đào tạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò, kỹ năng của nhân lực trong môi trường thư viện số và trách nhiệm của các cơ sở đào tạo
VAI TRÒ, KỸ NĂNG CỦA NHÂN LỰC TRONG MÔI TRƯỜNG THƯ VIỆN SỐ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO Nguyễn Thị Ngà1* - Phạm Thị Thành Tâm2** Tóm tắt: Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt của một thư viện số. Vai trò và kỹ năng của người làm công tác thư viện trong môi trường thư viện số có nhiều thay đổi so với môi trường thư viện truyền thống. Các đơn vị đào tạo nguồn nhân lực thư viện cần thay đổi nội dung, chương trình và phương thức đào tạo để đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu khi làm việc trong thư viện số. Bài viết phân tích vai trò và kỹ năng của nguồn nhân lực trong thư viện số và bàn luận về trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trong việc đổi mới chương trình đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của thực tiễn. Từ khóa: Nhân lực; Đào tạo nhân lực; Thư viện số. ĐẶT VẤN ĐỀ Việc hiện đại hóa công tác thư viện là một nhu cầu tất yếu trong xu thế chung của thời đại. Các thư viện đã và đang tiến hành xây dựng thư viện số. Và thực tế, thư viện số đã và đang trở thành một phần tất yếu của xã hội tri thức. Thư viện số giúp chúng ta trong việc truy cập, tìm kiếm cũng như sử dụng thông tin và tri thức trong các kho lưu giữ tri thức số được kết nối mạng trên phạm vi toàn cầu. Sự phát triển của khoa học công nghệ trong thời gian vừa qua, đặc biệt là công nghệ thông tin, đã tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực đời sống, trong đó có lĩnh vực thư viện số. * Thạc sĩ, Khoa Thông tin Thư viện, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. ** Thạc sĩ, Khoa Thông tin Thư viện, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. 686 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM Có nhiều tổ chức, học giả và nhà nghiên cứu đã đưa ra định nghĩa về thư viện số, trong đó có định nghĩa của một số thành viên Hiệp hội Thư viện số Hoa Kỳ (Digital Library Federation). Theo Hiệp hội Thư viện số Hoa Kỳ, Thư viện số là các tổ chức cung cấp tài nguyên, gồm các nhân viên chuyên biệt giúp lựa chọn, tổ chức, cung cấp khả năng truy cập thông minh, chỉ dẫn, phân phối, bảo quản tính toàn vẹn và sự thống nhất của các bộ sưu tập số theo thời gian để đảm bảo làm sao chúng luôn sẵn có để truy xuất một cách dễ dàng và kinh tế nhất đối với cộng đồng người dùng hoặc một nhóm cộng đồng người dùng. Trong quá trình xây dựng thư viện số, các thư viện đã gặp phải những khó khăn, vướng mắc như nguồn kinh phí, nguồn tài liệu số, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin đi sâu vào vai trò cũng như các kỹ năng cần thiết của nguồn nhân lực trong môi trường thư viện số và trách nhiệm của các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực thư viện trong việc đào tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đặt ra của môi trường thư viện số. 1. VAI TRÒ VÀ KỸ NĂNG CỦA NGUỒN NHÂN LỰC TRONG THƯ VIỆN SỐ Con người luôn đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ một cơ quan, tổ chức hay một hệ thống nào. Xây dựng một thư viện nói chung và thư viện số nói riêng đều phải giải quyết các nhiệm vụ liên quan đến thu thập, tổ chức và phân phối thông tin. Người làm công tác thư viện là yếu tố quan trọng cấu thành thư viện, là chủ thể của hoạt động thư viện dù là trong thư viện