Ứng dụng phương tiện truyền thông xã hội để tiếp thị dịch vụ thông tin – thư viện đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục đại học

Sự bùng nổ của nền tảng công nghệ trí tuệ nhân tạo (IoT),

dữ liệu lớn (Big Data), vạn vật kết nối (AI), mạng xã hội - di động -

phân tích dữ liệu lớn - điện toán đám mây (SMAC) đang hình thành

nên hạ tầng giáo dục số và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số

ở các trường Đại học tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, các thư viện

đại học đã sử dụng phương tiện truyền thông xã hội nhằm mở rộng

phạm vi tiếp cận, quản lý, lưu trữ và cung cấp thông tin, tạo điều kiện

để người dùng tin tương tác tốt hơn và tối đa hóa việc sử dụng các

sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện (TTTV). Bài viết tập trung

làm rõ một số vấn đề về: Tại sao các thư viện nên hoạt động trên

nền tảng các phương tiện truyền thông xã hội? làm thế nào các thư

viện có thể thu hút người dùng tin sử dụng dịch vụ TTTV của mình

thông qua phương tiện truyền thông xã hội? Đồng thời bài viết cũng

nhấn mạnh vào việc xây dựng chiến lược để thư viện đại học có thể

tiếp thị dịch vụ, tài nguyên và chương trình của mình thông qua

phương tiện truyền thông xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu của quá

trình chuyển đổi hoá trong giáo dục đại học hiện nay.

Ứng dụng phương tiện truyền thông xã hội để tiếp thị dịch vụ thông tin – thư viện đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục đại học trang 1

Trang 1

Ứng dụng phương tiện truyền thông xã hội để tiếp thị dịch vụ thông tin – thư viện đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục đại học trang 2

Trang 2

Ứng dụng phương tiện truyền thông xã hội để tiếp thị dịch vụ thông tin – thư viện đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục đại học trang 3

Trang 3

Ứng dụng phương tiện truyền thông xã hội để tiếp thị dịch vụ thông tin – thư viện đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục đại học trang 4

Trang 4

Ứng dụng phương tiện truyền thông xã hội để tiếp thị dịch vụ thông tin – thư viện đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục đại học trang 5

Trang 5

Ứng dụng phương tiện truyền thông xã hội để tiếp thị dịch vụ thông tin – thư viện đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục đại học trang 6

Trang 6

Ứng dụng phương tiện truyền thông xã hội để tiếp thị dịch vụ thông tin – thư viện đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục đại học trang 7

Trang 7

Ứng dụng phương tiện truyền thông xã hội để tiếp thị dịch vụ thông tin – thư viện đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục đại học trang 8

Trang 8

Ứng dụng phương tiện truyền thông xã hội để tiếp thị dịch vụ thông tin – thư viện đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục đại học trang 9

Trang 9

Ứng dụng phương tiện truyền thông xã hội để tiếp thị dịch vụ thông tin – thư viện đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục đại học trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 17 trang baonam 11360
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Ứng dụng phương tiện truyền thông xã hội để tiếp thị dịch vụ thông tin – thư viện đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục đại học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng phương tiện truyền thông xã hội để tiếp thị dịch vụ thông tin – thư viện đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục đại học

