Ứng dụng quản trị tri thức số vào các cơ quan và tổ chức thông tin tại Việt Nam: Một số khó khăn, thách thức và cơ hội

Cuộc cách mạng khoa học công nghiệp 4.0 đã thay đổi

cách thức mà từng cá nhân, cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp

đang hoạt động. Điều này hướng tới một sự biến chuyển hoạt

động trong xã hội, không còn hoạt động theo chuỗi các giá trị

mà hoạt động theo một tổ chức hệ sinh thái được tạo ra để kiểm

soát toàn bộ hoạt động đó nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh cho

các cá nhân, tổ chức đó. Việc nghiên cứu các thách thức, khó

khăn và cơ hội của việc ứng dụng quản trị tri thức số hướng tới

hình thành một hệ sinh thái tri thức số là điều cần thiết, khuyến

khích người đọc có được cái nhìn tổng quan của vấn đề để hiểu

rõ và lập kế hoạch hoạt động cho cơ quan, tổ chức của mình,

thiết kế một hệ sinh thái số, nơi các giá trị được tạo ra nhanh hơn,

rút ngắn quá trình nghiên cứu và sản xuất sản phẩm, kích thích

nhiều lợi ích về mặt kinh doanh, hướng tới môi trường sinh thái

số an toàn cho các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức và thúc đẩy

khả năng học tập suốt đời đối với các cá nhân riêng lẻ.

Ứng dụng quản trị tri thức số vào các cơ quan và tổ chức thông tin tại Việt Nam: Một số khó khăn,  thách thức và cơ hội trang 1

Trang 1

Ứng dụng quản trị tri thức số vào các cơ quan và tổ chức thông tin tại Việt Nam: Một số khó khăn,  thách thức và cơ hội trang 2

Trang 2

Ứng dụng quản trị tri thức số vào các cơ quan và tổ chức thông tin tại Việt Nam: Một số khó khăn,  thách thức và cơ hội trang 3

Trang 3

Ứng dụng quản trị tri thức số vào các cơ quan và tổ chức thông tin tại Việt Nam: Một số khó khăn,  thách thức và cơ hội trang 4

Trang 4

Ứng dụng quản trị tri thức số vào các cơ quan và tổ chức thông tin tại Việt Nam: Một số khó khăn,  thách thức và cơ hội trang 5

Trang 5

Ứng dụng quản trị tri thức số vào các cơ quan và tổ chức thông tin tại Việt Nam: Một số khó khăn,  thách thức và cơ hội trang 6

Trang 6

Ứng dụng quản trị tri thức số vào các cơ quan và tổ chức thông tin tại Việt Nam: Một số khó khăn,  thách thức và cơ hội trang 7

Trang 7

Ứng dụng quản trị tri thức số vào các cơ quan và tổ chức thông tin tại Việt Nam: Một số khó khăn,  thách thức và cơ hội trang 8

Trang 8

Ứng dụng quản trị tri thức số vào các cơ quan và tổ chức thông tin tại Việt Nam: Một số khó khăn,  thách thức và cơ hội trang 9

Trang 9

Ứng dụng quản trị tri thức số vào các cơ quan và tổ chức thông tin tại Việt Nam: Một số khó khăn,  thách thức và cơ hội trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang baonam 9760
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Ứng dụng quản trị tri thức số vào các cơ quan và tổ chức thông tin tại Việt Nam: Một số khó khăn, thách thức và cơ hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng quản trị tri thức số vào các cơ quan và tổ chức thông tin tại Việt Nam: Một số khó khăn, thách thức và cơ hội