truyền thống hay thư viện số. Chính vì vậy, để giải quyết được các nhiệm vụ của mình, nhân lực tham gia vào triển khai hoạt động xây dựng thư viện số cần có sự đa dạng và được đào tạo từ các lĩnh vực khác nhau. Có thể phân chia nguồn nhân lực trong thư viện số thành hai nhóm chính: Nhóm 1: Những người có trình độ về lĩnh vực thông tin thư viện – đảm nhận các nhiệm vụ liên quan đến thu thập, xử lý, tổ chức, phân phối thông tin và quản trị hệ thống ở những cấp độ khác nhau. 687 VAI TRÒ, KỸ NĂNG CỦA NHÂN LỰC TRONG MÔI TRƯỜNG THƯ VIỆN SỐ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO Nhóm 2: Những người có trình độ về công nghệ thông tin – đảm nhận các nhiệm vụ liên quan đến thiết kế, cài đặt, tùy biến vận hành và quản trị hệ thống. Trong thư viện số, nội dung các quy trình như bổ sung, xử lý, tổ chức, bảo quản nguồn lực thông tin, khai thác và phổ biến thông tin đã có sự thay đổi căn bản. Môi trường làm việc của người làm công tác thư viện có đặc điểm: khả năng tiếp cận nguồn tin nhiều hơn; tốc độ thu nhận thông tin ngày càng tăng; việc định vị, phân tích và kết nối thông tin có tính chất phức tạp hơn. Nhân lực trong thư viện số phải là người quản trị thư viện số, quản trị thông tin, tri thức; phổ biến, cung cấp các dịch vụ số; số hóa tài liệu, bảo quản và lưu trữ dữ liệu số; cung cấp khả năng truy cập và khai thác nguồn tài liệu số đến người dùng... Để đảm bảo đảm nhận được các vai trò đó, nhân lực trong thư viện số cần có ba nhóm kiến thức, kỹ năng, bao gồm: Nhóm 1: Kiến thức, kỹ năng chuyên ngành thông tin thư viện, bao gồm: biên mục, xử lý thông tin; đào tạo và phục vụ người dùng tin số; lưu trữ, bảo quản tài liệu số. Nhóm 2: Kiến thức công nghệ thông tin và ngoại ngữ, bao gồm: kiến thức về hạ tầng công nghệ thông tin, kiến thức về Web, k ... là kỹ năng quản lý thông tin, kỹ năng đào tạo và hướng dẫn người dùng tin, kỹ năng đánh giá và giao tiếp vẫn tiếp tục giúp đỡ người làm công tác thư viện phục vụ người dùng tin một cách hiệu quả. Tuy vậy, để hoạt động có hiệu quả trong môi trường mới, cùng với những kỹ năng nghề nghiệp theo thư viện truyền thống, người làm công tác thư viện làm việc trong thư viện số cần trang bị thêm kiến thức về các công nghệ liên quan đến thư viện số, các kỹ năng phân phối các dạng thức mới của nguồn và dịch vụ thông tin, tạo lập Website, xây dựng và duy trì mạng máy tính, thiết kế giao diện tìm 688 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM kiếm thông tin, trình độ sư phạm để đào tạo người dùng tin. Hơn nữa, ngoài các kỹ năng mang tính kỹ thuật, người làm công tác thư viện còn cần khả năng thích nghi, làm việc hiệu quả với môi trường năng động và luôn tiềm ẩn sự thay đổi như môi trường Internet. Những thay đổi nhanh chóng trong môi trường của thư viện số tạo ra khó khăn cho người làm công tác thư viện – người trực tiếp thực hiện công việc trong thư viện số. Do đó, để người làm công tác thư viện có thể đảm bảo hoàn thành tốt vai trò của mình, đối với đội ngũ cán bộ được đào tạo từ ngành khác cần được đào tạo, bồi dưỡng thêm những kiến thức căn bản về lĩnh vực thông tin thư viện. Đối với cán bộ đã được đào tạo chuyên ngành thông tin thư viện nhưng theo các chương trình cũ, khác với chương trình đào tạo hiện tại của các cơ sở đào tạo, cần được đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật thêm các kiến thức mới về lĩnh vực chuyên môn trong thư viện hiện đại thông qua các hình thức đào tạo, bồi dưỡng khác nhau. 2. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC THƯ VIỆN Những yêu cầu và kỹ năng đặt ra cho người làm công tác thư viện làm việc trong thư viện số đã đặt các cơ sở đào tạo ngành thông tin thư viện phải nhanh chóng đổi mới chương trình đào tạo để cung cấp nhân lực đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn ngành nghề. Hiện nay, ở Việt Nam có nhiều trường tham gia đào tạo nguồn nhân lực thông tin thư viện từ trình độ cao đẳng trở lên, trong đó có 9 cơ sở đào tạo người làm công tác thư viện trình độ đại học, 3 cơ sở đào tạo ở trình độ thạc sĩ và 2 cơ sở đào tạo tiến sĩ thông tin thư viện. Các đơn vị đào tạo đã cập nhật một số môn học mới nhằm cung cấp kiến thức về số hóa tài liệu và quan tâm tới các kỹ năng cần thiết của một người làm công tác thư viện làm việc trong thư viện số. Tuy nhiên, các chương trình chưa được hoàn thiện; các kiến thức đưa vào chương trình chưa được tổ chức theo một trình tự logic, chặt chẽ mang tính tổng thể. Do đó, người học chưa được học một cách hệ thống, học chưa bài bản. Nhiều cơ sở đào tạo còn thiếu giáo trình, học liệu và giảng viên giảng dạy các môn học về số hóa tài liệu và các kiến thức 689 VAI TRÒ, KỸ NĂNG CỦA NHÂN LỰC TRONG MÔI TRƯỜNG THƯ VIỆN SỐ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO liên quan. Để khắc phục tình trạng thiếu giảng viên, các trường đã mời giảng viên thỉnh giảng, thậm chí là mời chuyên gia nước ngoài đến giảng dạy. Tuy vậy, thời lượng dành cho các môn học này ít, trong khi kiến thức của môn học lại là kiến thức mới và nhiều kiến thức, cộng với phần lớn chỉ dừng lại ở lý thuyết, sinh viên chưa có hoặc ít có điều kiện thực hành nên chất lượng đào tạo chưa cao. Dựa vào cách phân loại năng lực của SLA (Special Library Association – Hiệp hội Thư viện đặc biệt), thuộc Đại học Washington, Hoa Kỳ, năng lực của sinh viên nói chung và sinh viên ngành thông tin thư viện nói riêng được đánh giá theo 3 nhóm: Nhóm A: Nhóm năng lực chuyên môn. Nhóm B: Nhóm năng lực cá nhân. Nhóm C: Nhóm năng lực cốt lõi [6]. Qua đó, có thể thấy, một người làm công tác thư viện trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là trong môi trường thư viện số, phải đảm bảo cả ba nhóm năng lực này, trong đó, dễ dàng nhận thấy: các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực thông tin thư viện hiện nay chú trọng trang bị năng lực chuyên môn cho người học (như năng lực quản lý tổ chức thư viện, quản lý các nguồn tài nguyên thông tin, quản lý các dịch vụ thông tin, áp dụng các công cụ và công nghệ thông tin). Nhóm năng lực này đảm bảo nghề thư viện có những nguyên tắc, có những kỹ thuật và phương pháp khác với các ngành nghề khác, người làm công tác thư viện được đánh giá như một nhà khoa học chứ không đơn thuần chỉ là người “xếp sách lên giá đơn giản”. Nhóm năng lực cá nhân và năng lực cốt lõi ít được quan tâm trong các chương trình đào tạo cũ của các cơ sở đào tạo, nhưng trước yêu cầu của thực tiễn và của các cơ sở sử dụng nhân lực, cơ sở đào tạo muốn đảm bảo chuẩn đầu ra đáp ứng được yêu cầu của công tác thì không thể không quan tâm, trang bị cho sinh viên các kỹ năng này. Nhóm năng lực cá nhân (các kỹ năng mềm như kỹ năng viết lý lịch xin việc, phỏng vấn, làm việc nhóm, thuyết trình, sử dụng các thiết bị văn phòng và ngoại ngữ) đảm bảo một người làm công tác thư viện thông tin có đủ tự tin vào bản thân để tham gia ứng