Ứng dụng phương tiện truyền thông xã hội để tiếp thị dịch vụ thông tin – thư viện đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục đại học
ỨNG DỤNG PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI...
ĐỂ TIẾP THỊ DỊCH VỤ THÔNG TIN – THƯ VIỆN 
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Thái Nguyên Hoàng Giang1* - Đào Mộng Uyển2**
Tóm tắt: Sự bùng nổ của nền tảng công nghệ trí tuệ nhân tạo (IoT), 
dữ liệu lớn (Big Data), vạn vật kết nối (AI), mạng xã hội - di động - 
phân tích dữ liệu lớn - điện toán đám mây (SMAC) đang hình thành 
nên hạ tầng giáo dục số và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số 
ở các trường Đại học tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, các thư viện 
đại học đã sử dụng phương tiện truyền thông xã hội nhằm mở rộng 
phạm vi tiếp cận, quản lý, lưu trữ và cung cấp thông tin, tạo điều kiện 
để người dùng tin tương tác tốt hơn và tối đa hóa việc sử dụng các 
sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện (TTTV). Bài viết tập trung 
làm rõ một số vấn đề về: Tại sao các thư viện nên hoạt động trên 
nền tảng các phương tiện truyền thông xã hội? làm thế nào các thư 
viện có thể thu hút người dùng tin sử dụng dịch vụ TTTV của mình 
thông qua phương tiện truyền thông xã hội? Đồng thời bài viết cũng 
nhấn mạnh vào việc xây dựng chiến lược để thư viện đại học có thể 
tiếp thị dịch vụ, tài nguyên và chương trình của mình thông qua 
phương tiện truyền thông xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu của quá 
trình chuyển đổi hoá trong giáo dục đại học hiện nay.
Từ khoá: Phương tiện truyền thông xã hội; Tiếp thị thư viện; Dịch 
vụ thông tin – thư viện; Chuyển đổi số; Giáo dục đại học 
* Thạc sĩ, Trường Đại học Khánh Hoà.
** Thạc sĩ, Trường Đại học Khánh Hoà.
548
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
I. MỞ ĐẦU 
Ngày nay, những đổi mới trong công nghệ thông tin nói chung 
và truyền thông xã hội nói riêng đang đưa thế giới đến thời đại của 
các phương tiện truyền thông đại chúng, và con người được tiếp cận 
thông tin với tốc độ nhanh nhất. Đặc biệt là trong giai đoạn chuyển 
đổi số trong giáo dục đại học, truyền thông xã hội đang nhanh chóng 
trở thành công cụ tiếp thị rất quan trọng, hiệu quả cho các cá nhân, tổ 
chức. Đối với các thư viện đại học, tiếp thị là một phương pháp tích 
cực, hữu hiệu để thu hút, hấp dẫn người dùng tìm đến và sử dụng các 
sản phẩm, dịch vụ TTTV. Và với mục đích nâng cao hiệu quả tiếp thị, 
các thư viện đại học đang từng bước nghiên cứu, lựa chọn và ứng dụng 
các phương tiện truyền thông xã hội vào các dịch vụ TTTV. 
II. NỘI DUNG
1. Chuyển đổi số giáo dục đại học và yêu cầu về sự thay đổi của các dịch vụ 
thông tin – thư viện 
1.1. Chuyển đổi số giáo dục đại học
Trong những năm gần đây, ngành Giáo dục rất quan tâm và tiên 
phong trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động 
của ngành. Chuyển đổi số trong giáo dục đóng một vai trò hết sức 
quan trọng, không chỉ đối với ngành mà còn tác động rất lớn đối với 
đất nước, cả trước mắt và lâu dài. Hiện nay, với ảnh hưởng của dịch 
Covid-19, ngành Giáo dục càng chú trọng hơn bao giờ hết việc áp dụng 
các nền tảng công nghệ nhằm giữ vững chất lượng giảng dạy và nâng 
cao năng lực cạnh tranh của đất nước. Vậy chuyển đổi số trong giáo 
dục đại học là gì?
Chuyển đổi số là quá trình con người thay đổi cách sống, cách làm 