Ứng dụng quản trị tri thức số vào các cơ quan và tổ chức thông tin tại Việt Nam: Một số khó khăn,  thách thức và cơ hội
ỨNG DỤNG QUẢN TRỊ TRI THỨC SỐ VÀO CÁC CƠ QUAN 
VÀ TỔ CHỨC THÔNG TIN TẠI VIỆT NAM: MỘT SỐ KHÓ KHĂN,...
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI
Nguyễn Thị Kim Lân1*
Tóm tắt: Cuộc cách mạng khoa học công nghiệp 4.0 đã thay đổi 
cách thức mà từng cá nhân, cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp 
đang hoạt động. Điều này hướng tới một sự biến chuyển hoạt 
động trong xã hội, không còn hoạt động theo chuỗi các giá trị 
mà hoạt động theo một tổ chức hệ sinh thái được tạo ra để kiểm 
soát toàn bộ hoạt động đó nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh cho 
các cá nhân, tổ chức đó. Việc nghiên cứu các thách thức, khó 
khăn và cơ hội của việc ứng dụng quản trị tri thức số hướng tới 
hình thành một hệ sinh thái tri thức số là điều cần thiết, khuyến 
khích người đọc có được cái nhìn tổng quan của vấn đề để hiểu 
rõ và lập kế hoạch hoạt động cho cơ quan, tổ chức của mình, 
thiết kế một hệ sinh thái số, nơi các giá trị được tạo ra nhanh hơn, 
rút ngắn quá trình nghiên cứu và sản xuất sản phẩm, kích thích 
nhiều lợi ích về mặt kinh doanh, hướng tới môi trường sinh thái 
số an toàn cho các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức và thúc đẩy 
khả năng học tập suốt đời đối với các cá nhân riêng lẻ. 
BỐI CẢNH XÃ HỘI 
Sự thay đổi mô hình hoạt động và tổ chức của các cơ quan, doanh 
nghiệp hướng tới việc thiết kế và tổ chức một mô hình quản trị tri thức 
số, dẫn tới việc tăng tiếp cận nội dung và phổ biến tri thức tới khách 
* Thạc sĩ, Khoa Thông tin Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, 
Đại học Quốc gia Hà Nội.
284
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
hàng, tương lai dẫn tới việc giảm tải chi phí và cải thiện sự hài lòng của 
người dùng tin, nâng cao sự khác biệt trong hoạt động phục vụ người 
dùng tin và hướng tới một mục đích lâu dài về tính bền vững của các 
dịch vụ cung cấp thông tin và tri thức, giảm thiểu rủi ro và gián đoạn 
kỹ thuật đang trở thành một trong các xu hướng tất yếu phát triển của 
hoạt động quản lý ở các khối doanh nghiệp và cơ quan thông tin thư 
viện trên toàn thế giới. Các lãnh đạo của các cơ quan, tổ chức doanh 
nghiệp này đã nhận ra rằng quản trị tri thức là một trong những động 
lực quan trọng cho quá trình biến dữ liệu thành tri thức và quản lý 
chúng trong môi trường số hóa. Dữ liệu số hóa này cần phải được sử 
dụng một cách hợp lý để tạo ra các giá trị cốt lõi và có thể được coi 
là các tài sản tri thức quan trọng của mỗi công ty. Vì thế các cơ quan, 
tổ chức cần phải xem xét về các yếu tố như năng lực nội sinh, quyền 
sở hữu trí tuệ đối với tài liệu tri thức số, sự hiểu biết thông sâu về thị 
trường, ngành nghề và sự mong đợi của khách hàng. 
Quản trị tri thức là một hoạt động có thể nói mang đầy tính nghệ 
thuật, nghệ thuật của sự chuyển đổi thông tin và biến tài sản trí tuệ 
thành giá trị lâu dài cho khách hàng và chính nhân viên của tổ chức. 
Các mục tiêu cốt lõi của quản trị tri thức là cung cấp thông tin một cách 
phù hợp theo ba tiêu chí: đúng người, đúng thời điểm và đúng mục 
đích để giúp người dùng tin sử dụng thông tin một cách có hiệu quả, 
chia sẻ kinh nghiệm, cải thiện và tăng năng suất lao động, đồng thời 
giảm bớt các quy trình và thời gian tạo ra sản phẩm cuối cùng. 