cử vào 690 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM các công việc đúng với chuyên môn được đào tạo. Và nhóm năng lực cốt lõi (tính cộng tác trong công việc, đạo đức nghề nghiệp và lòng yêu nghề) đảm bảo cho hai nhóm năng lực trên được phát huy có hiệu quả, tạo nên các giá trị nghề nghiệp và đảm bảo “sức sống” lâu dài của nghề thông tin thư viện. Việc quan tâm rèn luyện và phát triển ba nhóm kỹ năng trên bắt đầu được các cơ sở đào tạo quan tâm thông qua việc đổi mới chương trình đào tạo và đổi mới phương pháp giảng dạy, nhằm đào tạo ra những người làm công tác thư viện tự tin, năng động, sáng tạo, có kiến thức chuyên môn, có khả năng đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn xã hội và tạo ra các giá trị nghề nghiệp. Khoa Thông tin Thư viện, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được thành lập năm 1961, là một cơ sở đào tạo nguồn nhân lực thông tin thư viện có truyền thống và uy tín. Gần 60 năm đào tạo, tính đến nay, Khoa đã đào tạo được gần 50 khóa đại học chính quy với hơn 4000 sinh viên tốt nghiệp. Hệ đại học vừa học vừa làm cũng được triển khai đào tạo rộng khắp trong cả nước và đã đào tạo được gần 4000 sinh viên. Trong những năm gần đây, để đa dạng hóa các loại hình và cấp bậc đào tạo, Khoa đã mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thông tin thư viện theo các chuyên đề khác nhau. Khoa được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch giao nhiệm vụ tổ chức các lớp bồi dưỡng chức danh thư viện viên theo quy định hiện hành. Những sinh viên tốt nghiệp từ Khoa đã được xã hội đón nhận, trở thành người làm công tác thư viện, đang công tác ở mọi loại hình thư viện và cơ quan thông tin trong cả nước. Họ đã và đang vận dụng những kiến thức được đào tạo vào thực tiễn công việc, đóng góp vào việc phục vụ và thỏa mãn nhu cầu của người đọc – người dùng tin, góp phần thúc đẩy nhanh công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Họ đã cống hiến công sức và trí tuệ góp phần vào mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho xã hội trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và bảo tồn, phát triển văn hóa Việt Nam. Khoa Thông tin Thư viện, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội luôn nhận thấy rõ vai trò then chốt, có tính chất quyết định của chương trình đào tạo tới chất lượng đầu ra của đội ngũ người làm công tác thư 691 VAI TRÒ, KỸ NĂNG CỦA NHÂN LỰC TRONG MÔI TRƯỜNG THƯ VIỆN SỐ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO viện được đào tạo tại Khoa nên đã nhiều lần thực hiện đổi mới chương trình đào tạo. Tính từ năm 2002 đến nay, Khoa đã tiến hành điều chỉnh chương trình đào tạo 04 lần theo hướng giảm tải thời lượng các môn học cũ không còn đáp ứng nhu cầu thực tiễn của Việt Nam, kế thừa truyền thống và tiếp thu kinh nghiệm từ các chương trình đào tạo khoa học thông tin thư viện của các nước tiên tiến trên thế giới. Chương trình mới nhất – năm 2019 – đảm bảo cập nhật những kiến thức mới, cơ bản hiện đại, tăng tính thực tiễn của nội dung các môn học chuyên ngành, chú trọng rèn luyện kỹ năng. Có thể kể đến các môn học mới nhằm cung cấp kỹ năng và kiến thức sâu hơn cho sinh viên để tiếp cận với thư viện số như: An toàn thông tin, Tổ chức thông tin, Quản trị nguồn lực thông tin số,... Mục tiêu của đợt đổi mới chương trình lần này nhằm xây dựng chương trình đào tạo ngành Khoa học Thư viện mang tính khoa học, hiện