việc và phương thức làm việc với công nghệ số; là sự tích hợp các công 
nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực nhằm thay đổi phương thức 
lãnh đạo, cách thức tổ chức và hoạt động của đơn vị. Chuyển đổi số 
trong giáo dục nói chung và bậc đại học nói riêng là một thay đổi trong 
đó có áp dụng công nghệ thông tin hiện đại vào dạy học, giáo dục và 
các hoạt động khác nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của 
549
ỨNG DỤNG PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI...
sinh viên, giảng viên, tạo một môi trường học tập nơi mà mọi thứ được 
kết nối, một trải nghiệm học tập hợp tác, tương tác và cá nhân hóa. 
Nhờ chuyển đổi số trong giáo dục, người học chỉ cần một thiết bị thông 
minh như điện thoại, máy tính bảng hay máy tính xách tay để truy cập 
nhiều nội dung khác nhau ở trường, ở nhà hay ở mọi nơi. Đối với giảng 
viên, thời đại kỹ thuật số cho phép họ mang bài giảng của mình vượt ra 
ngoài lớp học, phá vỡ ranh giới địa lý và văn hóa, có khả năng đến với 
mọi người trên toàn thế giới. Như vậy, chuyển đổi số trong giáo dục 
đại học không phải chỉ là vấn đề đổi mới và ứng dụng công nghệ, mà 
còn là vấn đề văn hóa và con người. Nhờ đó, cả giáo viên và học sinh 
đều có thể cải thiện kỹ năng của mình, với mục tiêu chung là tạo ra một 
quy trình giáo dục hấp dẫn và hiệu quả hơn. Mục tiêu của chuyển đổi 
kỹ thuật số trong giáo dục đại học là thông qua cách thức làm việc mới 
để tiếp tục cung cấp các dịch vụ tập trung vào con người (người dạy 
và người học) trước sự thay đổi của công nghệ, thay đổi nhu cầu cũng 
như hành vi của con người đối với giáo dục. 
1.2. Tác động của chuyển đổi số giáo dục đại học tới các dịch vụ thông tin – thư viện
Các dịch vụ TTTV được coi là thước đo cho hiệu quả hoạt động 
cũng như trình độ phát triển của trung tâm TTTV và các trường đại 
học. Để đáp ứng sự th ... t trang Web với chức năng tạo tài 
khoản và kết nối người dùng. Nó cũng có thể là một dạng APP và sử 
dụng trên các thiết bị như máy tính, smartphone Mạng xã hội bao 
gồm nhiều người dùng cá nhân hay tổ chức, có tài khoản riêng trên 
một nền tảng nào đó. Và cách thức họ tương tác với nhau dựa trên các 
hoạt động chia sẻ thông tin: thích (like), bình luận (comment), chia sẻ 
(share), Một số trang mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam hiện nay là 
Facebook, Instagram, Viber, Messenger, Youtube, LinkedIn, MySpace, 
557
ỨNG DỤNG PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI...
Twitter, Trong đó, sử dụng mạng xã hội Facebook đang phổ biến 
nhất. Song song với trang Web chính thức của thư viện, các trung tâm 
TTTV sử dụng Facebook nhằm thúc đẩy quảng bá các dịch vụ thông 
tin và hoạt động của thư viện. Thông qua Facebook, thư viện cung 
cấp thông tin và tư vấn cho người dùng tin, hỗ trợ người dùng tin tra 
cứu trực tuyến, hỗ trợ hoạt động tiếp thị của thư viện như nghiên cứu 
người dùng tin, quảng bá sản phẩm và dịch vụ hay quảng bá hình ảnh 
của thư viện. Đồng thời, thư viện có thể quảng bá các tài liệu số và tài 
liệu in mới được bổ sung và các dịch vụ sắp được triển khai. 
- Trang Web chia sẻ (Sharing Websites) 
Sharing Websites là những trang Web cho phép người dùng đăng 
tải, chia sẻ với người khác những thông tin mà họ muốn. Thông tin 
được chia sẻ có thể ở dạng hình ảnh, âm thanh, video, văn bản... Một 
số trang Web chia sẻ phổ biến hiện nay là Youtube, Instagram, Flickr, 