Với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông, các cơ 
quan, doanh nghiệp nói chung đã phát triển các nền tảng công nghệ 
nơi mà các công cụ và phần mềm, ứng dụng điện tử như các apps được 
phát triển tận dụng các chiến lược của quản trị tri thức số, đáp ứng các 
yêu cầu của người dùng tin, thay đổi nhanh, thích ứng với các thách 
thức mới. Để làm được việc này, các cơ quan tổ chức thông tin cần phải 
đưa ra các chiến lược ngắn hạn và dài hạn để xác định được những tài 
sản là thông tin và tri thức được chuyển sang môi trường số, cũng để 
xác định những lỗ hổng, điểm yếu và điểm mạnh trong nguồn lực nội 
sinh của cơ quan để tạo ra một hệ thống quản trị tri thức số hướng tới 
285
ỨNG DỤNG QUẢN TRỊ TRI THỨC SỐ VÀO CÁC CƠ QUAN VÀ TỔ CHỨC THÔNG TIN TẠI VIỆT NAM: MỘT SỐ KHÓ KHĂN,... 
phục vụ người dùng tin tốt hơn và nhanh hơn. Chính những sự thay 
đổi về thông tin, về cách thức quản lý, truy cập, tìm kiếm đã và đang làm 
thay đổi xã hội chúng ta đang sống, việc quản trị thông tin tri thức số đã 
tạo ra những cơ hội mới, nhưng cũng làm mất đi hoặc gián đoạn một số 
các công việc cũ. Việc con người can thiệp vào quá trình tạo dựng, thiết 
kế hệ thống sẽ là một nhu cầu bức thiết hơn bao giờ hết, trong đó, có 
nhu cầu về tạo ra các giá trị của các mô hình quản trị tri thức số nhưng 
lại đứng ở vị trí của khách hàng, của người dùng tin để trải nghiệm sản 
phẩm, của các nhà phân tích hành vi khách hàng, những người sáng tạo 
và phổ biến tri thức ngày càng phát triển. Vậy việc tận dụng công nghệ 
thông tin và truyền thông, trí tuệ nhân tạo, hệ thống máy hỗ trợ quá 
trình học tập và nghiên cứu để xây dựng nên các chuỗi giá trị xét về khía 
cạnh nâng cao nhận thức trong các ngành nghề, đó là mục đích chính 
của việc quản trị tri thức số, của các t ... g tin, xử lý thông tin và chế biến 
thông tin, biến thông tin thành tri thức và số hóa tri thức đó với mục 
đích tiếp cận được nhiều độc giả hơn, không phân biệt vị trí địa lý, thời 
gian, nơi chốn và tuổi tác, một trong những khó khăn, thách thức mà 
các nhà quản trị thông tin, quản trị tri thức gặp phải đó là quá trình 
chuyển đổi số thông qua dữ liệu và tri thức. Nói một cách cụ thể, cuộc 
cách mạng khoa học công nghệ 4.0 đã đem lại cho con người vô vàn 
những lợi ích xét về mặt công nghệ nhưng đồng thời cũng đem lại 
khá nhiều thách thức. Đó là việc sử dụng các thiết bị, công cụ, và công 
nghệ số hóa với mục đích chuyển tải các hoạt động học và dạy, các hoạt 
1 https://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/---asia/---ro-bangkok/---ilo-hanoi/
documents/publication/wcms_630855.pdf 
289
ỨNG DỤNG QUẢN TRỊ TRI THỨC SỐ VÀO CÁC CƠ QUAN VÀ TỔ CHỨC THÔNG TIN TẠI VIỆT NAM: MỘT SỐ KHÓ KHĂN,... 
động kinh doanh sang một hình thức khác. Những năm trước đây, 
hệ thống học và dạy đã xuất hiện những hệ thống điện tử như LMS: 
Learning Management System (hệ thống quản lý việc học tập), hay 
CMS: Content management system (hệ thống quản trị nội dung), trong 
doanh nghiệp thì có các ứng dụng như là ERP: Enterprise resource 
management (hoạch định nguồn tài nguyên doanh nghiệp), hay còn 
có hệ thống quản trị các mối quan hệ khách hàng (CRM: content 
relationship management) và một số các hệ thống khác trong đó, đóng 
vai trò trong việc số hóa các nguồn tài liệu nội sinh và ngoại sinh của 
cơ quan tổ chức, đồng thời giúp luồng thông tin trong một cơ quan tổ 