đại, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và tương thích với trình độ phát triển của khu vực. Để xây dựng được các chương trình đào tạo với chất lượng tốt nhất, Hội đồng xây dựng chương trình của Khoa đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, nhiều buổi tọa đàm khoa học với sự tham gia đóng góp ý kiến của nhiều nhà khoa học thuộc lĩnh vực thông tin thư viện trong nước và quốc tế, các giám đốc, các cán bộ quản lý của những thư viện, trung tâm thông tin lớn trong nước – nơi đang sử dụng trực tiếp nguồn nhân lực do Khoa đào tạo. Hội đồng xây dựng chương trình cũng đã tham khảo chương trình đào tạo ngành Thông tin Thư viện của một số trường thuộc các quốc gia trên thế giới và trong khu vực như Anh, Mỹ, Úc, New Zealand, Thái Lan, Singapore Chương trình mới đảm bảo tính cập nhật những kiến thức mới, cơ bản, hiện đại; phù hợp với điều kiện thực tiễn ngành nghề tại Việt Nam. Nhiều môn học đã chú trọng rèn luyện kỹ năng và phát triển tư duy sáng tạo cho người học. Hội đồng khoa học đã mời các chuyên gia đầu ngành của từng lĩnh vực cộng tác xây dựng đề cương và biên soạn bài giảng. Đặc biệt, trong năm học 2019 - 2020, được sự phê duyệt của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Khoa Thông tin Thư viện, đã tích cực triển khai dự án về đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy ngành thông tin thư viện bậc đại học. Với các nội dung được phê duyệt trong dự án, nhiều bài giảng của nhiều môn học mới đã được 692 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM giảng viên của Khoa xây dựng. Các môn học có sự tư vấn của chuyên gia trong và ngoài nước đã được các giảng viên phụ trách của Khoa thay đổi, điều chỉnh và đã bắt đầu tiến hành lên lớp. Với chương trình đào tạo mới này, chuẩn đầu ra phải đảm bảo 5 mục: Kiến thức, Kỹ năng, Thái độ, Vị trí - khả năng công tác sau khi tốt nghiệp và Khả năng học tập nâng cao trình độ sau tốt nghiệp. Với chương trình đào tạo được đổi mới, nguồn nhân lực thông tin thư viện được đào tạo tại Khoa Thông tin Thư viện, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội ngoài sự hiểu biết chuyên môn, họ còn được trang bị kiến thức nhiều lĩnh vực khoa học khác, có trình độ công nghệ thông tin và ngoại ngữ, kèm theo đó là sự năng động, cần mẫn và nhiệt tình. Tính đúng đắn trong chương trình đào tạo của Khoa đã được chính các đơn vị đang sử dụng trực tiếp nguồn nhân lực được Khoa đào tạo khẳng định. Song song với việc xây dựng một chương trình đào tạo phù hợp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, từ năm 2013, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã tiến hành xây dựng thư viện số. Năm 2014, thư viện số được đưa vào sử dụng. Bên cạnh việc cung cấp hệ thống học liệu phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của Nhà trường, thư viện số đồng thời là công cụ để sinh viên Khoa Thông tin Thư viện thực hành nghề nghiệp. Khi xây dựng thư viện số, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội giao cho Khoa Thông tin Thư viện là đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện. Trong quá trình triển khai xây dựng thư viện số, Khoa đã phối hợp với nhiều đơn vị khác nhau trong trường cùng thực hiện, trong đó, phần lớn các khâu công việc được giảng viên và sinh viên trong Khoa thực hiện. Đây là một điều đặc biệt trong thực tiễn xây dựng thư viện số tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Việc lựa chọn sinh viên cùng tham gia xây dựng thư viện số một mặt cho phép Khoa rút ngắn tiến độ triển khai công việc (vì có nguồn nhân lực dồi dào); mặt khác tạo điều kiện để sinh viên trong Khoa có điều kiện thực hành nghề nghiệp - thực hành các môn học có nội dung liên quan đến thư viện số. Qua đó, sinh viên hiểu rõ hơn về công việc của một người làm công tác thư viện làm việc trong môi trường thư viện số, từ đó, giúp các em tự tin hơn về kỹ năng nghề nghiệp khi tốt nghiệp ra trường. 