Pinterest, Slideshare... Trong đó, Flickr được xem là một trong những 
trang Web hàng đầu để chia sẻ hình ảnh và hoàn toàn miễn phí đối với 
người dùng. Thư viện có thể sử dụng Flickr để chia sẻ, đăng tải hình 
ảnh, video về các bài thuyết trình, tài liệu mới được bổ sung tại thư 
viện. Ngoài ra, thư viện cũng có thể tạo lập các nhóm thảo luận để bạn 
đọc có thể chia sẻ thông tin theo các chủ đề. 
- Blog và tiểu blog (Microblog) 
Blog và Microblog là các trang Web được tạo lập với mục đích chia 
sẻ bài viết, tăng sự tương tác giữa người viết và người dùng. Một blog 
có thể ở dạng một cuốn nhật ký, một dịch vụ tin tức, có thể là tóm tắt 
các đường dẫn tới các bài viết mới nhất về một chủ đề, có thể là một bộ 
sưu tập các đường dẫn tới các trang Web khác, có thể là các bài đánh 
giá sách, các thông báo về hoạt động của một dự án, một tạp chí, hay 
ghi lại các sự kiện. Blog là phương tiện phổ biến thông tin tốt, nó giúp 
thư viện cải thiện dịch vụ và cho phép người sử dụng truy cập nhanh 
chóng đến các nguồn tin đã được thư viện lựa chọn. Các thư viện có 
thể sử dụng blog để cung cấp các đường dẫn tới các trang Web đã được 
chọn, các bài báo hữu ích và các dịch vụ khác của mình cho bạn đọc. 
558
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
Ngoài ra, blog còn là phương tiện giao tiếp tốt, cho phép cán bộ thư 
viện chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm nghề nghiệp với nhau.
- Trang Web đánh dấu trang mạng xã hội (Social Bookmarking Sites) 
Social Bookmarking là dịch vụ đánh dấu trang cộng đồng giúp 
người dùng Internet lưu trữ, quản lý và tìm kiếm những thông tin 
trên Internet hiệu quả hơn dựa trên công cụ trình duyệt Web và từ 
khoá [4]. Tác dụng của việc bookmark trang Web thì tùy vào mục đích 
sử dụng của từng người. Đối với một người không kinh doanh thì việc 
bookmark này có tác dụng lưu trữ lại nội dung trang Web, hoặc chia sẻ 
nội dung hay lên mạng xã hội cho người khác có thể nhìn thấy. Còn đối 
với những người kinh doanh, buôn bán hàng hóa, dịch vụ, thì ngoài 
những lợi ích trên, Social Bookmarking có thể giúp tăng lượt truy cập 
cho website, đẩy thứ hạng từ khóa cho Website, tìm kiếm khách hàng, 
nâng cao thương hiệu,. Các trang đánh dấu xã hội phổ biến hiện nay 
gồm Delicious, Google Boomarks, Diigo, Reddit... Thông thường, thư 
viện sẽ đăng ký tài khoản, sau đó cung cấp các liên kết có nội dung liên 
quan đến sản phẩm, dịch vụ của thư viện trên các trang Web này nhằm 
quảng bá rộng rãi các liên kết của họ cho bạn đọc. 
- Diễn đàn trực tuyến (Forum) 
Forum là các trang Web cho phép người dùng Internet trao đổi 
hoặc thảo luận với nhau về một chủ đề cụ thể nào đó. Phương thức 
thường được dùng trong diễn đàn là người đầu tiên gửi lên một chủ 
đề trong một đề mục và sau đó những người tiếp theo sẽ viết những 
bài góp ý, thảo luận lên để trao đổi xung quanh chủ đề đó. Khi thư viện 
dùng diễn đàn trực tuyến thì các thông tin trao đổi giữa người dùng 
tin với nhau thường được đăng trên diễn đàn mà người truy cập muốn 
đăng bài phải có một tài khoản do thư viện cung cấp khi họ đăng ký. 
Các ý kiến của người dùng tin đưa ra ở đây chính là nguồn thông tin 
phản hồi rất có giá trị để các cơ quan TTTV biết được người dùng tin 
hiểu về mình như thế nào, các sản phẩm và dịch vụ mà mình cung cấp 
đáp ứng được nhu cầu của họ đến đâu để từ đó có hướng giải quyết 
cho phù hợp.
559