chức được sắp xếp tốt hơn. Điều đó đồng nghĩa với việc phải đầu tư cơ 
sở vật chất và hạ tầng, trong đó không kể tới phần cứng, nguồn nhân 
lực và còn phải nói tới hệ thống phần mềm, nơi mà dữ liệu, thông tin 
tri thức được lưu trữ ở nhiều định dạng, nhiều nơi, thậm chí còn phải 
mua dung lượng ở điện toán đám mây. Để hoàn thiện hệ thống quản 
trị tri thức số, nguồn lực cần phải đầu tư và xây dựng không hề nhỏ. 
Với mục đích cuối cùng là cung cấp thông tin, tri thức có giá trị tới 
người dùng cuối cùng, để đưa toàn bộ chuỗi thông tin tri thức có giá 
trị đó vào một hệ thống hoạt động được, trong hệ thống đó, tri thức 
được chia sẻ, trao đổi, ví dụ người dùng tin truy cập tới hệ thống cung 
cấp thông tin và tri thức của một cơ quan tổ chức, họ có thể biết được 
thông tin mình cần từ đâu mà có, nhà cung cấp thông tin là ai, thông 
tin có bản quyền hay không, tri thức đó có được hợp lý hóa để sử dụng 
và mang lại hiệu quả trong quá trình sử dụng hay không. Để biến dữ 
liệu chưa chế biến, dữ liệu thô thành thông tin, thông tin thành tri 
thức, quá trình đó đòi hỏi việc tăng cường đầu tư và công nghệ, cơ sở 
dữ liệu và hạ tầng, chi phí nhân công, công cụ và thiết bị số để tạo ra 
một hệ sinh thái môi trường số, nơi mà tri thức được tạo ra, vận dụng, 
biến đổi và tạo ra các giá trị mới trong một vòng tròn có tính liên đới 
chặt chẽ với nhau. 
Ngoài những khó khăn cơ bản được nói tới ở trên, thì để tạo ra 
một hệ quản trị tri thức số, một môi trường sinh thái số nơi mà người 
dùng cuối có thể được hưởng lợi ích từ việc tiếp nhận, vận dụng tri 
290
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
thức, thì việc tạo ra những công nghệ tiên tiến nhưng lại đòi hỏi thân 
thiện với người dùng tin, và đặc biệt là người dùng tin cuối cùng với 
sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, các thiết bị thông tin số và thậm chí 
cả thiết bị điện thoại thông minh thì yêu cầu người dùng tin cũng phải 
nắm được và hiểu biết về công nghệ, hay ít nhất là sử dụng các công cụ 
kỹ thuật số để khám phá, và trải nghiệm bản thân về hệ thống, thông 
qua đó đưa ra các phản hồi để các cơ quan và tổ chức hoàn thiện hơn 
về hệ thống này. Việc này đối với các cơ quan tổ chức thông tin cũng 
được coi là một việc khó khăn trong việc đào tạo người dùng tin, đồng 
thời tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông tin để mang lại những giá 
trị tiềm năng có khả năng thay đổi nhận thức của con người, tạo ra các 
mô hình về kinh doanh và sản phẩm và dịch vụ hướng tới các giá trị 
về mặt kinh tế, tối ưu hóa sử dụng nguồn tài nguyên tri thức và tối ưu 
hóa giá trị của các bên liên quan bao gồm cả nhà tạo ra tri thức và người 
lĩnh hội tri thức. 
CƠ HỘI TRONG VIỆC TẠO RA MỘT HỆ THỐNG QUẢN TRỊ TRI THỨC SỐ VÀ MỘT HỆ SINH 
THÁI SỐ
Theo thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam1 “tính đến cuối 
tháng 3/2020, tổng số thuê bao điện thoại ước tính đạt 129,2 triệu thuê 
bao, giảm 6% so với cùng thời điểm năm trước, trong đó số thuê bao di 
động là 125,5 triệu thuê bao, giảm 5,9%; thuê bao truy nhập Internet 
băng thông rộng cố định ước tính đạt 15,2 triệu thuê bao, tăng 13%.” 
Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển và sử dụng 
mạng Internet vượt ngưỡng bình quân của châu Á, với dân số đạt 
ngưỡng 96.9 triệu người, và theo báo cáo thống kê, hiện đang có 68,17 
triệu người đang sử dụng dịch vụ Internet tại Việt Nam vào tháng 1 