693 VAI TRÒ, KỸ NĂNG CỦA NHÂN LỰC TRONG MÔI TRƯỜNG THƯ VIỆN SỐ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO KẾT LUẬN Người làm công tác thư viện là một trong những yếu tố cấu thành thư viện và được đánh giá là yếu tố then chốt quyết định chất lượng của thư viện. Một cơ quan thông tin thư viện có nguồn lực thông tin phong phú và đầy đủ đến đâu; một nguồn lực tài chính dồi dào đến bao nhiêu; một cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại đến bao nhiêu cũng sẽ không thể thành công nếu nguồn nhân lực không được đảm bảo, không đáp ứng được yêu cầu. Trong môi trường thư viện số, yêu cầu và kỹ năng đối với người làm công tác thư viện ngày càng đòi hỏi cao hơn. Điều đó đặt các cơ sở đào tạo nhân lực thư viện phải luôn đổi mới chương trình cũng như cách thức đào tạo để cung cấp cho xã hội một nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn ngành nghề và xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Loan Thùy (2009), Đặc điểm lao động thông tin – thư viện và tiêu chí đánh giá hiện nay, Thông tin và Tư liệu, Số 4, Tr. 8-13. 2. Bùi Loan Thùy (2009), Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực bậc đại học và cao học thư viện thông tin trong không gian phát triển mới, Thư viện Việt Nam, Số 1, Tr.3-12. 3. Đặng Thị Nguyệt Ánh (2017), Định hướng xây dựng thư viện số tại Học viện Kỹ thuật Quân sự - Thực trạng và giải pháp, Xây dựng và phát triển thư viện số Việt Nam quá khứ - hiện tại – tương lai, Đại học Quốc gia Hà Nội, Tr. 23 – 36. 4. Hoàng Thị Thu Hương (2011), Những năng lực cần thiết của một thủ thư nhìn từ góc độ nhà tuyển dụng, Kỷ yếu Hội thảo 50 năm đào tạo nguồn nhân lực thư viện – thông tin, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Tr.169 – 175. 5. Nguyễn Minh Hiệp (2003), Chiến lược đào tạo ngành thư viện – thông tin ở Việt Nam, Bản tin Liên hiệp Thư viện, Tr. 2-5. 6. Nguyễn Thu Thảo (2011), Năng lực cần thiết cho nghề thông tin trong thế kỷ 21 theo quan điểm của SLA, Thông tin và Phát triển, Số 7, Tr. 8-13. 7. Nguyễn Văn Thiên (2017), Những vấn đề cần quan tâm khi xây dựng thư viện số và những kinh nghiệm từ thực tiễn xây dựng thư viện số tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Xây dựng và phát triển thư viện số Việt Nam quá khứ - hiện tại – tương lai, Đại học Quốc gia Hà Nội, Tr. 494 – 553. 694 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM 8. Trần Thị Quý (2011), Đào tạo nguồn nhân lực ngành thông tin – thư viện ở Việt Nam 50 năm nhìn lại, Thư viện Việt Nam, Số 1, Tr. 11-15. 9. Vũ Thị Ngọc Liên (2011), "Tổng quan tình hình phát triển thư viện số các trường đại học Australia và Việt Nam", Tạp chí Thư viện Việt Nam, Số 1 (27), Tr. 24 – 28. 10. Vũ Dương Thúy Ngà (2005), Suy nghĩ về phẩm chất và năng lực của người cán bộ thư viện – thông tin trong điều kiện hiện nay, Thư viện Việt Nam, Số 1, Tr. 11-13.
File đính kèm:
- vai_tro_ky_nang_cua_nhan_luc_trong_moi_truong_thu_vien_so_va.pdf