ỨNG DỤNG PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI...
3. Chiến lược tiếp thị dịch vụ thông tin – thư viện thông qua các phương tiện 
truyền thông xã hội 
Trong thời đại bùng nổ thông tin như ngày nay, tiếp thị dịch vụ 
TTTV qua phương tiện truyền thông xã hội ngày càng thể hiện rõ vai 
trò của nó. Để có định hướng đúng đắn trong hoạt động tiếp thị dịch 
vụ TTTV qua các phương tiện truyền thông xã hội cần phải xây dựng 
được chiến lược tiếp thị đúng đắn. Các bước chính trong chiến lược 
tiếp thị dịch vụ TTTV thông qua các phương tiện truyền thông xã 
hội sẽ gồm các nội dung sau: 1. Xác định mục tiêu của dịch vụ TTTV; 
2. Đánh giá người dùng của dịch vụ TTTV; 2. Lựa chọn kênh truyền 
thông xã hội phù hợp nhất; 4. Cung cấp nội dung tiếp thị chất lượng; 
5. Tăng cường tương tác với người dùng tin; 6. Đánh giá hiệu quả hoạt 
động tiếp thị qua phương tiện truyền thông xã hội. Cụ thể như sau:
3.1. Xác định mục tiêu của dịch vụ TTTV cần hướng tới
Thư viện cần phải xem xét cẩn thận mục tiêu mà dịch vụ TTTV cần 
đạt được sau khi tiến hành tiếp thị qua phương truyền thông xã hội 
của thư viện. Một số mục tiêu chung cho các dịch vụ TTTV sẽ bao gồm:
- Xây dựng thương hiệu thư viện
- Thu hút người dùng tin mới
- Giao tiếp với người dùng tin
- Hỗ trợ và tạo ra các thông tin có tính giá trị gia tăng
Các kênh truyền thông xã hội có các tính năng và dịch vụ độc đáo, 
do đó thiết lập các mục tiêu cụ thể sẽ giúp thư viện xác định những 
trang thông tin truyền thông giúp thư viện tiếp cận người dùng tin 
một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.
3.2. Phân tích đối tượng người dùng dịch vụ TTTV
Thư viện cần nhận diện chính xác đối tượng người dùng của mình 
và nhu cầu tin cơ bản của người dùng tin. Để xác định đối tượng người 
dùng tin cần đặt ra các câu hỏi như:
560
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
- Nhóm đối tượng người dùng tin nào mà dịch vụ TTTV đang cố gắng 
tiếp cận? Ví dụ, thư viện đang triển khai dịch vụ cung cấp thông tin có 
chọn lọc, đối tượng cần hướng tới sẽ là giảng viên, nhà nghiên cứu bởi 
đó chính là những người có nhu cầu về sử dụng thông tin chuyên sâu và 
đòi hỏi về chất lượng thông tin nhiều hơn với các nhóm đối tượng khác.
- Có đối tượng thứ cấp không? Cũng là dịch vụ cung cấp thông tin có 
chọn lọc nhưng ngoài giảng viên và nhà nghiên cứu ra thì có cung cấp 
cho những sinh viên đang có nhu cầu tìm tài liệu để phục vụ cho mục 
đích học tập và nghiên cứu của họ không?
- Nhu cầu của họ là gì? Về cơ bản, người dùng tin được hưởng lợi gì 
từ dịch vụ TTTV mà thư viện đang triển khai? Thư viện có thể giúp họ 
giải quyết những vấn đề gì? Thư viện có thể cung cấp cho họ những 
giá trị gì trong những giao tiếp truyền thông xã hội của thư viện?
Xác định đối tượng và nhu cầu của người dùng dịch vụ TTTV 
không chỉ giúp thư viện trong việc lựa chọn đúng các nền tảng truyền 
thông xã hội, mà còn giúp thư viện trong việc tạo các thông điệp truyền 
thông đúng đắn.
3.3. Lựa chọn kênh truyền thông phù hợp nhất
Khi thư viện đã xác định được đối tượng người sử dụng dịch vụ 
chính, bước tiếp theo là xem xét các kênh truyền thông xã hội thích 
hợp nhất để tiếp cận tới người sử dụng của dịch vụ TTTV. Người sử 
dụng dịch vụ TTTV mục tiêu của thư viện dành thời gian trực tuyến 
ở đâu? Khi mới bắt đầu, thư viện nên lựa chọn một nền tảng truyền 
thông xã hội chính để đại diện cho trang Web chính. Duy trì một khối 