năm 2020. Việc sử dụng rộng rãi các thiết bị di động và mức độ tiếp cận 
Internet rộng rãi đã làm thay đổi cách con người tiếp cận với thế giới, 
thay đổi cách con người suy nghĩ và làm việc. Sự xuất hiện của nhiều 
hoạt động trên nền tảng số, ví dụ, thương mại điện tử, hay học và 
làm từ xa hoặc một phần từ xa đã góp phần đáng kể vào việc mở rộng 
1 https://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=382&ItemID=19557.
291
ỨNG DỤNG QUẢN TRỊ TRI THỨC SỐ VÀO CÁC CƠ QUAN VÀ TỔ CHỨC THÔNG TIN TẠI VIỆT NAM: MỘT SỐ KHÓ KHĂN,... 
phạm vi con người có thể kết nối với nhau. Phương pháp học tập và 
tra cứu tin trực tuyến cũng được sử dụng nhiều hơn để thúc đẩy khả 
năng học và tự học dẫn tới hoạt động học tập suốt đời của con người. 
Các nền tảng của việc học và truy cập trực tuyến giúp cho người học có 
khả năng tự học và chia sẻ tri thức về nhiều chủ đề khác nhau nhưng 
với chi phí thấp nhất.
Các cơ quan tổ chức và doanh nghiệp có thể tận dụng thời cơ của 
cuộc cách mạng khoa học và công nghệ 4.0 để cải tiến doanh nghiệp, cơ 
quan của chính mình với mục đích thiết kế một hệ quản trị tri thức, một 
hệ sinh thái số trong đó tận dụng sức mạnh của tri thức, con người, khoa 
học và công nghệ để làm tăng năng suất, thay đổi trạng thái suy nghĩ 
của các cá nhân trong tổ chức để hình thành giá trị mới. Trong hệ thống 
mới đó, nguồn nhân lực là con người được tạo điều kiện để có thể truy 
cập tới thông tin và ý tưởng, các tri thức hiện từ đó rút ra các giá trị về 
mặt kinh tế, thay đổi trong hoạt động để thu hút và tạo ra nhiều các mối 
quan hệ với khách hàng mới. Để làm được những điều này, các nhà lãnh 
đạo phải luôn trong tâm thế đón nhận cái mới để đem lại các trải nghiệm 
số, trong đó, con người và các nguồn lực và vật lực khác đều nằm trong 
một vòng khép kín, liền mạch với khách hàng của mình bằng cách tích 
hợp các quy trình và dịch vụ, các kênh tương tác của khách hàng với cá 
quy trình cung cấp dịch vụ của chính cơ quan đó.(Mike et al., 2017). 
 Theo tác giả Schwab (2017) trong cuốn sách ông xuất bản về The 
fourth industrial revolution dịch là Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 
ông có đề cập tới các yếu tố mà các cơ quan doanh nghiệp có thể tận 
dụng, trong đó có nói tới:
•	 Các công nghệ cấy ghép dưới dạng các thiết bị điện tử di động 
ngày càng trở nên phổ biến trong hoạt động kết nối cơ thể của con 
người và thiết bị. Giờ đây, con người không cần phải lo sợ việc thiết bị 
có khả năng bị mài mòn đi vì chúng được cấy vào cơ thể, phục vụ hoạt 
động thông tin liên lạc, vị trí hành vi và khả năng chăm sóc sức khỏe.
•	 Tận dụng dữ liệu lớn big data trong các hoạt động của chính 
phủ tiết kiệm thời gian và công sức.
292
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
•	 Tích hợp Internet vào các thiết bị hàng ngày của con người như 
có thể đeo và gắn vào quần áo, gắn vào kính đọc sách có các chip kết 
nối giữa người đeo và mạng Internet.
•	 Lưu lượng truy cập Internet trong nhà sẽ được hướng tới các 
thiết bị trong nhà, cho phép các thành viên trong gia đình có thể tự 
động hóa kết nối các thiết bị trong nhà có kiểm soát, ví dụ, âm thanh 
hình ảnh, ánh sáng, bóng râm, thông gió, không khí, điều hòa, video.
•	 Chính phủ có thể áp dụng các hình thức thu thuế thông qua 
các blockchain, giúp doanh nghiệp và người dân tiết kiệm được thời 
gian, kinh phí.