lượng công việc có thể quản lý giúp thư viện không bị choáng ngợp và 
sẽ học được cách làm thế nào để sử dụng trang Web hiệu quả hơn. Khi 
đã tạo được sự phát triển ổn định trên nền tảng truyền thông xã hội 
đầu tiên, thư viện sẽ có thể khởi động một trang Web và mở rộng sang 
các nền tảng truyền thông xã hội khác như một phần của chiến lược 
tiếp thị của thư viện. Ví dụ sau khi đã có một lượng yêu thích và theo 
dõi nhất định trên fanpage, thư viện tiếp tục sẽ tiến hành triển khai các 
dịch vụ TTTV của mình trên trang Youtube để xây dựng các video tiếp 
561
ỨNG DỤNG PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI...
thị cho dịch vụ của mình, chia sẻ các liên kết video trên Youtube trên 
fanpage của thư viện để người sử dụng dịch vụ của thư viện có thể tiếp 
cận được và sau đó sẽ xây dựng kênh riêng về dịch vụ TTTV trên nền 
tảng Youtube.
3.4. Cung cấp nội dung thông tin chất lượng
Nội dung chất lượng là cốt lõi của truyền thông xã hội, vì thế cần 
điều chỉnh nó phù hợp với mong muốn của đối tượng được xác định. 
Để bắt đầu xây dựng nội dung, thư viện cần:
- Xác định 3-5 chủ đề chính cần tập trung nội dung của dịch vụ TTTV.
- Xác định nội dung sẽ được gửi như thế nào, dựa trên những 
phương tiện mà đối tượng mục tiêu của bạn tham gia, cho dù đó là 
video, tin tức, đồ họa,
- Tạo lịch biên tập để gửi ý tưởng nội dung, thiết lập lịch trình xuất 
bản và chỉ định nhiệm vụ biên tập.
3.5. Quản lý thời gian hoạt động trên kênh truyền thông xã hội của thư viện
Phương tiện truyền thông xã hội có sự cống hiến chiến lược về 
cách làm thế nào để quản lý thời gian của bạn. Cần vạch ra kế hoạch 
chi tiết cho từng khoảng thời gian, ấn định nội dung phù hợp với từng 
giai đoạn nhất định. Để tăng tính tương tác trên các kênh truyền thông 
xã hội, thư viện cần chú ý: 
- Đăng bài thường xuyên: Cách tốt nhất để đảm bảo tính thống nhất 
là làm cho nó trở thành một phần thói quen hàng ngày, hàng tuần hoặc 
hàng tháng của thư viện. Cho dù thời gian này bạn phải lập kế hoạch 
hoặc gửi nội dung, thư viện nên thường xuyên miêu tả sơ lược thời 
gian biểu trên lịch của bạn. Việc thường xuyên tham gia với người sử 
dụng dịch vụ TTTV trên phương tiện truyền thông xã hội, sẽ giúp thư 
viện đạt được các kết quả tốt hơn.
- Sử dụng các công cụ quản lý các trang thông tin điện tử: Một khi thư 
viện sử dụng thêm nhiều nền tảng truyền thông xã hội khác, hãy xem 
xét sử dụng các công cụ Web như Hootsuite hoặc Buffer, trình quản lý 
562
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
fanpage, để giúp quản lý tài khoản của thư viện một cách tốt nhất, 
tránh việc bỏ sót các thông tin tương tác giữa người sử dụng dịch vụ và 
thư viện.
3.6. Tăng cường tương tác với người sử dụng và đánh giá hiệu quả của việc truyền thông 
qua các kênh truyền thông xã hội
Tương tác giao tiếp qua truyền thông xã hội bằng cả hai cách. Tích 
cực giao tiếp với người sử dụng dịch vụ TTTV trực tuyến bằng cách: 
- Lắng nghe và tham gia với đối tượng của thư viện. Hãy đặt câu 
hỏi với người dùng, đăng các bài viết hướng dẫn, đưa ra sự khích lệ, và 
chia sẻ các liên kết. Thiết lập mối quan hệ giữa thư viện với người dùng 
nhằm tăng sự tin tưởng và xây dựng uy tín thương hiệu cho thư viện.
- Liên kết mạng với các thư viện trong hệ thống và tổ chức cung 
cấp thông tin bên ngoài. Tạo mối quan hệ với các thư viện khác dẫn 