•	 Áp dụng các công nghệ, ví dụ công nghệ in 3D vào các bộ phận 
cấy ghép trong cơ thể con người, ví dụ, như cấy ghép gan và tim 3D.
Vậy trong bối cảnh này, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận 
dụng các nguồn lực và sức mạnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 
để hình thành nên các doanh nghiệp kết nối trong hệ sinh thái, nơi 
tri thức được tận dụng và chia sẻ để biến thành tri thức mới. Trong 
bối cảnh xã hội Việt Nam, các cơ quan tổ chức thông tin và các doanh 
nghiệp có thể tận dụng các nguồn lực để tạo thành một doanh nghiệp 
cơ quan tri thức số. Để làm được điều này, có thể tham khảo mô hình 
và tiến trình hình thành nên một doanh nghiệp, cơ quan và tổ chức số, 
nơi mà quản trị tri thức số đóng vai trò quyết định trong hầu hết các 
hoạt động, chu trình của cơ quan và doanh nghiệp đó. Theo như Mike 
(et al., 2017) có nói “Một doanh nghiệp cơ quan muốn chuyển đổi quản lý tri 
thức số thì đó là hoạt động mà nó phân biệt chính nó với các doanh nghiệp khác 
ở cách thức mà dữ liệu được tối ưu hóa để phục vụ khách hàng trong một cách 
thức mới và chưa từng có tiền lệ trước đó”. 
Để có thể tận dụng được những lợi thế về bối cảnh xã hội Việt 
Nam, những lợi ích về công nghệ thông tin và ứng dụng của cuộc cách 
mạng khoa học công nghệ 4.0. Các doanh nghiệp và cơ quan thông tin 
phải chuyển đổi hình thức hoạt động, quản lý từ các bước chuỗi hoạt 
động sang thành một hệ sinh thái, ở đó quản trị tri thức số luôn ở vị trí 
trung tâm có thể tham khảo mô hình ở dưới đây:
293
ỨNG DỤNG QUẢN TRỊ TRI THỨC SỐ VÀO CÁC CƠ QUAN VÀ TỔ CHỨC THÔNG TIN TẠI VIỆT NAM: MỘT SỐ KHÓ KHĂN,... 
Mô hình 1. Mô hình chuyển đổi quy trình quản lý sang hệ sinh thái quản 
trị tri thức số
Vậy, nhìn hình mô tả ở trên có thể thấy, việc dịch chuyển hoạt 
động quản trị tri thức và các bước trong hoạt động sản xuất từ các 
chuỗi giá trị sang một hệ sinh thái số, nơi mà các giá trị được tạo ra 
và tương tác tới người dùng cuối, cùng chủ sở hữu nền tảng và các 
bên tham gia trong hệ sinh thái đó. Việc kết hợp cùng hoạt động và 
làm việc trong một hệ sinh thái này giúp cho các bên tham gia được 
hưởng lợi, giúp rút ngắn quá trình sản xuất sản phẩm và đưa ra quyết 
định, từ đó khuyến khích và thúc đẩy người dùng tiếp tục tham gia 
và giới thiệu nhiều người dùng khác. Điều này hướng tới những giá 
trị sâu xa hơn trong một hệ thống quản lý cơ quan thông tin tri thức 
của một doanh nghiệp, hướng tới việc tạo ra nhiều giá trị hơn, tiết 
kiệm thời gian trong mọi hoạt động. Nhưng quan trọng nhất là mọi 
hoạt động đó đều được diễn ra trên và trong một nền tảng, được 
điều phối bởi nền tảng đó, vì vậy quá trình tiếp thu và chuyển biến 
tri thức ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn. Chính những hoạt động 
294
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
này đã và sẽ giúp người dùng và người quản trị giảm chi phí, tăng lợi 
thuận. Việc này đặc biệt quan trọng trong một xã hội thay đổi, công 
nghệ kỹ thuật số biến đổi nhanh nhưng cũng lỗi thời nhanh dẫn tới 
cần có nhiều sự đầu tư trong hệ thống. Vậy tổ chức và hoạt động một 
hệ sinh thái số cho thấy tầm quan trọng của các chuỗi hoạt động theo 
hình thức cũ ngày càng giảm nếu các cơ quan doanh nghiệp hoạt 
động đơn lẻ, thì hệ sinh thái mới sẽ ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn, 
có khả năng cạnh tranh cao hơn khi tích hợp nhiều công nghệ, kênh 