đến các đề xuất trực tuyến để tiếp thị hình ảnh thư viện đến với những 
người dùng tiềm năng.
Truyền thông xã hội là một kênh tương tác hai chiều. Không chỉ 
dừng lại ở việc viết nội dung phù hợp, để tiếp thị qua các kênh truyền 
thông xã hội đạt hiệu quả cao, thư viện cũng cần phải phản hồi kịp thời 
các bình luận, nhận xét hay thắc mắc của người sử dụng dịch vụ TTTV. 
Cần liên tục xem xét, phản hồi và đánh giá ngay cả với những lời bình 
luận tiêu cực của người sử dụng. Điều này sẽ giúp thư viện cải thiện 
hình ảnh, tiếp cận với người dùng mới và tăng khả năng thúc đẩy 
người sử dụng sử dụng dịch vụ TTTV thường xuyên sau đó. Tùy theo 
khả năng mà thư viện cũng có thể cân nhắc lập ra một bộ phận dịch vụ 
chăm sóc khách hàng đảm nhận việc tương tác với người sử dụng dịch 
vụ TTTV từ các kênh truyền thông xã hội.
KẾT LUẬN
Trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số trong giáo 
dục đại học đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới và Việt Nam cũng không 
nằm ngoài vòng quay đó, đây chính là xu thế mới của giáo dục đại học. 
Điều này đã tác động không nhỏ tới việc phát triển các hoạt động tiếp 
563
ỨNG DỤNG PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI...
thị dịch vụ TTTV qua các kênh truyền thông xã hội tại các trường đại học 
nhằm tiếp cận tốt hơn tới các đối tượng người dùng tin của các thư viện. 
Có thể hiểu chuyển đổi số trong giáo dục đại học là sự tích hợp các công 
nghệ kỹ thuật số vào lĩnh vực giáo dục, tận dụng các công nghệ để thay 
đổi căn bản cách thức vận hành, mô hình giáo dục và cung cấp các giá 
trị mới cho người dạy và học cũng như nâng cao chất lượng hoạt động 
nghiên cứu, đào tạo trong môi trường giáo dục đại học, và với xu thế 
đó, truyền thông xã hội sẽ trở thành một công cụ, một phương tiện hỗ 
trợ đắc lực trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của nhà 
trường nói chung và của thư viện nói riêng. Tuy nhiên bên cạnh những 
ưu điểm thì tiếp thị dịch vụ TTTV qua phương tiện truyền thông xã hội 
cũng tồn tại những rào cản về kỹ thuật, chính sách phát triển, giải quyết 
các vấn đề khủng hoảng truyền thông, vì vậy mỗi thư viện đại học cần 
lên kế hoạch xây dựng cho mình một lộ trình phát triển hoạt động tiếp 
thị dịch vụ TTTV phù hợp và đạt hiệu quả cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kotler, P. (1994), Marketing management: analysis, planning, implementation 
and control, 8th ed, New York: Prentice-Hall.
2. Martey, A.K. (2000). Marketing products and services of academic libraries in 
Ghana, Libri, 50, 261-268.
3. Joseph Thorley (2008). What is “social media?”. 
is-social-media/. Truy cập ngày 19/08/2020
4. Phạm Tấn Cường (2020), "Vì sao các Web cần Social Bookmarking?", Http://
Internetmarketingnhatrang.com/social-media/vi-sao-cac-Web-can-
social-bookmarking.html. Truy cập ngày 10/09/2020.
5. Social media marketing (SMM). 
social. Truy cập ngày 12/09/2020.
6. Trương Đại Lượng (2020), "Sử dụng blog để phổ biến dịch vụ thông tin 
thư viện" https://nlv.gov.vn/nghiep-vu-thu-vien/su-dung-blog-de-pho-
bien-dich-vu-thong-tin-thu-vien.html. Trường Đại học Văn hoá Hà Nội 
(Nguồn: Tạp chí Thư viện Việt Nam). Truy cập ngày 12/09/2020.
7. Dương Thị Phương Chi (2019), "Tiếp thị truyền thông xã hội trong hoạt 
động thư viện - thông tin", Tạp chí Thư viện Việt Nam, 2019, số 2. tr.19-24.

File đính kèm:

  • pdfung_dung_phuong_tien_truyen_thong_xa_hoi_de_tiep_thi_dich_vu.pdf