thông tin và thị trường có sẵn hơn là những cơ quan doanh nghiệp 
đơn lẻ như ở trên. Ngoài ra, một hệ sinh thái luôn luôn có khả năng 
mở rộng ngoài phạm vi lúc đầu, để có thể kết nối và tận dụng nhiều 
nguồn khác một cách dễ dàng hơn so với hệ thống đơn lẻ. Có thể lấy 
một ví dụ tiêu biểu đó là công ty Apple khi gia nhập thị trường âm 
nhạc vào năm 2002 và sự phát triển của App nghe nhạc iTunes, theo 
Hiệp hội Công nghiệp thu âm mỹ (RIAA) thống kê thì có tới 75% giao 
dịch liên quan đến các bản nhạc kỹ thuật số. Việc tích hợp các thiết 
bị ví dụ iPhone, iPad, Macbook và AppStore và các thiết bị khác đã 
tạo ra cho Apple một lợi thế cạnh tranh so với đối thủ Spotify, dẫn tới 
chiếm lĩnh thị trường âm nhạc điện tử. Đó chỉ là một trong số các ví 
dụ điển hình của việc điều hành và mở rộng hệ sinh thái tri thức số, 
biến nó trở thành một đơn vị cạnh tranh để giành lại thị phần giữa 
các hệ sinh thái khác. 
KẾT LUẬN
Tóm lại, trong bối cảnh xã hội Việt Nam, việc hiểu được các thách 
thức, cơ hội để thay đổi hoạt động của mình, tập trung vào các mô 
hình hệ sinh thái dữ liệu, tri thức số còn rất nhiều thứ cần phải nghiên 
cứu. Tuy nhiên, việc phải thay đổi để hòa nhập và phát triển với môi 
trường mới là điều cần phải làm để giúp ích tạo ra các giá trị trên thị 
trường, các giá trị của riêng cơ quan tổ chức của mình. Việc phát triển 
và chuyển mình này, đòi hỏi việc nghiên cứu nghiêm túc và sự tham 
gia của nhiều bên liên quan để có thể tận dụng được các lợi ích của 
cuộc cách mạng công nghệ số 4.0 bắt kịp với xu thế của nhân loại. 
295
ỨNG DỤNG QUẢN TRỊ TRI THỨC SỐ VÀO CÁC CƠ QUAN VÀ TỔ CHỨC THÔNG TIN TẠI VIỆT NAM: MỘT SỐ KHÓ KHĂN,... 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Burgin, M. (2009), Theory of Information: Fundamentality, Diversity and 
Unification (Illustrated Edition). World Scientific Publishing Company.
2. Collins, H. (2012), Tacit and Explicit Knowledge (Reprint Edition). Uni-
versity of Chicago Press.
3. Gurteen, D. (1998), Knowledge, Creativity and Innovation. Journal of Knowl-
edge Management, 2(1), 5–13. https://doi.org/10.1108/13673279810800744.
4. Krogh, G. von, Ichijo, K., & Nonaka, I. (2000), Enabling Knowledge Cre-
ation: How to Unlock the Mystery of Tacit Knowledge and Release the 
Power of Innovation (Reprint Edition). Oxford University Press.
5. Mike, R., Sandra, N., Joseph, C. P., Robert, P., Serge, F., Michael, V., Les-
lie, H., & Kevin, P. (2017), How the Digital-Native Enterprise Is Winning 
the Future, Now. IDC: The Premier Global Market Intelligence Company. 
https://www.idc.com/getdoc.jsp?containerId=US43195117.
6. Mirzaee, S., & Ghaffari, A. (2018), Investigating the impact of information 
systems on knowledge sharing. Journal of Knowledge Management, 
22(3), 501–520. https://doi.org/10.1108/JKM-08-2017-0371
7. Schwab, K. (2017). The Fourth Industrial Revolution. Currency.
8. Shannon, C. E. (1948), A Mathematical Theory of Communication. Bell Sys-
tem Technical Journal, 27(4), 623–656. https://doi.org/10.1002/j.1538-7305.1948.
tb00917.x.
9. Yew Wong, K., & Aspinwall, E. (2005), An empirical study of the im-
portant factors for knowledge-management adoption in the SME 
sector. Journal of Knowledge Management, 9(3), 64–82. https://doi.
org/10.1108/13673270510602773.

File đính kèm:

  • pdfung_dung_quan_tri_tri_thuc_so_vao_cac_co_quan_va_to_chuc_tho.pdf